Trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại các vùng ven biển như thành phố Hải Phòng hiện nay thì việc nghiên cứu cấu trúc nền lại càng cần thiết.. Sự biến đổi khí hậu và mực
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT -
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Tô Xuân Vu
HÀ NỘI – 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Đức Vương
Trang 4iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ vi
CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Nội dung nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
8 Cơ sở tài liệu của luận văn 4
9 Cấu trúc của luận văn 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất công trình khu vực Thành phố Hải Phòng 6
1.2 Khái niệm chung về cấu trúc nền 8
1.3 Các yếu tố cấu trúc nền chủ yếu và ảnh hưởng của chúng tới hoạt động xây dựng công trình 9
1.3.1 Yếu tố địa tầng 9
1.3.2 Yếu tố tính chất cơ lý của đất đá 10
1.3.3 Yếu tố nước dưới đất 11
1.3.4 Yếu tố công trình 12
1.4 Phương pháp phân vùng cấu trúc nền 12
1.4.1 Phương pháp phân vùng cấu trúc nền theo mục đích chung 12
Trang 5iv
1.4.2 Phương pháp phân vùng cấu trúc nền theo mục đích chuyên môn 13
1.5 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đến môi trường địa chất tự nhiên 14
1.5.1 Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng 14
1.5.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng 17
1.6 Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đô thị Thành phố Hải Phòng 21
1.6.1 Về không gian đô thị 21
1.6.2 Sử dụng đất đai 22
1.6.3 Phát triển hạ tầng kỹ thuật 22
CHƯƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 26
2.1.Vị trí địa lý 26
2.2 Đặc điểm địa hình 27
2.3 Đặc điểm thủy, hải văn 28
2.3.1 Thủy văn 28
2.3.2 Hải văn 29
2.4 Chế độ khí hậu 31
2.5 Cấu trúc địa chất 33
2.5.1 Địa tầng 33
2.5.2 Kiến tạo 36
2.6 Đặc điểm địa chất thủy văn 36
2.6.1 Nước khe nứt 37
2.6.2 Nước lỗ hổng 37
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU VỰC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 39
Trang 6v
3.1 Kết quả nghiên cứu địa chất công trình khu vực đô thị Thành phố Hải Phòng theo tài liệu bản đồ địa chất công trình Thành phố Hải Phòng tỷ lệ
1/50.000 39
3.1.1 Địa tầng và tính chất cơ lý 39
3.1.2 Đặc điểm địa chất thủy văn 49
3.1.3 Các hiện tượng địa chất động lực 52
3.1.4 Vật liệu xây dựng 54
3.2 Chính xác hóa điều kiện địa chất công trình khu vực đô thị Thành phố Hải Phòng từ các tài liệu nghiên cứu bổ sung 56
3.3 Hệ thống hóa phân loại đất đá khu vực đô thị Thành phố Hải Phòng theo quan điểm địa chất công trình 76
CHƯƠNG 4: PHÂN VÙNG CẤU TRÚC NỀN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 79
4.1 Phân chia cấu trúc nền 79
4.1.1 Mục đích phân chia cấu trúc nền 79
4.1.2 Cơ sở phân chia cấu trúc nền 79
4.1.3 Nguyên tắc phân chia cấu trúc nền 80
4.1.4 Kết quả phân chia cấu trúc nền đô thị thành phố Hải Phòng 81
4.2 Phân vùng cấu trúc nền 90
4.2.1 Phương pháp phân vùng 90
4.2.2 Biểu thị các đơn vị phân vùng cấu trúc nền 94
4.2.3 Kiến nghị quy hoạch xây dựng trong các vùng 94
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 73
tb2 ……… 40 Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học amQ23 tb1 ….42 Bảng 3.3 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học amQ13vp2 ….43 Bảng 3.4 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học ambQ2
3
tb2 45 Bảng 3.5 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học mbQ2
1-2
hh1…46 Bảng 3.6 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học mQ23tb2…….47 Bảng 3.7.Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học mQ2
1-2
hh2… 48 Bảng3.8 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học aQ2
3
tb2
……….59 Bảng 3.9 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học aQ 1
2-3
hn… 60 Bảng 3.10 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học amQ2
3
tb1 61 Bảng 3.11 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học amQ13vp2…63
Bảng 3.12 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học amQ13vp1
……….64 Bảng 3.13.Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học am Q1
2 - 3
hn
……….65 Bảng 3.14 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học ambQ2
3
tb2 67
Trang 8vii
Bảng 3.15 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học mbQ2
1-2
hh1 68
Bảng 3.16 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học mQ2 3 tb2… 69
Bảng 3.17 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học mQ21-2hh2…71 Bảng 3.18 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học edQ……….72
Bảng 3.19.Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học N2vb………73
Bảng 3.20.Đặc điểm thành phần thạch học của phức hệ thạch học D3đs……….74
Bảng 3.21 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học D3đs………74
Bảng 3.22.Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học S2-D1xs……75
Bảng 4.1 Dạng cấu trúc nền II.1A 84
Bảng 4.2 Dạng cấu trúc nền II.1B 85
Bảng 4.3 Dạng cấu trúc nền II.1C 86
Bảng 4.4 Dạng cấu trúc nền II.2A 87
Bảng 4.5 Dạng cấu trúc nền II.2B 88
Bảng 4.6 :Dạng cấu trúc nền II.2C 89
Hình 2.1 Biểu đồ số ngày nắng nóng vùng đồng bằng Bắc Bộ qua các năm 1961-2007 32
Hình 4.1:Sơ đồ các kiểu cấu trúc nền 81
Hình 4.2: Hình trụ hố khoanđặc trưng cấu trúc nền kiểu I 82
Hình 4.3: Hình trụ hố khoanđặc trưng cấu trúc nền kiểu II 83
Trang 9viii
CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO
1 Phụ lục 1: Bản đồ địa hình đô thị Thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000
2 Phụ lục 2: Bản đồ địa chất đô thị Thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000
3 Phụ lục 3: Bản đồ địa chất công trình đô thị Thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000
4 Phụ lục 4:Bản đồ phân vùng cấu trúc nền đô thị Thành phố Hải Phòng
tỷ lệ 1/50.000
Trang 10ix
Trang 111
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, là trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong hai trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, các khu công nghiệp, các cụm dân cư, các khu đô thị đang mọc lên nhanh chóng Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thành phố, việc quy hoạch phát triển chưa thực sự bền vững Hơn thế, nguy cơ phát triển không bền vững có thể xảy ra càng cao do ảnh hưởng của yếu tố thiên nhiên như biến đổi khí hậu, mực nước biển đang dâng cao, lũ lụt, bão
Trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong công tác quy hoạch xây dựng nói riêng thì đặc điểm cấu trúc nền công trình là yếu tố cực kỳ quan trọng, mang tính định hướng trong công tác quy hoạch xây dựng và các giải pháp nền móng Nó làm nền tảng quyết định nơi đặt công trình, loại công trình, quy mô, kết cấu, kiến trúc của các công trình dân dụng
và công nghiệp, giao thông, thủy lợi, và các công trình đặc biệt khác Trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại các vùng ven biển như thành phố Hải Phòng hiện nay thì việc nghiên cứu cấu trúc nền lại càng cần thiết Sự biến đổi khí hậu và mực nước biển đang dâng cao có thể làm cấu trúc nền địa chất thay đổi theo không gian và thời gian dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến các công trình hiện có, và làm cho công tác quy hoạch xây dựng, phát triển bền vững kinh tế xã-hội gặp nhiều khó khăn
Với vấn đề đặt ra như vậy, đề tài: “Nghiên cứu phân vùng cấu trúc nền phục vụ quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội đô thị thành phố Hải Phòng” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng
Trang 122
2 Mục tiêu của đề tài
Làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình và phân vùng cấu trúc nền thiên nhiên phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội khu vực đô thị Thành phố Hải Phòng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm cấu trúc địa chất và các tính chất địa chất công trình các loại đất đá khu vực đô thị Thành phố Hải Phòng;
- Phạm vi nghiên cứu: Môi trường địa chất, nơi xảy ra quan hệ tương tác với các công trình xây dựng thuộc không gian quy hoạch đô thị Thành phố Hải Phòng
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Phân tích, đánh giá làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình đô thị Thành phố Hải Phòng;
- Nghiên cứu định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đô thị Thành phố Hải Phòng trong tương lai;
- Lựa chọn phương pháp phân vùng cấu trúc nền để thành lập bản đồ phân vùng cấu trúc nền đô thị Thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000 theo hướng quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội, trong điều kiện chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
5 Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện những nhiệm vụ đã nêu, cần nghiên cứu các nội dung sau:
- Phân tích tổng quan về lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất công trình khu vực, ảnh hưởng của chế độ khí hậu đến môi trường địa chất tự nhiên và công tác quy hoạch, phát triển bền vững kinh tế - xã hội, các phương pháp phân vùng cấu trúc nền phục vụ quy hoạch, khai thác kinh tế lãnh thổ;
- Nghiên cứu đặc điểm địa hình, địa mạo, kiến tạo, địa chất, địa chất thủy
Trang 133
văn, địa chất công trình của khu vực Thành phố Hải Phòng;
- Đánh giá hiện trạng xây dựng và định hướng quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội khu vực đô thị Thành phố Hải Phòng;
- Nghiên cứu các yếu tố hình thành cấu trúc nền, cơ sở phân vùng cấu trúc nền phục vụ quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội;
- Lựa chọn phương pháp phân vùng cấu trúc nền đất phục vụ quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội đô thị Thành phố Hải Phòng trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
- Xây dựng cơ sở khoa học để quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
6 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và nội dung nghiên cứu đặt ra, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
- Phương pháp tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu: thu thập, hệ thống và lưu phân tích các tài liệu nhằm tìm ra quy luật trong các nội dung nghiên cứu
- Phương pháp phân tích hệ thống: làm sáng tỏ quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc nền đất và công tác quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
- Phương pháp địa chất: nghiên cứu điều kiện địa chất, địa chất công trình khu vực đô thị Thành phố Hải Phòng
- Phương pháp thống kê toán học: xử lý số liệu, xác định giá trị đặc trưng của các yếu tố cấu trúc nền
- Phương pháp số hóa: thành lập bản đồ phân vùng cấu trúc nền khu vực
đô thị Thành phố Hải Phòng
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép hiểu được đầy đủ đặc điểm cấu trúc nền địa chất đô thị thành phố Hải Phòng từ đó định hướng cho công tác
Trang 144
quy hoạch xây dựng hợp lý, phát triển bền vững kinh tế - xã hội khu vực
- Hướng nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng nghiên cứu cho các
đô thị ven biển khác đã và đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
8 Cơ sở tài liệu của luận văn
- Các tài liệu nghiên cứu bước đầu thuộc chương trình nghiên cứu điều kiện địa chất công trình vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ
- Báo cáo điều tra địa chất đô thị Hải Phòng, các bản đồ địa hình, địa chất, địa chất công trình thành phố Hải Phòng đã được lập
- Các tài liệu quy hoạch của thành phố Hải Phòng
- Các tài liệu khảo sát địa chất công trình thuộc thành phố Hải Phòng
9 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có 4 chương, được trình bày trong 103 trang bao gồm cả phần mở đầu và kết luận Mục lục và danh mục các bảng biểu và danh mục các hình vẽ được trình bày trong các phụ trang riêng
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với TS Tô Xuân Vu - Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và cung cấp nhiều tài liệu tham khảo có ích cho Tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn
Tác giả cũng xin được chân thành cảm ơn các toàn thể các Thầy, Cô giáo trong bộ môn Địa chất công trình, Phòng Đào tạo Đại học và Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất đã tạo điều kiện giảng dạy, giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình học tập tại trường
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm thông tin và lưu trữ địa chất, và các Công ty tư vấn xây dựng, các anh chị học viên lớp Cao học Địa chất công trình – khóa 23 đã cung cấp tài liệu, phương tiện và giúp đỡ Tác giả rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn
Trang 155
Trong quá trình thực hiện luận văn, Tác giả cũng đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, phục vụ rất nhiều trong công việc cũng như chuyên môn của mình
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 166
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất công trình khu vực Thành phố Hải Phòng
Ở Việt Nam, bên cạnh những kết quả nghiên cứu lập bản đồ địa chất tỷ
lệ 1: 500.000, 1: 200.000, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về địa chất vùng ven biển nói chung và vùng ven biển Bắc Bộ nói riêng được công bố Đáng chú ý là những kết quả nghiên cứu của Bộ Công nghiệp, của Liên đoàn Địa chất Biển thuộc chương trình nghiên cứu biển (đề tài KC-09) Những nghiên cứu của Bộ Công nghiệp ở vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ tập trung vào phần trầm tích Đệ Tứ như thành lập bản đồ địa chất Đệ Tứ vùng Hải Phòng, Thái Bình - Nam Định tỷ lệ 1/50.000, bản đồ trầm tích và thạch động lực biển ven bờ Đồ Sơn - Móng Cái tỷ lệ 1/500.000 Những nghiên cứu của Liên đoàn Địa chất Biển đã làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc địa chất vùng ven biển và ven bờ Việt Nam trong điều kiện chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, làm rõ một số đặc điểm địa chất môi trường như ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường trầm tích đáy biển và các tai biến địa chất liên quan đến nước biển dâng cao, trượt lở, xói lở - bồi tụ, lũ lụt, nhiễm mặn, sóng cát di động, Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác Nhìn chung, các nghiên cứu về địa chất vùng ven biển Việt Nam, trong
đó có vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ đã cung cấp hệ thống tài liệu khá chi tiết và đầy đủ về đặc điểm địa mạo, địa tầng, kiến tạo của vùng, làm cơ sở cho nghiên cứu trong những lĩnh vực chuyên sâu
Bên cạnh những nghiên cứu về địa chất chung, hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu chi tiết và theo một hệ thống về điều kiện địa chất công trình vùng ven biển Bắc Bộ, nhưng đã có nhiều công trình nghiên cứu có ý nghĩa lớn, và đặt nền móng cho các nghiên cứu sau này Đầu tiên phải kể đến
Trang 177
là bài “Đặc điểm nghiên cứu địa chất công trình vùng trầm tích ven biển của đồng bằng Bắc Bộ” của Nguyễn Kim Cương, 1964 Bài viết đã nêu lên được những đặc điểm địa chất công trình trầm tích ven biển đồng bằng Bắc Bộ, bước đầu đã đánh giá được khả năng sử dụng chúng trong công tác xây dựng
Năm 1971, Bài viết “Vài nét về địa chất công trình đồng bằng Bắc Bộ” của Vũ Văn Bằng đã phân chia đồng bằng Bắc Bộ ra làm 3 khu địa chất công trình gồm có nhiều khoảng khác nhau để giúp cho việc chọn địa điểm khảo sát bước đầu
Cũng vào năm 1971, Lê Huy Hoàng cũng có bài viết: “ Đặc điểm địa chất công trình của đất sét ở rìa bắc đồng bằng Bắc Bộ” đã nêu lên một số nét chung về địa chất công trình, sơ lược các chỉ tiêu cơ lý của đất loại sét ở rìa bắc đồng bằng Bắc Bộ
Vào năm 1983 Trần Văn Hoàng, Nguyễn Quốc Thành và Nguyễn Thu Hồng có công trình nghiên cứu : “Sơ bộ phân vùng và đánh giá điều kiện địa chất công trình miền bắc Việt Nam” Công trình nghiên cứu đã chỉ ra được bảng sơ bộ phân vùng điều kiện địa chất công trình miền bắc Việt Nam với 5 vùng khác nhau, dựa vào các yếu tố của điều kiện địa chất công trình và đã khái quát được các cấp phức tạp của điều kiện địa chất công trình của từng vùng
Năm 1985, Lê Huy Hoàng đã viết bài: “Sự hình thành tính chất địa chất công trình của đất loại sét ven biển Bắc Bộ” Bài viết đã chỉ ra rằng sự hình thành tính chất cơ lý của đất loại sét biểu hiện tính quy luật phụ thuộc vào các giai đoạn tạo đá
Các nghiên cứu về bản đồ địa chất thủy văn, địa chất công trình vùng ven biển Việt Nam nói chung, ven biển Bắc Bộ nói riêng, của các đoàn Điều tra tài nguyên nước mới chỉ tiến hành chủ yếu ở tỷ lệ nhỏ, mang tính khái quát và còn rời rạc như: Nghiên cứu lập bản đồ địa chất thủy văn, địa chất
Trang 188
công trình tỷ lệ 1/200.000 vùng Hòn Gai - Móng Cái, Hải Phòng - Nam Định
và Ninh Bình, còn tỷ lệ lớn 1/50.000 mới có ở vùng Hòn Gai, Cẩm Phả, Hải Phòng
Như vậy, lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất công trình khu vực ven biển Bắc Bộ nói chung, khu vực Thành phố Hải Phòng nói riêng, nhất là về địa chất công trình mới trải qua được một thời gian ngắn, mức độ chi tiết vẫn còn hạn chế Cần thiết phải có những công trình nghiên cứu sâu hơn và chi tiết hơn, có ứng dụng thực tế hơn góp phần quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội
1.2 Khái niệm chung về cấu trúc nền
Trong địa chất, khái niệm cấu trúc bao gồm cả ý nghĩa nội dung địa tầng và cấu tạo địa chất Ở Việt Nam, các nghiên cứu về cấu trúc nền trước hết phải kể đến là “ Về việc phân loại và thành lập bản đồ cấu trúc nền các công trình xây dựng ở Việt Nam” của Nguyễn Thanh (1984) Theo định nghĩa của tác giả: cấu trúc nền công trình là tầng đất được sử dụng làm nền cho công trình xây dựng, được đặc trưng bằng những quy luật phân bố theo chiều sâu các thành tạo đất đá có liên kết kiến trúc, nguồn gốc, tuổi, thành phần, cấu trúc, bề dày, trạng thái và tính chất địa chất công trình không giống nhau Nguyên tắc phân chia dựa vào tổ hợp các lớp đất đá khác nhau hình thành nên các đơn vị cấu trúc nền với 5 mức cấu trúc khác nhau
Theo tác giả Phạm Văn Tỵ (1999) thì cấu trúc nền được hiểu là quan hệ sắp xếp không gian của các thể địa chất (yếu tố, lớp đất) cấu tạo nền đất, số lượng, đặc điểm, hình dạng, kích thước, thành phần, trạng thái và tính chất của các yếu tố cấu thành này
Theo tác giả Nguyễn Huy Phương (2004), cấu trúc nền theo nghĩa hẹp đối với công trình cụ thể là quan hệ sắp xếp không gian của các lớp đất đá, được đặc trưng bởi số lượng các lớp đất nền, nguồn gốc và tuổi của chúng, sự
Trang 199
phân bố trong không gian, chiều sâu, bề dày, đặc điểm, thành phần, kiến trúc, cấu tạo, trạng thái và tính chất cơ lý của chúng nằm trong vùng tương tác với công trình
Theo tác giả Lê Trọng Thắng trong luận án tiến sĩ “ Nghiên cứu các kiểu cấu trúc nền đất yếu khu vực Hà Nội và đánh giá khả năng sử dụng chúng trong xây dựng” đã quan niệm cấu trúc nền là phần tương tác giữa công trình và môi trường địa chất, được xác định bởi quy luật phân bố trong không gian, khả năng biến đổi theo thời gian của các thành tạo đất đá, có tính chất địa chất công trình xác định, diễn ra trong vùng ảnh hưởng của công trình
Như vậy, cấu trúc nền phản ánh đầy đủ mối quan hệ địa tầng với các thành tạo đất đá; kết quả tương tác giữa các yếu tố công trình - cấu trúc nền và môi trường địa chất, mỗi lớp đất đá đóng vai trò nhất định trong cấu trúc nền
và được đặc trưng bởi thành phần, kiến trúc, cấu tạo, trạng thái và tính chất riêng biệt Về mặt không gian, cấu trúc nền công trình được giới hạn bởi phạm vi ảnh hưởng của công trình theo các chiều, chủ yếu là chiều sâu, ranh giới vùng ảnh hưởng và do đó cũng là ranh giới cấu trúc nền công trình cũng được xác định trên quy mô và cấu trúc nền cụ thể Vì vậy, tùy theo từng khu vực nghiên cứu, tùy mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu mà xác lập chiều sâu cần đạt đến để phân chia các kiểu cấu trúc nền khác nhau
1.3 Các yếu tố cấu trúc nền chủ yếu và ảnh hưởng của chúng tới hoạt động xây dựng công trình
Khi nghiên cứu cấu trúc nền, cần phải nghiên cứu các đặc điểm của các yếu tố cấu trúc nền và ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động xây dựng công trình Cấu trúc nền công trình gồm có các yếu tố sau:
1.3.1 Yếu tố địa tầng
Địa tầng phản ánh các đặc điểm về vị trí phân bố, biến đổi không gian
Trang 2010
của các lớp đất đá trong cấu trúc nền
Thành phần đất đá là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các yếu tố của địa tầng, chúng tham gia vào cấu trúc địa chất lãnh thổ, có ý nghĩa xác định đối với đặc điểm địa hình của một khu vực, liên quan đến điều kiện phát sinh
