1. Luận án đã hệ thống hóa được một số nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến hướng nghiên cứu; xây dựng được hệ thống khái niệm cốt lỗi của đề tài. Luận án cũng đã phân tích Đặc trưng hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực, làm sáng tỏ được các Quan điểm hoạt động học tập của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng tiếp cận năng lực và Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng tiếp cận năng lực trong bối cảnh đổi mới giáo dục của nước ta hiện nay. Luận án đã xây dựng được khung lý luận về Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng tiếp cận năng lực và đánh giá khách quan các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng tiếp cận năng lực để làm tiền đề cho đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng tiếp cận năng lực. 2. Luận án đã thực hiện khảo sát và đánh giá khách quan, khoa học thực trạng hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nam Bộ; thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo tiếp cận năng lực; thực trạng hoạt động học tập và quản lí hoạt động học tập của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng tiếp cận năng lực trên các địa bàn khảo sát khu vực Tây Nam Bộ (mặt mạnh, những hạn chế và nguyên nhân). Những dữ liệu nghiên cứu thực trạng đã được phân tích toàn diện, chi tiết làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp của đề tài. 3. Luận án đã đề xuất 6 biện pháp Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nam Bộ, gồm: (1) Tổ chức quán triệt tầm quan trọng về quản lý hoạt động học tập của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nam Bộ cho các cấp quản lý; (2) Quản lý quy trình tự học và mô hình nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nam Bộ; (3) Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức học tập theo tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nam Bộ (4) Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập và phát triển năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nam Bộ; (5) Tổ chức bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý và tối ưu hóa các điều kiện đảm bảo hoạt động học tập của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nam Bộ; (6) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội để tổ chức hoạt động học tập của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nam Bộ. Hệ thống các biện pháp đề xuất đã góp phần giải quyết cơ bản các tồn tại của thực tiễn quản lí. Các biện pháp trên đã được tác giả thực hiện khảo nghiệm và thử nghiệm, kết quả cho thấy tính cần thiết và khả thi cao; có khả năng vận dụng vào việc quản lý hoạt động học tập học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nam Bộ theo tiếp cận năng lực và những địa phương có điều kiện tương đồng.