Trong nghiêncứu này, tác giả tiến hành khảo sát khoan lấy lõi mẫu bê tông tại hiện trường để thínghiệm đánh giá cường độ chịu nén của bê tông, nhằm mục đích xác định một cáchđịnh l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM MỸ
.
Đà Nẵng 2019
Trang 3Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp với đề tài “Nghiên cứu khảo sát đánh giá hiện trạng chất lượng bê tông công trình Hạ tầng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Học viên
Hoàng Ngọc Quang
Trang 4KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG CÔNG
TRÌNH HẠ TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Học viên: Hoàng Ngọc Quang.
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Mã số: 85.80.201
Khóa: K35 - Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt: Hiện nay kết cấu bê tông và bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi trong cáccông trình hạ tầng tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Trong nghiêncứu này, tác giả tiến hành khảo sát khoan lấy lõi mẫu bê tông tại hiện trường để thínghiệm đánh giá cường độ chịu nén của bê tông, nhằm mục đích xác định một cáchđịnh lượng cường độ chịu nén thực tế của cấu kiện tại các công trình hạ tầng trên địabàn thành phố Đà Nẵng, làm cơ sở đánh giá khả năng chịu lực còn lại, mức độ an toàn
và tuổi thọ của các hạng mục công trình dưới tác động của môi trường và tải trọng sửdụng Trên cơ sở đó, đề xuất quy trình kiểm tra đánh giá định kỳ cường độ chịu néncủa bê tông trong công trình hạ tầng nhằm có biện pháp thay mới, cải tạo, sữa chửahoặc nâng cấp đối với các công trình đã đưa vào khai thác, sử dụng tại các Khu dân cưtrên địa bàn thành phố Đà Nẵng một cách hiệu quả và hợp lý
SURVEY ON EVALUATION OF CONSTRUCTION QUALITY STATUS ON
INFRASTRUCTURE WORKS IN DA NANG CITY
Summary: Nowadays, the construction of buildings with concrete and armoured
concrete is widely used in residential areas in Danang City
In this thesis, author studies on concrete samples obtained by the drilling Theseexperimental samples are evaluated the compressive strength of concrete, in order togive an indication of the actual strength of the structures at site These criteria are basis
to assess the safety of the works under the impact of environment and also the currentload to check, evaluate the compressive strength of the concrete at locations of work toassess the compressive strength of concrete for design, renovation and repair of worksthat have been put into operation and have been using in residential areas in Da Nangcity
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài: 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6
4 Phương pháp nghiên cứu: 7
5 Nội dung nghiên cứu: 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU BÊ TÔNG, BÊ TÔNG CỐT THÉP 8
1 Đặt vấn đề: 8
1.1 Các khái niệm cơ bản: 10
1.1.1 Bê tông: 10
1.1.2.Bê tông cốt thép: 10
1.1.3.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ bê tông: 10
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG HIỆN TRƯỜNG 15
2.1 Tổng quan đánh giá cường độ bê tông: 15
2.1.1 Đánh giá cường độ bê tông bằng phương pháp khoan lấy lõi: 15
2.1.2 Lập kế hoạch chương trình thí nghiệm: 15
2.1.3 Lõi khoan: 16
2.1.4 Công tác nén mẫu: 18
2.1.5.Tính toán cường độ bê tông hiện trường: 19
CHƯƠNG III: KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG TẠI CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 22
3.1 Công trình HTKTKhu dân cư phục vụ giải tỏa Khu dân cư Làng Cá Nại Hiên Đông 24
3.1.1 Khảo sát chất lượng hạng mục Thoát nước: 24
3.1.2.Khảo sát chất lượng hạng mục giao thông bó vỉa: 34
3.2 Công trình Khu B - Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ Mở rộng (giai đoạn 2 - phân kỳ 2) 37
3.2.1.Khảo sát chất lượng hạng mục Thoát nước: 37
3.2.2.Khảo sát chất lượng hạng mục giao thông bó vỉa: 42
Trang 7Bảng 1: Hệ số tác động đến cường độ bê tông hiện trường 49
Trang 8Hình 1.0: Tổng quan về thành phố Đà Nẵng 1
Hình 2.0: Hệ thống đường nội thị thành phố Đà Nẵng 2
Hình 3.0: Cầu Thuận Phước 3
Hình 4.0: Đường biển 4
Hình 1.1: Thí nghiệm khoan lấy lõi 9
Hình 3.1: Công trình Khu B - KDC Nam cầu Cẩm Lệ Mở rộng (giai đoạn 2-phân kỳ 2) 22 Hình 3.2: Công trình KDC phục vụ giải tỏa khu dân cư Làng Cá Nại Hiên Đông 23
Hình 3.1 Cường độ bê tông hiện trường hệ thống mương thoát nước tại 5 nhánh mương thuộc công trình KDC phục vụ giải tỏa Khu dân cư Làng Cá Nại Hiên Đông.25 Hình 3.2: Đánh giá cường độ bê tông hiện trường hệ thống mương thoát nước tại 5 nhánh mương thuộc công trình KDC phục vụ giải tỏa Khu dân cư Làng Cá Nại Hiên Đông 26
Hình 3.3: Khoan rút lõi bê tông mặt trên cống hộp tại Khu dân cư phục vụ giải tỏa Khu dân cư Làng Cá Nại Hiên Đông 27
Hình 3.4: Gia công và nén mẫu tại Phòng thí nghiệm LASXD1375 28
Hình 3.5: Cường độ bê tông hiện trường hạng mục bê tông mặt trên cống hộp thoát nước KDC phục vụ giải tỏa Khu dân cư Làng Cá Nại Hiên Đông 29
Hình 3.6: Đánh giá cường độ bê tông hiện trường hạng mục bê tông mặt trên cống hộp thoát nước Khu dân cư phục vụ giải tỏa Khu dân cư Làng Cá Nại Hiên Đông 30
Hình 3.7: Cường độ bê tông hiện trường hạng mục bê tông thân cống hộp thoát nước 32 Hình 3.8: So sánh cường độ bê tông hiện trường hạng mục bê tông mặt trên và thân cống hộp thoát nước KDC Làng cá Nại Hiên Đông 33
Hình 3.9: Đánh giá cường độ bê tông hiện trường hạng mục bê tông thân cống hộp thoát nước KDC Làng cá Nại Hiên Đông 34
Hình 3.11: Cường độ bê tông hiện trường bê tông bó vỉa Khu dân cư phục vụ giải tỏa Khu dân cư Làng Cá Nại Hiên Đông 35
Hình 3.12: Đánh giá cường độ bê tông hiện trường hạng mục bê tông bó vỉa Khu dân cư phục vụ giải tỏa Khu dân cư Làng Cá Nại Hiên Đông 36
Hình 3.1: Cường độ bê tông hiện trường hạng mục thân mương KDC Nam cầu Cẩm Lệ Mở rộng (giai đoạn 2 - phân kỳ 2) 37
Hình 3.2: Đánh giá cường độ bê tông hiện trường hạng mục thân mương KDC Nam
Trang 9Hình 3.4: Cường độ bê tông hiện trường hạng mục bê tông mặt trên cống hộp/hố ga
KDC Nam cầu Cẩm Lệ Mở rộng (giai đoạn 2 - phân kỳ 2) 40
Hình 3.5: Cường độ bê tông hiện trường hạng mục bê tông mặt trên cống hộp/hố ga KDC Nam cầu Cẩm Lệ Mở rộng (giai đoạn 2 - phân kỳ 2) 40
Hình 3.6: Cường độ bê tông hiện trường hạng mục bê tông thân cống hộp KDC Nam cầu Cẩm Lệ Mở rộng (giai đoạn 2 - phân kỳ 2) 41
Hình 3.7: Cường độ bê tông hiện trường hạng mục bê tông thân cống hộp 41
Hình 3.8: Cường độ bê tông hiện trường bó vỉa KDC Nam cầu Cẩm Lệ Mở rộng (giai đoạn 2 - phân kỳ 2) 42
Hình 3.9 Đánh giá cường độ bê tông hiện trạng bê tông bó vỉa KDC Nam cầu Cẩm Lệ Mở rộng (giai đoạn 2 - phân kỳ 2) 42
Hình 3.10 : So sánh cường độ bê tông hiện trường hạng mục bê tông thân mương giữa KDC Làng cá Nại Hiên Đông với KDC Nam cầu Cẩm Lệ Mở rộng (giai đoạn 2 - phân kỳ 2) 43
Hình 3.11: So sánh cường độ bê tông hiện trường hạng mục bê tông mặt trên cống hộp/hố ga giữa KDC Làng cá Nại Hiên Đông và KDC Nam Cẩm Lệ Mở rộng (giai đoạn 2 - phân kỳ 2) 45
Hình 3.12: So sánh cường độ bê tông hiện trường hạng mục bê tông thân cống hộp/hố ga giữa KDC Làng cá Nại Hiên Đông và KDC Nam Cẩm Lệ Mở rộng (giai đoạn 2 -phân kỳ 2) 46
Hình 3.13: So sánh cường độ bê tông hiện trường hạng mục bê tông bó vỉa giữa KDC Khu dân cư Làng các Nại Hiên Đông và KDC Nam Cẩm Lệ Mở rộng (giai đoạn 2 -phân kỳ 2) 48
Bảng 2: Khảo sát hệ số tác động đến cường độ bê tông hiện trường 49
Hình 3.14: Các yếu tố tác động đến cường độ bê tông hiện trường 50
Hình 3.15: Tác động của biến X1 và X3 đến cường độ bê tông hiện trường 51
Hình 3.16: Tác động của biến X2 và X3 đến cường độ bê tông hiện trường 52
Hình 3.17: Tác động của biến X1 và X2 đến cường độ bê tông hiện trường 53
Hình 3.18: Tương tác giữa các yếu tố tác động đến cường độ bê tông hiện trường 54
Hình 3.19: Đánh giá độ tin cậy của kết quả khảo sát 55
Hình 3.20: Xác xuất phân bố của cường độ bê tông hiện trường 56
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
a Tổng quan về thành phố Đà Nẵng:
Hình 1.0: Tổng quan về thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng có diện tích 1.255,53 km² (Hình 1.0), trong đó phần đất liền là950,53 km²; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km²; thành phố Đà Nẵng hiện tại có tất cả là
06 quận, 02 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa, thành phố trải dài từ 15°15' đến16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây
và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông Trung tâm thành phố cách thủ
đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam Địahình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi Vùng núi cao vàdốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồithấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ýnghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệtđới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếpđan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ởphía Nam Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng
8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa
Trang 11đông nhưng không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, tháng 7
và tháng 8 trung bình 28 – 30 °C; thấp nhất vào các tháng 12 trung bình 18 - 23°C.Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.Độ ẩm không khí trung bình là 83,4 %; cao nhất vào các tháng 10, tháng 11 trung bình85,67 - 87,67 %; thấp nhất vào các tháng 6 và tháng 7 trung bình 76,67 - 77,33 %.Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng
10, tháng 11 trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1,2,3,4 trungbình 23 - 40 mm/tháng
- Hệ thống đường nội thị:
Hình 2.0: Hệ thống đường nội thị thành phố Đà NẵngCác con đường đặc trưng nhất ở Đà Nẵng (Hình 2.0) như tuyến đường Bạch Đằngchạy dọc theo bờ Tây của sông Hàn là con đường đẹp nhất tại Đà Nẵng hiện nay Trênđường này có nhiều khu kiến trúc Pháp còn được lưu giữ khá nguyên vẹn như: Bảotàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa, Hội đồng nhân dân thành phố, thư viện thànhphố; tuyến đường Điện Biên Phủ là cửa ngõ vào trung tâm thành phố, nối trung tâmthành phố với Quốc lộ 1A
Trang 12Hình 3.0: Cầu Thuận Phước
Cầu Thuận Phước (Hình 3.0) là cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam dài 1.850
m bắc qua eo biển, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của thành phố đãđược khánh thành năm 2009, nối từ cuối đường Nguyễn Tất Thành đến bán đảo Sơn Trà,được xem như là biểu tượng đón chào thuyền bè vào cửa vịnh Đà Nẵng Cầu có 4 làn xe,khoảng cách giữa hai trụ lên đến 405m, hai trụ chính cao 92 m, độ tĩnh không
thông thuyền 27 m Cây cầu thể hiện hình dáng của một cánh chim đang vươn cao đôicánh, tượng trưng cho sự trỗi dậy vươn mình ra biển lớn của một thành phố năng động vàgiàu tiềm năng Cầu Nguyễn Văn Trỗi trước đây không có tên, đây là cây cầu dã chiếnđược quân đội Mỹ xây dựng năm 1968, lắp ghép từ các ống thép, mặt cầu bằng gỗ dùngđể phục vụ cho việc chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng sâu Tiên Sa vào thị xã ĐàNẵng Cầu Trần Thị Lý là cây cầu cổ nhất bắc qua sông Hàn Trước năm 1975 cầu có tên
là cầu Trịnh Minh Thế, nguyên là cầu đường sắt được nâng cấp, nằm cách cầu NguyễnVăn Trỗi khoảng 20m về phía thượng lưu và Cầu mới Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý,thay thế hai cây cầu Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý hiện nay, đã được khởi công xâydựng Cầu có tổng vốn đầu tư 1.498 tỷ đồng là loại cầu dây văng một trụ tháp nghiêng cao145m so với mức nước biển, trên đỉnh tháp có bố trí một vọng cảnh
Trang 13phục vụ cho du khách tham quan thành phố.
- Đường ven biển:
Hình 4.0: Đường biển
Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển (Hình 4.0) Đà Nẵng chỉcách cảng Hải Phòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý, cảngHồng Kông 550 hải lý, cảng Malaysia 720 hải lý, cảng Singapore 960 hải lý, cảng ĐàiLoan 1.030 hải lý, cảng Thái Lan 1060 hải lý nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vậnchuyển Chỉ cần khoảng 02 ngày đêm là các loại hàng hóa từ các nước trong khu vực nhưPhillipin, Malaysia, Singapore, Thái Lan đã có thể đến Đà Nẵng và ngược lại Là thươngcảng lớn thứ 3 của Việt Nam, cảng Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 15m - 20m, có khảnăng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 28.000 tấn và có chiều dài trên 220m Vịnh ĐàNẵng rộng và kín gió, là nơi neo đậu thuyền rất an toàn trong mùa mưa bão
b Khảo sát, đánh giá cường độ bê tông công trình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng:
Trong những năm qua thành phố Đà Nẵng luôn được coi là một hiện tượng, mộthình mẫu về phát triển hạ tầng đô thị, hơn 20 năm phát triển đô thị Đến nay, diện tích
Trang 14đô thị thành phố Đà Nẵng đã lên tới hơn 20.000 ha, gấp gần 4 lần diện tích cũ Hệthống hạ tầng được nâng cấp và phát triển khá đồng bộ, các khu dân cư mới được quyhoạch khá bài bản, các khu phố cũ được cải tạo nâng cấp đồng bộ mặt kiến trúc đô thịkhang trang, có trật tự, điều kiện vệ sinh môi trường từng bước được cải thiện rõ rệt.Để cụ thể hóa tầm nhìn đột phá về phát triển đô thị trong tương lai, hiện nay Đà Nẵngđang xúc tiến việc triển khai điều chỉnh quy hoạch, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Do vậy trong thời gian tớiviệc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trên địa bàn thành phố sẽ càng tăng cao,nhu cầu sử dụng về vật liệu xây dựng bê rông/bê tông cốt thép cho các công trình xâydựng là rất lớn Trong luận văn tác giả tập trung nghiên cứu khảo sát, đánh giá so sánhhiện trạng cường độ bê tông công trình ven biển và công trình nằm sâu trong đất liềntại 02 công trình cụ thể như sau:
1 Công trình HTKT Khu B Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ Mở rộng (giai đoạn 2 phân kỳ 2), địa điểm xây dựng: huyện Hòa Vang:
Căn cứ Quyết định số 1421/QĐ-SXD ngày 03/12/2008 của Giám đốc Sở Xây dựngthành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán công trình HTKT Khu B -
Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ Mở rộng (giai đoạn 2 - phân kỳ 2), hạng mục: San nền,Thoát nước, Giao thông, Kênh kè hồ điều tiết cụ thể như sau:
- Hạng mục San nền: cao độ san nền tính toán trên cơ sờ cao trình các khu dân cưlân cận đã thi công nhằm khớp nối cao trình với các hạng mục thoát nước, giao thông trong khu vực tạo mạng lưới giao thông đồng bộ
- Hạng mục Giao thông: đầu tư xây dựng hoàn thiện các tuyến đường giao thôngtheo quy hoạch đã được UBND thành phố phê duyệt, tổng cộng 20 nhánh đường, chiềudài L = 5.86.65m bao gồm các mặt cắt ngang đường cụ thể như sau:
Bn = 20,5m(5,0m+10m+5,0m); B = 11,5m(3,0m+5,5m+3,0m); B =
15m(4,0m+7,5m+4,0m)
+ Bó vỉa: bê tông M200, đá 1x2 lát gạch block vỉa hè
- Hạng mục Thoát nước: Tổng chiều dài mương thoát nước dọc L = 6.803.9m ốngBTLT, cống qua đường tổng chiều dài L= 496m, cống hộp BxH = 2000x18000 tổng
Trang 15chiều dài L = 52.35m, bê tông M200 đá 1x2.
+ Kênh thoát nước B = 8m (Bđáy = 2m), tổng chiều dài L = 1.582.6m, kết cấu đáykênh lát tâm BTCT đúc sẵn M200, đá 1x2, kích thước 60x60, mái kênh dầm BTCT đúc
sẵn BTCT M200, đá 1x2, kích thước 50x50, đỉnh kênh, cơ kênh bê tông M200, đá 1x2nhằm để thu gom nước mưa, nước sinh hoạt tại các tuyến đường sau đó chảy ra hệthống thoát nước chung của thành phố
2 Công trình HTKT Khu dân cư Làng cá Nại Hiên Đông, địa điểm xây dựng: quận
Sơn Trà:
- Căn cứ Quyết định số 1930/QĐ-SXD ngày 13/12/2010 của Giám đốc Sở Xây dựngthành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán Công trình HTKT Khu dân
cư Làng cá Nại Hiên Đông hạng mục: Thoát nước, Giao thông cụ thể như sau:
- Hạng mục Giao thông: đầu tư xây dựng hoàn thiện các tuyến đường giao thông theo quy hoạch đã được duyệt, bao gồm các mặt cắt ngang đường cụ thể như sau:
Bn = 27m(6,0m+15m+6,0m); B = 16,5m(5,0m+10,5m+5,0m); B = 11,5m
(3,0m+5,5m+3,0m)
+ Bó vỉa, vỉa hè: bê tông M200, đá 1x2 lát gạch block vỉa hè
- Hạng mục Thoát nước: đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước dọc khẩuđộ B400, B600, B800, cống bản, khẩu độ B = 600, kết cấu bản cống bằng BTCTM200, đá 1x2, thân cống bằng BT M200, cống hộp khầu độ 3000x1500, kết cấu bằngBTCT Mác 250, đá 1x2 để thu gom nước mưa, nước sinh hoạt sau đó chảy về hệ thốngthoát nước chung của thành phố
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
Xác định cường độ bê tông trên kết cấu công trình nhằm mục đích đưa ra chỉ số vềcường độ thực tế của cấu kiện, kết cấu, làm cơ sở đánh giá mức độ an toàn của côngtrình dưới tác động của tải trọng hiện tại hoặc để thiết kế cải tạo, sửa chữa đối với côngtrình đang sử dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Khoan lấy mẫu bê tông/bê tông cốt thép hạng mục mương thoát nước dọc đường,
Trang 16đan mương, cống qua đường, đan cống và bó vỉa tại 02 công trình đại diện cho khuvực ven biển và khu vực trong đất liền Từ đó để đánh giá cường độ cho các khu dân
cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã đưa vào khai thác, sử dụng; đồng thời để đưa rachỉ số về cường độ thực tế của cấu kiện, kết cấu công trình làm cơ sở đánh giá mức độ
an toàn của công trình dưới tác động của môi trường, tải trọng hiện tại hoặc để thiết kếcải tạo, sửa chữa
4 Phương pháp nghiên cứu:
Khảo sát, đo đạc, đánh giá cường độ bê tông bằng phương pháp khoan lấy lõi bêtông/bê tông cốt thép tại hiện hiện trường
5 Nội dung nghiên cứu:
Đánh giá chất lượng bê tông/bê tông cốt thép của hạng mục mương thoát nướcdọc, đan mương, cống qua đường, đan cống và bó vỉa tại 02 công trình: Khu B - Khudân cư Nam cầu Cẩm Lệ (giai đoạn 2 - phân kỳ 2); Khu dân cư phục vụ giải tỏa khudân cư Làng Cá Nại Hiện Đông để so sánh, đánh giá sự suy giảm chất lượng của kếtcấu bê tông/bê tông cốt thép theo thời gian
Trang 17CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU BÊ TÔNG, BÊ TÔNG CỐT THÉP
1 Đặt vấn đề:
Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vựcxây hạ tầng tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, do cường độ và độbền, tính sẵn có trong khu vực thành phố nên giá thành rẻ Do đó, ngày nay có một sốlượng lớn các công trình trên điạ bàn thành phố sử dụng kết cấu bê tông/bê tông cốtthép và từng ngày con số này đang trong quá trình phát triển Trong số các tính chất cơlý của bê tông, cường độ nén bê tông là tính chất quan trọng nhất vì nó rất cần thiết đểthiết kế một cấu kiện, kết cấu hoặc tính toán khả năng chịu tải của nó Cường độ nénkhông phải là giá trị cố định trong suốt vòng đời bê tông do một số hiệu ứng như bảodưỡng, ở độ tuổi sớm hơn và các vết nứt bên trong được phát triển (do hiệu ứng môitrường hoặc tải trọng) Do đó việc đánh giá cường độ nén bê tông tại chỗ là cần thiếttrong nhiều tình huống cụ thể như sau:
- Kiểm soát chất lượng bê tông để đảm bảo tuân thủ đặc điểm kỹ thuật cho trường hợp xây dựng mới
- Khi có nghi ngờ về chất lượng bê tông trong một công trình mới
- Sự thay đổi trong việc sử dụng hoặc chức năng của một cấu trúc thì đòi hỏi phảiđánh giá cường độ bê tông để tính toán chính xác công suất của kết cấu
- Sự yêu cầu thiết kế kháng chấn cho hầu hết các công trình hiện nay tại nhiều quốcgia cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá chính xác tại chỗ về cường độ bê tôngtrong các cấu trúc hiện có
- Thiệt hại do hỏa hoạn, mỏi, quá tải hoặc suy thoái chất lượng do tác động của môitrường
Qua các phân tích trên, nhằm để đảm bảo an toàn cho kết cấu trong quá trình đưa vàokhai thác, sử dụng tại các khu dân cư cũng như duy trì tuổi thọ cho công trình Việc đánhgiá chất lượng kết cấu bê tông, bê tông cốt thép là rất cần thiết tại các công trình trên địabàn thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là những công trình Hạ tầng kỹ thuật tại các khu dân cưsử dụng bê tông/bê tông cốt thép gần biển do chịu sự tác động của môi trường
Trang 18tự nhiên rất lớn Do vậy chất lượng bê tông, cường độ bê tông bị suy giảm theo thờigian, nếu chúng ta không có biện pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá khả năng chịu lựccòn lại của kết cấu thì khả năng gây mất an toàn, nguy hiểm đe dọa đến tính mạng vàtài sản nói chung có xác suất rất cao.
Vì vậy, việc đề xuất phương pháp thử nghiệm, đánh giá cường độ bê tông/bê tôngcốt thép ở hiện trường tại các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố ĐàNẵng là thiết thực Hiện nay có nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá cườngđộ bê tông của kết cấu tại hiện trường, trong đó phương pháp khoan lõi là phươngpháp được sử dụng phổ biến nhất Tuy nhiên, nó có nhiều nhược điểm do tốn kém, mấtthời gian, đôi khi bị hạn chế do việc tiếp cận máy đục lỗ khó khăn, chỉ đại diện chokhối lượng bê tông nhỏ và nó có tác dụng phá hủy cục bộ trên kết cấu
Các phương pháp thử nghiệm được sử dụng để đánh giá cường độ bê tông tại chỗ làcác phương pháp không phá hủy, như: súng bật nẩy kết hợp với siêu âm; các tính năngchính của các phương pháp này khi so sánh với phương pháp khoan lõi là đơn giản, nhanhchóng và chi phí thấp Tuy nhiên, nhược điểm chính của chúng là các phương pháp giántiếp vì chúng không thể đo trực tiếp cường độ tại chỗ, chúng đo các thuộc tính và cườngđộ khác được lấy từ mô hình chuyển đổi tương quan giữa các mô hình chuyển đổi giữacác cường độ và các thuộc tính được đo Do thực tế bê tông là một vật liệu không đồngnhất phần lớn, một mô hình duy nhất cho tất cả các bê tông không tồn tại
Trong luận văn tác giả chỉ đề xuất phương pháp kết hợp giữa phương pháp khoanlẫy lõi (Hình 1.1) để xác định một cách tương đối chính xác cường độ bê tông tại hiệntrường
Hình 1.1: Thí nghiệm khoan lấy lõi
Trang 191.1 Các khái niệm cơ bản:
cả thành một khối cứng như đá
1.1.2 Bê tông cốt thép:
Bê tông cốt thép là một loại vật liệu xây dựng phức hợp do bê tông và cốt thépcùng cộng tác chịu lực với nhau, trong đó bê tông là loại đá nhân tạo có khả năng chịunén tốt nhưng chịu kéo kém và là loại vật liệu giòn, ngược lại thép là vật liệu đàn hồidẻo có khả năng chịu kéo, chịu nén tốt Vì vậy trong một kết cấu xây dựng cốt thépđược đặt vào trong bê tông để tăng cường khả năng chịu lực của kết cấu từ đó kết cấu
bê tông cốt thép ra đời
1.1.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ bê tông:
a) Các thuật ngữ kỹ thuật:
Các thuật ngữ kỹ thuật của kết cấu bê tông/bê tông cốt thép trong mục này được sửdụng đúng theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2012
- Cấp độ bền chịu nén của bê tông: Ký hiệu bằng chữ B, là giá trị trung bình thống kêcủa cường độ chịu nén tức thời, tính bằng đơn vị MPa, với xác suất đảm bảo không dưới95%, xác định trên các mẫu lập phương kích thước tiêu chuẩn 150mm x150mm x150mmđược chế tạo, dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm nén ở tuổi 28 ngày
- Cấp độ bền chịu kéo của bê tông: Ký hiệu bằng chữ Bt, là giá trị trung bình thống
kê của cường độ chịu kéo tức thời, tính bằng đơn vị MPa, với xác suất đảm bảo khôngdưới 95%, xác định trên các mẫu kéo chuẩn được chế tạo, dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm kéo ở tuổi 28 ngày
- Mác bê tông theo cường độ chịu nén: Ký hiệu bằng chữ M, là cường độ của bê tông,
Trang 20lấy bằng giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu nén tức thời, tính bằng đơn vị
(daN/cm2), xác định trên các mẫu lập phương kích thước tiêu chuẩn 150mx150m
x150mm được chế tạo, bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm nén ở tuổi
28 ngày
- Mác bê tông theo cường độ chịu kéo: Ký hiệu bằng chữ K: là cường độ của bê tông
lấy bằng giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu kéo tức thời, tính bằng đơn vị
(daN/cm2) được xác định trên các mẫu thử kéo chuẩn được chế tạo, dưỡng hộ trong
điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm kéo ở tuổi 28 ngày
b) Cường độ bê tông:
- Cường độ bê tông là chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng chịu lực của vật liệu bê
tông Hầu hết các công trình xây dựng sử dụng kết cấu bê tông/bê tông cốt thép, bê tông chịu
nhiều trạng thái tác động khác nhau: nén, uốn, kéo, trượt trong đó khả năng chịu nén là ưu
thế lớn nhất của bê tông Vì vậy, cường độ chịu nén thường được chọn làm chỉ tiêu đặt trưng
đánh giá chất lượng của bê tông Cường độ bê tông nói chung bao gồm
cường độ tính toán cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo, cường độ đặt trưng và
cường độ trung bình Cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo của bê tông được xác
định theo phương pháp thực nghiệm
- Xác định cường độ chịu kéo thông qua mẫu thí nghiệm bao gồm: mẫu chịu kéo
đúng tâm, và mẫu chịu kéo khi uốn
Gọi và lần lượt là cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo của bê tông, sự tương
quan giữa hai đại lượng này thông qua biểu thức sau:
- Giá trị của ∅ phụ thuộc vào loại bê tông và đơn vị của , cụ thể đối với bê tông nặng, đơn vị của là MPa thì ∅ = 0,28 ÷ 0,30.
- Giá trị trung bình của cường độ: một tập hợp mẫu thử của cùng một loại bê tông tương ứng với các giá trị cường độ của mẫu thử là 1 , 2
Trang 21- Các giá trị này có thể bằng nhau hoặc khác nhau Giá trị trung bình của tập hợp mẫu trên ký hiệu gọi tắt là cường độ trung bình và được tính theo công thức sau.
c) Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ bê tông:
- Cường độ bê tông phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm chất lượng và thành phầncấp phối vật liệu chế tạo, quá trình thi công, công tác dưỡng hộ v.v Điều này có thểphân tích cụ thể bao gồm các yếu tố sau:
- Chất lượng và hàm lượng xi măng: Xi măng sử dụng chế tạo bê tông đóng vai tròrất quan trọng, hàm lượng và mác xi măng trong cấp phối bê tông nó quyết định máccủa bê tông Nếu sử dụng xi măng mác cao chế tạo bê tông mác thấp, điều này sẽkhông đảm bảo lượng xi măng trong 1m3 bê tông, dẫn đến các hạt cốt liệu thô (cát, đá)không liên kết tốt được với nhau, trường hợp này hỗn hợp bê tông dễ bị phân tầng làmcho chất lượng bê tông giảm Ngược lại sử dụng xi măng mác thấp chế tạo bê tôngmác cao sẽ làm tăng lượng xi măng trong hỗn hợp cấp phối, tăng lượng nước, điều nàylàm tăng biến dạng co ngót trong kết cấu bê tông Bên cạnh đó tăng hàm lượng ximăng dẫn đến tăng giá thành đối với 1m3 bê tông
- Tỷ lệ nước/xi măng (N/XM): Nước/xi măng là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến
Trang 22cường độ tính khả năng biến dạng của bê tông, cường độ của bê tông tăng khi tăng mác
xi măng hoặc giảm tỷ lệ N/XM; nước trong hỗn hợp bê tông ảnh hưởng đến tính lưu
biến của nó, yếu tố này ảnh hưởng đến quá trình đổ bê tông Nếu lượng nước ban đầu
trong hỗn hợp bê tông vừa đủ, trong quá trình thuỷ hoá tạo nên màng nước liên kết bền
chắc với hạt xi măng và sẽ làm cho hỗn hợp bê tông có tính đàn hồi, tính chịu kéo, khả
năng chống cắt và cản nhớt Khi lượng nước tăng lên làm màng hấp thụ dày thêm, do
sức căng bề mặt của nước, làm nước dịch chuyển trong hệ thông mao quản làm cho
hỗn hợp bê tông có tính dẻo lớn Ngoài ra lượng nước thừa sau khi hỗn hợp bê tông
đạt cường độ sẽ để lại nhiều lỗ rổng, tăng độ co ngót của kết cấu giảm độ đặc chắt của
bê tông
- Độ cứng, độ sạch và tỷ lệ thành phần hạt của cốt liệu: thành phần bụi và tạp chất
sẽ tạo ra lớp màng trên bề mặt cốt liệu cản trở hạt cốt liệu liên kết chặt với nhau thông qua
chất kết dính do hỗn hợp xi măng - nước tạo ra trong quá trình thuỷ hoá Kết quả
làm cho cường độ của khối bê tông giảm đáng kể có khi đạt đến (30 - 40)% Hàm lượng
cát trong hỗn hợp cốt liệu ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hỗn hợp bê tông Nếu hỗn
hợp bê tông có hàm lượng cát hợp lý sẽ làm cho hỗn hợp bê tông có tính lưu động phù
hợp tạo thuận lợi cho quá trình thi công, tăng độ đặc chắt và cường độ, giảm hàm lượng
xi măng đến mức thấp nhất
- Công nghệ thi công: quá trình nhào trộn vữa bê tông, thời gian nhào trộn, vận
chuyển, tổ chức thi công (công tác ván khuôn, đầm nén, điều kiện môi trường, bảo dưỡng)
ảnh hưởng lớn đến chất lượng/cường độ bê tông
- Các loại phụ gia sử dụng khi thi công, thời gian tác động của tải trọng cũng có
ảnh hưởng lớn đến cường độ bê tông; cường độ bê tông tăng dần theo thời gian, tăng
nhanh lúc ban đầu (28 ngày đầu tiên) sau đó giảm dần Thực tế chứng minh theo thời
gian cường độ chịu kéo tăng nhanh hơn cường độ chịu nén, theo thực nghiệm tương
quan cường độ bê tông theo thời gian được xác định theo quan hệ
Công thức của Séc (1926):
Công thức của Nga do Skramtaep đề xuất năm 1935:
Trang 23= ≈ 0,7
Trong đó: : giới hạn từ 7 ngày đến 300 ngày
Công thức của viện nghiên cứu bê tông Hoa Kỳ ACI:
Trong đó: và là hai hệ số phụ thuộc vào loại xi măng Đối với xi măng thông thường thì = 4 và = 0,85, đối với xi măng đông kết nhanh = 2,3 và =
0,92.
Trang 24CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG
BÊ TÔNG HIỆN TRƯỜNG
2.1 Tổng quan đánh giá cường độ bê tông:
2.1.1 Đánh giá cường độ bê tông bằng phương pháp khoan lấy lõi:
Thí nghiệm khoan lõi là kỹ thuật trực tiếp đánh giá cường độ chịu nén bê tông trongcác kết cấu bê tông/bê tông cố t thép hiện trường Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn vàhướng dẫn các kỹ sư và kỹ thuật viên tiến hành khảo sát thực tế Những tiêu chuẩnđược sử dụng rộng rãi nhất hiện này, tại Âu châu: EN 12504 - 1, 2000; EN 13791,2007; tại Hoa Kỳ ACI 214.4R, 2003; ASTM C42, 2012; và tại Việt Nam TCVN3105:1993, TCVN 3118:1993
Phương pháp đánh giá cường độ bê tông sử dụng phương pháp khoan lấy lõi cóthể tóm tắt trong các bước chính sau:
- Lập kế hoạch chương trình thí nghiệm
- Khoan lấy lõi
- Nén lõi xác định cường độ
- Tính toán phân tích cường độ lõi khoan
Trong phần này, mỗi bước được thảo luận trước khi đưa ra một số kết luận
2.1.2 Lập kế hoạch chương trình thí nghiệm:
Lập kế hoạch chương trình thí nghiệm bao gồm chỉ định số lượng lõi và chọn vị trícủa chúng trong cấu trúc Để chọn một số lõi phù hợp, cần phải dựa vào hai yếu tốchính: kích thước của khu vực thử nghiệm được khảo sát bao gồm: một cấu kiện, một
số cấu kiện tại công trình; độ bất định cho phép liên quan đến cường độ đo đạt ở mứcđộ nào, nghĩa là độ tin cậy cuối cùng của kết quả là bao nhiêu
Tiêu chuẩn EN 12504 - 1, 2000 không đề cập đến số lượng lõi và nó tập trung vào quátrình lấy lõi, kiểm tra chúng và kiểm tra lõi khi nén Tiêu chuẩn EN 13791, 2007 yêu cầu
ít nhất 15 lõi với đường kính danh nghĩa tối thiểu 100 mm, để đánh giá cường độ bằngcách sử dụng cách tiếp cận A trong tiêu chuẩn này, phương pháp này được dùng
Trang 25để đánh giá các đặc tính cường độ bê tông hiện trường chỉ sử dụng phương pháp khoanlấy lõi Ngoài ra, nó chấp nhận sử dụng 03 đến 14 lõi khi áp dụng một cách tiếp cận Bcũng được trình bày trong tiêu chuẩn này để đánh giá các đặc tính cường độ bê tônghiện trường chỉ sử dụng phương pháp khoan lấy lõi Tuy nhiên, EN 13791, 2007 cảnhbáo rằng độ tin cậy của phương pháp B thấp hơn phương pháp A do độ bất định thấpliên quan đến số lượng lõi nhỏ, trong mọi trường hợp cho mỗi vùng thử nghiệm, số lõinày phải được nhân với ba khi sử dụng lõi có đường kính 50mm.
ACI 214.4R, 2003 chi tiết hơn về vấn đề này vì nó cung cấp công thức tính số lõitương ứng với biến thiên cường độ bê tông cụ thể và sai số được xác định trước giữacường độ trung bình ước tính và cường độ trung bình mẫu được đưa ra trong phươngtrình ( 2.1) (cho độ tin cậy 95%):
= [2 ( )/ ] 2
Trong đó:
- : số lượng lõi đề xuất
- : sai số tối đa được xác định trước được biểu thị bằng phần trăm của trung bình mẫu
- : độ biến thiên cường độ bê tông (tính theo hệ số biến thiên) cho toàn bộ mẫu, tính bằng phần trăm
Ngoài ra, khi chọn vị trí thử nghiệm trong cấu kiện, cần xem xét một số yếu tố do ảnh hưởng của chúng đến cường độ nén đo được Những yếu tố này là:
- Hướng lõi khoan đối với hướng đổ bê tông, với cường độ thấp hơn thu được từ lõi khoan ngang
- Bê tông ở dưới cùng của cấu kiện thường cứng hơn bê tông ở trên cùng
- Vị trí của cốt thép trong cấu kiện cần tránh ASTM C42, 2012 Nó cũng là cần thiếtđể tránh lõi gần các cạnh hoặc mối nối của giữa các cấu kiện
2.1.3 Lõi khoan:
- Trước khi khoan lõi, cần phải chọn kích thước của nó (đường kính và chiều dài)
và kết quả là tỷ lệ giữa chiều dài và đường kính (L/D) phải thích hợp, việc lựa chọn
Trang 26đường kính lõi được chi phối bởi một số yếu tố ảnh hưởng Điều quan trọng nhất là tỷ lệkích thước đường kính lõi đối với kích thước lớn nhất của cốt liệu (D/A) Độ bất định tăngkhi tỷ lệ (D/A) giảm EN 12504 - 1, 2000 yêu cầu tỷ lệ kích thước đường kính lõi đối vớikích thước lớn nhất của cốt liệu bằng hoặc hơn 3.0 trong khi ASTM C42, 2012 chấp nhậngiá trị từ 2.0 trở lên Yếu tố thứ hai là kích thước cấu kiện có thể kiểm soát đường kính lõikhi cấu kiện có kích thước nhỏ Khoảng cách giữa cốt thép cũng có thể dẫn đến đườngkính lõi bé hơn Ở nhiều quốc gia, đường kính tối thiểu 100 mm được sử dụng, với 150
mm được ưu tiên, mặc dù ở Úc 75 mm được coi là có thể chấp nhận được
- Chiều dài lõi được kiểm soát bởi tỷ lệ L/D và đường kính lõi Tỷ lệ L/D phải nằmtrong khoảng từ 1 đến 2,0 Các tiêu chuẩn EN 12504 - 1, 2000 và ASTM C42, 2012 thiên về
tỷ lệ L/D là 1.0 khi kết quả cường độ được so sánh với cường độ mẫu nén lập
phương và 2,0 để so sánh với cường độ mẫu nén trụ Đối với các lõi có tỷ lệ L/D nhỏ hơn
2 và cường độ kết quả sẽ được so sánh với cường độ mẫu nén trụ, nên áp dụng hệ số hiệuchỉnh phù hợp Tỷ lệ L/D nhỏ hơn 1,0 không được phép sử dụng cho thử nghiệm néntrong khi tỷ lệ lớn hơn 2,0 có thể giảm xuống 2,0 bằng cách cắt bớt chiều dài lõi
- Mẫu lõi được khoan rút từ cấu kiện kết cấu bằng dụng cụ cắt có các lưỡi kim cươnggắn vào nòng cốt, xem thiết bị khoan lõi trong Do bất kỳ chuyển động nào trong quá trìnhkhoan có thể dẫn đến lõi bị hư hỏng, vì vậy giàn khoan phải được neo chắc chắn vào cấukiện bê tông Ngoài ra, nó phải vuông góc với bề mặt mà lõi được lấy ra để tránh cắt lõi bịbiến dạng Mũi khoan thường được bôi trơn hoặc làm mát bằng nước EN 12504-1, 2000
và ASTM C42, 2012 yêu cầu các mẫu lõi được sử dụng để xác định cường độ nén khôngđược chứa cốt thép nhúng bất cứ khi nào có thể Trong khi BS 1881: Phần 120, 1983 vàHiệp hội bê tông (Báo cáo kỹ thuật của Hiệp hội bê tông số 11,1987) đề xuất một hệ sốhiệu chỉnh được áp dụng cho cường độ lõi để tính đến sự hiện diện của thanh cốt thépvuông góc với trục của cốt lõi Các lõi có chứa cốt thép thanh trong hoặc gần với trục dọccủa lõi không được phép đánh giá cường độ EN 12504
- 1, 2000; ASTM C42, 2012) Do hệ số hiệu chỉnh được lấy từ một công thức thựcnghiệm nên việc áp dụng yếu tố này vào cường độ cốt lõi sẽ làm tăng thêm độ bất động
Do đó, tốt hơn là tránh sử dụng hệ số hiệu chỉnh bằng cách sử dụng các công cụ khôngphá hủy như Covermeter hoặc GPR để xác định vị trí phù hợp giữa các cốt thép trướckhi khoan lõi Khả năng khác để tránh sử dụng hệ số hiệu chỉnh là khoan lõi có chiều
Trang 27dài đủ và loại bỏ phần có chứa cốt thép tất nhiên nếu phần còn lại có tỷ lệ chiều dài vớiđường kính được chấp nhận Cuối cùng, lỗ khoan trong cấu kiện sau quá trình khoanphải được lấp đầy bằng bê tông hoặc epoxy hoặc các chất độn phù hợp khác.
sự hiện diện của vết nứt và chiều sâu và chiều rộng của nó, sự hiện diện của cốt thép,
hư hỏng hoặc khuyết tật và bất kỳ sự bất thường nào trong mẫu vật Việc tính toán mậtđộ lõi gần đúng cũng có thể hữu ích trong việc giải thích cường độ lõi đo được Ngoài
ra, kiểm tra lõi bằng cách đo tốc độ xung siêu âm có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơnvề tính đồng nhất cụ thể và làm nổi bật bất kỳ khuyết tật vô hình bên trong nào
- Trước khi kiểm tra lõi bằng cách nén, mỗi mẫu thử phải được chuẩn bị bằng cáchcưa các đầu của nó để tạo ra mẫu thử có chiều dài phù hợp, đầu phẳng và vuông gócvới trục dọc của lõi Khi mẫu thử không phù hợp với yêu cầu về độ phẳng và độ vuônggóc của các tiêu chuẩn EN 12390 - 1, 2000; ASTM C39, 2014, cần chuẩn bị bằng cáchmài hoặc đóng nắp các đầu Sau đó, kích thước lõi (đường kính và chiều dài) được đođể sử dụng các giá trị này để tính tỷ lệ L/D và diện tích mặt cắt ngang của lõi
- Trong quá trình khoan và chuẩn bị mẫu thử, nước được sử dụng để bôi trơn cácdụng cụ cắt Do đó, nước làm ướt này làm thay đổi điều kiện độ ẩm của lõi so với độ
ẩm ban đầu trong cấu trúc và cũng tạo ra gradient độ ẩm trong mẫu vật Độ bền lõi đođược ở điều kiện bão hòa thấp hơn so với mẫu khô tương đương 10 - 15% Do đó, việckiểm tra lõi có điều kiện độ ẩm khác với cấu kiện khảo sát sẽ tạo ra sự phân kỳ cườngđộ lõi với cường độ cấu kiện hiện trường Không có phương pháp tiêu chuẩn để đảmbảo điều kiện độ ẩm giống hệt nhau giữa lõi, tại thời điểm thử nghiệm nén và cấu kiệnkhảo sát Tuy nhiên ASTM C42, 2012 cung cấp một quy trình để giảm thiểu tác độnglàm ẩm của quá trình khoan và chuẩn bị EN 12504 - 1, 2000 yêu cầu lõi thử nghiệm ởđiều kiện bão hòa theo tiêu chuẩn này, độ bão hòa thu được sau ít nhất 40 giờ ngâmtrong nước (20 ± 2) °C EN 13791, 2007 khuyến nghị thử nghiệm lõi tại một điều kiện
Trang 28độ ẩm phụ thuộc vào cấu trúc tức là lõi thử nghiệm trong điều kiện khô nếu điều kiệntrong cấu trúc khô, tuy nhiên khi điều kiện ẩm ướt trong cấu trúc, lõi được kiểm tra trongđiều kiện bão hòa Rõ ràng là không có sự đồng thuận rõ ràng liên quan đến vấn đề nàygây ra một số sự không chắc chắn bổ sung về việc đánh giá sức mạnh tại chỗ thực sự.
