1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM

105 40 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂNĐề tài luận văn thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các Công ty ngành Xây dựng niêm yết trên Sở Chứng khoán TPHCM” ngoài phần mở

Trang 1

-*** -

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM

Ngành: Tài chính – Ngân hàng

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: HOÀNG MẠNH

Hà Nội - 2020

Trang 2

-*** -

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ v

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ NGÀNH XÂY DỰNG 8

1.1 Khái niệm, ý nghĩa đòn bẩy tài chính 8

1.1.1 Khái niệm đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) 8

1.1.2 Khái niệm độ bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage) 9

1.1.3 Vai trò của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp 12

1.1.4 Tác động của đòn bẩy tài chính đến hoạt động của doanh nghiệp 14

1.2 Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 20

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 20

1.2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 21

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 22

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 26

1.3.1 Các nhân tố chủ quan 26

1.3.2 Các nhân tố khách quan 28

1.4 Sơ lược về ngành Xây dựng 32

1.4.1 Khái niệm ngành Xây dựng 32

1.4.2 Đặc điểm ngành Xây dựng 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 38

2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán 38

2.1.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam 38

2.1.2 Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 39

2.2 Tổng quan về ngành Xây dựng Việt Nam và công ty ngành xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 42

2.2.1 Quá trình phát triển của ngành Xây dựng Việt Nam 42

2.2.2 Sơ lược về hoạt động kinh doanh của ngành Xây dựng Việt Nam 43

Trang 4

2.3 Thực trạng về việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm

yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 52

2.3.1 Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên HOSE 52

2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên HOSE 57

2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 62

2.3.4 Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính 65

2.3.5 Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính, hiệu quả tài chính, giá trị ghi sổ và giá trị thị trường của cổ phiếu 66

2.4 Đánh giá chung về việc sử dụng đòn bẩy và hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 72

2.4.1 Các kết quả đạt được 72

2.4.2 Các tồn tại và nguyên nhân 73

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 75

3.1 Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 75

3.1.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nợ 75

3.1.2 Giải pháp độ bẩy tài chính 79

3.1.3 Các biện pháp tăng doanh thu 80

3.1.4 Các biện pháp tiết kiệm chi phí 81

3.1.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động 81

3.2 Một số kiến nghị với Nhà nước 86

3.2.1 Phát triển thị trường bất động sản lành mạnh 87

3.2.2 Một số kiến nghị khác 88

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC i

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các Công ty ngành Xây dựng niêm yết trên Sở Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là một đề tài nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn:

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng, trường Đại học Ngoại Thương Ngoài ra không có bất cứ sự sao chép của người khác Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, tôi xin chịu mọi trách nhiệm về luận văn tốt nghiệp của mình!

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Người cam đoan

Hoàng Mạnh

Trang 6

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tỷ trọng Doanh thu các Công ty Xây dựng được niêm yết qua từng năm 50

Bảng 2.2 Mức độ thuận lợi trong thủ tục cấp phép xây dựng 49

Bảng 2.3 Tỷ lệ nợ vay qua các năm 53

Bảng 2.4 Bảng Chi phí lãi vay qua các năm 54

Bảng 2.5 Bảng thống kê độ bẩy tài chính qua các năm 55

Bảng 2.6 Bảng tổng hợp khả năng thanh toán lãi vay qua các năm 57

Bảng 2.7 Bảng thống kê ROA qua các năm 58

Bảng 2.8 Bảng thống kê ROE qua các năm 60

Bảng 2.9 Bảng thống kê thu nhập trên cổ phần thường qua các năm 61

Bảng 2.10 Bảng tính hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu 67

Bảng 2.11 Bảng tính kết quả hồi quy 68

Bảng 2.12 Bảng tính kết quả hồi quy P và EPS 72

Bảng 3.1 Kết quả Kinh doanh dự kiến năm 2020 77

Bảng 3.2 Tính toán EBIT năm 2020 78

Bảng 3.3 Tính toán EBIT hòa vốn năm 2020 78

Bảng 3.4 Tính toán tốc độ tăng trưởng EBIT năm 2020 80

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Số lượng Doanh nghiệp niêm yết 41

Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng thị trường xây dựng 43

BIểu đồ 2.3 Mức độ đóng góp %GDP của ngành Xây dựng 44

Biểu đồ 2.4 Biểu đồ Cơ cấu dân số Việt Nam 46

Biểu đồ 2.5 Tốc độ đô thị hóa ASEAN 46

Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ đô thị hóa ASEAN 2019 46

Biểu đồ 2.7 Tăng trưởng GDP ASEAN năm 2019 47

Biểu đồ 2.8 Lạm phát ASEAN 2019 48

Biểu đồ 2.9 Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2000 - 2019 48

Biểu đồ 2.10 Lãi suất cho vay tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2019 48

Biểu đồ 2.11 Cơ cấu Vốn thị trường các công ty Xây dựng niêm yết 51

Biểu đồ 2.12 Khối lượng các cổ phiếu niêm yết của các Công ty Xây dựng 52

Biểu đồ 2.13 Tỷ số nợ qua các năm 53

Biểu đồ 2.14 Chi phí lãi vay qua các năm 54

Biểu đồ 2.15 Chi phí lãi vay của các Công ty trong ngành Xây dựng trên sàn HOSE 55

Biểu đồ 2.16 Khả năng thanh toán lãi vay 57

Biểu đồ 2.17 ROA qua các năm 59

Biểu đồ 2.18 ROE qua các năm 60

Biểu đồ 2.19 EPS qua các năm 61

Biểu đồ 2.20 Tương quan tăng trưởng tính dụng và GDP 64

Biểu đồ 2.21 Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính 65

Biểu đồ 2.22 Mối quan hệ giữa EPS và giá trị thị trường của cổ phiếu 71

Trang 10

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Đề tài luận văn thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các Công ty ngành Xây dựng niêm yết trên Sở Chứng khoán TPHCM” ngoài phần mở

đầu tác giả đề cập đến tính cấp thiết, tổng quan tình hình nghiên cứu, mục đích, đối tượng, phạm vi, các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu… và phần kết luận đúc kết lại kết quả bài nghiên cứu thì toàn bộ phần nội dung chính thức được tác giả trình bày thành ba phần

Phần nội dung đầu tiên tác giả làm rõ khái niệm về đòn bẩy tài chính và vai trò của đòn bẩy tài chính với doanh nghiệp; khái niệm hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính; đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính

Phần nội dung thứ hai, tác giả đi sâu vào phân tích chỉ ra thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính và phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời đánh giá các kết quả đạt được và các nguyên nhân tồn tại và đưa ra một số các giải pháp để các công ty Xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả hơn

Phần nội dung thứ ba là các giải pháp tác giả đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các Công ty ngành Xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý cả các doanh nghiệp và đặc biệt là trình độ quản lý tài chính Quản lý tài chính trong doanh nghiệp luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thấy hết được vai trò quan trọng của nó Một doanh nghiệp quản lý tài chính tốt sẽ hạn chế rất nhiều nguy cơ xấu đối với doanh nghiệp như huy động vốn không phù hợp với tình hình doanh nghiệp làm cho hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút nhưng nếu trình độ quản lý tài chính không tốt sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản doanh nghiệp

Hiện nay trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh đang diễn ra rất khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, quản lý tài chính trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Do đó để tồn tại và phát triển một cách bền vững thì một doanh nghiệp cần nhận thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý tài chính trong quản lý doanh nghiệp Đây là một hoạt động tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần đổi mới trong quản lý tài chính để phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như chính sách mới của Chính phủ và Nhà nước Với tình hình chung như vậy, các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) cũng đang dần dần tự hoàn thiện để không ngừng ổn định tài chính và đưa công ty phát triển ngày càng bền vững hơn

Việt Nam hiện đang trong giai đoạn phát triển nhanh với tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, đây là môi trường thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp ngành xây dựng phát triển Do đặc tính sản phẩm của ngành xây dựng có chu kỳ kinh doanh dài, nguồn vốn lớn nên hầu hết các doanh nghiệp xây dựng phải sử dụng các kênh huy động vốn khác bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu như là đòn bẩy tài chính cho doanh nghiệp

Trang 12

Điều này đạt ra bài toán sử dụng hiệu quả đòn bảy tài chính cho các doanh nghiệp ngành xây dựng

Vì vậy, đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các Công ty ngành Xây dựng niêm yết trên Sở Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, để khám

phá những nguyên lý sử dụng đòn bẩy tài chính trong quản lý tài chính doanh nghiệp

ở trong lĩnh vực này có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Việc sử dụng đòn bẩy tài chính là vấn đề quan trọng trong quản trị tài chính công ty Vì vậy nghiên cứu về đòn bẩy tài chính thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới cũng như trong nước Kể từ sau nghiên cứu về cấu trúc vốn của Modiglani & Miller (1958) được công bố, có rất nhiều tác giả đã dựa trên cơ

sở lý thuyết này để nghiên cứu về sử dụng đòn bẩy tài chính,

Jensen và Meckling (1976) đã phát triển lý thuyết cấu trúc vốn dựa trên chi phí đại diện nơi công ty phải chịu hai loại chi phí đại diện - chi phí từ các cổ đông bên ngoài và chi phí liên quan đến khoản nợ hiện tại trong cấu trúc vốn Đầu tiên, tổng chi phí đại diện sẽ giảm và sau khi đạt mức độ nhất định về vốn chủ sở hữu bên ngoài trong cấu trúc vốn, chi phí đại diện sẽ tăng lại Tổng chi phí đại diện sẽ tối thiểu tại một mức độ nhất định của vốn chủ sở hữu bên ngoài Các tác giả này cho rằng, một cấu trúc vốn tối ưu có thể thu được bằng cách đánh đổi chi phí đại diện của nợ và lợi ích của nợ

Wolfgang và Roger (2003) thử nghiệm đòn bẩy dự đoán của mô hình đánh đổi cấu trúc vốn và mô hình thứ tự tăng vốn bằng cách sử dụng dữ liệu của các công ty tại Thụy Sỹ Ở cấp độ tổng hợp, đòn bẩy của các công ty Thụy Sỹ là tương đối thấp, nhưng kết quả phụ thuộc chủ yếu vào định nghĩa chính xác của đòn bẩy Việc xác nhận mô hình thứ tự tăng vốn nhưng mâu thuẫn với mô hình đánh đổi cấu trúc vốn, nhiều công ty có lợi nhuận ít sử dụng đòn bẩy hơn Các doanh nghiệp với nhiều cơ hội đầu tư hơn sẽ sử dụng dụng đòn bẩy ít hơn, điều này ủng hộ cho cả mô hình đánh

Trang 13

đổi cấu trúc vốn và phiên bản phức tạp của mô hình thứ tự tăng vốn Đòn bẩy cũng liên quan chặt chẽ đến tài sản cố định và biến động của thu nhập của công ty Cuối cùng, bằng cách ước tính một mô hình hồi quy tuyến tính, chúng ta thấy rằng các công ty Thụy Sĩ có xu hướng duy trì tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu Kết quả thúc đẩy ra vài

kỹ thuật dự báo thay thế

Keshar và Baral (2004) cố gắng để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn - quy mô, rủi ro kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ thu nhập, chia cổ tức, năng lực trả nợ, và mức độ hoạt động đòn bẩy của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Nepal vào ngày 16/7/2003 Tám mô hình hồi quy đa biến đã được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các biến giải thích lên cấu trúc vốn Đầu tiên, các công ty sản xuất, các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm và các công ty tài chính được tiến hành phân tích Tuy nhiên, do những bất thường về vấn đề trong thời hạn liên tục của mô hình, các công ty sản xuất bị loại trừ trong phân tích cuối cùng Nghiên cứu này cho thấy rằng quy mô, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ thu nhập là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê với cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại thị trường Nepal

1.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây cũng đã xuất hiện nhiều nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ở nhiều góc độ

Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) lại tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính theo phương pháp phân tích đường dẫn dựa trên sở số liệu từ báo cáo tài chính trong 3 năm (2007-2009) của 428 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Kết quả cho thấy tỷ suất nợ bình quân của 428 doanh nghiệp là 51,74%, trong đó có sự khác biệt khá lớn giữa các doanh nghiệp; các nhân tố hiệu quả kinh doanh, rủi ro kinh doanh và cấu trúc tài sản tác động tỷ lệ nghịch đến cấu trúc tài chính, trong khi nhân tố quy mô của doanh nghiệp lại có tác động tỷ lệ thuận đến cấu trúc tài chính Đối với hiệu quả tài chính, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình của các doanh nghiệp là 17,63% và chỉ tiêu này cũng có sự biến động khá lớn giữa các doanh nghiệp

Trang 14

Lê Thị Kim Thư (2012) lại phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng dữ liệu là báo cáo tài chính của 13 công ty ngành Bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến năm 2011 Tác giả sử dụng phần mềm SPSS16.0 để xây dựng mô hình

và đưa ra kết luận rằng chỉ có 4 yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất nợ của công ty là quy

mô vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng tài sản, tỷ suất sinh lời tài sản và tỷ lệ giá vốn hàng bán

Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Hải Yến (2014) phân tích tác động của một số nhân tố đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng các yếu tố không ngẫu nhiên (FEM – Fixed Effect Model) với 10 nhân tố được đưa vào mô hình gồm có: Quy mô doanh nghiệp; Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp; Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp; Đặc điểm riêng của tài sản; Tài sản cố định hữu hình; Tính thanh khoản của tài sản; Điều kiện của thị trường chứng khoán; Thuế; Điều kiện thị trường nợ Dữ liệu được thu thập từ 180 công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2010-2013 Kết quả cho thấy, có 3 nhân tố tác động mạnh đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong giai đoạn này, đó là: Quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lợi và thuế Trong đó quy mô doanh nghiệp và khả năng sinh lợi có tương quan cùng chiều, còn thuế có tương quan ngược chiều với cấu trúc vốn

1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trên thế giới đều chỉ ra rằng có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến cơ cấu vốn, đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Các mẫu quan sát và các dữ liệu khác nhau trong các khoảng thời gian khác nhau đưa

ra các kết luận rất khác nhau Vì vậy, khi nói đến các nhân tố có tác động thực sự đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, phải xem xét và phân tích dựa trên những đặc điểm cụ thể của đối tượng nghiên cứu Đồng thời, để xác định được

cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp cần dựa vào kết quả ước lượng của mô hình các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Trang 15

