* Lưu ý: Khi RSI tăng hoặc giảm không liên tục thì những tín hiệu mua bán không xuất hiện. Khi đó ta có thể thay đổi số phiên đang xem xét cho ít hơn. Ví dụ như mặc định là 14 phiên (RSI 14) thì ta sẽ điều chỉnh thành 10 phiên (RSI 10) hoặc 5 phiên (RSI 5). Cần nhớ rằng khi giảm số phiên xem xét thì tín hiệu chỉ mang tính chất tạm thời, không ổn định. Khi tăng số phiên xem xét thì tín hiệu mua bán sẽ diễn ra chắc chắn hơn.
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT
III . ĐƯỜNG CHỈ BÁO RSI (Relative Strength Index)
2 . Ứng dụng:
a . Chỉ ra dấu hiệu mua/bán:
Một cách khác để nhận diện tín hiệu mua bán của RSI:
Mua khi đường giá và đường RSI đều đang tăng, với điều kiện đường RSI cắt và nằm phía trên đường có giá trị là 50.
Bán khi đường giá và đường RSI đều đang giảm, với điều kiện là RSI cắt và nằm phía dưới đường có giá trị là 50.
* Lưu ý: Cách này ít được sử dụng để nhận diện tín hiệu mua bán, mà thường được sử dụng để xác nhận lại hướng di chuyển của đường giá.
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT
III . ĐƯỜNG CHỈ BÁO RSI (Relative Strength Index)
2 . Ứng dụng:
b . Chỉ ra tình trạng overbought/oversold:
Nếu đường RSI nằm phía trên 70 thì cho thấy thị trường đang ở tình trạng mua quá mức hay còn gọi là quá mua (overbought).
Nếu đường RSI nằm phía dưới 30 thì cho thấy thị trường đang ở tình trạng bán quá mức hay còn gọi là quá bán (oversold).
=> Mua khi thị trường ở mức oversold và bán khi thị trường ở overbought.
* Lưu ý: Chỉ áp dụng điều này cho một thời kỳ biến động còn khi thị
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT
III . ĐƯỜNG CHỈ BÁO RSI (Relative Strength Index)
2 . Ứng dụng:
c . Chỉ ra sự phân kỳ tăng/giảm giá: Sự phân kỳ giữa đường RSI với đồ
thị giá cho thấy chiều hướng tăng/giảm giá đang yếu dần. Tuy nhiên, mặt hạn chế của sự phân kỳ (divergence) là chúng cố gắng báo trước một xu hướng đảo chiều thay vì xác định theo một xu hướng.
+ Phân kỳ tăng giá (Bullish Divergence): Khi đồ thị giá đang hình thành những đáy sau thấp hơn (hoặc bằng) đáy trước trong khi đường RSI lại đang hình thành những đáy sau cao hơn đáy trước.
+ Phân kỳ giảm giá (Bearish Divergence): Khi đồ thị giá đang hình thành những đỉnh sau cao hơn (hoặc bằng) đỉnh trước trong khi đường RSI đang hình thành những đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT
Mua
Mua Mua Mua
Mua Bán Bán Bán Bán Bán Vùng quá bán (oversold) Vùng quá mua (overbought)
Phân kỳ giảm giá với RSI
Phân kỳ tăng giá với RSI
PHẦN 7: DOW THEORY