1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề xã hội trong truyện kiều từ những góc nhìn khác nhau

117 35 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐOÀN THỊ TUYẾT NHUNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TRUYỆN KIỀU TỪ NHỮNG GÓC NHÌN KHÁC NHAU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐOÀN THỊ TUYẾT NHUNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TRUYỆN KIỀU TỪ NHỮNG GÓC NHÌN KHÁC NHAU Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Nho Thìn THÁI NGUYÊN - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020 Tác giả luận văn Đoàn Thị Tuyết Nhung i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian theo học ở Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và dặc biệt trong khoảng thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về mặt vật chất, tinh thần, kiến thức và những kinh nghiệm quý báu từ gia đình, thầy cô và bạn bè Qua đây, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: GS.TS Trần Nho Thìn, người thầy đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn Quí thầy cô Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên giảng dạy các chuyên đề cho lớp cao học Văn học Việt Nam K12A1,2 đã hết lòng truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu khi chúng tôi theo học Đặc biệt, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên, tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020 Tác giả luận văn Đoàn Thị Tuyết Nhung ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 2 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10 4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 10 5 Phương pháp nghiên cứu .11 6 Đóng góp mới của đề tài .12 7 Bố cục 12 PHẦN NỘI DUNG 13 Chương 1 TIẾP CẬN VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC 13 1.1 Khái quát về cách tiếp cận vấn đề xã hội Truyện Kiều theo hướng xã hội học 13 1.2 Đặc điểm một số công trình tiêu biểu cho khuynh hướng tiếp cận vấn đề xã hội trong Truyện Kiều từ góc nhìn xã hội học .13 1.3 Một số nhận xét 43 Chương 2 TIẾP CẬN VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TRUYỆN KIỀU 48 TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC 48 2.1 Tổng quan về cách tiếp cận văn học theo khuynh hướng thi pháp học .48 2.2 Tiếp cận xã hội Truyện Kiều từ góc nhìn thi pháp học 50 2.2.1 Quan niệm nghệ thuật về không gian dưới góc nhìn thi pháp học 51 2.2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người .57 2.2.3 Hệ thống biểu tượng dưới góc nhìn thi pháp học 61 2.3 Một số nhận xét 66 Chương 3 TIẾP CẬN VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONGTRUYỆN KIỀU .70 TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC 70 3.1 Tổng quan về cách tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa học 70 3.2 Cách tiếp cận nội dung xã hội theo quan điểm Phật giáo 72 3.3 Cách đọc theo quan điểm nhân học văn hóa 85 3.4 Một số nhận xét 101 KẾT LUẬN .104 TÀI LIỆU THAM KHẢO .108 iii MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Truyện Kiều của Nguyễn Du được coi là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam Hơn 200 năm qua, lịch sử tiếp nhận của giới Kiều học đối với tác phẩm này cũng vô cùng phong phú Một vấn đề trung tâm của lịch sử tiếp nhận đó là phân tích, lý giải nội dung xã hội của tác phẩm Trong lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều, có những cách đọc, giải thích, phân tích khác nhau đối với nội dung xã hội, hình ảnh xã hội trong tác phẩm Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy trong một thời gian khá dài từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, cách tiếp cận xã hội học Macxit chiếm vị trị thống trị trong nghiên cứu và giảng dạy Truyện Kiều Như là để đối thoại lại cách tiếp cận xã hội này, đã xuất hiện những cách tiếp cận khác mà nổi bật là cách tiếp cận vấn đề nội dung xã hội trong Truyện Kiều, nổi bật là ba hướng tiếp cận: tiếp cận từ góc nhìn xã hội học, tiếp cận từ góc nhìn thi pháp học và tiếp cận từ góc nhìn văn hóa học Nếu cách tiếp cận từ góc nhìn xã hội học coi trọng mặt nội dung của tác phẩm, chủ yếu phân tích nhân vật theo quan điểm giai cấp dựa trên lập trường chính trị của giai cấp thống trị, cách tiếp cận nội dung xã hội theo quan điểm thi pháp học lại có xu hướng chú trọng đến đặc điểm của thế giới nghệ thuật với tính chất tự trị của nó Cách tiếp cận theo góc nhìn văn hóa học lại xem xét và lý giải các vấn đề xã hội ấy dưới lăng kính của hệ hình văn hóa Việt Nam Đã đến lúc cần phải nhìn lại những ưu nhược điểm của các cách tiếp cận nói trên Hiện, chưa có một luận văn nào dành riêng cho việc khảo sát, nghiên cứu cách đọc, cách tiếp cận nội dung xã hội của Truyện Kiều một cách hệ thống Đây là lý do chúng tôi quyết định chọn đề tài này làm nội dung nghiên cứu của luận văn Hơn nữa, là một giáo viên giảng dạy ở bậc Trung học phổ thông, tác giả luận văn cũng mong muốn nắm vững nội dung xã hội trong Truyện Kiều để làm phong phú thêm, đầy đủ thêm bài giảng, từ đó cung cấp cho học sinh những hướng tiếp cận mới và góc nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm này Chúng tôi nhận thấy vấn đề xã hội có tầm quan trọng đặc biệt và chi phối đến việc tiếp nhận các khía cạnh nội 1 dung, nghệ thuật khác của tác phẩm này Vấn đề xã hội trong Truyện Kiều không chỉ là kiến thức phông nền mà còn là chìa khóa giúp chúng ta giải mã nhiều giá trị khác của tác phẩm này Căn cứ vào các lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Vấn đề xã hội trong Truyện Kiều từ những góc nhìn khác nhau để làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam của mình với mong muốn có được những đóng góp nho nhỏ vào kho tư liệu đồ sộ nghiên cứu về Truyện Kiều và đại thi hào Nguyễn Du cũng như có thêm những tri thức mới mẻ để ứng dụng trong công việc giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường 2 Lịch sử vấn đề Tiếp cận nội dung xã hội trong Truyện Kiều từ góc nhìn xã hội học: Hoài Thanh, trong Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, (xuất bản lần đầu năm 1949) sau đó in lại trong Nguyễn Du về tác giả tác phẩm) [30] có lẽ lần đầu tiên đã phân tích các vấn đề xã hội trong Truyện Kiều dưới góc nhìn xã hội học Ông lý giải vì sao giữa lúc kháng chiến bề bộn lại viết về Truyện Kiều: chính lúc này đây, chúng ta có thể mời Nguyễn Du vào Mặt trận Liên Việt Vì Truyện Kiều của Nguyễn Du đặt nhiều vấn đề xã hội phù hợp với cuộc kháng chiến đang tiến hành Thúy Kiều là nạn nhân của chế độ phong kiến (nên tác phẩm có tính chất tố cáo) còn Từ Hải chống chế độ phong kiến dang dở, điều mà cuộc cách mạng phản đế phản phong sẽ tiếp tục Theo Hoài Thanh: Những nhà chứa đĩ ghê tởm Những ông quan kì quái, những bà quan tai ác, những con buôn ngu ngốc và hèn nhát, đó là những nét chính trong xã hội trong Truyện Kiều Thật là một cái xã hội mục nát đến tận xương Cái điều mà Kiều gọi bằng vận mệnh, bằng số phận chính là cái xã hội bất lương ấy Từ đây về sau, các công trình nghiên cứu của giới nghiên cứu mác xít đều sử dụng khái niệm xã hội phong kiến, chế độ phong kiến để mô tả Truyện Kiều Chế độ phong kiến dưới cái nhìn của các nhà nghiên cứu hiện đại là một chế độ vô nhân đạo, đáng bị phê phán và đánh đổ Quan lại, nhà chứa và đồng tiền là những thế lực tác oai tác quái dưới mái vòm của chế độ xã hội đó, được xã hội đó dung túng và làm ngơ Theo quan điểm này thì số phận con 2 người không phải là do trời, cũng không phải do tâm của mỗi cá nhân quyết định mà do chính xã hội phong kiến gây ra Muốn chấm dứt số phận đau khổ của con người thì chỉ cần đánh đổ chế độ phong kiến là xong Hoài Thanh viết tiếp: “Đối với một kẻ sát nhân thì đạp đỏ nó đi Đối với một trật tự xã hội sát nhân thì đạp đỏ nó đi Cái chân lí thật là đơn giản…Vậy thái độ Nguyễn Du như thế nào qua lối nhìn xã hội phong kiến của Nguyễn Du? Ấy là thái độ không minh bạch, không dứt khoát, rất lủng củng vì đầy những mâu thuẫn Nguyễn Du đã dựng lên cái hình ảnh xã hội mục nát đến tận xương Nguyễn Du thông cảm với nỗi khổ vô cùng của con người bị chà đạp trong cái xã hội mục nát ấy Nguyễn Du mơ ước được sống mạnh mẽ, sống phóng túng, được đập phá như thé rồi đi đến đâu… Nguyễn Du quy tội cho số mệnh, cho trời Cách đánh giá như vậy đã trở thành khuôn mẫu cho các công trình viết về Truyện Kiều về sau, trong một thời gian dài Viết như thế là mặc nhận rằng Nguyễn Du cũng có thao tác phân tích xã hội hiện đại như chúng ta ngày nay, cũng hiểu bản chất xã hội phong kiến như chúng ta nhưng lại không có được giải pháp đánh đổ xã hội đó như người cách mạng Đào Duy Anh với bài Truyện Thúy Kiều, tác phẩm cổ điển của Văn học Việt Nam, in trong Tập san Đại học Sư phạm 1955 [1] bàn đến giá trị hiện thực và giá trị phản phong của Truyện Kiều Trong bài viết Nội dung xã hội Truyện Kiều [31] Trần Đức Thảo đã bàn đến ba vấn đề chính: Tài, Mệnh và Tình; tác hại của đồng tiền trong chế độ phong kiến suy đồi; Kiều tìm đường giải phóng trong phong trào nông dân khởi nghĩa Tác giả đã rút ra nhận định tổng quát về nội dung xã hội trong Truyện Kiều như sau: “Với tất cả những giới hạn của thời đại và giai cấp tính của tác giả, là Truyện Kiều áng văn kiệt tác diễn tả sâu sắc nhất, trong truyền thống văn học dân tộc, hiện thực xã hội dưới chế độ phong kiến suy đồi, từ những mâu thuẫn nội bộ trong giai cấp thống trị đến cuộc đấu tranh anh dũng của quần chúng nhân dân Về phần lý luận, Truyện Kiều biện hộ chế độ thống trị, nhưng trong cảm hứng thi văn, Nguyễn Du lại chuyển sang phản ánh thực tế xã hội đương thời với những nét thối nát và những lực lượng tiến bộ của nó, đề cao những giá trị nhân đạo chân chính: tự do, công lý, chính nghĩa…” 3 Minh Tranh trong bài viết: Tìm hiểu Truyện Kiều của Nguyễn Du [35] đã bàn đến các nội dung của Truyện Kiều như: xã hội Nguyễn Du và xã hội trong Truyện Kiều; tư tưởng của tác giả trong tác phẩm và giá trị Truyện Kiều của Nguyễn Du Để làm rõ nội dung xã hội trong tác phẩm này, nhà nghiên cứu đã đặt tác phẩm vào bối cảnh lịch sử đương thời và liên hệ với những nội dung được phản ánh trong đó để tìm ra mối dây liên hệ Từ đó đưa ra những lý giải về nội dung xã hội ấy từ mâu thuẫn các giai cấp Trong cuốn Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du (1959) [36], Trương Tửu cũng đã dành chương 2 để làm rõ tính chất phong kiến của Truyện Kiều và phần nào lý giải nó dưới lăng kính thời đại và tư tưởng của nhà văn Ông cho rằng “Truyện Kiều phản ánh khá trung thành lập trường chính trị của các tầng lớp xã hội có mặt trong giai đoạn Những quan niệm khác nhau về sáng tác văn học, về tác dụng của văn phẩm, về nhân sinh quan của Nguyễn Du, về giá trị luân lý của các nhân vật Truyện Kiều, xét đến cùng chỉ là những lập trường và thái độ chính trị khác nhau của những tầng lớp xã hội có những quyền lợi và nguyện vọng không giống nhau.” Ông đã sử dụng duy vật biện chứng như một “phương pháp khoa học cao nhất, hiệu nghiệm nhất trong tư tưởng hiện đại” để phân tích và lý giải các nội dung xã hội trong tác phẩm này Lê Đình Kỵ, qua Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, [20] đã đề cập đến các khía cạnh của vấn đề xã hội như: bức tranh đời sống; các mâu thuẫn trong xã hội; các thành phần xã hội; đạo đức xã hội; thế lực đồng tiền; thân phận con người…Ông không chỉ đưa ra những phân tích lý giải về nội dung xã hội mà còn có nhiều phát hiện tinh tế về nội dung mỹ học của Truyện Kiều Trong giai đoạn từ 1945 đến quãng 1986 (bắt đầu thời kỳ đổi mới) còn có khá nhiều nhà nghiên cứu khác cũng để cập đến nội dung này nhưng do giới hạn của luận văn nên chúng tôi chỉ điểm qua một số công trình tiêu biểu, một số tác giả điển hình cho khuynh hướng tiếp nhận nội dung xã hội Truyện Kiều dưới góc nhìn xã hội học Trong giai đoạn này, nghiên cứu và phê bình Truyện Kiều ở miền Bắc chủ yếu vận động theo phê bình xã hội học với những vấn đề về đấu tranh giai cấp, 4 chống phong kiến; ở miền Nam, lý thuyết tiếp nhận được vận dụng ở nhiều mảng lý thuyết khác nhau Tiếp cận nội dung xã hội trong Truyện Kiều từ góc nhìn thi pháp học: Với công trình Văn chương Truyện Kiều [19], Nguyễn Bách Khoa cũng được coi là nhà phê bình có cách tiếp cận nội dung xã hội trong tác phẩm này theo hướng thi pháp học Nếu Trần Đình Sử sau này gọi lý thuyết nghiên cứu của mình là thi pháp học thì Nguyễn Bách Khoa gọi là tìm kiếm “chất thơ” của tác phẩm Ví dụ, theo ông, thống trị không gian Truyện Kiều là chiều tà và đêm trăng, thứ không gian buồn bã phù hợp với tâm lý thất bại “thua cuộc” của tất cả các nhân vật Truyện Kiều Tác giả đã “luận bàn về chất thơ, vật liệu và cái đẹp hình thức của áng thơ lục bát ấy: chứng luận tuy ít, nghiên cứu tuy sơ lược, nhưng cũng đủ để “lột trần” ra trước mắt các bạn đọc “chân giá trị” của Truyện Kiều mà người ta thường ca tụng, chiêm bái “không dám mổ xẻ”, tin là “bất hủ” Phần thứ ba này có thể như là một thiên biểu chương (illustration) của những nguyên tắc phê bình nêu ra ở Phần thứ hai vậy” Như vậy, có thể thấy, tuy bàn về nội dung xã hội trong Truyện Kiều dưới góc nhìn thi pháp học nhưng đâu đó trong công trình của ông, các quan điểm phê bình vẫn bị chi phối bởi những tư tưởng xã hội theo quan điểm mác xít mà ông là một người tiên phong ở Việt Nam thời đó Với công trình Thi pháp Truyện Kiều [28], Trần Đình Sử được coi là tác giả đầu tiên nghiên cứu về nội dung xã hội trong Truyện Kiều thông qua việc phân tích “không gian nghệ thuật” của tác phẩm: “Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình ở trong đó…Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của sự sống con người, gắn liền với ý niệm về giá trị và sự cảm nhận về giới hạn giá trị của con người Không gian có thể xem là một “không quyển” tinh thần bao bọc cảm thức con người, là một hiện tượng tâm linh, nội cảm chứ không phải hiện tượng địa lí và vật lí” [28; tr 143] Không gọi xã hội đó là xã hội phong kiến như các nhà phê bình xã hội học Macxit, Trần Đình Sử đã miêu tả về không gian lưu lạc, không gian giam hãm và thân phận con người trong không gian lưu lạc, giam hãm ấy ấy từ đó soi rọi những cách ứng xử của các tuyến nhân vật trong Truyện Kiều một cách hợp lý Những 5 ... tục sâu làm rõ vấn đề xã hội Truyện Kiều từ ba góc nhìn: xã hội học, thi pháp học văn hóa học dựa khảo sát đồng toàn tác phẩm Từ đó, luận văn Vấn đề xã hội Truyện Kiều từ góc nhìn khác chúng tơi... TIẾP CẬN VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TRUYỆN KIỀU TỪ GĨC NHÌN XÃ HỘI HỌC 1.1 Khái quát cách tiếp cận vấn đề xã hội Truyện Kiều theo hướng xã hội học Theo từ điển tiếng Việt: Thuật ngữ ? ?xã hội? ?? hiểu... cứu Truyện Kiều nói chung nội dung xã hội Truyện Kiều nói riêng góc nhìn xã hội học 1.2 Đặc điểm số cơng trình tiêu biểu cho khuynh hướng tiếp cận vấn đề xã hội Truyện Kiều từ góc nhìn xã hội

Ngày đăng: 04/07/2021, 18:33

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w