Giá trị của việt điện u linh tập

65 1.7K 6
Giá trị của việt điện u linh tập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Tác giả khóa luận này xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Vinh, đặc biệt là thầy giáo T.S Phạm Tuấn Vũ – người trực tiếp hướng dẫn. Nhưng do khả năng nghiên cứu còn hạn chế, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn. Xin chân thành cảm ơn. Vinh, 5 / 2010 Tác giả Lương Thị Sim MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn MỞ ĐẦU 1 1. 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 33 3. Mục đích yêu cầu của việc giải quyết đề tài 4 q4 4. Phương pháp nghiên cứu 5 Chương I. Tinh thần tự hào dân tộc của Việt điện u linh tập 6 1.1.Tự hào về các nhân vật lịch sử, nhân vật văn hóa của dân tộc 6 1.1.1. Tự hào về các nhân vật lịch sử của dân tộc 6 1.1.2. Tự hào về các nhân vật văn hóa của dân tộc 8 1.2. Tự hào về truyền thống chống ngoại xâm và truyền thống văn hiến Việt Nam 9 1.2.1. Tự hào về truyền thống chống ngoại xâm 9 1.2.2. Tự hào về truyền thống văn hiến 16 Chương II. Sự tương đồng và khác biệt của Việt điện u linh tập với truyện dân gian 18 2.1. Sự tương đồng về nội dung và hình thức 18 2.1.1. Sự tương đồng về nội dung 18 2.1.2. Sự tương đồng về hình thức 30 2.2. Sự khác biệt về nội dung và hình thức 33 2.2.1. Sự khác biệt về nội dung 33 2.2.2. Sự khác biệt về hình thức 42 Chương III. Sự tương đồng và khác biệt của Việt điện u linh tập với sử ký 46 3.1. Sự tương đồng 46 3.1.1 Tương đồng khi viết về nhân vật lịch sử 46 3.1.2. Tương đồng khi viết về sự kiện lịch sử 48 3.2. Sự khác biệt 49 3.2.1. Vai trò của hư cấu trong sử ký 49 3.2.2. Vai trò của hư cấu trong Việt điện u linh tập 51 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nếu xếp tác phẩm văn xuôi tự sự Việt Nam từ thế kỷ X – XIV theo trình tự thời gian thì ta sẽ có: Báo cực truyện thế kỷ XI (chưa rõ tác giả), Ngoại sử ký của Đỗ Thiện thế kỷ XII, Ngoại kỷ của Lê Văn Hưu thế kỷ XIII, Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên nửa đầu thế kỷ XIV, Thiền uyển tập anh ngữ lục giữa thế kỷ XIV (chưa rõ tác giả),Tam tổ thực lục nửa sau thế kỷ XIV (chưa rõ tác giả), Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp cuối thế kỷ XIV… Như vậy, ta thấy Việt điện u linh tập ra đời khá sớm trong văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Thêm vào đó, Việt điện u linh tập là tác phẩm văn xuôi cuốn hút mạnh mẽ nhiều thế hệ qua nhiều thời đại từ khi nó ra đời năm 1329 thời Trần (thế kỷ XIV) cho tới cuối thời cận đại, đầu hiện đại năm 1919 (thế kỷ XX). 1.2. Việt điện u linh tập thuộc văn xuôi thế kỷ X – XIV. Nó có vị trí quan trọng bởi nó đặt nền móng cho toàn bộ văn xuôi tự sự trung đại cũng như truyện văn xuôi cận – hiện đại về nội dung và phương thức tư duy nghệ thuật. Vì vậy, Việt điện u linh tập rất đáng được nghiên cứu. Những tác phẩm văn xuôi Việt Nam thời trung đại ngoài việc chịu ảnh hưởng của Văn học Trung Quốc thì còn có mối quan hệ gắn bó với Truyện dân gian của dân tộc. Văn học dân gian có trước và văn học trung đại ra đời sau nên nó không thể không có sự kế thừa, phát huy, bên cạnh đó có những điểm khác biệt. Việt điện u linh tập là tác phẩm văn xuôi ra đời sớm (thế kỷ XIV) có đặc điểm phổ biến là có mối liên hệ mật thiết với truyện dân gian. Do đó cần phải nghiên cứu để nhận thức được sự tương đồng và khác biệt của tác phẩm văn