1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập tình huống môn luật hình sự

10 71 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 69 KB

Nội dung

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Tình huống 1

II Giải quyết tình huống 2

1 Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà C thực hiện trong tình huống trên thuộc loại tội nào theo cách phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? 2

2 Trách nhiệm hình sự của A trong vụ án này thế nào ? tại sao? 4

3 Tội giết người của A và C thực hiện trong tình huống trên ở giai đoạn nào? Tại sao? 6

4 Hình phạt nặng nhất mà A có thể chịu là bao nhiêu năm tù? 8

KẾT LUẬN 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 2

MỞ ĐẦU

Quan hệ xã hữu luôn là một vấn đề quan trọng và được pháp luật Việt Nam nói chung hay Luật hình sự Việt Nam nói riêng quan tâm và bảo vệ Bởi vậy, vấn đề bảo đảm quyền sở hữu các lợi ích vật chất cũng luôn được các nhà làm luật quan tâm Ở nước ta, quyền sở hữu được quy định và bảo hộ trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực: dân sự, hình sự, Trong đó bộ luật hình sự Việt Nam đã quy định một chương liên quan đến việc bảo vệ quan hệ sở hữu của con người Thời gian qua, nhóm các tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu diễn ra không ngừng tăng gây nhiều ảnh hưởng đến trật tự xã hội Giải quyết bài tập tình huống số 2 sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về loại tội phạm, trách nhiệm hình sự, giai đoạn phạm tội

NỘI DUNG

I Tình huống

Cho rằng anh B (anh trai của chồng cũ) đã xúi bẩy em trai ly hôn mình A thuê

C giết cả nhà anh B bằng cách ban đêm mang xăng đến đốt nhà anh B Trước khi đốt nhà anh B, C lấy dây sắt buộc bên ngoài cửa chính, cửa sổ để người bên trong không thoát ra được Hậu quả là toàn bộ ngôi nhà cấp 4 của gia đình anh B bị thiêu rụi (tổng tài sản thiệt hại giá trị 450 triệu đồng) nhưng anh B cùng vợ và con gái may mắn thoát nạn vì đêm đó về quê đám cưới nên không có mặt ở nhà

Câu hỏi:

1 Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà C thực hiện trong tình huống trên thuộc loại tội nào theo cách phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS?

2 Trách nhiệm hình sự của A trong vụ án này thế nào ? tại sao?

3 Tội giết người của A và C thực hiện trong tình huống trên ở giai đoạn nào? Tại sao?

4 Hình phạt nặng nhất mà A có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù?

Trang 3

II Giải quyết tình huống

1 Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà C thực hiện trong tình huống trên thuộc loại tội nào theo cách phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS?

Trước tiên cần phải xác định được khung hình phạt mà C phạm phải về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Căn cứ vào Điều 178 BLHS thì có 4 khung hình phạt Khung hình phạt cơ bản thì bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm( khoản 1); khung hình phạt thứ hai bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm( khoản 2); khung hình phạt tăng nặng thứ hai phạt tù 05 năm đến 10 năm ( khoản 3); khung hình phạt tăng nặng thứ ba phạt tù từ 10 năm đến 20 năm( khoản 4) Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Trong tình huống trên, A đã thuê C giết cả nhà B bằng cách đốt cả ngôi nhà dẫn đến thiệt hại lên đến 450 triệu đồng Căn cứ vào điểm a, khoản 3 Điều 178 BLHS 2015 quy định về khung hình phạt mà C sẽ phải chịu từ 05 đến 10 năm tù khi gây thiệt hại tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

Như vậy mức hình phạt mà C phải chịu có thể từ 05 đến 10 năm tù

Việc phân loại tội phạm được xem xét dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi Theo đó tùy vào mức độ mà áp dụng loại hình phạt tương thích, đảm bảo được tính răn đe cũng như yếu tố giáo dục

Việc phân loại tội phạm có ý nghĩa to lớn trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử Trách nhiệm hình sự của các chủ thể vi phạm được xác định ngay tại giai đoạn đầu và từ đó định hướng được các chế tài xử lý phù hợp

Căn cứ vào Điều 9 BLHS 2015 quy định về phân loại tội phạm :

“Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

Trang 4

1 Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho

xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

2 Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho

xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội

ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

3 Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

4 Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”

Trong tình huống trên trường hợp của anh C có thể bị phạt từ 05 đến 10 năm

tù căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 178 BLHS về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 BLHS, trường hợp C bị tòa án tuyên án từ 5 đến 7 năm tù thì hành vi phạm tội của C thuộc loại tội phạm nghiêm trọng, hành vi nguy hiểm cho xã hội

Trường hợp C bị tòa án kết án từ trên 07 năm tù đến 10 năm tù về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng (căn cứ vào khoản 3 Điều 9) Hành vi và tính chất nguy hiểm rất lớn cho xã hội, gây hậu quả nghiêm trọng

Như vậy hành vi phạm tội của C về tội phá hủy hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

có thể thuộc loại tội phạm nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng căn cứ vào khoản 2

và khoản 3 Điều 9 BLHS

2 Trách nhiệm hình sự của A trong vụ án này thế nào ? tại sao?

A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người trong trường hợp này

Trang 5

Trong tình huống trên, A là người đã thuê C giết gia đình B bằng cách dùng xăng đốt nhà của B

A không phải là người trực tiếp thực hiện hành vi giết gia đình B nhưng A là người thuê C làm việc này

Các yếu tố cấu thành tội phạm giết người của A

- Mặt khách quan của tội phạm

Có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác: A đã thuê C dùng xăng để giết chết gia đình anh B Anh C đã dùng mọi thủ đoạn để có thể giết được gia đình anh B Trước khi đốt nhà anh B, C lấy dây sắt buộc bên ngoài cửa chính, cửa sổ để người bên trong không thoát ra được Đây là thủ đoạn vô cùng độc ác làm mọi cách

để gia đình anh B không thoát ra được

Hậu quả: hành vi phạm tội của A và C đã không được như mong muốn vì do gia đình anh B về quê đám cưới Tuy nhiên do C đã thực hiện hành vi phạm tội của mình đến cuối cùng nhưng do ngoại cảnh tác động nên đã không đạt được mục đích cuối cùng

- Mặt chủ quan

Lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp

Cả A và C khi quyết định thực hiện hành vi đã thấy rõ được hậu quả chết người có xảy ra Khi đốt nhà anh B vào ban đêm thì mọi người đang lúc ngủ say rất khó thoát ra ngoài được Nhưng vì mong muốn giết gia đình anh B nên đã thực hiện hành vi phạm tội Hành vi của A là vô cùng nguy hiểm, muốn tước đoạt tính mạng của gia đình anh B

- Chủ thể

A hoàn toàn là một người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người

- Khách thể

Hành vi trên đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của gia đình anh B Gia đình anh B có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng Khi đó A đang cố xâm

Trang 6

Từ những phân tích trên hành vi phạm tôi của A đã cấu thành tội phạm tội giết người A không phải người trực tiếp thực hiện hành vi mà A tham gia với vai trò của thuê C để giết gia đình anh B A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người được quy định tại điểm m, khoản 1 Điều 123 BLHS 2015

3 Tội giết người của A và C thực hiện trong tình huống trên ở giai đoạn nào? Tại sao?

Tội giết người của A và C thực hiện trong tình huống trên ở giai đoạn phạm tội chưa đạt cụ thể ở đây là phạm tội chưa đạt đã hoàn thành

Cũng như các hoạt động khác của con người trong xã hội, hành vi phạm tội diễn ra theo quá trình nhất định Theo luật hình sự Việt Nam, vấn đề các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt ra với lỗi cố ý trực tiếp Đối với tội cố ý gián tiếp hay vô

ý thì chỉ có thể có trường hợp có tội và không có tội Ở những tội này, người phạm tội không mong muốn tội phạm xảy ra cho nên không thể có việc “chuẩn bị” hay

“chưa đạt” để buộc tội học phải chịu trách nhiệm hình sự cề điều chưa xảy ra và họ cũng không mong muốn nó xảy ra Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành

Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu tội phạm đó

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không được thực hiện đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội (Điều 15 BLHS) Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm

Căn cứ vào Điều 15 BLHS quy định về phạm tội chưa đạt:

“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”

Theo Bộ luật Hình sự quy định có ba dấu hiệu xác định trường hợp phạm tội chưa đạt

Trang 7

+ Dấu hiệu thứ nhất: Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm Đây là dấu hiệu phân biệt phạm tội chưa đạt với chuẩn bị phạm tội Sự bắt đầu này thể hiện

ở chỗ: Người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm

+ Dấu hiệu thứ hai: Người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng, nghĩa là hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách quan) của cấu thành tội phạm Cụ thể là có thể xảy ra ở một trong những dạng dưới đây:

– Người phạm tội chưa thực hiện được hành vi khách quan mà mới chỉ thực hiện được “hành vi liền trước

– Người phạm tội đã thực hiện được hành vi khách quan nhưng chưa gây hậu quả của tội phạm

– Người phạm tội đã thực hiện được hành vi khách quan nhưng chưa thực hiện hết

+ Dấu hiệu thứ ba: Người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng

do những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ Bản thân người phạm tội vẫn muốn tội phạm hoàn thành nhưng tội phạm không hoàn thành là do:

Nạn nhân hoặc người bị hại đã chống lại được hoặc đã tránh được;

Do người khác đã ngăn chặn được;

Có những trở ngại khác (như bắn súng nhưng đạn không nổ; thuốc độc không

đủ liều lượng để giết người…)

Tuy việc phạm tội chưa đạt nhưng về tính nguy hiểm là đáng kể bởi hành vi

mà người phạm tội thực hiện là do cố ý và hậu quả xảy ra không lớn hoặc chưa xảy

ra hoàn toàn do nguyên nhân khách quan và trái với mong muốn của người phạm tội, vì vậy họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện

Trong tình huống trên, hành vi của C đã cấu thành tội phạm nhưng do kết quả không đúng những gì C mong muốn

Ban đêm C mang xăng xuống nhà anh B để đốt nhà anh B, trước khi đốt C còn

Trang 8

mong muốn hậu quả đó xảy ra Nhưng khi đã đốt toàn bộ nhà của anh B thì gia đình anh B đếm đó không ở nhad đang ở dưới quê

Hậu quả là toàn bộ ngôi nhà bị cháy thiệt hại đến 450 triệu đồng Mục đích của C là giết cả nhà anh B nhưng lại không được ý muốn Hành vi phạm tội của anh

C đã được thực hiện xong nhưng không đạt được như ý muốn đó là giết gia đình anh B Anh C đã thực hiện tội phạm đến cùng như do lý do ngoài ý muốn đó là gia đình anh B đang ở dưới quê nên tội phạm không hoàn thành

Như vậy hành vi phạm tội của anh C thuộc gia đoạn phạm tội chưa đạt mà cụ thể là phạm tội chưa đạt đã hoàn thành theo điều 15 BLHS 2015

4 Hình phạt nặng nhất mà A có thể chịu là bao nhiêu năm tù?

Trong tình huống trên, A đã thuê C dùng xăng đốt cháy nhà anh B để giết cả nhà anh B vì cho rằng anh B đã xúi bẩy em trai mình ly hôn với A

Căn cứ vào điểm m, khoản 1 điều 123 quy định về tội giết người:

“ Thuê giết người hoặc giết người thuê thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”

Thuê giết người là trường hợp trả cho người khác tiền hoặc lợi ích vất chất để

họ giết người mà mình muốn giết

Cũng giống như những trường hợp thuê làm một việc, người phạm tội vì không trực tiếp thực hiện hành vi giết người nên đã dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để thuê người khác giết người Người trực tiếp giết người trong trường hợp này là người giết thuê

A đã không trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội của mình mà đã thuê C giết

cả nhà B bằng cách dùng xăng giết đốt nhà B

Hành vi của A là vô cùng cùng nguy hiểm cho xã hội, muốn tước đoạt tính mạng của người khác, đây là trường hợp giết người có tổ chức

Căn cứ vào điểm m, khoản 1 Điều 123 BLHS thì hình phạt tù của A từ 12 đến

20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình Nhưng do việc thực hiện hành vi phạm tội của A chưa đạt được kết quả mong muốn dù A đã thực hiện hành vi tội phạm đến cùng do gia đình anh B đêm đó không ở nhà đang ở dưới quê đi đám cưới Vì vậy

Trang 9

chỉ thiệt hại về tài sản Hành vi phạm tội của A ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành

Căn cứ vào khoản 3 Điều 57 BLHS 2015 quy định về khung hình phạt đối với tội phạm tội chưa đạt :

“Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”

Như vậy hình phạt nặng nhất mà A có thể chịu là 20 năm tù

KẾT LUẬN

Tội phạm không phải vấn đề mới trong xã hội hiện nay Tuy nhiên, để loại bỏ hoàn toàn nó thì không phải là vấn đề đơn giản Thực tế, pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng chỉ dùng lại ở việc quy định các biện pháp xử lý các vụ

án hình sự để ngăn chặn và răn đe, hạn chế tình trạng phạm tội trong xã hội Căn cứ vào tính đặc thù này, pháp luật nước ta nói chung và pháp luật hình sự nói riêng cần phải có những biện pháp để khắc phục, đảm bảo trật tự an toàn xã hội

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Luật hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (tập I), Nhà xuất bản công an nhân dân-2017

2 Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, 2000

3 Đinh Văn Quế, Bình luận Khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam( bình luận chuyên sâu) tập I, NXB TP Hồ Chí Minh

4 Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

5 Đỗ Đức Hồng Hà, Bài tập luật hình sự và tố tụng hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2009

6 Đoàn Tuấn Minh, Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội danh đối với các tội phạm trong bộ luật hình sự hiện nay, NXB Tư pháp, 2010

7 Đinh Văn Quế, Tìm hiểu tội phạm và hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, NXB Phương Đông, 2010

Ngày đăng: 13/07/2021, 19:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w