Tài liệu Cần tránh 5 sai lầm làm hỏng thương hiệu của bạn docx

9 294 1
Tài liệu Cần tránh 5 sai lầm làm hỏng thương hiệu của bạn docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cần tránh 5 sai lầm làm hỏng thương hiệu của bạn Dính dáng đến một trong số những sai lầm trên có thể phá hỏng thương hiệu bạn dày công gây dựng Trong 25 năm làm việc với tư cách là một chuyên gia tư vấn thương hiệu, tôi đã từng chứng kiến rất nhiều công ty mắc phải những sai lầm nghiêm trọng về thương hiệu, một số trong đó thậm chí thực sự ngớ ngẩn. Một công ty muốn giới thiệu về mình như là công ty luôn đổi mới, mặc dù họ chẳng hề chi một xu nào cho nghiên cứu phát triển. Công ty khác mua lại đối thủ cạnh tranh có uy tín trên thị trường và sau đó lập tức thay đổi tên thương hiệu, bỏ phí những kế hoạch đáng giá hàng triệu đôla. Đó là vài sai lầm rõ ràng. Tuy vậy, nhiều công ty khác mắc phải những lỗi thông thường có thể tránh được làm mất dần giá trị của thương hiệu. Dưới đây là 5 kiểu sai lầm như thế mà tôi muốn cảnh báo cho các bạn. 1. Đặt ngang hàng việc xây dựng thương hiệu với thông tin liên lạc. Vâng, xây dựng thương hiệu bao gồm liên lạc. Nhưng nếu chiến lược xây dựng thương hiệu của bạn chỉ gồm toàn những thông điệp và quảng cáo, còn lại không có gì thuộc về chiến lược kinh doanh hay con người, bạn sẽ không thể thực hiện việc liên lạc của mình được. Nếu bạn có dịch vụ khách hàng tệ hại mà lại đi nói với khách hàng bạn sở hữu dịch vụ tốt thì chỉ làm cho họ rời xa bạn hơn thôi. Ngược lại, đầu tư vào đào tạo và cơ sở vật chất để phát triển dịch vụ sẽ cho phép bạn đưa ra thị trường dịch vụ tuyệt hảo và biết được vị thế của bản thân. Khi ngày càng có nhiều thông tin về các công ty và sản phẩm sẵn có trên mạng, công ty cùng một sản phẩm tuyệt vời là thành lũy bảo vệ duy nhất cho thương hiệu của bạn. 2. Xây dựng thương hiệu dựa trên giá cả. Đừng làm điều này. Đặt thương hiệu của bạn trên nền tảng giá cả thấp là “một cuộc đua tới đáy”, và sẽ luôn có một người nào đó đánh bại bạn ở điểm đáy. Thậm chí nếu giá của bạn bằng giá của đối thủ cạnh tranh, bạn vẫn cần phải đưa ra cho khách hàng những lý do hấp dẫn hơn để mua sản phẩm của bạn. Sự khác nhau giữa sản phẩm hiệu Morton Salt và thương hiệu độc quyền của một siêu thị bán hàng hóa tương tự là gì? Không nhiều khác biệt. Thế giá cả chênh lệch thế nào? Câu trả lời là 14%. Sự sai lệch về giá bán đó chính là vì Morton đã xây dựng một phần giá trị vô hình cho thương hiệu của mình. Hãy thiết lập sự tin tưởng nơi khách hàng, và bạn có thể thoải mái hơn khi những đối thủ cạnh tranh mới nhất hạ giá bán sản phẩm. 3. Thay đổi cam kết. Bất cứ khi nào một vị phó chủ tịch Marketing mới được tuyển về công ty đều có nguy cơ bà ấy (hay ông ấy) sẽ thay đổi thương hiệu, hoặc đặt dấu ấn của họ lên đó. Trong khi cam kết của thương hiệu nên thích đáng và được cập nhật thường xuyên, việc tạo ra một thay đổi hoàn toàn từ việc là người dẫn đầu về giáo dục chẳng hạn, đến trở thành một người dẫn đầu trong đổi mới sẽ chỉ gây nhầm lẫn cho thị trường của bạn. Bạn đã sẵn sàng để thay đổi câu khẩu hiệu hay logo của mình chưa? Nhiều công ty đã quá chán nản với chính đường lối Marketing của mình ngay trước khi thị trường rơi vào trạng thái đó. (Vấn đề ở đây là bạn phải sống với kế hoạch của mình ngày này qua ngày khác, trong khi người tiêu dùng chỉ nhìn thấy chúng chỉ một lần trong thời gian ngắn). Bạn có nhớ thời điểm chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Jack in the Box sa thải vị giám đốc điều hành của mình? Tình cảm của người tiêu dùng đã mang ông ấy quay trở lại, nhưng công ty đủ khôn ngoan để làm điều đó theo một cách mới. Bất cứ điều gì bạn làm, đừng để đặc điểm nhận diện thương hiệu trực quan và sức mạnh của các thông điệp trở thành cam kết của thương hiệu. (Xem lại sai lầm đầu tiên) 4. Hứa hẹn quá nhiều. Cách ít tốn kém nhất để xây dựng thương hiệu chính là để cho người tiêu dùng làm giúp bạn. Làm sao để khách hàng trở thành những nhà truyền giáo cho thương hiệu của bạn? Bằng cách hứa ít làm nhiều. Hãy chiến đấu với sự cám dỗ của việc giới thiệu mình quá mức so với thực chất, hứa hẹn những gì bạn có thể cung cấp, và sau đó thực hiện với mức độ tốt nhất. Bạn có phải là người nhanh nhất? Sao không gửi cho khách hàng của mình một tin nhắn thoại để lắng nghe họ trước khi họ làm điều đó. Bạn có phải là người thân thiện nhất? Đừng để nhân viên của bạn nói xấu sau lưng khách hàng. Bạn có phải là người tuyệt nhất? Bạn phải chắc chắn rằng tiền sảnh của bạn phải trông thật kinh ngạc và gây ấn tượng mạnh mẽ. Bên cạnh lời khuyên trên, tôi kiến nghị bạn tập trung vào thông điệp thương hiệu của mình, đừng cố gắng thỏa mãn mọi điều với mọi khách hàng. Tìm hiểu xem điều gì hấp dẫn nhất trong cam kết của bạn và xây dựng nó, hơn là cố gắng truyền đạt 10 yếu tố khác nhau trong cam kết thương hiệu đến khách hàng. 5. Xây dựng thương hiệu bắt chước rập khuôn. Tôi không thể kể với bạn biết bao nhiêu người khởi nghiệp từng nói “Nếu tôi chỉ có x phần trăm của thị trường, tôi sẽ giàu to”. Trong thực tế, bạn phải tạo ra cho người tiêu dùng một lý do thuyết phục để làm ăn với họ và đạt con số phần trăm đó. Bạn không thể trông đợi để lấy bớt việc kinh doanh từ những người dẫn đầu thị trường mà không có một lý do thực sự. Đừng cố gắng để giống như những công ty đó, hãy là chính mình. Vẫn sẽ có một phân khúc thị trường thích điều bạn làm hơn là những gì các công ty dẫn đầu thị trường làm, và đó là phần thị trường mà bạn có thể hớt váng. Thay vì bắt chước đối thủ của mình, bạn hãy làm khác đi. Nếu bạn đang cạnh tranh với Starbucks, hãy đi thẳng khi họ đi ngang. Hãy làm cho phong cách trang trí trong cửa hàng của bạn trở thành độc nhất, khuyến khích người tiêu dùng chơi các trò chơi trên bàn (board game, như cờ vua chẳng hạn), rang hạt cà phê ngay tại chỗ hoặc có những bữa tiệc nếm cà phê. Hãy tạo ra phong cách của mình. Tránh xa khỏi những sai lầm trên, và bạn sẽ tốt hơn trong phương thức xây dựng thương hiệu của mình, đồng thời trở nên nổi tiếng bởi những giá trị hấp dẫn và khác biệt. . Cần tránh 5 sai lầm làm hỏng thương hiệu của bạn Dính dáng đến một trong số những sai lầm trên có thể phá hỏng thương hiệu bạn dày công gây. thành lũy bảo vệ duy nhất cho thương hiệu của bạn. 2. Xây dựng thương hiệu dựa trên giá cả. Đừng làm điều này. Đặt thương hiệu của bạn trên nền tảng giá cả

Ngày đăng: 15/12/2013, 10:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan