Tiểu luận thị trường vàng 2012
Trang 1MỤC LỤC
I Phần mở đầu.II Phần nội dung.
II.1 Tổng quan về thị trường vàng trong những năm gần đây.
II.2 Mối quan hệ giữa thị trường vàng và các thị trường đầu tư khác.II.2.1 Thị trường chứng khoán.
II.2.2 Thị trương tiền tệ và dầu mỏ.III Phần kết luận.
IV Tài liệu tham khảo.
Trang 2Thị trường vàng ở Việt Nam – tính chất, quan hệ với các thị trường đầu tư khác.
I Phần mở đầu.
Việt Nam là trường hợp hiếm có nếu không nói là duy nhất trên thếgiới mà cả vàng, ngoại tệ (chủ yếu là Đô lai Mỹ) được người dân tự do sửdụng công khai, bình đẳng như nhau, trong các quan hệ cất trữ, thanh toánvà giao dịch với ngân hàng, như nội tệ - Đồng Việt Nam, đồng tiền của quốcgia Các Ngân hàng thương mại (NHTM), tập trung là các NHTM cổ phần ởthành phố Hồ Chí Minh vừa thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh bằng nội tệ- Đồng Việt Nam, vừa thực hiện huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ,vừa huy động vốn và cho vay bằng vàng Nhiều NHTM cổ phần công bốcông khai lãi suất huy động vốn bằng vàng, lãi suất cho vay vốn bằng vàng.mức lãi suất đó cao hơn so với USD và thấp hơn so với nội tệ.
Trong khi đó hầu hết các nước, giờ đây vàng chỉ sử dụng là đồ trangsức của người dân và là một danh mục dự trữ quốc gia; còn người ta khôngsử dụng trong thanh toán Song ở Việt Nam, người ta sử dụng vàng làm đơnvị thanh toán và phương tiện thanh toán trong giao dịch mua bán nhà đất, tậptrung tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam Hàng ngày chúngta đọc trong mục quảng cáo của không ít tờ báo đăng các tin rao bán: đất ởkhu này, diện tích như thế này, giá 2 cây/1m2, hay 9 chỉ/m2, hoặc biệt thự nọgiá 1.500 cây vàng Việc công bố giao dịch như vậy cũng xuất hiện côngkhai trong các giao dịch địa ốc của các ngân hàng, như: ACB Trong thựctế, ít người thanh toán trực tiếp với nhau bằng vàng, mà vàng chỉ là đơn vịthanh toán, người mua và người bán vẫn thanh toán với nhau bằng tiền mặt,
Trang 3chủ yếu là đồng Việt Nam Có thể nói thị trường vàng Việt Nam diễn ra rấtphức tạp, bên cạnh đó còn có mối quan hệ mật thiết với các thị trường đầu tưkhác như: Thị trường chứng khoán, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ…
Chính vì vậy việc nghiên cứu” Thị trường vàng Việt Nam – Tính chất,
quan hệ với các thị trường đầu tư khác” giúp các tác nhân trong nền kinh
tế có thể phản ứng linh hoạt trước những thay đổi của thị trường vàng cũngnhư ảnh hưởng của nó tới các thị trường khác từ đó nhanh chóng có nhữnggiải pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực cũng như tận dụng những cơhội mà thị trường vàng mang lại.
II Phần nội dung.
2.1 Tổng quan về thị trường vàng trong những năm gần đây.
Kinh tế thế giới đã thoát khỏi khủng hoảng, nhưng giá vàng liên tụctăng mạnh do kinh tế phục hồi chậm chạp và không vững chắc, trong đó sốliệu kinh tế Mỹ không mấy khả quan và đồng USD suy yếu, lãi suất tại Mỹtiếp tục duy trì ở mức thấp là những động lực chính.
Theo các nhà phân tích thì đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu trong ngắnhạn Điều này tạo áp lực cho giới đầu tư và thôi thúc họ tiến về thị trườngkim loại quý, trong đó vàng là một điển hình Giá vàng trong thời gian gầnđây liên tục lập kỷ lục mới và đã tăng trên 24% trong năm 2009.
Như vậy, giá vàng tăng chủ yếu do kinh tế Mỹ còn yếu Trên thực tế,đồng USD mất giá từ sau ngày 11/9/2001, điều này liên quan đến cuộc chiếncủa Mỹ tại Trung Đông, nhất là tại Afganistan, trong khi cuộc chiến này cònrất cam go Vì thế, giá vàng có thể sẽ tăng vững trong dài hạn, nó sẽ chữnglại và bắt đầu xu hướng giảm khi cuộc chiến tại Afganistan có dấu hiệu kết
Trang 4thúc Vì lý do đó, những nỗ lực của nhiều nước trong việc chặn đà suy giảmUSD như đã làm trong thời gian qua, thậm chí một thỏa thuận nào đó giữacác nền kinh tế chủ chốt cũng không thể cải thiện được tình hình Tại nhữngthời điểm nhất định, Fed có thể điều chỉnh các biện pháp chính sách hỗ trợphục hồi kinh tế, góp phần kìm hãm tốc độ tăng giá vàng Qua theo dõi chothấy, giá vàng tăng lên theo chu kỳ kinh doanh thông thường: củng cố, điềuchỉnh và tăng trở lại.
Trước đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu lửa vào cuối nhữngnăm 70 của thế kỷ trước, giá vàng thế giới đã tăng cao và đạt mức kỷ lục850 USD/ounce vào tháng 10/1980 Tuy nhiên, sau đó giá vàng đã giảm liêntục và xuống dưới 260USD/ounce vào giữa năm 1999 Nhờ các biện phápchống bán phá giá nên giá vàng phục hồi dần, nhưng đã tăng mạnh sau sựkiện 11/9/2001.
Tại Việt Nam, vàng được đưa vào lưu thông rất đa dạng về chủng loạivà mẫu mã, nhưng thị trường vàng trong nước phụ thuộc vào vàng nhậpkhẩu, cả về khối lượng và giá cả Hàng năm, nước ta nhập khoảng trên 60tấn vàng, đáp ứng trên 90% nhu cầu trong nước, nhưng vàng không ảnhhưởng đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ Mặc dù một bộ phận ngườidân vẫn sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán mua bán nhà đất, cất trữvàng làm tài sản hộ thân Trên thực tế, tỷ trọng vàng sử dụng trong thanhtoán cũng như giao dịch gửi và vay tại các ngân hàng là rất nhỏ so với M2,tổng vốn huy động và cho vay tại các tổ chức tín dụng.
Trước những diễn biến của thị trường vàng trong nước (giá vàng trongnước cao hơn giá vàng trên thị trường thế giới trên 6%) Ngày 11/11/2009,
Trang 5Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời cấp phép nhập khẩu vàng cho các đơn vịkinh doanh vàng nhằm tạo nguồn cung ổn định cho thị trường, góp phần ổnđịnh giá vàng trong nước.
Tiếp đó, ngày 30/12/2009, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bảnsố 369/TB-VPCP thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vềquản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không được tổ chức và thựchiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức.Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày 30/12/2009, mọi hoạt động liên quan đếnkinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trongnước phải chấm dứt hoạt động
Do hoạt động kinh doanh trên sàn vàng hay còn gọi là kinh doanhvàng trên tài khoản đã cho thấy một số yếu tố tiềm ẩn có thể gây bất ổn chokinh tế - xã hội.
Do đây là loại hình kinh doanh có rủi ro cao, không phải là hoạt độngsản xuất để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế Hơn nữa, đến nay vẫnchưa có cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh này
Do đó, Chính phủ cũng giao, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợpvới các bộ, ngành liên quan rà soát lại tất cả các quy định hiện hành về quảnlý vàng để trình Chính phủ ban hành một quy định đầy đủ về quản lý kinhdoanh vàng theo hướng Nhà nước tập trung, thống nhất quản lý hoạt độngkinh doanh vàng
Trang 6Ngoài ra, ngày 11/01/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đãcó văn bản số 258/NHNN-CSTT gửi các Ngân hàng thương mại và chinhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầungừng cho vay để đầu tư kinh doanh trên sàn vàng.
2.2 Mối quan hệ giữa thị trường vàng và các thị trường đầu tư khác.2.2.1 Thị trường chứng khoán.
Chứng khoán và vàng là hai kênh đầu tư có tính chất thay thế chonhau, nghĩa là khi có tiền, nhà đầu tư có thể chọn đầu tư vào chứng khoán,hoặc vàng hoặc cả hai để sinh lời Về lý thuyết, luồng vốn đầu tư sẽ dịchchuyển từ kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời thấp sang kênh đầu tư có tỷ suấtsinh lời cao hơn Trên phương diện này, khi chứng khoán lên, sẽ tạo nhiềucơ hội cho mọi người kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán và giảm đầutư vào vàng.
Tuy nhiên, khi nhận định như trên cần lưu ý 2 điều:
Không bao giờ chứng khoán và vàng là vật thay thế hoàn toàn chonhau, nghĩa là dù chứng khoán có hấp dẫn như thế nào thì vẫn có nhiều nhàđầu tư quan tâm tới đầu tư vàng, đơn giản vì họ quen với hoạt động kinhdoanh này hơn.
Vàng và chứng khoán đều là những cấu phần của một thị trường tàichính Hoạt động nhộn nhịp đầu tư trong một cấu phần, có thể tạo cho nhàđầu tư sự phấn khích cần thiết để đầu tư vào cả cấu phần kia.
Bên cạnh đó, đầu tư vào chứng khoán là rất rủi ro, vì khi doanhnghiệp phá sản, số chứng khoán đang nắm giữ có thể mất giá trị Đầu tư vàovàng có thể lãi, có thể lỗ, nhưng không bao giờ mất trắng vì vàng có giá trị
Trang 7nội tại của nó Một nhà đầu tư khôn ngoan luôn chia sẻ rủi ro bằng cáchtrong khi đầu tư chứng khoán thì vẫn đầu tư vàng.
Tóm lại, khi chứng khoán lên, có thể một số nhà đầu tư sẽ dồn vốnđầu tư sang kênh này, nhưng điều này không hẳn dẫn tới sự trầm lắng của thịtrường vàng.
2.2.2 Thị trường tiền tệ và dầu mỏ.
Sau thế chiến năm 1945, Mỹ đứng đầu thế giới về tỷ lệ dự trữ vàng(3/4 trữ lượng vàng của thế giới được dự trữ tại các nhà băng Mỹ).
Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1971, hầu hết các nước đều bánvàng mua đồng đôla Mỹ để tăng dự trữ ngoại tệ, cũng là điều chỉnh cân bằngthương mại giữa các nước Thời kỳ này, đồng USD mặc nhiên được coi nhưmột đồng tiền chung trong giao dịch thương mại quốc tế Thời kỳ này, giávàng dao động quanh ngưỡng 35USD/ounce, giá dầu ở mức 3 USD/ thùng.
Năm 1971, Mỹ ngừng bán vàng ra thị trường thế giới Để đáp lại, cácnước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) buộc phải bán lượng USD đang dự trữ đềmua vàng trên thị trường thế giới Hệ quả là đã đẩy giá dầu tăng lên gấpchục lần lên mức 40USD/thùng và vàng là 850 USD/ounce (tính theo thờigiá hiện nay là khoảng 2500 USD/ounce) Đây được đánh giá là một cú sốclớn đối với nền tài chính thế giới, là hệ quả của việc gỡ bỏ hệ thống bản vịvàng ra khỏi đồng USD trong tháng 8/1971 của tổng thống Mỹ Richard MNixon.
Chúng ta có thể giải thích mối quan hệ này một cách đơn giản như sau:
Trang 8Dầu là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất Bất cứ sựbiến động của giá dầu mỏ cũng tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tếthế giới Vì thế để giữ vứng nền kinh tế phát triển ổn định, các nước có nềnkinh tế lớn như Nga, Mỹ có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ vàtăng cường dự trữ vàng Bởi lẽ đây là hai loại hàng hóa không bị mất giá trị.
Tuy nhiên, dầu mỏ dưới vai trò lớn hơn hàng hóa tích trữ, khi giá dầumỏ tăng tất yếu dẫn đến hệ quả tiền USD giảm giá trị, và các nước càng cóxu hướng nhập vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng vàkéo theo sự tăng giá của vàng.
Năm 2006 cũng là năm đánh dấu mức kỷ lục của giá vàng, giá dầu vàmột lần nữa minh chứng cho thấy sự đồng hành của giá vàng và giá dầu Giádầu đạt mức kỷ lục 78,40 USD/thùng vào ngày 13/7/2006 Mức kỷ lục nàycao hơn 39% so với mức giá cao nhất trong năm 2004 là 56,37 USD/thùng(ngày 26/10/2004) và trên 10% so với mức cao nhất năm 2005 là 70,85USD/thùng vào ngày 27/8/2005.
