1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng rủi ro trong tín dụng nông thôn và biện pháp khắc phục

19 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 176 KB

Nội dung

Phân tích thực trạng rủi ro trong tín dụng nông thôn và biện pháp khắc phục

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống tín dụng nông thôn đóng vai trò không thểthiếu trong quá trình phát triển kinh tế Nó cung cấp dịch vụ tài chính có chi phíphù hợp với khả năng của người dân nông thôn để phát triển sản xuất, tăng thunhập, và nhờ đó vượt ra khỏi vòng nghèo đói Ngoài ra, hệ thống tín dụng còn cóvai trò quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh tếxã hội Nhưng bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, nhấtlà với thị trường tín dụng nông thôn Rủi ro tín dụng luôn luôn là vấn đề cầnđược quan tâm, do hoạt động tín dụng có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng đến sựổn định kinh tế xã hội Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ít hay nhiều phụ thuộc vàochất lượng tín dụng Vì vậy, việc tìm hiểu và giải quyết những rủi ro luôn là vấnđề quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thị trường tín dụng nông

thôn Do đó em chọn đề tài “Phân tích thực trạng rủi ro trong tín dụng nôngthôn và biện pháp khắc phục” để nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: số liệu thứ cấp qua sách, báo, tạp chí,internet,…

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các ngân hàng thương mạitrong hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam.

Trang 2

PHẦN NỘI DUNGChương 1

ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN1.1 Khái quát về thị trường tín dụng nông thôn

Ở nước ta, nông nghiệp phát triển rất mạnh tạo ra nhiều sản phẩm phụcvụ trong nước và xuất khẩu sang các nước khác Vì vậy, chúng ta nên chú trọngcác ngành thuộc sản xuất nông nghiệp Nhưng đa số người tham gia sản xuấtnông nghiệp thường là những người nông dân, các cơ sở kinh doanh nhỏ; do đónguồn vốn kinh doanh của họ bị hạn chế Chính vì điều này, hệ thống tín dụngnông thôn đã ra đời Mục tiêu cuối cùng của hệ thống tín dụng nông thôn là đápứng yêu cầu vốn cho nông dân với lãi suất hợp lý Hệ thống tín dụng nông thônbao gồm các định chế chính thức và không chính thức Như vậy, cải thiện hiệuquả hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn chính là tùy thuộc vào hiệu quảhoạt động của các định chế này.

1.2 Những đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn 1.2.1 Yếu tố khách hàng

Khách hàng của tín dụng nông thôn thường sống ở các vùng nông thôn,

xa xôi, đi lại gặp nhiều khó khăn, điều kiện sinh hoạt còn nhiều hạn chế Khảnăng tài chính khách hàng yếu kém, năng lực sản xuất nhỏ bé, sản xuất kinhdoanh còn theo tập quán, phong trào, trình độ nhận thức có nhiều hạn chế nênviệc tổ chức sản xuất kinh doanh, vận dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sảnxuất chưa đạt hiệu quả cao.

Đặc điểm này phần nào ảnh hưởng đến kết quả sử dụng vốn vay của

khách hàng, đưa đến rủi ro tín dụng cho các tín dụng nông thôn Vấn đề này đặt

ra cho cán bộ tín dụng phải chú ý khâu kiểm tra sau khi cho vay để kịp thờihướng dẫn, tư vấn khách hàng trong quá trình tổ chức sản xuất, nhằm đảm bảo antoàn trong việc sử dụng vốn và thực hiện mục tiêu hỗ trợ thành viên phát triểnkinh tế hộ gia đình.

Tuy nhiên, tín dụng nông thôn cũng có thuận lợi là có điều kiện gần gũi,hiểu rõ khách hàng, thành viên hơn vì cùng sống chung trong khu vực làng, xã

Trang 3

1.2.2 Yếu tố tự nhiên

Kinh tế nông thôn chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp, yếu tốthời tiết, khí hậu, biến động giá cả ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất Nếuthời tiết, khí hậu, giá cả bất thường sẽ mang lại trong sản xuất nhiều rủi ro, tổnthất cho khách hàng và cả ngân hàng thương mại.

