1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Giới tính theo cuộc đời

252 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 252
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Giới tính theo cuộc đời

Giới tính theo cuộc đời Gilbert Tordjman Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di động Nguồn: http://vnthuquan.net Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ. Mục lục . Phần mở đầu Phần 2 Phần 3 Phần 4 Phần 5 Phần 6 Phần 7 Phần 8 Phần 9 Phần 10 Phần 11 Phần 12 Phần 13 Phần 14 Phần 15 Phần 16 Phần 17 Phần 18 Phần 19 Phần 20 Phần 21 Phần 22 Phần 23 Phần 24 Phần 25 Phần 26 Phần 27 Phần 28 Phần 29 Phần 30 Phần 31 Phần 32 Phần 33 Phần 34 Phần 35 Phần 36 Phần 37 Phần 38 Phần 39 Phần 40 Phần 41 Phần 42 Phần 43 Phần 44 Phần 45 Phần 46 Phần 47 Phần 48 Phần 49 Phần 50 Phần 51 Phần 52 Phần 53 Phần 54 Gilbert Tordjman Giới tính theo cuộc đời . Nói về giới tính, nhiều người còn ngượng ngùng, kiêng kỵ vì sợ nó "xa lạ" về mặt đạo đức, văn hoá, trong khi lại không biết phải làm gì nếu mắc bệnh liên quan đến vấn đề "tế nhị" này, kéo theo những lo lắng không đáng có. Giới tính theo cuộc đời sẽ cung cấp cho họ những kiến thức căn bản đó. Cuốn sách Giới tính theo cuộc đời được dịch từ cuốn "La sexualité au fil de la vie" của tiến sĩ Gilbert Tordjman - Tổng thư ký Hiệp hội Giới tính học Thế giới. Sách dẫn dắt một cách khoa học quá trình xuất hiện và phát triển giới tính: từ khi còn trong bào thai, sinh ra, qua thời kỳ trẻ em, niên thiếu, trưởng thành, chín chắn, mãn kinh, tuổi già…; đồng thời đưa ra các căn bệnh thường gặp về giới tính như: mộng tinh, co đau âm đạo, tắc ống dẫn trứng, u xơ tiền liệt tuyến… Mỗi giai đoạn phát triển giới tính cũng như căn bệnh giới tính đều xuất hiện những vấn đề riêng. Với mỗi giai đoạn đó, sách phân tích rõ cái gì đã gây ra bệnh rối loạn giới tính, các phương pháp giải quyết vấn đề như cũng như cách xử sự khéo léo trong quan hệ vợ chồng khi một trong hai người gặp trở ngại hoặc khi cả hai gặp trục trặc trong "chuyện chăn gối"… Bản dịch sau đây của Đức Anh và Ngân Đăng, Nhà xuất bản phụ nữ, Hà Nội, 2002. Gilbert Tordjman Giới tính theo cuộc đời 1- Những độ tuổi có tính chất quyết định tới đời sống giới tính: cái bẩm sinh và điều học được Phần mở đầu Thời gian, bạn tình đối tác không thể thiếu của cuộc đời chúng ta Con người kể từ khi cất tiếng khóc chào đời thậm chí trước đó đã có mối liên hệ sâu sắc với yếu tố thời gian. Sự phát triển của chúng ta về mặt sinh học, thể chất, trí tuệ, nghề nghiệp, các mối quan hệ tình cảm và giới tính được tạo lập trên một khoảng thời gian nào đó không ngừng trôi, gây nên cho người ta cảm giác rất ngỡ ngàng. Với thời gian chúng ta bắt nguồn từ những kinh nghiệm trong quá khứ và lớn dần lên bằng niềm tin vững chắc, nhưng theo quy luật cái chết sẽ không tránh khỏi trong cuộc đời mỗi người. Với người mắc chứng rối loạn thần kinh, tương lai đầy lo lắng rằng sự chưa chín chắn về tình cảm sẽ ngăn cản họ tìm hiểu rõ ràng về quá khứ. Con người mong ước vĩnh cửu trong sâu thẳm trái tim mình một niềm tin và hy vọng muốn cưỡng lại dòng chảy thời gian, chính dòng chảy này tạo ra cho vạn vật một đặc điểm thoáng qua rất mau. Đó cũng là ý nghĩa của "tình yêu cuồng nhiệt" mà Georges Bataill đã khẳng định: Tình yêu sẽ vượt qua được sự phá hủy mài mòn của thời gian