Giáo trình phân tích kỹ thuật và ứng dụng
1 TRÌNH BÀY : CHU HỒNG NHUNG 2 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 3 NỘI DUNG Nền tảng của phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản Ứng dụng của phân tích kỹ thuật Phần 1: Các khái niệm cơ bản Phần 2: Các dạng đồ thị phổ biến (line, bar, candle) Phần 3: Các đường xu hướng Phần 4: Các dạng hình mẫu đồ thị (Đảo chiều, tiếp tục) Phần 5: Phân tích khối lượng giao dịch Phần 6: Các đường chỉ báo kỹ thuật (MA, MACD, RSI,…) Phần 7: Lý thuyết Dow 4 NỀN TẢNG CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 1. Phân tích kỹ thuật quan tâm đến những gì đã xảy ra trên thị trường hơn là những gì nên xảy ra. Đó là cơ sở chính yếu để dự đoán tương lai. 2. Nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm nhiều đến những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến giámàtập trung vào biến động của giá trên thị trường. 3. Nhà phân tích kỹ thuật cho rằng các dao động không hoàn toàn độc lập và các hành vi nhất định về giá có xu hướng gắn liền với các hướng đi tiếp theo của giá. 4. Thị trường tồn tại những hình mẫu, những dạng đồ thị và có tính lặp lại. 5 ĐIỂM MẠNH Được sử dụng rộng, nhanh và dễ áp dụng. Áp dụng cho nhiều chu kỳ thời gian, không phụ thuộc vào các báo cáo tài chính. Nhiều loại công cụ dùng để phân tích, phối hợp yếu tố tâm lý và những nguyên nhân kinh tế sau những biến động của giá. ĐIỂM YẾU Dễ phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân. Tập trung vào những khả năng có thể xảy ra chứ không phải sự chắc chắn. Một số kỹ thuật phân tích hiện đại dựa trên các phép toán học và thống kê phức tạp. NỀN TẢNG CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 6 PHÂN TÍCH CƠ BẢN và PHÂN TÍCH KỸ THUẬT PHÂN TÍCH CƠ BẢN (FUNDAMENTAL ANALYSIS - FA) Phân tích cơ bản nghiên cứu các lý do, nguyên nhân làm cho giá tăng hay giảm. Mục tiêu của phân tích cơ bản là tiến đến một dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được định giá cao hơn hay thấp hơn giá trị thực. Phần khó nhất của phân tích cơ bản là quyết định xem thông tin nào và bao nhiêu giá trị đã được tính vào cơ cấu giá trị hiện hành. 7 PHÂN TÍCH CƠ BẢN và PHÂN TÍCH KỸ THUẬT PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (TECHNICAL ANALYSIS – TA) Phân tích kỹ thuật là một phương pháp dự đoán sự biến động của giá và xu hướng thị trường trong tương lai thông qua việc nghiên cứu phân tích những đồ thị giá của thị trường trong quá khứ. Phân tích kỹ thuật nghiên cứu các tác động, biến động của chính bản thân giá. Nhà phân tích kỹ thuật cho rằng các dao động không hoàn toàn độc lập và các hành vi nhất định về giá có xu hướng gắn liền với các hướng đi tiếp theo của giá. 8 PHÂN TÍCH CƠ BẢN và PHÂN TÍCH KỸ THUẬT PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (TECHNICAL ANALYSIS – TA) Trọng tâm của triết lý phân tích kỹ thuật là niềm tin rằng tất cả các yếu tốảnh hưởng đến giá thị trường như các thông tin nền tảng, sự kiện chính trị, thiên tai, các yếu tố tâm lý… được nhanh chóng đưa vào các hoạt động của thị trường. Nói một cách khác, tác động của các yếu tố này sẽ nhanh chóng biểu diễn dưới dạng biến động giá, hoặc lên hoặc xuống. PTKT đơn giản là một phương pháp dự báo thị trường dựa vào nghiên cứu quá khứ, tâm lý, quy luật xác suất. Nó tất nhiên không phải là không thể thất bại nhưng nó là một kỹ thuật kinh doanh, đáng để ta nghiên cứu. Nó có thể là một công cụ có khả năng sinh lời nhưng nó phải được sử dụng theo nguyên tắc đã được tính toán, chứ không phải theo cảm tính. 9 PHÂN TÍCH CƠ BẢN và PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Market action discount everything: Nếu giá gia tăng vì bất kỳ lý do đặc biệt nào thì cầu phải vượt cung và nhân tố cơ bản phải tốt (bullish). Nếu giá giảm, nhân tố cơ bản phải xấu (bearish). Nhà phân tích kỹ thuật cho rằng những lực lượng cơ bản cung và cầu, các dữ liệu kinh tế, tình hình công ty là nguyên nhân gây ra giá tăng hay giảm. Đồ thị không phải là nguyên nhân gây ra biến động giá mà chỉ thể hiện, vẽ lại những quan điểm giá tăng hay giảm của thị trường. Nhà phân tích kỹ thuật không đặt nặng vào vấn đề các nguyên nhân gây ra biến động giá. 10 ỨNG DỤNG CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Phân tích kỹ thuật được dùng để: Xác định chiến lược kinh doanh cho dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn. Xác định các đường tiệm cận giá để có quyết định mua vào - giữ lệnh - bán cổ phiếu một cách hợp lý. Xác định khoảng dao động của giá để xác định thời điểm nên hay chưa nên tham gia thị trường. . loại công cụ dùng để phân tích, phối hợp yếu tố tâm lý và những nguyên nhân kinh tế sau những biến động của giá. ĐIỂM YẾU Dễ phụ thuộc vào cảm xúc cá. tất cả các yếu tốảnh hưởng đến giá thị trường như các thông tin nền tảng, sự ki n chính trị, thiên tai, các yếu tố tâm lý… được nhanh chóng đưa vào các hoạt