Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

260 12 0
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh (HQKD) của doanh nghiệp (DN) luôn thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế. Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu này, có hai nhiệm vụ được các nhà khoa học đặt lên hàng đầu: thứ nhất là xác định đúng các chỉ tiêu để đánh giá HQKD, thứ hai là lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng phù hợp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có sự thống nhất về vấn đề này. Liên quan đến công tác đánh giá HQKD của DN, đây chính là cơ sở để xác định sự cần thiết của việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới HQKD. Trong thực tế, một yếu tố không thể phản ánh mọi khía cạnh của HQKD của công ty. Do đó, việc sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu cho phép các nhà kinh tế học đánh giá tốt hơn về khả năng phát triển của DN. Tuy nhiên, công việc này không hề dễ dàng, bởi vì mỗi ngành nghề có những đặc trưng riêng, dẫn tới sự khác biệt trong tiêu chuẩn đánh giá HQKD. Chính vì vậy, việc lựa chọn hệ thống các thước đo, tiêu chí phù hợp với đối tượng đo lường là một vấn đề quan trọng, cần được tiếp tục nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến HQKD của DN cũng đang trở nên vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà các công ty phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ trong ngành và yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, sự biến động kinh tế và những đặc trưng ngành nghề là rào cản khiến cho việc tìm ra và đánh giá mức ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKD trở nên khó khăn hơn. Nghiên cứu về vấn đề này, các nhà kinh tế học Hawawini, Subramanian và Verdin (2003) cho rằng các yếu tố bên ngoài đóng vai trò quan trọng hơn trong việc xác định ảnh hưởng của HQKD của công ty. Mặt khác, các nghiên cứu khác (Opler và Titman, 1994) cho thấy các yếu tố cụ thể bên trong của công ty dường như là yếu tố chính quyết định hiệu quả hoạt động và là động lực chính cho việc tạo lợi thế cạnh tranh, điều này có vai trò quan trọng giúp DN tồn tại khi xảy ra suy thoái kinh tế. Tóm lại, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có sự thống nhất về các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của DN (Rumelt, 1991), chính vì vậy, việc xây dựng các mô hình để xác định chính xác hơn mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới HQKD của các DN vẫn là một vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Ở Việt Nam, ngành thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của quốc gia, tuy nhiên, do những vấn đề khách quan và chủ quan, HQKD của các DN thực phẩm lại chưa tương xứng với tiềm năng của ngành, vì vậy, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKD là cần thiết, tạo cơ sở để đề xuất các giải pháp hữu ích cho DN. Trên thực tế, việc phát triển lĩnh vực thương mại thực phẩm ở Việt Nam có nhiều thuận lợi. Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp. Đây chính là tiền đề quan trọng, giúp cho các DN có cơ hội tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào với chi phí hợp lý. Thứ hai, khi mức thu nhập bình quân đầu người theo tháng đã tăng 1.6 lần (từ 2,637,000 đồng lên 4,295,000 đồng) trong giai đoạn 2014 - 2019, khiến cho nhu cầu của người dân về việc cải thiện chất lượng dinh dưỡng cũng thay đổi. Thứ ba, dân số Việt Nam là dân số trẻ với tỷ trọng lao động từ 15 tuổi trở lên luôn nằm quanh mức 57%, điều này tạo nên thị trường lao động và tiêu thụ ngày càng rộng lớn. Thư tư, hoạt động thương mại tự do được tạo điều kiện phát triển, và ngành du lịch ngày càng mở rộng đã dẫn đến tổng mức chi tiêu của người dân trong nước cũng như nước ngoài vào thực phẩm tăng mạnh. Chính nhờ những thuận lợi này nên ngành thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ cung ứng thực phẩm để duy trì năng lượng cho con người, nó còn là một trong những ngành nghề tạo nên lượng việc làm lớn (số lượng lao động trong ngành luôn chiếm khoảng 4% so với lao động toàn quốc), mức đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội khá cao (khoảng 15%) và góp phần giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội (Tổng thu nhập của người lao động trong lĩnh vực thực phẩm luôn chiếm khoảng 3.9% tổng thu nhập lao động trong cả nước). Những kết quả trên đều có sự đóng góp rất lớn từ các DN thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK), bởi đó là những công ty sản xuất, phân phối thực phẩm lớn nhất toàn quốc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy HQKD của các DN trong ngành chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của nó. Tỷ suất lợi nhuận của tổng tài sản ngành thực phẩm chỉ khoảng 6% và hệ số lợi nhuận doanh thu nằm dao động quanh mức 4.5%. Kết quả này đã phần nào cho thấy tiềm năng của ngành chưa được khai thác triệt để. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, bao gồm: khó khăn trong quản lí nguyên vật liệu đầu vào, quy mô vốn bị hạn chế, cơ cấu vốn chưa hợp lí, trình độ lao động chưa cao,… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành còn chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ra sự biến động khó dự đoán về sản lượng hàng hóa tiêu thụ. Ngoài ra, các công ty trong ngành còn liên tục phải đối mặt với nhiều áp lực từ các diễn biến bất lợi liên quan đến thị trường cung cứng hàng hóa đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm, như: hiện tượng sụp đổ dây chuyền trong ngành thủy sản diễn ra năm 2011- 2012, khủng hoảng trong ngành chăn nuôi và chế biến thịt lợn năm 2017, biến động bất thường trong giá gạo trong giai đoạn 2018 – 2019,… Những khó khăn này đã khiến cho HQKD của các DN thực phẩm chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Việc không khai thác tốt các lợi thế cạnh tranh có thể sẽ khiến cho

... pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng hiệu kinh doanh doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 4: Kết nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng yếu tố đến hiệu kinh doanh. .. hiệu kinh doanh doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết thị trường chứng khoán Việt Nam 58 3.1 Thực trạng ngành thực phẩm Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019 58 3.1.1 Doanh nghiệp thực phẩm Việt. .. đầu ngành, tạo tiền đề tốt cho doanh nghiệp lại Xuất phát từ lí trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài ? ?Nghiên cứu ảnh hưởng yếu tố đến hiệu kinh doanh doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết thị trường

Ngày đăng: 10/07/2021, 08:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan