1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài liệu Doanh nhân mới kết quả và thách thức pdf

4 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 49,5 KB

Nội dung

Doanh nhân mới kết quả thách thức Cùng với quá trình đổi mới, một đội ngũ đông đảo những doanh nhân mới, những Giám đốc, Chủ tịch HĐQT của các doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập đã hình thành phát triển nhanh chóng. Nếu chỉ tính những doanh nghiệp đã đăng ký hợp pháp theo Luật Công ty Luật Doanh nghiệp tư nhân tử l990 - l999 là 45.005 14.400 doanh nghiệp được thành lập trong năm 2000 thì số doanh nhân đã tăng lên đáng kể. Nêu tính cả các doanh nghiệp gia đình, cá thể đăng ký ở huyện, quận, hoạt động chủ yếu ở địa phương, có quy mô không nhỏ thì con số đó còn cao hơn nữa, khoảng 400.000 - 500.000 đơn vị. (Việc phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản doanh nghiệp xảy ra rất ít không được công bố nên chưa biết chắc chắn số doanh nghiệp hiện còn đang hoạt động là bao nhiêu). Tuy vậy, so với mức bình quân của nền kinh tế thị trường có một doanh nghiệp trên 50 người dân thì con số đó ở Việt Nam với 8 triệu dân còn quá nhỏ bé hoàn toàn không có lý do gì đế lo ngại là đã có quá nhiều doanh nghiệp doanh nhân. Để minh họa phân đóng góp của doanh nghiệp, xin đơn cử con số 300.000 việc làm đã được tạo ra bởi các doanh nghiệp mới được thành lập năm 2000, tương đương với tổng số việc làm do khu vực dầu tư nước ngoài đem lại trong 10 năm với số vốn to hơn gấp rất nhiều lần. Điều này chúng tỏ khu vực kinh tế dân doanh đang trở thành giải pháp chủ yếu để tạo việc làm trong nền kinh tế. Đứng về vị trí xã hội, đây là một cuộc đổi đời lớn, theo hướng tiến bộ vì việc hình thành lực lượng doanh nhân góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ chỗ không được pháp luật thừa nhận, (thậm chí có thời bị lên án xua đuổi dưới dạng "phe phảy", đến chỗ được thùa nhận được tôn vinh ở mức độ khác nhau, tuỳ theo các ngành địa phương, tuy còn hạn chế, là một bước tiến về chất. Cho đến hiện nay, tuy những thành kiến xã hội đối với doanh nghiệp tư nhân đã giảm nhiều song không phải không còn nặng nề. Cách gọi có tính chất kỳ thị như "bọn tư thương” vẫn được sử dụng ở không ít nơi. Theo điều tra của MPDF - Dự án phát triển Mekong năm 1999 thành kiến dối với doanh nghiệp tư nhân vẫn còn khá nặng nề. Báo chí thường mô tả doanh nghiệp tư nhân đồng nghĩa với buôn lậu, lừa đảo, trốn thuế… để lại ấn tượng xấu cho Sinh viên tốt nghiệp mới ra trường tới mức chỉ có số rất ít sẵn sàng nhận việc làm ở khu vục tư nhân. Trong năm 2000 do ủng hộ hưởng ứng luật Doanh nghiệp, chiều hướng này có dịu bót nhưng chưa phải đã hết. Mặt khác, chính sự tồn tại những thành kiến như vậy lại càng nói lên sự dấn thân dũng cảm của người doanh nhân ở nước ta trong thời kỳ đồi mới. Họ đã từ bỏ lựa chọn truyền thống là dựa vào Nhà nước để có thu nhập bảo đảm mà tự chọn cho mình con đường không chỉ đầy mạo hiểm của kinh tế thị trường mà còn phải vượt qua nhiều thành kiến không có căn cứ sư thiếu công bằng trong sự đánh giá của xã hội, thậm chí của bản thân thành viên trong gia đình. Đấy là một phẩm chất tốt đẹp mà Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với phong trào tự lập thân, lập CLB doanh nghiệp trẻ đã có sáng kiến ủng hộ. Sáng kiến này cần được công luận hoan nghênh hưởng ứng. Có thể kể ra những đức tính tốt đẹp khác của doanh nhân để có thể tồn tại thành đạt như sự kiên trì khả năng vượt khó, năng lực biết chịu đựng, biết thỏa hiệp để đưa doanh nghiệp tiến lên. Cuộc điều tra về tinh thần kinh doanh (entrepreneurship) do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW cùng phối hợp với tổ chức JICA (Nhật Bản) tiến hành trong khuôn khổ Dự án Ishikawa năm 2000, đối với 481 doanh nghiệp dân doanh đã thu được một số tư liệu đáng chú ý sau đây. Thứ nhất là tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm 21% là tỷ lệ khá cao so với doanh nghiệp Nhà nước. Điều này rất đáng mừng vì nó chứng tỏ sự vươn lên mạnh mẽ của phụ nữ, khắc phục khó khăn nhiều hơn nam giới để thành đạt trong kinh doanh. Thứ hai, là độ ngũ doanh nhân này trẻ hơn so với đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước. Có 4,7% từ tuổi 19 - 29 là tuổi khó có thể có trong hàng ngũ Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước. Lứa tuổi từ 30 - 49 chiếm 62,1%, tức là chiếm đa số doanh nhân. Nếu giả định rằng họ đã bắt đầu kinh doanh, lập nghiệp từ khi bắt đầu công cuộc đồi mới, thì đa số doanh nhân dã bắt đầu kinh doanh từ khi mới tốt nghiệp Đại học. Lứa tuổi từ 50 - 59 chiếm 24,7% trong khi số trên 60 tuổi chiếm 8,4%. Như vậy, đội ngũ doanh nhân mới đang ở tuổi sung sức, cho phép họ tiếp tục học tập, tiếp thu cái mới. Thứ ba, là đa số doanh nhân xuất thân từ cán bộ Nhà nước hay đã trải qua phục vụ trong quân đội. Tỷ lệ đã phục vụ trong quân đội là 11,2%, trong doanh nghiệp Nhà nước là 24,9%, trong các cơ quan Nhà nước khác là 20%, cộng lại là 56,1%. Chỉ có 16,6% đã hoạt động trong một doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác, là l,2% trong doanh nghiệp nước ngoài. Điều này chứng tỏ có sự điều chỉnh đáng kể lực lượng quản lý từ khu vục Nhà nước trong khu vực dân doanh. Đó cũng là điều bình thường vì trước đây, khu vực Nhà nước chiếm vị trí quan trọng nhất tỷ lệ lớn nhất, thu hút sử dụng tuyệt đại đa số lực lượng lao động được đào tạo, khi xuất hiện khu vục dân doanh, việc chuyển dịch lực lượng như trên là điều tự nhiên cũng phù hợp với kinh nghiệm quốc tế. Đáng chú ý là có đến 40,5% doanh nhân cho biết trong gia đình họ có đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Điều này chứng tỏ quá trình đổi mới tư duy diễn ra không chỉ giữa các thế hệ mà trong cả tùng gia đình. Nguồn gốc của gia đình của bản thân doanh nhân cho thấy không có sự khác biệt xã hội nào lớn giữa doanh nhân trong doanh nghiệp Nhà nước doanh nghiệp dân doanh về nguồn gốc xã hội gia đình. Do vậy, nhưng thành kiến về doanh nhân trong khu vực dân doanh không có căn cứ về mặt hoàn cảnh xà hội nguồn gốc gia đình. Họ cùng một nguồn gốc, đã từng làm việc trong quân đội doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan Nhà nước, nay chỉ thay đổi hoạt động mà thôi. Thứ tư, trình độ học vấn của số doanh nhân này tương đối khá, tạo cơ sở để học có thể tiếp tục học tập. Có 11,7% chưa tốt nghiệp phổ thông 12 năm, có 28,4% có bằng Đại học, 15,3% có thêm các chứng chỉ đào tạo chuyên ngành, 36,8% có bằng cử nhân. Cộng lại, tỷ lệ doanh nhân đã trải qua đào tạo Đại học chuyên môn đạt 80,5%, một tỷ lệ cao so với các nước Đông Nam Á. Mặt khác, chỉ có 0,6% có bằng Thạc sĩ 0,8% có bằng Tiến sĩ. Thứ năm, 92% số doanh nhân là người Kinh, 6, 9% là người Việt gốc Hoa, 0,7% là người dân tộc 0,4% là Việt kiều. Cả hai nhóm thông tin sau này cần được xem xét trong một thực tế là các doanh nghiệp mới phát triển chủ yếu ở khu vực thành thị tập trung ở các đô thị lớn nơi người Kinh sinh sống là chủ yếu tỷ lệ được đào tạo cao, khu vực nông thôn, miền núi dân tộc ít người ít có doanh nghiệp thanh lập hoạt động. Đó là một hạn chế lớn cần được khắc phục trong quá trình phát triển trong tương lai. Động cơ kinh doanh nhận thức của doanh nhân Tỷ lệ lớn nhất trong các câu trả lời về động cơ kinh doanh là “muốn làm gì có ích cho xã hôi" (chiếm 4l,4%), trong khi 23,7% trả lời “tôi muốn tự quyết định công việc của mình” l3,5% trả lòi "tôi muôn phát huy tối đa năng lực của mình", trong khi chỉ có 16,4% trả lời "đó là tiếp tục công việc của gia đình hiện nay". Như vậy hai nhóm động cơ chính là trách nhiệm của doanh nhân trước cộng đồng (41,4%) phát huy năng lực cá nhân (37,2%) chứng tỏ nhân cách mạnh đúng đắn của người doanh nhân, vượt trội hơn nhiều so với 9,7% xác định động cơ là muốn kiếm thêm nhiều tiền hơn (mặc dầu đấy cũng là một động cơ rất chính đáng, không có gì đáng phê phán) hay 5,1% cho rằng công việc trước của họ không thích hợp chỉ có l,3% là kinh doanh vì không có việc làm. Điều này cho thấy trách nhiệm ý thức xã hội khá cao của các doanh nhân. Họ kinh doanh trước hết không vì các động cơ cá nhân, mặc dầu động cơ này là chính đáng. Xu hướng tự lập thân, tự suy nghĩ độc lập, phát huy khẳng định năng lực nhân cách cá nhân là mạnh trong các doanh nhân Việt Nam. Chính cái mới ở đây là họ khẳng định cá nhân mìnhđể đóng góp cho xã hội, khác với triết lý thời trước đây đòi hỏi cá nhân phải xả thân mình, hy sinh cá nhân mình để đóng góp cho xã hội. Đó cũng là nét mới rất đáng mừng cho doanh nhân trong khu vực dân doanh. Đấy cũng là điều rất độc đáo Việt Nam đã được các chuyên gia Nhật Bản ghi nhận. Mức độ hài lòng với kết quả kinh doanh là tương đối cao, có đến 22,9% cho là "rất hài lòng" 9% là “tương đối hài lòng", cộng lại đạt 81,9% là mức độ thành công tương đối cao so với một nền kinh tế chuyển đổi trong khi có l5,7% cho rằng kết quả tương đối không hài lòng 2,3% trả lời rất không hài lòng. Điều này cũng phù hợp với câu trả lời về cách sử dụng lợi nhuận thu được: có đến 63,2% trả lời muốn dùng lợi nhuận để mở rộng kinh doanh hiện nay 3,8% muốn dùng để "mở ra một doanh nghiệp mới". Song, điều này lại mâu thuẫn với câu trả lòi về cách mở rộng kinh doanh. Trong khi chỉ có 14% muốn “mở rộng tối đa doanh nghiệp" thì có tới 68,3% trả lòi "mở rộng kinh doanh từng bước". Mâu thuẫn này có thề giải thích được như sau: Chúng ta có một đội ngũ doanh nhân có ý thức xã hội tinh thần tụ lập cao, bước đầu thành công trong kinh doanh nhưng môi trường kinh doanh chỉ cho phép họ mở rộng kinh doanh một cách thận trọng mà thôi. Môi trường kinh doanh bên ngoài chưa cho phép họ phát huy tối da trí sáng tạo của họ. Những hạn chế thách thức Trong một điều tra khác tiến hành đối với 452 doanh nghiệp trên l8 thành phố của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương trong năm 2000, bên cạnh những phát hiện thống nhất với điều tra trên về tỷ lệ nam, nữ, về tuổi doanh nhân… cũng đã phát hiện những yếu kém hay hạn chế trong kinh doanh của doanh nhân nước ta hiện nay. Trong 10 lĩnh vực về năng lực hiểu biết của doanh nhân thì doanh nhân tự trả lời hiểu biết về huy động vốn xuất khẩu là yếu nhất, tỷ lệ tự cho là có năng lực đều dưới 5% có 0% doanh nhân điều hành hộ kinh tế cá thể được hỏi tự cho mình có hiểu biết về xuất khẩu. Nếu kết hợp với những điều tra khác, ta thấy năng lực về ngoại ngữ, tiếp thị quốc tế xuất khẩu là những yếu kém rất đáng lo ngại của doanh nhân chúng ta hiện nay. Yếu kém này cần được hết sức quan tâm khi các cam kết hội nhập đến gần những năng lực ke trên lại hết sức cần thiết cho doanh nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vươn ra thị trường nước ngoài. Một mặt, cần bồi dưỡng kiến thức hiện đại về tài chính, tiền tệ, thị trường quốc tế, tiếp thị, năng lực cạnh tranh… mặt khác, cần nhanh chóng phát triển hệ thống thị trường tài chính, tiền tệ dịch vụ về tiếp thị xúc tiến thương mại để doanh nhân có điều kiện bù đắp những lỗ hổng trong kiến thức của mình. Việc phân tích kỹ hơn năng lực quản lý dựa trên các yếu tố thành công trong kinh doanh được tiến hành theo bốn nhóm câu hỏi sau: Tỷ lệ gia tăng người lao động trong ba năm gần đây? Mức độ hài lòng thu nhập theo sự tự đánh giá của doanh nhân.? Mức độ sai lệch giữa dự kiến với doanh số cũng như lợi nhuận thực hiện được? Tự đánh giá về thành công sai lầm? Sự phân nhóm trên được đối chiếu với hai yếu tố chính là: tính sáng tạo, năng lực vạch kế hoạch. Phân tích cho thấy những doanh nhân thành công là những doanh nhân có năng lực sáng tạo, tìm cách làm khác với cách làm truyền thống có năng lực vạch ra kế hoạch kinh doanh liên ngành, với nhiều đối tác khác nhau. Nhận thức này cho thấy cần phải nhấn mạnh năng lực sáng tạo kế hoạch hoá trong đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân Việt Nam. Những yếu kém khác cần được khắc phục là năng lực điều hành doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, hiểu biết về tâm lý xã hội học trong quản lý, đàm phán. Một yếu kém khác của doanh nhân là thiếu thông tin về môi trường pháp luật, môi trường kinh doanh rộng lớn hơn. Hệ thống dịch vụ cung cấp xử lý thông tin cần được phát triển với chất lượng cao hơn chi phí có thể chấp nhận được để doanh nhân có điều kiện đáp ứng nhu cầu thông tin của mình. Những thành tựu ban dầu của thế hệ doanh nhân đầu tiên của công cuộc đổi mới là đáng khích lệ. Điều tra cho thấy doanh nhân trong khu vực dân doanh có cùng nguồn gốc xã hội như doanh nhân trong khu vực Nhà nước, có trách nhiệm xã hội cao, muốn đóng góp cho dân tộc đất nước. Đó là những phẩm chất tốt đẹp rất cần được phát huy. Song, những năng lực phẩm chất vốn có chưa đủ để cạnh tranh trong quá trình hội nhập sắp tới. Bên cạnh nỗ lực của bản thân doanh nhân, cần đẩy mạnh cải cách, nâng cao vị trí xã hội của doanh nhân khắc phục những thành kiến không công bằng vẫn tồn tại. Nguồn : Tạp chí Tia Sáng . Doanh nhân mới kết quả và thách thức Cùng với quá trình đổi mới, một đội ngũ đông đảo những doanh nhân mới, những Giám đốc, Chủ tịch HĐQT của các doanh. lớn giữa doanh nhân trong doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh về nguồn gốc xã hội và gia đình. Do vậy, nhưng thành kiến về doanh nhân trong

Ngày đăng: 20/12/2013, 18:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w