1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM MÔN ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANHTp.HCM, 11/2015GIỚI THIỆU NGÀNH: SALES – MARKETING, BÁO CHÍ, HẢI QUAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC

31 39 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 352,06 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOAKHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

MÔN ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

Tp.HCM, 11/2015

GIỚI THIỆU NGÀNH: SALES – MARKETING, BÁO CHÍ, HẢI QUAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOAKHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

MÔN ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

Trang 3

1.1.3 Cơ hội nghề nghiệp 3

1.1.4 Những tố chất cần có của người làm nghề Sales – Marketing 4

1.1.4.1 Những tố chất cần có của người làm nghề Sales 4

1.1.4.2 Những tố chất cần có của người làm Marketing 5

1.3.1 Cơ hội nghề nghiệp 9

1.3.2 Yêu cầu công việc của ngành Hải Quan 10

1.3.3 Triển vọng nghề nghiệp 10

CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC 11

2.1 Cơ sở lý thuyết 11

2.2 Các vấn đề đạo đức của ngành Sales – Marketing 11

2.3 Các vấn đề đạo đức của nhà báo 16

2.4 Các vấn đề đạo đức của ngành Hải quan 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 4

Bảng 2.1 Cơ sở lý thuyết của phân tích Algorithm đạo đức 11

Bảng 2.2 Phân tích Algorithm đạo đức trường hợp công ty Masan 15

Bảng 2.3 Phân tích Algorithm đạo đức trường hợp nhà báo Phan Hà Bình 23

Bảng 2.4 Phân tích Algorithm đạo đức trường hợp Hải quan sân bay buôn lậu yến 26

Trang 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÁC NGÀNHNGHỀ

1.1 NGÀNH SALES – MARKETING1.1.1 Sales

Bất cứ ai cũng hiểu rằng đội ngũ nhân viên bán hàng năng động và hiệu quả là yếu tốthành công chính cho sự phát triển thịnh vượng của hầu hết các công ty trong môi trườngkinh doanh ngày nay Chính vì vậy, nghề Sales đang trở thành một trong những nghề hấpdẫn và đầy lôi cuốn với lao động trẻ Thành công hay thất bại của một nhân viên bán hàngđược đo đếm bằng chính doanh thu mà họ mang đến cho công ty Nhân viên Sales thườngđược biết đến như những người có tài ăn nói, lanh lợi và nhất là khả năng nắm bắt tâm lýkhách hàng Đạt được điều đó đòi hỏi mỗi người làm Sales luôn phải nỗ lực trong côngviệc.

Trong Marketing, lực lượng bán hàng được xem là một công cụ truyền thông cá thể hiệuquả Người bán hàng không chỉ truyền thông điệp đến khách hàng về lợi ích và tính ưuviệt của sản phẩm mà còn thu nhận lại phản hồi của khách hàng về sản phẩm đó cho côngty Điều này làm cho nhân viên bán hàng trở thành một công cụ truyền thông hữu hiệunhất trong tất cả các công cụ truyền thông.

Nhân viên bán hàng là chiếc cầu nối giữa khách và doanh nghiệp Người làm Sales vừaphải bảo đảm lợi ích của công ty mình: bán được sản phẩm với đúng giá mang lại lợinhuận, vừa phải chăm sóc quyền lợi của khách hàng: mua được sản phẩm ở mức giá phảichăng, giúp họ sử dụng sản phẩm của mình một cách hiệu quả nhất và mang lại lợi íchcao nhất cho khách hàng.

Công việc của một Salesman:

- Tìm kiếm đối tác, thiết lập quan hệ với khách hàng, đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh, marketing của ban lãnh đạo, báo cáo số lượng, phản hồi từ khách hàng và tình hình kinh doanh.

- Lập và triển khai kế hoạch bán hàng, đốc thúc các bộ phận thực hiện theo đúng tiến độ đã cam kết.

- Cung cấp thông tin sản phẩm, khuyến mãi, và giá cả qua việc xác định các yêu cầu khách hàng; tư vấn cho khách hàng trong việc tìm địa điểm, ngân sách, tiến độ, chất lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng và lựa chọn phương án tối ưu.

- Liên lạc thường xuyên, thuyết trình phương án, theo đuổi và thuyết phục khách hàng ký hợp đồng.

- Phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với khách hàng, chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng mới.

Trang 6

1.1.2 Marketing

Marketing hoặc tiếp thị là việc nhận dạng ra được những gì mà con người và xã hội cần Một sản phẩm nếu được tạo ra mà không ai có nhu cầu dùng và mua thì sẽ không bán ra được, từ đó sẽ không có lãi Mà nếu vậy, thì sản xuất sẽ trở thành không sinh lợi Do đó, định nghĩa ngắn nhất mà ta có được đó là nhận dạng được nhu cầu một cách có lợi.

Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) cho định nghĩa sau:

"Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằmtạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ động.

Có thể xem như Marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau (MM - Kotler).

Theo định nghĩa dành cho các nhà quản lý, Marketing được ví như "nghệ thuật bán hàng",nhưng khá ngạc nhiên rằng, yếu tố quan trọng nhất của Marketing thật ra không nằm ở chỗ bán sản phẩm Peter Drucker, nhà lý thuyết quản lý hàng đầu cho rằng: "Những mục đích của Marketing là làm sao để biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với người đó, và tự nó sẽ bán được nó” Lý tưởng nhất, Marketing nên là kết quả từ sự sẵn sàng mua sắm Từ đó, việc hình thành nên sản phẩm hoặc dịch vụ mới trở nên cần thiết để tạo ra chúng.

Quy trình Marketing bao gồm 5 bước cơ bản: Nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, định vị thị trường, quá trình thực hiện và cuối cùng là kiểm soát.

1.1.3 Cơ hội nghề nghiệp

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, kinh doanh đìnhtrệ, các doanh nghiệp phải tìm đủ mọi cách để sản phẩm, dịch vụ của họ làm ra phải cóthương hiệu và chỗ đứng trong lòng khách hàng Đây là cơ hội cho ngành Marketing pháttriển Như nhu cầu năng lực của ngành này không chỉ đến từ các công ty chuyên về truyềnthông, tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị trường, quảng cáo…, mà còn đến từ tất cả cácdoanh nghiệp ở Việt Nam Thực tế hiện nay, nhu cầu tuyển nhân viên Marketing luôn ởmức "cung không đủ cầu", Marketing đang thật sự là ngành “thời thượng” Thống kê trựctuyến trên trang web về việc làm của Vietnamworks.com cho thấy: Marketing là ngành cócầu nhân lực cao nhất hiện nay Cũng theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thôngtin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, thì nhu cầu cần người làm Marketing lànóng nhất.

Trang 7

Theo thống kê, 49% bản tin tuyển người ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộclĩnh vực Marketing Cơ hội thăng tiến ở nghề này là rất cao, có đến 30% vị trí quản lý caocấp trong doanh nghiệp được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộcngành Marketing

Thu nhập bình quân của nhân viên Marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài từ 400 đến 600 USD một tháng, cấp quản lý từ 1.000 đến 1.500 USD một tháng Cóthể nói Marketing đang là một ngành học “thời thượng” mà nhiều thí sinh mơ ước.

1.1.4 Những tố chất cần có của người làm nghề Sales – Marketing1.1.4.1.Những tố chất cần có của người làm nghề Sales

- Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt

Là những tố chất không thể thiếu của một nhân viên Sales giỏi Bằng khả năng giao tiếp,thuyết phục và đàm phán của mình tạo dựng nên các mối quan hệ tốt với những kháchhành tiềm năng hay các đối tác kinh doanh, các đại lý kinh doanh… Khả năng giao tiếpnày được thể hiện ở việc có thể giao tiếp tốt thông qua nhiều hình thức như gặp mặt trựctiếp, email, thư tay hay điện thoại Một khi đã tạo dựng được mối quan hệ tốt với kháchhàng thì nhân viên Sales đã đạt được 80% cơ hội thành công

- Linh hoạt, nhạy bén

Nắm bắt nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng đúng cái mà họ đang cần Năng động đểhiểu tâm lý, khéo léo hướng khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình Công đoạn từ tìmkiếm khách hàng đến việc khách hàng lựa chọn sản phẩm trải qua rất nhiều giai đoạn vàkhâu chuẩn bị Vì vậy, phải luôn bám sát tâm lý của khách hàng để có thể phục vụ kịpthời.

- Phải có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm mình bán

Để “đụng đâu biết đấy” chứ không ú ớ, quên quên nhớ nhớ kiểu “Hình như sản phẩm nàycó công dụng là…” khi khách hàng thắc mắc Phải làm cho sản phẩm của mình được đốitượng thấy nhiều ưu điểm so với các sản phẩm cùng loại khác Đây là một yếu tố rất quantrọng vì chỉ khi hiểu mình đang bán cái gì thì họ mới bán có thể được nó.

- Có vốn hiểu biết sâu rộng

Người làm sales không nên chỉ là một nhân viên kinh doanh thuần túy vì họ cần có khảnăng tư vấn cho khách hàng, họ phải biết cách nói như thế nào để tăng khả năng thuyếtphục người nghe Vì vậy, họ cần phải có kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội và cả nghệthuật nữa để có thể nói chuyện được với nhiều người với những sở thích, mối quan tâmkhác nhau Chính vì vậy, có thể nói rằng, nghề sales như một công việc đi kết bạn, đi chiasẻ những điều tốt nhất cho khách hàng của mình.

Trang 8

- Nhân viên sales thường xuyên chịu áp lực về doanh số và từ phía khách hàng

Một thực tế đầy thách thức đối với nhân viên Sales là họ phải chứng tỏ được khả năng củamình thông qua kết quả kinh doanh đạt được Vì vậy nghề Sales đòi hỏi nhân viên phải cókhả năng chịu đựng áp lực cao và tinh thần thép để vượt qua những thách thức đó Họ cònphải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấnđề.

- Nhân viên sales là người có bản lĩnh cao

Họ luôn phải đối đầu với những cái lắc đầu, những lời từ chối và đôi khi là thái độ thiếuthiện cảm Để có thể có được một lần khách hàng đồng ý thì họ phải mất 10, 20 hoặc cóthể nhiều hơn nữa những lần chào hàng Nếu là người mới vào nghề thì thật khó khăn khiphải đương đầu với những lời từ chối ấy Tuy nhiên, người làm Sales chuyên nghiệp làngười kiên trì, đôi khi là lì lợm và có bản lĩnh cao nên họ có thể vượt qua những sự từchối đó.

- Luôn giữ nụ cười trên môi và bề ngoài chỉn chu

Người làm Sales phải luôn cởi mở, tươi cười thì khách hàng mới có hứng thú nói chuyệnchứ chưa phải nói đến chuyện họ đồng ý mua hay hợp tác thì còn đòi hỏi cao hơn Vẻ bềngoài gọn gàng, gương mặt sáng sủa, đầu tóc gọn gàng, quần áo hợp thời, lịch sự vừagiúp người làm Sales tự tin hơn vừa cho khách hàng thấy vẻ chuyên nghiệp, lịch sự củahọ.

Bên cạnh đó, người làm Sales cần phải có thêm những nhân tố quan trọng sau:- Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

- Sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint,Outlook và Internet.

- Hiểu biết về internet và website, quảng cáo trực tuyến.- Phối hợp trong nhóm kinh doanh tốt.

1.1.4.2.Những tố chất cần có của người làm Marketing

- Biết tạo thương hiệu cá nhân và xây dựng mối quan hệ

“Bạn muốn làm Marketing thì bạn phải biết Marketing cho chính bản thân bạn.” Trongthuật ngữ chuyên ngành có từ ‘Personal Branding’ – thương hiệu cá nhân Các bạn phảibiết làm thương hiệu cho bạn, và quảng bá cho thương hiệu của chính mình”

- Đam mê kinh doanh

Để đạt kết quả cao trong học tập và có được cơ hội việc làm tốt khi học ngành Marketing,trước tiên phải là người đam mê lĩnh vực kinh doanh và có khát vọng làm giàu chânchính Đam mê chính là ngọn nguồn của sự thành công, là chất xúc tác giúp người làmMarketing vượt qua mọi khó khăn thử thách gặp phải trong nghề.

- Phải có tư duy sáng tạo

Trang 9

Sáng tạo không ngừng là một yếu tố quan trọng đòi hỏi ở người làm Marketing Các ýtưởng phải liên tục đổi mới nhằm kích thích thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, càng độcđáo càng tốt.

- Khả năng giao tiếp

Marketing là sự không ngừng truyền đạt những thông điệp thông qua giao tiếp ngôn ngữvà gia tiếp hình ảnh Về mặt ngôn ngữ, người có kỹ năng giao tiếp, linh hoạt trong ứng xửsẽ dễ dàng thành công.

- Nhạy bén, kiên trì

Marketing là môi trường luôn vận động, biến đổi, do đó nếu muốn theo đuổi nó phải có sựnhạy bén với thị trường từ đó biết tiên liệu, dự báo Kiên trì, nhẫn nại là phẩm chất cũngkhông kém phần quan trọng của người học Marketing Nếu thiếu đi tố chất này, rất dễ bịcăng thẳng trước những áp lực của công việc, trước những kết quả không phải lúc nàocũng như mong đợi.

1.2 NGÀNH BÁO CHÍ

Thuật ngữ "báo chí" hiểu một cách chung nhất, thì là sự tổng hợp hoạt động của cácphương tiện truyền thông đại chúng Còn theo Điều 3 Luật Báo chí (LBC) hiện hành thì:''Báo chí trong Luật này là báo chí Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thờisự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyềnhình, chương trình nghe nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khácnhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính ) bằng tiếng Việt, tiếngcác dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài''.

Là một loại hình hoạt động thông tin, ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội đã pháttriển đến một trình độ nhất định, báo chí có vai trò, ý nghĩa to lớn trong xã hội Tổng hợpnhững vai trò, ý nghĩa, tác dụng của báo chí chính là những chức năng xã hội của báo chí'' là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sông xã hội; là cơ quan ngônluận của các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhândân''.

Nhà báo là người làm nghề đưa tin chuyên nghiệp Họ tìm kiếm, xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin nhanh nhất về tất cả những sự kiện mới tới công chúng.

Những nhiệm vụ chính của nhà báo:

- Săn tin: tìm tòi, phỏng vấn, chụp ảnh, quay hình.

- Dựng tin bài: Tổ chức các dữ liệu thành một tác phẩm hoàn chỉnh.

- Biên tập: Tác phẩm nộp lên sẽ được thẩm định, chỉnh sửa, bổ sung (hoặc quẳng đikhông dùng!).

- Tổ chức nội dung: Tất cả những tác phẩm được duyệt sẽ được sắp xếp thành mộtchỉnh thể rồi được dàn trang, đem đi in hoặc đưa vào lịch phát sóng.

- Phát hành: Báo, tạp chí được đưa tới nơi tiêu thụ, còn các tác phẩm truyền hình,phát thanh thì lên sóng.

Trang 10

1.2.1 Cơ hội nghề nghiệp

Các cử nhân ngành Báo chí có khả năng thực hiện các chức trách phóng viên, biên tậpviên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình, làm cán bộnghiên cứu-giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí và truyềnthông đại chúng, làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lí thông tin báochí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về líluận và kĩ năng nghiệp vụ báo chí, làm chuyên viên tại các công ty truyền thông, làmnhân viên truyền thông, quan hệ công chúng (PR)…

Các cử nhân Báo chí còn có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chứctrách công tác tại các cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúngnhư các cơ quan văn hoá – tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội,các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị – xã hội, cáccông ty, tổ hợp, tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế, thương mại, dịch vụ, tổ chức phi chínhphủ trong và ngoài nước…

1.2.2 Những tố chất cần có của nhà báo

Làm báo là một nghề, nhưng là một nghề đặc biệt, mang tính chất một hoạt độngchính trị - xã hội Mỗi tác phẩm báo chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hướng dẫndư luận xã hội, định hướng tư tưởng và hành vi con người Vì thế, Đảng và Nhà nước tathường xuyên quan tâm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo có bản lĩnhchính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng và giỏi về nghiệp vụ, chuyên môn,có tư duy sắc bén, có vốn sống phong phú và phương pháp khoa học.

Những người làm báo có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm củaĐảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; phải lựa chọn, xử lý thông tin nhanh chóng,trung thực, chính xác, phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của công chúng, đúng địnhhướng của Đảng, tác động tích cực, có hiệu quả đến tiến bộ xã hội.

Nhà báo phải am hiểu pháp luật, gương mẫu chấp hành pháp luật cả trong cuộc sốngcũng như trong hoạt động báo chí của mình Trên thực tế, nhiều nhà báo đã nêu gương tốttrong việc thi hành pháp luật, lấy pháp luật làm cơ sở pháp lý cho các tác phẩm báo chícủa mình Nghĩa vụ công dân không chỉ đòi hỏi nhà báo phải tuân thủ Hiến pháp và phápluật trong hoạt động nghề nghiệp, mà còn phải luôn luôn tâm niệm mình phục vụ ai, viếtcho ai, viết để làm gì và viết như thế nào, như Bác Hồ kính yêu đã từng dạy Một tácphẩm báo chí chỉ có sức sống, có sức lay động dư luận xã hội, được đông đảo bạn đọcđồng tình, trước hết tác phẩm đó đã đề cập đúng vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra, vớisự chắt lọc tư liệu trong quá trình khảo sát thực tiễn công phu, với sự đầu tư trí tuệ của tácgiả bằng tất cả sự say mê nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dâncủa nó Nghĩa vụ công dân của nhà báo đòi hỏi họ bên cạnh việc biểu dương những ngườitốt, việc tốt, những nhân tố mới, không sợ gian khổ, hiểm nguy trong cuộc đấu tranhchống tham nhũng, quan liêu và các tệ nạn xã hội, góp phần làm trong sạch bộ máy đảng

Trang 11

và chính quyền các cấp, thực hiện dân chủ hóa xã hội gắn liền với việc thiết lập trật tự kỷcương phép nước, được đông đảo cán bộ, nhân dân ghi nhận và hoan nghênh.

Bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng là những phẩm chấthàng đầu của nhà báo, nhưng vẫn chưa đủ, nếu như không có năng lực nghề nghiệp Nănglực nghề nghiệp của nhà báo quyết định đến việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc bảođảm thông tin nhanh chóng, chính xác, nhưng đồng thời đúng định hướng chính trị Độnhạy bén của nghề nghiệp, nói chính xác hơn là độ nhạy bén chính trị của nhà báo, đòi hỏinhà báo phải “bắt” được mạch sống chủ đạo của xã hội để phát hiện vấn đề và chọn thờiđiểm cũng như tìm cách thức thông tin phù hợp, có hiệu quả Một hiện tượng tiêu cựctrong xã hội là đáng bị lên án, nhưng vấn đề là ở chỗ, nếu thông tin vào thời điểm khôngthích hợp, hoặc thông tin quá liều lượng cần thiết, thì chẳng những không có tác dụnggiáo dục, trái lại, làm cho tình hình ở cơ sở ấy càng thêm trầm trọng hơn Đấu tranh chốngtiêu cực, bài trừ các tệ nạn xã hội là cần thiết, nhưng đấu tranh, phê phán như thế nào đểđạt hiệu quả cao nhất, mà vẫn giữ vững ổn định chính trị - xã hội, không gây hoang mangtrong dư luận? Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi mỗi nhà báo cần nhanhnhạy, nắm bắt vấn đề, xử lý thông tin chuẩn xác bằng bản lĩnh chính trị kiên cường, bằngđạo đức nghề nghiệp trong sáng và trình độ chuyên môn giỏi.

Chất lượng báo chí trước hết thể hiện ở chất lượng những người làm báo Mỗi nhà báocần tâm niệm hằng ngày để sáng tạo những tác phẩm báo chí mang hơi thở cuộc sống, đápứng đúng, trúng và hay những nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân, gópsức và cổ vũ có hiệu quả các phong trào hành động cách mạng trong cả nước.

1.2.3 Triển vọng nghề báo

Báo chí truyền thông là một lĩnh vực đào tạo đầy triển vọng Với sự chuyển đổi nhanhchóng từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, nhu cầu về dịch vụ truyềnthông và dịch vụ liên quan đến truyền thông ở nước ta đã có bước phát triển vượt bậctrong 20 năm qua Số lượng các cơ sở thông tin-truyền thông không ngừng tăng lên vàngày càng đa dạng, đòi hỏi nguồn cung cấp nhân lực cho ngành báo chí truyền thông cũngphải gia tăng cả về số lượng và chất lượng.

Lấy ví dụ trong ngành báo in, từ năm 1995 đến 2008, số lượng đầu báo, tạp chí đãtăng lên hơn gấp đôi, từ 375 tờ lên 896 tờ Hiện nay, cả nước có 67 đài phát thanh vàtruyền hình, trong đó 3 đài phát thanh - truyền hình trung ương Đó là chưa kể đến mạnglưới phát thanh, truyền hình địa phương, trong đó, riêng mạng lưới phát thanh có đếnhàng ngàn đài phát thanh/truyền thanh vươn tới những cộng đồng nhỏ ở từng phường, xã.Mới xuất hiện từ năm 1997, nhưng có báo điện tử đã có những bước phát triển vượt bậc.Hiện nay Việt Nam có 13 báo điện tử, 250 trang tin điện tử và hàng ngàn trang websitecung cấp thông tin

Bên cạnh đó, nhu cầu về các hoạt động kinh tế dựa trên truyền thông – như quảng cáo,PR, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, tiếp thị, truyền thông tập đoàn – trong xã hội đangtăng mạnh Theo một cuộc khảo sát thị trường gần đây, Việt Nam hiện có hàng trămdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực PR và quảng cáo, với mức tăng trưởng hàng năm

Trang 12

đạt khoảng 30% Khoảng 2/3 công ty quốc doanh và hơn 3/4 công ty tư nhân trong cuộckhảo sát này đã sử dụng các dịch vụ PR Nhu cầu về nhân lực truyền thông được đào tạochuyên nghiệp vì thế đang tăng lên

Ngành báo chí truyền thông ở Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong vàithập kỷ tới, bởi lẽ, cho đến nay, mức hưởng thụ báo chí của người dân Việt Nam, trongtương quan với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, vẫn còn rất khiêm tốn

Đơn cử trong lĩnh vực báo in, mức độ hưởng thụ báo in (bao gồm cả báo ngày, báotuần và tạp chí) của Việt Nam là 8.3 tờ cho 1000 dân Trong khi đó, theo báo cáo củaUNESCO, số đầu báo ngày trên 1000 dân ở Nhật, Thụy Điển và Anh lần lượt là 565, 409và 326 tờ Ngay trong khu vực Đông Nam Á, cơ hội hưởng thụ báo chí của người dân ởnhiều nước ASEAN cũng cao hơn hẳn so với người dân Việt Nam Theo số liệu năm2007, ở Singapore, một quốc gia chỉ có hơn 3 triệu dân, nhưng có tới hơn 1,6 triệu bảnbáo ngày (bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc), gần 100 kênh truyền hình khác nhau, vàcó mạng lưới phát thanh gần 30 đài Điều đó có nghĩa là ngành truyền thông Việt Namcần tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa để sánh ngang với các quốc gia trong khu vực vàtrên thế giới

Số lượng thí sinh thi vào ngành báo chí truyền thông luôn đứng đầu trong số cácngành học của trường ĐH KHXH và NV cũng là một yếu tố khẳng định nhu cầu mạnh mẽcủa thị trường truyền thông hiện nay.

1.3 NGÀNH HẢI QUAN

Hải Quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phươngtiện vận tải, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới Tổ chứcthực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu, kiến nghị chủ trương,biện pháp quản lý Nhà nước về Hải Quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuấtcảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.Địa bàn hoạt động Hải Quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liênvận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cácđịa điểm làm thủ tục Hải Quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảothuế, khu vực ưu đãi Hải Quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của ViệtNam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt độngHải Quan khác theo quy định của pháp luật.

1.3.1 Cơ hội nghề nghiệp

Hiện nay các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu ngày càng phát triển và rất cần những người có hiểu biết sâu về các nghiệp vụ HảiQuan, nghiệp vụ xuất nhập khẩu Bên cạnh đó nhu cầu tư vấn trong lĩnh vực thuế và HảiQuan cũng như lĩnh vực XNK ngày càng gia tăng cả trong khu vực công và tư, nhân viênngành Hải Quan là lực lượng có khả năng tư vấn đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực này Đặc

Trang 13

biệt với cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế hiện nay, các dịch vụ khai thuế và khai HảiQuan rất phát triển.

Ngành Hải Quan cũng như ngành thuế và còn nhu cầu bổ sung và thay thế cán bộ khálớn, nhất là trong điều kiện quản lý thuế và Hải Quan hiện đại Bên cạnh đó ngành HảiQuan rất quan tâm đến việc thu hút lực lượng sinh viên Chuyên ngành Hải Quan vàNghiệp vụ ngoại thương trở thành cán bộ, công chức của ngành Hàng năm, ngành HảiQuan tuyển khoảng 1.000 công chức vào các vị trí khác nhau trong khi số lượng sinh viêntốt nghiệp ngành không cao Chính vì vậy cơ hội việc làm ở ngành Hải Quan luôn rộngmở.

Các công việc có liên quan tới ngành Hải Quan:- Tổng cục Hải Quan

- Công ty xuất nhập khẩu- Công ty vận tải quốc tế…

1.3.2 Yêu cầu công việc của ngành Hải Quan

Nhân viên Hải Quan đảm nhận công việc ở các bộ phận khác nhau của các cơ quan HảiQuan; làm công tác Hải Quan ở các khu kinh tế; giao dịch với các đối tác trong và ngoàinước….Do đó nhân viên Hải Quan cần có những tố chất như:

- Giao tiếp, xử lý được các tình huống trong hoạt động chuyên môn đối với đối tácvà các doanh nghiệp

- Nắm vững kiến thức pháp luật về kinh tế, thương mại.- Giỏi ngoại ngữ

- Sẵn sàng: Dường như không có sự nghỉ ngơi dành cho nhân viên Hải Quan vì họcó thể phải làm việc vào ban đêm, cuối tuần hoặc cả ngày lễ.

- Óc quan sát: Khả năng quan sát và tổng hợp xuất sắc là những điều kiện cần thiếtđể phát hiện và tóm gọn bọn tội phạm.

- Nghiêm khắc: Những văn bản, điều luật, thuế và thủ tục liên quan đến vận chuyểnhàng hóa cần được xác nhận một cách công minh.

- Liêm khiết: Trước tiên, nhân viên Hải Quan cần có một lý lịch tư pháp trong sạchđể bước vào nghề Họ không thể nhường bước trước những cám dỗ khi thực hiệnhành vi tịch thu hàng hóa.

1.3.3 Triển vọng nghề nghiệp

Viêt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế với thế giới và là thành viên của Tổ chứcthương mại thế giới (WTO), đòi hỏi chúng ta cần phải nhanh chóng thúc đẩy cải cách,phát triển chính sách thương mại toàn cầu hóa, chính sách quản lý nhà nước về Hải Quanđể thích ứng với tình hình mới nhằm vừa đảm bào thuận lợi thương mại quốc tế vừa đảmbảo việc chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh, lợi ích củaquốc gia Do đó, các doanh nghiệp rất cần đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thay mặt DNlàm các thủ tục Hải Quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trang 14

CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Thuật ngữ Algorithm đạo đức chỉ một tập hơp có hệ thống những câu hỏi logic được sử

dụng làm cơ sở xác minh những nhân tố cơ bản hình thành nên hành vi và quết định sựkhác nhau trong hành vi giữa các cá nhân, hay ở từng hoàn cảnh.

Bảng 2.1 Cơ sở lý thuyết của phân tích Algorithm đạo đức

Bị thôi thúc bởi một sức mạnh nào đó Động cơ

Sẽ thực hiện theo cách thức nào đó Phương tiện

2.2 Các vấn đề đạo đức của ngành Sales – Marketing

2.2.1 Tiêu chuẩn đạo đức của ngành Sales – Marketing

- Thừa nhận trách nhiệm đối với tổ chức và xã hội bằng việc cải thiện tri thức vànguyên tắc của ngành Sales – Marketing và theo đuổi những tiêu chuẩn nghềchuyên nghiệp nhất trong sự nghiệp và trong các mối quan hệ cá nhân.

- Sales – Marketing là nguyên tắc cơ bản thống trị tất cả khách hàng trên thị trườngvà sự cần thiết mang lại lợi ích đối với người mua và người bán trong mọi hoạtđộng giao dịch

- Duy trì những tiêu chuẩn đạo đức và sự chuyên nghiệp cao nhất trong xây dựngmối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, đồng nghiệp, đối thủ cạnh tranh, cơquan chính phủ, và công chúng.

- Bảo vệ, hỗ trợ, và thúc đẩy những nguyên tắc chọn lựa của khách hàng, sự cạnhtranh, doanh nghiệp đổi mới theo những tiêu chuẩn chính sách nhà nước tươngxứng

- Không tham gia vào những hoạt động, thoả thuận, hoặc các chính sách tiếp thị cóthể gây hại cho khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hoặc tổ chức xã hội hoặc các chínhsách và tiêu chuẩn kinh tế.

- Nỗ lực để đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ được phân phối qua các kênh với cácphương thức nhằm tối ưu hóa qui trình phân phối bằng việc tạo ra những giá trị tốiđa cho khách hàng và cung cấp dịch vụ có chi phí thấp nhất trong khi đó vẫn manglại sự công bằng và lợi ích cho tất cả các bên.

Trang 15

- Nỗ lực cải tiến năng suất hoặc giảm chi phí sản suất hoặc chuẩn hóa các hoạt độngtiếp thị bằng việc cung cấp những phương pháp không ngăn cản sự đổi mới hay sựsáng tạo.

- Giá cả phản ánh đúng giá trị sử dụng của sản phẩm hay dịch vụ đối với kháchhàng, bao gồm việc định giá sản phẩm và dịch vụ được chuyển qua toàn bộ tổchức.

- Cung cấp giá trị sản phẩm kinh tế và xã hội tốt nhất, phù hợp với chi phí: Côngnhận quyền của khách hàng kỳ vọng những sản phẩm an toàn, có hướng dẫn rõràng việc sử dụng và bảo quản Cung cấp những kênh thông tin để khách hàng dễdàng khiếu nại Nghiên cứu sự bất mãn của khách hàng một cách khách quan vàthực hiện những hoạt động hợp lý Nhận diện và hỗ trợ những mục tiêu của chínhsách công đã được kiểm chứng như bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường.- Nỗ lực để đảm bảo rằng các hoạt động nghiên cứu thị trường, quảng cáo, và tung

sản phẩm, dịch vụ, hoặc những khái niệm được xác định rõ ràng, trung thực, vàphù hợp để khách hàng không hiểu sai hoặc xúc phạm khách hàng Đảm bảo rằngnhững hoạt động này được thực hiện theo những tiêu chuẩn cao nhất của mỗingành nghề và những nguyên tắc này cũng được chấp nhận rộng rãi đảm bảo sựcạnh tranh công bằng.

2.2.2 Các vấn đề vi phạm đạo đức trong ngành Sales – Marketing

Sự bất đối xứng thông tin vốn là điều thuận lợi cho nhà sản xuất giờ đang đi đến hồi kếtthúc, phần lớn là do sự xuất hiện của Internet Nhà sản xuất phải tìm cách điều chỉnh tìnhhình mới này.

Các công ty phải cam kết giữ đúng lời hứa, nghĩa là họ phải rút ngắn khoảng cách giữanhững lời hoa mỹ về sản phẩm cũng như về thương hiệu công ty với thực tế mà kháchhàng trải nghiệm.

Hầu như những thông điệp Marketing không nhận được sự chú ý, đón nhận của mọingười Cách hiệu quả để giải quyết tình trạng này là cung cấp những thông điệpMarketing chứa đựng một giá trị nào đó đối với khách hàng.

Những người làm công tác Sales - Marketing nói chung và quảng cáo nói riêng thườngmắc phải các vấn đề về chuẩn mực đạo đức Sự nhận biết của công chúng về hành vi nàychắc chắn sẽ làm giảm tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư Marketing.

a) Đạo đức đối với sản phẩm

- Sản phẩm không an toàn và không có trách nhiệm pháp lý

- Các tiêu chuẩn trong hợp đồng về sự an toàn sản phẩm không được thực hiện.- Có nhiều tiêu chuẩn sai lệch trong an toàn sản phẩm.

b) Quảng cáo và bán hàng

Ngày đăng: 01/07/2021, 07:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Như Tâm (2008). Nghề Sales - Bán hàng bằng cả trái tim. Website Hieuhoc.comAvailable at: http://www.hieuhoc.com/khoahochay/chitiet/nghe-sales-ban-hang-bang-ca-trai-tim[2] Website wikipediaAvailable at: https://vi.wikipedia.org/wiki/Marketing Link
[3] Nguyễn Thủy (2013). Ngành marketing-cơ hội cho thí sinh năng động. Available at: http://huongnghiep.hoasen.edu.vn/nghe-nghiep-danh-cho-ban/nhom-nganh-kinh-te/nganh-marketing-co-hoi-cho-thi-sinh-nang-dong#.VkvyQ3arTIV Link
[4] PGS, TS Phạm Công Trứ (2015). Văn hóa pháp luật của phóng viên báo chí, thực trạng và giải phápAvailable at: https://luatminhkhue.vn/tin-tuc/van-hoa-phap-luat-cua-phong-vien-bao-chi-thuc-trang-va-giai-phap.aspx Link
[8] Dương Ngân (2011). Rộng cửa cho sinh viên ngành thuế hải quan. Báo Hải quan Available at: http://www.baohaiquan.vn/Pages/Rong-cua-cho-sinh-vien-nganh-Thue-Hai-quan-123456789.aspx Link
[9] Hân Ni (2013). Cà phê thật-Chiêu quảng cáo đánh vào sự sợ hãi của Masan. Báo Giáo dục.Available at: http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Thi-truong/Ca-phe-that-Chieu-quang-cao-danh-vao-su-so-hai-cua-Masan-post113919.gd Link
[10] Nguyễn Xuyến (2014). Đài tiếng nói nhân dân Việt Nam. Những phẩm chất hàng đầu của nhà báo.Available at: http://m.voh.com.vn/su-kien-binh-luan/vdhn-nhung-pham-chat-hang-dau-cua-nha-bao-161113.html Link
[12] Việt Dũng (2011). Cựu nhà báo Phan Hà Bình bị tuyên 7 năm tù giam. Báo vtc.vn Available at: http://vtc.vn/cuu-nha-bao-phan-ha-binh-bi-tuyen-7-nam-tu-giam.7.299166.htm Link
[13] Vân Ly (2015). Doanh nghiệp còn than phiền nhiều về thủ tục Hải quan. Báo Kinh tế Sài Gòn.Available at: http://mobile.thesaigontimes.vn/tinbaichitiet/138361/ Link
[14] K.Ngân (2014). Khi một số cán bộ hải quan tiếp tay buôn lậu. Báo An ninh thế giới.Available at: http://antg.cand.com.vn/Ho-so-Interpol/Khi-mot-so-can-bo-hai-quan-tiep-tay-buon-lau-333791/ Link
[15] Hải Duyên (2015). Hải quan sân bay tiếp tay buôn lậu hơn 6 tấn yến. Báo Vnexpress.Available at: http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/hai-quan-san-bay-tiep-tay-buon-lau-hon-6-tan-yen-3269951.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w