1.2.3 Yếu tố thông tin, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật tại chỗ

Yếu tố này cũng có thể đem lại các rủi ro nhất định, ảnh hưởng kết quảsản xuất, kinh doanh của người dân trong vùng Ví dụ: Những nơi mà điều kiệnthông tin còn hạn chế, kiến thức tiến bộ khoa học, kỹ thuật đến với dân chưa đầyđủ, thì việc cập nhật thông tin, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất chưa phổ biến, kịpthời làm năng suất, hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất thấp, không đồng đều;hay việc qui hoạch phát triển kinh tế vùng, địa phương có những điểm chưa hợplý (việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi chưa phù hợp, thị trường tiêu thụkhông ổn định, khó khăn cho đầu ra sản phẩm…) cũng sẽ mang lại những tácđộng không tốt, làm giảm thu nhập cho các hộ nông dân và họ sẽ gặp khó khăntrong việc trả nợ vốn vay cho các tổ chức tín dụng

Trang 4

Chương 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG TÍN DỤNG NÔNG THÔN

2.1 Thực trạng chung của các ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài nguồn vốn tự cócủa mình, các doanh nghiệp phải sử dụng một nguồn vốn bên ngoài, đó là vốnvay của các ngân hàng thương mại Đây là nhu cầu vay vốn rất cần thiết nhằmđảm bảo cho các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinhdoanh một cách bình thường Tùy đặc điểm và tính chất hoạt động của từng loạihình doanh nghiệp, việc sử dụng vốn vay ngân hàng thương mại cũng có sự khácnhau Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng và ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốnđược thực hiện bằng những cam kết thỏa thuận theo những nội dung đã ấn địnhphù hợp với các nguyên tắc tín dụng Mỗi khoản cho vay được xác định một thờihạn trả nợ nhất định Trong phạm vi thời hạn nợ quy định khi đến hạn trả nợ,doanh nghiệp vay vốn phải có trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàngthương mại Nhưng khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quảgây ra lỗ thì doanh nghiệp không trả được nợ và lãi cho ngân hàng khi nợ đã đếnhạn trả Do đó, ngân hàng thương mại không thu hồi được vốn và lãi Điều nàyđã làm cho tổng số nợ quá hạn của các ngân hàng tăng lên

Bảng 1: Tình hình doanh nghiệp nợ và phần trăm nợ quá hạn của hệthống ngân hàng Việt Nam trong thời gian 2002 - 2007

Tiêu chuẩn 2002 2003 2004 2005 2006 2007Tổng dư nợ (tỉ đồng)

toàn bộ nền kinh tế 286.614 365.300 395.212 420.552 476.260 515.645Tỉ lệ nợ quá hạn/tổng

dư nợ 8,15% 8,02% 7,58% 6,24% 7,16% 6,82%

Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 5

Từ số liệu của bảng 1 ta thấy:

- Tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước, biểu hiện sự tăng trưởng về tíndụng của nền kinh tế.

- Tỉ lệ phần trăm nợ quá hạn ổn định và có xu hướng giảm là biểu hiện tốt.Nhưng đến năm 2006 lại tăng vì Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO) nên vốn đầu tư vào các doanh nghiệp tăng, đa số là từ việc vay ngânhàng Đến năm 2007 thì tỉ lệ phần trăm nợ quá hạn giảm, tuy phần trăm nợ quáhạn có xu hướng giảm, song tính số tuyệt đối thì đây là khoản nợ quá hạn rất lớncủa nền kinh tế Nếu số nợ này trở thành nợ khó đòi, nợ xấu thì sẽ ảnh hưởng rấtlớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp vay vốn trong nền kinh tế Thực tế hiện nay một sốngân hàng thương mại nhìn cục bộ, có phần trăm nợ quá hạn cao, được biết là sốnợ tồn đọng kéo dài chưa hoặc không giải quyết được Ở các nước trên thế giớihoặc trong khu vực, phần trăm nợ quá hạn của ngân hàng thương mại phải đạt tỉlệ phần trăm là dưới 5% Như vậy, tỉ lệ này của nước ta còn cao Trong xu hướnghội nhập quốc tế, chúng ta phải phấn đấu hạ thấp phần trăm quá hạn trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nếu nợ quá hạn không xử lý kịpthời thì sẽ trở thành nợ xấu Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỉ lệ để đánh giá chấtlượng tín dụng của tổ chức tín dụng

Bảng 2: Tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại (2002 – 2007)

Tiêu chuẩn 2002 2003 2004 2005 2006 2007Tổng số nợ xấu (tỉ đồng) 20.000 16.000 13.000 17.500 21.500 24.000

Tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 7,2% 5,3% 4% 3,18% 5,6% 5,4%

Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bảng 2 cho ta thấy được tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng qua các năm cóthay đổi từ 7,2% năm 2002 đã giảm xuống 5,4% ở năm 2007 Nhưng khoản nợxấu này vẫn còn rất cao trong nền kinh tế nước ta Do đó, các ngân hàng phảiluôn quan tâm và theo dõi tỉ lệ nợ xấu Việc ngân hàng đầu tư, cho vay vốnnhưng chậm hoặc không thu được vốn dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí rủi ro mấtvốn là điều khó tránh khỏi Sở dĩ khách hàng không trả được nợ và lãi vay đúng

Trang 6

hạn theo các cam kết có thể do sản xuất, kinh doanh chưa hiệu quả, hàng hoá sảnxuất ra tiêu thụ chậm, hoặc tiêu thụ rồi những tiền chưa thu được Tuy nhiên,cũng không loại trừ trường hợp khách hàng thua lỗ, không trả nợ cho ngân hàngđược Khi các ngân hàng phải dùng khá nhiều nguồn khác nhau để bù đắp rủi ro,trong đó chủ yếu dùng lợi nhuận để xử lý, bù đắp dẫn đến việc hoạt động kinhdoanh kém hiệu quả.

Thông tin từ Ngân hàng thế giới cho thấy, mức tăng trưởng tín dụng củahệ thống ngân hàng Việt Nam đã được kiềm chế lại trong những năm trước, giảmxuống còn 25% trong năm 2006 Tuy nhiên, mức tăng năm 2007 lại quá nhanh,đạt mức 40% tính đến tháng 8/2007 Trong khi mức tăng trưởng tín dụng của cácngân hàng thương mại quốc doanh đứng ở mức vừa phải, khoảng 23% thì tíndụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đã tăng ở mức rất cao là 77% tínhđến tháng 8/2007 Mức tăng trưởng tín dụng nhanh như vậy khiến người takhông khỏi lo ngại về chất lượng các khoản vay Ngân hàng thế giới cũng đề cậpđến một mức tăng trưởng tiền gửi cao ở cả khối ngân hàng quốc doanh lẫn cổphần, ước đạt trung bình hơn 50% trong 12 tháng qua Với mức tăng trưởng tiềngửi cao hơn nhiều so với mức cho vay, các ngân hàng gặp phải tình trạng dư thừavốn khả dụng kéo dài

Ngoài ra, trong giai đoạn 5 năm qua, Ngân sách Nhà nước đã bố trí bìnhquân khoảng 6.000tỷ đồng/năm thông qua các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạtầng, tín dụng đầu tư thông qua Quỹ Đầu tư phát triển khoảng 8.021 tỷ đồng.Chính phủ cũng đã ký kết với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế 3 dự án tài trợcho phát triển sản xuất, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông nghiệp vàkinh tế nông thôn với tổng số tiền 373 triệu USD, đồng thời tạo điều kiện cho cáctổ chức phi chính phủ đầu tư vốn vào địa bàn nông thôn thông qua quỹ tương trợcủa các tổ chức hội Tuy nhiên, mức tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nôngnghiệp bình quân chỉ đạt 4,4% (riêng trồng trọt 4%), lâm nghiệp tăng 1,4%, cộngvới những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu, năng suất chất lượng tăng trưởng đãđặt ra câu hỏi: Các chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng của Nhà nước - đòn bẩychính đã chưa thực sự hiệu quả?

Trang 7

Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng trong kinh tế nông, lâm nghiệp thờigian qua có tốc độ nhanh, nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu vay vốncủa các tổ chức kinh tế và hộ gia đình Tỷ lệ hộ nông dân được vay vốn cũng chỉđạt khoảng 70%, lại gặp nhiều vướng mắc trong việc thực hiện các qui định vềthế chấp, thu hồi nợ… Các kênh tín dụng còn phân tán, việc cho vay ưu đãi đượcthực hiện qua nhiều đầu mối (như Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội) với các mức lãi suất chovay khác nhau, dẫn đến người thụ hưởng khó nhận biết đầy đủ để tiếp cận khoảnvay ưu đãi Trong khi đó, tín dụng thương mại và tín dụng chính sách chưa táchbạch rõ ràng, một số khoản vay theo chỉ định khó có khả năng thu hồi Cơ cấu vàqui mô vay phát triển ngành nghề, vùng chuyên canh sản xuất còn chưa tập trungcho mục tiêu trọng điểm, một số chương trình cho vay kém hiệu quả, cơ chế đảmbảo tiền vay còn khó khăn, ách tắc.

Năm 2007 là năm các hoạt động sản xuất kinh tế nói chung, ngành ngânhàng nói riêng chịu nhiều tác động mạnh mẽ, do chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh,bên cạnh thuận lợi cho người sản xuất, kinh doanh, thì đồng thời cũng gây áp lựcvề nguồn vốn tín dụng; những biến động về giá vàng, giá USD, giá bất động sảngây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của nhà sản xuất và người người gửi tiền,khí hậu thay đổi ảnh hưởng đến sản xuất Điển hình ở huyện Thanh Sơn - tỉnhPhú Thọ là một trong ba huyện bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ những đợt rét đậm,rét hại hồi đầu năm 2008, tổng thiệt hại về sản xuất của Thanh Sơn lên đến hơn 3tỷ đồng, trong đó riêng nguồn vốn vay tín dụng thương mại đã chiếm trên 2,3 tỷđồng Để giúp người nông dân nhanh chóng khắc phục tình trạng khó khăn trướcmắt, Ngân hàng nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Thanh Sơn đã tậptrung nguồn vốn ưu tiên giải ngân cho vay các dự án khôi phục sản xuất Bởitrong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như thời điểm vừa qua, thì nhu cầu nguồnvốn cho vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu để chăm sóc lúa, hoa màu và nhất làchăm sóc chè đều tăng hơn hẳn so với mức đầu tư thông thường Vì thế nguồnvốn đáp ứng nhu cầu khôi phục sản xuất sẽ phải lớn hơn rất nhiều con số 2,3 tỷđồng bù đắp thiệt hại Như vậy Ngân hàng nông nghiệp Thanh Sơn phải có kế

Trang 8

hoạch cho người nông dân vay hợp lý để đạt được chỉ tiêu thi đua của ngành đềra.

2.2 Nguyên nhân rủi ro trong tín dụng nông thôn2.2.1 Thực trạng từ khách hàng

* Rủi ro bất khả kháng

Khách hàng chủ yếu là những người kinh doanh nông nghiệp Các mặthàng nông nghiệp thường phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết Khi thời tiết xấu sẽảnh hưởng đến sản lượng, năng suất của sản phẩm Dịch bệnh, sâu, chuột gâythiệt hại đáng kể cho chăn nuôi, trồng trọt Chẳng hạn dịch cúm gà cuối năm2003 và đầu năm 2004 làm thiệt hại 15% tổng đàn gia cầm, giảm gần 1% GDP cảnước ước chừng thiệt hại khoảng 350 triệu USD Do có những thiệt hại nhưvậy nên ảnh hưởng đến việc trả vốn vay và lãi suất của người dân đến các ngânhàng Vì vậy, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi huy động vốn và cung cấp vốncho khách hàng.

* Thông tin không đến với người nghèo

Những quy định mới về thế chấp tài sản và không phải thế chấp đãtháo gỡ một phần khó khăn khi người vay thiếu tài sản thế chấp, nhưng vẫn bấtcập đối với một bộ phận nông dân kinh doanh trang trại, doanh nghiệp vừa vànhỏ và cả người nghèo Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đi vào cuộcsống Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách đều dựa vào thông tincủa lãnh đạo địa phương cung cấp Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương không cóthông tin đầy đủ về các hoạt động tín dụng trong địa bàn của mình phụ trách, vàcũng không thể khẳng định tất cả hộ gia đình của địa phương đều được tiếp cậnthông tin Đôi khi những người có phương án đầu tư hiệu quả không được tiếpcận với các chương trình cho vay vốn; trong khi họ hàng, bạn bè của các nhàchức trách địa phương lại thường có tên trong danh sách được hưởng nhữngchương trình vay vốn ưu đãi.

Trang 9

2.2.2 Thực trạng từ ngân hàng * Phí giao dịch quá cao

Đa số khách hàng trong tín dụng nông thôn là người nghèo sống ởvùng sâu vùng xa nên cán bộ tín dụng hầu như không thể tiếp cận Thêm nữa, chiphí giao dịch quá cao đã đẩy lãi suất cho vay lên và làm tăng gánh nặng nợ nầncủa người dân nông thôn.

Chi phí giao dịch tại ngân hàng hiện quá cao đối với đại bộ phận dâncư Điều này do địa bàn nông thôn rộng, món vay nhỏ và thủ tục quá phức tạp.Chi phí giao dịch này đã đẩy lãi suất cho vay tăng và làm tăng gánh nặng nợ nầncủa nông dân Bởi nếu không tăng lãi suất, các tổ chức tài chính sẽ phải đối mặtvới khả năng thua lỗ.

Mạng lưới tài chính còn chưa vươn tới vùng sâu vùng xa Đa số ngườinghèo ở đây chưa được cán bộ tín dụng tiếp cận Hơn nữa, lượng vốn cũng chưađủ để đáp ứng nhu cầu vay của người dân nông thôn có mức sống trung bình

* Bất bình đẳng nguồn vốn

Môi trường cạnh tranh nguồn vốn vay còn nhiều bất cập Ngân hàngChính sách đang gặp những khó khăn vì phụ thuộc vào tài trợ của Chính phủ, khảnăng huy động vốn hạn chế do mạng lưới hầu như không có chi nhánh độc lập, tỷlệ hoàn vốn cho vay còn thấp nên không thể đồng thời cải thiện phúc lợi khuvực nông thôn và bảo tồn vốn kinh doanh.

Nếu cho vay gặp thiên tai địch họa thì chỉ có các tổ chức tín dụng Nhànước được xoá nợ, còn các tổ chức tín dụng cổ phần phải tự bù đắp Đây là mộtbất bình đẳng Trong cơ chế cạnh tranh lãi suất, nhiều tổ chức tín dụng nhỏ đãkhông thể nâng lãi suất huy động quá cao, mà đành thu hẹp phạm vi hoạt độngdo không đủ nguồn vốn đầu tư

Nguồn nhân lực khu vực nông thôn còn nhiều yếu kém, nghiệp vụ tíndụng nhiều hạn chế, dẫn đến những khoản cho vay dài hạn lẽ ra cần phải đượcthẩm định kỹ lưỡng và tính toán rủi ro, thì do trình độ cán bộ quá yếu nên để thấtthoát tài sản Đội ngũ cán bộ thiếu hiểu biết tiếng dân tộc để tuyên truyền cho vayvốn.

Trang 10

Hiện có rất nhiều tổ chức cung cấp tín dụng nông thôn, song tỷ lệ vốn vaytrên tổng vốn đầu tư của nông dân còn thấp, mặc dù đa số nông dân vẫn muốnvay vốn.

Ngày đăng: 13/11/2012, 16:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w