1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Bình

27 17 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 50,96 KB

Nội dung

I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất quan trọng của con người. Vì vậy, việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến đất đai có nhiều vấn đề phức tạp. Hiện nay, tình hình khiếu nại, tranh chấp đất đai đang là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội. Giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những nội dung quản lý hết sức quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Giải quyết khiếu nại về đất đai nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ đất đai, nó liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp thuộc về pháp luật và những quan hệ xã hội khác, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi thiết thân của các tổ chức, cá nhân. Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh. Phía Bắc giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ. Thái Bình là tỉnh có diện tích nhỏ, mật độ dân cư đông đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Xuất phát từ tình hình trên, dẫn đến các vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai có nhiều cơ hội tăng về số lượng vụ việc (số lượng các vụ việc chiếm từ 50% đến 70% các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp nói chung), cũng như tính chất, mức độ gay gắt ngày càng phức tạp. Trong khi đó, các vụ việc khiếu nại về đất đai chủ yếu do các cơ quan hành chính giải quyết (các vụ việc về đất đai do cơ quan Tòa án giải quyết hiện nay chiếm số lượng không nhiều). Do đó, cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về khiếu nại, thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước (qua thực tiễn tỉnh Thái Bình); trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về khiếu nại, về đất đai và xác lập cơ chế giải quyết các khiếu nại về đất đai, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, công dân và đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay. Với nhận thức như vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai ở địa bàn tỉnh Thái Bình” làm đề tài tiểu luận môn Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích của tiểu luận là nêu rõ nhưng vấn đề chung về khiếu nại, phân tích, đánh giá thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Thái Bình; qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đất đai, pháp luật khiếu nại về đất đai và bài học kinh nghiệm, phương pháp thẩm tra, xác minh để giải quyết có hiệu quả hơn các khiếu nại về đất đai. Để đạt được mục đích này, bài tiểu luận có nhiệm vụ nghiên cứu những quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại, thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại hiện hành và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn hiện pháp luật khiếu nại về đất đai, pháp luật về đất đai, nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, góp phần hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tiễn trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai ở địa bàn tỉnh Thái Bình. Phạm vị nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai ở địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 20152020. 4. Phương pháp nghiên cứu So sánh giữa lý luận và thực tiễn tình hình giải quyết khiếu nại về đất đai ở địa phương với pháp luật đất đai, pháp luật về khiếu nại của Nhà nuớc. Để giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra, người viết tiểu luận sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp. 5. Cấu trúc của tiểu luận Nội dung của tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai. Chương 2: Thực trạng khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Bình. II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI 1.1. Khái niệm, đặc điểm, đối tượng khiếu nại về đất đai 1.1.1. Khái niệm khiếu nại về đất đai Theo khoản 1, Điều 2 của Luật Khiếu nại 2011 thì: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể xác định khiếu nại về đất đai như sau: Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất theo thủ tục của Luật Khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Để thực hiện quyền khiếu nại về đất đai thì người dân phải biết được ai có quyền khiếu nại (người khiếu nại), đối tượng khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, cụ thể: Người khiếu nại gồm: Người sử dụng đất; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất; người được ủy quyền: Người sử dụng đất gồm: + Hộ gia đình, cá nhân trong nước; + Tổ chức sử dụng đất như: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự; + Cộng đồng dân cư; + Cơ sở tôn giáo; + Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại; + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài; + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất như: + Người nhận tặng cho quyền sử dụng đất; + Người nhận chuyển nhượng (người mua đất) quyền sử dụng đất… (Khi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho mà làm thủ tục đăng ký biến động (thủ tục sang tên giấy chứng nhận) mà bị từ chối, chậm thực hiện…thì có quyền khiếu nại). Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại, cụ thể: + Tự mình khiếu nại: Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền tự mình viết đơn và thực hiện khiếu nại theo thủ tục quy định. + Người đại diện theo pháp luật của người sử dụng đất thực hiện việc khiếu nại (chỉ áp dụng khi người sử dụng đất là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự). + Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. + Uỷ quyền cho luật sư thực hiện khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 1.1.2. Đặc điểm khiếu nại về đất đai Thứ nhất, chủ thể của khiếu nại về đất đai chỉ có thể là chủ thể của quyền quản lý và quyền sử dụng đất mà không phải là chủ thể của quyền sở hữu đất đai. Thứ hai, nội dung của khiếu nại về đất đai rất đa dạng và phức tạp. Thứ ba, khiếu nại về đất đai phát sinh gây hậu quả xấu về nhiều mặt. Thứ tư, đối tượng của khiếu nại về đất đai là quyền quản lý và quyền sử dụng đất. 1.1.3. Đối tượng khiếu nại về đất đai Theo khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai 2013 đối tượng khiếu nại đất đai là quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai, cụ thể: + Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; + Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; + Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Ví dụ: Hộ gia đình, cá nhân có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 432014NĐCP nhưng khi làm hồ sơ yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bị từ chối cấp giấy chứng nhận hoặc tiếp nhận hồ sơ nhưng quá thời hạn mà không cấp thì hộ gia đình, cá nhân có quyền khiếu nại. + Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất. + Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai… Hành vi hành chính về quản lý đất đai: Là hành vi của cán bộ, công chức khi giải quyết công việc thuộc thẩm quyền để ban hành các quyết định quản lý hành chính về đất đai với các hành vi thường gặp như: Chậm thực hiện, thực hiện không đúng, không thực hiện, gây khó dễ cho người sử dụng đất khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận, chuyển mục đích sử dụng đất… Như vậy, đối tượng bị khiếu nại theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn không quy định cụ thể từng loại quyết định, hành vi. Trên đây là những quyết định, hành vi hành chính về quản lý đất đai chủ yếu, thường gặp. 1.2. Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại đất đai 1.2.1. Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần đầu Để thực hiện quyền khiếu nại đất đai phải có đủ điều kiện sau: Người khiếu nại tự mình thực hiện thì phải là người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại; Có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình (trái pháp luật nhưng không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì không có quyền khiếu nại mà có quyền tố cáo). Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có người đại diện hợp pháp thực hiện khiếu nại trong trường hợp khiếu nại thông qua người đại diện; Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết. Còn thời hiệu, thời hạn khiếu nại hoặc đã hết thời hiệu, thời hạn mà có lý do chính đáng. Khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai (điều kiện này áp dụng với trường hợp đã có quyết định khiếu nại lần 1 nhưng không đồng ý). 1.2.2. Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần hai Ngoài các điều kiện theo thủ tục khiếu nại lần đầu thì khi thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần 2 thì phải có quyết định giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu. 1.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai Để tránh việc trả lại đơn thì phải xác định được chính xác thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai theo quy định. 1.3.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu: – Chủ tịch UBND cấp xã: Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến các quyết định: + Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến các hành vi hành chính của cán bộ, công chức cấp xã do mình quản lý mà vi phạm quy định pháp luật về đất đai. – Chủ tịch UBND cấp huyện: Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến các quyết định: + Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. + Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…và đất công ích của xã, phường, thị trấn. (UBND cấp huyện được ủy quyền) + Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. + Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau. Bên cạnh đó Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến các hành vi hành chính của cán bộ, công chức cấp huyện do mình quản lý mà vi phạm quy định pháp luật về đất đai. – Chủ tịch UBND cấp tỉnh: Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến các quyết định: + Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo. + Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. + Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. + Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. + Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. + Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…và đất công ích của xã, phường, thị trấn. + Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư. + Quyết định giải quyết tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến các hành vi hành chính của cán bộ, công chức cấp tỉnh do mình quản lý mà vi phạm quy định pháp luật về đất đai. – Giám đốc Sở tài nguyên và môi trường: Giám đốc Sở tài nguyên và môi trường có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến các quyết định: + Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư. (Sở tài nguyên và môi trường được ủy quyền) + Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng của tổ chức. Bên cạnh đó Giám đốc Sở tài nguyên và môi trường có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến các hành vi hành chính của cán bộ, công chức do mình quản lý mà vi phạm quy định pháp luật về đất đai. – Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường: Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến các quyết định: + Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng, tặng cho…của hộ gia đình, cá nhân. Bên cạnh đó Trưởng phòng tài nguyên và môi trường có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến các hành vi hành chính của cán bộ, công chức do mình quản lý mà vi phạm quy định pháp luật về đất đai.

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TIẾP CÔNG DÂN Đề tài: Khiếu nại giải khiếu nại lĩnh vực quản lý đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Xuân Cương Họ tên sinh viên: Đặng Xuân Lâm Mã số sinh viên: 182030803 Lớp: K3A Luật TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2021 HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TIẾP CÔNG DÂN Đề tài: Khiếu nại giải khiếu nại lĩnh vực quản lý đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình Sinh viên: Đặng Xuân Lâm Mã số sinh viên: 182030803 Lớp: K3A Luật TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2021 PHIẾU CHẤM ĐIỂM Giảng viên chấm vòng Giảng viên chấm vòng MỤC LỤC I MỞ ĐẦU 1 Lý chọn đề tài Mục đích mục tiêu nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Cấu trúc tiểu luận .3 CHƯƠNG 1: KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI .3 1.1 Khái niệm, đặc điểm, đối tượng khiếu nại đất đai 1.1.1 Khái niệm khiếu nại đất đai 1.1.2 Đặc điểm khiếu nại đất đai 1.1.3 Đối tượng khiếu nại đất đai 1.2 Điều kiện thực quyền khiếu nại đất đai 1.2.1 Điều kiện thực quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần đầu 1.2.2 Điều kiện thực quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần hai .7 1.3 Thẩm quyền giải khiếu nại đất đai .7 1.3.1 Thẩm quyền giải khiếu nại lần đầu: 1.3.2 Thẩm quyền giải khiếu nại lần hai: 10 1.4 Thủ tục giải khiếu nại đất đai 10 1.4.1 Thời hiệu, thời hạn giải khiếu nại đất đai 11 1.4.2 Thủ tục giải khiếu nại đất đai lần đầu .12 1.4.3 Thủ tục giải khiếu nại đất đai lần hai 14 CHƯƠNG 15 THỰC TRẠNG KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH 15 2.1 Tình hình khiếu nại, giải khiếu nại đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình 15 2.1.1 Tình hình khiếu nại đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình .15 2.2.2 Tình hình giải khiếu nại đất đai quan hành Nhà nước tỉnh Thái Bình 17 CHƯƠNG 19 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH 19 3.1 Đẩy mạnh việc quy định công khai, minh bạch quản lý đất đai 19 3.2 Tăng cường tiếp công dân đối thoại giải tranh chấp, khiếu nại 19 3.3 Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền giáo dục pháp luật 20 3.4 Thành lập Tổ công tác hỗ trợ nghiệp vụ, trực tiếp tư vấn cho sở, ngành, huyện, thành phố địa bàn tỉnh 20 3.5 Nhanh chóng xây dựng hệ thống liệu tiếp công dân, giải tranh chấp, khiếu nại đất đai địa bàn tỉnh 20 III KẾT LUẬN .21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 BÀI LÀM I MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Đất đai tài nguyên thiên nhiên vô quý giá quốc gia, tư liệu sản xuất quan trọng người Vì vậy, việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến đất đai có nhiều vấn đề phức tạp Hiện nay, tình hình khiếu nại, tranh chấp đất đai tượng xảy phổ biến xã hội Giải khiếu nại đất đai nội dung quản lý quan trọng công tác quản lý nhà nước đất đai Giải khiếu nại đất đai nhằm giải mâu thuẫn quan hệ đất đai, liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp thuộc pháp luật quan hệ xã hội khác, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi thiết thân tổ chức, cá nhân Thái Bình tỉnh ven biển, thuộc đồng châu thổ sông Hồng, nằm vùng ảnh hưởng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phịng Quảng Ninh Phía Bắc giáp với tỉnh Hưng n, Hải Dương Hải Phịng; phía Tây Tây Nam giáp với tỉnh Nam Định Hà Nam; phía Đơng giáp với vịnh Bắc Bộ Thái Bình tỉnh có diện tích nhỏ, mật độ dân cư đông ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý Nhà nước đất đai Xuất phát từ tình hình trên, dẫn đến vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai có nhiều hội tăng số lượng vụ việc (số lượng vụ việc chiếm từ 50% đến 70% vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp nói chung), tính chất, mức độ gay gắt ngày phức tạp Trong đó, vụ việc khiếu nại đất đai chủ yếu quan hành giải (các vụ việc đất đai quan Tòa án giải chiếm số lượng không nhiều) Do đó, cần phải nghiên cứu cách có hệ thống quy định pháp luật khiếu nại, thực trạng khiếu nại giải khiếu nại đất đai quan hành nhà nước (qua thực tiễn tỉnh Thái Bình); sở đó, đề xuất kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung sách, pháp luật khiếu nại, đất đai xác lập chế giải khiếu nại đất đai, nhằm nâng cao hiệu công tác giải khiếu nại đất đai, bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cơng dân đáp ứng nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việc làm có ý nghĩa quan trọng mặt lý luận thực tiễn Với nhận thức vậy, lựa chọn đề tài: “Khiếu nại giải khiếu nại lĩnh vực quản lý đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình” làm đề tài tiểu luận mơn Giải khiếu nại, tố cáo tiếp công dân Mục đích mục tiêu nghiên cứu Mục đích tiểu luận nêu rõ vấn đề chung khiếu nại, phân tích, đánh giá thực trạng khiếu nại giải khiếu nại đất đai tỉnh Thái Bình; qua đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại đất đai học kinh nghiệm, phương pháp thẩm tra, xác minh để giải có hiệu khiếu nại đất đai Để đạt mục đích này, tiểu luận có nhiệm vụ nghiên cứu quy định pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, thực trạng giải khiếu nại đất đai tỉnh Thái Bình Trên sở thiếu sót, tồn pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại hành đề xuất giải pháp nhằm hoàn pháp luật khiếu nại đất đai, pháp luật đất đai, nâng cao hiệu công tác giải khiếu nại đất đai, góp phần hoàn thiện mặt lý luận thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình khiếu nại giải khiếu nại lĩnh vực quản lý đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình - Phạm vị nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động khiếu nại giải khiếu nại lĩnh vực quản lý đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2020 Phương pháp nghiên cứu So sánh lý luận thực tiễn tình hình giải khiếu nại đất đai địa phương với pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại Nhà nuớc Để giải vấn đề đề tài đặt ra, người viết tiểu luận sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp Cấu trúc tiểu luận Nội dung tiểu luận gồm chương: Chương 1: Khiếu nại giải khiếu nại đất đai Chương 2: Thực trạng khiếu nại, giải khiếu nại đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu giải khiếu nại đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình II NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI 1.1 Khái niệm, đặc điểm, đối tượng khiếu nại đất đai 1.1.1 Khái niệm khiếu nại đất đai Theo khoản 1, Điều Luật Khiếu nại 2011 thì: " Khiếu nại việc công dân, quan, tổ chức cán bộ, công chức theo thủ tục Luật quy định, đề nghị quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại định hành chính, hành vi hành quan hành nhà nước, người có thẩm quyền quan hành nhà nước định kỷ luật cán bộ, cơng chức có cho định hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp mình" Từ định nghĩa trên, xác định khiếu nại đất đai sau: Khiếu nại đất đai việc người sử dụng đất, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất theo thủ tục Luật Khiếu nại đề nghị quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại định hành chính, hành vi hành quản lý đất đai quan hành Nhà nước, người có thẩm quyền quan hành Nhà nước có cho định hành hành vi hành trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp Để thực quyền khiếu nại đất đai người dân phải biết có quyền khiếu nại (người khiếu nại), đối tượng khiếu nại, thẩm quyền giải khiếu nại, cụ thể: - Người khiếu nại gồm: Người sử dụng đất; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất; người ủy quyền: Người sử dụng đất gồm: + Hộ gia đình, cá nhân nước; + Tổ chức sử dụng đất như: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức trị, tổ chức trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghiệp công lập tổ chức khác theo quy định pháp luật dân sự; + Cộng đồng dân cư; + Cơ sở tôn giáo; + Tổ chức nước ngồi có chức ngoại; + Người Việt Nam định cư nước ngồi; + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất như: + Người nhận tặng cho quyền sử dụng đất; + Người nhận chuyển nhượng (người mua đất) quyền sử dụng đất… (Khi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho mà làm thủ tục đăng ký biến động (thủ tục sang tên giấy chứng nhận) mà bị từ chối, chậm thực hiện…thì có quyền khiếu nại) Khi có cho định hành hành vi hành quản lý đất đai trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp người khiếu nại tự thực ủy quyền cho người khác thực việc khiếu nại, cụ thể: + Tự khiếu nại: Người sử dụng đất, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền tự viết đơn thực khiếu nại theo thủ tục quy định + Người đại diện theo pháp luật người sử dụng đất thực việc khiếu nại (chỉ áp dụng người sử dụng đất người chưa thành niên, người lực hành vi dân sự) + Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm thể chất lý khách quan khác mà khơng thể tự khiếu nại ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, thành niên người khác có lực hành vi dân đầy đủ để thực việc khiếu nại + Uỷ quyền cho luật sư thực khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp 1.1.2 Đặc điểm khiếu nại đất đai Thứ nhất, chủ thể khiếu nại đất đai chủ thể quyền quản lý quyền sử dụng đất mà chủ thể quyền sở hữu đất đai Thứ hai, nội dung khiếu nại đất đai đa dạng phức tạp Thứ ba, khiếu nại đất đai phát sinh gây hậu xấu nhiều mặt Thứ tư, đối tượng khiếu nại đất đai quyền quản lý quyền sử dụng đất 1.1.3 Đối tượng khiếu nại đất đai Theo khoản Điều 204 Luật Đất đai 2013 đối tượng khiếu nại đất đai định hành hành vi hành quản lý đất đai, cụ thể: + Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; + Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân + Quyết định thu hồi đất mà khu vực thu hồi đất có đối tượng tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi…và đất cơng ích xã, phường, thị trấn (UBND cấp huyện ủy quyền) + Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư nước sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất Việt Nam + Quyết định giải tranh chấp đất đai hộ gia đình, cá nhân với Bên cạnh Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải khiếu nại đất đai liên quan đến hành vi hành cán bộ, cơng chức cấp huyện quản lý mà vi phạm quy định pháp luật đất đai – Chủ tịch UBND cấp tỉnh: Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải khiếu nại đất đai liên quan đến định: + Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tổ chức, sở tôn giáo + Giao đất người Việt Nam định cư nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước + Cho thuê đất người Việt Nam định cư nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước + Thu hồi đất tổ chức, sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi + Thu hồi đất nơng nghiệp thuộc quỹ đất cơng ích xã, phường, thị trấn + Quyết định thu hồi đất mà khu vực thu hồi đất có đối tượng tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi…và đất cơng ích xã, phường, thị trấn + Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, sở tôn giáo; người Việt Nam định cư nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước thực dự án đầu tư + Quyết định giải tranh chấp mà bên tổ chức, sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi Bên cạnh Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải khiếu nại đất đai liên quan đến hành vi hành cán bộ, cơng chức cấp tỉnh quản lý mà vi phạm quy định pháp luật đất đai – Giám đốc Sở tài nguyên môi trường: Giám đốc Sở tài ngun mơi trường có thẩm quyền giải khiếu nại đất đai liên quan đến định: + Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, sở tôn giáo; người Việt Nam định cư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thực dự án đầu tư (Sở tài nguyên môi trường ủy quyền) + Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây dựng chuyển nhượng tổ chức Bên cạnh Giám đốc Sở tài ngun mơi trường có thẩm quyền giải khiếu nại đất đai liên quan đến hành vi hành cán bộ, cơng chức quản lý mà vi phạm quy định pháp luật đất đai – Trưởng phịng Tài ngun mơi trường: Trưởng phịng Tài ngun mơi trường có thẩm quyền giải khiếu nại đất đai liên quan đến định: + Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây dựng chuyển nhượng, tặng cho…của hộ gia đình, cá nhân Bên cạnh Trưởng phịng tài ngun mơi trường có thẩm quyền giải khiếu nại đất đai liên quan đến hành vi hành cán bộ, cơng chức quản lý mà vi phạm quy định pháp luật đất đai 1.3.2 Thẩm quyền giải khiếu nại lần hai: – Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải khiếu nại lần định, hành vi hành mà Chủ tịch UBND cấp xã, Trưởng phịng Tài nguyên môi trường giải lần đầu người khiếu nại không đồng ý với kết giải – Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải khiếu nại lần định, hành vi hành mà Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Sở tài nguyên môi trường giải khiếu nại lần đầu người khiếu nại không đồng ý với kết giải – Bộ trưởng Bộ tài ngun mơi trường có thẩm quyền giải khiếu nại lần định, hành vi hành mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải khiếu nại lần đầu người khiếu nại không đồng ý với kết giải 1.4 Thủ tục giải khiếu nại đất đai Khoản Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định: “Trình tự, thủ tục giải khiếu nại định hành chính, hành vi hành đất đai thực theo quy định pháp luật khiếu nại” Như vậy, trình tự, thủ tục giải khiếu nại định hành chính, hành vi hành đất đai (gọi chung thủ tục giải khiếu nại đất đai) không quy định thực theo Luật Đất đai 2013 văn hướng dẫn mà thực theo quy định Luật Khiếu nại 2011 văn hướng dẫn, cụ thể: 1.4.1 Thời hiệu, thời hạn giải khiếu nại đất đai 1.4.1.1 Thời hiệu khiếu nại: 10 Theo Điều Luật Khiếu nại 2011 thời hiệu khiếu nại 90 ngày, kể từ ngày nhận định hành biết định hành chính, hành vi hành Như vậy, 90 ngày, kể từ ngày nhận định hành biết định hành chính, hành vi hành quản lý đất đai người sử dụng đất, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất khơng có quyền khiếu nại, trừ trường hợp sau: Người khiếu nại không thực quyền khiếu nại theo thời hiệu vì: + Ốm đau; + Thiên tai; + Địch họa; + Đi công tác, học tập nơi xa + Hoặc trở ngại khách quan khác thời gian có trở ngại khơng tính vào thời hiệu khiếu nại 1.4.1.2 Thời hạn giải khiếu nại: Thời hạn giải khiếu nại khoảng thời gian mà người có thẩm quyền giải khiếu nại phải thực việc giải khiếu nại Hết thời hạn bị coi vi phạm pháp luật - Thời hạn giải khiếu nại lần đầu: Theo Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 thời hạn giải khiếu nại lần đầu sau: + Thời hạn giải khiếu nại lần đầu không 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; vụ việc phức tạp thời hạn giải kéo dài khơng q 45 ngày, kể từ ngày thụ lý + Ở vùng sâu, vùng xa lại khó khăn thời hạn giải khiếu nại không 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; vụ việc phức tạp thời hạn giải kéo dài khơng 60 ngày, kể từ ngày thụ lý - Thời hạn giải khiếu nại lần hai: 11 Theo Điều 37 Luật Khiếu nại 2011 thời hạn giải khiếu nại lần hai sau: + Thời hạn giải khiếu nại lần hai không 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; vụ việc phức tạp thời hạn giải khiếu nại kéo dài không 60 ngày, kể từ ngày thụ lý + Ở vùng sâu, vùng xa lại khó khăn thời hạn giải khiếu nại khơng q 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; vụ việc phức tạp thời hạn giải khiếu nại kéo dài hơn, khơng q 70 ngày, kể từ ngày thụ lý 1.4.2 Thủ tục giải khiếu nại đất đai lần đầu Hình thức khiếu nại: Căn theo Điều Luật Khiếu nại 2011, việc khiếu nại đất đai thực đơn khiếu nại khiếu nại trực tiếp, cụ thể: Trường hợp 1: Khiếu nại thực đơn Trường hợp khiếu nại thực đơn đơn khiếu nại phải ghi rõ nội dung sau: - Ngày, tháng, năm khiếu nại; - Tên, địa người khiếu nại; - Tên, địa quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; - Nội dung, lý khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại yêu cầu giải người khiếu nại Lưu ý: Đơn khiếu nại phải người khiếu nại ký tên điểm Trường hợp 2: Đến khiếu nại trực tiếp Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại văn yêu cầu người khiếu nại ký điểm xác nhận vào văn bản, ghi rõ nội dung trường hợp Trình tự giải khiếu nại đất đai lần đầu Bước Gửi đơn tiếp nhận đơn khiếu nại 12 - Người khiếu nại gửi đơn tài liệu có liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải khiếu nại lần đầu (được hướng dẫn cụ thể bảng mục 3) - Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải người có thẩm quyền tiếp nhận đơn Bước Thụ lý đơn - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải mình, người có thẩm quyền thụ lý giải thơng báo việc thụ lý giải quyết; - Trường hợp không thụ lý để giải nêu rõ lý Bước Xác minh nội dung khiếu nại Trong trình giải khiếu nại, người có thẩm quyền giải khiếu nại có trách nhiệm sau: - Kiểm tra lại định hành chính, hành vi hành mình, người có trách nhiệm quản lý trực tiếp, khiếu nại định giải khiếu nại ngay; - Trường hợp chưa có sở kết luận nội dung khiếu nại tự tiến hành xác minh giao cho người có trách nhiệm xác minh xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải khiếu nại Bước Tổ chức đối thoại - Trong trình giải khiếu nại, người giải khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại yêu cầu người khiếu nại kết xác minh nội dung khiếu nại khác - Việc đối thoại phải lập thành biên - Kết đối thoại để giải khiếu nại Bước Ra định giải khiếu nại - Người giải khiếu nại lần đầu phải định giải khiếu nại Gửi kết giải khiếu nại: 13 - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có định giải khiếu nại, người giải khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi định giải khiếu nại cho: + Người khiếu nại; + Thủ trưởng cấp trực tiếp người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, quan, tổ chức, cá nhân chuyển khiếu nại đến; + Cơ quan tra nhà nước cấp 1.4.3 Thủ tục giải khiếu nại đất đai lần hai Bước Gửi tiếp nhận đơn - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải khiếu nại lần đầu mà không giải kể từ ngày nhận định giải khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải khiếu nại lần hai Lưu ý: - Đối với vùng sâu, vùng xa lại khó khăn thời hạn kéo dài khơng q 45 ngày - Hồ sơ khiếu nại lần hai gồm: + Đơn khiếu nại; + Quyết định giải khiếu nại lần đầu; + Các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải khiếu nại lần hai Nơi nộp: Người có thẩm quyền giải khiếu nại lần hai (theo hướng dẫn mục 3) Bước Thụ lý đơn - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận khiếu nại định hành chính, hành vi hành quản lý đất đai thuộc thẩm quyền giải mà việc khiếu nại lần hai có đủ điều kiện theo mục 2.2 phải thụ lý giải 14 - Trường hợp khơng thụ lý giải phải nêu rõ lý văn thông báo cho người khiếu nại CHƯƠNG THỰC TRẠNG KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH 2.1 Tình hình khiếu nại, giải khiếu nại đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình 2.1.1 Tình hình khiếu nại đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình a) Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp nói chung: - Về tình hình tiếp cơng dân: Từ năm 2015 đến 2020, quan hành tỉnh Thái Bình tiếp 5.186 lượt người đến khiếu nại, tố cáo; đó: + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình tiếp 537 lượt người đến khiếu nại, tố cáo (trong có 378 lượt người khiếu nại đất đai, chiếm tỉ lệ 70,4% lượt người) + Giám đốc Sở, ngành (Sở Tài ngun Mơi trường, Thanh tra tỉnh Thái Bình) tiếp 498 lượt người đến khiếu nại, tố cáo (trong có 336 lượt người khiếu nại đất đai, chiếm tỉ lệ 67,5% lượt người) + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện tiếp 2.156 lượt người đến khiếu nại, tố cáo (trong có 1.556 lượt người khiếu nại đất đai, chiếm tỉ lệ 72,2% lượt người) + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tiếp 1.995 lượt người đến khiếu nại, tố cáo (trong có 1265 lượt người khiếu nại đất đai, chiếm tỉ lệ 63,4% lượt người) b) Nguyên nhân khiếu nại đất đai * Nguyên nhân khách quan Có biến động lớn chủ sử dụng đất; bất cập hệ thống sách pháp luật đất đai; chưa thực tốt công tác tổ chức thi hành pháp 15 luật đất đai công tác bồi thường giải phóng mặt nguyên nhân dẫn đến khiếu nại cơng tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt chiếm tỷ lệ đơn thư cao * Nguyên nhân chủ quan Việc áp dụng pháp luật Uỷ ban nhân dân cấp cịn có tình trạng tuỳ tiện, cấp huyện cấp xã; - Đất đai có giá trị đặc biệt, thời gian dài quản lý lỏng lẻo, dẫn tới sai phạm có tính phổ biến, đáng lưu ý phận cán bộ, công chức lợi dụng chức quyền để chia chác đất đai trục lợi từ đất đai - Một phận người dân chưa nhận thức đầy đủ quy định pháp luật, nên khiếu nại chưa quy định - Tình trạng vi phạm pháp luật, dân chủ, tham nhũng, tiêu cực xảy phổ biến, sở gây bất bình, xúc nhân dân, làm phát sinh khiếu kiện - Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại cịn yếu, chưa thường xun, khơng trọng tâm, điểm hiệu chưa cao 2.2.2 Tình hình giải khiếu nại đất đai quan hành Nhà nước tỉnh Thái Bình a) Kết giải khiếu nại quan hành Nhà nước tỉnh Thái Bình Từ năm 2015 đến 2020, quan hành tỉnh Thái Bình phải giải 4.562 vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai theo thẩm quyền, giải 3.084 vụ việc (chiếm 67,6% vụ việc khiếu nại phải giải quyết); đó: Số vụ việc khiếu nại bồi thường, giải phóng mặt 1.311 vụ việc (chiếm 42,5%); số vụ việc khiếu nại đòi lại đất cũ 456 vụ việc (chiếm 14,8%); số vụ việc khiếu nại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nội dung khác 1.434 vụ việc (chiếm 46,5%) 16 b) Đánh giá tình hình giải khiếu nại đất đai của quan hành Nhà nước tỉnh Thái Bình * Những kết đạt công tác giải khiếu nại đất đai: - Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình, cấp nghành có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn phối hợp vấn đề - Về bản, đơn thư khiếu nại đất đai công dân, tổ chức cấp, ngành tỉnh Thái Bình xử lý, tham mưu giải quy định pháp luật - Qua công tác giải khiếu nại đất đai thu hồi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, hàng nghìn đất, đem lại quyền lợi đáng cho tổ chức, cá nhân - Cán làm công tác tiếp dân, giải đơn thư ngày có kinh nghiệm, am hiểu pháp luật, có nhiệt huyết, phương pháp làm việc với công dân ngày uyển chuyển, mềm dẻo - Các cấp ủy Đảng, quyền địa phương tỉnh quan tâm nhiều đến cơng tác giải khiếu nại nói chung khiếu nại đất đai nói riêng - Đối với vụ việc phức tạp, đông người, tồn đọng kéo dài, cấp, ngành thực biện pháp, giải pháp phù hợp trước ban hành định thành lập tham khảo ý kiến Hội đồng tư vấn, tạo đồng thuận kết luận, giải vụ việc * Những tồn công tác giải khiếu nại đất đai: - Một số cấp ủy, Ủy ban nhân dân cấp cấp huyện, xã cịn coi nhẹ cơng tác giải khiếu nại công dân - Chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn, chưa hướng dẫn cụ thể theo pháp luật việc nộp đơn - Các vụ việc giải việc tổ chức thực chưa tốt, thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để khiếu kiện kéo dài, gây xúc, làm phát sinh quan hệ khiếu nại phức tạp 17 - Đội ngũ cán chưa đáp ứng u cầu Khơng thủ trưởng quan hành đùn đẩy, né tránh việc gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại - Việc áp dụng pháp luật Uỷ ban nhân dân cấp cịn có tình trạng tuỳ tiện, cấp huyện cấp xã - Việc phân công thực nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân việc giải khiếu nại đất đai không thống - Tình trạng vi phạm thời hạn giải khiếu nại xảy phổ biến - Việc phối hợp giải khiếu nại đất đai quan có thẩm quyền chưa chặt chẽ thống nhất, cịn đùn đẩy trách nhiệm - Cơng tác tra, kiểm tra việc giải khiếu nại cịn mang tính hình thức - Việc tun truyền phổ biến sách pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại nói riêng chưa thường xuyên nên nhận thức phận nhân dân pháp luật mơ hồ CHƯƠNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH 3.1 Đẩy mạnh việc quy định cơng khai, minh bạch quản lý đất đai Đẩy mạnh việc quy định công khai, minh bạch việc thực dự án, chế độ sách, trình tự, thủ tục liên quan đến thu hồi đất, giải tỏa, bồi thường, tái định cư, giải việc làm cho người lao động; kiên thu hồi đất giao, cho thuê không đối tượng, không sử dụng thời gian quy định sử dụng khơng có hiệu quả, sử dụng sai mục đích; xử lý kịp thời, nghiêm minh trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, trường hợp tham nhũng, tiêu cực; đồng thời chấn chỉnh, khắc phục kịp thời 18 tồn tại, yếu quản lý sử dụng đất đai thôn, xã , nhằm hạn chế phát sinh tranh chấp, khiếu nại từ sở 3.2 Tăng cường tiếp công dân đối thoại giải tranh chấp, khiếu nại Kiện toàn tổ chức, cán làm nhiệm vụ tiếp công dân, Trưởng ban tiếp công dân cấp huyện, thành phố, cán chuyên trách làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư Tiếp tục đẩy mạnh thực Quy chế đối thoại Bí thư cấp ủy với nhân dân; tăng cường đạo thủ trưởng quan có trách nhiệm, thẩm quyền giải nhiều thủ tục hành liên quan đến người dân… Cấp trưởng không đùn đẩy cho cấp phó tiếp dân, giải khiếu nại mà đích thân phải giải quyết, tổ chức đối thoại theo quy định Đối thoại phương thức thể tính cơng khai, dân chủ giải khiếu nại biểu Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dựa tảng việc đề cao pháp luật tăng cường pháp chế 3.3 Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền giáo dục pháp luật Tiếp tục tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tiếp cơng dân, khiếu nại, tố tụng hành chính, đất đai, bồi thường nhà nước phải đảm bảo nghiêm túc, thường xuyên Trong Luật Đất đai cần tập trung vào nội dung giao đất, cho th đất, chuyển mục đích sử dụng đất, quy trình giải tranh chấp Đội ngũ cán tập huấn cần tuyển chọn lực đào tạo kỹ tập huấn chuyên sâu từ Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài ngun Mơi trường Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phương tiện thông tin đại chúng qua kịch phát thanh, truyền hình, hỏi đáp, hái hoa dân chủ… 19 3.4 Thành lập Tổ công tác hỗ trợ nghiệp vụ, trực tiếp tư vấn cho sở, ngành, huyện, thành phố địa bàn tỉnh Thành lập Tổ công tác giúp cho địa phương địa bàn tỉnh nắm tình hình hoạt động giải địa phương, đơn vị; tháo gỡ khó khăn nhận thức, trình tự, thủ tục giải vụ việc cụ thể; hỗ trợ dự án đất đai triển khai, thực địa phương Tăng cường mối quan hệ phối hợp ngành, cấp công tác giải khiếu nại, tố cáo, qua học tập rút kinh nghiệm lẫn công tác thực tiễn để nâng cao lực chuyên môn hiệu cơng tác 3.5 Nhanh chóng xây dựng hệ thống liệu tiếp công dân, giải tranh chấp, khiếu nại đất đai địa bàn tỉnh Xây dựng, trang bị phần mềm quản lý liệu giải tranh chấp, khiếu nại đất đai huyện, thành phố địa bàn tỉnh; sở, ngành tỉnh để đảm bảo tính thơng tin liên tục phối hợp quan có thẩm quyền trình giải 20 III KẾT LUẬN Trong hệ thống quyền người, quyền công dân nước ta quyền khiếu nại, tố cáo cơng dân tồn với tư cách “quyền bảo vệ quyền” Thông qua việc sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo, công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp mình, Nhà nước, xã hội, quan, tổ chức, cá nhan khác Đồng thời việc thực quyền khiếu nại, tố cáo thể tính dân chủ xã hội, tích cực trị cơng dân mối quan hệ với Nhà nước, với xã hội Pháp luật giải khiếu nại đất đai phận quan trọng pháp luật khiếu nại, pháp luật đất đai nói riêng hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung Hệ thống pháp luật giải khiếu nại đất đai quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải khiếu nại đất đai, nguyên tắc giải khiếu nại đất đai Hệ thống pháp luật xây dựng phát triển dựa tảng sở kinh tế xã hội Trong điều kiện kinh tế thị trường, quan hệ kinh tế vận động phát triển không ngừng đòi hỏi pháp luật giải khiếu nại đất đai phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng đất đai Do vậy, việc nghiên cứu nhằm mặt tồn tại, hạn chế, bất cập pháp luật giải khiếu nại đất đai, để sở đề xuất giải pháp nhằm khơng ngừng hồn thiện chế định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Bài tiểu luận phân tích thực trạng khiếu nại, giải khiếu nại lĩnh vực quản lý đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình từ đưa giải pháp hồn thiện hoạt động giải khiếu nại đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng nước nói chung 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật khiếu nại 2011; Luật đất đai 2013; Hiến pháp 2013; Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 Chính phủ quy định chi tiết số điều biện pháp tổ chức thi hành án Luật khiếu nại; 5.Thông tư số 01/2016 /TT-BTP ngày 1/2/2016 Bộ tư pháp hướng dẫn thực số thủ tục quản lý hành chinh biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự; Nghị định số 75/2011 /NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hanh số điều Luật khiếu nại; Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai; Thông tư 07/2013/TT-TTCP về quy trình giải khiếu nại hành chính; http://thuvienphapluat.vn 22 ... khiếu nại giải khiếu nại lĩnh vực quản lý đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình - Phạm vị nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động khiếu nại giải khiếu nại lĩnh vực quản lý đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình giai... NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH 2.1 Tình hình khiếu nại, giải khiếu nại đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình 2.1.1 Tình hình khiếu nại đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình a) Tình hình khiếu nại, ... TRẠNG KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH 15 2.1 Tình hình khiếu nại, giải khiếu nại đất đai địa bàn tỉnh Thái Bình 15 2.1.1 Tình hình khiếu

Ngày đăng: 27/06/2021, 10:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w