1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biến đổi đời sống tín ngưỡng tôn giáo dưới tác động của đô thị hóa

95 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,36 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA HỌC --- LÊ HẢI YẾN BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA KHẢO SÁT TẠI XÃ XUÂN ĐỈNH, HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI K

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

KHOA VĂN HÓA HỌC -

LÊ HẢI YẾN

BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN

GIÁO DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA

(KHẢO SÁT TẠI XÃ XUÂN ĐỈNH, HUYỆN TỪ LIÊM,

HÀ NỘI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC THS.NGUYỄN THỊ THANH MAI

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của rất nhiều các cá nhân, đoàn thể Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ThS Nguyễn Thị Thanh Mai – giảng viên đã hướng dẫn và giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Văn hóa học – nơi đã dìu dắt tôi suốt bốn năm, trang bị cho tôi những kĩ năng kiến thức cần thiết, giúp tôi có đủ năng lực và tự tin để thực hiện đề tài này

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND xã Xuân Đỉnh – huyện Từ Liêm – Hà Nội, chú Đặng Văn Tân – trưởng ban VHTT xã xuân Đỉnh cùng người dân địa phương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc khảo sát thực tế tại địa phương

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, không tránh khỏi những sai sót hạn chế, bởi vậy tác giả rất mong được sự góp ý của thành viên trong hội đồng cũng như quí thầy cô cho đề tài nghiên cứu này

Tôi xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Sinh viên Lê Hải Yến

Trang 3

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CLB

Cb ĐTH

: : :

Câu lạc bộ Chủ biên

Đô thị hóa Nxb

Pv

: :

Nhà xuất bản Phỏng vấn TDTT

UBND VHTT

: : :

Thể dục thể thao

Ủy ban nhân dân Văn hóa Thông tin

Trang 4

BẢNG BIỂU THỐNG KÊ

1.1 Cơ cấu lao động của Xuân Đỉnh qua hai năm 2000 và 2010 22

1.2 Diện tích đất canh tác của Xuân Đỉnh qua năm 2000 và 2010 23

2.1 Danh sách công đức trùng tu mộ Chúa và cổng phủ Chúa tại

thôn Lộc năm 2012

54

 

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ XÃ XUÂN ĐỈNH (HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI) 13

1.1 Những vấn đề cơ bản về đô thị hóa 13

1.1.1 Đô thị hóa và xu hướng phát triển của quá trình đô thị hóa 13

1.1.2 Tác động của đô thị hóa và sự cần thiết phải quan tâm đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong giai đoạn hiện nay 16

1.2 Tổng quan về xã Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, Hà Nội) 21

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 21

1.2.2 Điều kiện tự nhiên - kinh tế 23

1.2.3 Xã Xuân Đỉnh dưới tác động của đô thị hóa 27

Tiểu kết chương 1 31

Chương 2: BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO TẠI XÃ XUÂN ĐỈNH (HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI) 32

2.1 Khái quát chung về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại xã Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, Hà Nội) 32

2.2 Những biến đổi của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại xã Xuân Đỉnh 34

2.2.1 Biến đổi của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại xã Xuân Đỉnh ở cấp độ gia đình và dòng họ 34

2.2.2 Sự biến đổi của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở cấp độ cộng đồng 43

Tiểu kết chương 2 55

Chương 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO TẠI XÃ XUÂN ĐỈNH (HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI) 57

3.1 Đánh giá tác động của đô thị hóa đến đời sống tín ngưỡng tôn giáo 57

3.1.1 Mặt tích cực 57

3.1.2 Mặt tiêu cực 57

 

Trang 6

3.2 Chính sách của Nhà nước về vấn đề quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn

hóa tốt đẹp trong tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay 58

3.3 Phương hướng, giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong tín ngưỡng, tôn giáo kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì đổi mới 65

Tiểu kết chương 3 67

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC 74

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 ĐTH là một quá trình phát triển tự nhiên trong xã hội Quá trình này có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống Trong đó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của quá trình ĐTH chính là các làng ven thành phố lớn (còn gọi là làng ven đô)

ĐTH ở các làng ven đô khiến ruộng đất bị thu hẹp, các trục đường lớn

từ nội thành mở rộng ra đến các vùng ngoại vi, các khu công nghiệp, khu đô thị mọc lên ngày càng nhiều, dân nhập cư ngày càng tăng, một số làng được sáp nhập vào đơn vị hành chính đô thị… Trước những tác động của ĐTH, diện mạo của các làng quê thay đổi từ đời sống kinh tế, chuyển biến cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tổ chức chính quyền, quan hệ xã hội đến đời sống văn hóa, đặc biệt là đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Quá trình ĐTH khiến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo có điều kiện để phát triển với những biến đổi tích cực và tiêu cực Vì vậy, việc nghiên cứu sự biến đổi về tín ngưỡng, tôn giáo tại làng ven đô dưới tác động của ĐTH

không chỉ có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của làng xã mà còn góp phần hoàn thiện mô hình phát triển bền vững theo chủ trương xây dựng nông thôn mới

1.2 Xuân Đỉnh (nay là xã Xuân Đỉnh) là một trong số làng ven đô như thế Dưới tác động của ĐTH, xã Xuân Đỉnh đến nay đã thay đổi diện mạo Từ một làng thuần nông với những đặc điểm của làng Việt truyền thống, Xuân Đỉnh giờ đây đã và đang đi trên con đường vươn lên thành “đô thị mới”

Có thể nói, sự thay đổi về tổ chức quản lý hành chính, thành phần dân

cư, cơ cấu kinh tế đã kéo theo những biến đổi về đời sống tinh thần mà đặc biệt là đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Sự biến đổi trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đã kéo theo những tác động tích cực cũng như tiêu cực tới cuộc sống của người dân nơi đây Chính bởi vậy, việc tìm hiểu thực trạng đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, đề ra những giải pháp chính sách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tại xã Xuân Đỉnh nói riêng và làng Việt nói chung

là những việc làm thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay

Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Biến đổi đời sống tín ngưỡng, tôn giáo dưới tác động của đô thị hóa (khảo sát tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

Trang 8

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Từ trước đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về tác động của ĐTH đến làng ven đô Tiêu biểu phải kể đến các công trình nghiên cứu sau:

Luận án tiến sĩ của Phạm Hùng Cường “Chuyển đổi cấu trúc làng xã

vùng ven đô thị lớn đồng bằng sông Hồng thành đơn vị ở trong quá trình ĐTH” (Trường đại học xây dựng, 2001) nhấn mạnh tác động của ĐTH đến

mặt cấu trúc tại làng ven đô mà tiêu biểu đó là sự thay đổi về kiến trúc, cơ sở

hạ tầng từ đó đánh giá mối quan hệ giữa chuyển đổi cấu trúc với các phương diện khác của làng ven đô trong quá trình ĐTH

Báo cáo “Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá

trình ĐTH” (nhóm tác giả Nguyễn Hữu Minh, Đặng Thanh Trúc, Nguyễn

Xuân Mai ,2003) đã phân tích một số chuyển biến kinh tế - xã hội ở vùng ven

đô Hà Nội trong quá trình ĐTH thời gian gần đây Kết quả phân tích bước đầu cho thấy đã có những biến đổi đáng kể diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, từ

cơ cấu nghề nghiệp, nguồn thu nhập, mức sống, đến nhà ở, cơ sở hạ tầng; từ đời sống vật chất đến đời sống văn hóa tinh thần Các ngành nghề phi nông nghiệp phát triển, nguồn thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp tăng dần tỉ trọng trong cơ cấu nguồn thu của hộ gia đình Có sự pha trộn giữa những đặc trưng đô thị và đặc trưng nông thôn về khuôn mẫu nhà ở và cơ sở

hạ tầng tại các địa bàn ven đô ĐTH cũng tác động đến những khía cạnh của đời sống hôn nhân như tuổi kết hôn, tiêu chí lựa chọn bạn đời ở các địa

phương Đặc điểm của một xã hội mang dáng dấp của cả nông thôn và đô thị cũng thể hiện khá rõ trong các hoạt động văn hóa giáo dục Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định mức độ tác động khác nhau của ĐTH đối với từng lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Có một số lĩnh vực thay đổi khá nhanh chóng trong quá trình ĐTH như tiện nghi nhà ở, hành vi ứng xử đối với môi trường, các phương tiện văn hóa tinh thần Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực thì

sự thay đổi có phần chậm hơn Những hành vi văn hóa là một ví dụ Đời sống vật chất tăng lên chưa đủ xung lực để làm biến đổi mạnh mẽ đời sống

Trang 9

văn hóa của dân cư Đồng thời sự biến đổi các hoạt động kinh tế - xã hội của

cư dân còn tùy thuộc vào môi trường văn hóa của địa phương và điều kiện sống của gia đình

Cuốn sách “Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống ở các làng

ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới” (TS Ngô Văn Giá chủ biên, Nxb

Chính trị Quốc gia, 2007) tập trung trình bày những giá trị văn hóa truyền thống của các làng ven đô; những biến đổi về kinh tế - xã hội đã tác động vào quá trình biến đổi giá trị văn hóa ở đây; hiện trạng biến đổi giá trị văn hóa truyền thống trong thời kỳ đổi mới ở các làng ven đô Hà Nội , điển hình là làng Quán Tình, phường Giang Biên; làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên; làng Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội

Bên cạnh đó còn có công trình nghiên cứu cấp bộ “Những biến đổi tâm

lý của cư dân vùng ven đô trong quá trình ĐTH” (Phan Thị Mai Hương, Nxb

Từ điển Bách khoa, 2007) góp phần phác thảo nên bức tranh chung về quá trình ĐTH ở vùng ven đô, những tác động của quá trình này đến đời sống tâm lý của người dân.Nội dung chính của nghiên cứu nhằm 2 mục đích: thứ nhất, tìm hiểu thực trạng và sự biến đổi một số mặt trong đời sống tâm lý của

cư dân vùng ven đô đã được ĐTH; thứ hai, trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị làm cơ sở khoa học cho những chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề cư dân vùng ĐTH của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay

Viết về xã Xuân Đỉnh phải kể đến bài tham luận tại Hội thảo khoa

học: “Một số biến đổi trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở bình diện gia

đình và họ tộc dưới tác động của phát triển đô thị” của Th.S Nguyễn Thị

Thanh Mai đã tập trung nghiên cứu sự biến đổi về mặt tín ngưỡng, tôn giáo trên các phương diện: tang ma, thờ cúng tại gia đình, sinh hoạt dòng họ trong quá trình ĐTH Ngoài ra còn có một số thông tin khái quát về Xuân Đỉnh trong “Địa chí vùng ven đô” (Đỗ Thỉnh), lịch sử cách mạng xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (BCH Đẳng bộ xã Xuân Đỉnh), cuốn Từ Liêm

Di tích & lễ hội (UBND huyện Từ Liêm), khóa luận tốt nghiệp “ Tác động của ĐTH đến đời sống văn hóa tại xã Xuân Đỉnh” (Nguyễn Thị Lan, khoa lịch sử, trường đại học khoa học xã hội và nhân văn) Tất cả những công trình này đều đề cập một cách khái quát diện mạo xã Xuân Đỉnh từ trước cách mạng tháng tám cho đến nay

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và sâu rộng về đời sống văn hóa tinh thần, đặc biệt là vấn đề tín

Trang 10

ngưỡng, tôn giáo tại xã Xuân Đỉnh Vì vậy, tác giả hi vọng, công trình nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ trong việc làm sáng rõ đời sống văn hóa – tín ngưỡng, tôn giáo tại nơi đây đồng thời đưa ra những biện pháp thiết thực nhằm xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, văn minh tại Xuân đỉnh nói riêng và làng ven đô nói chung trong thời kì ĐTH hiện nay

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu

Khóa luận làm rõ thực trạng biến đổi về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở xã Xuân Đỉnh dưới tác động của ĐTH từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần vào việc xây dựng đời sống tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh của cư dân vùng ven đô cũng như cư dân cả nước dưới làn sóng

- Nghiên cứu sự biến đổi về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở xã Xuân Đỉnh từ khi xuất hiện ĐTH

- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tại xã Xuân Đỉnh dưới tác động của ĐTH

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Sự biến đổi trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại xã Xuân Đỉnh dưới tác động của ĐTH

Khóa luận nghiên cứu sự biến đổi đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở ba cấp độ: cấp độ gia đình, cấp độ dòng họ và cấp độ cộng đồng Trong đó, tác giả nghiên cứu sự biến đổi trên các phương diện: thờ cúng tổ tiên, sinh hoạt

Trang 11

dòng họ, tang ma, tín ngưỡng thờ Thành hoàng và hội làng, tín ngưỡng thờ mẫu và hoạt động cúng lễ tại chùa, hội chùa

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Cơ sở phương pháp luận

Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết về văn hóa, lý thuyết

về làng xã và lý thuyết về ĐTH Khóa luận còn vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng

Hồ Chí Minh về văn hóa (đặc biệt là về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo), về ĐTH khi xem xét, đánh giá sự biến đổi của tín ngưỡng, tôn giáo xã Xuân Đỉnh dưới tác động của ĐTH

5.2 Các phương pháp

Khóa luận sử dụng phương pháp điền dã xã hội học (phỏng vấn, quan sát, tham dự, điều tra bảng hỏi) để khai thác nguồn tư liệu, phương pháp định tính và định lượng để từ đó phân tích, đánh giá các hiện tượng biến đổi văn hóa Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống khi nhìn sự biến đổi đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại xã Xuân Đỉnh trong cái nhìn tổng thể về tác động của ĐTH đến mọi mặt của huyện Từ Liêm, rộng hơn là tới các làng ven đô Hà Nội Từ đó có những phân tích và đánh giá sự biến đổi về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo xã Xuân Đỉnh

6 ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN

- Đây là công trình đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu tổng thể sự biến đổi trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại xã Xuân Đỉnh dưới tác động của ĐTH

- Khóa luận tạo cơ sở khoa học cho việc đưa ra giải pháp nhằm phát huy những nét đẹp trong tín ngưỡng, tôn giáo tại xã Xuân Đỉnh trong thời kì ĐTH mạnh mẽ như hiện nay

Trang 12

- Khóa luận góp phần bổ sung vào việc nghiên cứu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại làng ven đô nói chung và tại xã Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm) nói riêng

7 BỐ CỤC KHÓA LUẬN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đô thị hóa và tổng quan về xã

Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, Hà Nội)

Chương 2: Biến đổi trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại xã Xuân

Đỉnh (huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội)

Chương 3: Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền

thống trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại xã Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm,

Hà Nội)

Trang 13

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ TỔNG QUAN

VỀ XÃ XUÂN ĐỈNH (HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI)

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÔ THỊ HÓA

Vào thập kỉ 50-60, quá trình ĐTH trở thành một xu hướng phát triển trên toàn thế giới Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó Ở Việt Nam,

quá trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là ở các vùng ven đô Theo “Báo

cáo đánh giá ĐTH ở Việt Nam”, đến nay, lượng dân cư vào đô thị đã chiếm

tới 28% tổng dân cư cả nước, cứ mỗi năm lại có khoảng 1 triệu dân cư toàn quốc tiếp tục tham gia vào đô thị Nước ta hiện nay có trên 700 trung tâm đô thị lớn nhỏ Riêng Hà Nội, dự kiến tỉ lệ đô thị hoá sẽ đạt 55-62.5% trong năm

2020 Dân số đô thị ước tính đến năm 2020 là 7.9 - 8.5 triệu người [25] Tốc

độ gia tăng dân số nhanh mà nguyên nhân chủ yếu đó là dân ngoại tỉnh đổ về

đô thị và định cư tại vùng ven đô khiến môi trường văn hóa tại khu vực này

có sự biến đổi Hàng loạt các vấn đề được đặt ra, trong đó có vấn đề về đời

sống tín ngưỡng, tôn giáo “Báo cáo phát triển thế giới 2003” đã dự đoán đến

năm 2050, lần đầu tiên trong lịch sử, đa số người dân ở các nước đang phát triển sẽ được sống ở các đô thị và các thành phố Điều này kéo theo những mặt tích cực cũng như tiêu cực Hiện nay, bên cạnh mặt tích cực, các nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm tới mặt tiêu cực của đời sống đô thị như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và đặc biệt đó là sự ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của con người

Từ những yêu cầu thực tiễn trên, việc nghiên cứu sự biến đổi tại làng ven đô dưới tác động của ĐTH là một việc làm cần thiết, đặc biệt là trong thời

kì hiện đại, xã hội ngày càng lãng quên đi những giá trị văn hóa truyền thống

1.1.1 Đô thị hóa và xu hướng phát triển của quá trình đô thị hóa

Trang 14

 Một số khái niệm cơ bản

- Khái niệm “Đô thị”

Các đô thị được coi là thị trường lao động rộng lớn của dân cư có mức sống cao với điều kiện giao thông và dịch vụ thuận lợi Vậy đô thị là gì?

Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp [25]

Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là lao động phi nông

nghiệp,sống và làm việc theo kiểu thành thị [7, tr15]

- Khái niệm “Đô thị hóa”

ĐTH là một xu thế phát triển chung trên toàn cầu Quá trình đô thị hoá

ra đời vào lúc nền canh tác nông nghiệp đã ở trình độ khá cao như đã có thuỷ lợi, thành lập kho tàng lưu trữ và phân bố lương thực Sự hình thành các đô thị gia tăng mạnh mẽ nhờ tiến bộ về công nghiệp của thế kỷ trước và hiện nay Tiền đề cơ bản của đô thị là sự phát triển của công nghiệp hay đô thị hoá

Mở đầu là cách mạng thủ công nghiệp, tiếp đến là cách mạng công nghiệp và ngày nay là cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mà tiêu biểu đó là sự hiện diện của máy vi tính, mạng internet, điện thoại di động…

ĐTH là khái niệm không mới nhưng khó để có thể hiểu một cách rõ ràng, toàn diện qui mô cũng như mức độ sâu rộng của quá trình này Có nhiều khái niệm khác nhau về ĐTH

Theo cách hiểu thông thường, ĐTH là biểu hiện của sự tăng trưởng về kinh tế xã hội, tiêu biểu là quá trình “ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Từ cách hiểu này có thể suy ra rằng :

- Theo nghĩa hẹp ĐTH là quá trình biến đổi từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp với những biểu hiện bên ngoài như sự tăng

Trang 15

trưởng tỉ lệ dân cư đô thị, sự nâng cao về mức độ trang bị kỹ thuật của thành phố…

- Theo nghĩa rộng, ĐTH có thể hiểu là sự chuyển biến về kinh tế - xã hội – văn hóa ĐTH giống như một quá trình lịch sử gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, hệ thống xã hội và tổ chức môi trường sống của cộng đồng

Dựa trên quan điểm về vùng, ĐTH là quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị

Ngoài ra còn có các cách tiếp cận khác như theo hướng nhân khẩu học

và địa lý, ĐTH được hiểu đó là sự di cư từ nông thôn vào thành thị; theo hướng xã hội học, ĐTH được hiểu là quá trình tổ chức lại môi trường sống của con người, quá trình này không chỉ diễn ra về mặt số lượng mà còn diễn

ra cả về mặt chất lượng; theo tiếp cận của nhân học, ĐTH là một quá trình kinh tế - xã hội – lịch sử mang tính qui luật

Một quan điểm đáng chú ý đó là theo góc độ nghiên cứu ĐTH làng xã, ĐTH được hiểu là một quá trình biến đổi toàn diện về kinh tế - xã hội – không gian của các điểm dân cư nông nghiệp dưới tác động của sự mở rộng đô thị lớn Bao gồm :

- Sự chuyển đổi về nghề nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp

- Sự chuyển đổi đời sống xã hội, văn hóa, lối sống từ nông thôn sang

Quá trình ĐTH gắn liền với quá trình mở rộng của các thành phố Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh đã lan ra các vùng lân cận mà tiêu biểu là vùng ven đô Quá trình ĐTH

Trang 16

làm tăng mật độ dân cư, tăng các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội, dần biến nông thôn thành đô thị Quá trình ĐTH còn được coi là quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng khu vực nông nghiệp

 Xu hướng phát triển của quá trình đô thị hóa

Biểu hiện của quá trình đô thị hoá là quá trình tập trung dân cư làm cho quy mô dân số cũng như mật độ dân cư tăng cao; nâng cấp và xây dựng mới

cơ sở hạ tầng; đầu tư, phát triển kinh tế, thành lập các khu công nghiệp; làm tăng vai trò trung tâm của đô thị đó… Đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh và

có xu hướng biến đổi thành các dạng sau:

Thứ nhất: Hình thành các trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại

và dịch vụ ở các đô thị lớn Tại các đô thị lớn đã có nhiều trung tâm công nghiệp và thương mại, dịch vụ Việc hình thành các trung tâm mới sẽ nâng cao tính cạnh tranh giữa các trung tâm này, nâng cao hoạt động của đô thị, tạo

ra tính chuyên môn cao trong sản xuất Điều này thúc đẩy quá trình đô thị hoá theo chiều sâu

Thứ hai: Hình thành các trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại

và dịch vụ ở các vùng lân cận đặc biệt là các vùng ngoại ô Điều này làm cho giảm sự quá tải cho các trung tâm đô thị lớn, mở rộng quy mô ra các vùng xung quanh

Thứ ba: Đô thị hoá sẽ phát triển theo hướng nâng cao hạ tầng nông thôn, chuyển một phần nông thôn sang thành thị Từ đó sẽ nâng cao mức sống của người dân ở các vùng nông thôn

Thứ tư: Song song với việc phát triển đô thị theo chiều sâu là phát triển

đô thị theo chiều rộng bằng việc mở rộng phạm vi đô thị

1.1.2 Tác động của đô thị hóa và sự cần thiết phải quan tâm đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong giai đoạn hiện nay

ĐTH có tác động sâu sắc và toàn diện đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đời sống tín ngưỡng tôn giáo Về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, các nhà nghiên cứu vẫn luôn có nhiều tranh cãi về những khái niệm này

- Khái niệm “Tín ngưỡng”

Tín ngưỡng là một hoạt động tâm linh có từ xa xưa Mỗi một dân tộc, mỗi quốc gia đều có tín ngưỡng riêng, phản ánh bản sắc văn hóa của dân tộc

Trang 17

đó Tín ngưỡng của người Việt không chỉ phản ánh quan điểm, tư duy, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt mà nó còn có sự dung hòa và tác động sâu sắc đến các tôn giáo khác ở Việt Nam Người Việt có thể không theo tôn giáo nào nhưng họ vẫn luôn có tín ngưỡng mà biểu hiện rõ nhất đó là thờ cúng người thân đã khuất…Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tín ngưỡng

Tín ngưỡng hiểu theo từ điển Tiếng Việt chính là sự tin tưởng vào sức

mạnh của một đấng thiêng liêng và những giáo lí của một tôn giáo [25]

GS Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái

“trần tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây là niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng” Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm ” [15, tr.16]

Ở Việt Nam, tín ngưỡng tồn tại lâu bền và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của nhân dân, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (có nơi gọi là đạo ông bà); tín ngưỡng thờ Thành hoàng và tín ngưỡng thờ mẫu là tiêu biểu hơn cả

- Khái niệm “Tôn giáo”

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về tôn giáo cũng như các cuộc tranh luận giữa 2 khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo Có quan điểm cho rằng tín ngưỡng và tôn giáo thực chất chỉ là một Tuy nhiên, phần đông các nhà nghiên cứu đồng nhất với quan điểm tín ngưỡng và tôn giáo là hai khái niệm khác nhau

Vậy tôn giáo là gì?

