Tổng yêu cầu nước của các đối tượng dùng nước trên toàn bộ lưu vực sông La Tinh .... Trong những năm qua các công trình thủy lợi trên lưu vực sông La Tinh đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sử d
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS Phạm Việt Hòa
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
Bùi Phi Hùng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian nghiên cứu thực hiện, đến nay luận văn thạc sĩ đề tài
“Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý và phân phối nguồn nước lưu vực sông La Tinh để phát triển bền vững Kinh tế - Xã hội của vùng” đã hoàn thành
Học viên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Phạm Việt Hòa, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Học viên gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô giáo trong bộ môn Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước, Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, Phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Thủy lợi đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức chuyên môn hết sức quý báu trong quá trình học tập
Cảm ơn lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo Chi cục Thủy lợi Bình Định đã tạo điều kiện thuận lợi để học viên được học tập và hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ, chuyên ngành Kỹ thuật tài nguyên nước tại Trường Đại học Thủy lợi
Cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp cùng tất cả bạn bè đã quan tâm, giúp
đỡ và chia sẽ những khó khăn trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Với thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, học viên rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo, những cán bộ khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Học viên
Bùi Phi Hùng
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 5
1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .5
1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước 6
1.1.2 Nghiên cứu trong nước 10
1.2 Tổng quan vùng nghiên cứu 12
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 12
1.2.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn 14
1.2.3 Đặc điểm sông ngòi 17
1.2.4 Tình hình dân sinh, kinh tế 18
1.2.5 Hiện trạng hệ thống thủy lợi trên lưu vực 22
1.2.6 Hiện trạng quản lý và phân phối nguồn nước 23
1.3 Nhận xét, đánh giá 24
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ PHÂN PHỐI NGUỒN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC 26
2.1 Quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội của vùng 26
2.1.1 Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp: 26
2.1.2 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản: 27
2.1.3 Công nghiệp - TTCN - ngành nghề nông thôn và thương mại - dịch vụ. 27
2.2 Hiện trạng phát triển thủy lợi 28
2.3 Đặc trưng thủy văn và nguồn nước 29
2.3.1 Mạng lưới sông ngòi 29
2.3.2 Tính toán dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm ứng với tần suất 85% cho toàn bộ lưu vực sông La Tinh 30
2.3.2 Tính toán dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm thiết kế với tần suất 85% cho hồ Hội Sơn, đập Cây Gai, đập Cây Ké và hồ Suối Tre 33
2.4 Tính toán nhu cầu dùng nước .36
2.4.1 Nhu cầu dùng nước cho cây trồng 36
2.4.2 Nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản 52
Trang 42.4.3 Nhu cầu dùng nước cho chăn nuôi 52
2.4 4 Nhu cầu nước cho sinh hoạt 53
2.4.5 Nhu cầu nước duy trì dòng chảy môi trường 53
2.4.6 Tổng yêu cầu nước của các đối tượng dùng nước 54
2.5 Phân vùng cấp nước 55
2.5.1 Các phương pháp phân vùng cấp nước 55
2.5.2 Cơ sở để phân vùng cấp nước 55
2.5.3 Kết quả phân vùng cấp nước 56
2.6 Tính toán cân bằng nước 57
2.6.1 Tính toán cân bằng nước cho toàn bộ lưu vực sông La Tinh 58
2.6.2 Tính toán cân bằng nước cho vùng cấp nước số 1 59
2.7 Phân tích, đánh giá khả năng khai thác, sử dụng nguồn nước và đề xuất các giải pháp để đáp ứng yêu cầu nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội của vùng 63
2.7.1 Phân tích đánh giá khả năng khai thác, sử dụng nguồn nước 63
2.7.2 Đề xuất các giải pháp để đáp ứng yêu cầu nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội của vùng. 64
CHƯƠNG 3 LẬP VÀ LỰA CHỌN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ PHÂN PHỐI NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VÙNG (ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG HỒ HỘI SƠN, ĐẬP CÂY GAI VÀ CÂY KÉ) 66
3.1 Sơ lược về hệ thống .66
3.2 Đánh giá khả năng cấp nước của hệ thống hồ Hội Sơn, đập Cây Gai và Cây Ké 67
3.2.1 Đánh giá khả năng cấp nước của hệ thống hồ Hội Sơn, đập Cây Gai và Cây Ké ở thời điểm hiện nay 67
3.2.2 Đánh giá khả năng cấp nước của hệ thống hồ Hội Sơn, đập Cây Gai và Cây Ké ở thời điểm năm 2025. 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 93
Trang 5DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Lưu vực sông La Tinh 13
Hình 1.2 Hệ thống sông suối Lưu vực sông La Tinh 18
Hình 1.3 Hệ thống công trình hồ chứa trên Lưu vực sông La Tinh 23
Hình 2.1 Biểu đồ quan hệ mưa dòng chảy vùng Quãng Ngãi - Bình Định 30
Hình 2.2 Nhập dữ liệu khí tượng trong Cropwat 47
Hình 2.3 Nhập dữ liệu mưa ngày trong Cropwat 48
Hình 2.4 Nhập dữ liệu cây trồng trong Cropwat 48
Hình 2.5 Nhập dữ liệu đất trong Cropwat 49
Hình 2.6 Kết quả tính mức tưới cây trồng theo ngày trong Cropwat 49
Hình 2.7 Phân vùng cấp nước cho lưu vực 57
Hình 2.8 Đường tần suất mưa tháng 1, trạm Phù Cát 94
Hình 2.9 Đường tần suất mưa tháng 2, trạm Phù Cát 95
Hình 2.10 Đường tần suất mưa tháng 3, trạm Phù Cát 96
Hình 2.11 Đường tần suất mưa tháng 4, trạm Phù Cát 97
Hình 2.12 Đường tần suất mưa tháng 5, trạm Phù Cát 98
Hình 2.13 Đường tần suất mưa tháng 6, trạm Phù Cát 99
Hình 2.14 Đường tần suất mưa tháng 7, trạm Phù Cát 100
Hình 2.15 Đường tần suất mưa tháng 8, trạm Phù Cát 101
Hình 2.16 Đường tần suất mưa tháng 9, trạm Phù Cát 102
Hình 2.17 Đường tần suất mưa tháng 10, trạm Phù Cát 103
Hình 2.18 Đường tần suất mưa tháng 12, trạm Phù Cát 104
Hình 3.1 Hệ thống hồ chứa Hội Sơn, đập dâng Cây Gai và Cây Ké 66
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn trong và lân cận lưu vực sông
La Tinh 15
Bảng 1.2 Lượng mưa trung bình năm các trạm trên lưu vực 15
Bảng 1.3 Nhiệt độ không khí trạm Qui Nhơn 16
Bảng 1.4 Độ ẩm không khí trạm Qui Nhơn 16
Bảng 1.5 Giờ nắng trạm Qui Nhơn 16
Bảng 1.6 Bốc hơi mặt nước trạm Qui Nhơn 17
Bảng 1.7 Chênh lệch bốc hơi 17
Bảng 1.8 Tỷ lệ dân số 19
Bảng 1.9 Cơ cấu cây trồng 20
Bảng 1.10 Tổng hợp số lượng gia súc, gia cầm 21
Bảng 2.1 Kết quả tính toán các đặc trưng dòng chảy năm trên lưu vực sông La Tinh 31 Bảng 2.2 Kết quả tính toán dòng chảy năm thiết kế 32
Bảng 2.3 Dòng chảy bình quân năm 1988 trạm Bình Tường 32
Bảng 2.4 Kết quả phân phối dòng chảy năm toàn bộ lưu vực sông La Tinh Q85% 33
Bảng 2.5 Bảng kết quả tính toán các đặc trưng dòng chảy năm 34
Bảng 2.6 Bảng kết quả tính toán dòng chảy năm thiết kế 34
Bảng 2.7 Kết quả phân phối dòng chảy năm lưu vực hồ Hội Sơn Q85% 34
Bảng 2.8 Kết quả phân phối dòng chảy năm lưu vực đập Cây Gai Q85% 35
Bảng 2.9 Kết quả phân phối dòng chảy năm lưu vực đập Cây Ké Q85% 35
Bảng 2.10 Kết quả phân phối dòng chảy năm lưu vực hồ Suối Tre Q85% 36
Bảng 2.11 Thời gian canh tác cây lúa vụ Đông Xuân 37
Bảng 2.12 Thời gian canh tác cây lúa vụ Hè Thu 37
Bảng 2.13 Thời gian canh tác lúa vụ Mùa 38
Bảng 2.14 Hệ số cây trồng Kc ở nước ta 38
Bảng 2.15 Hệ số Kc của cây lúa 39
Bảng 2.16 Số liệu khí trượng Thủy văn 39
Bảng 2.17 Kết quả tính mức tưới cho cây lúa theo tháng 41
Bảng 2.18 Hệ số Kc của một số cây trồng cạn 47
Trang 7Bảng 2.19 Kết quả tính lượng bốc hơi ETo 50
Bảng 2.20 Kết quả tính mức tưới cho cây màu theo tháng 50
Bảng 2.21 Số liệu về diện tích cây trồng cho toàn bộ lưu vực 51
Bảng 2.22 Kết quả tính nhu cầu sử dụng nước cho cây trồng trên toàn bộ lưu vực 51
Bảng 2.23 Tổng lượng nước yêu cầu cho nuôi trồng Thủy sản 52
Bảng 2.24 Lượng nước yêu cầu cho nuôi trồng Thủy sản phân bổ theo hàng tháng 52
Bảng 2.25 Chỉ tiêu cấp nước cho chăn nuôi 52
Bảng 2.26 Nhu cầu nước hàng ngày cho chăn nuôi 52
Bảng 2.27 Yêu cầu nước cho chăn nuôi phân bổ theo tháng 53
Bảng 2.28 Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt 53
Bảng 2.29 Nhu cầu nước hàng ngày cho sinh hoạt 53
Bảng 2.30 Yêu cầu nước cho sinh hoạt phân bổ theo tháng 53
Bảng 2.31 Lượng nước yêu cầu để duy trì dòng chảy môi trường các tháng mùa kiệt54 Bảng 2.32 Tổng yêu cầu nước của các đối tượng dùng nước trên toàn bộ lưu vực sông La Tinh 54
Bảng 2.33 Tổng lượng dòng chảy đến lưu vực sông La Tinh W85% 58
Bảng 2.34 Kết quả tính cân bằng nước trên toàn bộ lưu vực sông La Tinh 58
Bảng 2.35 Kết quả tính lượng dòng chảy đến hồ Hội Sơn 59
Bảng 2.36 Kết quả tính lượng dòng chảy đến đập Cây Gai 60
Bảng 2.37 Kết quả tính lượng dòng chảy đến đập Cây Ké 60
Bảng 2.38 Kết quả tính lượng dòng chảy đến hồ Suối Tre 60
Bảng 2.39 Kết quả tính tổng lượng dòng chảy đến lưu vực vùng số 1 60
Bảng 2.40 Cơ cấu diện tích cây trồng trong vùng cấp nước số 1 61
Bảng 2.41 Kết quả tính yêu cầu nước cho cây trồng trong vùng số 1 61
Bảng 2.42 Kết quả tính tổng yêu cầu nước vùng cấp nước số 1 62
Bảng 2.43 Kết quả tính cân bằng nước vùng cấp nước số 1 63
Bảng 2.44 Kết quả tính tần suất mưa tháng 1, trạm Phù Cát 94
Bảng 2.45 Kết quả tính tần suất mưa tháng 2, trạm Phù Cát 95
Bảng 2.46 Kết quả tính tần suất mưa tháng 3, trạm Phù Cát 96
Bảng 2.47 Kết quả tính tần suất mưa tháng 4, trạm Phù Cát 97
Bảng 2.48 Kết quả tính tần suất mưa tháng 5, trạm Phù Cát 98
Trang 8Bảng 2.49 Kết quả tính tần suất mưa tháng 6, trạm Phù Cát 99
Bảng 2.50 Kết quả tính tần suất mưa tháng 7, trạm Phù Cát 100
Bảng 2 51 Bảng tính tần suất mưa tháng 8, trạm Phù Cát 101
Bảng 2.52 Kết quả tính tần suất mưa tháng 9, trạm Phù Cát 102
Bảng 2.53 Kết quả tính tần suất mưa tháng 10, trạm Phù Cát 103
Bảng 2.54 Kết quả tính suất mưa tháng 12, trạm Phù Cát 104
Bảng 2.55 Lượng mưa ngày thiết kế X85% vụ Đông Xuân 105
Bảng 2.56 Lượng mưa ngày thiết kế X85% vụ Hè Thu 106
Bảng 2.57 Lượng mưa ngày thiết kế X85% vụ Mùa 107
Bảng 2.58 Kết quả tính mức tưới cho cây lúa vụ Đông Xuân theo ngày 109
Bảng 2.59 Kết quả tính mức tưới cho cây màu vụ Đông Xuân theo ngày 115
Bảng 3.1 Tổng hợp các đối tượng dùng nước trong hệ thống ở thời điểm hiện tại 68
Bảng 3.2 Lượng nước yêu cầu tại đầu mối khu tưới đập Cây Ké ở thời điểm hiện tại 69 Bảng 3.3 Lượng nước yêu cầu tại đầu mối kênh N, S khu tưới đập Cây Gai ở thời điểm hiện tại 69
Bảng 3.4 Lượng nước yêu cầu tại đầu mối khu tưới kênh NC hồ Hội Sơn ở thời điểm hiện tại 70
Bảng 3.5 Tổng lượng dòng chảy đến đập Cây Ké 70
Bảng 3.6 Kết quả tính cân bằng nước đập Cây Ké 71
Bảng 3.7 Kết quả tính cân bằng nước đập Cây Gai 71
Bảng 3.8 Kết quả tính lượng nước yêu cầu từ đầu mối hồ Hội Sơn để bổ sung cho khu tưới đập Cây Gai 73
Bảng 3.9 Tổng lượng nước yêu cầu trực tiếp tại đầu mối hồ Hội Sơn 74
Bảng 3.10 Kết quả tính cân bằng sơ bộ hồ Hội Sơn 74
Bảng 3.11 Kết quả tính điều tiết hồ Hội Sơn 75
Bảng 3.12 Tỷ lệ thay đổi dòng chảy ở thời điểm hiện tại và thời điểm năm 2025 76
Bảng 3.13 Lượng nước đến hồ Hội Sơn, đập Cây Gai và Cây Ké năm 2025 77
Bảng 3.14 Kết quả tính cân bằng nước đập Cây Ké năm 2025 77
Bảng 3.15 Kết quả tính lượng nước yêu cầu từ đầu mối đập Cây Gai để bổ sung cho khu tưới đập Cây Ké năm 2025 78
Bảng 3.16 Tổng lượng nước yêu cầu tại đầu mối đập Cây Ké năm 2025 78
Trang 9Bảng 3.17 Kết quả tính cân bằng nước đập Cây Gai năm 2025 79
Bảng 3.18 Kết quả tính lượng nước yêu cầu từ đầu mối hồ Hội Sơn để bổ sung cho đập Cây Gai năm 2025 80
Bảng 3.19 Tổng lượng nước yêu cầu trực tiếp tại đầu mối hồ Hội Sơn năm 2025 80
Bảng 3.20 Kết quả tính cân bằng sơ bộ hồ Hội Sơn năm 2025 80
Bảng 3.21 Kết quả tính điều thiết hồ Hội Sơn năm 2025 81
Bảng 3.22 Kết quả tính yêu cầu nước khu tưới kênh N, S đập Cây Gai năm 2025 sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng 82
Bảng 3.23 Tổng yêu cầu nước tại đầu mối đập Cây Gai năm 2025 sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng 83
Bảng 3.24 Kết quả tính cân bằng nước đập Cây Gai năm 2025 sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng 83
Bảng 3.25 Kết quả tính lượng nước yêu cầu từ đầu mối hồ Hội Sơn để bổ sung cho đập Cây Gai năm 2025 sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng 84
Bảng 3.26 Tổng lượng nước yêu cầu trực tiếp tại đầu mối hồ Hội Sơn năm 2025 sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng 84
Bảng 3.27 Kết quả tính cân bằng sơ bộ hồ Hội Sơn năm 2025 sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng 84
Bảng 3.28 Kết quả tính điều thiết hồ Hội Sơn năm 2025 sau khi chuyển đổi cây trồng 85
Bảng 3.29 Kết quả lượng nước yêu cầu tại đầu mối khu tưới kênh Nk, Sk đập Cây Ké theo từng ngày 120
Bảng 3.30 Đường quan hệ giữa cao trình, dung tích và diện tích mặt hồ Hội Sơn 136
Bảng 3.31 Kết quả tính lượng nước yêu cầu tại đầu mối khu tưới kênh N, S đập Cây Gai theo từng ngày ở thời điểm năm 2025 sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng 136
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của Đề tài
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, một trong năm tỉnh vùng kinh
tế trọng điểm của khu vực miền Trung; cách thành phố Hồ Chí Minh 688 km về phía Bắc; cách thủ đô Hà Nội 1.060 km về phía Nam và cách thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 175 km về phía Đông
Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 6.026 km2, bao gồm thành phố Quy Nhơn
và 10 huyện, thị xã với dân số khoảng 1,5 triệu người
Bình Định có 4 lưu vực sông chính: Sông Hà Thanh, sông Kôn, sông La Tinh và sông Lại Giang Trong đó, La Tinh là lưu vực sông nhỏ nhất với diện tích lưu vực 556 km2, chiều dài sông chính 52 km Sông bắt nguồn từ dãy núi cao xã Hoài Sơn, huyện Phù Cát, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đến đập Cây Gai chuyển hướng Tây - Đông, sau đó đến đập Cây Ké sông lại chuyến hướng Đông Bắc để đổ ra đầm Đề Gi Ngoài sông chính còn có các nhánh Kiều Duyên dài 20 km, diện tích lưu vực 183 km2; nhánh sông Cạn 61 km2
; nhánh Đức Phổ 66 km2
Trên lưu vực sông La Tinh có 36 hồ chứa với tổng dung tích 84 triệu m3
nước, 50 đập dâng và 04 trạm bơm phục vụ tưới 13.631 ha đất canh
Trong những năm qua các công trình thủy lợi trên lưu vực sông La Tinh
đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp, phục vụ sản xuất, góp phần quan trọng vào an ninh lương thực và phát triển kinh tế xã hội của
vùng
Tuy vây, do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân khách quan và chủ
quan nên các công trình tưới còn bộc lộ những hạn chế và khó khăn nhất định trong quá trình quản lý vận hành Cụ thể :
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, diễn biến thời tiết ngày càng bất lợi Đầu năm hạn hán kéo dài làm thiếu hụt nguồn nước từ các hồ chứa ảnh
Trang 12hưởng đến năng suất và sản lượng vụ Hè Thu; cuối năm mưa, lũ diễn biến bất thường gây thiệt hại tài sản và tính mạng của nhân dân
+ Đây là vùng có lượng mưa ít nhất của tỉnh Bình Định, tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.700 – 2.200 mm vì vậy dòng chảy đến lưu vực còn hạn chế và không ổn định
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự phát triển kinh tế xã hội đặt ra nhu cầu nước ngày càng tăng cho các đối tượng dùng nước; áp lực gia tăng dân số, sự phát triển đa dạng của nền nông nghiệp hàng hoá trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản đòi hỏi có sự thay đổi về yêu cầu chất lượng cấp nước
+ Phần lớn các công trình tưới có quy mô nhỏ, được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước không đáp ứng được nhiệm vụ tưới trong điều kiện thiếu hụt nguồn nước như hiện nay
Từ những lý do trên cho thấy việc “Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý và phân phối nguồn nước trên lưu vực sông La Tinh phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của vùng” là rất cần thiết và cấp bách
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nhận xét, đánh giá nguồn nước và khả năng cấp nước của các công trình trong lưu vực, từ đó lập kế hoạch quản lý và phân phối nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của vùng
3 Đối tượng và phạn vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nhu cầu nước cho các đối tượng dùng nước
- Đặc trưng thủy văn dòng chảy
- Tính toán cân bằng nước
- Lập và lựa chọn kế hoạch quản lý và phân phối nguồn nước
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ lưu vực sông La Tinh và áp dụng cho hệ thống hồ Hội Sơn, đập Cây Gai và Cây Ké
Trang 134 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Tiếp cận thực tiễn
Điều tra tình hình Dân sinh - Kinh tế, điều kiện tự nhiên, đất đai thổ nhưỡng, tình hình sử dụng đất… trong những năm gần đây, các quy hoạch vùng, các chính sách phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng và định hướng phát triển kinh
tế xã hội của vùng trong các giai đoạn tiếp theo Tình hình thiệt hại, suy giảm nguồn lợi kinh tế do không đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước
Tiến hành khảo sát thực địa xác định và phân vùng khu tưới, nắm rõ chi tiết hiện trạng và hoạt động của hệ thống công trình thủy lợi trên lưu vực Điều tra lại tình hình mưa, lưu lượng của các sông trong các khoảng thời gian khác
nhau
Các số liệu thực tiễn giúp đánh giá một cách tổng quan về điều kiện tự nhiên, hiện trạng khai thác và sử dụng nước trên lưu vực, nhu cầu dùng nước các ngành kinh tế - xã hội hiện nay và trong tương lai, xu thế biến động các yếu tố khí tượng, thủy văn làm cơ sở đánh giá khả năng cấp nước, từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp khắc phục
- Tiếp cận các phương pháp, công cụ hiện đại trong nghiên cứu:
Đề tài này ứng dụng, khai thác phần mềm CROPWAT 8.0 để tính toán mức tưới cho các loại cây trồng, phần mềm Mapinfo, công nghệ GIS phục vụ lập bản đồ
Trang 144 2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu
- Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, kết quả tính toán của các dự
án quy hoạch, các đề tài nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản thực hiện trên địa bàn vùng nghiên cứu
- Phương pháp ứng dụng các mô hình hiện đại
Trang 15CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên trái đất Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên trái đất, thiếu nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được
Từ xưa, con người đã biết đến vai trò quan trọng của nước; các nhà khoa học cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của vật chất và trong quá trình phát triển của xã hội loài người thì các nền văn minh lớn của nhân loại đều xuất hiện và phát triển trên lưu vực của các con sông lớn như: nền văn minh Lưỡng Hà ở Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak hiện nay); nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil; nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn minh Hoàng Hà ở Trung Quốc;
nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam
Nước bao phủ 71% diện tích của trái đất trong đó có 97% là nước mặn, còn lại là nước ngọt Trong 3% lượng nước ngọt có trên quả đất thì có khoảng hơn 3/4 lượng nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục điạ chỉ có 0,5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người đã và đang sử dụng Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể
sử dụng được và nếu tính ra trung bình mỗi người được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử dụng (Miller, 1988)
Nước đặt dưới áp lực chưa từng có khi dân số và nền kinh tế đang phát triển đòi hỏi nhiều hơn về nó Thực tế với sự phát triển của thế kỷ 21 đặt ra nhiều thách thức như:
an ninh lương thực, đô thị hóa nhanh chóng, an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu… đòi hỏi sự hành động khẩn cấp để quản lý tài nguyên nước
Qua những luận chứng như trên có thể thấy nước là nguồn tài nguyên hết sức quan trọng nhưng lại là nguồn tài nguyên có giới hạn, và phân bổ không đều theo không gian và thời gian Trong khi đó nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cao Vì vậy việc
Trang 16nghiên cứu, tính toán cân bằng nước, phân bổ nguồn nước hợp lý nhằm phục vụ đời sống con người và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội vẫn là lĩnh cần phải tiếp tục được đầu tư nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước
1.1.1.1 Tình hình sử dụng nước trên thế giới
Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần phát triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn Lúc đầu cư dân còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có gặp thời gian khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm được nơi ở mới tốt đẹp hơn Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô tận và cứ như thế qua một thời gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng
Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và càng ngày càng phát triển như vũ bão Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người Theo sự ước tính, bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh hoạt Tuy nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia
- Nhu cầu về nước trong công nghiệp:
Sự phát triển càng ngày càng cao của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc biệt đối với một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu
mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất , chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng
lượng nước sử dụng cho công nghiệp Thí dụ: cần 1.700 lít nước để sản xuất một thùng bia chừng 120 lít, cần 3.000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ chừng 160 lít, cần 300.000 lít nước để sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần 2.000.000 lít nước để sản
xuất 1 tấn nhựa tổng hợp (Cao Liêm - Trần đức Viên, 1990)
- Nhu cầu về nước trong nông nghiệp:
Sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi một lượng nước ngày càng cao Người ta ước tính được
Trang 17mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu được trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000 tấn nước (M.I.Lvovits 1974)
- Nhu cầu về nước Sinh hoạt và giải trí:
Theo sự ước tính thì các cư dân sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5 -10 lít nước/người/ngày Ngày nay, do sự phát triển của xã hội nên nhu cầu về nước sinh hoạt
và giải trí ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị lớn
Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về nước trong các hoạt động khác của con người như môi trường, giao thông vận tải, giải trí ở ngoài trời như đua thuyền, trượt ván, bơi lội nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội
1.1.1.2 Khó khăn và thách thức đối với tài nguyên nước hiện nay
Kể từ đầu thế kỷ 20, lượng nước tiêu thụ toàn cầu tăng 7 lần, chủ yếu do sự gia tăng dân số và nhu cầu về nước của từng đối tượng khác nhau
Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến 2025 con số này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng
Hội nghị về nước của Liên hợp quốc vào năm 1997 đã thống nhất “Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, địa vị kinh tế, xã hội đều có quyền tiếp cận nước uống với số lượng và chất lượng đảm bảo cho các nhu cầu cơ bản của mình”, theo đó, tiếp cận với nước uống là quyền cơ bản của con người Tuy nhiên, cho đến nay, số người thiếu nước uống sạch an toàn vẫn đang không ngừng gia tăng Vì vậy, mối lo về nước không phải của riêng một quốc gia nào
Nước đang trở thành tâm điểm tại nhiều diễn đàn lớn thế giới Tại Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường tại Johannesburg, Nam Phi, nước được xếp ở vị trí cao nhất trong
số 5 ưu tiên để phát triển bền vững (WEHAB), đó là: Nước-W; Năng lượng-E; Sức khoẻ-H; Nông nghiệp-A; và Đa dạng sinh học-B
Trang 18Vấn đề lớn nhất về nguồn nước hiện nay là tình trạng khan hiếm Phần lớn các quốc
gia trên thế giới, nguồn cung cấp nước hiện có không đủ để đáp ứng tất cả các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và môi trường
Mục đích sử dụng nước khác nhau của các ngành kinh tế cũng tạo nên áp lực cho tài
nguyên nước Các giá trị của nước dùng trong sinh hoạt và công nghiệp thường là lớn hơn nhiều so với giá trị của nó trong nông nghiệp Nước dùng để duy trì môi trường có
xu hướng bị đánh giá thấp bởi lợi nhuận của nó mang lại thường có giá trị ít hơn đáng
kể hơn so với sử dụng trong sinh hoạt Khi dân số thế giới tăng lên vài tỷ người hoặc nhiều hơn trong vòng 30 năm tới, nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt tăng lên đáng
kể, trong khi nước là nguồn tài nguyên có gới hạn Điều này sẽ làm hạn chế năng lực sản sản xuất lượng thực trên thế giới và ảnh hưởng nghiêm trong đến môi trường sinh thái
Người ta ước tính rằng lượng nước tiêu thụ toàn cầu sẽ tăng gần 3.800 km3 / năm vào năm 2025 Việc tăng mức tiêu thụ này sẽ gây ra sự suy giảm đáng kể lượng nước bổ
sung vào các con sông Trong khi đó ít nhất 30% lượng dòng chảy trung bình hàng năm của một con sông phải được duy trì tại chỗ để đảm bảo không làm suy giảm hệ
sinh thái môi trường Tuy nhiên hiện nay, một số lượng đáng kể các con sông không đáp ứng duy trì dòng chảy thường xuyên ở mức này
Thiếu hụt nước ngầm, một tình trạng mà trong đó tỷ lệ khai thác từ các tầng ngậm nước vượt quá mức nạp vào của nước thấm từ bên trên, vấn đề này xảy ra ở hầu hết các khu vực của thế giới Trung Quốc và Ấn Độ ngày nay được ước tính gần 400 triệu người được hỗ trợ thủy lợi để khắc phục sự thiếu hụt dai dẳng của nước trong các tầng chứa nước Để giảm tình trạng khai tác nước ngầm quá mức dẫn đến sự thiếu hụt nước nghiêm trọng trong tầng ngậm nước, một số quốc gia đã nghiên cứu tìm cách bổ sung nguồn nước mặt từ nơi khác Điển hình như Trung Quốc có kế hoạch chuyển nước quy
mô lớn từ phía Nam (nơi có nguồn nước dồi dào) về phía Bắc (nơi mà nhu cầu sinh hoạt và nông nghiệp tập trung), trong một nỗ lực bù đắp sự thiếu hụt nước ngầm Tuy nhiên, việc chuyển nước này chỉ là để giảm bớt tình trạng khan hiếm ở các vùng đô thị như Bắc Kinh Một số nơi khác ở Trung Quốc không có đủ nước, lại nằm cách xa thì khó thực hiện giải pháp này Thiếu hụt nước ngầm cũng là nguyên nhân của nhiều vấn
Trang 19đề phụ nghiêm trọng như xâm nhập mặn và sụt lún đất, đe dọa sự toàn vẹn của tài nguyên nước ngầm tại các vùng khác nhau trên toàn thế giới
Biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu cũng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt Mặc
dù mô hình khí hậu hiện tại chỉ là một công cụ gần đúng để ước lượng sự thay đổi trong tương lai, nhưng có một sự đồng thuận cao giữa các nhà nghiên cứu rằng lượng mưa sẽ tăng ở các vĩ độ cao hơn và giảm ở vùng cận nhiệt đới Khi nhiệt độ trung bình tăng, khối lượng của lớp băng tuyết sẽ giảm ở độ cao cao hơn và độ tan băng sẽ xuất hiện sớm hơn so với trước đây Vấn đề sẽ là đặc biệt nghiêm trọng ở châu Âu, nơi mà 80% lượng nước ngọt từ băng tuyết
Nguồn cung cấp nước trong tương lai cũng đang bị đe dọa bởi sự suy giảm chất lượng nước do ô nhiễm Bất cứ nơi nào nền kinh tế tiến lên hiện đại hóa đều có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm mà nguyên nhân chính là do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp…
Các bức tranh nổi lên từ nhu cầu nước hiện tại và dự báo trong tương lai cho thấy Tài nguyên nước đang phải đối diện với rất nhiều thách thức Hậu quả của tình trạng thiếu nước sản xuất lương thực sẽ tăng lên đáng kể trong hai thập kỷ tiếp theo ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Ấn Độ và Trung Quốc, có thể mất khả năng sản xuất các thực phẩm cần thiết cho người dân của mình Sự thiếu hụt nước ngầm, biến đổi khí hậu và sự nhiễm mặn của đất ở các khu vực khô hạn và bán khô hạn sẽ làm trầm trọng thêm vấn
đề Sự phụ thuộc ngày càng tăng của các nước đang phát triển vào nhập khẩu lương thực có thể dễ dàng đạt tới tỉ lệ khủng hoảng trong thế kỷ này Kết quả chắc chắn sẽ là một sự leo thang xung đột giữa các nước thượng nguồn và hạ nguồn ven sông và giữa các ngành dùng nước khác nhau Sẽ có áp lực ngày càng tăng đối với môi trường Tất
cả các vấn đề trên sẽ gây ra những khó khăn cho nền kinh tế và bất ổn về chính trị cho các quốc gia (The role of science in solving the world’s emerging water problems by William A Jury and Henry Vaux, Jr)
Trang 201.1.2 Nghiên cứu trong nước
1.1.2.1 Tình hình nguồn nước
- Nước mặt:
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn trung bình từ
1.800mm - 2.000mm, nhưng lại phân bố không đồng đều mà tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4 - 5 đến tháng 10, riêng vùng duyên hải Trung bộ thì mùa mưa bắt đầu và kết thúc chậm hơn vài ba tháng
Sự phân bố không đồng đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời gian là nguyên nhân gây nên nạn lũ lụt và hạn hán thất thường gây nhiều thiệt hại lớn đến mùa màng
và tài sản ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, ngoài ra còn gây nhiều trở ngại cho việc trị thủy, khai thác dòng sông
Theo sự ước tính thì lượng nước mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ khoảng 640 km3, tạo ra một lượng dòng chảy của các sông hồ khoảng 313 km3 Nếu tính cả lượng nước
từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ nước ta qua hai con sông lớn là sông Cửu long (550
km3) và sông Hồng (50 km3) thì tổng lượng nước nhận được hằng năm khoảng 1.240
km3và lượng nước mà các con sông đổ ra biển hằng năm khoảng 900 km3
Như vậy so với nhiều nước, Việt nam có nguồn nước ngọt khá dồi dào lượng nước bình quân cho mỗi đầu người đạt tới 17.000 m3/ người/ năm (Cao Liêm - Trần đức Viên, 1990)
và sinh hoạt ở các trung tâm công nghiệp và khu dân cư lớn mà thôi
Trang 21- Nước khoáng và nước nóng:
Theo thống kê chưa đầy đủ thì ở Việt Nam có khoảng 350 nguồn nước khoáng và nước nóng, trong đó nhóm chứa Carbonic tập trung ở nam Trung bộ, đông Nam bộ và
nam Tây nguyên; nhóm chứa Sulfur Hydro ở Tây Bắc và miền núi Trung bộ; nhóm chứa Silic ở trung và nam Trung bộ; nhóm chứa Sắt ở đồng bằng Bắc bộ; nhóm chứa Brom, Iod và Bor có trong các trầm tích miền võng Hà Nội và ven biển vùng Quảng
Ninh; nhóm chứa Fluor ở nam Trung bộ Phần lớn nước khoáng cũng là nguồn nước nóng, gồm 63 điểm ấm với nhiệt độ từ 30o - 40o C; 70 điểm nóng vừa với nhiệt độ từ
41o - 60o C và 36 điểm rất nóng với nhiệt độ từ 60o - 100oC; hầu hết là mạch ngầm chỉ có 2 mạch lộ thiên thuộc loại ấm gặp ở trung Trung bộ và ở đông Nam bộ Từ những số liệu trên cho thấy rằng tài nguyên nước khoáng và nước nóng của Việt Nam rất đa dạng về kiểu loại và phong phú có tác dụng chửa bệnh, đồng thời có tác dụng giải khát và nhiều công dụng khác
1.1.2.2 Hi ện trạng khai thác và sử dụng
Việt Nam là nước Đông Nam Á có chi phí lớn nhất cho thủy lợi Cả nước hiện nay có
75 hệ thống thủy nông với 659 hồ, đập lớn và vừa, trên 3.500 hồ, đập nhỏ, 1.000 cống tiêu, trên 2.000 trạm bơm lớn nhỏ, trên 10.000 máy bơm các loại có khả năng cung cấp
60-70 tỷ m3/năm Tuy nhiên hệ thống Thủy nông đang xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng 50-60% công suất thiết kế
Lượng nước sử dụng hàng năm cho Nông nghiệp khoảng 93 tỷ m3 nước, cho Công nghiệp khoảng 17,3 tỷ m3, Dịch vụ là 2 tỷ m3, cho sinh hoạt là 3,09 tỷ m3
1.1.2.3 Khó khăn và thách thức
Mặc dù tài nguyên nước của Việt Nam có trữ lượng dồi dào, nhưng trên thực tế nguồn nước có thể sử dụng ngay lại có hạn vì phân bố không đều theo không gian và thời gian Điển hình như khu vực miền Trung, lượng dòng chảy chủ yếu tập trung trong 4 tháng mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) chiếm 70-75% lượng dòng chảy cả năm Mùa nắng kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, lượng dòng chảy chiếm 25-30% Ở miền trung lượng mưa trung bình năm lớn nhất là Thừa Thiên Huế, nhỏ nhất là Ninh Thuận
Trang 22Phần lớn các công trình trữ nước còn hạn chế về dung tích, không đủ trữ nước trong
mùa mưa để phục vụ cho mùa khô Hệ thống công trình dẫn nước chưa được đầu tư đồng bộ, một số công trình cũ đã xuống cấp làm tỷ lệ hao hụt nước rất lớn
Nguồn nước mặt và nước ngầm ngày càng ô nhiễm do quá trình công nghiệp hóa, từ rác thải của con người, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng Sự khai thác bừa bãi và quá mức của con người làm suy giảm mực nước ngầm nghiêm trọng
Tuy nước ta đã có Luật Tài nguyên nước nhưng trên thực tế triển khai vẫn còn nhiều bất cập Ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước chưa được người dân nhận thức đầy
đủ
1.2 Tổng quan vùng nghiên cứu
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
- Kinh độ: từ 108o42’ đến 109o15’ kinh độ Đông
Phía Bắc giáp lưu vực đầm Trà ổ, huyện Phù Mỹ, phía Nam giáp lưu vực sông La Vĩ - huyện Phù Cát, phía Tây giáp lưu vực sông Kone, huyện Hoài Ân và huyện Vĩnh Thạnh, phía Đông giáp biển Đông
Sông La Tinh là lưu vực sông nhỏ nhất trong 4 lưu vực sông của Bình Định, dòng chính bắt nguồn từ vùng núi cao 400-:-700m thuộc phía Tây huyện Phù Mỹ, Phù Cát chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ vào đầm nước ngọt rồi thông ra biển Đông qua cữa Đề Gi
Trang 23Hình 1.1 Lưu vực sông La Tinh 1.2.1.2 Đặc điểm địa hình:
Địa hình lưu vực có dạng hình nan quạt, hướng dốc chủ yếu là Bắc- Nam, và Tây - Đông lưu vực có hình dạng như một thung lũng Toàn lưu vực có thể chia thành 4 dạng địa hình đặc trưng như sau:
Vùng núi cao và trung bình: Vùng này nằm bao chung quanh lưu vực theo vòng cung Đông - Tây, Nam - Bắc, Tây - Đông, giáp với lưu vực sông Kône và đầm Trà ổ; núi chạy vòng bao toàn bộ lưu vực đến vịnh nước ngọt (cữa ra của lưu vực) Diện tích này chiếm 65 km2, độ cao từ 70 - 700m Điạ hình khu vực này bị chia cắt mạnh, độ dốc địa hình 40 - 45% là nơi hình thành các sông suối nhỏ, lớp phủ thực vật trung bình
- Khu vực đồi gò: Đây là khu trung gian giữa vùng núi cao và vùng đất bằng phẳng, chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên gồm nhiều đồi gò nhấp nhô nằm xen kẽ nhau
Trang 24Độ cao phổ biến từ 70 - 10m; đây là vùng được bố trí đất sản xuất nông nghiệp nhưng lại khó khăn về nguồn nước tưới; độ dốc địa hình tương đối lớn, lớp phủ thực vật kém
- Khu vực đồng bằng: Bao gồm vùng đất bằng phẳng nằm về hạ lưu cầu đường sắt qua sông La Tinh, phân bổ chủ yếu dọc theo sông chính, suối Kiều duyên, sông cạn và sông Đức Phổ nằm về hạ lưu giáp đầm nước ngọt; chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên; độ cao phổ biến từ 10 - 2m Đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính trong vùng
- Vùng đất thấp trũng ven đầm nước ngọt: Gồm vùng đất trũng ở ven cữa sông thuộc các xã Mỹ Chánh, Mỹ Cát, Cát Minh; địa hình thấp và chịu ảnh hưởng triều và xâm nhập mặn nên được nhân dân bao đê dùng nuôi tròng thuỷ sản và nghề muối
1.2.1.3 Địa chất thổ nhưỡng
- Địa chất:
Theo các tài liệu nghiên cứu địa chất, lưu vực sông La Tinh nằm trên đới cấu tạo
KonTum; nguồn gốc đá mẹ gồm các loại: Đá Mácma axit, đá trầm tích Địa tầng chủ yếu là thành tạo thuôc kỷ đệ Tứ (aQ) gồm các thành tạo chính như sau: Thành tạo sườn tích, thành tạo bồi tích, thành tạo hỗn hợp sông biển
- Thổ nhưỡng:
Đất ao đầm ven biển phân bổ chủ yếu ở vùng giáp biển, được dùng nuôi trồng thuỷ sản
và làm muối Đất phù sa phân bổ tập trung ở ven sông; đây là vùng đất màu mỡ được hình thành do tích tụ phù sa của sông Đất gò đồi do sản phẩm bào mòn ở các sườn núi tạo thành
1.2.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn
Trên lưu vực chỉ có hai trạm đo mưa đặt tại Phù Mỹ và Phù Cát; thời gian quan trắc từ
1976 đến nay; ngoài ra khu vực phụ cận có hệ thống trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn khá đầy đủ là trạm khí tượng Quy Nhơn, trạm đo mưa Bồng Sơn, Hoài Ân và hai trạm thuỷ văn An Hoà trên sông An Lão ở phía Bắc của lưu vực và trạm thuỷ văn Bình Tường ở phía Nam lưu vực nghiên cứu Chất lượng tài liệu đo đạc của các trạm tin tưởng và sử dụng tốt cho công tác tính toán thuỷ văn công trình
Trang 25Bảng 1.1 Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn trong và lân cận lưu vực sông
1.2.2.1 Chế độ mưa
Do đặc điểm địa hình của dãy Trường Sơn khi đến Trung Trung bộ phân nhánh xuống hướng Đông, kết hợp với hoàn lưu gió mùa quyết định chế độ khí hậu trên các lưu vực sông của Bình Định nói riêng và miền Trung Trung bộ nói chung; Thể hiện rõ nét nhất
là sự sai lệch mùa so với các địa phương khác của cả nước; trong khi miền Bắc, Tây nguyên, Đông Nam Bộ và Nam Bộ ở vào thời kỳ mưa ẩm thì miền Trung đang là giai đoạn khô hạn nhất trong năm
Năm chia thành hai mùa, mùa khô và mùa mưa; mùa khô kéo dài 8 tháng từ tháng 1 -
tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 - tháng 12 Tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 70-77% tổng lượng mưa năm; trong mùa khô tồn tại đỉnh mưa có khả năng gây ngập lụt thời đoạn ngắn xuất hiện vào giữa tháng 5
Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm 1.921 mm đo tại trạm đo mưa Phù Cát; phân phối theo dạng trung bình nhiều năm như sau:
Bảng 1.2 Lượng mưa trung bình năm các trạm trên lưu vực
Trang 26từ 24 - 250C Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm Ở độ cao trên 400m, nhiệt
độ trung bình năm giảm xuống còn 23 - 240C, trên 1000m nhiệt độ trung bình năm giảm xuống dưới 210
Tổng số giờ nắng trong năm: 2544,3 giờ; bình quân 6,9 giờ/ngày
Bảng 1.5 Giờ nắng trạm Qui Nhơn
Giờ
nắng 164 204 255 264 275 275 236 202 202 179 127 131 2.554
Trang 271.2.3 Đặc điểm sông ngòi
Sông La Tinh là sông nhỏ nhất trong bốn con sông chính của tỉnh, diện tích lưu vực là
556 km2, bao gồm:
- Dòng chính sông La Tinh: Bắt nguồn từ vùng rừng núi cao 400 - 700m phía Tây huyện Phù Mỹ, Phù Cát chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến đập Cây Gai chuyển sang hướng Tây - Đông, sau đó đến đập Cây Ké chuyển hướng Đông Bắc và
đổ vào đầm Nước Ngọt rồi thông qua biển qua cửa Đề Gi; diện tích lưu vực dòng
chính sông La Tinh tính đến đầm Nước Ngọt là 246 km2, chiếm 43,5% diện tích toàn lưu vực, chiều dài sông chính là 52km
- Sông Kiều Duyên: Là nhánh phía tả sông La Tinh, bắt nguồn từ các suối nhỏ của các
khu vực núi thấp của xã Mỹ Phong, Mỹ Trinh huyện Phù Mỹ, sau khi qua Thị trấn Phù
Mỹ, chảy theo hướng Băc - Nam, nhập lưu vào sông La Tinh tại núi Chùa, chiều dài khoảng 18 km; diện tích lưu vực 183 km2
- Sông Cạn: là một phân lưu của sông La Tinh, được nối thông nhau qua một kênh dẫn
tự nhiên, diện tập trung nước vào sông này gồm các xã phía Bắc lưu vực, diện tích lưu vực 61 km2
Trang 28
- Sông Đức Phổ: là một nhánh nhỏ phía nam dòng chính và chảy vào đầm nước Ngọt,
sự liên hệ về dòng chảy với sông chính La Tinh chỉ thể hiện rõ trong mùa lũ và khi nước sông La Tinh tràn bờ, diện tích lưu vực 66 km2
Hình 1.2 Hệ thống sông suối Lưu vực sông La Tinh
1.2.4 Tình hình dân sinh, kinh tế
1.2.4.1 Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng dân số 136.296 người; trong đó nữ 69.782 người chiếm tỷ lệ 51,2% Không có người dân tộc thiểu số trong vùng Lao động trong độ
Trang 29tuổi chiếm 53% tổng dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 74% lao động tổng
số Trình độ học vấn và chất lượng lao động tuy đã được phổ cập tiểu học nhưng nhìn chung vẫn còn thấp Thu nhập và đời sống thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, bình
quân 16 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo chiếm hơn 15,5% số hộ (tính theo chuẩn nghèo mới); lao động thiếu việc làm, lao động nông nhàn vẫn còn phổ biến
1.2.4.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
- Sản xuất nông nghiệp:
Cơ cấu cây trồng điển hình trong vùng là cây lúa nước 3 vụ/năm Do thiếu nước tưới nên diện tích trồng lúa 1 vụ vẫn còn khá lớn, cây màu 1 vụ gồm ngô, sắn, mía, lạc, vừng, đậu, chủ yếu được trồng trong vụ Đông Xuân, khoảng tháng giêng khi có mưa Đây là thời điểm thuận lợi cho làm đất và gieo hạt Khả năng tưới là yếu tố chính để xác định cơ cấu cây trồng trong vùng Hệ số quay vòng đất sản xuất là 2,34 lần
Trang 30Theo số liệu thống kê từ Chi cục Thống kế tỉnh Bình Định, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp (diện tích canh tác) được tưới năm 2013 là 13.631 ha, trong đó diện tích lúa 5.658 ha, đất hoa màu 7.937 ha
Bảng 1.9 Cơ cấu cây trồng
TT Tên xã Lúa
(ha)
Màu (ha) Tổng Ngô Sắn Đậu Lạc Vừng Mía
Trang 31Bảng 1.10 Tổng hợp số lượng gia súc, gia cầm
TT Tên xã
Gia súc (con) Gia cầm
(con) Trâu, bò Lợn
Diện tích nuôi trồng thủy sản 500 ha nằm chủ yếu ở địa bàn 3 xã: Cát Minh, Mỹ Cát
và Mỹ Chánh, có chung đầm Đề Gi Hình thức nuôi trồng là bán thâm canh, chủ yếu
là tôm, cá Sản lượng thu hoạch nuôi trồng thủy sản trong năm ước đạt 459 tấn, gúp phần giải quyết công ăn việc làm và mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân
Đánh bắt thủy sản: Tổng số tàu thuyền 168 chiếc, trong đó đánh bắt xa bờ 39 chiếc, đánh bắt trong đầm Đề Gi là 129 chiếc, sản lượng đánh bắt 7.989 tấn
- Diêm nghiệp:
Diện tích sản xuất muối 60 ha, tổng sản lượng muối hạt 9.300 tấn Tuy nhiên trong những năm gần đây giá muối hạt ở mức thấp, không ổn định nên hiệu quả kinh tế
Trang 32mang lại là chưa cao Sản xuất muối hiện nay trên địa bàn vẫn chủ yếu theo kiểu thủ công truyền thống, sản lượng không cao, giỏ lại thấp vì vậy hiệu quả đem lại cho diêm dân không cao
Dịch vụ chủ yếu từ các cửa hàng thương mại nhỏ, lẻ tập trung chủ yếu tại các khu trung tâm của xã, thị trấn Trong vùng, dịch vụ vui chơi, giải trí phục vụ du lịch chưa được phát triển
1.2.5 Hiện trạng hệ thống thủy lợi trên lưu vực
Tính đến cuối năm 2014, trên lưu vực có 86 công trình cấp nước tưới Trong đó có 36
Hồ chứa, 46 đập dâng và 4 trạm bơm với tổng diện tích tưới thiết kế là 8.850 ha đất canh tác, ngoài ra còn một số công trình nhỏ khác người dân tự tạo ra để phục vụ tưới cho những vùng nhỏ, bị cô lập
36 hồ chứa dung tích thiết kế 84 triệu m3 nước, có nhiệm vụ tưới cho 7.260 ha, các đập dâng có nhiệm vụ tưới cho 1.420 ha và các trạm bơm còn lại tưới 170 ha Trên thực tế các công trình tưới được 8.124 ha
Phần lớn các công trình được xây dựng từ những thập niên 80, thi công trong điều kiện thiết bị thô sơ, kỹ thuật thi công kém, quá trình vận hành chưa hợp lý, chi phí di tu bảo dưỡng hàng năm còn thấp nên hiệu quả tưới của công trình chưa cao Tỷ lệ kiên cố hóa
Trang 33kênh mương còn thấp, chỉ mới có 338/1.100 km kênh mương được kiên cố hóa đạt tỷ
lệ 30% nên lượng nước tưới bị thất thoát nhiều, không đáp ứng yêu cầu tưới
Hình 1.3 Hệ thống công trình hồ chứa trên Lưu vực sông La Tinh
1.2.6 Hiện trạng quản lý và phân phối nguồn nước
1.2.6.1 Hiện trạng quản lý nguồn nước
Tỉnh Bình Định có bốn con sông lớn gồm sông Lại Giang, sông La Tinh, sông Kôn và sông Hà Thanh
Theo quy định tại Điều 3, Luật Tài nguyên nước năm 2012 thì việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản
lý theo địa bàn hành chính Tuy nhiên, cho đến nay, tỉnh Bình Định vẫn chưa thực hiện nghiên cứu lập quy hoạch quản lý và sử dụng nguồn nước cho riêng lưu vực sông La Tinh
Trang 34Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Bình Định năm 2006 (thực hiện năm 2006) và Rá soát Quy hoach Thủy lợi tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (thực hiện năm 2013) thì lưu vực sông La Tinh được chia thành hai phần: phía Bắc sông La Tinh thì gọi là tiểu vùng Bắc sông La Tinh, phía Nam sông La Tinh thì nhập vào chung với tiểu vùng Nam La Tinh – Bắc sông Kôn
Trên thực tế lưu vực sông La Tinh là lưu vực độc lập, phía Bắc giáp lưu vực Trà Ổ, phía Nam Giáp lưu vực sông Kôn, phía Đông giáp biển đông và phía Tây giáp với huyện Hoài Ân và huyện Vĩnh Thạnh Nguồn nước đến trên lưu vực sông La Tinh chủ yếu bắt nguồn từ các dãy núi cao trên lưu vực và không có nguồn nước từ lưu vực khác đổ về
Như vậy, trong tương lai tỉnh Bình Định cần xem xét, nghiên cứu lập quy hoạch quản
lý và sử dụng nguồn nước cho các lưu vực sông nói chung và sông La Tinh nói riêng
để thuận tiện cho việc quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững
1.2.6.2 Hiện trạng phân phối nguồn nước
Nguồn nước mặt trên lưu vực hiện nay chủ yếu phân bổ cho nông nghiệp Trong đó chủ yếu là tưới cho cây lúa, cây màu và một phần nhỏ dành cho nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi giai súc, gia cầm
Trên lưu vực chưa có nhà máy cấp nước tập trung, nước dành cho sinh hoạt và tiểu thủ công nghiệp là nước ngầm được khai thác bằng giếng khoan theo phương pháp truyền thống
Trong một vài năm trở lại đây, tình hình hạn hán làm suy giảm mực nước ngầm gây nên tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho một số địa phương trên lưu vực
1.3 Nhận xét, đánh giá
Qua kết quả nghiên cứu trong chương I chúng ta có thể nhận thấy rằng tài nguyên nước trên trái đất là vô cùng lớn Tuy nhiên lượng nước mà con người có thể sử dụng được cho sinh hoạt và phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho mỗi Quốc gia là vô cùng nhỏ và là nguồn tài nguyên có gới hạn
Trang 35Nước ta là nước có lượng dòng chảy đến hàng năm thuộc loại trung bình so với thế giới Tuy nhiên các con sông lớn như sông Hồng, sông Mê Công đều bắt nguồn từ các Quốc gia khác Điều này cho thấy việc chủ động nguồn nước để phát triển kinh tế
xã hội cho đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn và thách thức Đặc biệt là trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng trầm trọng hơn
Trên lưu vực nghiên cứu có số lượng công trình trữ nước nhiều nhưng dung tích trữ nước rất thấp Điều kiện địa hình của lưu vực sông La Tinh lại phân bố nhiều ở hai dạng: đồi núi dốc và đồng bằng, lưu vực có hình dạng như một thung lũng nên rất khó
để xây dựng những công trình có dung tích lớn để trữ nước trong mùa mưa và cấp nước trong mùa khô Vì vậy việc nghiên cứu tính toán lập kế hoạch quản lý và phân phối nguồn nước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng là rất cấp thiết
Qua những vấn đề trên có thể thấy rằng việc nghiên cứu tính toán, sử dụng nguồn nước hợp lý là vấn đề thật sự cấp thiết đối với tất cả các Quốc gia trên toàn thế giới chứ không riêng gì cho nước ta hay cho lưu vực đang nghiên cứu
Trang 36CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ PHÂN PHỐI NGUỒN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC
2.1 Quy hoạch và Phát triển kinh tế xã hội của vùng
Căn cứ chương trình Quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các xã trong vùng tập trung vào các mục tiêu phát triển sau:
Đẩy mạnh và phát triển sản xuất trên tất cả các lĩnh vực, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế toàn diện, thực hiện các chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp nông thôn; tập trung vào các cây trồng, con giống có giá trị kinh tế cao, xây dựng các cánh đồng >
50 triệu/ha; Phát triển nuôi trồng thuỷ sản với quy mô thích hợp trên cơ sở quy hoạch
và có kế hoạch phát triển cụ thể Ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, đáp ứng một phần yêu cầu xây dựng cơ bản, phục vụ sản xuất và phúc lợi xã hội
Sản xuất nông nghiệp toàn diện, trong đó trọng tâm là sản xuất lương thực đi đôi với phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của từng địa phương để phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo
2.1 1 Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp:
Chuyển mạnh cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng các vùng chuyên canh
có quy mô vừa và nhỏ, đáp ứng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Đa dạng hoá cây trồng phù hợp với đặc điểm của từng vùng sinh thái nông nghiệp Chuyển đất trồng lúa năng suất thấp, hiệu quả không cao sang trồng các loại cây màu
và cây công nghiệp ngắn ngày (CNNN) theo các mô hình xen canh, luân canh thích hợp; tổ chức sản xuất giống nguyên chủng và giống lúa cấp 1 đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất Khai thác hợp lý đất trống đồi trọc vào các mục tiêu nông, lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp, sử dụng có hiệu quả đất vườn nhà, đất dốc theo hướng mở rộng diện tích trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và trồng cây CN dài ngày (điều, dừa v.v ) Phấn đấu đến năm 2025 giảm diện tích trồng lúa nhưng vẫn bảo đảm sản lượng tăng, năng suất ở mức 55 - 60 tạ/ha; tăng diện tích cây ngô, cây CNNN như đậu phụng, cây bông vải, đưa năng suất cây ngô 65 tạ/ha, cây đậu phụng 23-25 tạ/ha
Trang 372.1 2 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản:
Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản mà trọng tâm là nuôi tôm thân thiện với môi trường theo hướng tận dụng diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thuỷ sản bằng các
kỹ thuật tiên tiến; quy hoạch cụ thể vùng nuôi tôm bảo đảm đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ công tác nuôi trồng như đường giao thông, xây dựng hệ thống ao đầm đúng kỹ thuật, hệ thống kênh trục cấp nước ngọt bổ sung để chủ động kiểm soát môi trường nước trong ao nuôi v.v mục tiêu trong vùng đưa 300 ha mặt nước vào nuôi tôm bán thâm canh có năng suất 3 - 4 tấn/ha/năm
Cải tạo và mở rộng diện tích ao nuôi hiện có trong các hộ gia đình, phát triển thêm diện tích ao nuôi ở những vùng gần nguồn nước, có điều kiện thích hợp để nuôi trồng thủy sản theo nhiều hình thức như thâm canh, quảng canh cải tiến, nuôi tự nhiên, nuôi
cá trong ruộng lúa…Áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi, đưa vào nuôi các loài cá nước ngọt có giá trị, cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện và hình thức nuôi nhằm tạo ra sản lượng hàng hoá, góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nhân dân địa phương và nâng cao thu nhập hộ gia đình Việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên cơ
sở các vùng nuôi không bị ô nhiễm
2.1.3 Công nghiệp - TTCN - ngành nghề nông thôn và thương mại - dịch vụ
Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện các chính sách ưu đãi
để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Việc phát triển các khu công nghiệp gắn với quy hoạch cơ cấu lao động của vùng, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động, giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp
Việc phát triển TTCN – ngành nghề nông thôn và thương mại – dịch vụ trong thời gian đến phải gắn với quy hoạch phát triển CN – TTCN và thương mại của vùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân trên địa bàn Trên cơ sở đó, định hướng phát triển cần tập trung vào một số ngành nghề, dịch vụ có lợi thế để phát triển, cụ thể như sau:
- Đối với TTCN và ngành nghề nông thôn: Tổ chức đào tạo nghề cho những lao động phổ thông như sản xuất đồ gỗ, may mặc Phát triển những ngành nghề truyền thống
Trang 38- Đối với dịch vụ - thương mại nông thôn: Ưu tiên phát triển các dịch vụ thương mại tại khu trung tâm xã, đường liên xã, đường liên thôn, đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại thôn Hội Sơn
2.2 Hiện trạng phát triển thủy lợi
Tính đến cuối năm 2014, trên lưu vực có 86 công trình cấp nước tưới Trong đó có 36
Hồ chứa, 46 đập dâng và 4 trạm bơm với tổng diện tích tưới thiết kế là 8.850 ha đất
canh tác, trên thực tế các công trình tưới được 8.124 ha Còn lại 726 ha chưa tưới được
do hạn chế về nguồn nước
Trong 36 công trình hồ chứa thì:
+ Hồ Hội Sơn có dung tích lớn nhất với 45,6 triệu m3 nước làm nhiệm vụ cấp nước cho 198 ha đất canh tác thuộc xã Cát Sơn, huyện Phù Cát và tiếp nước cho đập Cây Gai, Cây Ké tưới cho 3.302 ha đất canh tác thuộc các xã Cát Lâm, Cát Hanh, Cát Tài huyện Phù Cát, Mỹ Hiệp, Mỹ Tài, Mỹ Cát, Mỹ Chánh huyện Phù Mỹ
+ Có 5 hồ chứa có dung tích từ 2,5 đến 5 triệu m3 nước là: hồ Hội Khánh, Diêm Tiêu, Trinh Vân, Đại Sơn và Suối Tre được thiết kế tưới cho 1.960 ha đất canh tác, thực tế tưới được 1.821 ha
+ Còn lại 30 hồ chứa với dung tích nhỏ hơn 1 triệu m3 nước được thiết kế tưới cho 1.745 ha đất canh tác, thực tế tưới được 1.568 ha
04 trạm bơm được thiết kế tưới cho 170 ha đất canh tác, trên thực tế tưới được 157 ha
44 đập dâng (46 đập dâng nhưng trừ đập Cây Gai và Cây Ké nằm trong hệ hống hồ Hội Sơn, đập Cây Gai và Cây Ké) được thiết kế tưới cho 1.420 ha đất canh tác, thực tế tưới được cho 1.222 ha
Trong vùng hiện tại chưa có công trình cấp nước sinh hoạt Nguồn nước sinh hoạt được khai thác từ nước ngầm bằng giếng khoan
Phần lớn các công trình được xây dựng từ những thập niên 80, thi công trong điều kiện thiết bị thô sơ, kỹ thuật thi công kém, quá trình vận hành chưa hợp lý, chi phí di tu bảo dưỡng hàng năm còn thấp nên hiệu quả tưới của công trình chưa cao
Trang 392.3 Đặc trưng thủy văn và nguồn nước
2.3.1 Mạng lưới sông ngòi
Lưu vực sông La Tinh được hình thành từ hệ thống các sông suối nhỏ gồm các sông suối sau:
- Dòng chính sông La Tinh: bắt nguồn từ vùng núi cao 600-700m, ranh giới của các huyện Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Phù Mỹ, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam thuộc địa phận huyện Phù Cát, đến ngả ba hợp lưu với suối Bà Lễ sông chuyển hướng Đông
- Đông bắc đổ ra đầm nước Ngọt; diện tích lưu vực dòng chính sông La Tinh tính đến đầm Nước Ngọt là 246 km2, chiếm 43,5% diện tích toàn lưu vực
- Sông Kiều Duyên: là nhánh phía tả sông La Tinh, bắt nguồn từ các suối nhỏ của các
khu vực núi thấp của xã Mỹ Phong, Mỹ Trinh huyện Phù Mỹ, sau khi qua Thị trấn Phù
Mỹ, chảy theo hướng Băc - Nam, nhập lưu vào sông La Tinh tại núi Chùa, chiều dài khoảng 20km; diện tích lưu vực 183 km2
- Sông Cạn: là một phân lưu của sông La Tinh, được nối thông nhau qua một kênh dẫn
tự nhiên, diện tập trung nước vào sông này gồm các xã phía Bắc lưu vực, diện tích lưu vực 61 km2
- Sông Đức Phổ: là một nhánh nhỏ phía nam dòng chính và chảy vào đầm nước Ngọt,
sự liên hệ về dòng chảy với sông chính La Tinh chỉ thể hiện rõ trong mùa lũ và khi nước sông La Tinh tràn bờ, diện tích lưu vực 66 km2
Trang 40Sự phân bố không đều dòng chảy các tháng trong năm là đặc trưng của sông suối miền Trung, dòng chảy chia làm hai mùa, mùa kiệt và mùa lũ
Mùa kiệt kéo dài từ tháng I đến tháng IX chiếm khoảng 30% tổng lượng dòng chảy năm; trong mùa kiệt có một đỉnh lũ do mưa tháng 5 gây ra gọi là lũ Tiểu mãn Trong mùa có hai thời kỳ lượng dòng chảy nhỏ là các tháng III, IV và VII, IIX
Mùa lũ thường xuất hiện chậm hơn mùa mưa 1 tháng và bắt đầu từ tháng IX kết thúc vào tháng XII, chiếm khoảng 70% tổng lượng dòng chảy năm, tập trung chủ yếu vào 2 tháng X, XI; dòng chảy lũ có cường suất mực nước cao, nước tràn bờ gây ngập lụt vùng hạ du và những vùng trũng ven sông, gây xói lở bờ sông
2.3.2 Tính toán dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm ứng với tần suất 85% cho toàn bộ lưu vực sông La Tinh
Lưu vực nghiên cứu không có trạm đo đạc thủy văn nên việc xác định dòng chảy phải dùng các công thức kinh nghiệm tính từ mưa Dùng quan hệ Y=F(x) các trạm thuỷ văn trong vùng
2.3.2.1 Chuẩn dòng chảy năm
Quan hệ mưa năm và dòng chảy năm: Qua số liệu thực đo tại các trạm vùng nghiên cứu cho thấy quan hệ giữa mưa năm và dòng chảy năm tại vùng Quảng Ngãi, Bình Định là Yo = 0,888Xo - 664 với quan hệ tương đối chặt chẽ thể hiện ở quan hệ dưới đây:
Hình 2.1 Biểu đồ quan hệ mưa dòng chảy vùng Quãng Ngãi - Bình Định
Quan h ệ Y~ X vùng Quảng Ngãi - Bình Định