Tổng quan về Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính ACAGroup thành viên hãng Kiểm toán Kreston International
Trang 1I.Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị: 34
Trang 2I.Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị: 34
I Mục tiêu kiểm toán 34
Thủ tục kiểm toán 35
A.Thủ tục phân tích 35
B.Thủ tục kiểm toán chi tiết 35
C.Các thủ tục bổ sung (nếu có) 36
II Kết luận và kiến nghị 36
A.Kết luận về mục tiêu kiểm toán 36
B.Kiến nghị 36
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Sau khi gia nhập WTO, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các thương hiệu trong nước với các doanh nghiệp, thương hiệu nước ngoài càng trở nên gay gắt Trong bối cảnh đó, để có thể tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn tới các chính sách quản lý của mình đặc biệt là các chính sách quản lý nhân viên sao cho việc trả lương phản ánh được đúng những công sức mà người lao động đóng góp cho công ty nói chung và cho nhà quản lý nói riêng Quá trình hạch toán lương và các chế độ liên quan đến tiền lương luôn được người lao động quan tâm, bởi khi họ được nhận một một khoản thù lao xứng đáng đó sẽ là nguồn động lực lớn giúp cho công ty đó ngày càng phát triển, ngược lại nó cũng có thể là một trong những yếu tố quan trọng trong những quyết định thôi việc của mỗi nhân viên Sớm nắm bắt được tầm quan trọng của lương và các khoản trích theo lương đối với mỗi doanh nghiệp và để có những nhận xét đúng đắn đứng trên góc độ của một người làm kiểm toán các khoản mục lương và các khoản trích theo lương, Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính acagroup đã chú trọng xây dựng chương trình kiểm toán các khoản mục về lương và các khoản trích theo lương Coi đây là một phần hành quan trọng trong khi kiểm toán tại mỗi doanh nghiệp.
Được sự hướng dẫn tận tình của Th.s Nguyễn Thị Hồng Thúy cùng các anh, chị, cô, chú trong công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính ACAgroup em đã hoàn thành tốt thời gian thực tập của mình với những nội dung sau:
Trang 4Chương 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính ACAGroup thực hiện
Mặc dù có nhiều cố gắng song kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót Tuy nhiên, em hi vọng với những kiến thức có trong bài sẽ giúp người đọc hình dung một cách tổng thể về quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính ACAGroup thực hiện Qua đó, có thể nhìn nhận những mặt được và chưa được của quá trình kiểm toán các khoản mục đó tại ACAGroup để đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện việc kiểm toán các khoản mục này là công cụ soát xét hiệu quả cho mỗi doanh nghiệp, góp phần hiệu quả quản lý cho các doanh nghiệp hiện nay.
Trang 5Sau đây là một vài thông tin cơ bản về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACAGroup):
Tên giao dịch đầy đủ và hợp pháp Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính
Company and Associates
Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Trang 6Hiện nay, số vốn góp của Công ty lên tới 3 tỷ VNĐ với 04 thành viên:
Thành viênChứng chỉ chuyên môn
Bảng 1.1: Cơ cấu thành viên góp vốn của Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACAGroup)
1.1.2 Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup) trên chặng đường phát triển
Với phương châm không ngừng hoàn thiện và phát triển Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup) đã trải qua 5 lần thay đổi địa điểm và vốn góp.
Lần thứ nhất, do nhu cầu mở rộng văn phòng bởi vậy Công ty chuyển trụ sở về số 105 phố Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội theo quyết định số 86/TB ngày 19 tháng 3 năm 2002.
Lần thứ hai, Công ty có sự thay đổi lớn về thành viên góp vốn theo quyết định số 216/TB ngày 20 tháng 7 năm 2002.
Lần thứ ba, Công ty chuyển trụ sở về số 2/E11, tập thể Quỳnh Mai, phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội vào tháng 1/2003.
Lần thứ tư, Công ty đổi tên giao dịch quốc tế thành Audit and Financial Consulting Company and Associates và viết tắt là ACCA hay ACCAGroup, theo Quyết định số 08/ACCA-HDTV ngày 25 tháng 11 năm 2005 Tại thời điểm này trụ sở Công ty chuyển tới 14/14 đường Yên Lạc, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội Cũng theo quyết định đó, Công ty được Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ hai vào ngày 30 tháng 11 năm 2005 theo số 01012003347.
Lần thứ năm, với mục tiêu không ngừng hoàn thiện để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, từ ngày 01 tháng 8 năm 2006, Công ty thay đổi Logo
Trang 7thành ACAGroup và chuyển trụ sở tới phòng 504, tầng 5, toà nhà 17T7, Trung Hoà- Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Tháng 9 năm 2006, Công ty gia nhập hãng kiểm toán quốc tế Kreston International và đến ngày 14 tháng 11 năm 2006 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACAGroup) chính thức trở thành thành viên của hãng kiểm toán quốc tế Kreston International Hãng kiểm toán Kreston International là một trong những hãng kiểm toán danh tiếng hàng đấu trên thế giới, bên cạnh chất lượng kiểm toán cao, nguồn lực kiểm toán chuyên nghiệp hãng còn có mạng lưới các công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn khắp toàn cầu với 500 văn phòng tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ Sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển mới, góp phần đưa Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACAGroup) nên một vị thế mới trong thị trường kiểm toán Việt Nam, bên cạnh đó nó còn tạo đà cho những bước phát triển vượt bậc của Công ty trong một tương lai không xa.
Khi mới thành lập Công ty chỉ có 15 người tuy nhiên cho tới nay số nhân viên đã lên tới con số 40 người với hàng trăm cộng tác viên, là thành viên quốc tế của Hãng kiểm toán quốc tế Kreston International Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo có hệ thống và chuyên sâu tại các hiệp hội, các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước; với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm thực tế trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup) đã phát triển không ngừng trong hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán của mình so với các doanh nghiệp cùng ngành Từ khi thành lập cho tới nay, doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên điều đó cho thấy một tương lai phát triển của Công ty trong thời gian tới Điều đó được thể hiện thông qua những con số cụ thể sau: doanh thu năm 2006 tăng 165 triệu VNĐ và gấp gần 3.4 lần so với năm 2005, năm 2007 doanh thu tăng gần gấp 2 lần so với năm 2006, với số tuyệt đối là 473 triệu VNĐ Lợi nhuận của Công ty năm 2006 cũng tăng lên so với năm 2005 là 80 triệu VNĐ, với số tương
Trang 8đối tăng là 40.4%, lợi nhuận năm 2007 tăng so với năm 2006 là 272 triệu đồng VNĐ, số tương đối tăng năm 97.84%.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Nhằm đạt được thành công thông qua việc hỗ trợ khách hàng và hỗ trợ nguồn nhân lực Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính tiếp tục mở rộng các loại hình dịch vụ và củng cố chất lượng trong từng dịch vụ được cung cấp Hơn nữa, ACAGroup là một trong những công ty đã được tín nhiệm tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, do đó Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup) với các phòng kiểm toán chuyên nghiệp ACAAudit của mình đã đang và sẽ cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng lớn tại Việt Nam Những dịch vụ kiểm toán mà Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup) là:
• Kiểm toán Báo cáo tài chính;
Trang 9• Kiểm toán hoạt động;
• Kiểm toán tuân thủ;
• Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư;
• Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án;
• Kiểm toán các thông tin tài chính.
Trong chiến lược mở rộng các loại hình dịch vụ chất lượng cao, Công tyđã xây dựng và thành lập bộ phận Tư vấn ACA-Consulting nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng ACA-Consulting của Công ty chuyên sâu trong hàng loạt các dịch vụ toàn diện như: Định giá tài sản, tư vấn tài chính doanh nghiệp, đánh giá soát xét hoạt động tài chính, nghiệp vụ IPO, thành lập liên doanh, tư vấn sáp nhập và giải thể, tái đầu tư, và xử lý nghiệp vụ kinh doanh Các dịch vụ của Công ty được xây dựng trên cơ sở đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu cả về chuyên môn và văn hoá, với chuyên ngành kế toán, thuế, luật pháp, đầu tư và tài chính ngân hàng.
ACA-Consulting kết hợp chặt chẽ với các văn phòng tư vấn chuyên
nghiệp của nhiều hãng trên toàn cầu và các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm chuyên sâu trong hiều lĩnh vực khác nhau thực hiện cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng:
• Tư vấn tài chính;
• Dịch vụ tư vấn kế toán;
• Tư vấn thuế;
• Tư vấn đầu tư;
• Tư vấn quản lý, hệ thống kiểm soát;
• Tư vấn về công nghệ thông tin, cung cấp các dịch vụ phần mềm tin học;
• Tư vấn cổ phần hoá;
• Tư vấn sáp nhập, giải thể;
• Định giá tài sản, định giá trị doanh nghiệp;
Trang 10• Dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng;
• Dịch vụ huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức;
• Các dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế và các quy định của pháp luật.
Các dịch vụ do ACAGroup đang cung cấp như sau:
Dịch vụ kiểm toán: được áp dụng các công nghệ, phương pháp tiếp cận
và phương pháp luận mới nhất theo quy định và hướng dẫn của quốc tế cũng như từ sự hỗ trợ, cộng tác với các hãng kiểm toán và tư vấn hàng đầu thế giới cho việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng để đảm bảo rằng các dịch vụ đó đạt được cao nhất Với tất cả các dịch vụ kiểm toán, ACAGroup đã sử dụng Hệ thống Kiểm toán thông minh quốc tế (International SAS) - một hệ thống kiểm toán ứng dụng và đã được khẳng định qua thực tế, là sự kết hợp giữa công nghệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam
Dịch vụ kế toán: ACAGroup cung cấp các dịch vụ kế toán cho khách
hàng bao gồm làm sổ sách, lập dự toán ngân sách, lập các báo cáo tài chính định kỳ Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi các Báo cáo tài chính được lập theo hệ thống chuẩn mực quốc tế được chấp nhận rộng rãi Đối với các dịch vụ lập các hệ thống kế toán đáp ứng các yêu cầu quốc tế của công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế mà vẫn tuân thủ hệ thống kế toán Việt Nam được trình lên Bộ Tài chính để phê duyệt các dịch vụ kế toán mà công ty cung cấp bao gồm:
• Lập hệ thống kế toán cho các doanh nghiệp;
• Cung cấp dịch vụ kế toán, tư vấn kế toán cho khách hàng;
• Lập kế hoạch tài chính;
• Lập kế hoạch ngân sách;
• lập và dự đoán lưu chuyển tiền mặt.
Dịch vụ kiểm toán quyết toán các công trình XDCB: Nguyên tắc cơ
bản thực hện kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là sử
Trang 11đào tạo chính qui đặc biệt trong việc kiểm toán XDCB nhằm cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn hảo nhất, có độ tin cậy cao.
Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng: ACA-Training bao gồm một nhóm các
chuyên gia trình độ cao về kế toán, kiểm toán và quản lý sẽ cung cấp các chương trình này bao gồm từ đào tạo về các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế, tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán Việt Nam đến đào tạo về các chính sách và quy chế mới nhất áp dụng cho từng ngành cụ thể hay cho hoạt động kinh doanh trên cả nước nói chung Các chương trình này được thực hiện dựa trên các chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt nam và Quốc tế được chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam và phương pháp tiếp cận tiên tiến của quốc tế.
Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp: Nhóm tài chính doanh nghiệp
của ACA-Consulting (ACA-FAS Team) cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho các Công ty và các nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực tài chính Các dịch vụ tư vấn về tài chính được cung cấp cho khách hàng bao gồm:
• Tư vấn về hợp nhất và mua lại doanh nghiệp;
• Dịch vụ định giá;
• Cổ phần hoá, Tư nhân và Thủ tục niêm yết (IPO);
• Tư vấn nghiệp vụ kinh doanh;
• Tư vấn đầu tư.
Dịch vụ Tư vấn thuế: Công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến
thuế bao gồm:
• Kế toán thuế thu nhập và chuẩn bị tờ khai thuế;
• Dịch vụ tư vấn thuế liên quốc gia;
• Dịch vụ giúp giải quyết khiếu nại thuế;
• Thuế thu nhập cá nhân và các dịch vụ thuế quốc tế.
Tư vấn pháp luật và kinh doanh: Công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn
pháp luật và kinh doanh như sau:
• Nghiên cứu khả thi và đánh giá môi trường đầu tư;
Trang 12• Tư vấn khung luật pháp và cơ cấu quản lý;
• Phân tích chính sách của chính phủ đối với phát triển kinh tế;
• Nghiên cứu thị trường và đánh giá về ngành kinh doanh;
• Xác định và đánh giá cơ hội đầu tư;
• Tư vấn thiết lập văn phòng đại diện và thành lập doanh nghiệp mới.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính(ACAGroup)
Trang 131.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban bộ phận
Khi mới thành lập Công ty có tổng số 15 nhân viên, trong đó có 03 Kiểm toán viên quốc gia, 01 kỹ sư xây dựng, với 100% nhân viên đều có trình độ Đại học về chuyên ngành tài chính kế toán và kiểm toán Hiện nay, Công ty có 40 nhân viên chính thức là những chuyên gia tư vấn và Kiểm toán viên, trong đó có 11 nhân viên có chứng chỉ Kiểm toán viên cấp quốc gia (CPA), các Kiểm toán viên cao cấp (senior) và các Kiểm toán viên (staff) có trình độ chuyên môn cao Ngoài ra, ACAGroup còn có hàng trăm cộng tác viên là các chuyên gia hàng đầu, các tiến sĩ, thạc sĩ người Việt Nam và người nước ngoài đang làm việc tại các cơ quan đào tạo, viện nghiên cứu doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, việc tổ chức này nhằm thống nhất mệnh lệnh, tránh sự rối loạn, gắn trách nhiệm với từng đối tượng cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất Với số lượng nhân viên trung bình, cách thức tổ chức đơn giản gọn nhẹ, các thành viên và mỗi phòng ban đều nỗ lực cố gắng hết mình trong công việc của mình, để xây dựng Công ty ngày càng lớn mạnh hơn.
Hội đồng thành viên: Gồm các thành viên góp vốn có quyền quyết định
những công việc liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Công ty như các quyết định tăng giảm vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển… của Công ty.
Ban Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty đồng thời là những
người trực tiếp quản lý mọi hoạt động diễn ra bên trong công ty, là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về các quyền hạn và nghĩa vụ được giao Ngoài ra, Ban Giám đốc còn có quyền quyết định biên chế và nhiệm vụ cũng như quyền hạn của từng phòng ban chức năng, phòng nghiệp vụ của Công ty, quyết định việc đăng ký danh sách Kiểm toán viên hành nghề tại Công ty Trong đó, Tổng Giám đốc là người đại diện và quản lý mọi hoạt động chung của Công ty, dưới Tổng Giám đốc là các Giám đốc từng bộ phận chuyên sâu vào những lĩnh vực và khu vực
Trang 14nhất định họ giúp Tổng Giám đốc quản lý chặt chẽ những công việc đối với những bộ phận thuộc thẩm quyền mình phụ trách với Tổng Giám đốc Các Giám đốc làm việc theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng Giám đốc trong từng thời kỳ, và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền
Giám đốc tài chính: là người chịu trách nhiệm về hoạt động thu chi và
quản lý điều hành các hoạt động tài chính của Công ty.
Giám đốc kiểm toán: là người đào tạo, kiểm soát chất lượng kiểm toán
trong Công ty, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các báo cáo kiểm toán
Các phòng ban trực thuộc bao gồm: phòng kế toán; phòng hành chính
tổng hợp; phòng nghiệp vụ 1, nghiệp vụ 2, nghiệp vụ 3; và các văn phòng đại diện trực thuộc như văn phòng tại Hà Nội, văn phòng đại diện tại Quảng Ninh, văn phòng đại diện tại TP HCM.
1.4 Đặc điểm áp dụng chế độ kế toán tại đơn vị
Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003, Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các chuẩn mực kế toán theo quy định hiện hành của Bộ tài chính
Công ty thực hiện hạch toán độc lập, tự chi trải kinh phí bằng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ đó khách hàng trả theo hợp đồng dịch vụ và thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước
Công ty áp dụng một năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm
Hịên nay, Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung.
Trang 151.5 Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACAGroup)
Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACAGroup) thực hiện kiểm toán theo quy trình chung gồm 3 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán bao gồm tất cả các công việc khác nhau
nhằm tạo được cơ sở pháp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho công tác kiểm toán.
Bước 2: Thực hiện kiểm toán bao gồm tất cả các công việc thực hiện
chức năng xác minh của Kiểm toán viên để khẳng định được thực chất của đối tượng kiểm toán và khách thể kiểm toán.
Bước 3: Kết thúc kiểm toán bao gồm các công việc đưa ra kết luận kiểm
toán, lập báo cáo kiểm toán và giải quyết các công việc phát sinh sau ngày lập báo cáo kiểm toán.
Phương pháp kiểm toán của Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACAGroup) được thể hiện thông qua mô hình sau :
Trang 16Hình 1.4: Phương pháp kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính ( ACAGroup)Hoạt động
chuẩn bị trước cuộc kiểm toán
Xác định nhu cầu và mục tiêu kiểm toán
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh, đánh giá các rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện các thủ tục kiểm
Đánh giá và xử lý rủi ro kiểm toán
Tìm hiểu hoạt động và môi
trýờng kinh doanh
Đánh giá kiểm soát tổng thể và
gian lận
Xây dựng kế hoạch kiểm toán
Rủi ro cố hữu
Tìm hiểu quy trình kế toán và
kiểm soát liên quan
Thực hiện kiểm tra các thủ tục
kiểm soát
Rủi ro kiểm soát
Đánh giá tổng thể rủi ro và xác định các thủ tục kiểm toán cụ thể
Thực hiện các thủ tục kiểm
toán chung
Xem xét tổng thể các vấn đề kiểm
toán vàphát hành báo cáo.
Đánh giá mức độ hài lòng của
khách hàng
Thực hiện các kiểm tra chi
Kiểm soát rủi ro/ Quản lý chất lượng/ Mang lại GTGT cho khách hàng
Dịch vụ chuyên nghiệp/ Chất luợng hàng đầu/ Đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng
Đánh giá chất lượng dịch vụ
Trang 17Hình 1.5: Sơ đồ các bước tiến hành một cuộc kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACAGroup)Gặp mặt nhà quản lý
Hiểu khách
Xem xét HTKSN
Tìm hiểu nhu cầu
Xác định mức độ
trọng yếu
Thiết kế chương trình kiểm toán và lập kế hoạch
Trao đổi với nhóm kiểm toán
lập kế hoạch và xác định phạm vi
Thực hiện kiểm toán
Kiểm tra hệ thóngKiểm tra chi tiết
Thực hiện thủ tục kiểm toán
Chuẩn bị thảo luận cho các báo cáo
Chính thức ban hành báo cáo chính thức và thực hiện tư vấn cho Dự án
Trang 181.5.1 Chuẩn bị kiểm toán
Chuẩn bị kiểm toán là bước công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểmtoán nhằm tạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hiện kiểm toán Giai đoạn này bao gồm một số các công việc chủ yếu sau:
Một là, xác định mục tiêu phạm vi kiểm toán: mỗi một cuộc kiểm toán
khác nhau đều hướng tới những mục tiêu khác nhau, do đó Công ty xác định mục tiêu và phạm vi cụ thể cho từng cuộc kiểm toán một cách cụ thể và chính xác Mục tiêu kiểm toán còn được thể hiện trong kế hoạch kiểm toán, hợp đồng kiểm toán và chương trình kiểm toán
Hai là, chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các điều
kiện vật chất cơ bản: tuỳ thuộc vào mục tiêu và phạm vi kiểm toán Partner sẽ chỉ định trước người dẫn đầu cuộc kiểm toán (leader) và các nhân viên kiểm toán (staff audit và các assistant audit) để thực hiện cuộc kiểm toán sắp diễn ra Cùng với việc chỉ định nhân viên, trong giai đoạn này mỗi Job kiểm toán cần chuẩn bị các thiết bị và điều kiện vật chất kèm theo như phương tiện tính toán gồm máy tính cá nhân, labtop, hay các phương tiện kiểm kê, giấy tờ làm việc (working paper), letter head, túi văn phòng phẩm…
Ba là, thu thập thông tin, tiếp cận khách hàng: ở giai đoạn này việc thu
thập thông tin chỉ dừng lại ở những thông tin cơ bản liên quan tới khách hàng như các văn bản liên quan tới khách hàng, các báo cáo kiểm toán lần trước, các biên bản kiểm kê…
Bốn là, lập kế hoạch kiểm toán: đây là bước quan trọng nhất trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, ở bước này cần thực hiện các công việc sau:
• Gặp mặt Ban Giám Đốc để tìm hiểu khách hàng, xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ, tìm hiểu các nhu cầu đối với từng khách hàng, xác định mức độ trọng yếu;
• Thiết lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán;
• Trao đổi với nhóm kiểm toán.
Trang 191.5.2 Thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán là quá trình thực hiện đồng bộ các công việc đã ấn định trong kế hoạch và chương trình kiểm toán Việc họp với nhà quản lý, và phòng kế toán ở giai đoạn này là rất cần thiết Kiểm toán viên sẽ thu thập các bằng chứng kiểm toán để thực hiện việc kiểm toán hệ thống và kiểm toán chi tiết góp phần đưa ra các kết luận kiểm toán Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACAGroup) thực hiện kiểm toán theo khoản mục, với mỗi khoản mục sẽ được đánh giá mức độ trọng yếu và các rủi ro có thể xảy ra Các chương trình kiểm toán cụ thể cũng được áp dụng cho từng khoản mục và sẵn có sẽ được thay đổi tuỳ thuộc vào mục tiêu, phạm vi của từng cuộc kiểm toán Mỗi chương trình kiểm toán bao gồm hai phần, phần thứ nhất là các thủ tục phân tích, sau đó là các thủ tục kiểm tra chi tiết Ở giai đoạn này các Kiểm toán viên cần vận dụng các phương kiểm toán để thực hiện cuộc kiểm toán như phỏng vấn, phân tích, điều tra, gửi thư xác nhận, tính toán số học… Việc sử dụng các phương pháp kiểm toán kết hợp với các bằng chứng kiểm toán cụ thể, chính xác sẽ giúp cho kết luận kiểm toán có tính thuyết phục cao hơn
Bên cạnh đó, đây cũng là quá trình sử dụng các trắc nghiệm vào việc xác minh các thông tin phản ánh trên bảng khai tài chính Trong đó, trắc nghiệm cơ bản được sẻ dụng chủ yêu, tuy nhiên trình tự kết hợp giữa các các trắc nghiệm này phụ thuộc vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Quy mô cụ thể của các trắc nghiệm phụ thuộc vào kinh nghiệm và cách thức kết hợp giữa chúng phụ thuộc rất nhiều kinh nghiệm và khả năng phán đoán của Kiểm toán viên vơớimục đích có được bằng chứng đầy đủ và độ tin cậy với chi phí kiểm toán thấp nhất.
Một trong những công việc chủ yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán là việc thu thập bằng chứng kiểm toán Hiện nay, Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACAGroup) sử dụng phương pháp chọn mẫu CMA được Kreston International chuyển giao theo chuẩn quốc tế Phương pháp chọn mẫu CMA được cụ thể như sau:
Trang 20J = MP/RN = POP/JTrong đó:
MP: mức độ trọng yếu chi tiếtR: chỉ số về độ tin cậy
1.5.3 Kết thúc cuộc kiểm toán (Báo cáo và kết luận)
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp các phát hiện kiểm toán, sau đó tiến hành họp với nhà quản lý để trao đổi các phát hiện kiểm toán Sau khi xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán, kiểm tra giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên và các bên đã thống nhất các ý kiến của Kiểm toán viên, trưởng nhóm kiểm toán sẽ chuẩn bị bản thảo cho các báo cáo kiểm toán và thư quản lý, cuối cùng sẽ chính thức ban hành các báo cáo chính thức và thực hiện tư vấn cho khách hàng
Do đặc thù là một công ty kiểm toán độc lập đang trên đà phát triển lại là thành viên của Hãng kiểm toán Quốc tế Kreston International nên Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACAGroup) luôn nghiêm chỉnh chấp hành những chuẩn mực kiểm toán với những quy trình kiểm toán đầy đủ và chặt chẽ đáp ứng yêu cầu trong nước và quốc tế Mỗi một khoản mục đều có những chương trình kiểm toán riêng là những hướng dẫn cụ thể, thiết thực nhất không những cho những Kiểm toán viên mới vào nghề mà còn giúp cho công việc của những Kiểm toán viên lâu năm trở nên chuyên nghiệp hơn
Trang 211.6 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán tại công ty
1.6.1 Hồ sơ kiểm toán và sơ đồ lưu trữ hồ sơ kiểm toán tại công ty
Theo chuẩn mực kiểm toán số 230 về Hồ sơ kiểm toán thì “Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do kiểm toán viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ” Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được sử dụng để:
• Lưu trữ những bằng chứng kiểm toán thu được trong quá trình thực hiện kiểm toán, và làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên
• Trợ giúp cho việc lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán.
• Trợ giúp cho việc kiểm tra, soát xét và đánh giá chất lượng của công việc kiểm toán
• Trợ giúp cho việc xử lý các phát sinh sau cuộc kiểm toán.
• Làm tài liệu tham khảo.
Hồ sơ kiểm toán tại công ty là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tinchung về khách hàng kiểm toán liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm của cùng một khách hàng kiểm toán, ngoài ra nó còn chứa đựng những thông tin liên quan chỉ tới cuộc kiểm toán của năm hiện tại Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán do các kiểm toán viên, các trưởng nhóm soát xét, và nhà quản lý kiểm tra Do mới chỉ là một công ty kiểm toán nhỏ với quy mô trung bình và thực hiện kiểm toán trên những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên viêc lưu trữ tài liệu trong file kiểm toán được gộp chung giữa hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm thành một hồ sơ
Hiện nay, việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán do phòng hành chính tổng hợpđảm nhiệm Các file được đánh số để thuận tiện cho quá trình quản lý, khi các nhóm kiểm toán làm file cần phải báo cáo với phòng hành chính, sau đó file này sẽ được cấp một mã số và được in ra để dán vào gáy file
Trưởng phòng hành chính tổng hợp quản lý số lượng file, ngày, khách thể được đăng ký và người đăng ký, khi cần cung cấp các thông tin về file kiểm toán, kiểm toán viên có thể hỏi nhân viên phụ trách file thuộc phòng tài chính tổng hợp về mã số và những thông tin cần thiết.
Trang 22Hình 1.7: Sơ đồ đăng ký và quản lý hồ sơ kiểm toán tại công ty1.6.2 Cấu trúc một file kiểm toán tại công ty
Trong quá trình kiểm toán các kiểm toán viên luôn chú trọng đến việc lập hồ sơ kiểm toán sao cho đầy đủ và chi tiết để cho kiểm toán viên khác và những người có trách nhiệm kiểm tra đọc sẽ hiểu được toàn bộ nội dung về cuộc kiểm toán Trong mỗi một hồ sơ kiểm toán việc sắp xếp khoa học là một ưu điểm trong việc lưu trữ, kiểm tra và tham khảo Dưới đây là danh mục những tài liệu được lưu file với những mục lục rất khoa học và hợp lý.
A100Final auditor report & financial statements issued to client
A110 Final financial statements issued
A140 Independentce declaration
A200Final draft auditor report & financial
A210 Draft auditor report & financial statementA220 Audited financial statements in excelA230 Audited trial balances-Leadsheet
A240 Supporting documents for preparation of financial statement
Kiểm toán viên
NV hành chính
Trưởng phòng hành chính
Trang 23A300Summary of review memorandum (SRM)
A310 List of final audit findings with clients comments and auditor’s options (SRM)
A320 Monitoring report of potential audit findings and audit progress
A400Management letter A500Wrap up documents
A510 Representation letter (Rep letter)A520 General audit procedure checklistA530 Ifrs checklist
A580 Report of related party transactionsA590 Review the post balancesheet events
A.5100 Audit of the opening balaces (First year audit)A.5110 Notes for planning for next years
B100Client acceptance continuance form
B200Assess internal control & control environmentB300Audit contract & initial meeting minutesB400Client’s business & environtment
B410 Understand the client’s business & environment
B421 Unaudited trial balance, financial statements
B422 Investment licence, business registration licence, tax code
B423 Minutes of board of management, board of directors, general shareholder meeting
Trang 24B500Audit working planning
B520 Perform preliminary analytical proceduresB530 Determine planning materiality
B540 Combined risk assessment & audit program for subtandtive test
B550 Job allocation & budget of time
B600Orther supporting documents
B610 Planning time schedule
B630 Review of staff’s preformence
B640 List of document for client’s preparation before the fildword
B650 Templates of confirmation letterB660 Orther templates
B670 Index system for documentation & audit methodology
CUNDERSTANDING SIGNIFICANT ACCOUNTING PROCESSES AND IT WORK
E110 Leadsheet and conclusion
E120 Notes for specific accounting issuesE130 Specific audit program
E140 Detailed working papers each accounts
Trang 251.7 Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 về kiểm soát chất lượng hoạtđộng kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán thì chất lượng kiểm toán là
“mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách
Trang 26quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thoả mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý” Như vậy, muốn kiểm soát chất lượng kiểm toán công ty
kiểm toán phải xây dựng và thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng để đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán đều được tiến hành phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của các cuộc kiểm toán tăng mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán Hiện nay, tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quá trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán rất được coi trọng, từ khâu tuyển dụng nhân viên kiểm toán cho tới việc đào tạo kiểm toán viên cả về mặt đạo đức nghề nghiệp và cả về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tới việc phân công giao việc cho từng nhóm từng nhân viên đối với mỗi hợp đồng kiểm toán và hoàn thiện file kiểm toán
1.7.1 Kiểm soát chất lượng cán bộ, nhân viên Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACA Group)
Kiểm soát quá trình tuyển dụng nhân viên
Hiện nay, Công ty đang duy trì một quy trình tuyển dụng nhân viên một cách chuyên nghiệp nhằm mục đích lựa chọn được những người có năng lực vào đúng vị trí tại Công ty Chương trình tuyển dụng bao gồm:
• Xác định nguồn nhân viên tiềm năng.
• Phương pháp liên hệ với nhân viên tiềm năng.
• Phương pháp xác định thông tin cụ thể về từng nhân viên tiềm năng.
• Phương pháp thu hút nhân viên tiềm năng và thông tin cho họ về công ty.
• Phương pháp đánh giá và chọn lựa nhân viên tiềm năng để có được số lượng nhân viên thi tuyển cần thiết.
Trang 27Dựa trên chương trình tuyển dụng trên, Công ty xây dựng những tiêu chuẩn và hướng dẫn việc đánh giá nhân viên dự tuyển ở từng vị trí, cụ thể như sau:
• Xác định những đặc điểm cần có ở nhân viên dự tuyển.
• Xác định lại những yêu cầu của Công ty đối với từng ứng viên như học vấn cơ bản, thành tích cá nhân, kinh nghiệm làm việc, sở thích cá nhân, điều đó được thể hiện trong những thủ tục bắt buộc mà Công ty yêu cầu các ứng viên như:
+ Sơ yếu lý lịch.+ Đơn xin việc.
+ Văn bằng liên quan.
+ Test IQ, và test nghiệp vụ.+ Phỏng vấn.
Kiểm soát quá trình đào tạo nhân viên
Trong quá trình làm việc ngoài những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ mọi nhân viên trong Công ty đều được phổ biến những kiến thức cơ bản về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, cách giải quyết những tình huống khi rơi vào tình huống vi phạm tính chính trực, khách quan, bảo mật…Công ty thường xuyên có các buổi đào tạo vào ngày thứ 7, để các nhân viên có thể trao đổi kinh nghiệm và giải quyết các vướng mắc trong quá trình làm việc Hiện tại, Công ty được phân công kiểm tra chéo lẫn nhau giữa các nhân viên đảm tính độc lập, chính trực khách quan
Để nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay Công ty đã sử dụng các biện pháp sau:
• Cung cấp kịp thời cho tất cả cán bộ, nhân viên trong công ty những thông tin về chuẩn mực kỹ thuật nghiệp vụ và những tài liệu về chính sách và thủ tục kỹ thuật của công ty Khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động tự nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Trang 28• Công ty phân có sự theo dõi, giám sát tất cả kiểm toán viên của công ty thực hiện chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức hàng năm do Bộ Tài chính hoặc tổ chức được Bộ Tài chính uỷ quyền thực hiện
• Khuyến khích cán bộ, nhân viên tham gia các chương trình đào tạo bên ngoài, các hội thảo để nâng cao trình độ chuyên môn.
1.7.2 Kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACA Group)
Hồ sơ kiểm toán là thành quả của cuộc kiểm toán do đó cần phải được kiểm soát một cách chặt chẽ Như đã nêu ở phần đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán, phòng hành chính sẽ thực hiện quản lý hồ sơ kiểm toán và phòng kiểm soát chất lượng do Ban Giám đốc bổ nhiệm, được tổ chức độc lập Các thủ tục áp dụng khi tiến hành kiểm soát hồ sơ kiểm toán bao gồm:
Thứ nhất, chọn người kiểm tra hồ sơ.
Thứ hai, chọn hồ sơ kiểm toán cần kiểm tra.Thứ ba, lập báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm tra.Thứ tư, lưu trữ kết quả kiểm tra hồ sơ kiểm toán.
1.7.3 Đánh giá việc duy trì và chấp nhận khách hàng tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACA Group)
Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, Công ty có cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của bản thân Công ty và tính chính trực của Ban quản lý của khách hàng.
Công ty đã áp dụng các thủ tục đánh giá khách hàng như sau:
• Thu thập và xem xét các tài liệu hiện có liên quan đến khách hàng tiềm năng, như báo cáo tài chính, tờ khai nộp thuế.
• Trao đổi với bên thứ ba các thông tin về khách hàng tiềm năng, về Giám đốc (hoặc người đứng đầu) và cán bộ, nhân viên chủ chốt của họ.
Trang 29• Trao đổi với kiểm toán viên năm trước về các vấn đề liên quan đến tính trung thực của Ban giám đốc; về những bất đồng giữa Ban Giám đốc về các chính sách kế toán, các thủ tục kiểm toán, hoặc những vấn đề quan trọng khác và lý do thay đổi kiểm toán viên; Quá trình đánh giá khách hàng tiềm năng và quá trình đưa ra quyết định duy trì mối quan hệ sẽ giúp kiểm toán viên kiểm soát được phần nào công tác kiểm toán, đánh giá được rủi ro tiềm tàng đối với khách hàng
Tóm lại, công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Công ty khá tốt, và tương đối cụ thể, gắn trách nhiệm tới từng người, kiểm soát chặt chẽ tới từng khâu trong quá trình tuyển dụng, đào tạo, kiểm toán và tìm hiểu khách hàng
Trang 30Sơ đồ 2.1: Ba giai đoạn của cuộc kiểm toánGiai đoạn I
Lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán
Giai đoạn II
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn III
Kết thúc kiểm toán
Trang 312.1.1 Lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán
Chuẩn bị lập kế hoạch là giai đoạn khởi đầu của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính Trong giai đoạn này, chủ nhiệm kiểm toán sẽ tiến hành tìm hiểu sơ bộ về khách hàng sắp thực hiện cuộc kiểm toán, đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện lý do, lựa chọn đội ngũ nhân viên sẽ tiến hành cuộc kiểm toán và ký hợp đồng với khách hàng Đây là một đoạn quan trọng trong bất cứ cuộc kiểm toán nào vì nó giúp cho Kiểm toán viên có được cái nhìn tổng thể về các hoạt động kinh doanh đang diễn ra xung quanh doanh nghiệp Dựa trên những kinh nghiệm thực tế với các xét đoán nghề nghiệp Kiểm toán viên sẽ xác định những sự kiện, nghiệp vụ có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của công ty khách hàng, qua đó Kiểm toán viên sẽ đưa ra các quyết định và hướng giải quyết cho cả quá trình kiểm toán.
Tiếp cận, tìm hiểu khách hàng
Công việc tiếp cận, tìm hiểu khách hàng sẽ khác nhau đối với những khách hàng khác nhau, tuy nhiên có thể chia chúng ra thành hai trường hợp.
Thứ nhất,đối với khách hàng mới được kiểm toán lần đầu: để thu thập
những thông tin về khách hàng, đơn giản nhất Kiểm toán viên có thể thu thập các thông tin thông qua các kiểm toán viên tiền nhiệm, báo cáo kiểm toán của các năm trước, hoặc nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành thẩm tra các bên thông tin về khách hàng như ngân hàng, cố vấn pháp lý trong trường hợp đặc biệt Công ty kiểm toán có thể thông qua trung gian để mua thông tin liên quan tới khách hàng
Thứ hai,đối với khách hàng cũ: hàng năm Kiểm toán viên cập nhật các
thông tin về khách hàng và những thông tin liên quan trong năm tài chính vừa diễn ra Bên cạnh đó, Kiểm toán viên có thể tham khảo những thông tin liên quan đến khách hàng qua các file kiểm toán năm trước.
Trang 32Sau khi có cái nhìn sơ lược, Công ty gửi chào hàng cho tất cả các khách hàng của mình, khi cả hai bên xem xét các sự kiện và đưa ra ý kiến chấp nhận kiểm toán, cả hai bên sẽ kí kết hợp đồng kiểm toán
Lập kế, chương trình kiểm toán
Kế hoạch và chương trình kiểm toán là công việc cần thiết khi thực hiện một cuộc kiểm toán, bởi lẽ khi kiểm toán không có kế hoạch và chương trình kiểm toán chẳng khác nào ta đi vào rừng sâu không có bản đồ Kế hoạch kiểm toán gồm ba loại đó là kế hoạch kiểm toán chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán Khi lập kế hoạch kiểm toán tổng quát kiểm toán viên cần quan tâm đến những công việc sau:
Thứ nhất, thu thập những thông tin cơ sở và thông tin pháp lý liên quan
tới khách hàng Thật vậy, mỗi ngành nghề đều có những hệ thống kế toán riêng và áp dụng các nguyên tắc kế toán đặc thù, do đó để thực hiện được kiểm toán lương và các khoản trích theo lương Kiểm toán viên cần tìm hiểu những thông tin về loại hình doanh nghiệp, chế độ kế toán áp dụng, số lượng nhân viên tại thời điểm kiểm toán, quy trình tuyển dụng, và những thông tin liên quan đến chính sách tiền lương tại công ty khách hàng ví dụ nhưng thoả ước lao động tập thể, quyết định liên quan đến tiền lương
Thứ hai, sau khi thu thập được các thông tin cơ sở và những thông tin về
nghĩa vụ pháp lý Kiểm toán viên tiến hành phân tích bước đầu để tìm ra những yếu tố bất thường đối với các khoản mục liên quan Quá trình phân tích trong giai đoạn này gắn liền với việc phân tích tổng quan
Thứ ba, đánh giá mức trọng yếu và rủi ro đối với các khoản mục liên quan
đến lương và các khoản trích theo lương
Trước hết, kiểm toán viên có những ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC, sau đó Kiểm toán viên cần phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục lương và các khoản trích theo lương trên báo cáo tài chính Đó chính là sai sót có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục
Trang 33Để đánh giá rủi ro của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên đánh giá trên hai phương diện đó là phương diện toàn bộ báo cáo tài chính và phương diện số dư khoản mục Ở đây ta quan tâm đến việc đánh giá rủi ro trên phương diện khoản mục và mức độ rủi ro dựa trên hai bộ phận cấu thành đó là rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Các loại rủi ro kiểm toán có thể được đánh giá cụ thể bằng các yếu tố định tính như “thấp”, “trung bình”, “cao” Tuy nhiên, Công ty hiện nay mới thực hiện các cuộc kiểm toán ở quy mô trung bình thời gian và số lượng Kiểm toán viên có hạn bởi vậy hiện nay để thuận tiện cho công việc kiểm toán, Kiểm toán viên thường đánh giá các khoản mục có mức độ rủi ro có mức độ “cao” Điều đó cũng đồng nghĩa với việc kiểm toán viên phải thu thập một số lượng bằng chứng lớn trong quá trình xác minh báo cáo tài chính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu
Thứ tư, thiết kế chương trình kiểm toán đối với quy trình kiểm toán lương
và các khoản trích theo lương Chương trình kiểm toán sẽ được lập một cách tổng quát cho các khoản mục cụ thể, bởi vậy nó không được xây dựng cụ thể cho từng khách hàng Tuy nhiên, chương trình kiểm toán sẽ được sửa đổi bổ sung nếu theo đánh giá của Kiểm toán viên chương trình kiểm toán chưa bao quát hết những sai sót tiềm tàng liên quan đến cuộc kiểm toán Theo chủ nhiệm kiểm toán chương trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty hiện giờ có thể bao quát được những sai sót bởi vậy sẽ không có những thay đổi lớn trong việc áp dụng chương trình Kiểm toán.
Dưới đây là chương trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương đang được áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACAGroup):
Trang 34CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN
LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Tên khách hàng:Đã được xem xét bởi:
Nhóm
trưởng: Trưởng (Phó)
phòng: Giám đốc (Phó Giám
đốc):
Niên độ kế toán:
Ngày:
Ngày:
Ngày:
I. Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị:
- Sổ tài khoản tiền lương phải trả, BHXH và BHYT
- Bảng lương, chính sách tăng lương hàng năm, bảng tính BHXH và BHYT- Biên bản quyết toán BHXH và BHYT (nếu có)
- Bảng kê nộp BHXH, BHYT, thuế thu nhập cá nhân và các chứng từ liên quan
I.Mục tiêu kiểm toán
- Đầy đủ: Các khoản tiền lương, BHXH, BHYT còn phải trả cuối mỗi kỳ
được hạch toán đầy đủ Chi phí tiền lương, BHXH và BHYT đã được tính đúng và đủ theo quy định và có đảm bảo phù hợp với các cam kết của doanh nghiệp.
- Trình bày và công bố:Đảm bảo chỉ tiêu tiền lương, BHXH, BHYT được trình
bày và công bố phù hợp.
Trang 35Thủ tục kiểm toán
Trình tự kiểm toánTham chiếu
Ngoại lệY/N
Đã làm
Chữ ký, ngày thángA Thủ tục phân tích
1 Tìm hiểu hệ thống trả lương của đơn vị: cách tính lương, trả lương, ghi nhận về hệ thống kiểm soát (các bộ phận tham gia, chứng từ, việc phê duyệt, kiểm tra, thanh toán )
2 So sánh biến động của chi phí tiền lương và biến động về cơ cấu tiền lương trên tổng chi phí giữa các tháng trong năm, năm trước với năm nay, hoặc số năm nay với số kế hoạch Xem xét các biến động đó có phù hợp với việc tăng giảm số lượng lao động, chính sách lương của đơn vị: tăng giảm khối lượng sản xuất, doanh thu.
3 Kiểm tra tính hợp lý để đảm bảo rằng: quỹ tiền lương được xây dựng đúng theo quy định (áp dụng đối với các đơn vị được khoán tỷ lệ quỹ lương)
4 So sánh sự biến động của BHXH và BHYT có cùng tốc độ biến động với tiền lương hay không?Ước tính BHXH, BHYT theo quy định và so sánh với thực tế ghi nhận.
B Thủ tục kiểm toán chi tiết
Tuỳ theo kết quả của thủ tục phân tích thì mức độ kiểm tra chi tiết sẽ được thực hiện cho phù hợp (mức độ cao hoặc thấp).
Trang 361 Kiểm tra cách trình bày khoản mục tiền lương phải trả trong bảng cân đối kế toán; đối chiếu giữa chi tiết và tổng hợp
2 Đối chiếu số liệu kế toán với bảng lương/sổ lương Chọn các tháng có biến động lớn để kiểm tra một số tính toán (lương cơ bản, làm thêm giờ, BHXH, BHYT, thuế thu nhập )
3 Kiểm tra cụ thể cho một vài mẫu (cá nhân) để thấy mọi chính sách theo thoả thuận của cá nhân và người lao động trong hợp đồng, thoả ước lao động tập thể đã được thực hiện (lương, thưởng)4 Kiểm tra việc trích nộp BHXH, BHYT theo đúng
quy định
5 Kiểm tra việc khấu trừ BHXH, BHYT, thuế thu nhập cá nhân có tuân thủ theo những quy định chung hay không?
6 Đảm bảo lương đã được dự phòng đầy đủ và phù hợp với niên độ.