- Thí nghiệm nén lõi được thực hiện theo tiêu chuẩn EN 12390 - 3, 2009; ASTMC39, 2014 và cường độ nén lõi có được bằng cách chia tải trọng tối đa cho diện tíchmặt cắt lõi dựa trên đường kính lõi trung bình
2.1.5 Tính toán cường độ bê tông hiện trường:
a) Xác định cường độ bê tông hiện trường theo phương pháp phá huỷ:
- Xác định cường độ chịu nén mẫu khoan ( ) theo công thức.
=
Trong đó:
bê tông hiện
(2)
- Cường độ mẫu khoantính bằng đơn vị MPa với độ chính xác đến 0,1 Mpa
- : tải trọng nén thức tế đến khi mẫu phá hoại theo quy trình nén quy định trongTCVN 3118:1993 Đơn vị tính của là N và có độ chính xác đến 1N
- : diện tích bề mặt chịu lực của mẫu khoan được tính bằng đơn vị mm2 với độ chính xác đến 1 mm2, trong đó = ( )2/4.
- : đường kính thực tế của mẫu khoan xác định theo đo kích thước mẫu quy địnhtrong TCVN 3118:1993, tính bằng đơn vị mm với độ chính xác đến 1mm
- Xác định bê tông hiện trường của từng mẫu khoan ( ℎ ) theo công thức.
Trang 29- : hệ số ảnh hưởng của tỷ lệ chiều cao (ℎ) và đường kính ( ) của mẫu khoan đến cường độ bê tông Tỷ lệ ℎ/ phải nằm trong khoảng [1 − 2].
- : khoảng cách từ trục thanh thép đến đầu gần nhất của mẫu khoan, tính bằng đơn
vị mm với độ chính xác đến 1mm
Trong trường hợp mẫu khoan chứa từ hai thanh cốt thép trở lên, trước tiên cần xácđịnh khoảng cách của từng thanh thép với lần lượt các thanh cốt thép còn lại, nếukhoảng cách này nhỏ hơn đường kính của thanh cốt thép lớn hơn thì chỉ cần tính ảnhhưởng của thanh cốt thép có trị số lớn hơn đến cường độ mẫu khoan, hệ số xác địnhtheo công thức
Trang 30Như vậy cường độ bê tông hiện trường của cấu kiện tính theo công thức.
- : hệ số phụ thuộc số lượng vùng kiểm tra
Bảng 1: Giá trị hệ số với độ tin cậy 0,95
Trang 31CHƯƠNG III: KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG TẠI CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Hình 3.1: Công trình Khu B - KDC Nam cầu Cẩm Lệ Mở rộng (giai đoạn 2-phân kỳ 2)
Trang 32Hình 3.2: Công trình KDC phục vụ giải tỏa khu dân cư Làng Cá Nại Hiên Đông
Để đánh giá chất lượng bê tông hiện trường công trình hạ tầng trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng dưới tác động của điều kiện môi trường, tác giả chọn 02 công trình mà vị trí xâydựng chịu tác động của điều kiện môi trường tương đối khác biệt Từ đó kết quả cho thấy
sự ảnh hưởng rõ nét của yếu tố môi trường đến chất lượng của bê tông Vì vậy
Trang 33nghiên cứu chọn các công trình hạ tầng thuộc hai địa điểm có yếu tố tác động của môitrường khác biệt rõ rệt, thứ nhất là công trình Khu dân cư Làng cá Nại Hiên Đông, khuvực này đặc trưng cho tác động của môi trường biển; thứ hai là công trình Khu dân cưNam cầu Cẩm Lệ Mở rộng (giai đoạn 2 - phân kỳ 2), khu vực này nằm sâu trong đấtliền nên hầu như không chịu tác động của điều kiện môi trường biển Vì vậy nội dungcủa chương 3 này dựa trên lý thuyết trình bày trong chương 2 và số liệu khảo sát đánhgiá chất lượng bê tông hiện trường để tiến hành phân tích đánh giá chất lượng bê tônghiện trạng cho một số hạng mục công trình tại hai khu vực nêu trên.
3.1 Công trình HTKTKhu dân cư phục vụ giải tỏa Khu dân cư Làng Cá Nại Hiên Đông.
3.1.1 Khảo sát chất lượng hạng mục Thoát nước:
a) Hệ thống mương thoát nước:
Trong luận văn tiến hành khảo sát, bê tông mương Thoát nước tại công trình HTKTKhu dân cư phục vụ giải tỏa Khu dân cư Làng Cá Nại Hiên Đông Trong hạng mục này,theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt thân mương B600, mác thiết kế của bê tông là M200,
đá 1x2 Tiến hành khoan lấy mẫu bê tông tại hiện trường để thí nghiệm cường độ bê tôngvào ngày 08/4/2019 bằng phương pháp khoan rút lõi bê tông nén mẫu để phân tích cườngđộ bê tông thực tế tại hiện trường được thực hiện vào ngày 09/4/2018
Tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng bê tông tại 05 nhánh mươngthuộc công trình HTKT Khu dân cư phục vụ giải tỏa Khu dân cư Làng Cá Nại HiênĐông, cụ thể như sau:
Nhánh 1 (HG47 - HG48) chiều dài 350m; Nhánh 2 (HG45 - HG46) chiều dài 450m
Nhánh 3 (HG48 - HG49) chiều dài 550m; Nhánh 4 (HG51- HG52) chiều dài 600m;Nhánh 5 (HG60 - HG61) chiều dài 760m;
Mỗi nhánh mương tiến hành khoa 03 mẫu để xác định cường độ bê tông thực tế tạihiện trường cho hạng mục này Như vậy đối với hạng mục chúng ta có thể tiến hành xácđịnh cường độ bê tông hiện trường cho hạng mục đó, kết quả so sánh với 4 nhánh mươngcòn lại nhằm cho thấy sự biến động cường độ bê tông hiện trường khi thay đổi vị trí cáchạng mục trên địa bàn Từ đó chúng ta có thể đánh giá mức độ đồng nhất của bê tông
Trang 34giữa các hạng mục với nhau, mức độ đồng nhất cũng là một trong những tiêu chí quan trọng sử dụng để đánh giá chất lượng của bê tông.
17.15041 17.05342
16.94566
17.01301
16.60082 16.68164
16.46342 16.44726
16.28562 16.18055
Kết quả khảo sát cường độ bê tông hiện trường của 05 nhánh mương trên hệ thốngmương thoát nước thuộc công trình Khu dân cư phục vụ giải tỏa Khu dân cư Làng Cá NạiHiên Đông cho như trong (Hình 3.1) cho ta thấy tại mỗi nhánh mương trên hệ thốngmương thoát nước được khoan nhiều tổ mẫu, kết quả được phân tích và xác định giá trịtrung bình và độ lệch chuẩn của cường độ bê tông hiện trường được cho như trong (Hình3.1) Kết quả cho ta thấy độ lệch giữa cường độ bê tông hiện trường bé nhất tại nhánh IV,lớn nhất tại nhánh V, với cường độ bê tông hiện trường khoảng 7,6% Điều này cho thấychất lượng thi công bê tông giữa các nhánh mương trên hệ thống mương thoát nước tại
Trang 35đối đồng đều Điều này cho thấy chất lượng quản lý thi công công tác bê tông tại hiệntrường của hạng mục Thoát nước công trình Khu dân cư phục vụ giải tỏa Khu dân cưLàng Cá Nại Hiên Đông tương đối tốt; với sự chênh lệch về cường độ bê tông hiện
Trang 36trường khoảng 7,6% chứng tỏ mức độ đồng nhất của bê tông tương đối cao Độ lệch
chuẩn của kết quả khảo sát nằm trong khoảng cho phép trong lý thuyết phân tích
Hình 3.2: Đánh giá cường độ bê tông hiện trường hệ thống mương thoát nước tại 5
nhánh mương thuộc công trình KDC phục vụ giải tỏa Khu dân cư Làng Cá Nại Hiên
Đông
Kết quả đánh giá cường độ bê tông hiện trường được phân tích và tổng hợp cho nhưtrong (Hình 3.2) Kết quả cho thấy tại nhánh mương I, giá trị cường độ trung bình của bêtông hiện trường là:16,95MPa, giá trị này vượt 17,4% so với 90% so với giá trị cường độyêu cầu (Ryc=14,0MPa) Đồng thời giá trị cường độ nhỏ nhất của bê tông hiện trường tạinhánh mương I là: 16,68MPa (Hình 3.1), giá trị này vượt 29,9% so với 75% giá trị cườngđộ yêu cầu Như vậy có thể kết luận chất lượng bê tông hiện trường nhánh mương
I đạt yêu cầu
Hoàn toàn tương tự giá trị bê tông hiện trường tại nhánh mương II, III, IV và V, giá trịcường độ trung bình bê tông hiện trường lần lượt vượt 14,9%, 18,4%, 13,6% và 20,0% sovới 90% giá trị cường độ yêu cầu một cách tương ứng và giá trị cường độ nhỏ nhất của bê
Trang 37và 31,8% so với 75% giá trị cường độ yêu cầu một cách tương ứng Điều này cho
Trang 38thấy chất lượng bê tông trên tất cả 05 nhánh đã khảo sát đều đạt yêu cầu.
- Với số lượng 05 nhánh mương được chọn kết quả đánh giá cường độ bê tông hiệntrường được phân tích và tổng hợp cho như trong (Hình 3.1) và (Hình 3.2), là đủ lớn đạidiện cho toàn bộ các tuyến mương thoát nước còn lại của công trình Như vậy kết quảkhảo sát có thể sử dụng để đánh giá được chất lượng bê tông của hệ thống mương thoátnước thuộc công trình Khu dân cư phục vụ giải tỏa Khu dân cư Làng Cá Nại Hiên Đông
b) Hệ thống cống hộp và hố ga:
- Bê tông mặt trên nắp cống hộp/hố ga:
Cống hộp được thiết kế để thoát nước thi công ngầm dưới đất, cống hộp thườngthiết kế chạy dọc dưới lòng các trục đường giao thông, vỉa hè hoặc xuyên ngang quacác hệ thống thoát nước dọc đường giao thông Vì vậy đa số cống hộp tại các khu dân
cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được thiết kế chịu lực, thông thường mác thiết kếcho hệ thống cống hộp là 250 daN/cm2, sử dụng đá 1x2
Hình 3.3: Khoan rút lõi bê tông mặt trên cống hộp tại Khu dân cư phục vụ giải tỏa
Khu dân cư Làng Cá Nại Hiên ĐôngTrong luận văn tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng bê tông bản trêncống hộp/nắp trên hố ga thuộc công trình HTKT Khu dân cư phục vụ giải tỏa Khu dân
cư Làng Cá Nại Hiên Đông, cụ thể như sau: Hệ thống cống hộp này được thiết kế tông
Trang 39mác 250, đá 1x2, B=3000 đoạn HG35-HG40 (L = 100m)+HG, quá trình khoan lấymẫu được tiến hành vào ngày 08/4/2019 được trình bày trong (Hình 3.3) Mẫu sau khiđược khoan lấy theo quy trình, quy định trong tiêu chuẩn TCVN 3118-93 và TXDVN-239-2006 Sau đó mẫu được tiến hành gia công và nén tại phòng thí nghiệm Kết quảtiến hành thí nghiệm nén mẫu thực hiện vào ngày 09/4/2019 và được trình bày trong(Hình 3.4)
Đây là hệ thống cống chịu lực kết quả khoan được tiến hành khảo sát trên 7 phânđoạn khác nhau của cống hộp trong khu vực dự án, tại mỗi nhánh khảo sát khoan rútmột số tổ mẫu, mỗi tổ gồm 3 mẫu Với kế hoạch và sơ đồ khoan như đã phân tích chophép phân tích đánh giá chất lượng trên toàn tuyến cống cụ thể như sau:
Hình 3.4: Gia công và nén mẫu tại Phòng thí nghiệm LASXD1375
Kết quả phân tích đánh giá chất lượng bê tông mặt trên cống hộp/nắp hố ga đượctrình bày trong (Hình 3.4) kết quả cho thấy độ lệch chuẩn của cường độ bê tông hiện
Trang 40trường biến động tương đối lớn so sánh với bê tông hệ thống mương Kết quả này dochịu tác động của một số nguyên nhân là biến động của chiều cao mẫu, cốt thép lẫntrong mẫu khoan Nhưng độ lệch chuẩn vẫn nằm trong giới hạn cho phép của lý thuyếtphân tích.
Tương tự như trong hệ thống mương thoát nước, sự chênh lệch cường độ bê tôngtrung bình giữa các nhánh cống không lớn Giá trị cường độ trung bình lớn nhất là22,94MPa tại nhánh số IV vượt khoảng 5,4% so với giá trị cường độ trung bình nhỏnhất là 21,69MPa tại nhánh cống số VI, giá trị chênh lệch này nhỏ hơn giá trị chênhlệch trong hệ thống mương thoát nước được khảo sát trong mục 3.1.1 Điều này chứng
tỏ chất lượng bê tông trong hệ thống cống khảo sát tương đối đồng nhất Giá trị cườngđộ trung bình bê tông hiện trường dao động quanh 22,0MPa
22.6522.5
22.2833322.0
21.5
21.0521.0
ht trung bình
Hạng mục bê tông mặt trên cống hộp
Hình 3.5: Cường độ bê tông hiện trường hạng mục bê tông mặt trên cống hộpthoát nước KDC phục vụ giải tỏa Khu dân cư Làng Cá Nại Hiên Đông