học viết với truyện dân gian. 1.3. Việt điện u linh tập không chỉ có mối quan hệ gắn bó mật thiết với truyện dân gian mà nó còn rất gần gũi với sử ký Việt Nam thời trung đại. Ở thời trung đại, hiện tượng “văn - sử - triết bất phân”trong một tác phẩm là hiện tượng phổ biến. Các tác giả sáng tác thường nhằm đạt đến cả ba giá trị, chưa có sự tách bạch rõ ràng. Ở Việt điện u linh tập, hiện tượng này vẫn còn tồn tại cho nên cần phải nghiên cứu để nhận thức giá trị văn chương của tác phẩm trong sự phân biệt với sử ký. 1.4. Mặc dù Việt điện u linh tập có ý nghĩa mở đầu cho văn xuôi tự sự Việt nam thời trung đại nhưng tác phẩm của Lý Tế Xuyên mới chỉ được đ°a vào giảng dạy, học tập ở các trường Cao đẳng, Đại học còn ở các cấp học dưới thì chưa có. Ngay đối với các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó thiếu hụt tư liệu là khó khăn đầu tiên. Từ thực tế, đi vào tìm hiểu giá trị tác phẩm, lĩnh vực mà ở nước ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu, chúng tôi hi vọng có thể tháo gỡ được phần nào những khó khăn trên. 2. Lịch sử vấn đề Việt điện u linh tập do Lý Tế Xuyên soạn và viết bài Tựa vào năm Khai Hựu thứ nhất đời Trần Hiến Tông (1329). Về tiểu sử của Lý Tế Xuyên, đến nay chúng ta chưa biết được gì ngoài những lời ghi kèm theo bài Tựa kể trên. Ở dưới bài Tựa có ghi chức tước của soạn giả là Thủ đại tang thư, hỏa chính chưởng, Trung phẩm phụng ngự An Tiêm lộ chuyển vận sứ. Qua chức vụ đó, chúng ta thấy Lý Tế Xuyên xuất hiện như một nhà tu hành, âm thầm sống ở một nơi bảo tồn kinh phật mà nhiệm vụ là giữ sách như một người quản thủ thư viện ngày nay. Trong thời gian ấy, xa sự náo nhiệt của đô thành, trong một nơi có cây già bóng cả, giữa một không khí yên lặng trang nghiêm, Lý Tế Xuyên có đầy đủ thì giờ để đọc sách, viết văn, sưu tầm tài liệu, nhất là suy nghĩ về ngày xưa. Ông luôn luôn đi về cái thế giới cổ sơ ấy, sống với những nhân vật của ông, thấm nhuần cái không khí bao quanh họ, thấu triệt tinh thần họ. Nghiệp khoa cử đã không cám dỗ được nhà văn. Tên tuổi của ông không được ghi trên bằng cấp nhưng những ngày âm thầm tự học và sáng tác đã làm cho tên tuổi của ông lừng lẫy. Ngoài ra, xét theo nội dung tư tưởng của Việt điện u linh tập, Lý Tế Xuyên còn tỏ ra là một nhà văn chẳng những thấu hiểu sâu xa Phật giáo mà còn là một nhà nho say mê trước tác. Ngay trong bài Tựa, ông đã trình bày phương pháp của ông khi viết sách, cái phương châm mà mình theo đuổi. Thận trong, khiêm tốn, biết phân biệt kỹ càng, có óc thẩm mỹ, vừa thích cái tinh thần tích cực của nhà Nho, vừa ưa cái vẻ huyền bí thiêng liêng của quá khứ, Lý Tế Xuyên đã biểu lộ được sự chừng mực, sự giản dị, sự sáng sủa và cân đối. Những điều nói trên đã khẳng định tài năng, nhân cách của Lý Tế Xuyên. Tuy nhiên, do ông sống vào thời kì chữ Nôm mới xuất hiện và một số lý do khác cho nên tên tuổi, lai lịch và sự nghiệp của ông còn chưa được ghi chép rõ ràng, chưa được nghiên cứu xứng tầm với ông. Việt điện u linh tập được xem là tác phẩm “ mở đầu, đặt nền móng cho văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại”. Tác phẩm có ý nghĩa đặc biệt với văn xuôi trung đại Việt Nam. Tuy nhiên đến nay, tác phẩm vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi xin điểm lại tình hình nghiên cứu tác phẩm trong nhiều thế kỷ qua. Là tác phẩm văn học cổ, Việt điện u linh tập chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là giá trị của nó. Trong cuốn Tổng tập văn học Việt Nam của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, các tác giả cũng chỉ mới nói qua chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu giá trị của tác phẩm. Trong giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII, các tác giả Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương đã nói đến giá trị của tác phẩm là ở chỗ thể hiện tinh thần tự hào dân tộc “ hầu hết các vị “nhân quân”, “nhân thần” đều là người nước ta, những công tích siêu việt của các vị đó há chẳng đủ cho nhân dân ta tự hào vì nhân vật nước ta hay sao? Các vị thần thuộc loại “hạo khí anh linh” há chẳng đủ biểu dương “khí thiêng sông núi” của đất nước ta hay sao?” [5;134] Nhìn chung, các bài viết thường tập trung vào sự ra đời của tác phẩm, nội dung tác phẩm…chứ chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu giá trị của tác phẩm Việt điện u linh tập. Với khóa luận này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu giá trị của tác phẩm Việt điện u linh tập trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu và góp một phần nhỏ vào việc khẳng định tài năng của Lý Tế Xuyên, đồng thời đưa ra kiến giải của mình. 3. Mục đích yêu cầu của việc giải quyết đề tài 3.1. Đi vào tìm hiểu giá trị của tác phẩm là đi vào tìm hiểu những đóng góp ,ý nghĩa,vai trò của nó đối với một giai đoạn văn học và cả tiến trình văn học Việt Nam. Tác phẩm Việt điện u linh tập tồn tại cả hai mặt tích cực và tiêu cực trong nội dung của nó. Tuy nhiên, bên ạnh mặt hạn chế chỉ là phần nhỏ thì mặt tích cực vẫn là chủ yếu. Đề tài này sẽ đi vào tìm hiểu nội dung của tác phẩm. Từ đó thấy được giá trị của tác phẩm. 3.2. Giá trị của Việt điện u linh tập được thể hiện ở tinh thần tự hào dân tộc chống ngoại xâm của nhân dân ta. Mục đích của đề tài là làm sáng rõ những biểu hiện ấy. 3.3. Do ra đời vào thời kỳ “văn - sử - triết bất phân”còn phổ biến nên Việt điện u linh tập cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Tuy nhiên phẩm chất văn học của tác phẩm vẫn đậm nét hơn cả. Vì vậy cần phải chỉ ra những phẩm chất của Việt điện u linh tập với tư cách một tác phẩm văn học. Việt điện u linh tập còn chịu ảnh hưởng nhiều của truyện dân gian và gần gũi với sử ký Việt Nam trung đại. Ở đây, đề tài bước đầu sẽ so sánh tác phẩm với truyện dân gian và với sử ký để thấy được chỗ tương đồng và khác biệt. Qua đó thấy được giá trị của tác phẩm cũng như tài năng của Lý Tế Xuyên. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học phổ biến: thống kê, tổng hợp, phân tích,… Ngoài ra còn sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu để làm nổi bật giá trị của tác phẩm. Trong đề tài, chúng tôi đã so sánh Việt điện u linh tập với Lĩnh Nam chích quái, so sánh với truyện dân gian và với sử ký. CHƯƠNG I. TINH THẦN TỰ HÀO DÂN TỘC CỦA VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP 1.1. Tự hào về các nhân vật lịch sử, nhân vật văn hóa của dân tộc 1.1.1. Tự hào về các nhân vật lịch sử của dân tộc Việt điện u linh tập (Việt điện: cõi nước Việt, u linh: thiêng liêng) là tác phẩm của Lý Tế Xuyên được biên soạn xong vào năm Khai Hựu nguyên niên (1329) đời Trần Hiến Tông. Về tác giả, người đời sau chỉ biết được thông tin ít ỏi do dòng lạc khoản bài Tựa sách cung cấp: ông giữ các chức Thủ đại tang, thư hỏa chánh chưởng, Trung phẩm phụng ngự, An Tiêm