và André Breton khẳng định tình yêu cuồng nhiệt có thể làm cho người ta tự bằng lòng với những gì mà Héleise đã từng gọi "thói quen yêu đương bền lâu". Chẳng có gì có thể trốn chạy được những sự xuống cấp, trong đời sống thường ngày, ở trong vòng xoáy của thời gian đôi khi con người cũng thích ứng với điều đó. Ý nghĩa đích thực của cuộc sống là ở chỗ: con người có khả năng để sáng tạo theo sự tự do của mỗi người và những yêu cầu luôn biến đổi của mình chứ không phải là sự lặp lại điều gì đó một cách vô ích đến nhàm chán. Ngày nay nghệ thuật sống đòi hỏi hơn bao giờ hết với mỗi người, đây là thời điểm mà độ dài của đời sống lứa đôi và tuổi thọ trung bình ngày càng tăng một cách đáng kể. Sự phát triển nhân cách của mỗi con người diễn ra liên tiếp trong cả cuộc đời theo nhịp độ không liên tục. Không giống như người ta trèo một mạch lên tới đỉnh núi mà là giống như người ta phải chuẩn bị cho chuyến thám hiểm trên đỉnh Hymalaya vậy. Phải qua thăm dò địa hình, phải có người hướng dẫn và trước đó phải có sự luyện tập thể chất, sự cắm chốt đội hình ở các độ cao khác nhau và có sự xen kẽ giữa thời gian hoạt động và nghỉ ngơi. Từ khi chào đời tới khi trở về với cõi vĩnh hằng, chúng ta đã trải qua các thời kỳ khác nhau, có những lúc tĩnh tâm thư thái xen kẽ, có những lúc hiếu động nghịch ngợm. Những thời kỳ thay đổi này mang lại rất nhiều ích lợi dưới một số góc độ. Khi đó chúng ta sẽ học được cách phát huy những khả năng mới để khám phá và làm chủ được môi trường sống của mình. Những tiến bộ mới mẻ làm thay đổi viễn cảnh thế giới của mối quan hệ với môi trường xung quanh, đặc biệt là với người mẹ. Nếu người mẹ này có trạng thái quá lo âu, không muốn cho trẻ tập đi nhiều sẽ hạn chế sự tìm tòi khám phá của chính đứa trẻ thay vì khuyến khích chúng. Ngay cả khi được khuyến khích và là nguồn hy vọng thì những thời điểm của sự biến đổi này lại là nguồn gốc của những bối rối, lúng túng và cả sự sợ hãi, lo âu nữa. Một đứa trẻ đang trong trạng thái cân bằng ở gia đình cũng như ở trường học lại biết đến một sự chuyển hướng đột ngột khi có sự tác động của tuổi dậy thì. Tầm vóc cơ thể phát triển nhanh, những tình cảm hết sức lạ lẫm, những biểu hiện vô thức không kiểm soát nổi cũng như ngôn ngữ chưa hòa nhập được với những thay đổi này. Những đứa trẻ không thể giải thích nổi những báo hiệu hay hồi kết của sự thay đổi cơ thể bởi nó đã quen với một thời kỳ dài cơ thể ổn định và chưa bị đe dọa bởi một hiện tượng biến đổi nào cả. Nếu như giai đoạn phát triển của thời kỳ thơ ấu và quãng thời gian niên thiếu được chia ra một cách dễ dàng trong chu kỳ của cuộc đời thì sẽ không có những rối loạn tương tự ở trong 2 thời kỳ này. Đã từ lâu người ta vẫn tin rằng giai đoạn trưởng thành theo nguyên nghĩa của từ, có nghĩa là kết thúc sự tăng trưởng và phát triển, nhưng nó lại không hề như vậy. Người trưởng thành cũng giống như bé con, cũng phải chịu những tác động tới tận khi kết thúc cuộc đời. Thực vậy, cách đây chừng 7 năm con người đã biết đến những giai đoạn có tính chất quyết định. Sự thông thái của nhân loại cũng không đề cập tới lứa trẻ khoảng 7 tuổi, khi mà chúng có chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên nhú ra, 14 tuổi liệu có phải là độ tuổi của tuổi dậy thì và là giai đoạn niên thiếu hay không theo quan niệm cũ về tuổi thiếu niên? Qua