Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa của cỏ mulato II tại huyện nghĩa đàn nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
7,11 MB
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệuvà kết quả nghiêncứu trong luậnvăn này là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất kỳ luậnvăn nào. Các thông tin trích dẫn trong luậnvăn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Vinh, tháng 7 năm 2011 Tác giả luậnvăn Đoàn Thị Thanh Duyên i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tàinghiêncứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình củacô giáo Th.S Phan Thị Thu Hiền và các cán bộ khoa Nông - Lâm - Ngư, trường ĐạiHọc Vinh. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu đó. Xin chân thành cảm ơn Th.S Phan Thị Thu Hiền người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các thành viên của hội đồng khoa học, tập thể cán bộ khoa Nông - Lâm - Ngư đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá luậntốtnghiệp này. Qua đây xin được chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Vinh, tháng 7 năm 2011 Tác giả luậnvăn Đoàn Thị Thanh Duyên ii MỤC LỤC Trang iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT : Công thức cs : Cộng sự ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL : Đống bằng sông Cửu Long NSTT: Năngsuất thực thu NSLT: Năngsuất lý thuyết Nxb : Nhà xuất bản VCK: Vật chất khô iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang v Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ở nước ta chăn nuôi là một ngành xuất hiện từ lâu đời và gắn bó với với cuộc sống của người dân Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự pháttriểncủa nền kinh tế thì ngành chăn nuôi pháttriển mạnh và đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Theo tính toán, ngành chăn nuôi chiếm một tỷ lệ khoảng 20 – 30% trong tổng thu của ngành nông nghiệp. Trong kinh tế hộ nông dân, ở nhiều hộ tỷ lệ thu từ chăn nuôi có thể lên tới 50 – 60% và phần lớn các hộ nông dân đều chăn nuôi. Trong nhiều nghị quyết của Đảng và chính sách của nhà nước Việt Nam đã nhấn mạnh vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dânvà trong đời sống xã hội. Vì vậy, Đảng ta đã đặt ra mục tiêu, phấn đấu để đưa chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính. Để đáp ứng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước để ra ngành chăn nuôi đang tăng cường hơn nữa việc pháttriểnđàn gia súc. Trước hết là việc chuyển nhanh đàn gia súc đang chăn nuôi theo lối tận tân dụng, quy mô nhỏ lẻ, lạc hậu sang quy mô công nghiệp, chuyên canh, tập trung và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến ở các nước pháttriển để nâng cao chất lượngvà sản lượng các sản phẩm củađàn gia súc. Những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia súc ở nước ta pháttriển mạnh đặc biệt là chăn nuôi bò sữa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Theo kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm 01/10/2009, cả nước có 2.886.600 con trâu vàcó khoảng 6.103.300 con bò, trong đó số bò sữa là 115.518 con với tổng sản lượng sữa tươi là 278.190 tấn. So với năm 2001, số bò sữa tăng 181,7% và sản lượng sữa tươi tăng 331,8 %. Cùng với sự pháttriểncủa ngành chăn nuôi, đàn bò của tỉnh NghệAn trong những năm gần đây pháttriển rất mạnh do địa bàn có nhiều thuận lợi như quỹ đất đai màu mỡ, thời tiết tương đối thuận lợi… Tính đến năm 2007, chỉ riêng huyệnNghĩaĐàn đã có 29.000 con bò trong đó phần lớn là bò thịt. Tuy nhiên với dự án 1 pháttriển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao do Công ty cổ phần thực phẩm Sữa TH đầu tư, số lượng bò sữa ở tỉnh NghệAn sẽ tăng nhanh và mạnh hơn nhiều so với bò thịt. Dự tính, một vài năm tới số bò trong dự án trên đạt khoảng 45.000 con với 25.000 con cho sữa. Trong tiến trình pháttriển ngành chăn nuôi gia súc, đặc biệt đối với chăn nuôi sò sữa thì một vấn đè khó khăn được đặt ra là nguồn thức ăn cung cấp cho đàn gia súc. Hiện nay, nguồn thức ăncơ bản cho gia súc ăncỏ là tận dụng cỏ tự nhiên và phụ phẩm trong nông nghiệp. Đồng cỏ thâm canh còn rất ít ỏi. Vì vậy muốn pháttriển chăn nuôi gia súc ăncỏ nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng, bắt buộc phải pháttriển mạnh đồng cỏ. Việc nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây thức ăn gia súc năng suất, chất lượng phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương là việc rất cần thiết góp phần pháttriển ngành chăn nuôi một cách bền vững và chủ động. Ở NghệAn với sự đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệpvà điển hình là dự ánpháttriển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao do Công ty cổ phần thực phẩm Sữa TH đầu tư thì việc thử nghiệm các giống cỏ để cung cấp nguồn thức ăn cho đàn gia súc lá rất quan trọng. Vì vậy tạiNghệAn cũng đã tiến hành nghiêncứu thử nghiệm nhiều giống cỏ như Mulato II, Paspalum, Stylo, Hamatha, đậu bò . Bước đầu nghiêncứu cho thấy giống MulatoII là giống lai có thể nhân giống, cấy trồng một cách dễ dàng và hiệu quả. Đây là giống cỏ thuộc họ hòa thảo có khả năng cho năng suất, chất lượng cao, có khả năng chịu hạn tốt. Để góp phần cho việc nghiên cứu, mở rộng diện tích, nâng cao năngsuấtcỏMulatoII tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứuảnhhưởngcủaliềulượngđạmvàkaliđếnsinhtrưởng,pháttriểnvànăngsuấtcủacỏMulatoIItạihuyệnNghĩaĐàn – Nghệ An”. 1.2. Mục đích 2 Đánh giá ảnhhưởngcủaliềulượngđạmvà kaly đến sự sinhtrưởng,pháttriểnvànăngsuất chất xanh củacỏMulato II. Đề xuất công thức bón phân phù hợp cho cỏMulatoII trên đất đỏ bazan huyệnNghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. 1.3. Yêu cầu - Theo dõi các chỉ tiêu về sinhtrưởng,pháttriểnvànăngsuất chất xanh củacỏMulato II. - Đánh giá năngsuất chất xanh củacỏMulatoII (năng suất thu cắt, năngsuấttái sinh) của các công thức thí nghiệm. - Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế các công thức thí nghiệm. 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀILIỆUNGHIÊNCỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Khái niệm và vai trò của đồng cỏ 2.1.1.1. Khái niệm về đồng cỏ Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nguyên lý “Giống là tiền đề, thức ăn là quan trọng” luôn luôn được chú trọng áp dụng. Thức ăn cho gia súc nhai lại nói chung, cho trâu bò nói riêng rất đa dạng và phong phú. Việc chăn nuôi trâu bò với các phương thức khác nhau cũng như việc sản xuất thức ăn cho trâu bò luôn luôn gắn bó mật thiết với lĩnh vực đồng cỏ. Đồng cỏ là nguồn thức ăn quan trọng nhất cho ngành chăn nuôi gia súc có sừng, đặc biệt là chăn nuôi trâu bò. Cỏ không những là nguồn thức ăn cung cấp cho gia súc với chất lượng tốt, rẻ tiền, phù hợp với nhiều điều kiện môi trường sinh thái khác nhau ở các vùng khác nhau, mà cỏ còn có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn, làm phân xanh. Đồng cỏ còn là nơi cung cấp một số vật liệu thiết yếu cho con người trong sinh hoạt như tranh lợp nhà, sân vận động, một số loài cây cỏ còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Hiện nay chưa có một định nghĩa thoả đáng cho danh từ đồng cỏ. Ở một số nước người ta cho rằng đồng cỏ là vùng đất rộng lớn, không dùng cho việc trồng trọt mà chỉ sử dụng để pháttriển những loại cây cỏ dùng làm thức ăn gia súc. Một số nước cho rằng đồng cỏ là những vùng không có cây to, không dùng để trồng trọt mà dùng cho việc chăn nuôi gia súc. Nhìn chung, người ta thống nhất cho rằng đồng cỏ là một vùng đất rộng lớn ở đó có những quần thể thực vật sinh sống dùng làm thức ăn cho gia súc. Với những vùng có diện tích tương đối rộng dùng cho chăn thả gia súc một cách tự nhiên thường được gọi là bãi chăn; những vùng cây cỏ được con người quan tâm chăm sóc và sử dụng được gọi là đồng cỏ. Ở Việt nam, đồng cỏ là những diện tích đất đaicó sự tác động của con người vào việc pháttriển cây cỏ để làm thức ăn cho gia súc, còn những vùng đồng cỏ tự 4 nhiên thì được gọi là bãi chăn (Thái Đình Dũng, 1979)[7]. Đồng cỏ tạm thời là những vùng đồng cỏcó thời hạn sử dụng ngắn, thường từ 2 đến 3 năm sau đó chuyển sang trồng cây khác. Đồng cỏ vĩnh viễn là đồng cỏcó thời hạn sử dụng lâu dài với mục đích chính của việc sản xuất ở vùng này là cung cấp thức ăn cho gia súc. 2.1.1.2. Vai trò của đồng cỏ Là nguồn thức ăn quan trọng trong chăn nuôi Gia súc được loài người coi như là cỗ máy chế biến thực phẩm vì chúng có khả nằng biến đổi những thực liệu nhỏ thành một loại thực phẩm rất quý cho con người: Chất đạm. Gia súc nhai lại có khả năng cao hơn trong việc sử dụng những cây cỏcó giá trị để sản xuất nên thực phẩm có giá trị. Sự biến chuyển này thực hiện nhờ các vi sinh vật sống trong bộ máy tiêu hoá (chủ yếu là dạ cỏ) của gia súc. Nuôi đại gia súc thực ra là nuôi vi khuẩn, từ sự cellulose ta có quá trình tổng hợp thành protein, lipid và cacbohydate. Gia súc nhai lại chính là nơi để sử dụng triệt để sự quanh hợp, chính nó là cầu nối để tận dụng vì chất cellulose là sản phẩm nhiều nhất của thực vật. Trong việc sử dụng thức ăn thì cho gia súc ăntại chỗ là rõ nhất. Nếu lấy tổn phí việc nuôi gia súc tại đồng cỏ để so sánh (100) thì đối với cỏ khô cắt là 224, rơm 235, nuôi bằng thức ăn hỗn hợp và bánh dầu là 500. Sử dụng đồng cỏ để sản xuất thịt thì 1 ha sản xuất được 1 tấn thịt/năm, còn trồng hoa màu khác để cho gia súc ăn thì chỉ được 200-300 kg/năm. Giữ đất, chống xói mòn Một trong những nguy cơ cho việc canh tác trên những vùng đất dốc ở nhiệt đới đó là sự xói mòn làm cho đất đai nghèo dinh dưỡng và thậm chí không thể tiếp tục canh tác được. Một số cây cỏcó thể sử dụng trồng che phủ đất chống xói mòn. Một số cây khác có thể được sử dụng để trồng trên các đường đồng mức. Do có tốc độ sinh trưởng nhanh và bộ rễ ăn sâu và lan tỏa nhanh nên cỏcó thể trồng trên các vành đai chống xói mòn, đồng thời cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc. 5