1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Động cơ thúc đẩy ý định mua quần áo đã qua sử dụng của người tiêu dùng Việt Nam

247 12 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 247
Dung lượng 4,32 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngành công nghiệp sản xuất quần áo đang là ngành gây ô nhiễm đứng thứ hai trên thế giới, chiếm tới 10% lượng khí thải carbon và gần 20% lượng nước thải toàn cầu (Conca, 2015; Pal và Gander, 2018). Sự phát triển bùng nổ của thời trang nhanh (fast fashion) đã làm cho các phong cách mới nhanh chóng được thay thế, bên cạnh đó mức giá thấp và sự khuyến khích người tiêu dùng (NTD) mua quần áo mới thường xuyên đã khiến cho một lượng lớn quần áo không được sử dụng (Joy và cộng sự, 2012; Zamani và cộng sự, 2017) trở thành rác thải: Ở Tây Ban Nha, mỗi người loại bỏ 7 kg quần áo mỗi năm, tạo ra tổng cộng 326.000 tấn chất thải quần áo hàng năm (Vinces và cộng sự, 2020); ở Anh khoảng 1 triệu tấn hàng dệt gia dụng bị vứt bỏ hàng năm (WRAP, 2013); tại Đài Loan, tổng cộng 72.000 tấn quần áo phải xử lý hàng năm (Tu và Hu, 2018); có gần 26 triệu tấn sản phẩm dệt được xử lý tại các bãi chôn lấp ở Trung Quốc (Lin, 2016); tại Việt Nam theo báo cáo khảo sát của YouGov năm 2017 thì trong năm 2016, có ¾ (75%) NTD trưởng thành Việt Nam đã cho/vứt bỏ quần áo, khoảng 1/5 (khoảng 19%) trong số đó đã vứt đi hơn 10 món trang phục trong năm, 2/5 (khoảng 43%) từng cho lại/vứt bỏ một món trang phục sau khi mới mặc một lần và khoảng 1/5 trong số đó đã bỏ đi ít nhất 3 món đồ mà họ mới mặc một lần. Làm thế nào để giảm thiểu lượng rác thải thời trang ra môi trường hướng đến sản xuất và tiêu dùng bền vững đang là một trong những vấn đề được rất nhiều quốc gia, nhà khoa học, người kinh doanh và người tiêu dùng quan tâm. Các hướng giải quyết đã được đề cập đến: lựa chọn sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thời trang hữu cơ là những bộ quần áo được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như sợi cotton, tre, đay, không sử dụng hóa chất, an toàn cho da, dễ dàng tái chế và tái sử dụng khi người tiêu dùng loại bỏ quần áo (Ghosh, 2010); Tiêu dùng hợp tác và chia sẻ các bộ trang phục đã qua sử dụng giữa những người tiêu dùng với nhau (Belk, 2014; Lang và Zhang, 2019; Styvén và Mariani, 2020; Zamani và cộng sự, 2017), đó là quá trình cho và nhận giữa những thành viên trong gia đình, giữa bạn bè, người quen với nhau hoặc với người xa lạ thông qua các sự kiện xã hội trao đổi quần áo mà không cần trao đổi tiền tệ (Iran và Schrader, 2017); Tái chế các bộ trang phục đã qua sử dụng, những người chủ ban đầu tìm cách đem những sản phẩm này đến các cửa hàng tái chế (Parsons, 1999), một số thương hiệu thời trang ngày nay cũng đang vận động người tiêu dùng đem những bộ quần áo đến cửa hàng của họ để tái chế như H&M (Thụy Điển) đã rất tích cực trong việc thúc đẩy phong trào tái chế quần áo này; Mua quần áo đã qua sử dụng (QAĐQSD) thay cho việc mua sắm quần áo mới cũng là một trong nhưng giải pháp được đề cập đến. Thậm chí mua sắm QAĐQSD còn được cho là một trong những lựa chọn tiêu dùng quần áo bền vững với môi trường nhất (Corvellec, 2017) bởi việc tái sử dụng quần áo giúp kéo dài vòng đời của quần áo, làm giảm số lượng quần áo bị bỏ đi, do đó làm giảm ô nhiễm môi trường và tình trạng lãng phí các nguồn tài nguyên (Farrant và cộng sự, 2011). Khởi điểm đầu tiên, QAĐQSD được tiêu thụ là do trong những hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nạn đói, chiến tranh, thất nghiệp (Lemire, 2006) vì thế, QAĐQSD được nhìn nhận như là thời trang cấp thấp dành cho những người nghèo khó (Hansen, 2010). Ngày nay QAĐQSD đang trở thành một xu hướng thời trang toàn cầu (Herjanto và cộng sự, 2016). Theo số liệu của hãng PrivCo năm 2017, ngành kinh doanh QA ĐQSD trên toàn cầu hiện có tổng giá trị 18 tỷ USD và có thể tăng trưởng 11% mỗi năm, dự kiến đạt 33 tỷ USD vào năm 2021 và 41 tỷ USD vào năm 2022. Trước xu hướng phát triển của ngành kinh doanh QAĐQSD đang ngày càng hấp dẫn (Xu và cộng sự, 2014). Các quốc gia phát triển tại châu Âu và châu Mỹ đã có những chế tài quản lý minh bạch trong việc xuất nhập khẩu cũng như tái chế (Norris, 2015) để hướng đến sự phát triển bền vững của ngành thời trang (DeLong và cộng sự, 2005). Tuy nhiên, tại một số quốc gia đang phát triển và kém phát triển thuộc về châu Phi và châu Á, để đảm bảo cho ngành công nghiệp sản xuất thời trang trong nước có thể phát triển, chính phủ của các quốc gia này đã xếp sản phẩm này vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu (Hansen, 2004), thậm chí chính quyền một số nước còn kêu gọi người dân không sử dụng (Hansen, 2004). Do đó, QAĐQSD đã được đưa vào những thị trường này một cách thiếu minh bạch bằng cách buôn lậu (Hansen, 2004; Isla, 2013). Vì thế, chúng không phải chịu thuế dẫn đến sự thiếu công bằng cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thời trang trong nước (Hansen, 2004). Bên cạnh đó, chúng cũng không được kiểm duyệt về chất lượng và nguồn gốc từ các cơ quan chức năng nên luôn tồn tại những lo ngại về sự truyền bệnh và nguồn gốc của sản phẩm (Belk, 1988; Hansen, 2010). Mặc dù vậy, người dân tại các quốc gia này lại rất ưa chuộng và tìm mua QA ĐQSD (Hansen, 2004) mà không có yếu tố nào ngăn cản, bất chấp qui định của chính phủ cũng như những lo ngại về nguồn gốc và sự sạch sẽ của sản phẩm.

Ngày đăng: 06/07/2021, 10:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alwit, L. F., & Berger, I. E. (1993). ‘Understanding the link between environmental attitudes and consumer product choice: Measuring the moderating role of attitude strength’. Advances in Consumer Research, 20, 189-194 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Advances in Consumer Research
Tác giả: Alwit, L. F., & Berger, I. E
Năm: 1993
2. Anderson, J. C., and Gerbing, D. W. (1988), ‘Structuaral equation modeling in practice: A review and Recommended two-step approach’, Psychological bulletin, 103 (3), 411 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychological bulletin
Tác giả: Anderson, J. C., and Gerbing, D. W
Năm: 1988
3. Antil, J. H. (1984). ‘Socially responsible consumers: Profile and implications for public policy’. Journal of Macromarketing, 4(3), 18-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Macromarketing
Tác giả: Antil, J. H
Năm: 1984
4. Antonides, G. & Van Raaij, W. F. (1998) Consumer Behaviour: A European Perspective. New York: John Wiley Sách, tạp chí
Tiêu đề: Consumer Behaviour: A European Perspective
5. Ajzen I. (1991). ‘The theory of planned behavior’. Organizational Behavior and Human Decision Processes, Vol.50, pp.192-211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Organizational Behavior and Human Decision Processes
Tác giả: Ajzen I
Năm: 1991
6. Ajzen, I. & Fishbein, M. (1980). Understanding attitudes and predicting social behavior. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Understanding attitudes and predicting social behavior
Tác giả: Ajzen, I. & Fishbein, M
Năm: 1980
7. Armitage, C. J. & Conner, M. (2001). ‘Efficacy of the theory of planned behavior: A meta analytic review’. British Journal of Social Psychology, 40, 471–499 Sách, tạp chí
Tiêu đề: British Journal of Social Psychology
Tác giả: Armitage, C. J. & Conner, M
Năm: 2001
8. Arnold, M.J., Reynolds, K.E., (2003). ‘Hedonic shopping motivations’. J. Retail. 79 (2), 77–95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J. Retail
Tác giả: Arnold, M.J., Reynolds, K.E
Năm: 2003
9. Babin, B.J., W.R. Darden and M. Griffin (1994), ‘Work and/or Fun: Measuring Hedonic and Utilitarian Shopping value’, Journal of Consumer Research, 20 (November), 644–56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Consumer Research
Tác giả: Babin, B.J., W.R. Darden and M. Griffin
Năm: 1994
10. Bardhi, F. & Arnould, E.J. (2005). ‘Thrift shopping: Combining utilitarian thrift and hedonic treat benefits’. Journal of Consumer Behaviour [Online]. 4(4): 223-233 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Consumer Behaviour
Tác giả: Bardhi, F. & Arnould, E.J
Năm: 2005
11. Barnes, J., & Bourgeois, J. (1979). ‘Viability and profile of the consumerist segment’. Journal of Consumer Research, 5, 217-228 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Consumer Research
Tác giả: Barnes, J., & Bourgeois, J
Năm: 1979
14. Beard, N.D., (2008). ‘The Branding of Ethical Fashion and the Consumer: a Luxury Niche or Mass-Market Reality?’ Fash. Theory 12 (4), 447–467 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fash. Theory
Tác giả: Beard, N.D
Năm: 2008
15. Bentler, P.M., and Bonett, D. G. (1980). 'Significance tests and goodness of fit in the analysis of covariance structures', 26th international conference on information systems development (ISD2017 CYPRUS) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bentler, P.M., and Bonett, D. G. (1980). 'Significance tests and goodness of fit in the analysis of covariance structures'
Tác giả: Bentler, P.M., and Bonett, D. G
Năm: 1980
16. Belk, R. (2014). ‘You are what you can access: Sharing and collaborative consumption online’. Journal of Business Research, 67(8), 1595–1600.https://doi.org/10.1016/j.jbusres.2013.10.001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Business Research
Tác giả: Belk, R
Năm: 2014
17. Belk, R.W. (1988). ‘Possessions and the extended self’. Journal of Con- sumer Research, 15, 139–168 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Con- sumer Research
Tác giả: Belk, R.W
Năm: 1988
18. Bloch, P. H. & Richins, M. L. (1983), ‘A Theoretical Model for the Study of Product Importance Perceptions’, Journal of Marketing, 47 (Summer), 69–81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Marketing
Tác giả: Bloch, P. H. & Richins, M. L
Năm: 1983
19. Brace-Govan, J., Binay, I., (2010). 'Consumption of disposed goods for moral identities: a nexus of organization, place, things and consumers'. J. Consum. Behav.9, 69–82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J. Consum. Behav
Tác giả: Brace-Govan, J., Binay, I
Năm: 2010
20. Burns, D.J. and Warren, H.B. (1995), ‘Need for uniqueness: shopping mall preference and choice activity’, International Journal of Retail & Distribution Management, Vol. 23 No. 12, pp. 4-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Retail & Distribution Management
Tác giả: Burns, D.J. and Warren, H.B
Năm: 1995
21. Carrigan, M., Moraes, C. & McEachern, M. (2013), ‘From conspicuous to considered fashion: A harm-chain approach to the responsibilities of luxury-fashion businesses’. Journal of Marketing Management, Vol. 29, No. 11-12, pp. 1277-1307 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Marketing Management
Tác giả: Carrigan, M., Moraes, C. & McEachern, M
Năm: 2013
22. Cervellon, M. C. & Vigreux, E. (2018). ‘Narrative and Emotional Accounts of Secondhand Luxury Purchases Along the Customer Journey. D. Ryding et al.(eds.)’, Vintage Luxury Fashion, Palgrave Advances in Luxury, https://doi.org/10.1007/978-3-319-71985-6_6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vintage Luxury Fashion, Palgrave Advances in Luxury
Tác giả: Cervellon, M. C. & Vigreux, E
Năm: 2018

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w