1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Lý thuyết và Bài tập Hoá học lớp 10

52 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 855 KB

Nội dung

CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ Nguyên tử được cấu tạo bởi hai phần : vỏ và hạt nhân. 1. VỎ NGUYÊN TỬ Gồm các hạt electron (e) Mỗi hạt electron có: Điện tích là : 1,6 x 1019 (c) hay 1 Khối lượng là : 9,1x1028 (g) hay 0,55x103 u 2. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ Gồm các hạt proton (p) và nơtron (n). Mỗi hạt proton có: Điện tích +1,6 x 1019 (c) hay 1+ Khối lượng là :1,67x1024 (g) hay 1 u Mỗi hạt nơtron có : Điện tích bằng không. Khối lượng là :1,67x1024 (g) hay 1u 3. KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ là tổng khối lượng các hạt electron , proton , nơtron. Nhưng vì khối lượng electron quá bé do đó khối lượng nguyên tử được xem như là khối lượng của proton và nơtron. 4. ĐIỆN TÍCH HẠT NHÂN (Z+) là điện tích dương của tổng các proton Điện tích hạt nhân (Z+) = Số proton 5. SỐ KHỐI (A) là tổng số proton và số nơtron A = Z + N. A là số khối, Z là số proton, N là số nơtron 6. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. 8. SỐ HIỆU NGUYÊN TỬ (Z) là giá trị đặc trưng cho nguyên tố hóa học vì: Số hiệu nguyên tử (Z) = ĐTHN = Số proton = Số electron 9. KÝ HIỆU NGUYÊN TỬ Dùng để diễn đạt nguyên tử với đầy đủ các chỉ dẫn . X là ký hiệu hóa học của nguyên tố Z là số hiệu nguyên tử A là số khối 10. ĐỒNG VỊ là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton, khác số nơtron. 11. CẤU TRÚC ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ trong nguyên tử các electron chuyển động không theo một quỹ đạo xác định nào với vận tốc cực kỳ lớn tạo thành mây electron ở xung quanh hạt nhân. Trong đó mỗi electron có mức năng lượng tương ứng. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau tạo thành lớp electron (tương ứng với số n, hiện nay có 7 lớp, đánh số : n = 1 đến 7 hay từ K đến Q). Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào một phân lớp ( có nhiều phân lớp và được ký hiệu s, p, d, f…) Trong nguyên tử các electron chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao theo dãy: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s … Để nhớ ta dùng quy tắc Klechkowsky 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f 5s 5p 5d 5f… 6s 6p 6d 6f… 7s 7p 7d 7f… Khi sắp xếp các electron vào theo qui tắc trên ta có cấu hình electron trong nguyên tử (theo mức năng lượng tăng dần), nếu sắp theo lớp e ta có cấu trúc electron. VD : Viết cấu hình electron của các nguyên tố : K(Z=19): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 Br(Z=25) 1s2 2s2 3p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p5 2)8)8)1 2)8)18)7 Vậy cấu hình e của Br là 1s2 2s2 3p6 3s2 3p6 3d104s2 4p5 Khi sắp xếp các electron vào các obitan thì ta tuân theo qui tắc Hund Trong cùng phân lớp các electron được phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tố đa VD : O (Z = 8) 1s2 2s2 3p4 Từ cấu trúc electron, có thể tính số electron lớp ngoài cùng từ đó có thể biết được đặc điểm cơ bản của các nguyên tử: Lớp ngoài cùng có tối đa 8 e, nguyên tử có 8e ở lớp ngoài cùng đều rất bền vững đó là các khí hiếm ( riêng khí hiếm Heli chỉ có 2e ở lớp ngoài cùng), nguyên tử có 1,2,3 electron ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử kim loại, nguyên tử có 5,6,7 electron ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử phi kim. 12. OBITAN Obitan là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó có khả năng hiện diện electron là lớn nhất. Tùy theo mỗi phân lớp mà có số obitan khác nhau: phân lớp s có 1 obitan s (hình cầu), phân lớp p có 3 obitan p (hình số 8 nổi), phân lớp d có 5 obitan d và phân lớp f có 7 obitan (điều có hình dạng phức tạp ) Mỗi obitan chỉ chứa tối đa 2 electron với spin ngược nhau: obitan có đủ 2e gọi là e ghép đôi, chứa một e gọi là e độc thân, không chứa e gọi là obitan trống. 13. TÓM TẮT Nguyên tửcấu tạo bởi ba loại hạt là e ( điện tích 1, khối lượng 0) nằm ở lớp vỏ); p ( điện tích +1, khối lượng 1 đvC), n ( điện tích 0, khối lượng 1 đvC) nằm trong nhân. Vậy trong nguyên tử thì các hạt mang điện là p và e, hạt không mang điện là n. Nguyên tử trung hòa điện: Z = số p = số e = ĐTHN mnguyên tử = mp + mn, A = Z +N. do đó về trị số thì A = mnguyên tử . Kim loại có xu hướng nhường tất cả electron ngoài cùng tạo ion dương tương ứng có cấu hình e bền vững (8e lớp ngoài cùng) Phi kim có xu hướng nhận thêm e ( đúng bằng số e thiếu để đạt 8 electron lớp ngoài cùng) tạo ion âm tương ứng. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Ngày đăng: 01/07/2021, 03:59

w