1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện hoài đức thành phố hà nội

124 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • DANH MỤC BIỂU ĐỒ

  • BẦU CỬ Ở NƯỚC TA

  • 1.1. Khái niệm “ bầu cử” và “ pháp luật bầu cử”

  • 1.1.1. Khái niệm “bầu cử”

  • 1.1.2. Khái niệm “pháp luật bầu cử”

  • 1.1.2.1. Khái niệm “pháp luật”

  • Pháp luật là một hiện tượng xã hội khách quan, đặc biệt quan trọng nhưng cũng vô cùng phức tạp chính vì vậy mà từ xưa đến nay đã có không ít những cách quan niệm, nhận thức khác nhau về pháp luật. Trên bình diện phổ quát, căn bản nhất và vận dụng vào điều kiện xã hội đương đại, có thể nêu định nghĩa pháp luật như sau:

  • 1.1.2.2. Khái niệm “chế độ bầu cử”

  • 1.2. Khái niệm, chủ thể, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta.

  • 1.2.1. Khái niệm “tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử”

  • Để quản lý xã hội bằng pháp luật và pháp luật có vị trí thượng tôn, việc tổ chức thực hiện pháp luật là một yếu tố rất quan trọng. Một mặt, nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật một cách có hiệu quả, hiệu lực nhất, mặt khác bản thân nhà nước cũng phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật. Hai yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Việc nhà nước tuyệt đối tuân thủ các quy định pháp luật là cơ sở để tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả, hiệu lực. Ngược lại, việc tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả đặt ra yêu cầu tất yếu là nhà nước phải tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật.[25,Tr1]

  • Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật là các yếu tố cấu thành cơ bản để duy trì sự tồn tại của đời sống pháp luật; đồng thời thể hiện sống động sự phân công quyền lực nhà nước theo các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của nhà nước pháp quyền. Các yếu tố này cùng tồn tại, tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống chủ yếu thuộc về trách nhiệm và là chức năng của cơ quan hành pháp. Đó chính là quá trình hướng dẫn, chuẩn bị các nguồn lực (con người, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất thực hiện từng văn bản pháp luật) bảo đảm sẵn sàng, phù hợp ngay từ khi tổ chức học tập, quán triệt, vận dụng để mọi hành vi ứng xử của các chủ thể đều phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.[25,Tr1]

  • Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử mang tính chất đặc thù, được thực hiện theo nhiệm kỳ, bởi vậy tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử không mang tính thường xuyên liên tục.

  • Hướng dẫn là khâu đầu tiên của quá trình đưa các quy định pháp luật vào cuộc sống. Ở nước ta, hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Bộ Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo nhiệm kỳ. Đối với chính quyền địa phương, công tác hướng dẫn chủ yếu triển khai các văn bản quy phạm pháp luật qua các cuộc tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử cho các tổ chức phụ trách bầu cử.

  • Chuẩn bị các nguồn lực từ con người, tổ chức bộ máy cho đến cơ sở vật chất, thực hiện và tổng kết, đánh giá được thực hiện từ cấp trung ương cho đến cấp cơ sở, trong đó, quá trình thực hiện có sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị gồm các cơ quan Đảng, cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội,…

  • Từ những phân tích nêu trên, chúng ta có thể hiểu:

  • “Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử là quá trình hướng dẫn, chuẩn bị các nguồn lực, thực hiện và tổng kết, đánh giá của các chủ thể tổ chức bầu cử (được quy định trong luật bầu cử và các luật khác có liên quan) làm cho pháp luật về bầu cử được triển khai trong thực tiễn”

  • 1.2.2. Các chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta

  • Cuộc bầu cử ở nước ta là một sự kiện chính trị - pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng để thành lập các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Trong suốt tiến trình bầu cử đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo, các cơ quan nhà nước ở trung ương, các cấp chính quyền ở địa phương triển khai thực hiện cùng sự tham gia phối hợp của các tổ chức đoàn thể quần chúng nhân dân. Vai trò của mỗi chủ thể đều được ghi nhận trong các văn bản pháp luật về bầu cử và một số luật chuyên ngành khác có liên quan. Các chủ thể chính trong tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta có thể liệt kê như sau:

  • Một là, các cơ quan nhà nước ở trung ương: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, một số bộ có trách nhiệm tham mưu chính về tổ chức bầu cử như Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, một số bộ ngành có trách nhiệm phối hợp thực hiện như Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Thanh tra Chính phủ,…

  • Hai là, các cơ quan nhà nước ở địa phương: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, các Ban của Hội đồng nhân dân, các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân, các công chức chuyên môn giúp việc…

  • Ba là, các tổ chức phụ trách bầu cử theo quy định của luật bầu cử: Hội đồng bầu cử quốc gia; UBBC ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; UBBC ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; UBBC ở xã, phường, thị trấn; ban bầu cử đại biểu Quốc hội, ban bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã; tổ bầu cử.

  • Bốn là, các tổ chức chính trị xã hội có trách nhiệm phối hợp tổ chức bầu cử theo quy định của luật: ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam, UBMTTQ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các tổ chức thành viên của mặt trận gồm: hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công đoàn và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.

  • 1.2.3. Đặc điểm về tổ chức pháp luật bầu cử ở nước ta.

  • Mục tiêu của Đảng và nhà nước ta là xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, với định hướng đó, công tác tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử ở nước ta có những đặc điểm chính như sau:

  • Thứ nhất, tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử ở nước ta luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên tắc Đảng lãnh đạo là nguyên tắc hiến định đã được ghi nhận trong tất cả các bản hiến pháp của nước ta từ khi thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đến nay, bởi vậy, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, khác với một số nước đa đảng trên thế giới, mục đích lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với công tác tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử là để thực hiện quyền của công dânViệt Nam, để bầu ra cơ quan đại diện cho nhân dân từ trung ương đến địa phương, chứ không phải để phân chia quyền lực giữa các đảng phái như các nước khác.

  • Thứ hai, tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta là hoạt động nhằm đảm bảo hai quyền cơ bản của công dân đã được hiến định là quyền bầu cử và quyền ứng cử.

  • Thứ ba, tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của các cơ quan nhà nước còn có sự tham gia của các đoàn thể chính trị xã hội và các tổ chức có liên quan trong toàn bộ quá trình đưa pháp luật bầu cử vào cuộc sống từ khi tổ chức quán triệt, học tập đến khi triển khai luật trên thực tế.

  • 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử ở nước ta

  • Mức độ hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật còn phụ thuộc vào chất lượng của hoạt động lập pháp (ban hành luật) và giám sát thực hiện luật của Quốc hội, của hoạt động tư pháp trong bảo vệ pháp luậtvà sử dụng cưỡng chế nhà nước. Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng bởi các chủ thể khác như tổ chức kinh tế, xã hội, công dân khi các chủ thể này tổ chức thực hiện phản biện và giám sát xã hội, thực hiện quyền kiến nghị, phát hiện, tố cáo, khiếu nại,… cũng như mức độ tuân thủ và chấp hành pháp luật khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong đời sống. Một số yếu tố khác như trình độ dân trí, ý thức và truyền thống pháp luật, xu thế vận động xã hội, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập… cũng có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến quá trình tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống. [25,Tr1]. Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố chính sau:

  • Yếu tố chính trị, tính ổn định, vững chắc của hệ thống chính trị cho phép lãnh đạo, định hướng có hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử. Ở nước ta, Đảng là nhân tố quyết định trong việc định hướng các thiết chế của quyền lực nhà nước cũng như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia tác động, bảo đảm sự vận hành của chế độ bầu cử phù hợp với lợi ích đông đảo của nhân dân và của toàn thể dân tộc.

  • Yếu tố pháp lý, bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, ghi nhận và trình tự hóa việc tổ chức bầu cử. Yếu tố pháp lý là yếu tố trực tiếp tác động đến hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử,sự hoàn thiện hay chưa hoàn thiện của pháp luật về bầu cử ảnh hưởng đến tất cả các khâu trong quá trình tổ chức đưa pháp luật bầu cử vào thực tiễn.

  • Yếu tố kinh tế - kỹ thuật, bao gồm các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất (hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, không gian,…).Mức độ đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất quyết định rất lớn đến hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử. Ở nước ta hiện nay, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ còn khá lạc hậu so với các nước trong khu vực, thực trạng nàylàm hạn chế rất lớn đến hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử nước ta.

  • Yếu tố trình độ văn hóa - xã hội, bao gồm trình độ ý thức pháp luật chung của công dân trong xã hội, xu hướng dư luận trong xã hội nói chung ở mỗi thời kỳ và các đặc thù về văn hóa - xã hội của đất nước, trình độ phát triển giữa các vùng miền, địa phương, cơ cấu thành phần dân tộc, tôn giáo,…cần được tính đến trong xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử.

  • 1.3. Các nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử trên địa bàn cấp huyện

  • 1.3.1. Khái quát các nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta

  • Các chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử như đã nêu ở phần trên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã được quy định rõ trong luật bầu cử và các văn bản pháp luật ngành, lĩnh vực có liên quan, trong đó công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta bao gồm những nội dung:

  • 1. Quyết định và công bố ngày bầu cử;

  • 2. Dự kiến cơ cấu thành phần và phân bổ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND;

  • 3. Ấn định đơn vị bầu cử và xác định khu vực bỏ phiếu;

  • 4. Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử;

  • 5. Lập và niêm yết danh sách cử tri;

  • 6. Tổ chức đảm bảo quyền ứng cử;

  • 7. Tổ chức hiệp thương và lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp;

  • 8. Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử;

  • 9. Tổ chức vận động bầu cử;

  • 10. Tổ chức “ngày bầu cử”;

  • 11. Giải quyết các tình huống phát sinh trong bầu cử (gồm: giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tổ chức bầu cử thêm; Tổ chức bầu cử lại; Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử).

  • 12. Xác định người trúng cử và công bố kết quả bầu cử;

  • 13. Tổng kết cuộc bầu cử.

  • Các nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử nêu trên gồm các nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước ở trung ương và cấp tỉnh như: quyết định và công bố ngày bầu cử (Quốc hội); dự kiến cơ cấu thành phần và phân bổ đại biểu Quốc hội (Ủy ban thường vụ Quốc hội); dự kiến cơ cấu thành phần và phân bổ đại biểu HĐND tỉnh(thường trực HĐND tỉnh); thành lập Hội đồng bầu cử Quốc gia(Quốc hội); thành lập UBBC cấp tỉnh, ban bầu cử cấp tỉnh (UBND thống nhất với thường trực HĐND, UBMTTQ Việt Nam cùng cấp); tổ chức hiệp thương ở trung ương, ở cấp tỉnh; công bố kết quả bầu cử trong cả nước,…và các nội dung thuộc thẩm quyền các cơ quan, các cấp chính quyền địa phương.

  • Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, tác giả trọng tâm đề cập đến các nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở cấp huyện và cấp xã sau đây:

  • 1.3.2. Các nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở cấp huyện, cấp xã

  • 1.3.2.1. Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử, chia đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện và đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã; xác định khu vực bỏ phiếu ở cấp xã

  • Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở cấp huyện và cấp xã

  • Luật bầu cử ở nước ta từ trước tới nay không quy định thành lập cơ quan bầu cử chuyên trách, thay vào đó là quy định thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử có tính chất lâm thời, các tổ chức phụ trách bầu cử được lập ra chỉ để phục vụ cho mỗi cuộc bầu cử và sẽ giải thể sau khi kết thúc mỗi cuộc bầu cử. Theo Điều 21, Luật bầu cử 2015, các tổ chức phụ trách bầu cử ở cấp huyện, cấp xã bao gồm:

  • 1. Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn;

  • 2. Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã

  • 3. Tổ bầu cử.

  • Việc thành lập các tổ chức bầu cử ở cấp huyện, cấp xã được quy định tại Điều 22, Điều 24, Điều 25 Luật bầu cử 2015 như sau:

  • 1.3.2.2. Công tác lập và niêm yết danh sách cử tri

  • 1.3.2.3. Công tácbảo đảm quyền ứng cử và tổ chức hiệp thương lập danh sách chính thức người ứng cử đại biểu HĐND huyện, đại biểu HĐND xã

  • Công tác bảo đảm quyền ứng cử

  • Ứng cử và giới thiệu ứng cử viên (hay đưa người ra ứng cử) là một giai đoạn quan trọng trong tiến trình bầu cử, vì cử tri chỉ được lựa chọn bầu trong số những ứng cử viên là đại diện cho mình. Kết thúc giai đoạn này đã cho phép dự đoán kết quả bầu cử đến một mức độ nhất định.

  • Tổ chức hiệp thương lập danh sách chính thức người ứng cử đại biểu HĐND huyện, đại biểu HĐND xã

  • 1.3.2.4. Công tác hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử

  • Chính quyền cấp huyện, chính quyền cấp xã dựa trên sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên và Đảng ủy cấp huyện, Đảng ủy cấp xã tổ chức các hội nghị triển khai công tác bầu cử tại cấp mình.

  • Dựa trên các nội dung trong Hội nghị triển khai công tác bầu cử, UBBC, UBMTTQ cấp huyện và cấp xã căn cứ tiến độ công tác bầu cử và hướng dẫn của các cơ quan chức năng cấp tỉnh, tổ chức hội nghị tập huấn về nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức làm công tác bầu cử, việc tập huấn hướng dẫn được thực hiện nhiều lần theo yêu cầu của công tác bầu cử.

  • Tại Điều 62 Luật Bầu cử 2015 quy định về trách nhiệm cơ quan, tổ chức trong chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, trong đó ủy ban bầu cử ở cấp huyện, cấp xã chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử và giải quyết khiếu nại, tố cáo về vận động bầu cử ở cấp mình.

  • 1.3.2.5. Công tác tổ chức vận động bầu cử

  • 1.3.2.6. Công tác tổ chức “Ngày bầu cử”

  • Công tác tổ chức quyền bỏ phiếu bầu của của cử tri là hoạt động thực hành của quy trình bầu cử. Pháp luật của tất cả các nước đều quy định thủ tục bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo việc tự do thể hiện ý chí của công dân.

  • Nhìn chung, pháp luật của các nước không có các quy định cụ thể về trình tự bỏ phiếu, hoạt động bỏ phiếu thường được tiến hành theo các quy định của cơ quan phụ trách bầu cử. Chỉ có những người có tên trong danh sách cử tri mới được tham gia bỏ phiếu. Mỗi cử tri đều phải xuất trình giấy tờ tùy thân của mình mới được nhận phiếu bầu. Nội dung và hình thức thể hiện trên phiếu bầu của mỗi quốc gia thường khác nhau. Một số nước để sẵn ô trống để cử tri viết tên ứng cử viên vào, nếu đó là một cuộc bầu cử chỉ được bầu một ứng cử viên như Nhật Bản. Một số nước khác in sẵn tên các ứng cử viên để cử tri lựa chọn, gạch tên những người không ủng hộ. Hình thức phiếu bầu này thường áp dụng cho các cuộc bầu cử bầu từ hai ứng cử viên trở lên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cử tri bỏ phiếu được chính xác.

  • Để tạo thuận lợi cho cử tri, một số nước còn áp dụng các phương thức thực hiện bỏ phiếu khác nhau. Tại Pháp, cử tri được các ứng cử viên, các đảng phải phát cho phiếu bầu tại nhà, còn khi đi bỏ phiếu chỉ mang theo phong bì có đựng phiếu bầu của mình đến phòng bỏ phiếu. Tại Mêhicô nếu cử tri đi vắng, không thể bỏ phiếu tại nơi đăng ký danh sách thì vẫn có thể nhận phiếu bầu từ khu vực bầu cử khác. Pháp luật của một số nước lại cho phép cử tri được bỏ phiếu qua đường bưu điện nhưng phải đảm bảo thủ tục chặt chẽ. Ví dụ như ở Đức, việc bỏ phiếu qua đường bưu điện được coi là hợp lệ nếu cử tri viết cam đoan rằng mình đã viết phiếu và ký tên. Pháp luật bầu cử của Pháp còn cho phép bỏ phiếu theo ủy quyền. Trường hợp này áp dụng đối với những công dân đang ở nước ngoài, vì lý do sức khỏe không thể bỏ phiếu tại nơi đặt hòm phiếu được. Tuy nhiên, cá nhân được ủy quyền cũng phải được đăng ký trước trong danh sách cử tri.

  • Ngoài việc sử dụng phiếu bầu, một số bang của Hoa Kỳ còn áp dụng phương pháp bỏ phiếu điện tử bằng máy bầu cử để thay cho cách bỏ phiếu thông thường. Máy bầu cử là thiết bị cho phép bỏ phiếu và kiểm phiếu tự động. Do đó, cử tri không thể bỏ phiếu nhiều lần trong một cuộc bầu cử. Bỏ phiếu điện tử là phương pháp hiện đại vừa giúp cho việc đơn giản hóa thủ tục, đồng thời hạn chế hiện tượng gian lận trong bỏ phiếu và kiểm phiếu [1].

  • Ở nước ta, trước ngày bầu cửcác Tổ bầu cử ở địa phương thực hiện các công việc chuẩn bị như: bố trí địa điểm bỏ phiếu, phân công thành viên Tổ bầu cử trực bảo vệ địa điểm bỏ phiếu cả ngày và đêm trước ngày bầu cử và trong ngày bầu cử; chuẩn bị hòm phiếu; nhận tài liệu liên quan đến công tác bầu cử của tổ bầu cử; phân công cụ thể cho từng thành viên tổ bầu cử; rà soát, kiểm tra lại toàn bộ các loại phương tiện vật chất - kỹ thuật phục vụ ngày bầu cử; quản lý phiếu bầu…

  • Theo nguyên tắc bầu cử trực tiếp cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu, người viết hộ phải đảm bảo bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

  • 1.3.2.7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bầu cử (nếu có)

  • 1.3.2.8. Tổng kết cuộc bầu cử ở cấp huyện, cấp xã

  • Về công bố kết quả bầu cử tại cấp huyện và cấp xã, Luật bầu cử 2015 quy định: UBBC căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND ở cấp mình chậm nhất là 10 ngày sau ngày bầu cử (Luật bầu cử trước đây quy định 5 ngày sau ngày bầu cử đối với cuộc bầu cử HĐND xã, phường, thị trấn; 7 ngày sau ngày bầu cử đối với cuộc bầu cử đại biểu HĐND huyện miền xuôi, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; 16 ngày sau bầu cử đối với cuộc bầu cử đại biểu HĐND huyện miền núi và hải đảo, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 15 ngày đối với các tỉnh miền núi).

  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

  • 2.1. Khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế, xã hội tác động đến việc tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử tại huyện Hoài Đức

  • 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức trong thời gian vừa qua

  • Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021. Mặc dù, các văn bản pháp luật về bầu cử đã có nhiều đóng góp quan trọng vào kết quả cuộc bầu cử, nhưng qua thực tiễn thi hành pháp luật về bầu cử vẫn còn những hạn chế, bất cập cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

  • Các quy định về tiêu chuẩn đại biểu trong luật bầu cử còn chung chung, nhất là các quy định về trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức,…nên trong quá trình hiệp thương gặp khó khăn về tiêu chí lựa chọn, giới thiệu người ứng cử, thậm chí có nơi phát sinh khiếu nại, tố cáo liên quan đến tiêu chuẩn của người ứng cử. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức, trình độ của người dân được nâng cao thì đại biểu dân cử cần có tiêu chuẩn cao hơn, cụ thể hơn để đáp ứng yêu cầu vừa là đại diện cho nhân dân, vừa có đủ năng lực tham gia hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn to lớn của Quốc hội, của HĐND mà pháp luật quy định.

  • Các quy định về lập danh sách cử tri, các trường hợp không có quyền bầu cử như bị tước quyền bầu cử, bị mắc các bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức,…đều chưa được hướng dẫn chi tiết thi hành, gây lúng túng trong quá trình lập danh sách cử tri.

  • Các quy định về công tác hiệp thương trong quá trình thực hiện cho thấy còn có bất cập, hạn chế, thời gian chuẩn bị cho công tác hiệp thương còn ngắn nhất là thời gian cho bước lấy ý kiến tín nhiệm của cử tri nơi cư trú. Quy định về về biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín trong các hội nghị không thống nhất, chưa phát huy được tính dân chủ, chưa tạo điều kiện cho các đại biểu tham dự có khả năng thể hiện đúng chính kiến của mình.

  • Các quy định về vận động bầu cử còn chung chung, nhất là về cách thức, trách nhiệm, số lượng các cuộc tiếp xúc, chưa có cơ chế phát hiện những trường hợp vận động bầu cử vi phạm pháp luật, chưa có tiêu chí đánh giá sự công bằng giữa các ứng cử viên và các chế tài xử lý vi phạm.

  • Thực tiễn cho thấy, sau khi tổng kết cuộc bầu cử, việc thi đua, khen thưởng đã được tiến hành để ghi nhận và khuyến khích những tập thể, cá nhân đã có thành tích triển khai tổ chức bầu cử. Tuy nhiên, trong luật bầu cử chưa quy định cụ thể về vấn đề này.

  • 2.2.1. Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử, chia đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện và đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã; xác định khu vực bỏ phiếu ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoài Đức

  • 2.2.2. Công tác lập và niêm yết danh sách cử tri trên địa bàn huyện Hoài Đức

  • 2.2.3. Công tác bảo đảm quyền ứng cử và tổ chức hiệp thươnglập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND huyện, đại biểu HĐND xã trên địa bàn huyện Hoài Đức

  • 2.2.3.1. Công tác bảo đảm quyền ứng cử đại biểu HĐND huyện, đại biểu HĐND xã, thị trấn trên địa bàn huyện

  • 2.2.4. Công tác hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử trên địa bàn huyện Hoài Đức

  • 2.2.4.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử trên địa bàn huyện Hoài Đức

  • 2.2.5. Công tác tổ chức vận động bầu cử trên địa bàn huyện Hoài Đức

  • 2.2.6. Công tác tổ chức “ngày bầu cử” trên địa bàn huyện Hoài Đức

  • 2.2.7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bầu cử trên địa bàn huyện Hoài Đức

  • 2.2.8. Tổng kết cuộc bầu cử trên địa bàn huyện Hoài Đức

  • 2.3. Đánh giá công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

  • 2.3.1. Về ưu điểm

  • 2.3.2. Về hạn chế và nguyên nhân

  • - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

  • 3.1. Phương hướng bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

  • Qua thực tế theo dõi, nắm tình hình của quá trình triển khai các cuộc bầu cử và đặc biệt là việc triển khai cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 cho thấy: việc thi hành pháp luật về bầu cử được các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân thực hiện nghiêm túc, từ việc công bố ngày bầu cử, thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử, tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến, các hội nghị hiệp thương, xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác tuyên truyền, đảm bảo an ninh trật tự, vận động bầu cử, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử, lập danh sách cử tri, tổ chức ngày bầu cử, công bố kết quả bầu cử. Trong thời gian tới, để bảo đảm cho công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, cần tập trung vào những phương hướng sau đây:

  • 3.1.1. Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử đảm bảo đúng pháp luật, dân chủ, minh bạch.

  • Ý chí nhân dân là bản chất dân chủ của bầu cử, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình. Trong nhà nước dân chủ, bầu cử được tiến hành để xác định quyền cho những người đại diện nắm giữ những cương vị chính trị. Một vấn đề quan trọng của luật Hiến pháp là việc nhân dân lựa chọn (bằng cách bầu) đại diện của mình để giữ những chức danh nhà nước ở trung ương và địa phương - cơ sở để cho rằng nhà nước được nhân dân trao quyền và cũng theo đó mà hệ quả logic tất yếu theo tư duy dân chủ là nhà nước thực hiện quyền lực chừng nào nhân dân còn tín nhiệm. Như vậy, bầu cử là phương thức được sử dụng để quyền lực nhà nước thiết lập ra bởi nhân dân. Vì thế việc phản ánh trung thực ý chí của nhân dân là vấn đề cốt lõi của mọi cuộc bầu cử.

  • Có thể cho rằng, đã nói đến bầu cử như là cách thức thành lập các chức danh nhà nước quan trọng theo ý chí của các thành viên của cộng đồng xã hội thì bầu cử chỉ có ý nghĩa nếu như nó tự do, công bằng, công khai, mở rộng, khách quan và chính xác. Những thuộc tính phải có của bầu cử nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ và là cơ sở của nhau, đôi khi giao nhau vì có chung những biểu hiện và suy cho cùng cũng là để cho cuộc bầu cử thực sự dân chủ: kết quả của bầu cử là sự thể hiện ý chí chung của nhân dân, không phải ý chí nhà nước hay bất kỳ tổ chức nào đang tồn tại, kể cả các tổ chức có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị.

  • Các yêu cầu cơ bản bảo đảm ý chí nhân dân trong bầu cử đã được nhân loại quan tâm trong nhiều thập niên và được đúc rút tổng kết, đó là việc duy trì các nguyên tắc bầu cử: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

  • Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín là những nguyên tắc bầu cử phổ biến trong xã hội hiện đại. Đó có thể được coi là sự tích hợp những tri thức tiến bộ nhất của con người về bầu cử và đó là điều không cần bàn cãi. Ở nước ta, những nguyên tắc đó đã được khẳng định trong Hiến pháp và các đạo luật về bầu cử. Tuy nhiên, giữa các quy định của Hiến pháp và các đạo luật và thực tiễn tổ chức thực hiện các nguyên tắc này ở nước ta hiện nay đôi khi còn có khoảng cách khá lớn. Do vậy, định hướng đầu tiên bảo đảm tổ chức pháp luật về bầu cử dân chủ, minh bạch cần khắc phục những bất cập thuộc về các nguyên tắc bầu cử, đặc biệt là nguyên tắc phổ thông và nguyên tắc bình đẳng trong chế độ bầu cử ở nước ta hiện nay.

  • 3.1.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử cần chú trọng chất lượng ứng cử viên

  • Thực tế cho thấy, những cuộc bầu cử gần đây, số lượng người đăng ký tự ứng cử đã tăng lên đáng kể, vì không có quy định cụ thể điều kiện nên nhiều người tự ứng cử không phải là nhân tố tiêu biểu trong xã hội, các tổ chức bầu cử phải xử lý nhiều việc liên quan đến người tự ứng cử, tỷ lệ trúng cử cũng thấp. Các thế lực thù địch, các đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc, gây khó khăn cho quá trình bầu cử.

  • Để khắc phục hạn chế này, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong thời gian tới cần sửa đổi bổ sung theo hướng quy định rõ ràng về cơ cấu, thành phần người tự ứng cử và quy định rõ các điều kiện về nơi cư trú, nơi làm việc để công dân tham gia tự ứng cử thực hiện quyền ứng cử phù hợp với quy định của pháp luật, giúp cơ quan có thẩm quyền giám sát, xác minh trong trường hợp cần thiết. Việc cụ thể hóa điều kiện đối với người tự ứng cử sẽ ràng buộc, hạn chế được tình trạng tự ứng cử tràn lan và cũng sẽ động viên người có tài, có đức, đủ điều kiện ra tự ứng cử để cử tri lựa chọn bầu làm đại biểu dân cử.

  • Để nâng cao chất lượng ứng cử viên, quy trình hiệp thương cần phải thực hiện nghiêm túc, khách quan bởi lẽ, nếu như những nguyên tắc hiệp thương không được bảo đảm thì hiệp thương là quy trình dễ trở nên thiếu dân chủ. Qua quá trình hiệp thương nhân dân không trực tiếp thể hiện ý chí trong việc loại bỏ sơ bộ người tham gia ứng cử và việc loại bỏ người tham gia ứng cử được thực hiện bởi các tổ chức.

  • Bên cạnh đó, việc vận động bầu cử của các ứng cử viên pháp luật bầu cử cần có những quy định rõ ràng và cụ thể hơn, nhất là về cách thức, trách nhiệm, số lượng các cuộc tiếp xúc, hiện chưa có cơ chế phát hiện những trường hợp vận động bầu cử vi phạm pháp luật, chưa có tiêu chí đánh giá sự công bằng giữa các ứng viên và các chế tài xử lý vi phạm. Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi các quy định hiện hành theo hướng quy định cụ thể hơn vấn đề vận động bầu cử trong luật bầu cử để hạn chế, chấm dứt tình trạng sử dụng vật chất mua chuộc cử tri.

  • 3.1.3. Đổi mới nhận thức về công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử

  • 3.2. Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

  • 3.2.1. Đổi mới và nâng cao vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền huyện Hoài Đức

  • 3.2.2. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về bầu cử nhất là các quy định về trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử trên địa bàn cấp huyện, cấp xã.

  • 3.2.3. Tăng cường đầu tư kinh phí, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền và công tác tổ chức “ngày bầu cử”. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử.

  • Mặc dù là một huyện ngoại thành thủ đô, nhưng nhìn chung, các điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật của trang bị cho công tác tổ chức thực hiện pháp luật trên địa bàn huyện Hoài Đức vẫn còn hạn hẹp.

  • Nhất là các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tuyên truyền và công tác tổ chức “ngày bầu cử” như địa điểm, trang thiết bị máy móc, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, công tác kiểm phiếu thống kê còn hạn chế. Như đã nêu ở phần thực trạng, tổng số xã, thị trấn trên địa bàn huyện có 20 xã, thị trấn thì có tới 17/20 xã rất khó khăn về bố trí địa điểm bỏ phiếu, chỉ có 3/20 xã có đủ nhà văn hóa các thôn phục vụ công tác bầu cử. Không ít các xã phải tổ chức ngày bầu cử ở những địa điểm hết sức chật hẹp, thiếu mỹ quan...

  • Bởi vậy, trong thời gian tới, để đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật đạt hiệu quả, cần tăng cường hơn nữa đầu tư kinh phí, nâng cấp cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ tin học hiện đại vào công tác tuyên truyền và tổ chức bầu cử.

  • 3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bầu cử

  • 3.2.5. Tăng cường giám sát đối với công tác tổ chức bầu cử

  • KẾT LUẬN

Nội dung

Ngày đăng: 09/07/2021, 16:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Thống kê khu vực bỏ phiếu trên địa bàn huyện Hoài ĐứcCuộc  bầu  cử  đại  biểu  Quốc  hội  khóa  XIV  và  đại  biểu  HĐND  nhiệm kỳ 2016-2021  - Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện hoài đức thành phố hà nội
Bảng 2.1. Thống kê khu vực bỏ phiếu trên địa bàn huyện Hoài ĐứcCuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021 (Trang 60)
Bảng 2.2. Công bố danh sách chính thức số đơn vị bầu đại biểu HĐND huyện, số đại biểu được bầu, số người ứng cử đại biểu HĐND huyện Hoài  Đức khóa XIX, nhiệm kỳ 2016- 2021 tại đơn vị bầu cử:  - Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện hoài đức thành phố hà nội
Bảng 2.2. Công bố danh sách chính thức số đơn vị bầu đại biểu HĐND huyện, số đại biểu được bầu, số người ứng cử đại biểu HĐND huyện Hoài Đức khóa XIX, nhiệm kỳ 2016- 2021 tại đơn vị bầu cử: (Trang 61)
KHU VỰC BỎ PHIẾU - Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện hoài đức thành phố hà nội
KHU VỰC BỎ PHIẾU (Trang 61)
Bảng 2.3. Công bố danh sách chính thức số đơn vị bầu cử, số đại biểu được bầu và số người ứng cử đại biểu HĐND xã, thị trấn tại đơn vị bầu  cử trên địa bàn huyện Hoài Đức, nhiệm kỳ 2016-2021 - Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện hoài đức thành phố hà nội
Bảng 2.3. Công bố danh sách chính thức số đơn vị bầu cử, số đại biểu được bầu và số người ứng cử đại biểu HĐND xã, thị trấn tại đơn vị bầu cử trên địa bàn huyện Hoài Đức, nhiệm kỳ 2016-2021 (Trang 63)
Bảng 2.4. Kết quả hiệp thương Cuộc bầu cử năm 2011 và Cuộc bầu cử năm 2016 trên địa bàn huyện Hoài Đức  - Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện hoài đức thành phố hà nội
Bảng 2.4. Kết quả hiệp thương Cuộc bầu cử năm 2011 và Cuộc bầu cử năm 2016 trên địa bàn huyện Hoài Đức (Trang 74)
Bảng 2.6. Kết quả bầu cửđại biểu HĐNDhuyện năm 2011 và 2016 - Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện hoài đức thành phố hà nội
Bảng 2.6. Kết quả bầu cửđại biểu HĐNDhuyện năm 2011 và 2016 (Trang 98)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w