tiểu luận nguyên lý CNXH

34 3 0
tiểu luận nguyên lý CNXH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chính trị được hiểu là những vấn đề điều hành bộ máy nhà nước hoặc những hoạt động của giai cấp, chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền điều hành nhà nước. Chính trị là một trong những lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm các hoạt động và các mối quan hệ liên quan đến công việc và giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp chiếm ưu thế luôn luôn muốn giành lấy vai trò thực hiện các công việc chung để xác lập và duy trì địa vị thống trị của giai cấp mình. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác Lênin cho rằng, thực chất chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, là những hoạt động xoay quanh vấn đề giành, giữ chính quyền và sử dụng quyền lực nhà nước. Tất nhiên, chính trị không chỉ bao gồm các công việc của Nhà nước. Xã hội muốn tồn tại và phát triển thì còn hàng loạt vấn đề chung khác cần giải quyết như các vấn đề liên quan đến hệ tư tưởng, ý thức, đạo đức xã hội, các phương án giải quyết các vấn đề chung của xã hội khác với giai cấp, tầng lớp nắm quyền... Vì vậy, bên cạnh Nhà nước trong xã hội còn tồn tại các tổ chức chính trị khác. Hệ thống chính trị là một chính thể trong việc tổ chức mối quan hệ qua lại với những hệ thống khác như: Hệ thống kinh tế, văn hóa, xã hội,… Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chính trị quốc gia là địa lý và điều kiện kinh tế xã hội. Hệ thống chính trị là tổng thể các cơ quan, tổ chức nhà nước, đảng phái, đoàn thể xã hội, nói chung là các lực lượng tham gia, và mối quan hệ giữa các lực lượng đó, chỉ phối sự tồn tại và phát triển đời sống chính trị của một quốc gia, thể hiện bản chất của chế độ chính trị của quốc gia, con đường phát triển của xã hội. Để làm rõ tính chất, quy mô tham gia đời sống chính trị của các cơ quan, tổ chức gọi chung là các thiết chế, về lí luận và trong thực tiễn thường có sự phân biệt: 1) Những thiết chế mang tính chất hoàn toàn, thuần tuý chính trị như nhà nước, đảng; 2) Những tổ chức chính trị xã hội tức là không hoàn toàn, thuần tuý chính trị, có tính chất là những đoàn thể tập hợp các tầng lớp, bộ phận dân cư theo giới, lứa tuổi, nghề nghiệp...

Ngày đăng: 06/07/2021, 15:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan