1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Doanh nhân học gì từ phong cách lãnh đạo của Obama? docx

3 2,6K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 168,23 KB

Nội dung

Doanh nhân học từ phong cách lãnh đạo của Obama? Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia thì nếu là một lãnh đạo doanh nghiệp, tân Tổng thống Mỹ Barack Obama hẳn sẽ rất thành công trong việc tạo ra một dấu ấn về phong cách quản lý. Phong cách điều hành vững vàng và thái độ từ tốn của vị tổng thống mới đắc cử - hai thứ khiến ông có biệt danh “No Drama Obama” – là những bài học tiêu biểu mà các nhà lãnh đạo kinh doanh có thể học hỏi. “Những Obama đang làm thể hiện ông đúng là một bậc thầy lãnh đạo”, theo Paul Reagan, một chuyên gia vấn quản lý và là một giảng viên cấp cao tại Đại học bang Wayne ở Detroit. “Cung cách làm việc của ông thật rõ ràng và kiên định. Ông đã dành phần lớn thời gian của mình để củng cố và thiết lập những mà ông hứa làm”. “Giờ đây, uy tín của ông lớn đến mức mà hầu hết mọi người đều nhìn vào ông như một vị thủ lĩnh”, Reagan nói tiếp. Các lãnh đạo doanh nghiệp có thể học hỏi nhiều điều từ phong cách lãnh đạo của ông Obama. Ảnh: Wordpress Còn theo ý kiến của Paul Copcutt – một nhà chiến lược về thương hiệu cá nhân tại Dundas, Ontario – thì điều đặc biệt trong phong cách của Obama chính là sự nhạy bén và thấu hiểu sâu sắc đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Sự nhận thức đó để lại dấu ấn rất rõ nét trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của Obama, nơi mà ông đã thành công với chiến lược trọng dụng các nhân vật kỳ cựu, những chuyên gia hàng đầu – những người sẵn sàng cung cấp cho ông các kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm mà ông còn thiếu. “Trong một doanh nghiệp, chúng ta được rèn luyện để nhìn thẳng vào điểm yếu của mình, phân tích chúng, tìm giải pháp hạn chế hoặc cải thiện những khuyết điểm đó”, Copcutt nhận xét. “Những nhà lãnh đạo được cho là xuất sắc nên biết tập trung vào những thuộc về lợi thế của mình, những mà họ thực sự giỏi, và giao phó cho người khác giỏi hơn hoặc tìm những cách khác để đạt được mục tiêu”. Từ Hillary Clinton - từng là đối thủ cạnh tranh gay gắt trong chiến dịch tranh cử, tới Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates – người đương nhiệm dưới thời Tổng thống của đảng Cộng hòa George W. Bush, giờ đều tề tựu trong bộ máy nội các hiện thời của Obama. Sự lựa chọn những nhân vật chủ chốt trong bộ máy chính trị của mình cho thấy nỗ lực của Obama trong việc xây dựng một liên minh có nhiều tiếng nói – mà rất có thể sẽ bất đồng với bản thân ông một lúc nào đó, Reagan nói. Trong khi đó, một cách thức thường dùng của các CEO lại là xây dựng một bộ sậu lãnh đạo bao gồm những cố vấn đồng minh – những người “không mang đến các quan điểm một cách toàn diện, những tiếng nói mà họ thực sự cần để lãnh đạo toàn bộ doanh nghiệp”, Reagan tiếp tục phân tích. Tuy vậy, biểu hiện về khả năng lãnh đạo của Obama mới chỉ vừa hé mở. Những mà ông làm cho đến thời điểm này là chọn lọc các thành viên chủ chốt cho nội các, và thúc giục Quốc hội nhanh chóng có những hành động cụ thể nhằm thực hiện các kế hoạch thúc đẩy kinh tế khi ông thực sự nhậm chức và nắm giữ Nhà Trắng vào giữa tháng này. “Chúng ta vẫn phải tiếp tục chờ đợi”, theo Nancy Koehn, một nhà lịch sử kinh tế và cũng là một giáo sư của Trường kinh doanh Havard. Trong bối cảnh suy thoái, một phong thái quản lý hấp dẫn được nhiều cử tri bỏ phiếu cho như của Obama vẫn có nguy cơ tạo ra sự thất vọng trên diện rộng, Reagan nói. “Có lẽ Obama đã quá đề cao và và nhấn mạnh thái quá vào khả năng có thể đổi thay. Nếu tồn tại một điều dễ bị tổn thương, dễ bị đánh gục thì đó chính là sự thiếu rõ ràng, minh bạch (bởi có thể nó quá chung chung) hoặc đôi khi là sự thiếu khả năng để làm tốt những việc mà tất cả mọi người hiểu là điều đó làm vì họ”. Ngoài ra, theo Koehn, cái mà các CEO có thể học hỏi từ Obama chính là cách ông vượt qua những trở ngại trên con đường đến với chiếc ghế Tổng thống Mỹ. Thứ nhất là lần thất bại đầu tiên tại bang New Hamshire trước đối thủ Hillary Clinton đầu tháng 1/2008. Và thứ hai là những công kích của vị mục sự Jeramiah Wright. Trong mỗi trường hợp, Obama đều có những cách phản ứng thật tuyệt vời và tràn đầy xúc cảm. Đây chính là điều mà các nhà lãnh đạo nên học học hỏi và áp dụng, đặc biệt trong tình trạng khủng hoảng tài chính trầm trọng như hiện nay, để đối phó với những nỗi lo sợ về nạn thất nghiệp, sự hoài nghi, lo lắng về năng suất làm việc suy giảm ở các công ty. “Hơn ai hết, chính những nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải tỉnh táo để nhận thức và quán xuyến những vấn đề xảy ra xung quanh tổ chức của mình, hơn là việc chỉ ngồi đó và quẩn quanh với những câu hỏi kiểu như: Nguồn lực hữu hình của chúng ta là gì? Thị trường của chúng ta ở đâu? Khách hàng của chúng ta là ai”, Koehn tiếp tục. Chuyên gia đào tạo các CEO, bà Deb Dib, có thể liệt kê ra một danh sách những ưu điểm mà bà nhìn thấy ở Obama: chu đáo, tự tin, kiên định, có tầm nhìn xa trông rộng, bình tĩnh, và vô vàn các ưu điểm khác – những bà vẫn luôn cố gắng truyền đạt lại cho các học trò của mình. “Nếu nhìn vào bất kì một CEO xuất sắc nào, bạn sẽ thấy ngay rằng họ hầu hết đều gặp nhau ở điểm này hay điểm khác trong những đức tính mà tôi vừa nêu trên”, Dib nói. “Chiến thắng của Obama đã vượt qua cả phạm trù chính trị. Đó là người mà bạn thực sự phải nhìn vào và thốt lên rằng: Ồ, tôi có thể học hỏi đôi điều từ con người này”. - Bài viết của Ellen Wulfhorst (Reuters) trên HBS in the News - • Tuyết Lan dịch . Doanh nhân học gì từ phong cách lãnh đạo của Obama? Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia thì nếu là một lãnh đạo doanh nghiệp, tân. thể học hỏi nhiều điều từ phong cách lãnh đạo của ông Obama. Ảnh: Wordpress Còn theo ý kiến của Paul Copcutt – một nhà chiến lược về thương hiệu cá nhân

Ngày đăng: 15/12/2013, 12:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w