C Các thủ tục bổ sung (nếu có)
II.Kết luận và kiến nghị
A Kết luận về mục tiêu kiểm toán
B Kiến nghị
Trang 37
Ngày hoàn thành: Người thực hiện:
2.1.2 Thực hiện kiểm toán
Giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán là giai đoạn Kiểm toán viên đi thu thập bằng chứng nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý những thông tin trên báo cáo tài chính tại đơn vị khách hàng Trong giai đoạn này Kiểm toán viên làm những công việc sau:
Thứ nhất, đánh giá thủ tục kiểm soát đối với chu trình kiểm toán lương và
các khoản trích theo lương Để đánh giá thủ tục kiểm soát đối với chu trình kiểm toán tiền lương tại đơn vị khách hàng Kiểm toán viên quan tâm đến những vấn đề sau: quá trình kiểm soát đối với các nghiệp vụ phê chuẩn, quá trình ghi sổ, quá trình thực chi Kiểm toán viên xem xét xem tại công ty khách hàng có thiết lập một chính sách và thủ tục tuyển dụng rõ ràng không, xem xét sổ nhân sự, xem xét quá trình phê duyệt; hệ thống tài khoản và cách hạch toán; ngoài ta cần phải soát xét những thủ tục chi lương như quá trình chi lương và cách hạch toán Quá trình đánh giá đó giúp Kiểm toán viên quyết định số lượng bằng chứng kiểm toán khi kiểm tra chi tiết
Thứ hai, Kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích, thông thường
Kiểm toán viên sử dụng các tỷ lệ trong quá trình so sánh để xem xét những biến động của các khoản mục đó qua thời gian Sau đây là một số những thủ tục phân tích khi kiểm toán lương và các khoản trích theo lương
So sánh số liệu của tài khoản liên quan đến tiền lương giữa niên độ này với các niên độ trước, xem xét sự thay đổi mức lương, bảo hiểm và thuế giữa
các kỳ kế toán
So sánh tỷ lệ giữa chi phí tiền lương và chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tiền lương với chi phí bán hàng
Trang 38So sánh tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân trong tổng số tiền lương, số dư BHXH, BHYT, KPCĐ giữa các kỳ để phát hiện ra những sai phạm trong khi thực hiện thủ tục trích theo lương
Cuối cùng, Kiểm toán viên có thể tự ước tính và so sánh những ước tính đó với thực tế để tìm ra chênh lệch.
Thứ ba, thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, đối với những Kiểm toán viên
có kinh nghiệm chỉ cần thực hiện thông qua thủ tục phân tích có thể đánh giá rõ mức độ trọng yếu và rủi ro nằm ở đâu để tập trung kiểm tra chi tiết Kiểm tra chi tiết giúp cho kiểm toán viên khẳng định lại những nghi vấn của mình và đưa ra ý kiến kiểm toán một cách chính xác Công việc kiểm tra chi tiết chủ yếu là đối chiếu giữa chứng từ với sổ sách, xem xét các giấy tờ liên quan, tính lại các bảng tính lương…
2.1.3 Kết thúc kiểm toán
Sau khi thực hiện xong cuộc kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ tiến hành thu thập các thông tin liên quan tới các khoản mục, trao đổi với các staff về các phần hành kiểm toán của họ, tiến hành xem xét điều chỉnh nếu có Bên cạnh đó, Kiểm toán viên còn soát xét những sự hiện sau ngày kết thúc niên độ, viết thư quản lý, gặp mặt khách hàng và ra báo cáo kiểm toán.
2.2 Quá trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACAGroup)
Để có cái nhìn chính xác ta sẽ xem xét quá trình thực hiện kiểm toán lương và các khoản trích theo lương của Công ty đối với hai khách hàng của mình Quá trình kiểm toán với một khách hàng là doanh nghiệp nhà nước là đơn vị mới thành lập năm 2005 có quy mô trung bình cách thức hạch toán đơn giản lần đầu tiên được kiểm toán bởi ACAGroup có tên là Quỹ ABC, khách hàng thứ hai là một công ty cổ phần có quy mô nhỏ được là khách hàng đã được Công ty kiểm toán lần này là lần thứ hai có tên là Công ty XYZ
2.2.1 Khách hàng thứ nhất Quỹ ABC
Trang 39Tiếp cận khách hàng
Quỹ ABC được Công ty biết đến qua trang web giới thiệu về các đơn vị trong ngành viễn thông, Công ty nhập mã số thuế tìm hiểu địa chỉ và gửi thư mời kiểm toán Sau khi thư mời kiểm toán được chấp nhận Kiểm toán viên tiến hành gặp mặt ban lãnh đạo Quỹ trao đổi một số vấn đề liên quan đến giá phí kiểm toán, hình thức kiểm toán và ký hợp đồng kiểm toán Kiểm toán viên sẽ gửi cho đơn vị khách hàng một bản kế hoạch về thời gian kiểm toán, số lượng nhân viên kiểm toán, người soát xét quá trình kiểm toán…
Lập kế hoạch kiểm toán
Quỹ ABC là đơn vị lần đầu được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính ACAGroup, bởi vậy Kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin liên quan một cách cẩn thận và đầy đủ thông qua những giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận đầu tư, biên bản họp hội đồng quản trị, quy trình hạch toán lương và tại đơn vị, Dưới đây là một số những thông tin liên quan đến Quỹ ABC:
Subject Tìm hiểu thông tin cơ sở, pháp lý- Xem xét giấy chứng nhận đầu tư được biết:
+ Quỹ ABC được thành lập theo quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08/11/2004.
+ Quỹ thực hiện điều lệ tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BBCVT ngày 25 tháng 04 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).
+ Vốn điều lệ của Quỹ khi mới thành lập là 500.000.000.000 đồng Trong đó, Ngân sách nhà nước cấp 200.000.000.000 đồng; số còn lại Quỹ
Trang 40
được trích bổ sung từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông trong 3 năm đầu kể từ khi Quỹ đi vào hoạt động để đủ vốn điều lệ + Năm 2007, Quỹ trích vào vốn điều lệ 300.000.000.000 đồng từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo Văn bản số 121/BBCVT-KHTC ngày 15/01/2007 của Bộ Bưu chính Viễn thông.
+ Lĩnh vực hoạt động: Tiếp nhận, huy động các nguồn tài chính của tấtcả các doanh nghiệp viễn thông hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam; tham gia xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo từng thời kỳ, hàng năm theo quy định của Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông); xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm về hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
- Xem xét một số thông tin khác được biết:
+ Chế độ kế toán áp dụng: Quyết định số 74/2007/QĐ-BTC ngày 21/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
+ Quỹ tính lương theo thời gian và bao gồm 7 phòng ban khác nhau: văn phòng, ban tổ chức cán bộ, ban tài chính kế toán, ban kế hoạch nguồn vốn, ban thống kê tin học, ban thẩm định dự án, ban quản lý dự án.
Sau khi thu thập các thông tin cơ sở và những thông tin liên quan đến nghĩa vụ pháp lý, Kiểm toán viên nhận thấy:
Quỹ ABC là đơn vị hành chính sự nghiệp hạch toán theo Quyết định số 74/2007/QĐ-BTC ngày 21/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tuy nhiên vẫn thực hiện hạch toán lương và các khoản trích theo lương giống như các đơn vị