“Tôn giáo” là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước ngoài vào từ cuối thế kỷ XIX “Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng Anh) “Religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) và

có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên [16, tr 21]

Có nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo: Các nhà thần học cho rằng

“Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người” Khái niệm mang

dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo chính là niềm tin vào cái siêu

nhiên” Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi

Trang 18

cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng

cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo” Khái niệm mang khía cạnh bản

chất xã hội của tôn giáo của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng

sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần” Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn

giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu

óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …”[16, tr.21,22]

Bởi vậy, công trình nghiên cứu không đặt tách biệt hai cụm từ “tín

ngưỡng” và “tôn giáo” mà gọi chung là đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Nguyên nhân là do tín ngưỡng, tôn giáo đều là hoạt động tâm linh và có sự đan xen hài hòa với nhau trong cộng đồng làng xã Từ đó, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo được xem xét trên ba cấp độ : gia đình, dòng họ và cộng đồng

 Tác động của ĐTH đến đời sống tín ngưỡng tôn giáo hiện nay

ĐTH là một xu thế chung cho sự phát triển trên toàn thế giới ĐTH có ảnh hưởng đến các khu vực trực tiếp chịu ảnh hưởng gây nên sự biến đổi văn hóa

Theo kết quả của những công trình nghiên cứu về văn hóa của các nhà văn hoá nhân loại học cho thấy không có một nền văn hóa nào hoàn toàn giữ được nguyên vẹn những đặc tính của nó qua thời gian Bất cứ nền văn hóa nào, dù ở trong những xã hội đóng kín không có những tiếp xúc với bên ngoài

đi nữa, vẫn ít nhiều thay đổi theo thời gian Nhịp điệu biến đổi có thể từ rất nhanh, đến nhanh, hay chậm và rất chậm, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trường hợp từ đó dẫn đến khái niệm biến đổi văn hóa

Khái niệm biến đổi văn hóa được dùng nhiều trong những năm gần đây Khái niệm này nhằm chỉ sự chuyển biến cả về hình thức lẫn nội dung của văn hóa

Trang 19

Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi văn hóa này đó là do các luồng văn hóa mới du nhập từ khắp mọi nơi theo xu thế mở cửa, xu thế toàn cầu hóa Bởi vậy, quá trình biến đổi văn hóa là sự vận động tự nhiên

Một trong những mặt biểu hiện của biến đổi văn hóa chính là sự biến đổi trên phương diện tín ngưỡng, tôn giáo Sự biến đổi trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo được nghiên cứu và biểu hiện qua hai phương diện:

Thứ nhất, biến đổi tín ngưỡng, tôn giáo thông qua các biểu hiện bên ngoài như di tích, hoạt động thờ cúng, sinh hoạt dòng họ, vấn đề tang ma…

Thứ hai, biến đổi tín ngưỡng, tôn giáo được xem xét thông qua những tác động tích cực, tiêu cực của quá trình ĐTH, trong đó có sự thay đổi về kinh

tế, xã hội, kiến trúc, quỹ đất và mô hình quản lý làng xã tới hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay

Vì thế, ĐTH có tác động theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, biểu hiện như sau:

Mặt tích cực

ĐTH góp phần cải thiện mức sống cho nhân dân bởi cùng với ĐTH chính là sự hình thành các trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại và dịch vụ ở các vùng lân cận đặc biệt là các vùng ngoại ô Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi: hiện đại hơn, nhộn nhịp hơn Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, đời sống vật chất no đủ khiến cho những nhu cầu mới về tinh thần nảy sinh, đặc biệt là về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng

Người xưa có câu : “Phú quí sinh lễ nghi” là thế Chính bởi vậy hiện nay khi đời sống kinh tế phát triển, con người có điều kiện để quan tâm hơn đến đời sống tinh thần, trong đó có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Có thể nói, tín ngưỡng, tôn giáo trở thành điểm tựa nâng đỡ tâm hồn Việt Khi con người hiện đại phải đối diện với quá nhiều những bất ổn, rủi ro, căng thẳng của cuộc chiến thời buổi kinh tế thị trường thì tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng chiếm vị trí quan trọng Hình ảnh hàng loạt các di tích được chứng nhận cấp quốc gia, được tu sửa, hoạt động đầu năm lễ chùa lễ đền, nhà thờ họ xây dựng khang trang… là minh chứng cho những tác động của ĐTH đến đời sống tín

ngưỡng, tôn giáo Thậm chí, càng vào thời kì khủng hoảng kinh tế, đời sống tâm linh ngày càng chiếm vị trí quan trọng hơn

Đặc điểm là cư dân nông nghiệp lúa nước, kinh tế phụ thuộc vào tự nhiên nên thờ đa thần, người Việt tiếp nhận hài hòa các tín ngưỡng, tôn giáo khiến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trở nên phong phú hơn và có điều kiện để

Trang 20

phát triển hơn trong thời kì ĐTH mạnh mẽ này Hoạt động lễ hội được phục hồi và thu hút nhiều khách thập phương trên cả nước

ĐTH còn thúc đẩy sự giao lưu văn hóa do quá trình nhập cư diễn ra Từ

đó, nhiều yếu tố văn hóa mới được tiếp nhận, những hủ tục lạc hậu hoặc không phù hợp với thời đại đã được loại bỏ dần

Mặt tiêu cực

Tác động của ĐTH bao giờ cũng là tác động hai chiều Bên cạnh những mặt tích cực là tiềm ẩn những tiêu cực ĐTH cùng với sự mở rộng khu công nghiệp, khu đô thị khiến quỹ đất bị thu hẹp, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp Người dân có xu hướng chuyển sang có hoạt động phi nông nghiệp hoặc di cư ra ngoài làm ăn khiến văn hóa làng phân tán, gia đình hạt nhân từ

đó cũng tăng lên và việc thờ cúng tổ tiên bắt đầu được giản tiện

Những gia đình thu được một khoản tiền lớn sau khi được đền bù nhờ

dự án hoặc kiếm lợi từ việc bán đất lâm vào tình trạng quanh năm làm ruộng

đã quen, bây giờ mất ruộng không biết làm nghề gì Không hiếm những gia đình dùng tiền bán đất để gửi tiết kiệm, xây nhà lầu, mua xe…

Các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp cùng với các khu đô thị mọc lên nhanh chóng là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường làng ven đô, phá vỡ cấu trúc làng truyền thống, thay vào đó là kiến trúc nửa nông thôn nửa

đô thị Sự can thiệp của kiến trúc đô thị dẫn đến hàng loạt các hoạt động tu bổ đình chùa theo hướng hình thức mà không chú trọng đến phần giá trị văn hóa vốn có trong các loại hình kiến trúc này

Quá trình du nhập những luồng văn hóa mới từ bên ngoài khiến cho văn hóa làng bị biến đổi theo nhiều hướng khác nhau ĐTH với đặc điểm nền kinh

tế thị trường dễ khiến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chú trọng hơn đến lợi ích kinh tế, mặt khác coi nhẹ phần nghi thức nghi lễ mà thiên về phần lễ hội

Hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo thu hút nhiều người tham gia, trong đó có cả khách thập phương là một dấu hiệu tích cực tuy nhiên song hành với điều này đó là các hoạt động dịch vụ (chèo kéo khách mua hàng, viết

sớ thuê tự phát, tung tin hoạt động mê tín dị đoan), các tệ nạn (trộm cắp, móc túi) làm xấu đi không gian văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo nơi đình, đền, chùa

 Sự cần thiết phải quan tâm đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo

Quá trình ĐTH tạo nên sự biến đổi trên mọi phương diện tại làng ven

đô Bên cạnh sự biến đổi về cơ cấu quản lý, kiến trúc, hoạt động kinh tế, ĐTH

Trang 21

còn có tác động không nhỏ đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại đây Trong những năm gần đây, các di tích đua nhau lấy bằng chứng nhận di tích quốc gia Cùng với điều này đó là việc tu sửa không đúng nguyên mẫu, việc xô bồ

đi cúng bái cầu danh lợi khiến những giá trị tinh thần tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bị biến tướng đi rất nhiều

Phải làm sao để phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa luôn là vấn đề cấp bách đặt ra Có thể dễ dàng nhận thấy, đời sống vật chất là quan trọng song không thể coi nhẹ đời sống tinh thần Vì vậy, nghiên cứu sự biến đổi trong tín ngưỡng, tôn giáo là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt

là trong giai đoạn ĐTH mạnh mẽ như hiện nay Những định hướng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chính là hướng đi đúng đắn trong xây dựng đất nước phát triển toàn diện

1.2 TỔNG QUAN VỀ XÃ XUÂN ĐỈNH (HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI)

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Xã Xuân Đỉnh nằm trong vùng đất cổ, được hình thành từ thời xa xưa

Sách Tân Đính “Lĩnh Nam trích quái” của Vũ Quỳnh viết lại từ thời vua Lê

Thánh Tông về sự tích Tây Hồ, ở đoạn cuối có ghi: “Chỗ giết Hồ tinh hiện nay thành cái đầm lớn, người đời gọi đầm Xác Cáo, bên cạnh cái bến gọi là bến Trâu Đằm Dân làng lập cái quán thờ thần để trừ yểm tinh nó Phía Tây cái đầm có một nơi hoang vu gọi là động cáo, đất ở đây cao, dân làng làm nhà ở được Về sau thành làng gọi là làng Cáo” Vào thời cổ, ở phía đông làng cũng có một con sông chảy qua, gọi là sông Dà La, thời Lý gọi là sông Thiên Phù Đôi câu đối ở chùa Thiên Niên, làng Trích Sài dựng từ thời vua

Lê Thánh Tông bên Hồ Tây, cũng là một bằng chứng về sự hiện diện của dòng sông ấy:

“Sài phong đạc trấn thiên phù hữu Trang cảnh hương truyền lãng bạc tây”

Dịch là:

(Tiếng mõ nơi đình Sài còn vang vọng sông Thiên Phù bên phải

Trang 22

Hương thơm trang thiên niên vang khắp hồ lãng bạc phía Tây)

Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép về thời nhà Lý có viết: “Giáp Thân, năm thứ 3 (1044) vua thân đi đánh Chiêm Thành Thắng trận, trong chiến lợi phẩm nhiều loại có 30 con voi nhà Khi về Thăng Long, vua sai đặt cũi lớn ở Dâm Đàm (Hồ Tây) lấy con voi nhà của Chiêm Thành làm mồi nhử voi rừng vào trong ấy, vua thân đến bắt” Như vậy là kể từ tháng 7 năm Canh Tuất (1010) vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long, 34 năm sau

mà Hồ Tây vẫn còn là rừng rậm, đủ biết vùng đất cổ phía tây có làng Cáo Đỉnh xưa vẫn còn hoang hóa Các tên khác như: Kẻ Giàn, Kẻ Cáo là những tên rất cổ, chứng tỏ vùng đất này từ lâu lắm đã có người Lạc Việt đến định cư ở vùng lưu vực sông Hồng này Những hiện vật như cổng Làng Giàn được xây bằng gạch hoa văn đặc sắc, giống như gạch trong những ngôi mộ cổ đào được trên cánh đồng Làng Giàn (xác định cũng là mộ có từ cách đây 2000 năm)

Theo sách “Việt sử thông giám cương mục” thì năm Hồng Đức thứ 12 (1481) vua Lê Thánh Tông sai cắt đất ở làng Xuân Tảo lập đồn điền cho dân các nơi đến khai phá, sau trở thành làng Xuân Tảo

Xuân Đỉnh nằm giữa một vùng có cánh đồng mênh mông bát ngát, có đường giao thông đi nhiều ngả Phía bắc giáp Phú Thượng, Đông Ngạc (Kẻ Chèm, Kẻ Vẽ), Thụy Phương Bên sông Hồng có bến đò Chèm, bến Xù Gạ có thể đi đò sang Đông Anh Phía Tây giáp Kẻ Noi (Cổ Nhuế) Phía đông giáp

Kẻ Sở (Xuân La) có đường đi ngược Nhật Tân xuôi Kẻ Bưởi Phía Nam giáp vùng Bái Ân - Nghĩa Đô Xã Xuân Đỉnh là một làng cổ xưa, nên có mật độ di tích rất dày đặc Phía đông có đền Sóc, thờ Phù Đổng Thiên Vương, tương truyền là được dựng từ thời Lý Ở phía tây làng có Đình Giàn thờ hộ tướng của vua Lý Nam Đế là Lý Phục Man đã có công chống quân xâm lược nhà Lương (544-548) Ở khu Nhang có miếu Vũ, một di tích cổ tương truyền có

từ thời Lý, thờ vợ chồng thần Vũ Phục Từ thời Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn, làng có nhiều người đỗ đạt làm quan trong triều như: Đỗ Bá Hiểu làm thái y thời Lê Cảnh Hưng, Đỗ Huệ (làm quan thời Nguyễn), Dương Duy Kiều đỗ Tiến sỹ năm 1807 (thời Nguyễn), Phạm Kim Thành được vào giảng dạy cho con vua Tự Đức Ngoài ra, Xuân Đỉnh còn có các ngôi chùa cổ thờ Phật như chùa Nứa, chùa Thiên Lộc, Phủ Bà Chúa

Trang 23

Trải qua hàng ngàn năm, tên làng cũng có nhiều thay đổi, lúc đầu là làng Cáo, sau là Quả Động Thời Lê đổi là Minh Tảo, thời Nguyễn là Xuân Tảo Còn Kẻ Giàn xưa là Cốc Đỉnh, thời Lê gọi là Khang Cáo, đến thời

Nguyễn gọi là Cáo Đỉnh Ở làng này xưa có địa thế rất đẹp nên được vua Lê, Chúa Trịnh xây hành cung trên núi Thái Hòa để thường xuyên ra du ngoạn Câu “Đất kẻ Giàn, quan kẻ Vẽ” ý muốn nói làng Giàn xưa dân ít, ruộng nhiều lại có địa thế đẹp Theo như các già làng truyền lại, thì vào đầu thế kỷ XX, vùng này còn nhiều núi như: Thái Hòa, Gạo, Chiêng, Trống, Voi, Con Rùa, Điềm, Hình nhân, Tam Thai, Ma Đống, đến nay đã không còn

“Bao giờ Kẻ Gạ có chùa Làng Giàn có chợ thì vua đi cày”

Đây là câu ca dao ở vùng này, Kẻ Gạ không có chùa vì Kẻ Gạ ở ngoài

đê nên khó xây chùa Làng Giàn từ xưa không có chợ, bởi vậy mà dân ở làng này rất ít

Vào cuối thế kỷ XIX (1888), một số nhà nho yêu nước quanh vùng đã đứng ra lập “Văn thân hội quán” ở Xuân Tảo, thường xuyên bình thơ giảng sách, cổ động tinh thần yêu nước, kêu gọi không hợp tác với Pháp Sau bị khủng bố phải rút vào ở bí mật liền đổi thành đền Xuân Sơn

Xuân Đỉnh là một làng cổ, có bề dày lịch sử với những truyền thuyết, di tích, khoa bảng, bề dày văn hóa và truyền thống cách mạng Cho đến nay, Xuân Đỉnh vẫn còn lưu giữ nhiều di tích văn hóa lịch sử cùng những cổ vật quý – là minh chứng cho bức tranh tín ngưỡng, tôn giáo phong phú nơi đây

1.2.2 Điều kiện tự nhiên - kinh tế

 Vị trí địa lý

Làng Xuân Đỉnh (nay là xã Xuân Đỉnh) thuộc huyện Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội 10km về phía Tây Bắc.Tính đến nay, xã gồm có 6 thôn: thôn

Trung, thôn Lộc, thôn Nhang, thôn Đông, thôn Cáo Đỉnh, thôn Tân Xuân

Phía đông xã giáp với phường Xuân La, phường Phú Thượng ( thuộc Quận Tây Hồ), phía tây xã giáp xã Cổ Nhuế, phía bắc giáp xã Đông Ngạc, phía Nam giáp phường Nghĩa Đô

Trang 24

Đây là nơi có đầu mối giao thông thuận lợi với nhiều vùng lân cận, nằm

án ngữ ở trục đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài Phía Bắc gần đường quốc lộ

23, phía Tây có đường quốc lộ Nam Thăng Long đi các tỉnh miền núi phía Bắc

 Điều kiện tự nhiên

Xuân Đỉnh nằm trong vùng trũng nên có khoảng 30% diện tích đất ruộng là chân trũng Xưa kia, vào mùa mưa, ruộng thường bị ngập và bỏ hoang rất nhiều Trải qua hàng nghìn năm lao động và cải tạo,ruộng đất trở nên màu mỡ phì nhiêu Cho đến trước cách mạng tháng tám, tổng diện tích đất của làng Xuân Tảo là 1045 mẫu (57% ruộng công, 43% ruộng tư), làng Cáo Đỉnh có 535 mẫu (50% ruộng công, 50% ruộng tư) Toàn xã xuân Đỉnh

có khoảng 1502 mẫu là đất canh tác Tổng diện tích tự nhiên của xã là

576,97ha, diện tích đất bình quân trên đầu người là 185,1m2/người

 Điều kiện khí hậu

Xuân Đỉnh mang tích chất chung khí hậu của vùng đồng bằng sông hồng đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều

Với điều kiện khí hậu thuận lợi, Xuân Đỉnh từ lâu đã nổi tiếng là vùng

có nhiều loại cây đặc sản như Cà Cáo, hồng xiêm… Cho đến nay mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi trở thành giải pháp kinh tế cho những hộ gia đình mất đất ruộng tại Xuân Đỉnh

 Điều kiện kinh tế

Có thể nói, Xuân Đỉnh là một trong những xã có tốc độ ĐTH cao nhất tại huyện Từ Liêm Đây được coi là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế -

xã hội của huyện Từ Liêm với dân số là 40.000 người (số dân đông thứ 2 của

huyện chỉ sau xã Cổ Nhuế)

Cơ sở hạ tầng của xã gần như hoàn thiện với trục đường chính chạy dọc

xã đã được kiên cố hóa, hệ thống trường, trạm, nhà văn hóa đều đạt

chuẩn Tận dụng lợi thế là xã có hai đoạn đường Phạm Văn Đồng và Nguyễn Hoàng Tôn chạy qua, xã đã hướng những lao động nông nghiệp trước đây chuyển sang phát triển kinh tế dưới hình thức sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ thương mại, vận tải và du lịch Theo thống kê, trên địa bàn xã hiện có 266 doanh nghiệp, 1576 hộ kinh doanh dịch vụ, buôn bán thương mại, chủ yếu là quy mô nhỏ, giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ đạt hơn 770 triệu đồng, chiếm 50,7% so với tổng giá trị kinh tế toàn xã Thu nhập

Trang 25

bình quân đầu người năm 2012 của xã đạt 37,1 triệu đồng/người/năm [19] Nhìn vào bảng cơ cấu lao động, chúng ta thấy rõ sự chuyển biến kinh tế sang lĩnh vực phi nông nghiệp tại Xuân Đỉnh:

Tổng số lao động 18.223 người (100%) 18.706 người (100%) Nông nghiệp 7.093 người (44,6%) 1.559 người (8,33%) Phi nông nghiệp 11.140 người (55,4%) 17.147 người (91,67%) Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của Xuân Đỉnh qua so sánh hai năm 2000 và 2010

(Nguồn: phòng địa chính xã Xuân Đỉnh cung cấp)

Về nông nghiệp: Trước đây toàn xã có khoảng 1502 mẫu đất canh tác

Nông dân lao động chiếm khoảng 90% dân số những mẫu ruộng tốt nhất không dùng để canh tác mà dùng cho đình, chùa và cho phe giáp thờ cúng Ngoài ra còn có ruộng ưu tiên dành cho người đỗ đạt và đi lính Ngoài trồng lúa, dân lao động ở Xuân Đỉnh còn có kinh nghiệm thâm canh, chọn giống tại nên các mặt hàng nông sản có chất lượng cao như cà, ngô nếp làng Cáo, đậu làng Giàn… Hiện nay Xuân Đỉnh còn phát triển trồng cây hồng xiêm Bên cạnh cam Canh, bưởi Diễn, quất Quảng Bá, đào Nhật Tân, cốm làng Vòng hồng xiêm Xuân Đỉnh cũng là niềm tự hào, món quà quý của người Hà Nội Những năm

về trước hầu như nhà nào trong xã cũng trồng hồng xiêm, với số lượng cây lên đến hàng vạn, khiến xã trở thành một lãnh địa của hồng xiêm ngon nổi tiếng miền Bắc Cây hồng xiêm ở Xuân Đỉnh không chỉ là một loại cây ăn quả cho sản lượng cao, chất lượng tốt mà còn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp bằng để gìn giữ Tuy nhiên, từ khi quá trình ĐTH diễn ra, diện tích đất trồng lúa, trồng cây ăn quả đã bị thu hẹp đáng kể

Các loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ Lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Trang 26

Đất thổ cư 85,4871 15,3 223,35 38,71

Bảng 1.2: Diện tích đất canh tác của Xuân Đỉnh qua hai năm 2000 và 2010

(Nguồn: phòng địa chính xã Xuân Đỉnh cung cấp)

Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng, diện tích đất nông nghiệp tại

Xuân Đỉnh giảm mạnh trong những năm qua Sức ép về đất đai là một trong

những nguyên nhân khiến người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất Vì

vậỵ, hoạt động thương mại – dịch vụ tại Xuân Đỉnh những năm gần đây rất

phát triển

Hoạt động kinh tế nổi bật ở xã Xuân Đỉnh đó là nghề làm bánh mứt kẹo

truyền thống Đặc biệt là mứt tết và bánh trung thu Những năm trước đây do ít

chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề nhãn mác bao bì đã

khiến bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh nhận được những phản ánh tiêu cực trên các

phương tiện truyền thông Bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh hiện không thể cạnh tranh

với những hãng sản xuất có tên tuổi như Hữu Nghị, Hải Hà… Tuy nhiên một

số người vẫn biết và tìm đến mua hàng của một số gia đình nghệ nhân có uy tín

như cơ sở Sinh Hùng, Đinh Tỵ Hiện nay, sản xuất mứt kẹo tại Xuân Đỉnh

diễn ra theo 2 xu hướng: hoặc chuyển sang lĩnh vực khác, hoặc mở rộng qui

mô sản xuất theo hướng công nghiệp Từ năm 2009, theo báo chí, công tác vệ

sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất bánh, mứt, kẹo tại làng nghề

Xuân Đỉnh đã bước đầu được thực hiện nghiêm ngặt ngay từ khâu chế biến

Nhìn vào điều kiện tự nhiên - kinh tế, có thể thấy Xuân Đỉnh là một xã

đang phát triển mạnh mẽ cùng với tốc độ ĐTH cao Với vị trí thuận lợi cùng

những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế kể trên, xã Xuân Đỉnh xưa và nay đã thay

đổi rất nhiều Vùng đất ven sông màu mỡ với những cánh đồng trải rộng,

những vườn cây đầy trái ngọt, những mái nhà thấp thoáng trong lũy tre làng

nay đã dần đi vào dĩ vãng Xuân Đỉnh của hôm nay là bộ mặt đại diện cho

nông thôn mới Diện tích đất nông nghiệp thu hẹp dần, hoạt động thủ công

nghiệp và công nghiệp trở nên sầm uất Những ngôi nhà cao tầng của cụm

Trang 27

dân cư cũng như các công trình công cộng mọc lên ngày càng nhiều phản ánh đúng một thực trạng: làng ven đô trong quá trình ĐTH

1.2.3 Xã Xuân Đỉnh dưới tác động của đô thị hóa

Quá trình ĐTH khiến diện mạo của Xuân Đỉnh có nhiều thay đổi rõ rệt Trước đây, xã Xuân Đỉnh sống chủ yếu bằng nghề nông Cuộc sống khó khăn nên nhiều người dân trong làng có nghề phụ là đi chợ gạo (chợ hàng xáo) Đã

có một thời, nghề hàng xáo cũng được coi như một tiêu chuẩn chọn vợ, chọn dâu tại Xuân Đỉnh Từ sau năm 1954, sự phát triển kinh tế tại xã Xuân Đỉnh

đi theo mô hình hợp tác xã Mô hình kinh tế tại Xuân Đỉnh đi từ hợp tác xã bậc thấp đến hợp tác xã bậc cao và hợp tác xã cao cấp toàn xã Cơ cấu kinh tế giai đoạn này là trồng trọt – chăn nuôi – ngành nghề Từ năm 1986 đến nay, Đảng và nhà nước ban hành chính sách đổi mới, khuyến khích phát triển kinh

tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa khiến cho kinh tế đất nước được phục hồi

và phát triển mạnh mẽ Trong bối cảnh ấy, Xuân Đỉnh cũng như các làng ven

đô khác có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng: giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ Theo kết quả điều tra dân số 4/1999 cho thấy, trong tổng số 4048 hộ thì chỉ có 1809 hộ làm nông nghiệp (chiếm 44,6%), còn lại 2239 hộ phi nông nghiệp (chiếm 55,4%) Một điểm đáng chú ý là mô hình chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả được áp dụng tại một số hộ gia đình ở thôn Trung và thôn Lộc hiện nay đã mang lại lợi nhuận cao với doanh thu mỗi năm khoảng 100 – 200 triệu đồng

Đời sống kinh tế của Xuân Đỉnh từ khi có ĐTH ngày càng được nâng cao Biểu hiện qua cơ sở vật chất và các điều kiện như dịch vụ phục vụ chất lượng cuộc sống Theo khảo sát thì hiện nay 100% các hộ đều có tivi, trên 70% hộ có xe máy đi lại Số lượng ô tô con và ô tô tải xuất hiện ngày càng nhiều tại xã Những tiện nghi như điều hòa nhiệt độ, máy giặt, bình nóng lạnh xuất hiện ngày càng nhiều trong những năm gần đây Đặc biệt, kiến trúc nhà hiện đại được xây dựng không khác gì so với kiến trúc đô thị tại các thành phố lớn Điểm nổi bật trong những năm gần đây tại Xuân Đỉnh đó chính là hàng loạt các dịch vụ được mở ra Trên địa bàn khắp 6 thôn, các nhà trọ sinh viên mọc lên, bên cạnh đó là các dịch vụ như cắt tóc, hàng quán giải khát, hàng tạp hóa, dịch vụ internet, photocopy, các câu lạc bộ thẩm mĩ… Trước sự phát triển của đa dạng các loại hình dịch vụ này cho thấy nhu cầu tiêu dùng thông qua các dịch vụ xã hội tại Xuân Đỉnh ngày một tăng lên

Về giáo dục: ĐTH cũng có tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực này Trước

đây Xuân Đỉnh có 5 trường học bao gồm 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học và một trường trung học phổ thông Năm 1995, xã đã xây dựng quỹ

Trang 28

khuyến học nhằm khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc Ngày nay, các hộ gia đình đầu tư cho con nhiều hơn, thậm chí còn mua máy tính để phục vụ việc học tập cho con em mình Xuân Đỉnh còn là một xã có

hệ thống giáo dục phát triển Hiện nay, xã đã trình kế hoạch và được cấp trên phê duyệt cho mở rộng diện tích trường học khu B (gồm thôn Lộc, thôn

Nhang và khu Cáo Đỉnh) trên 4000m2, xây dựng mới lại trường học ở khu A (gồm thôn Đông, thôn Trung) với diện tích trên 3000m2 và tiếp tục triển khai xây dựng trường mầm non C ở khu Tân Xuân

Về tình hình dân cư: dân cư tại Xuân Đỉnh rất phức tạp, ngoài số hộ

có nguồn gốc tại xã, các cơ quan đơn vị đóng trong xã còn có các hộ ở tỉnh khác đến mua nhà, mua đất và định cư ở Xuân Đỉnh Những người mua đất tại Xuân Đỉnh thường là những gia đình giàu có nên xây dựng nhà ở theo lối kiến trúc đô thị Từ đó, diện mạo nhà ở tại xã Xuân Đỉnh có sự thay đổi Nếu như trước kia chủ yếu là nhà cấp 4, nhà 2 tầng thì Xuân Đỉnh bây giờ mọc lên rất nhiều nhà 3, 4 thậm chí là 5 tầng Tính đến nay, Xuân Đỉnh còn

có thêm khoảng hơn 1000 sinh viên thuê nhà có đăng kí tạm trú Tỉ lệ gia tăng dân số đến nay là 2,1% Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện sinh hoạt và môi trường tại xã đồng thời gây khó khăn cho việc quản

lý an ninh trật tự

Về bộ máy quản lý hành chính – xã hội, trong thời kì bao cấp, bộ máy

hành chính làng xã hoạt động kết hợp với quản lý của hợp tác xã Từ những năm 90 trở đi, Xuân Đỉnh trở lại mô hình quản lý thôn xóm Cho đến nay, Ủy ban nhân dân xã Xuân Đỉnh đóng vai trò quản lý xã Nhìn chung, xã Xuân Đỉnh trong mấy năm gần đây đã tiến hành thực thi và đạt nhiều kết quả tốt trong các công tác như : quản lý đất đai, thực hiện chính sách về kinh tế - văn hóa – xã hội, giữ vững trật tự an ninh cho nhân dân

Về cơ sở hạ tầng vật chất, kĩ thuật, Trục đường liên xã được xây dựng

nối liền từ phường Xuân La đến giáp ranh xã Đông Ngạc với tổng chiều dài là 4km và trục đường liên thôn Cáo Đỉnh – Lộc – Nhang – Trung với tổng chiều dài hơn 3km đã được bê tông hóa Cho đến nay, xã Xuân Đỉnh đã đầu tư hơn

2,5 tỉ đồng cho việc nâng cấp hệ thống giao thông

Trang 29

Từ tháng 8/2009 đến nay, hệ thống tưới tiêu, thủy lợi hoàn thiện khiến khả năng thoát nước của xã tốt hơn so với những năm trước Cả xã gồm 20 trạm điện Số hộ sử dụng điện đạt 100%

Theo kết quả điều tra năm 2000, toàn xã đã xóa được nhà tạm bợ, cả xã

có trên 30% nhà mái bằng, 35% nhà cấp 4 Hiện nay, tỉ lệ hộ có nhà 2 tầng trở lên đạt tiêu chuẩn xây dựng là 80% [19,tr.2]

Về y tế, bưu chính viễn thông, văn hóa giải trí: Trạm y tế của xã đạt

chuẩn quốc gia về y tế năm 2003 Hiện xã có 6 nhà văn hóa của 6 thôn với nhiều sân vui chơi, giải trí Xã có 2 điểm phục vụ bưu chính viễn thông, 14 điểm dịch vụ internet cơ sở được cấp giấy phép kinh doanh

Hiện nay, Xuân Đỉnh là một vùng nông thôn phát triển theo hướng đô thị Quá trình và tốc độ ĐTH ở Xuân Đỉnh ngày càng nhanh khiến Xuân Đỉnh trở thành một trong những vùng có tốc độ ĐTH cao nhất huyện Từ Liêm Bên cạnh những thành tự đạt được về mặt kinh tế - xã hội, Xuân Đỉnh cũng chú trọng quan tâm đến chăm lo đời sống văn hóa trong nhân dân

Cho đến nay, các giá trị văn hóa truyền thống cho đến nay vẫn được bảo lưu khá bền vững Xã Xuân Đỉnh có truyền thống trọng sỉ, bởi vậy, trong hương ước ghi rõ việc phân phối ruộng công, các cụ cao niên sẽ được dành cho những mẫu ruộng tốt nhất Sinh hoạt văn hóa dòng họ cho đến nay rất phát triền và được chú trọng Trong đó có họ Nguyễn được xem là dòng họ tồn tại lâu đời ở Xuân Đỉnh Trải qua hàng ngày năm xây dựng làng xã, các di tích lịch sử cùng với lễ hội dân gian đã góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú

Về lễ hội: Bên cạnh các di tích lịch sử - văn hóa, Xuân Đỉnh còn là xã

có nhiều lễ hội Lễ hội tại Xuân Đỉnh không những là dấu ấn thể hiện sự sùng bái tâm linh của nhân dân địa phương mà còn thu hút du khách thập phương Các lễ hội tiêu biểu trong năm, đó là:

- Hội lễ đình Giàn, tổ chức vào ngày 9/2 đến 12/2 Ngôi đình thờ vị Thành hoàng là Lý Phục Man sống ở thế kỉ thứ VI

- Hội đền Sóc tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm để tưởng nhớ Thánh Gióng

- Hội đền thờ quận công Nguyễn Công Cơ tại thôn Nhang mở vào ngày 9/4 đến 12/4 hằng năm

Trang 30

- Lễ hội Phủ chúa, diễn ra trong ba ngày từ 10/1 đến 12/1 âm lịch Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn bà Chúa Vũ Thị Ngọc Xuyến, người đã có công xây dựng làng xã

- Hội miếu Vũ tổ chức vào ngày 10/2 âm lịch, lễ hội nhằm suy tôn hai nhân vật có công với làng là ông Dầu bà Dầu

Về phong trào văn hóa quần chúng: Ngoài các hoạt động văn hóa

truyền thống, phong trào hoạt động quần chúng tại xuân Đỉnh rất sôi nổi Xuân Đỉnh thường xuyên có đoàn chiếu phim lưu động về xã, các chương trình biểu diễn nghệ thuật từ nội thành đến tổ chức biểu diễn… Theo báo cáo tổng kết của huyện Từ Liêm, Xuân Đỉnh là xã đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới

Phong trào TDTT tại Xuân Đỉnh rất phát triển Hiện nay toàn xã có khoảng 12 CLB VHTT với nhiều bộ môn thể thao phong phú như: bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông, chạy, thể dục dưỡng sinh… Riêng CLB cho người cao tuổi có số lượng lên tới 500 cụ trên toàn xã Chính quyền xã cũng đặc biệt chú trọng thời gian và kinh phí cho việc tập huấn cán bộ hướng dẫn cũng như trang thiết bị và tổ chức các hoạt động TDTT trong quần chúng Tại khu vực trụ sở UBND xã Xuân Đỉnh còn có sân đánh cầu lông, phòng tập bóng bàn cho cán bộ xã luyện tập sau giờ làm việc hành chính năm 2010, công viên Hòa bình được xây dựng chào mừng đại lễ 1000 năm Thang Long Hà Nội đã tạo điều kiện để nhân dân địa phương có không gian và địa điểm rèn luyện thể chất với các hoạt động như: chạy bộ, đi bộ, tập thái cực quyền, tập thể dục nhịp điệu…

Trong vòng chục năm trở lại đây, đài truyền thanh xã liên tục có những hoạt động tuyên truyền cổ động các phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong nhân dân

Về phong trào xây dựng nếp sống mới, giáo dục văn hóa : được đẩy

mạnh trong toàn xã Năm 2000, xã có khoảng 633/761 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa Cho đến năm 2009, số lượng tăng lên đạt 7169/7353

hộ đạt tiêu chuẩn danh hiệu

Từ năm 2003 đến nay, xã Xuân Đỉnh bắt đầu triển khai kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn Xã là 1 trong 108 cộng đồng trên thế giới được nhận danh hiệu cộng đồng an toàn do tổ chức y

tế thế giới công nhận Cho đến nay, khoảng 90% hộ gia đình đảm bảo an toàn công cộng, 8/8 trường học trên địa bàn xã kí cam kết đạt tiêu chuẩn trường

Trang 31

học an toàn.Vấn đề an toàn giao thông cũng được xã nhấn mạnh bằng các hoạt động như phát tờ rơi, tuyên truyền, chia sẻ trong các hội thảo tại các thôn trên địa bàn xã

Tiểu kết chương 1

Có thể thấy, Xuân Đỉnh đang ngày một phát triển trong guồng quay của kinh tế thị trường Dưới tác động của ĐTH, Xuân Đỉnh xưa và nay đã thay đổi rất nhiều

Nhờ những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, khí hậu lẫn kinh tế xã hội, Xuân Đỉnh đang từng bước nỗ lực phấn đấu trở thành lá cờ đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Từ Liêm Có thể thấy, bên cạnh việc đảm bảo về đời sống vật chất: quan tâm đến giáo dục, chăm sóc y tế, nâng cấp và xây dựng hệ thống cơ sở vật chất công cộng, đời sống tinh thần tại Xuân Đỉnh rất được quan tâm Đặc biệt, đời sống văn hóa nói chung và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng có điều kiện để phục hồi và phát triển trở lại, giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi gia đình

Tuy nhiên, với tốc độ ĐTH cao như ở Xuân Đỉnh hiện nay, tác giả e ngại rằng, ĐTH sẽ phá vỡ cấu trúc truyền thống tại nơi đây Không chỉ là sự thay đổi về kiến trúc nhà ở, nhà công cộng, ĐTH khiến con người “vật chất hóa” đời sống tinh thần Một câu hỏi đặt ra cho chúng ta đó là giữa hình thức thay đổi bên ngoài của nông thôn mới với những giá trị tinh thần bên trong liệu có phải là mối quan hệ tác động qua lại hay phản ánh sự mâu thuẫn

ngầm? Với một lĩnh vực về tâm linh, ĐTH liệu có biến đổi cả về hình thức lẫn chiều sâu của tín ngưỡng, tôn giáo hay không?

Trang 32

Chương 2 BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO TẠI

XÃ XUÂN ĐỈNH (HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI)

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TẠI

XÃ XUÂN ĐỈNH (HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI)

Nằm trên vùng đất cổ mang nhiều dấu ấn lịch sử, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của kinh đô Thăng Long, Xuân Đỉnh là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống Những giá trị văn hóa ấy được biểu hiện rõ nét thông qua đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại đây Nhắc đến tín ngưỡng, tôn giáo tại Xuân Đỉnh là nhắc đến các di tích văn hóa – lịch sử gắn liền với hoạt động lễ hội được tổ chức hằng năm

Người dân Xuân Đỉnh đặc biệt rất chú trọng đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Tiếp xúc với người dân hoặc chỉ cần tham dự một lễ hội tại đây cũng

đủ thấy đời sống tinh thần của họ phong phú đến mức nào Theo tác giả khảo sát, người dân Xuân Đỉnh rất hay đi lễ đình, chùa Các đình, chùa, đền, phủ, miếu tại Xuân Đỉnh đều mở cửa vào ngày rằm hoặc đầu tháng Vào thời điểm này, người dân trong xã đi lễ rất đông Đối tượng đi lễ không riêng gì người già, trung tuổi mà đến người trẻ cũng như dân nhập cư ở đây đi lễ rất nhiều Theo lời thuật lại của cô Thanh – thủ từ tại Phủ chúa, vào ngày rằm thanh niên nam nữ đến phủ rất đông, trong đó có rất nhiều sinh viên thuê trọ tại Xuân Đỉnh cũng như thanh niên nam nữ tại thôn Tuy nhiên, đối tượng là người trung tuổi, đặc biệt là phụ nữ ở Xuân Đỉnh là đối tượng quan tâm nhiều nhất đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Ngoài việc đi lễ vào ngày giỗ thánh,

họ còn đi lễ vào ngày mùng một, ngày rằm Một qui ước ngầm trong việc đi lễ

là bao giờ họ cũng thắp hương tổ tiên tại gia là trước nhất, sau đó mới đi lễ tại các cơ sở tín ngưỡng khác trong địa phương, ngoài ra họ còn đi lễ tại các đình, chùa ở các khu vực lân cận Từ xưa đến nay, người dân tại Xuân Đỉnh coi việc đi lễ đình, phủ, đền như một phần không thể thiếu trong cuộc sống

Xuân Đỉnh là nơi có nhiều di tích văn hóa cũng với những lễ hội nổi tiếng Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhiều di tích

đã trở thành cứ điểm liên lạc kháng chiến Cho đến nay, Xuân Đỉnh vẫn còn lưu giữ được những di tích từ thời kháng chiến như: cây đa làng Giàn, pháo đài Xuân Tảo, Đình Xuân Tảo Trong các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, nơi nào cũng lưu giữ được những di vật quý Đình Giàn hiện nay còn lưu giữ bức cuốn chạm khắc gỗ từ thế kỉ XIX, hai long ngai gỗ chạm rồng, hai tượng

Trang 33

phỗng, năm bát hương gốm thế kỉ XVII Đền Sóc còn lưu giữ quả chuông đúc thời Tây Sơn (1798) và một số bia đá từ thời Lê

Tháng giêng, tháng hai là khoảng thời gian diễn ra lễ hội tại Xuân Đỉnh Vào thời điểm này, cờ hội đỏ rực trên mọi con đường trên địa bàn xã

Lễ hội chính là thời điểm để nhân dân xã Xuân Đỉnh vui chơi, gặp gỡ đầu xuân và cầu mong một năm ấm no hạnh phúc, bình an Các lễ hội còn gắn với

sự tích, câu chuyện lịch sử đã khẳng định sức sống lâu bền về ý thức nguồn cuội, ý thức gìn giữ văn hóa làng xã tại nơi đây

Xuân Đỉnh còn là nơi tập trung nhiều dòng họ lớn với hầu hết các họ

có nguồn gốc từ lâu đời Cho đến nay, sinh hoạt văn hóa dòng họ vẫn được duy trì

Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng của người dân Xuân Đỉnh Lễ hội diễn ra tại Xuân Đỉnh hiện nay do ủy ban nhân dân xã Xuân Đỉnh đứng ra tổ chức 5 năm/ lần với qui mô lớn đã thu hút nhiều khách thập phương tham dự Theo số liệu thống kê của ban VHTT xã Xuân Đỉnh, mỗi một lễ hội lớn do ủy ban nhân dân xã đứng ra tổ chức thu hút

khoảng 15 nghìn – 20 nghìn người tham dự Tiền công đức trong đợt lễ hội vừa qua được thống kê như sau:

- Thôn Nhang: khoảng 260 triệu

- Thôn Lộc: 340 triệu

- Riêng đền Sóc và đình Giàn là trên 450 triệu

- Hội lệ do ban quản lý các thôn tổ chức hàng năm, số tiền công đức tại Đền Sóc và Đình Giàn rơi vào khoảng trên 250 triệu

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp trưởng ban VHTT)

Một số cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo khác như đền Thanh Vân, Phủ Chúa được tu sửa bằng tiền công đức của dân địa phương và tiền công đức vào mỗi lần tổ chức lễ hội

Có thể thấy, Xuân Đỉnh là vùng đất giàu truyền thống văn hóa Cơn lốc ĐTH khiến cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại Xuân Đỉnh hiện nay có điều kiện để tổ chức qui mô lớn và thu hút một lượng lớn người tham gia Thờ cúng tổ tiên, sinh hoạt văn hóa dòng họ cùng với việc tham gia lễ hội đình, chùa, phủ, miếu từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây

Trang 34

2.2 NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TẠI

XÃ XUÂN ĐỈNH

Quá trình ĐTH tại Xuân Đỉnh phản ánh bức tranh về một xã hội đô thị hiện đại xen kẽ với một xã hội nông thôn truyền thống tại các làng ven đô Sự đan xen này được biểu hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Có thể thấy ĐTH có ảnh hưởng lớn dẫn đến sự biến đổi trên từng lĩnh vực nhằm thích nghi với môi trường mới mà ở đây, ĐTH tác động đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo dẫn đến sự biến đổi trên các cấp độ gia đình, dòng tộc và cộng đồng

2.2.1 Biến đổi của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại xã Xuân Đỉnh

ở cấp độ gia đình và dòng họ

2.2.1.1 Biến đổi trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

ta, phản ánh ý thức hướng về nguồn cội Từ xưa cho đến nay, ý thức này vẫn luôn được duy trì, ngay cả dưới làn sóng mạnh mẽ của ĐTH

Trong xã hội truyền thống, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một hình thức tín ngưỡng sơ khai nhất nhưng đồng thời lại có sức sống lâu bền nhất Cũng như bao làng quê khác, ở Xuân Đỉnh trước đây, bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt ở gian giữa nhà Về mặt kiến trúc, mẫu nhà Việt truyền thống là nhà ba gian, hai chái Việc đặt bàn thờ tổ tiên vào chính giữ gian nhà thể hiện mức độ quan trọng và tấm lòng thành kính của thế hệ con cháu đến các bậc tổ tiên

Trong xã hội truyền thống, bàn thờ tổ tiên gồm có ba lớp: lớp trong, lớp ngoài và chiếc y môn Trong xã hội hiện đại, cấu trúc bàn thờ vẫn giữ nguyên kiểu truyền thống, họa chăng có thể giản tiện đi chiếc y môn Lớp trong đặt Thần chủ long khám được kê trên một chiếc bệ Những gia đình nào không thờ thần chủ thì đặt ở trong cùng một chiếc ỷ hoặc ngai để tượng trưng cho ngôi vị của tổ tiên Phía trước chiếc ngai thường có chiếc tam sơn dùng để đặt đĩa trầu, chén rượu, ly nước, đĩa hoa quả trong ngày cúng giỗ Lớp ngoài để bát hương, mâm bồng và các đồ thờ cúng khác Giữa hai lớp được ngăn các bởi chiếc y môn (tấm vải màu đỏ) Chiếc y môn này dùng để buông xuống trong những ngày giỗ nhằm che bàn thờ khi tổ tiên về thụ hưởng đồ lễ Hai bên ban thờ là bức hoàn phi, câu đổi được sơn son thếp vàng Thời kì đất nước chiến tranh, việc thờ cúng tổ tiên không có điều kiện để phát triển, nhiều gia đình làm kệ gỗ treo trên tường để làm bàn thờ tổ tiên Trong giai đoạn

Trang 35

hiện nay, bàn thờ tổ tiên có điều kiện đặt ở những nơi quan trọng Có nhà xây hẳn một gian thờ riêng để đặt bàn thờ gia tiên, nhà cao tầng thì đặt bàn thờ ở tầng cao nhất Các đồ thờ trên bàn thờ tổ tiên cho đến nay vẫn được đảm bảo

và duy trì Tuy nhiên, do có điều kiện về kinh tế, đa phần các đồ thờ đều được làm bằng đồng gồm những bộ tam sự, ngũ sự hay thất sự Bộ tam sự thường

có đỉnh đồng thay cho bát hương Bộ ngũ sự có thêm hai ống hương còn bộ thất sự có thêm đôi đèn Trước bàn thờ tại các gia đình giàu còn có thêm giá cắm binh khí phía trước

Bên cạnh bàn thờ gia tiên còn có các bàn thờ khác như: bàn thờ thổ công, bàn thờ bà cô ông mãnh, bàn thờ thần tài, bàn thờ tiền chủ, bàn thờ Phật… Đối với các gia đình theo Phật giáo, bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng được đặt thấp hơn so với bàn thờ Phật

Nếu như trước đây việc thờ cúng dành cho nam giới, phụ nữ chỉ được sắp sửa đồ cúng thì hiện nay người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc thờ cúng Với gia đình nhiều thế hệ sống chung một nhà, việc thờ cúng dành cho người lớn tuổi như ông (bà), cha (mẹ); với gia đình hạt nhân, việc thờ cúng dành cho chồng (vợ)

Tại Xuân Đỉnh hiện nay, thờ cúng tổ tiên vẫn là tín ngưỡng giữ vai trò quan trọng Hầu hết các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên (Trừ trường hợp sinh viên thuê trọ) Tuy nhiên, vị trí đặt bàn thờ đã có sự thay đổi ĐTH làm thay đổi kiến trúc nhà ở theo lối đô thị, từ đó, nhà cao tầng dần thay thế cho nhà truyền thống ba gian hai chái Quỹ đất thu hẹp khiến người dân không thể để bàn thờ tại tầng một nữa, họ bắt đầu chuyển bàn thờ lên tầng cao nhất Tuy nhiên, đối với nhà của con trưởng thì bàn thờ lại bắt buộc theo lối truyền thống và đều đặt ở giữa - nơi trang trọng nhất tại phòng khách Bàn thờ của nhà con thứ thì có sự giản tiện hơn Hiện nay, gia đình nào cũng muốn có bàn thờ tổ tiên và họ lập bàn thờ tổ tiên trong gia đình như một điều tất yếu

Những gia đình nghèo thường có bàn thờ giản tiện hơn Bàn thờ của những hộ gia đình này thường nhỏ, gọn, không nhất thiết phải có bộ tam sự, hoành phi câu đối Cốt lõi của việc thờ cúng tổ tiên không phụ thuộc vào bàn thờ chuẩn hay không chuẩn, sang hay không sang mà quan trọng vẫn là tấm lòng của gia chủ Với gia đình không có điều kiện, những ngày rằm cũng chỉ cần chút ít hoa quả, rượu nhạt dâng lên ông bà tổ tiên cũng là thể hiện tấm lòng thơm thảo chứ không cần mâm cao cỗ đầy

Người dân địa phương có quan niệm rằng “ Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ 3 tu chùa” Với người dân ở Xuân Đỉnh, dù họ có đi lễ đình, lễ chùa hay bất cứ nơi nào khác thì điều trước tiên là phải thắp hương tại gia

Trang 36

Nhiều người về làm dâu tại Xuân Đỉnh quan niệm họ được hưởng phúc nhà chồng nên họ luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên Việc cúng giỗ tại nhà con trưởng hiện nay cũng có sự thay đổi Trước đây, vào ngày giỗ hay ngày tết, anh em trong gia đình thường mang lễ nhỏ đến nhà con trưởng dâng lên tổ tiên Do điều kiện kinh tế khó khăn nên lễ nhỏ thường là chai rượu, nải chuối Hiện nay, do có điều kiện kinh tế, anh em trong họ thường cúng lễ bằng tiền Chuyện cúng lễ bằng tiền là điều kiện thuận lợi để con trưởng có thể sắm sửa

đồ cúng hay lễ cúng vừa phải Tuy nhiên, đây cũng là một biểu hiện “vật chất hóa” khiến ngày cúng giỗ mất đi tình cảm bình dị, nồng thắm chân chất giữa anh em trong gia đình Nhiều gia đình không có điều kiện nhưng cũng cố góp tiền theo “qui định ngầm”, sợ góp ít thì bị dị nghị, chê bai Các gia đình

không chỉ chú trọng đến cúng giỗ tổ tiên mà còn chú trọng đến việc chăm nom phần mồ mả của tổ tiên Tết Thanh minh chính là thời điểm để con cháu

có dịp bày tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên bằng việc rẫy cỏ, vun đắp, sửa sang hay xây mới cho phần mộ tổ tiên Nhiều gia đình có điều kiện xây dựng mồ

mả tổ tiên khá cầu kì và tốn kém, thậm chí còn phô trương tới mức xây cho giống lăng mộ của vua chúa thời xưa

Dưới tác động của ĐTH, một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang xây dựng khu đô thị, các dự án đầu tư khiến nhân dân không có đất để sản xuất nông nghiệp Đồng thời, lượng sinh viên học tại các trường đại học đến thuê trọ khiến loại hình kinh doanh, dịch vụ tại Xuân Đỉnh ngày càng phát triển Cơ cấu kinh tế tại Xuân Đỉnh có sự chuyển dịch rõ nét Trên địa bàn xã hiện nay có khoảng 266 doanh nghiệp, 1576 hộ kinh doanh dịch vụ, buôn bán thương mại, chủ yếu là quy mô nhỏ, giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ đạt hơn 770 triệu đồng, chiếm 50,7% so với tổng giá trị kinh tế toàn

xã Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 của xã đạt 37,1 triệu

đồng/người/năm [2] Bởi vậy, bên cạnh bàn thờ tổ tiên, người dân còn có bàn thờ thần tài để ở góc nhà Hiện nay, tín ngưỡng thờ thần tài trở nên phổ biến ở các hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp

2.2.1.2 Biến đổi trong sinh hoạt văn hóa dòng họ

Trong quá trình hình thành làng xã ở Việt Nam, dòng họ được coi là một yếu tố quan trọng nhằm cố kết cộng đồng và hình thành văn hóa làng xã Sinh hoạt dòng họ là một hoạt động có từ lâu đời bởi dòng họ được tạo bởi tập hợp các gia đình có cùng một họ

Xuân Đỉnh là nơi tập trung nhiều dòng họ, đa số các họ đều có nguồn gốc từ lâu đời:

Trang 37

- Thôn Trung có dòng họ Nguyễn, Đỗ, Phạm…

- Thôn Lộc có họ Nguyễn, Hoàng…

- Thôn Cáo Đỉnh có họ Dương, Phạm, Đặng…

Trong đó có dòng họ Nguyễn được xem là họ tồn tại lâu đời tại Xuân Đỉnh Tất cả các họ tại Xuân Đỉnh đều có nhà thờ họ Hằng năm, tại nhà thờ

họ đều tổ chức sinh hoạt dòng họ vào ngày giỗ thủy tổ Xưa kia, ngoài việc sinh hoạt tín ngưỡng, các dòng họ con tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến nội tộc hoặc các công việc của làng Mỗi dòng họ ngoài ruộng kị còn có một phần ruộng nhằm thưởng cho những người đỗ đạt Các dòng họ trong xã còn tổ chức các quỹ khuyến học, khuyến tài Nhiều gia phả còn ghi rằng: thành viên nào đỗ đạt các khoa thì được khen thưởng, khắc bia Trong

họ gia đình nào có việc hiếu hỉ, tang ma đều được họ giúp đỡ cả về tiền bạc lẫn công sức

Dưới tác động của ĐTH, sinh hoạt văn hóa dòng họ được phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết Qui mô nhà thờ họ và gia phả là những yếu tố để thể hiện mức độ thế lực của dòng họ Bởi vậy, nhiều nhà thờ họ được sửa sang, tu bổ, thậm chí là mở rộng qui mô Các dòng họ tiến hành ghi chép lại nguồn gốc, quá trình phát triển cũng như những người có thành tích khoa cử vào gia phả Nếu như tâm lý hiện nay đa phần mong muốn khuếch trương tiếng tăm của dòng họ bằng việc chi tiền xây dựng nhà thờ họ thì ở Xuân Đỉnh vẫn giữ vững được kết cấu kiến trúc nhà thờ họ truyền thống Hằng năm, sinh hoạt dòng họ vẫn được diễn ra đều đặn

Trước đây, mỗi một họ lớn đều tập trung ở một khu vực nhất định Tuy nhiên, quá trình ĐTH khiến diện tích đất thu hẹp khiến cho các dòng họ hiện nay phân bố xen kẽ nhau giữa các thôn Bên cạnh đó, nhiều họ gia đình làm

ăn xa không có điều kiện để sinh hoạt dòng họ thường xuyên Điều này khiến sợi dây cố kết dòng họ trở nên lỏng lẻo Nếu như trước đây việc tang ma, hiếu

hỉ được dòng họ quan tâm góp sức thì hiện nay, chức năng chính của dòng họ

là thờ cúng thủy tổ Trước đây do hoạt động kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, làm việc theo mùa vụ khiến anh em trong họ có thời gian quan tâm giúp đỡ nhau, cùng nhau làm cơm cúng giỗ Nay do hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, người dân quanh năm lo làm ăn kinh tế, không có thời gian “nông nhàn” vì vậy sinh hoạt dòng họ chỉ còn tập trung vào ngày cúng giỗ Ngoài việc làm mâm cơm để cúng thì nhiều họ thuê người nấu hoặc đặt ngoài hàng

để ăn giỗ cho tiết kiệm thời gian Việc giỗ họ không còn có ý nghĩa quan trọng như xưa mà trở thành một hoạt động mang tính hình thức Một phần do

Trang 38

lối sống đô thị, con người bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cá nhân nên họ coi việc thờ cúng tại gia đình mới là việc quan trọng nhất

Trước đây, các họ thu lợi từ ruộng kị thì ngày nay, việc duy trì sinh hoạt dòng họ là do con cháu trong họ đóng góp Thông thường giỗ họ thường được tổ chức tại nhà thờ họ Những họ không có nhà thờ họ thì giỗ họ được tổ chức luân phiên lần lượt mỗi nhà mỗi năm Xã hội xưa rất coi trọng ruộng kị Ruộng kị chính là phần ruộng đất mà con cái góp chung để phục vụ việc thờ cúng cho tổ tiên Khi tổ tiên qua đời, phần ruộng kị được dùng cho cúng tế Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, phần ruộng kị chính là phần đất mà cha mẹ tổ tiên để lại cho con cháu Trong quá trình ĐTH, nhiều phần ruộng kị bị lấn chiếm Với giá đất ngày một tăng như ở Xuân Đỉnh,việc phân chia đất trong dòng họ từ đó mà nảy sinh việc tranh giành đất đai giữa các anh em trong cùng họ

2.2.1.3 Biến đổi trong nghi thức tang ma

Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Việt rất coi trọng ma chay cho cha mẹ khi qua đời Bên cạnh những nghi lễ truyền thống không thể bỏ, tang ma tại Xuân Đỉnh cũng có nhiều biến đổi theo xu hướng ĐTH

Ở nước ta, địa táng là một hình thức chôn cất có từ lâu đời Theo qui luật âm dương, người chết phải về với đất Xuân Đỉnh cũng không nằm ngoại

lệ Ở Xuân Đỉnh, thi hài người chết sau khi được tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc quần áo chỉnh tề thường được để xuống sàn và bó chặt Người dân ở đây quan niệm rằng đặt người chết xuống đất để khí âm và dương gặp nhau, như vậy việc ra đi của người chết mới suôn sẻ Việc bó chặt thi hài được lí giải bằng câu các cụ xưa truyền lại rằng “Con thương cha bó cha cho chặt” Trước đây, linh cữu của người quá cố thường được để trong nhà nhiều ngày, thậm chí còn kéo dài hàng tháng Ngày nay, theo quy ước của tổ chức tang lễ, linh cữu không được để trong nhà quá 36 tiếng, người có bệnh truyền nhiễm qua đời không được để quá 24 tiếng Hiện nay, hầu hết các gia đỉnh ở Xuân Đỉnh đều tuân thủ nghiêm túc qui định và chỉ để linh cữu qua một đêm rồi đem chôn

Trước đây, người chết thường được bỏ tiền xu vào mồm Người dân quan niệm, trong quá trình đi đến cõi vĩnh hằng, người chết phải đi đò qua sông Tiền xu bỏ vào mồm là tiền lộ phí Cho đến nay, người ta không bỏ tiền

xu vào miệng người chết nữa, thay vào đó là tiền giấy được đặt cẩn trọng vào túi áo người mất Điều này xuất phát từ quan niệm “trần sao thì âm vậy”

Trước đây, vai trò của dòng họ được đề cao vào lúc gia đình người trong họ có việc tang ma Vào những lúc ấy, người trong họ thường giúp

Trang 39

đỡ tận tình cả về vật chất lẫn sức lực Ông trưởng họ có trách nhiệm phân công công việc cho từng người Vai trò của trưởng họ và con trưởng rất quan trọng trong tang ma Ngày nay, việc lo liệu tang ma chủ yếu do ban tổ chức lễ tang của thôn, xã lo liệu Việc quan tâm giúp đỡ của anh em họ hàng, bà con hàng xóm láng giềng được thể hiện bằng việc đưa linh cữu ra nghĩa trang, mỗi gia đình cắt cử một người để làm công tác đào đất, rước linh cữu, hạ huyệt… Ở Xuân Đỉnh cũng như hầu hết các làng xã khác, có một mảnh đất riêng dành cho việc chôn cất người chết Nghĩa trang xã Xuân Đỉnh hiện nay nằm sát cạnh đường Nguyễn Hoàng Tôn, do UBND xã quản lý Theo qui định, chỉ những người có hộ khẩu thường trú tại xã mới được chôn cất tại nghĩa trang này

Ngày nay, trách nhiệm lo tang ma của các thành viên trong gia đình có

sự thay đổi Nếu như trước đây trọng trách giao cả cho con trưởng thì ngày nay, việc lo hậu sự là việc của chung anh chị em trong gia đình Tang phục truyền thống trước kia là :

- Con trai: đội mũ rơm quấn bẹ chuối, áo sô gai, cầm gậy (cha mất thì gậy tre, mẹ mất thì gậy vông vì quan niệm là công cha nặng hơn nghĩa mẹ)

- Con dâu, con gái: áo sô gai, thắt lưng bện bằng bẹ chuối, áo xổ gấu hoặc không (tùy theo cha còn hay mẹ còn, con gái còn ở nhà hay đã xuất giá), đầu chít khăn tang

- Cháu nội: đội mũ mấn, khăn trắng, mặc áo thụng trắng Con rể, anh

em trai: mặc áo thụng trắng

- Chị em gái: quấn vặn khăn trắng với tóc

Ngày nay, tang phục đều được giản tiện trong hỏa táng, chỉ còn giữ lại

áo xô gai, khăn tang (băng cuốn đầu) Việc để tang cha mẹ không phải dùng khăn tang trắng mà thay vào đó là băng đen cài trên ngực Một số nghi thức

và tang phục như: lăn ra đường chặn linh cữu, lăn huyệt, đội mũ rơm, cuốn bẹ chuối trong đám tang đến nay người xã Xuân Đỉnh vẫn còn giữ Nếu như trước kia quan niệm trong đám tang con cháu càng kêu khóc to càng chứng tỏ gia đình có phúc thì ngày nay, đám tang được thay đổi theo hướng văn minh, trang trọng hơn Đặc biệt trong đám tang theo hình thức hỏa táng, việc kêu khóc trở nên có chừng mực hơn Ngoài các nghi thức như hát khóc hát chèo

đò, đám tang tại Xuân Đỉnh còn xuất hiện tụng kinh cầu siêu cho người chết Một đám tang có sư cũng hội vãi đến tụng kinh có thể là do gia đình yêu cầu

Trang 40

hoặc người mất là thành viên trong hội vãi Những thành viên của hội vãi khi mất được hội đến viếng bằng cau, hương hoa, bức trướng và được các vãi đến nhà tụng kinh niệm Phật, có đội cầu dẫn đường để vong linh sớm được giải thoát, sớm về nơi cực lạc Đây cũng là biểu hiện của sự du nhập Phật giáo vào trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân

Trước đây, con cháu trong gia đình có người mất trong đám tang phải ngồi trên rơm, trên nền đất Ngày nay, ngồi chiếu có hàng con gái, con dâu, con trai trong gia đình thường đứng Bạn bè của con cháu, quan khách đến viếng thường đi theo đoàn nên thường đứng để phúng viếng Người chủ hội thường là người đứng đầu, đọc vài lời chia buồn với gia chủ và thay mặt mọi người trong đoàn thắp nén nhang mong người quá cố ngậm cười nơi chín suối Đồ phúng viếng trước kia chủ yếu là rượu, trầu cau, hoa quả cho đến nay đều thay bằng tiền mặt Số tiền ít hay nhiều được qui định bởi mức độ thân sơ trong làng xã

Quá trình ĐTH khiến quỹ đất thu hẹp khiến địa táng gặp nhiều khó khăn Một hình thức mới xuất hiện đó là hỏa táng Theo quan điểm tư duy của người Việt, hỏa táng giống như một trong những hình phạt cho những người

bị đày xuống địa ngục chính bởi vậy mà trước đây hỏa táng không được nhiều gia đình hưởng ứng Sau khi Phật giáo du nhập vào, nhiều gia đình đã tiến hành hỏa táng đối với thi thể người đã mất Có nhiều gia đình còn gửi tro cốt của người đã mất lên chùa để linh hồn được siêu thoát, hưởng hương hoa nhà Phật Có gia đình thì dùng tro cốt người đã khuất rắc xuống sông để gieo duyên với vạn vật chúng sinh Khoảng 4- 5 năm trở lại đây, nhà nước ta đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, khuyến khích để người dân thực hiện hỏa táng khi có người thân mất Từ năm 2010, UBND thành phố Hà Nội còn có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho những gia đình có người hỏa táng Trong

đề án “Quản lý và sử dụng nghĩa trang trên địa bàn huyện Từ Liêm giai đoạn 2011-2015” của UBND huyện Từ Liêm cũng đưa việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, phấn đấu đạt 60% người qua đời thực hiện hỏa táng

Theo khảo sát, đối tượng người trẻ có quan niệm rất thoáng về hỏa táng Họ không quá chú trọng vấn đề về “thế giới sau khi chết đi” Họ nhìn nhận hỏa táng theo con mắt thực dụng và khoa học, đó là: hỏa táng là một hình thức tang ma nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm và phù hợp với môi

trường Với những người già hoặc trung niên trong xã thường có sự mâu thuẫn về địa táng và hỏa táng Nhiều nhà còn mua sẵn đất tại nghĩa trang của

xã để sau này tiện lo hậu sự cho cha mẹ Sau khi mô hình hỏa táng được triển

Ngày đăng: 25/06/2021, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w