các nghiên cứu về tiểu sử, các thử nghiệm lâm sàng và qua trò chuyện, tiếp xúc với các bệnh nhân bốn phương đổ về cho thấy: thực tế của một rối loạn tâm sinh lý xảy ra trong vòng từ 3 đến 5 năm, sau đó có một khoảng thời gian tương đối ổn định (khoảng 7 năm). Và mỗi người tận dụng hết sức giai đoạn ổn định này để hoàn thiện những mục tiêu của mình. Trong thời kỳ rối loạn, người ta tự chiêm nghiệm về mình, xem lại những gì đã làm được, những thành công và thất bại trong công việc cũng như địa vị xã hội, trong tình cảm. Họ cân nhắc lại những mục tiêu chủ yếu và những định hướng cuộc đời mình trong tâm trí, lúc này như một đơn vị thời gian đã được định rõ sau thời điểm ban đầu và kết thúc. Cũng như vậy, những rối loạn sinh tồn không tránh được kéo dài suốt dòng chảy của cuộc đời. Có vô số thử thách đặt ra trước mắt bao người cũng như chính mỗi người để có thể đạt được sự tự lập lớn nhất và sự xác định tuyệt vời, nhất là về bản chất của mỗi người. Lẩn tránh hay mong muốn các giai đoạn rối loạn này chỉ dẫn tới sự tụt lùi, trì trệ. Trong các giai đoạn rối loạn, người ta luôn dao động giữa 2 cực đối lập nhau: một bên là sự thích phiêu lưu mạo hiểm, và một bên là sự thích cảm giác an toàn, trong đó ý nghĩ thứ nhất thúc đẩy mọi người mở rộng tầm nhìn tới những xứ sở chưa hề biết, những biểu tượng của tự do có nhiều mạo hiểm, sóng gió. Còn ý tưởng thứ 2 lại thúc đẩy mọi người luôn luôn phải cẩn trọng theo tư tưởng chứ không chịu di chuyển, tụt lùi, lạc hậu và chịu phụ thuộc. Chỉ có bầu không khí tin tưởng mới khuyến khích người ta lăn xả vào những cuộc phiêu lưu chinh phục thế giới và chinh phục chính bản thân mình. Ai cũng biết một đứa trẻ chưa cai sữa đã có thể được tiếp thêm lòng dũng cảm để tìm hiểu khám phá căn phòng ở của bé nếu có sự để mắt của người mẹ. Gilbert Tordjman Giới tính theo cuộc đời 1- Những độ tuổi có tính chất quyết định tới đời sống giới tính: cái bẩm sinh và điều học được Phần 2 Sự phát triển của bản năng giới tính thông qua chu trình của cuộc đời Bản năng giới tính luôn được tu chỉnh không ngừng thông qua chu trình sống của chúng ta. Không một tác động nào có thể làm thức tỉnh được bản năng này. Như Rousseeu đã từng nghĩ: giữa 13 đến 15 tuổi là xung quanh thời điểm dậy thì của mỗi người. Nó đã được biểu hiện ở thời kỳ phôi thai, sau đó ở bọn trẻ kéo theo hàng loạt các kích thích, các hoạt động đem lại khoái cảm của bản năng tự nhiên từ các vùng khoái cảm được kích thích mà không phải xuất phát từ cơ quan sinh sản. Có thể chính ở thời điểm này mà Freud đã nói lên rằng bản năng tình dục không chỉ giới hạn ở cơ quan sinh sản của chúng ta. Sự phát triển của bản năng giới tính trước khi sinh Theo những điều ghi trong kinh thánh thì Eva có trước Adam có sau, điều này trùng hợp về mặt phôi thai học, bởi các loài động vật có vú ở giai đoạn phôi thai đầu tiên được phân hóa mang hình thù phái nữ. Ở loài người có thể xác định được bộ máy sinh dục của thai nhi khoảng từ tuần thứ 6 sau khi thụ thai. Nó phụ thuộc vào sự tiết hoóc môn giống đực. Trong thời kỳ phôi thai kéo theo một số cấu trúc mới không thuộc cơ quan sinh sản, chính các cấu trúc này có tính chất quyết định tới việc định hướng giới tính của mỗi các thể. Não bộ phát triển là một điều dĩ nhiên tuy vậy còn có sự phát triển của da, của cơ quan cảm giác. Được hình thành trước cả mặt và tai đó là da, da có một sự phát triển mang tính đặc thù. Da thực sự là bộ phận phát triển sớm nhất và cũng chứa những chức năng cơ bản nhất. Người ta sẽ rất chú trọng tới sự hình thành và phát triển của da, xét trên khía cạnh khoái cảm, nó chiếm một tầm quan trọng đáng kể. Một kích thích nhẹ nhàng ở môi trên và ở cánh mũi dẫn tới những biến đổi về cơ thể và về cổ. Bản năng giới tính ở trẻ Người ta vẫn biết có bao nhiêu công trình nghiên cứu của Freud về bản năng giới tính của trẻ nhưng điều này lại gây ra những vụ tai tiếng cho ông ở Viên (Áo) hồi đầu thế kỷ này. Một đứa trẻ được nuôi dạy không tốt có thể bị lôi kéo vào một hoạt động tính dục nào đó, người lớn rất khắt khe về điều này và khó chấp nhận nó. Nhưng, mỗi yếu tố tạo thành giới tính ở trẻ lại tạo nên một yếu tố kiên quyết cho sự phát triển nhân cách của nó, đó là những cái mà người ta không tưởng tượng nổi. Phát hiện này gây ra một cú sốc thực sự với cả thế giới y học. “Một trẻ em được nuôi dạy không tốt có thể bị lôi kéo vào một hoạt động tính dục nào đó”. Tuy nhiên, một đứa trẻ sơ sinh hay một đứa trẻ đang lẫm chẫm biết đi, người ta nhấn mạnh rằng chúng cũng cần được vuốt ve như cần nguồn thực phẩm nuôi dưỡng chúng vậy. Những trẻ em thiếu những cử chỉ vuốt ve của cha mẹ thì chúng cũng không thể tự vuốt ve chính mình và khi trưởng thành chúng luôn khao khác cảm giác đụng chạm (cảm xúc phức tạp này biểu hiện sự tham lam quá độ về mặt tình cảm của một người được yêu) có biết bao người phụ nữ cầu cứu tới bản năng tình dục chỉ để thỏa mãn nhu cầu này, có những lúc không biết chán cảm giác được ôm hôn và vuốt ve. Ngày nay người ta đã biết rằng thái độ của người mẹ đối với cơ thể con cái và bản năng giới tính của bà quyết định chất lượng các quan hệ như vuốt ve, ôm hôn đứa con. Cảm giác mất hứng thú và cấm đoán hay sợ hãi có thể được truyền từ mẹ sang con. Có người mẹ ban tặng tòa thiên nhiên của mình một cách hết sức tự nhiên và bột phát cho đứa con của mình như vừa sinh con là cho con bú, cho con vuốt ve những chỗ như vú, bụng, cổ… Nhưng có những bà mẹ bị thuyết phục bởi một tư tưởng tiêu cực về giới tính, khi bà ta nhìn hoặc làm vệ sinh các cơ quan sinh sản ở trẻ với một ác cảm ghê gớm. Do vậy sau này khi đứa bé có những va chạm giới tính đầu tiên phải chịu những thất bại thảm thương do cơ thể của nó luôn có xu hướng né tránh, xấu hổ sợ hãi hoặc không có hứng thú. Từ đây xuất hiện các phản ứng mang tính 2 mặt mà nó thường hiểu là do thiếu một ngôn ngữ thích hợp và đó cũng chính là dấu hiệu của sự từ chối. Sau này ở độ tuổi trưởng thành, nó tạo ra một phương pháp lý tưởng để chống chọi với những khó khăn cản trở mang tính chọn lọc của hành vi đụng chạm giới tính như: không có khả năng “tiếp xúc” với người khác hay không có khả năng cảm nhận được sự va chạm, âu yếm, tình tứ của đối phương. Phần lớn các nhà quan sát nhấn mạnh rằng một cậu bé con sẽ được kích thích ít hơn một bé gái cùng tuổi dưới cùng một phương diện vuốt ve âu yếu. Có thể cậu bé sớm rời bỏ những cử chỉ vuốt ve âu yếu của mẹ để chuyển sang sự chăm sóc của người cha, về sau tới tận những thập kỷ này cậu bé vẫn không được hưởng một mối liên quan về mặt thể chất nào với bà mẹ. Tuy nhiên không gì có thể ngăn cản

Ngày đăng: 20/12/2013, 22:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w