Các kỷ lục về giá dầu tại thời điểm đó và những nguyên nhân của nócũng không nằm ngoài những nguyên nhân cố hữu như cầu tăng, nguồncung hạn chế do những xung đột về chính trị ở các nước sản xuất dầu mỏ, dựtrữ năng lượng tại Mỹ… Vào đầu năm 2006, giá vàng thế giới từ mức 517USD/ounce đã tăng liên tục và đến ngày 12/5 đã đạt mức kỷ lục là 732 USD/ounce, để rồi giảm liền một mạch xuống còn 543 USD/ounce chỉ trong vòng1 tháng.
Nhưng ngay sau đó, giá vàng lại tăng lại gần 140 USD/ounce lên mức675 USD/ounce vào nửa cuối tháng 7 - 2006 Một biến động chưa từng có
Trang 9trong lịch sử giá vàng khoảng 1/4 thế kỷ trở lại đây Giá vàng thế giới trongphiên giao dịch cuối cùng của năm 2006 ở mức 635 USD/ounce, tăng gần23% so với thời điểm đầu năm.
Nguyên nhân diễn biến thất thường của giá vàng và đạt được kỷ lụccao chủ yếu là do xu hướng mất giá của đồng USD Trong năm 2008, thịtrường tài chính thế giới bước vào khủng hoảng Sự đổ vỡ của gần 70 Ngânhàng của Mỹ kéo theo sự u ám của nền kinh tế thế giới Vậy là chính phủcác nước phát triển mà đứng đầu là Mỹ, EU, Nhật, liên tiếp tung các gói hỗtrợ kinh tế nhằm hà hơi” thổi ngạt nền kinh tế.
Tuy nhiên, sự bơm vốn mạnh mẽ của các Chính phủ khiến gia tăng sựthâm hụt ngân sách nặng nề Ở đây ta hãy khoan bàn đến vấn đề thâm hụtngân sách Chính phủ, mà chỉ đánh giá tác động của việc bơm tiền cứu nềnkinh tế.
Trước hết, các gói hỗ trợ kinh tế có mặt tốt là thúc đẩy sự thanh khoảncủa thị trường, cung ứng vốn cho các lính vực sản xuất quan trọng Tuynhiên, viêc tăng cung tiền khi nền kinh tế chưa “hấp thụ” được đã khiếnđồng USD bị giảm giá mạnh so với các đồng tiền khác như đồng EUR, đồngYên Nhật Điều này dĩ nhiên gây nên mối lo ngại sâu sắc đối với các nướcOPEC và những nước đang có lượng dự trữ bằng đồng USD lớn.
Trang 10III Kết luận.
Có thể nói trong thời gian gần đây thị trường vàng diễn biến rất phức tạp, giávàng liên tuc tăng mặc dù nhà nước đã có những chính sách nhằm bình ổngiá vàng trong nước Tuy nhiên thị trường vàng trong nước phụ thuộc vàovàng nhập khẩu, cả về khối lượng và giá cả Hàng năm, nước ta nhậpkhoảng trên 60 tấn vàng, đáp ứng trên 90% nhu cầu trong nước vì vậy khimà giá vàng quốc tế lên cao như hiện nay làm cho giá vàng trong nước cungtăng lên theo mặc dù chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp để bình ổn giávàng Khi giá vàng tăng cao như vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến các thịtrường đầu tư khác như thị trường tiền tệ, chứng khoán, dầu mỏ… vì vậyđứng dưới góc độ một nhà đầu tư việc tìm hiểu về thị trường vàng cũng nhưmối quan hệ giữa thị trường này và các thị trường khác là hết sức cần thiết.Điều đó giúp các tác nhân đó tận dụng một cách có hiệu quả những cơ hộido thị trường vàng biến đổi đem lại để đạt được hiệu quả đầu tư cao nhấtcũng như phản ứng một cách linh hoạt vơi những rủi ro mà nó mang lại đểnhanh chóng thay đổi phương thức kinh doanh sao cho phù hợp với hoàncảnh mới để việc kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi.
Trang 11IV Tài liệu tham khảo
1 Tạp chí kinh tế và phát triển
2 Giáo trình tài chính tiền tệ (Trường đại học bưu chính viễn thông)3 Các thông tin trên mạng Internet