và phát triển của các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình, đặc điểm phân bố và khả năng chứa nước dưới đất cũng như đặc điểm của các mỏ khoáng sản Trong xây dựng, đất đá được sử dụng làm nền thiên nhiên, làm môi trường và vật liệu xây dựng Thành phần đất đá còn ảnh hưởng đến trạng thái, kiến trúc, cấu tạo và các tính chất cơ lý của đất đá
Sự biến đổi bề dày và đặc tính bất đồng nhất về địa tầng của cấu trúc nền đất sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình làm việc giữa công trình và nền đất Chúng đóng vai trò quyết định đến khả năng truyền tải trọng của công trình
Cụ thể, nếu nền đất có lớp đất yếu bề dày và sự biến đổi bề dày lớn, thì khi xây dựng công trình trên nền đất yếu mà không xử lý có thể xảy ra hiện tượng lún, lún không đều lớn, bùng nền, trượt lở thành hố móng…kết quả làm ảnh hưởng đến sự ổn định và khả năng sử dụng của công trình
Như vậy khi nghiên cứu yếu tố địa tầng, chúng ta đã điển hình hóa cấu trúc nền từ thành phần đất đá, phạm vi phân bố, chiều dày và sự biến đổi theo không gian và thời gian của các lớp đất đá trong cấu trúc nền Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chọn nơi đặt móng, chọn lớp và chiều sâu đặt móng của các công trình và các biện pháp xử lý nền móng thích hợp nếu cần
1.3.2 Yếu tố tính chất cơ lý của đất đá
Tính chất cơ lý được hình thành trong suốt quá trình thành tạo và tồn tại của đất đá trong môi trường địa chất Chúng phụ thuộc vào nguồn gốc, tuổi địa chất, thành phần vật chất, điều kiện tồn tại và biến đổi về sau Tính chất
cơ lý của đất đá gồm có tính chất cơ học và vật lý của đất đá
Tính chất cơ học của đất đá quyết định đến tính chất của chúng khi chịu
Trang 2111
tác dụng của các lực ngoài, thể hiện chủ yếu ở độ bền, tính biến dạng và sự nhạy cảm của đất đá trước các tác động bên ngoài Để đánh giá tính biến dạng của đất người ta dùng chỉ tiêu về tính nén lún của đất, còn để đánh giá về độ bền thì dùng các chỉ tiêu về sức chống cắt của đất
Các chỉ tiêu về nén lún (tính biến dạng lún) của đất đá được dùng để tính toán độ lún công trình, xác định độ ổn định của đất dưới móng công trình, còn khi thiết kế móng thì cho phép tận dụng tới mức tối đa khả năng chịu tải của đất đá
Các chỉ tiêu về sức chống cắt (độ bền) cho phép thiết kế hợp lý nhất độ nghiêng của mái dốc đê, đập, đường đắp, đường đào, bờ mỏ,… Xác định sự
ổn định của các sườn dốc, các khối trượt, trị số áp lực lên tường chắn, các công trình ngầm,…
Tính chất vật lý của đất được đặc trưng bằng các chỉ tiêu vật lý như độ
ẩm tự nhiên, khối lượng riêng, khối lượng thể tích, khối lượng thể tích khô,
độ lỗ rỗng, hệ số rỗng Khi các chỉ tiêu này thay đổi thì dẫn đến các tính chất của đất thay đổi
1.3.3 Yếu tố nước dưới đất
Phản ánh sự có mặt và ảnh hưởng của nước dưới đất đối với cấu trúc nền tùy trường hợp cụ thể, nước dưới đất trong nên đất có thể gây ra các vấn
đề về ăn mòn vật liệu đối với công trình xây dựng, khả năng ngập úng khi xây dựng công trình, làm giảm khối lượng thể tích của đất đá, thay đổi trạng thái của đất và làm do đó làm thay đổi một số chỉ tiêu cơ lý quan trọng của đất nền, gây ra quá trình biến dạng đất đá do thay đổi áp lực nước lỗ rỗng Điều này không chỉ có ý nghĩa khi chọn sơ đồ tính toán nền, mà còn cho phép dự báo được các biến đổi diễn ra trong cấu trúc nền khi có sự thay đổi của môi trường địa chất
Nước trong cấu trúc nền và nước tồn tại trong môi trường địa chất là
Trang 2212
một thể thống nhất Bởi vậy sự thay đổi các điều kiện địa chất thủy văn của môi trường địa chất đều dẫn đến hạng loạt các biến đổi khác, làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của công trình trên cấu trúc nền
1.3.4 Yếu tố công trình
Yếu tố công trình trước hết có ý nghĩa xác định giới hạn của cấu trúc nền đất yếu Quy mô và đặc tính tác động của công trình cũng gây nên những đặc tính và khả năng biến dạng khác nhau của cấu trúc nền Những công trình
có tải trọng lớn khi xây dựng trên nền đất đá có cấu trúc nền đất yếu có thể gây biến dạng lún, ảnh hưởng tới sự ổn định của công trình Hay các công trình đã được xây dựng, trong một thời gian dài, dưới tác dụng của tải trọng, đất đá có thể được nén chặt lại và làm tăng cường độ đất so với trạng thái tự nhiên ban đầu khi chưa xây dựng công trình Như vậy, sẽ làm ảnh hưởng đến tính chất xây dựng của đất
1.4 Phương pháp phân vùng cấu trúc nền
Trong nghiên cứu địa chất công trình, phân vùng cấu trúc nền để phục
vụ các mục đích chung hay chuyên môn, nhằm phân chia khu vực nghiên cứu
ra làm các vùng cấu trúc nền, mà trong một vùng có những đặc điểm cấu trúc nền, và các tiêu chuẩn riêng giống nhau tùy vào mục đích nghiên cứu của mình Do vậy, có thể nói rằng dựa vào mục đích nghiên cứu mà có rất nhiều phương pháp phân vùng cấu trúc nền khác nhau
1.4.1 Phương pháp phân vùng cấu trúc nền theo mục đích chung
Theo phương pháp này thì có thể đựa vào một hay một vài yếu tố cấu trúc nền nổi bật nào đó để làm cơ sở phân vùng hoặc lấy tổng hợp các yếu tố cấu trúc nền làm cơ sở để phân vùng
Phương pháp phân vùng cấu trúc nền này thường thành lập với tỷ lệ khác nhau Kết quả phân vùng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích
Trang 2313
1.4.2 Phương pháp phân vùng cấu trúc nền theo mục đích chuyên môn
Trên thực tế, tùy từng trường hợp cụ thể mà phân vùng theo mục đích chuyên môn có thể thực hiện theo các cách khác nhau:
- Phân vùng cấu trúc nền phục vụ quy hoạch xây dựng các dạng công trình chung tức là phân ra các vùng cấu trúc nền khác nhau, từ đó đánh giá khả năng xây dựng của cấu trúc nền đó cho các dạng xây dựng, đáp ứng các yêu cầu chung khi lập quy hoạch xây dựng
- Phân vùng cấu trúc nền phục vụ cho một dạng công trình cụ thể, bao gồm nhiều dạng công trình, sau đây là phương pháp phân vùng một vài dạng công trình chính:
+ Phân vùng cấu trúc nền phục vụ cho việc xây dựng công trình ngầm: Hiện nay có rất nhiều loại công trình ngầm thủy điện, công trình ngầm đường giao thông, tầng hầm xây dựng Các dạng công trình ngầm này thường là những dạng công trình phức tạp và quan trọng nên cần phải nghiên cứu kỹ đặc điểm cấu trúc nền của chúng như: chiều sâu ảnh hưởng của công trình ngầm tới đất đá, áp lực đất đá xung quanh vỏ công trình ngầm, các loại đất yếu mà công trình ngầm đi qua
+ Phân vùng cấu trúc nền phục vụ cho việc xây dựng tuyến đường giao thông: Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, việc liên kết, trao đổi hàng hóa giữa các khu kinh tế với nhau cần phải đảm bảo liên tục và nhanh chóng
Do đó các công trình giao thông cũng cần phải phát triển theo
Khi xây dựng các công trình đường bộ giao thông vùng đồng bằng, cần phải nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền của chúng, chủ yếu là từ 0-10m, thậm chí là 15m do chiều dày lớp đất yếu lớn Một trong những trở ngại lớn khi xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam là nhiều khu vực tồn tại đất yếu với chiều dày lớn và các chỉ tiêu cơ học của chúng biến đổi vô cùng phức tạp Do vậy việc phân vùng cấu trúc nền đất phục vụ cho việc xây dựng các công trình
Trang 2414
giao thông là cần thiết Việc phân vùng này phải chỉ ra được các vùng có chiều dày đất yếu, các loại đất yếu nào cũng như đánh giá sơ bộ phương án xử
lý nền khi xây dựng công trình
Khi xây dựng các công trình đường giao thông qua đồi núi, phương pháp phân vùng chủ yếu dựa vào yếu tố cấu tạo địa chất các sườn dốc nơi mà
có thể bố trí các công trình giao thông đi qua Có thể thành lập bản đồ nguy
cơ trượt lở nhằm xác định vị trí tối ưu nhất mà công trình có thể đi qua, giảm thiểu các thiệt hại do các hiện tượng địa chất động lực gây nên
+ Phân vùng cấu trúc nền theo mức độ thuận lợi công tác quy hoạch xây dựng
Dựa vào quy luật phân bố các dạng cấu trúc nền trong khu vực nghiên cứu và các phân tích đánh giá theo các tiêu chuẩn trên cho mức độ thuận lợi cho công tác quy hoạch xây dựng mà chia khu vực nghiên cứu ra thành các vùng cấu trúc nền khác nhau
Ngoài đặc điểm cấu trúc nền đất ra thì phương pháp này cần chú ý đến các yếu bên ngoài gây bất lợi cho việc xây dựng công trình như: các yếu tố thất thường của thời tiết, khí hậu, thủy hải văn, mực nước biển dâng (đối với những khu vực gần biển)
1.5 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đến môi trường địa chất tự nhiên
1.5.1 Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng
“Biến đổi khí hậu là những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo công ước chung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu)
Trang 2515
Biến đổi khí hậu gồm có nguyên nhân do tự nhiên và do hoạt động của con người:
- Nguyên nhân do tự nhiên:
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ sáng của Mặt Trời, xuất hiện các điểm đen Mặt Trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất Với
sự xuất hiện các Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ Mặt Trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái đất (Nguồn: NASA)
Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt Trời cũng gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái đất Cụ thể là từ khi tạo thành Mặt Trời đến nay gần 4.5 tỷ năm cường độ sáng của Mặt Trời đã tăng lên hơn 30% Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài như vậy thì sự thay đổi cường độ sáng Mặt Trời là không ảnh hưởng đáng kể đến biến đổi khí hậu
Núi lửa phun trào: khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầu khí quyển Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm Các hạt nhỏ được gọi là các Sol khí được phun ra bởi núi lửa, các Sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) Mặt Trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt Trái Đất
Đại dương ngày nay: các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh Thay đổi trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO2vào trong khí quyển
Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất: Trái Đất quay quanh Mặt Trời với một quỹ đạo Trục quay có góc nghiêng 23.5 ° Thay đổi độ nghiêng của quỹ
Trang 2616
đạo quay trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói không ảnh hưởng lớn đến biến đổi khí hậu
Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do các yếu tố
tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự biến đổi khí hậu và có tính chu kỳ
kể từ quá khứ đến hiện nay Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu thì nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu chủ yếu là do các hoạt động của con người mà chúng ta sẽ cùng xem xét dưới đây
- Nguyên nhân do hoạt động con người
Nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu là hiệu ứng nhà kính Trong quá trình phát triển công nghiệp, các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người với số lượng không ngừng tăng lên, quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, khí đốt tự nhiên) đã thải vào bầu khí quyển rất nhiều khí độc hại, chủ yếu là khí carbon dioxide, methane, hơi nước và nitrous oxide, CFCs, các khí này là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính
Những khí nhà kính sẽ hấp thụ năng lượng mặt trời, làm ấm lên bầu khí quyển gần bề mặt trái đất, giữ trái đất luôn đủ ấm để hỗ trợ cuộc sống của muôn loài Nhưng các nhà khoa học kết luận rằng sự phát thải khí nhà kính ngày càng tăng lên sẽ tích tụ quá nhiều năng lượng làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu Các khí như methane và CFCs sẽ có khả năng tích tụ năng lượng hơn khí carbon dioxide là loại khí chiếm lĩnh một phần lớn bầu khí quyền Bức xạ từ mặt trời chuyển động xuyên qua bầu khí quyển của trái đất, trái đất hấp thụ các bức xạ này sau đó phản chiếu lại Nhưng trong quá trình này thì
độ dài của sóng bức xạ sẽ thay đổi Khi các tia bức xạ phát ra ngoài sẽ gặp những phân tử khí nhà kính và những phân tử này sẽ hấp thụ các tia bức xạ,
Trang 2717
khiến các khí nhà kính trở nên nóng dần lên Do vậy, trên diện rộng, tất cả khí nhà kính xung quanh trái đất sẽ tạo thành một tấm chắn bao bọc lấy hành tinh làm cho khí hậu toàn cầu ngày càng nóng lên – quá trình này gọi là hiệu ứng nhà kính
Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất: sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung; sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển
có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất; sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển; sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người; sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác và sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển
1.5.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng
Việt Nam là một một trong 5 quốc gia đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, nhất là do hiện tượng mực nước biển dâng Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu biến đối khí hậu, từ nay cho đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C và mực nước biển có thể dâng 1m Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập Theo dự đoán của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động trên sẽ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và khiến khoảng 17 triệu người không có nhà ở Còn Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) dự báo: so với thời điểm hiện nay mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng từ 15 - 90 cm vào năm 2070 Các vùng ảnh hưởng là Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Trang 2818
Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng
Hải Phòng là một trong các thành phố chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, theo các báo cáo khảo sát của Viện Tài nguyên Môi trường biển trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại Hải Phòng đã dâng lên khoảng 20cm và cũng đang tăng dần theo thời gian và 10 năm trở lại đây nhiệt độ trung bình những tháng mùa đông ở mức cao hơn so với mức trung bình nhiều năm và vẫn có xu hướng tăng; lượng mưa trung bình năm đang có xu hướng giảm dần,
Biến đổi khí hậu và mực nước biển đang dâng cao có ảnh hưởng hết sức lớn đối với môi trường địa chất tự nhiên Ở đây, xét chủ yếu là ảnh hưởng đối với các yếu tố của điều kiện địa chất công trình Những ảnh hưởng có mối liên quan chặt chẽ với nhau, có khi hoạt động biến đổi khí hậu và nước biển dâng ảnh hưởng tới một yếu tố này lại làm tiền đề phát sinh các ảnh hưởng tới một yếu tố khác
1 Ảnh hưởng tới địa hình địa mạo làm phát sinh các quá trình và hiện tượng địa chất
Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ khí quyển và thủy quyển tăng lên kéo theo những biến động khác thường làm cho chế độ thời tiết gió mùa bị xáo động bất thường Bão có xu hướng gia tăng về cường độ, bất thường về thời gian và hướng dịch chuyển, làm cho gió và sóng mạnh bất thường gây nên hiện tượng xói lở bờ sông, bờ biển làm mất diện tích quỹ đất của địa phương, phá hoại các công trình ở ven biển như đê biển, kè biển, các công trình giao thông ven biển gây nên hình thành lại địa hình đới bờ
Hiện tượng bất thường về dòng chảy tạo cồn, bãi bồi, lấp dòng chảy các sông, nhánh sông ở vùng hạ du; ở những sông đã xây dựng hệ thống đê kiên
cố thì có hiện tượng bồi lấp ngay chính dòng sông cũng như tuyến khống chế giữa hai bờ đê, tạo nên thế địa hình ngược; những dòng sông nổi cao hơn cả
Trang 2919
đồng bằng hai bên sông
Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng cao bất thường làm thúc đẩy các quá trình phong hóa trên sườn dốc, mái dốc (chủ yếu là vùng đồi núi), làm đất đá
bở rời, vỏ phong hóa ngày càng dày thêm, khi gặp các tác động tự nhiên như mưa nhiều hay các hoạt động kinh tế - công trình của con người tác động vào
sẽ dẫn tới hiện tượng trượt lở đất đá làm cho thay đổi lại bề mặt địa hình của khu vực Các quá trình trượt lở có thể gây nên tai họa như làm mất ổn định của công trình, nhà cửa, đường giao thông, kênh đào, cảng biển, có thể dẫn tới phá hủy cả hệ thống công trình
2 Ảnh hưởng tới địa tầng và tính chất cơ lý của đất đá
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ảnh hưởng và nước biển dâng đến đặc điểm địa tầng và tính chất cơ lý của đất đá rất rõ rệt:
Ở những vùng ven biển, biến đổi khí hậu làm tăng tần suất và cường độ gió bão, sóng cao làm cho nước biển dâng cao, nước biển đi vào sâu hơn trong lục địa, làm tăng nhiều hơn hàm lượng muối trong đất, tùy thuộc vào mức độ nhiễm muối và loại muối tồn tại trong đất mà tính chất cơ lý của đất
bị thay đổi sự biến đổi phức tạp các đặc tính địa chất công trình của đất chủ yếu ảnh hưởng xấu như tính dẻo, tính trương nở, co ngót, tan rã tăng lên, độ bền và khả năng chống thấm giảm Các công trình đã được xây dựng trên nền đất trên có thể bị giảm tuổi thọ do tính chất cơ lý của đất ngày càng xấu đi, hoặc do bị ăn mòn các cấu kiện móng do đất nhiễm muối
Trong các đất chứa muối, khi có sự vận động của nước ngầm có thể phát sinh quá trình hòa tan và vận chuyển muối đi nơi khác, quá trình này làm nhiễm mặn nguồn nước dưới đất làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và công nghiệp Mực nước biển dâng còn làm lầy hóa lãnh thổ, khiến cho đất chuyển sang trạng thái chảy, bùn nhão khiến ảnh hưởng xấu đến các tính chất cơ lý của đất đá
Trang 3020
3 Ảnh hưởng tới nước dưới đất
Khi xem xét ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng tới nước dưới đất ở các vùng ven biển thì các tầng nước ngầm bị chịu ảnh hưởng nhiều nhất Nước biển dâng làm cho sự xâm nhập mặn sẽ là vấn đề lớn cần quan tâm Sự xâm nhập mặn là biểu hiện của sự thay thế nước ngọt trong tầng chứa nước mặn bởi nước mặn Nó làm giảm chất lượng nước ngầm nói riêng
và nước dưới đất nói chung Sự biến đổi về khí hậu có thể gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ bổ sung nguồn nước ngầm của các tầng chứa nước ngầm quan trọng, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước ngọt cho các vùng ven biển
Biến đổi khí hậu làm cho mùa mưa có lượng mưa sau mỗi đợt nhiều hơn dẫn đến ngập lụt lãnh thổ Những nơi thoát nước kém thì nước có thể đọng lại lâu, cùng với nước cống, nước thải sinh hoạt, công nghiệp…ngấm vào nước đưới đất làm ảnh hưởng ô nhiễm nước đưới đất Mức độ độ ô nhiễm
có thể từ nhẹ đến trầm trọng tùy vào từng khu vực
4 Ảnh hướng tới nguồn cung cấp vật liệu xây dựng tự nhiên
Nguồn cung cấp vật liệu tự nhiên chủ yếu là các loại cát xây dựng, sét làm gạch ngói, đá xây dựng…
Dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng làm phức tạp thêm điều kiện khai thác vật liệu xây dựng tự nhiên cũng như chất lượng của chúng Cụ thể như sẽ làm ngập chìm sâu các bãi cát xây dựng nên làm giảm
cả số lượng và chất lượng của chúng, gây khó khăn cho công tác khai thác
Đối với đá xây dựng chủ yếu phân bố trên các núi, biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ, lượng mưa, gió…tăng giảm bất thường làm thúc đẩy các quá trình phong hóa và hóa học làm cho lớp vật liệu trên mặt bị phong hóa giảm chất lượng vật liệu xây dựng
Trang 311.6.1 Về không gian đô thị
Khu vực đô thị Thành phố Hải Phòng sẽ phát triển theo 5 hướng chính
ra biển Phía Bắc mở rộng ra phía huyện Thủy Nguyên; phía Đông phát triển
ra khu Đình Vũ, Tràng Cát ; phía Đông-Nam mở rộng theo đường 353 (Cầu Rào-Đồ Sơn), một phần huyện Kiến Thụy; phía Tây, Tây-Bắc mở rộng ra huyện An Dương, và phía Nam mở rộng ra phía quận Kiến An
Theo đó, Thành phố sẽ phát triển và cải tạo khu vực nội thành trên cơ
sở khai thác tận dụng các quỹ đất chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả, kết hợp mở rộng và phát triển thành phố ra vùng ven đô, đặc biệt là khu vực Bắc sông Cấm, khu Tây Bắc, khu Đông Nam, phía Quốc lộ 14 và ven biển phía Đông thành phố
Khu hạn chế phát triển gồm các ô phố cũ trong đô thị trung tâm được xây dựng từ trước năm 1954; giới hạn từ đường Tô Hiệu - Lê Lợi, Nguyễn Trãi đến sông Cấm; một phần trung tâm quận Kiến An
Khu phát triển mở rộng bao gồm: các phường phía Nam thành phố thuộc huyện Hải An như Tràng Cát, Đông Hải, Nam Hải, Đằng Lâm, Đằng Hải, Dư Hàng Kênh, Vĩnh Niệm; phía Tây Nam thành phố gồm quận Kiến An; phía Tây Bắc thành phố gồm 2 phường thuộc quận Hồng Bàng và các xã thuộc huyện An Dương; khu đô thị mới Bắc sông Cấm gồm các xã thuộc huyện Thủy Nguyên
Trang 3222
1.6.2 Sử dụng đất đai
Đến năm 2025, đất xây dựng đô thị sẽ vào khoảng 47.500ha đến 48.900ha; tổng diện tích đất công nghiệp, kho tàng sẽ đạt 16.329 ha, trong đó dành 9.504 ha cho 16 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch hệ thống các khu công nghiệp Việt Nam; dành 6.825ha cho các cụm công nghiệp địa phương
Phía bắc đô thị Thành phố Hải Phòng, đất đai sẽ được sử dụng để phát triển các khu công nghiệp như khu công nghiệp Minh Đức, Vật Cách; khu đô thị như khu đô thị Bắc Sông Cấm (các xã thuộc huyện Thủy Nguyên), trong
đó khu vực Bắc Sông Cấm sẽ là trung tâm hành chính mới của Hải Phòng
Về phía đông sẽ khai thác hết quỹ đất xây dựng các khu nhà ở mới tại quận Hải An, diện tích khoảng 1008 ha Phía đông nam dọc đường Phạm Văn Đồng sẽ thành khu đô thị mới đường 353, sân gôn Đồ Sơn, khu giáo dục đào tạo, nghỉ dưỡng ven vành đai xanh sông Đa Độ, diện tích gần 1900 ha Phía tây, tây bắc phát triển đô thị công nghiệp công nghệ cao (An Hồng, Lê Thiện, Đại Bản ), phát triển quận Hồng Bàng mở rộng sang huyện An Dương, hình thành một khu dân dụng lớn và khu đào tạo, nghỉ dưỡng ở cửa ngõ thành phố, diện tích khoảng 1570 ha Về phía nam, phát triển quận Kiến An thành khu đô thị mới, khu du lịch mới trên cơ sở khai thác cảnh quan sông Lạch Tray, diện tích khoảng 770ha
1.6.3 Phát triển hạ tầng kỹ thuật
Việc phát triển hạ tầng cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển kinh tế
- xã hội của một đô thị, nhất là một đô thị lớn như Hải Phòng
Đối với khu trung tâm đô thị cũ có mật độ công trình xây dựng cao, tăng diện tích cây xanh, giao thông, giảm mật độ công trình xây dựng; sắp xếp một số đường phố trở thành đường phố thương mại, cải tạo, chỉnh trang kết hợp với xây mới tránh quá tải về hạ tầng đô thị Giữ gìn hình ảnh nguyên
Trang 3323
trạng đối với nhà ở tại khu phố cũ, biệt thự, nhà vườn có khuôn viên riêng trong đô thị có trong danh mục bảo tồn Những nhà chung cư, nhà tập thể đã xuống cấp trong danh mục nhà nguy hiểm từng bước cải tạo, xây dựng mới Từng bước di dời các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng để dành đất xây dựng công trình dịch vụ công cộng và bổ sung cây xanh Nâng cấp hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đô thị cũ, ngầm hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, thông tin liên lạc
Đối với khu trung tâm đô thị mới (khu đô thị Bắc Sông Cấm) được chú trọng đến tầng cao công trình và tuyến giao thông kết nối Mạng lưới giao thông được tổ chức dựa trên ý đồ hình thành các tia trục nhìn liên kết các công trình quan trọng Về cơ bản, hệ thống sông nước và hệ thống cây xanh cảnh quan của thành phố được tôn trọng tối đa, trong đó chú trọng phát triển tuyến cảnh quan dọc hai bờ sông Cấm
- Về hệ thống giao thông:
+ Cải tạo và nâng cấp hệ thống mạng lưới giao thông ra các tỉnh lân cận tuyến quốc lộ 5, quốc lộ 10 và quốc lộ 5 kéo dài tới cảng nước sâu Lạch Huyện, tuyến nối với đường vành đai III của Hà Nội để gia tăng giao thông giữa Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ Hình thành, nâng cấp 3 tuyến đường vành đai, nâng cấp, kéo dài hệ thống đường nội bộ nhằm cải thiện đáng kể hệ thống giao thông trong nội bộ thành phố;
+ Đối với hệ thống cảng biển: chỉnh trị, nạo vét luồng lạch, hiện đại hoá cảng Hải Phòng và xây dựng cảng Đình Vũ Sau khi hoàn thành các dự án trên, tổng năng lực thông qua của cụm cảng Hải Phòng 29 triệu tấn/năm vào năm 2020;
+ Đối với hệ thống đường sắt: cải tạo, nâng cấp hệ thống đường sắt tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Mở các tuyến mới xuất phát từ Cam Lộ đến các bến cảng, khu công nghiệp, khu đô thị; xây dựng tuyến đường sắt
Trang 3424
chạy dọc các tỉnh duyên hải;
+ Đối với đường sông: khơi thông các tuyến đường sông và luồng lạch, xây dựng hệ thống cảng sông trên các huyện, các cảng khách nội địa đi Cát
Bà, Cát Hải và Quảng Ninh;
+ Đối với hàng không: cải tạo và nâng cấp sân bay Cát Bi thành sân bay quốc tế lớn; nâng cấp sân bay quân sự Kiến An, nghiên cứu để kết hợp với hoạt động y tế;
- Về cấp, thoát nước:
+ Đầu tư nâng trữ lượng, chất lượng của các nguồn nước cấp hiện có Xây dựng thêm một số nhà máy nước lớn ở kênh Hoà Bình (Kiến Thuỵ), Thuỷ Nguyên, Đồ Sơn, Kiến An cùng với các nhà máy nước tại các huyện để đáp ứng nguồn cung cấp nước ngọt Khảo sát tìm nguồn nước ngọt tại chỗ Đến năm 2020 sẽ có 99% được sử dụng nước sạch
+ Cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng khu vực nội thành Cứng hoá, thay thế toàn bộ mương hở bằng cống ngầm Xây dựng hệ thống cống ngăn triều, ngăn nước mặn xâm nhập do triều dâng Hình thành hệ thống thoát nước thải và nước mặt riêng biệt;
+ Nâng cấp, tu bổ đê biển và đê sông để bảo đảm an toàn cho thành phố Xây dựng công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp Nâng cao năng lực tiêu, thoát lũ tại các cửa sông ven biển
- Về cấp điện:
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy nhiệt điện 600MW tại Khu công nghiệp Minh Đức; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống điện trung thế và hạ thế ở nội thành; mở rộng cấp điện cho các khu công nghiệp, khu chế xuất mới hình thành và thực hiện điện khí hoá nông thôn Nâng điện thương phẩm bình quân đầu người đạt 7.460 kWh/người vào năm 2020; phấn đấu 100% số xã có điện
Trang 3525
Như vậy, để đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa và sự phát triển đô thị Thành phố Hải Phòng sẽ phát triển mở rộng ra hướng biển với cấu trúc một đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh Đô thị trung tâm phát triển theo hình ‘’5 cánh hoa’’, lấy điểm nhấn là 2 bên bờ sông Cấm
Sự quy hoạch điều chỉnh đã chú ý đến định hướng phát triển không gian đô thị, khai thác các lợi thế về sông, núi, biển cả của thành phố; kèm theo
đó là các quy hoạch về phát triển công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, đất đai, giao thông, … Các nội dung điều chỉnh đều hướng tới mục tiêu xây dựng một thành phố Hải Phòng đa dạng, hấp dẫn, thân thiện và phát triển bền vững
Trang 3626
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1.Vị trí địa lý
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía đông miền duyên hải Bắc
Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, phía bắc và đông bắc giáp Quảng Ninh, phía tây bắc giáp Hải Dương, phía tây nam giáp Thái Bình và phía đông là bờ biển chạy dài theo hướng tây bắc – đông nam từ phía đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình Là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước
và các quốc gia trên thế giới Do có cảng biển, Hải Phòng giữ vai trò to lớn đối với xuất nhập khẩu của vùng Bắc Bộ
Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo) Dân số thành phố là trên 1.837.000 người, trong đó số dân thành thị là trên 847.000 người và số dân ở nông thôn là trên 990.000 người (theo số liệu điều tra dân số năm 2009) Mật độ dân số 1.207 người/km2
Các điểm cực của thành phố Hải Phòng là:
* Cực Bắc là xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên
* Cực Tây là xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo
* Cực Nam là xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo
* Cực Đông là phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn
Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km2, thấp và khá bằng phẳng, chủ yếu
là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra biển Chính vì điều này đã làm cho biển
Đồ Sơn thường xuyên bị vẩn đục nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần sạch hơn, cát mịn vàng, phong cảnh đẹp Ngoài ra, Hải Phòng còn có đảo Cát
Trang 3727
Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới có những bãi tắm đẹp Cát Bà cũng là đảo lớn nhất thuộc khu vực vịnh Hạ Long
Theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hải Phòng đến
năm 2020 thì vị trí địa lý của của khu vực đô thị Thành phố Hải Phòng được
quy hoạch mở rộng trong tương lai như sau: Phía đông bắc tiếp giáp với Minh Đức (Thủy Nguyên); phía đông tiếp giáp với Biển Đông, giới hạn bởi đảo Đình Vũ trở vào trong đất liền; phía tây giới hạn bởi đường kinh tuyến chạy dọc qua Núi Voi (Kiến An); phía nam giới hạn bởi đảo Hòn Dấu (Đồ Sơn)
Như vậy đô thị Thành phố Hải Phòng có 2 mặt có diện tích lớn tiếp giáp với Biển Đông nên rất dễ bị tổn thương trước bởi ảnh hưởng của biển đổi khí hậu như ngày càng có nhiều cơn bão có cường độ mạnh và hướng di chuyển phức tạp trực tiếp đổ bộ vào bờ biển gây ra sạt lở đê, kè biển, nước biển dâng gây ngập lụt trực tiếp lãnh thổ…
2.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình đô thị Thành phố Hải Phòng chủ yếu là đồng bằng, đồi núi chiếm chiếm diện tích nhỏ phân bố chủ yếu ở Kiến An, Đồ Sơn, Thủy Nguyên Địa hình đặc trưng vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển, có độ cao từ 0.7 – 1.7 m so với mực nước biển Các kiểu địa hình ở đô thị Thành phố Hải Phòng:
- Địa hình đồi núi thấp phân bố ở Thuỷ Nguyên, Kiến An, Đồ Sơn đó là các dồi núi có độ cao trên 100m, đỉnh tròn thoải, độ dốc sườn 20 – 250, hiện nay trên kiểu địa hình này cây cối trơ trụi, một vài nơi đang được cải tạo trồng lại rừng để tránh xói mòn đất đá, trượt lở
- Địa hình cactơ phân bố chủ yếu ở khu vực Xuân Sơn, Núi Voi thuộc
An Lão Do phát triển cactơ nên địa hình dốc đứng dễ gây ra các hiện tượng trượt lở khi có mưa nhiều hoặc đất đá phong hóa bở rời do các yếu tố của tự nhiên tác động vào
Trang 3828
- Địa hình đồng bằng thấp chiếm diện tích chủ yếu khu vực đô thị thành phố Hải Phòng với độ cao tuyệt đối từ nhỏ hơn 1m đến khoảng 3-4m có xu hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam Vùng ven biển nhiều nơi có độ cao tuyệt đối thấp (<1m) nên bị ngập do thuỷ triều Trong tương lai, dự đoán nước biển sẽ dâng cao do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nếu không có các biện pháp phòng tránh và với địa hình thấp như vậy thì chắc chắn không thể tránh khỏi hiện tượng ngập lãnh thổ, mất quỹ đất phát triển kinh tế xã hội
2.3 Đặc điểm thủy, hải văn
2.3.1 Thủy văn
Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km trên 1 km2 Sông ngòi Hải Phòng đều là các chi lưu của sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ Nếu ngược dòng ta sẽ thấy như sau: sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Văn ôn ở độ cao trên 1.170 m thuộc Bắc Cạn, về đến Phả Lại thì hợp lưu với sông Thương và sông Lục Nam, là nguồn của sông Thái Bình chảy vào đồng bằng trước khi đổ ra biển với độ dài 97 km và chuyển hướng chảy theo tây bắc - đông nam Từ nơi hợp lưu đó, các dòng sông chảy trên độ dốc ngày càng nhỏ, và sông Thái Bình đã tạo ra mạng lưới chi lưu các cấp như sông Kinh Môn, Kinh Thầy, Văn úc, Lạch Tray, Đa Độ đổ ra biển bằng 5 cửa sông chính
Hải Phòng có 16 sông chính toả rộng khắp địa bàn Thành phố với tổng
độ dài trên 300 km, bao gồm:
- Sông Thái Bình dài 35 km là dòng chính chảy vào địa phận Hải Phòng
từ Quí Cao và đổ ra biển qua cửa sông Thái Bình làm thành ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng
- Sông Lạch Tray dài 45 km là nhánh của sông Kinh Thầy từ Kênh Đồng
ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Hải và cả nội thành
- Sông Cấm là nhánh của sông Kinh Môn dài trên 30 km chảy qua nội
Trang 3929
thành và đổ ra biển ở cửa Cấm Cảng Hải Phòng được xây dựng trên khu vực cửa sông này từ cuối thế kỷ 19 Sông Cấm cũng là ranh giới hành chính giữa huyện Thuỷ Nguyên và Hải An
- Sông Đá Bạch - Bạch Đằng dài hơn 32 km cũng là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu và là ranh giới phía Bắc và Đông Bắc của Hải Phòng với Quảng Ninh Cửa sông ở đây rộng và sâu
Ngoài các sông chính là các sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình thành phố như sông Giá (Thuỷ Nguyên), sông Đa Độ (Kiến An - Đồ Sơn), sông Tam Bạc
2.3.2 Hải văn
Thủy triều vùng ven biển Hải Phòng là nhật triều thuần nhất với biên
độ dao động lớn Thông thường trong ngày xuất hiện một đỉnh triều (nước lớn) và một chân triều (nước ròng) Trung bình trong một tháng có 2 kỳ chiều cường, mỗi chu kỳ kéo dài 11-13 ngày với biên độ dao động mực nước từ 2-4m Trong kỳ chiều kém, tính chất nhật chiều giảm đi rõ rệt, tính chất bán nhật triều tăng lên: trong ngày xuất hiện 2 đỉnh chiều (cao, thấp) Tài liệu quan trắc mực nước trong nhiều năm (1960-2007) tại trạm Hải văn Hòn Dấu cho thấy : mực nước biển lớn nhất có thể đạt 4.21m (22/10/1985) và mực nước biển nhỏ nhất là -0.07m (21/2/1964) (bảng 2.1)
Bảng 2.1 Mực nước triều (cm) đặc trưng tại Trạm Hòn Dấu trong
nhiều năm (1960-2007)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB 183 179 179 180 183 185 187 188 196 206 201 191 Lớn nhất 399 379 351 368 385 401 418 396 418 421 402 403 Nhỏ nhất -6 3 7 2 6 -1 0 7 14 9 2 -7
Trang 4030
Dưới sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà nhiều năm qua, tốc độ tăng lên mực nước biển ở khu vực vịnh Bắc Bộ vào khoảng từ 2 - 4 mm/năm Tốc
độ biến đổi của mực nước ven biển Bắc Bộ được thể hiện trong bảng 2.2
Bảng 2.2 Tốc độ biến đổi (mm/năm) của mực nước biển ven biển Bắc Bộ theo
các Trạm Hòn Dấu và Cửa Ông
Như vậy trong khoảng 50 năm qua, tại ven biển Bắc Bộ, mực nước biển dâng lên khoảng từ 10-20cm
Còn theo số liệu nghiên cứu qua vệ tinh của Viện Khoa Học Khí Tượng Thủy Văn Và Môi Trường, từ năm 1993 - 2009 tại vùng ven biển Việt Nam, mực nước biển đã dâng với tốc độ khoảng 2.9 mm/năm; còn trên toàn biển Đông, nước biển đã dâng với tốc độ 4.7mm/năm
Sóng biển ven bờ Hải Phòng cũng là một yếu tố hải văn quan trọng Trên vùng biển khơi Hải Phòng, hướng gió thịnh hành nhất là gió đông bắc, tần suất từ tháng 9 năm trước tời tháng 4 năm sau từ 33,5% tới 62,0%; tần suất bé nhất trong tháng 9 là 24,3% Sóng ven biển Hải Phòng chủ yếu là sóng truyền từ ngoài khơi đã bị khúc xa và phân tán năng lượng do ma sát đáy Từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, hướng gió thịnh hành trên vùng biển phía bắc đảo Cát Bà là đông bắc, tần suất lớn hơn 40% Vùng phía nam đảo Cát Bà - Long Châu, sóng chuyển dần sang hướng đông, tháng 3 sóng hướng đông thịnh hành nhất Mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 8, sóng hướng
TT Trạm Tọa độ
Số năm quan trắc
Tính theo số liệu
Trung bình năm
Tối thấp năm
Tối cao năm