lộ chuyển vận sứ dưới triều nhà Trần. Sau hơn một nghìn năm bắc thuộc, việc xây dựng vương quyền của các triều Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần gắn với việc xây dựng nền độc lập của đất nước. Cho nên, việc ghi chép thần tích của Lý Tế Xuyên đã bao hàm một ý thức tự hào dân tộc đáng quý. Trong lời Tựa sách Việt điện u linh tập, ông viết: “Thánh nhân xưa nói: thông minh chính trực mới đáng gọi là thần, không phải hạng dâm thần tà ma mà lạm gọi là thần được đâu. Trong nước Hoàng Việt ta, các thần thờ ở miếu đền xưa nay rất nhiều nhưng mà công tích rõ rệt, cứu giúp sinh linh thì có được mấy đâu. Tuy nhiên, các thần vốn có phẩm loại không ngang nhau, có vị là linh túy núi sông, có vị là nhân vật kiệt linh, khí thế rừng rực lúc đương thời, anh linh tỏa rộng đến đời sau. Nếu không ghi chép sự việc lại thì phẩm loại trên dưới khó phân biệt. Hầu hết, các vị “nhân quân”, “phụ thần” đều là người nước ta, những công tích siêu việt của các vị đó há chẳng đủ cho nhân dân ta tự hào vì nhân vật nước ta hay sao?”. Lý Tế Xuyên chủ trương ghi chép các vị thần có công “cứu giúp sinh linh”. Lời tựa của tác phẩm đã cho ta thấy sự sáng suốt, thông minh của Lý Tế Xuyên đồng thời thể hiện lòng tự hào về các nhân vật lịch sử của dân tộc. Đất nước ta đã phải trải qua hàng nghìn năm sống dưới ách thống trị của phong kiến phương bắc. Trong cuộc đấu tranh lâu dài để bảo vệ và xây dựng đất nước của nhân dân ta, đã xuất hiện những nhân vật kiệt xuất, những người anh hùng dân tộc. Đó là những người anh hùng như Hai Bà Trưng trong Nhị Trưng phu nhân, mặc dù là phụ nữ nhưng hai bà quyết đánh đuổi Tô Định để cứu Thi Sách bảo vệ đất nước hay Lý Thường Kiệt trong Thái úy trung phụ dũng vũ uy thắng công, đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được vua giao khi “nước Chiêm Thành trễ nải việc triều cống, nhà vua thân chinh đi dẹp. Ông vâng mệnh lĩnh chức đại tướng, sung làm tiên phong, bắt được chúa Chiêm Thành là Chế Củ” [16;27], rồi khi nghe tin người Tống có ý dòm ngó, xâm lược nước ta thì ông bèn lập tức tâu vua: “Ngồi đợi kẻ địch đến, sao bằng đánh trước để bẻ gãy mũi nhọn của nó” [16;27]. Như vậy, Lý Thường Kiệt không chỉ dũng cảm đánh lại giặc ngoại xâm mà ông còn thông minh, sáng suốt khi đưa ra cho vua kế sách đánh giặc trước để “bẻ gãy mũi nhọn của nó”. Đó là những nhân vật lịch sử, những người anh hùng, những con người Việt Nam yêu nước nguyện xả thân vì độc lập tự do của dân tộc. Nhưng điều có ý nghĩa hơn là khi họ đã trở thành người ở cõi âm (“u”) thì hương hồn của họ vẫn linh thiêng (“linh”) và mỗi khi có giặc ngoại xâm, họ lại hiển linh giữa nơi trận mạc để mang các phép mầu ra giúp vua đương thời cứu nước. Đó là Hai Bà Trưng, khi còn sống, hai bà bị thua nơi trận mạc nhưng tinh thần đoàn kết dân tộc khiến Hai Bà phất cờ ra trận thì nhân dân nhất tề đi theo.Và khi Hai Bà qua đời thì lại xuống trần làm mưa cứu nhân dân chứng tỏ Hai Bà vẫn luôn một lòng yêu nước, vẫn luôn thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình đối với dân tộc. Như vậy, các nhân vật lịch sử của dân tộc bao gồm cả người còn sống hay đã qua đời. Cái đáng ca ngợi ở họ là luôn luôn tự nguyện xả thân cho đất nước, cho dân tộc. Lý Tế Xuyên khi viết về họ đã không quên thể hiện tinh thần, lòng tự hào hết sức sâu sắc.

Ngày đăng: 20/12/2013, 18:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan