1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Phân biệt Thu nhập chịu thuế và Lợi nhuận kế toán của DN

2 5K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 41 KB

Nội dung

Phân biệt thu nhập chịu thuế và Lợi nhuận kế toán của DN

PHÂN BIỆT THU NHẬP CHỊU THUẾ & LỢI NHUẬN KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP Ths. Trần Thị Hoà GV. Bộ môn Tài chính Thống Mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp suy cho cùng là vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp lại có liên quan mật thiết với thuế thu nhập doanh nghiệp, bởi lẽ sau một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, tức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Có những mâu thuẫn xảy ra trong vấn đề phân phối lợi nhuận: về phía Nhà nước thì muốn thu được càng nhiều thuế càng tốt, còn về phía doanh nghiệp thì ngược lại. Mặt khác, trong thực tế vẫn tồn tại những điểm chưa tương đồng giữa chế độ thuế chuẩn mực kế toán. Có những điểm khác biệt rất lớn giữa lợi nhuận kế toán (còn gọi là lợi nhuận thực hiện) lợi nhuận thuế (còn gọi là thu nhập chịu thuế). Bài báo này nhằm chỉ ra những điểm khác biệt đó. Thu nhập chịu thuế lợi nhuận kế toán có khác nhau hay không là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp các nhà quản lý quan tâm. Có hai quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này: - Quan điểm thứ nhất cho rằng thu nhập chịu thuế lợi nhuận kế toán là hai đại lượng phải thống nhất giống nhau. - Quan điểm thứ hai thì cho rằng đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy chúng đều thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính nhưng có sự khác nhau về bản chất nên có tên gọi khác nhau. Thu nhập chịu thuế lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp đều xác định trên cơ sở doanh thu trừ chi phí cộng với thu nhập khác. Tuy nhiên, doanh thu tính theo chế độ tài chính, chuẩn mực có điểm khác với doanh thu theo quy định của chế độ thuế, đó là: + Doanh thu : Đối với trường hợp hàng hóa doanh nghiệp bán không nhận tiền ngay:  Quy định thuế: Doanh nghiệp tính doanh thu theo giá trị ghi trên hóa đơn bán hàng  Theo chuẩn mực: Doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của khoản tiền sẽ thu được trong tương lai về giá trị hiện tại tại thời điểm hạch toán doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Tức là giá trị doanh thu tại thời điểm hạch toán sẽ nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. + Chi phí : Chí phí để tính thu nhập chịu thuế chi phí để tinh lợi nhuận thực hiện trong một năm tài chính cũng có sự khác nhau. Cụ thể: Chi phí Quy định thuế Theo chuẩn mực 1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá được sử dụng vào SXKD - Tính theo mức tiêu hao hợp lý giá thực tế xuất kho - Doanh nghiệp được tính hạch toán chi phí này theo thực tế sử dụng sản xuất kinh doanh 2. Chi phí khấu hao TSCĐ - Căn cứ vào quyết định số 206/2003/QĐ-BTC - Doanh nghiệp có quyền lựa chọn các phương pháp trích khấu hao & quyết định mức trích khấu hao đảm bảo bù đắp được hao mòn hữu hình vô hình của tài sản 3. Chi phí quảng cáo, tiếp thị, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết Doanh nghiệp được tính theo số thực chi nhưng tối đa không quá 10% chi phí hợp lý của doanh nghiệp Doanh nghiệp được tính theo số thực chi, không quy định mức khống chế, doanh nghiệp tự quyết định trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả + Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng trợ cấp mất việc làm: Quy định thuế: Doanh nghiệp được tính vào chi phí nhưng kết dư cuối năm các khoản dự phòng này tính vào thu nhập; có nghĩa là doanh nghiệp được tính vào chi phí tính thu nhập doanh nghiệp theo số thực chi. Theo chuẩn mực : Cho phép doanh nghiệp trích lập, cuối năm còn dư doanh nghiệp chuyển sang năm sau. Sự khác nhau như trên đã phát sinh chênh lệch giữa chi tính thuế (theo chế độ thuế) chi phí tài chính (theo chuẩn mực). Trong các khoản chênh lệch này có khoản chỉ là chêch lệch vĩnh viễn (chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu; chi phí quảng cáo, tiếp thị, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết .) nhưng có khoản là chênh lệch tạm thời (chi phí khấu hao TSCĐ, các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng công nợ khó đòi) Hai đại lượng về thu nhập chịu thuế lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp chỉ có thể bằng nhau khi chế độ thuế quy định đồng nhất với chế độ tài chính. Hiện nay trên thế giới có một số nước có sự đồng nhất này nhưng nhiều nước đã áp dụng chế độ tài chính khác với chế độ thuế. Đối với Việt Nam, doanh nghiệp cần quan tâm ghi nhận các khoản chênh lệch tạm thời để thuyết minh với cơ quan thuế tăng lợi ích cho doanh nghiệp vì: Thu nhập chịu thuế = Lợi nhuận kế toán + Chi phí không hợp lý Ngày nay, khi chính sách thuế ở Việt Nam chưa phát triển đầy đủ người ta xem kế toán là công cụ để kiểm soát thuế. Hệ thống kế toán dựa vào thuế là hệ thống kế toán cứng nhắc, thông tin chưa phản ánh trung thực. Liệu việc thay đổi các phương pháp kế toánchịu sự điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp không? phải chăng đây là cơ hội cho kế toán điều chỉnh lợi nhuận? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam. 2. Tạp chí Tài chính 10/2006. 3. Tạp chí Thuế nhà nước số 12/2004, số 01/2005 5. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 319 6. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp 01/ 2007. . tức nộp thu thu nhập doanh nghiệp. Có những mâu thu n xảy ra trong vấn đề phân phối lợi nhuận: về phía Nhà nước thì muốn thu được càng nhiều thu càng. nhau. Thu nhập chịu thu và lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp đều xác định trên cơ sở doanh thu trừ chi phí cộng với thu nhập khác. Tuy nhiên, doanh thu

Ngày đăng: 15/12/2013, 14:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w