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về đòn bẩy tài chính đều đã được thực hiện rất nhiều Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về cơ cấu vốn, cơ cấu vốn mục tiêu cho các doanh nghiệp ngành Xây dựng niêm yết trên Sở chứng khoán Thành phố

Hồ Chí Minh Mặt khác, các nghiên cứu về đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp trước đây chỉ làm trong thời gian ngắn khoảng 2 đến 3 năm Do đó chưa đủ dài để thấy được xu hướng trong dài hạn Chính bởi vậy, luận văn này, trên cơ sở kế thừa những

ưu điểm của các nghiên cứu đi trước như kế thừa cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, kế thừa cơ sở lý luận về ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Luận văn sẽ bổ sung thêm khoảng trống nghiên cứu sau: i) Tổng hợp, đưa ra quan điểm lý luận về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính; ii) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính; từ đó đưa ra mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính với các nhân tố ảnh hưởng; iii) Xác định cụ thể các chỉ tiêu nào chiếm tỷ trọng lớn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của Doanh nghiệp nhóm ngành Xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố

Hồ Chí Minh

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng đòn bẩy tài chính cho các công ty ngành xây dựng niêm yết trên Sở chứng khoản thành phố HCM Để đạt được mục tiêu chính này, đề tài đi sâu phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các Doanh nghiệp này Việc xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng này sẽ giúp cho việc đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính

1.4 Câu hỏi và Nhiệm vụ nghiên cứu

1.4.1 Câu hỏi nghiên cứu

Trang 16

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định trên đây, đề tài này sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

− Các doanh nghiệp Xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE đang sử dụng đòn bẩy tài chính hay không?

− Việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp này có hiệu quả không?

− Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp xây dựng này?

1.4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài này thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

− Hệ thống các lý luận về đòn bẩy tài chính, độ bẩy tài chính và các mô hình thể hiện mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với hiệu quả tài chính, giá trị ghi sổ và giá trị thị trường cổ phiếu; mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với rủi ro tài chính

− Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính với hiệu quả tài chínhcũng như các nhân tố tác động tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng

niêm yết trên sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh

− Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính các Doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn HOSE

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Công tác sử dụng đòn bẩy của các Công ty ngành Xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2019

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu ở trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lương cùng phương pháp tổng hợp, phân tích trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thâp từ các bảng báo cáo tài chính của 40 công ty ngành

Trang 17

tài liệu liên quan đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019

Phương pháp nghiên cứu có thể được tổng quát theo sơ đồ sau:

1.7 Bố cục luận văn:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính

Chương 2: Thực trạng về việc sử dụng Đòn bẩy tài chính của các Công ty ngành Xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các Công ty ngành Xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ NGÀNH XÂY DỰNG

1.1 Khái niệm, ý nghĩa đòn bẩy tài chính

1.1.1 Khái niệm đòn bẩy tài chính (Financial Leverage)

Với khái niệm đòn bẩy thuần túy trong vật lý cơ học, chúng ta có thể hiểu nó là công cụ để khuếch đại lực, từ một lực nhỏ thành một lực lớn hơn để tác động vào vật nhờ vào cánh tay đòn và điểm tựa Trong kinh tế, người ta mượn thuật ngữ đòn bẩy

để chỉ việc sử dụng chi phí cố định để làm tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

Có hai quan điểm khác nhau về đòn bẩy tài chính, cụ thể:

Quan điểm thứ nhất: David Durand (1952) dựa trên phương pháp tiếp cận thu nhập ròng của cấu trúc vốn, trong đó cho rằng công ty có thể làm tăng giá trị doanh nghiệp hoặc giảm chi phí sử dụng vốn bằng cách tài trợ bằng nợ Hay có thể nói cách khác hệ số đòn bẩy tài chính có mục đích xác định mức độ thành công của công ty khi sử dụng nguồn vốn bên ngoài để tăng hiệu quả số vốn tự có đang được sử dụng

để tạo ra lợi nhuận

Quan điểm thứ hai: Jensen và Meckling (1976) đã phát triển lý thuyết cấu trúc vốn dựa trên chi phí đại diện nơi công ty phải chịu hai loại chi phí đại diện – chi phí

từ cổ đông bên ngoài và chi phí liên quan đến khoản nợ hiện tại trong cấu trúc vốn Đòn bẩy tài chính cũng được hiểu như là mức độ các chứng khoán có thu nhập cố định (như nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng chi phí tài trợ cố định (Nợ và Cổ phiếu ưu đãi) để nhằm nỗ lực gia tăng lợi nhuận cho cổ đông (EPS) Đặc điểm của vốn cổ phần

ưu đãi là khi chia cổ tức ưu đãi thì luôn luôn xác định trước phân phối cho cổ đông phần phổ thông cho dù lợi nhuận sau thuế có cao hay thấp đến mức nào Tuy nhiên

nó vẫn có một số điểm khác so với các khoản nợ chẳng hạn như cổ tức ưu đãi không được tính vào chi phí nên vốn cổ phần ưu đãi không tạo ra khoản tiết kiệm nhờ thuế Giả sử thu nhập sau thuế quá thấp thì có thể cổ tức ưu đãi thấp xuống, thậm chí là không thể trả cổ tức ưu đãi mà doanh nghiệp không bị mắc nợ thêm Phần chưa hoàn trả đủ cổ tức ưu đãi, khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì với những khoản

Trang 19

không Đối với những khoản nợ thì doanh nghiệp luôn phải chịu trách nhiệm hoàn trả, điều này là bắt buộc và theo luật định Mặt khác thì khi doanh nghiệp sử dụng cổ phần ưu đãi thì những cổ đông ưu đãi lại là chủ sở hữu của doanh nghiệp chứ không phải là các chủ nợ, chính vì thế khi ra các quyết định tài chính thì các nhà quản trị tài chính cần quan tâm đến điều này Việc sử dụng nợ không gây ra sự phân chia quyền lực trong doanh nghiệp, trong khi sử dụng cổ phần ưu đãi thì việc phân chia quyền lực là khó có thể tránh khỏi

Như vậy khi sử dụng đòn bẩy tài chính với các công cụ khác nhau sẽ đem đến những kết quả và hiệu quả khác nhau, cụ thể:

Đối với nợ, khi doanh nghiệp sử dụng nợ thì doanh nghiệp luôn luôn phải trả lãi vay và khoản chi trả lãi vay này lại được tính vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp Do đó nó tạo nên một khoản tiết kiệm nhờ thuế, nên chi phí lãi vay sau thuế chỉ còn là I*(1-t) Nếu thu nhập trước thuế và lãi vay tăng lên và chi phí lãi vay không đổi, khi đó phần lợi nhuận trên vốn cổ phần thường sẽ tăng lên Vì số lượng

cổ phiếu không đổi trong khi lợi nhuận sau thuế lại tăng Nhưng nếu thu nhập trước thuế và lãi vay mà giảm thì tác động của đòn bẩy tài chính lại ngược lại, lúc đó chi phí lãi vay vẫn không giảm trong khi thu nhập trước thuế và lãi vay lại bị suy giảm,

do đó mà làm cho thu nhập trên cổ phần thường bị giảm

Đối với vốn cổ phần ưu đãi, thì do đặc điểm của cổ phần ưu đãi là luôn nhận một lượng cổ tức nhất định và biết trước nên rất thuận lợi trong việc lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp Chính vì cổ tức ưu đãi là cố định nên khi thu nhập sau thuế tăng lên thì cổ tức ưu đãi chi trả cho cổ đông ưu đãi sẽ không tăng Do vậy nó làm cho thu nhập trên vốn cổ phần thường tăng lên Trong trường hợp thu nhập sau thuế

bị giảm thì lại làm cho thu nhập trên vốn cổ phần thường bị giảm do cổ tức ưu đãi được chi trả trước cổ tức cổ phiếu thương và nó lại cố định Do đó dẫn đến hậu quả

là thu nhập trên vốn cổ phần thường bị giảm sút

1.1.2 Khái niệm độ bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage)

Nếu chỉ có khái niệm về đòn bẩy tài chính không thì chắc rằng không thể hiểu

đủ về các vấn đề liên quan đến đòn bẩy tài chính Vì vậy khái niệm về độ bẩy tài

Trang 20

chính là một khái niệm rất quan trọng Theo Pradeep Kumar (2017), độ bẩy tài chính

là tỷ số giữa phần trăm thay đổi EPS với phần trăm thay đổi EBIT

Độ bẩy tài chính (DFL)= Phần trăm thay đổi của EPS

Phần trăm thay đổi của EBIT

Độ bẩy tài chính = %∆EPS

%∆EBIT

Trong đó:

+ EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phần thường

+ EBIT: Thu nhập trước thuế và lãi vay

Độ bẩy tài chính là tỷ số đòn bẩy cho thấy ảnh hưởng của một khoản nợ vay xác định đối với thu nhập trên mỗi cổ phần của Công ty Đòn bẩy tài chính mang tính định tính nhiều hơn định lượng, còn độ bẩy tài chính lại là một chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường mức độ biến độn của thu nhập trên cổ phần thường khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi Độ bẩy tài chính ở mức độ thu nhập trước thuế và lãi vay nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi của thu nhập trên cổ phần thường khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi 1% Độ bẩy của đòn bẩy tài chính thể hiện sức mạnh của đòn bẩy tài chính đó, hay nó chính là khả năng khuếch đại thu nhập trên vốn cổ phần thường khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi

Đòn bẩy tài chính là sự đánh giá chính sách vay nợ và huy động vốn bằng cổ phiếu ưu đãi được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp Vì lãi vay phải trả và

cổ tức cổ phiếu ưu đãi không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có hệ số nợ cao và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp Những doanh nghiệp có hệ số nợ bằng không sẽ không có đòn bẩy tài chính Như vậy, đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào

hệ số nợ Khi đòn bẩy tài chính cao thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về lợi nhuận trước lãi vay và thuế cũng có thể làm thay đổi với một tỷ lệ cao hơn về tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) nghĩa là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (vốn

cổ phần thường) rất nhạy cảm khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế biến đổi Như vậy,

(1.1)

(1.2)

Trang 21

thay đổi 1% thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) hoặc EPS sẽ thay đổi bao nhiêu %

EPS = (EBIT - I)(1-t) - PD

Vì I và PD là hằng số nên ∆I và ∆PD bằng 0, nên ta có:

∆EPS = (∆EBIT - ∆I)(1-t) - ∆PD

= ∆EBIT (1-t) (EBIT - I)(1-t) - PDNên công thức tính độ bẩy tài chính được tính như sau:

Trang 22

Từ công thức (1.6) và công thức (1.7) ta có thể thấy độ bẩy của đòn bẩy tài chính trong hai trường hợp: Có dùng vốn cổ phần ưu đãi và không dùng vốn cổ phần ưu đãi trong cơ cấu nguồn vốn là khác nhau

+ Nếu chi phí trả cổ tức ưu đãi (PD) lớn hơn phần tiết kiệm nhờ thuế do sử dụng

1.1.3 Vai trò của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp

Đòn bẩy tài chính có vai trò rất quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp, với các lý do sau:

Thứ nhất là việc sử dụng đòn bẩy tài chính rất hữu dụng trong phân tích, hoạch

(1.8)

(1.9)

Trang 23

nhiều thuận lợi trong việc quản lý tài chính Việc nghiên cứu về đòn bẩy tài chính còn giúp cho các nhà quản trị tài chính có thể có thêm công cụ để gia tăng lợi nhuận trên cổ phần thường và giúp có thêm các thông tin để hỗ trợ cho việc quản lý nợ, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Thứ hai, một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính với hi vọng đạt được lợi nhuận cao hơn các định phí của nợ và cổ phẩn ưu đãi, từ đó gia tăng lợi nhuận cho

cổ đông thường Tuy nhiên đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi vì nó cũng làm tăng

tính khả biến hay rủi ro trong lợi nhuận của cổ đông thường Chẳng hạn như trong một doanh nghiệp mà thu nhập trước thuế và lãi vay ít hơn chi phí tài chính cố định của nợ và cổ phần ưu đãi thì việc sử dụng nợ có thể làm giảm lợi nhuận của các cổ đông thường hay nói cách khác là mặt trái của đòn bẩy tài chính Như vậy thì đòn bẩy tài chính phóng đại lỗ tiềm năng cũng như lãi tiềm năng của các cổ đông Đối với một giám đốc tài chính, việc nghiên cứu đòn bẩy tài chính để làm sáng tỏ nguyên tắc đánh đổi lợi nhuận và rủi ro của nhiều loại quyết định tài chính khác nhau là vô cùng quan trọng

Thứ ba, Doanh nghiệp sẽ có lá chắn thuế khi sử dụng đòn bẩy tài Các nghĩa vụ

cố định cho phép doanh nghiệp phóng đại các thay đổi nhỏ thành các thay đổi lớn hơn, giống như trên thực tế khi ta dùng một lực nhỏ tác động vào một đầu của đòn bẩy, đầu kia sẽ được nâng lên cao với một lực lớn hơn Đòn bẩy tài chính dùng chi phí tài chính làm điểm tựa, dùng sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay là lực bẩy và cái cần được bẩy chính là thu nhập trên cổ phiếu thường Khi doanh nghiệp

sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong thu nhập trước thuế và lãi vay sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong thu nhập mỗi cổ phần thường Tác động số nhân này của việc sử dụng các chi phí tài chính cố định được gọi là độ nghiêng của đòn bẩy tài chính

Cuối cùng, đòn bẩy tài chính giúp cho doanh nghiệp có thêm một công cụ để

dự kiến nhanh thu nhập trên cổ phần thường (EPS) có thể đạt được trong kỳ ứng với kết cấu nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp Điều này rất quan trọng đối với doanh

nghiệp trong việc lựa chọn các quyết định tài chính sao cho có hiệu quả nhất Chẳng

Trang 24

hạn, việc lựa chọn và đi đến các quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp, sử dụng nợ thêm hay giảm đi, sử dụng vốn cổ phần thêm hay giảm đi để có thể làm cho thu nhập trên cổ phần thường được tối đa Giả sử trong trường hợp doanh nghiệp quyết định dùng thêm nợ thì chi phí tiết kiệm được nhờ thuế sẽ làm cho thu nhập trên cổ phần thường tăng lên

1.1.4 Tác động của đòn bẩy tài chính đến hoạt động của doanh nghiệp

1.1.4.1 Đòn bẩy tài chính với rủi ro tài chính

Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất, nó là sự tổng hợp những sự tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất Phạm trù rủi ro là phạm trù vốn có của loài người, ngay từ khi chúng ta sinh ra, chúng ta đã phải đương đầu với những rủi ro Rủi ro xảy ra do nhiều nguyên nhân (do thiên tai, con người,…) Bản thân rủi ro đã qua đa dạng và phức tạp, điều này do có nhiều nguyên nhân gây nên

Rủi ro xảy ra sẽ để lại hậu quả xấu: khi nói đến rủi ro là chúng ta muốn nói đến một điều xảy ra hoàn toàn không mong muốn Do khi chúng xảy ra thì sẽ đem lại điều không tốt đến với chúng ta, hơn nữa chúng ta lại không thể biết chúng xảy ra khi nào

và hậu quả sẽ như thế nào nên không thể lường trước được

Rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần và xác suất mất khả năng thanh toán khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định như sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi trong cơ cấu nguồn vốn của mình Doanh nghiệp mất khả năng chi trả là khi doanh nghiệp không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng chẳng hạn như thanh toán lãi vay, thanh toán các khoản trả và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi đáo hạn Các chi phí sử dụng vốn như lãi vay và cổ tức ưu đãi tượng trưng cho các nghĩa vụ theo hợp đồng mà một doanh nghiệp phải đáp ứng bất kể mức độ thu nhập trước thuế và lãi vay như thế nào (trong một số trường hợp khẩn cấp về vấn đề tài chính doanh nghiệp có thể bỏ qua cổ tức ưu đãi nhưng việc bỏ qua này có thể dẫn đến một số các hậu quả không mong muốn Vì thế mà việc chi trả cổ tức của cổ phần ưu đãi được xem như là một nghĩa

vụ theo hợp đồng tương tự như lãi vay)

Trang 25

Việc gia tăng sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi sẽ làm tăng chi phí tài chính cố định của doanh nghiệp Các chi phí này yêu cầu mức thu nhập trước thuế và lãi vay mà doanh nghiệp đạt được phải cao hơn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động Khi gia tăng việc sử dụng nợ thì làm cho chi phí tài chính cố định cũng tăng kéo theo việc tăng xác suất mất khả năng chi trả từ đó làm cho rủi ro tăng lên Sử dụng đòn bẩy tài chính có độ bẩy lớn thì khi đó sự thay đổi của thu nhập trên cổ phần thường được khuếch đại lên nhiều lần do sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay từ đó làm tăng rủi ro

Câu hỏi đặt ra là tại sao doanh nghiệp lại chấp nhận rủi ro và sử dụng nợ hay cổ phần ưu đãi Đó chính là việc làm tăng chi phí tài chính cố định và từ đó có thể tăng lợi nhuận cho các cổ đông thường Đòn bẩy tài chính có khả năng làm gia tăng tỷ suất sinh lợi mong đợi của vốn cổ phần thường nhưng cũng ngay lúc đó chúng sẽ đưa cổ đông tới một rủi ro lớn hơn Nguyên tắc trong tài chính doanh nghiệp là đánh đổi lợi nhuận và rủi ro được áp dụng trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính: tỷ suất sinh lợi cao sẽ trở nên cao hơn nữa nhưng nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư thấp thì tỷ suất sinh lợi mong đợi trên cổ phần thường thậm chí càng thấp hơn

Tóm lại, rủi ro tài chính là sự dao động hay sự biến thiên của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (hoặc thu nhập trên một cổ phần) và làm tăng thêm xác suất mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí tài chính cố định

Như vậy, để lượng hóa rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp có thể

sử dụng hai thước đo, đó là độ lớn của đòn bẩy tài chính và độ lệch chuẩn EPS

− Công thức độ lệch chuẩn EPS:

𝛿𝐸𝑃𝑆 = √∑ 𝑃𝑖(𝐸𝑃𝑆̅̅̅̅̅̅ − 𝐸𝑃𝑆)2

𝑛

𝑖=1

− 𝛿𝐸𝑃𝑆 bị ảnh hưởng bởi các yêu tố như:

+ Thu nhập sau thuế càng cao thì 𝛿𝐸𝑃𝑆 càng cao và ngược lại

+ Tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phiếu ưu đãi càng cao thì 𝛿𝐸𝑃𝑆 càng thấp và ngược lại

Trang 26

− Nếu 𝛿𝐸𝑃𝑆 = 0: Khi đó doanh nghiệp không gặp phải rủi ro về tài chính

− Nếu 𝛿𝐸𝑃𝑆 ≠ 0:

+ 𝛿𝐸𝑃𝑆 cao thì doanh nghiệp có mức độ rủi ro tài chính cao Nếu doanh nghiệp

sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao thì mức độ rủi ro về tài chính sẽ càng

a Giá trị ghi sổ, giá trị thị trường của cổ phiếu và hiệu quả tài chính

Xét về mặt kế toán, giá trị ghi sổ là giá trị của tài sản hay của vốn cổ đông được ghi trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Khi mua tài sản về, doanh nghiệp sẽ ghi nhận ngay giá trị của tài sản đó theo nguyên tắc kế toán, ví dụ như tài sản cố định

sẽ ghi theo nguyên giá hay hàng tồn kho ghi theo giá gốc… Và trong sốt vòng đời kinh tế của nó, giá trị ghi sổ được giữ nguyên và hâu như rất xa với giá ở trên thị trường Nếu dự đoán có sự giảm giá dựa trên những bằng chứng đáng tin cậy thì doanh nghiệp chỉ có thể lập dự phòng giảm giá, chứ không thay đổi được giá trị ghi

sổ Mặc khác, giá trị ghi sổ cũng dùng để chỉ tổng vốn cổ đông phổ thông của một công ty trên bản cân đối kế toán Nó được tính bằng tổng giá trị tài sản của công ty trừ đi tài sản vô hình, trừ đi khoản nợ phải trả…Hiểu một cách đơn giản nhất, giá trị ghi sổ cho biết giá trị tài sản công ty còn lại là bao nhiêu nếu ngay lập tức công ty rút lui khỏi kinh doanh

Giá trị ghi sổ là thước đo rất chính xác giá trị của công ty, yếu tố không biến đổi quá nhanh, tương đối ổn định nên nó là số liệu thích hợp để phân tích cho nhà đầu tư Giá trị thị trường của một cổ phiếu là mức giá mà người mua và người bán xác lập khi thực hiện giao dịch cổ phiếu đó Giá trị thị trường của một doanh nghiệp được tính bằng giá trị thị trường một cổ phiếu nhân với tổng số cổ phiếu của doanh nghiệp Thông thường, giá trị thị trường của công ty được quyết định bởi sự kỳ vọng của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp đó Công ty phát hành cổ phiếu với một mệnh giá nhất

Trang 27

định trên thị trường sơ cấp nhưng khi nó được mua bán trên thị trường thứ cấp thì giá

cả có thể khác xa so với mệnh giá Về nguyên tắc, nếu công ty hoạt động có hiệu quả

và tiềm năng tăng trưởng cao thì giá trị của cổ phiếu sẽ tăng, tức là giá trị thị trường của công ty cũng theo đó tăng và ngược lại, nếu hoạt động kém hiệu quả thì giá cổ phiếu giảm và tất nhiên, giá trị thị trường của công ty theo đó giảm đi

Như vậy, thực chất giá trị thị trường của công ty cao hay thấp không có mối quan hệ nhân quả với giá trị ghi sổ Có thể coi giá trị ghi sổ là giá lịch sử, còn giá trị thị trường là giá hiện tại được tính theo từng thời điểm và luôn biến động trên thị trường chứng khoán Người ta thường sử dụng hệ số giá trị ghi sổ trên giá trị thị trường để xác định giá cổ phiếu của công ty đang ở tình trạng trên giá trị hay dưới giá trị, bằng cách so giá trị thị trường với giá trị ghi sổ BV (Book Value) hay còn gọi là BVPS (Book Value per Share) là giá trị sổ sách của một cổ phần, được tính theo công thức:

𝐵𝑉𝑃𝑆 = 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 − 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑣ô ℎì𝑛ℎ

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑘ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ

Nếu hệ số này lớn hơn 1 tức là giá trị ghi sổ lớn hơn giá trị thị trường, vậy nhà đầu tư đánh giá giá trị công ty dưới giá trị lịch sử, tức là cổ phiếu giảm giá Ngược lại, nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thi giá trị thị trường cao hơn giá kế toán, tức là giá cổ phiếu tăng Đó cũng là một trong yếu tố để quyết định có đầu tư vào loại cổ phiếu đó hay không

Để có thể đánh giá về giá của một cổ phiếu hiện tại là đắt hay rẻ, người ta thường xem xét hai chỉ tiêu là Hệ số giá trên thu nhập (P/E – Price per Earning) và Hệ số giá trên giá trị sổ sách (P/B – Price per Book Value)

Hệ số P/E cho biết số tiền mà các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra trả cho một đơn vị lợi nhuận đã được tạo ra trong một thời kỳ nhất định Hệ số cao có nghĩa là nhà đầu

tư kỳ vọng vào khả năng tạo lợi nhuận trong tương lai doanh nghiệp sẽ cao hơn và ngược lại Tuy nhiên, hệ số quá cao không hẳn là tốt nếu xảy ra tình trạng đầu cơ hoặc có quá nhiều nhà đầu tư tập trung vào một cổ phiếu Bên cạnh đó, hệ số quá cao còn đồng nghĩa với việc cổ phiếu đó chứa đựng nhiều rủi ro Nếu hoạt động kinh

Trang 28

doanh của doanh nghiệp không gặp thuận lợi và kết quả đạt được không như kỳ vọng thì khả năng sụt giảm giá của cổ phiếu càng mạnh và do đó khả năng thiệt hại đối với nhà đầu tư càng lớn

Hệ số P/B được sử dụng để so sánh giá trị thị trường đối với giá trị sổ sách của một cổ phiếu Một hệ số thấp có nghĩa là cổ phiếu này được định giá thấp và thích hợp để mua và nắm giữ nó nếu doanh nghiệp có triển vọng tốt trong tương lai Tuy nhiên, hệ số thấp cũng có thể là do doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có thể là không hợp lý nếu đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp này Hệ số P/B có liên quan đến chỉ tiêu giá trị sổ sách của cổ phiếu – cho biết giá trị mà các cổ đông thường nhận được trong trường hợp công ty bị phá sản và các tài sản được thanh lý Vì vậy, tài sản vô hình như Lợi thế thương mại phải được loại trừ ra khỏi tài sản ròng vì những tài sản loại này không thể bán được (hoặc rất khó để bán) khi thanh lý

P/E và P/B là hai hệ số bổ sung cho nhau trong quá trình phân tích giá cổ phiếu Trong quá trình phân tích, các chỉ tiêu này phải được xem xét trong mối liên hệ với các chỉ tiêu cùng loại của cùng ngành, các doanh nghiệp trong ngành đồng thời kết hợp với phân tích tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có những kết luận có ý nghĩa nhất

b Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá trị thị trường của cổ phiếu

Đòn bẩy tài chính và giá trị thị trường của cổ phiếu có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau Đòn bẩy tài chính là công cụ hữu hiệu để tác động đế giá trị thị trường của

cổ phiếu Đòn bẩy tài chính sẽ kích thích thanh khoản, đẩy nhanh sự linh hoạt của dòng tiền thông qua việc ngân hàng thương mại cho nhà đầu tư vay để tham gia vào thị trường chứng khoán và điều đó sẽ tác động trực tiếp đến giá cổ phiếu Giá cổ phiếu tăng lại tọa ra sức hấp dẫn mới, làm đòn bẩy được áp dụng nhiều hơn Đòn bẩy tài chính là động lực thúc đẩy chính để giá trị giao dịch chứng khoán tại thị trường Việt Nam có lúc vọt lên rất cao Nhưng đòn bẩy mạnh luôn là con dao hai lưỡi Nó thúc đẩu giá tăng nhanh nhưng cũng là sự thúc ép nhà đầu tư xả hàng chốt lời để trả nợ

Trang 29

vay Lên mạnh thì xuống mạnh Giá cổ phiếu lên do đòn bẩy tài chính và tâm lý được đòn bẩy hỗ trợ thường không bền Mặc khác, có một diễn biến đã nhiều lần lặp lại: giá lên luôn chậm hơn giá xuống Do vậy ngân hàng thương mại thường kết hợp với công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản để kiểm soát rủi ro

c Mô hình hồi quy giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả tài chính

Theo Trịnh Anh Việt (2012), Lợi nhuận trên mỗi cổ phần sẽ ảnh hưởng bởi Tỷ

số nợ, Chi phí lãi vay, Độ bẩy tài chính, Thu nhập trước thuế và lãi vay, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và Độ lệch chuẩn EPS Mô hình hồi quy tuyến tính có dạng như sau:

EPS = f(D/E, I, DFL, EBIT, ROA, 𝜹𝑬𝑷𝑺)

− EBIT: Thu nhập trước thuế và lãi vay

− ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

− 𝛿𝐸𝑃𝑆: Độ lệch chuẩn EPS

Theo nghiên cứu của Trịnh Việt Anh (2012), D/E sẽ có mối quan hệ cùng chiều với EPS - tức là công ty sử dụng nợ cao thì EPS lớn I có mối quan hệ ngược chiều với EPS – tức là lãi vay công ty càng lớn làm giảm hiệu quả sinh lời của vốn chủ sở hữu DFL tỷ lệ thuận với EPS song không có ý nghĩa thống kê EBIT, ROA và độ lệch chuẩn EPS có mối quan hệ cùng chiều với EPS Qua đó cho thấy được việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ tác động cùng chiều với hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp, mức độ sử dụng càng lớn thì EPS tăng, tuy nhiên sẽ làm tăng rủi ro về lãi vay cho doanh nghiệp

Trang 30

1.2 Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính

Akhtar và cộng sự (2012) kiểm tra mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả tài chính, bằng chứng từ lĩnh vực nhiên liệu và năng lượng của Pakistan Kết quả cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của các công ty, tức là hầu hết các các chỉ số hoạt động tài chính có mối quan hệ thuận chiều giữa đòn bẩy và hiệu quả tài chính khi so sánh với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong khi tỷ số thanh toán cho thấy mối quan hệ tiêu cực với đòn bẩy các chỉ số Rehman (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động tài chính trong các công ty mía đường niêm yết của Pakistan Kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều của tỷ lệ vốn chủ sở hữu nợ với tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và tăng trưởng doanh thu, và mối quan hệ nghịch biến của tỷ lệ vốn chủ sở hữu nợ với thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận ròng và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ

sở hữu Điều này mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu nợ và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) hỗ trợ thực tế rằng khi nợ tăng thì tiền trả lãi cũng tăng, do đó EPS sẽ giảm Akinmulegun (2012) kiểm tra tác dụng của đòn bẩy tài chính đối với các chỉ số lựa chọn về hoạt động của doanh nghiệp ở Nigeria Điều này cho thấy đòn bẩy tài chính ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của công ty ở Nigeria Rajin (2012) điều tra ảnh hưởng của tài chính đòn bẩy trên lợi nhuận của cổ đông và vốn hóa thị trường, bằng chứng về các công ty trong lĩnh vực viễn thông Ấn Độ Ông phát hiện

ra rằng bản chất của mối quan hệ và trạng thái ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đối với lợi nhuận của cổ đông và vốn hóa thị trường riêng lẻ cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tài chính đòn bẩy và lợi nhuận của cổ đông nhưng mối quan hệ tiêu cực giữa đòn bẩy tài chính và vốn hóa thị trường Ujah và Brusa (2013) cho rằng đòn bẩy tài chính và dòng tiền ảnh hưởng đến mức độ mà các công ty quản lý thu nhập của họ

Họ tiếp tục rằng nó phụ thuộc vào tập đoàn kinh tế hoặc ngành mà một công ty thuộc

về mức độ của họ và mức thu nhập được quản lý khác nhau

Tổng kết lại hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính có thể hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực của doanh nghiệp trong việc sử dụng nợ và cổ

Trang 31

phần ưu đãi để đảm bảo cho việc khuếch đại thu nhập trên vốn cổ phần thường một cách lớn nhất trong mọi trường hợp

Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được

do việc sử dụng đòn bẩy tài chính và chi phí phải bỏ ra khi sử dụng đòn bẩy tài chính Kết quả thu được càng cao so với chi phí tài chính bỏ ra thì hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính càng cao Điều này thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu về mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu, trên vốn cổ phần thường và một số chỉ tiêu liên quan Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là mục tiêu quan trọng để doanh nghiệp

có thể cải thiện chất lượng quản lý tài chính trong doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng đòn bẩy tài chính Thông qua phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ cung cấp thêm những kinh nghiệm cũng như

kỹ năng dự báo, sử dụng đòn bẩy cùng những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản

lý tài chính tại doanh nghiệp

1.2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính

Có hai phương pháp để phân tích tài chính cũng như phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, đó là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ số

Về phương pháp so sánh: Để áp dụng phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện so sánh được các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch Giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân Nội dung so sánh có thể là so sánh giữa số thực hiện năm nay và năm trước hoặc so sánh giữa số thực hiện và số kế hoạch

Về phương pháp tỷ số: trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được phân thành các nhóm đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Đó là các nhóm tỷ số về khả năng thanh toán,

Trang 32

nhóm tỷ số về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn cũng như nhóm tỷ số về năng lực hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời Mỗi nhóm tỷ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính, trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo góc độ phân tích, người phân tích lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính

1.2.3.1 Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay

Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty nhưng cổ đông chỉ có lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ, nếu không Công

ty sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hại cho cổ đông Để đánh giá khả năng trả lãi của công ty sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay của Doanh nghiệp được đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi vay với khoản lãi vay phát sinh trong cùng một kỳ kế toán

Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT

Lãi vay

Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh Nó cho biết mỗi quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó giúp đánh giá xem doanh nghiệp có khả năng trả lãi vay hay không Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì có hai khả năng xảy ra: Một là doanh nghiệp vay nợ quá nhiều và sử dụng nợ vay kém hiệu quả khiến cho lợi nhuận làm ra không đủ trả lãi vay Hai là, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp quá thấp khiến cho lợi nhuận tạo ra quá thấp không đủ để trang trải lãi vay Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua sự so sánh với một và với các năm trước đó, nếu càng lớn thì kết hợp với các chỉ tiêu ở trên sẽ có thể kết luận được là việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả hay không

1.2.3.2 Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản

Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) được xác định bằng tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế thực hiện trong kỳ với giá trị của Tổng tài sản ở cuối kỳ kế toán Cụ thể:

Trang 33

ROA = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sảnChỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cho biết trong một đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập sau thuế Tỷ số ROA càng cao thì quyết định đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả Tỷ số ROA cao hay thấp bị tác động rất lớn bởi hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (khả năng quản lý tài sản, quản lý chi phí và doanh thu…) và đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh

1.2.3.3 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) được đo lường bằng tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế thực hiện trong kvới giá trị của Vốn chủ sở hữu ở cuối kỳ kế toán

ROE = Thu nhập sau thuế

Tổng tài sản

Chỉ tiêu lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu (ROE) cho thấy khả năng sinh lợi của một đồng vốn bỏ ra để đầu tư vào doanh nghiệp Nếu chỉ tiêu này càng cao thì chứng

tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hơn những khoản vốn vay nên đã khuếch đại được

tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Tăng mức doanh thu trên vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp Để đánh giá chỉ tiêu này chúng ta có thể so sánh với chỉ tiêu này của năm trước hoặc với mức trung bình của ngành Nếu một doanh nghiệp mà sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu sẽ cao và tăng nhanh qua các năm Ngược lại nếu sử dụn đòn bẩy tài chính một cách không hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ không cao hay không tăng hoặc thâm chí là giảm so với năm trước đó Chính vì thế

mà chỉ tiêu này thường được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Mối quan hệ giữa rủi ro tài chính với ROA, ROE được xác định như sau: Gọi:

+ ROAE: là tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản

Trang 34

A

+ EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

+ A: Giá trị tài sản bình quân (hay vốn kinh doanh bình quân)

+ D: Vốn vay

+ E: Vốn chủ sở hữu

+ rd: Lãi suất vay

+ t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

𝑅𝑂𝐸 = [ROA𝐸+𝐷

𝐸(ROA𝐸 − 𝑟𝑑)] ∗ (1 − 𝑡) Vậy:

+ Khi ROAE > rd: Doanh nghiệp tăng vay nợ thì ROE càng được khuếch đại, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính

+ Khi ROAE = rd: Doanh nghiệp tăng vay nợ nhưng ROE không thay đổi, đồng thời gian tăng rủi ro tài chính

+ Khi ROAE < rd: Doanh nghiệp tăng vay nợ sẽ làm suy giảm ROE, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính

Đây chính là giới hạn của hệ số nợ trong tổng vốn của doanh nghiệp và điều này cần được lưu ý khi ra quyết định huy động vốn

Cần lưu ý rằng, cũng như sử dụng đòn bẩy kinh doanh, việc sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng con dao hai lưỡi Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỷ suất sinh lời đủ lớn để bù đắp chi phí lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) sẽ bị giảm sút, bởi lẽ phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của khoản lãi vay phải trả

Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong

đó, đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý thường dùng Đòn bẩy tài chính là công cụ hữu ích để khuếch đại tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gia

Trang 35

tăng thu nhập trên một cổ phần thường, đồng thời cũng tiềm ẩn sự gia tăng rủi ro cho chủ sở hữu Sự thành công hay thất bại này tùy thuộc vào chiến lược của chủ sở hữu khi lựa chọn cơ cấu tài chính

1.2.3.4 Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường

EPS = 𝐸𝐴𝑇 − 𝑃𝐷

𝑁𝑆Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường là một yếu tố quan trọng trong quyết định đến giá trị của cổ phần vì nó đo lương mức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp này sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả Để thấy được việc sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả hay không thì ta lấy chỉ tiêu này so với các kỳ trong quá khứ Nếu lớn hơn, chứng tỏ doanh nghiệp đã tiến bộ trong quản

lý tài chính, hay nói cách khác rằng công ty nâng cao được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Thu nhập trên vốn cổ phần thường là mục tiêu của việc sử dụng đòn bẩy tài chính nên việc dùng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là tất yếu

Như vậy, hai chỉ tiêu ROE và EPS là hai chỉ tiêu đánh giá kết quả trực tiếp của đòn bẩy tài chính có được sử dụng một cách hiệu quả hay không Nếu nó được sử dụng một cách hiệu quả thì hai chỉ tiêu này phải đạt giá trị lớn nhất có thể Mặc dù cùng được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, nhưng hai chỉ tiêu này có một chút khác biệt Với chỉ tiêu ROE phản ánh mức sinh lợi trên vốn cổ phần thường và vốn cổ phần ưu đãi, còn với chỉ tiêu thu nhập trên vốn cổ phần thường thì lại chỉ xét khả năng sinh lợi trên vốn cổ phần thường Trong khi sử dụng vốn cổ phần

ưu đãi cũng tạo nen độ bẩy cho thu nhập trên vốn cổ phần thường Chính vì sự khác biệt này nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu thu nhập trên vốn cổ phần thường là chỉ tiêu quan trọng hơn

Bên cạnh đó thì còn một vài chỉ tiêu liên quan khác để đánh giá về hiệu quả sử dụng đòn bảy tài chính một cách không trực tiếp

Trang 36

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Tâm lý của nhà quản lý tài chính

Đây là nhân tố thuộc về sự bảo thủ hay phóng khoáng của nhà quản lý tài chính Nếu với nhà quản lý tài chính có tâm lý phóng khoáng, thích mạo hiểm thì sẽ sử dụng nhiều nợ và khi đó độ bẩy của đòn bẩy tài chính sẽ cao Ngược lại, với những nhà quản trị tài chính có tâm lý bảo thủ thì họ sợ rủi ro, sợ mạo hiểm nên họ thường lựa chọn phương án tài trợ dùng rất ít nợ, thậm chí sẽ không dùng tới nợ, khi đó đòn bẩy tài chính sẽ ít được dùng và điều tất nhiên hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ khó tìm thấy

1.3.1.2 Trình độ người lãnh đạo

Trình độ của người lãnh đạo rất quan trọng, họ cần phải hiểu thấu đáo các vấn

đề khi sử dụng đòn bẩy tài chính Nếu họ không thấy được vai trò của đòn bẩy tài chính thì sẽ không sử dụng đòn bẩy tài chính một cách có hiệu quả Ví dụ như khi họ không rõ về việc sử dụng đòn bẩy tài chính thì trường hợp có đòn bẩy tài chính phát huy hiệu quả mà không biết sử dụng, để có thể nhờ đòn bẩy tài chính làm thu nhập trên cổ phần thường lớn nhất Hoặc có khi đòn bẩy tài chính đang thể hiện mặt trái của nó thì lại dùng nó một cách vô thức dẫn đến hậu quả không tốt cho doanh nghiệp (trong khi tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thấp hơn rất nhiều lần chi phí lãi vay thì việc sử dụng nhiều nợ sẽ làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng thấp – hay nói ngắn gọn là lãi vay ăn mòn vốn) Chính vì thế mà trình độ của nhà lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính

1.3.1.3 Chiến lược phát triển doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính còn phụ thuộc vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đang có chiến lược mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động thì sẽ rất cần vốn nên việc vay nợ hay sử dụng vốn cổ phần thường, vốn cổ phần

ưu đãi là việc tất yếu xảy ra Khi đó lại chịu ảnh hưởng của các quyết định tài chính

từ các nhà quản lý tài chính Nếu doanh nghiệp đang có khuynh hướng chuyển đổi lĩnh vực (từ rủi ro ít sang nhiều rủi ro hơn) thì rất có thể nợ sẽ được sử dụng ít đi trong

Trang 37

tương lai để nhằm không tăng rủi ro đối với doanh nghiệp Khi đó thì đòn bẩy tài chính sẽ giảm độ bẩy của nó trong doanh nghiệp

1.3.1.4 Việc sử dụng đòn bẩy hoạt động

Đòn bẩy hoạt động là nhân tốc tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Trước hết tìm hiểu chung sự khác nhau của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi Nhưng đòn bẩy kinh doanh chỉ tác động tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởi vì hệ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy kinh doanh Còn mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào hệ số nợ, cổ tức ưu đãi mà không phụ thuộc và kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp Do đó, đòn bẩy tài chính không tác động tới thu nhập trước thuế và lãi vay Tuy nhiên thì sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay lại là lực tác động để tạo nên lực bẩy cho đòn bẩy tài chính Vì vậy, khi ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ tiếp tục để khuếch đại mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) khi doanh thu thay đổi Điều này chứng tỏ ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn của đòn bẩy kinh doanh tới hiệu quả của đòn bẩy tài chính Nếu đòn bẩy kinh doanh mà tốt thì sự thay dổi của thu nhập trước thuế và lãi vay lớn, từ đó đòn bẩy tài chính sẽ phát huy tốt hơn sức mạnh của mình để bẩy thu nhập trên vốn cổ phần thường Nếu sử dụng đòn bẩy hoạt động không tốt thì thu nhập trước thuế và lãi vay không được bẩy, thậm chí còn làm giảm nó đi Điều này đương nhiên sẽ làm giảm hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính Nhưng cũng phải nhắc tới khía cạnh bản thân doanh nghiệp khó có thể đưa ra quyết định được hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động vì việc sử dụng đòn bẩy hoạt động nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan khác trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

1.3.1.5 Uy tín doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp nếu họ muốn sử dụng đòn bẩy tài chính thì điều đầu tiên là

họ phải tìm được nguồn để huy động nợ hay vốn cổ phần ưu đãi Điều này đối với một số doanh nghiệp thì không phải là khó, nhưng đối với một số doanh nghiệp thì

Trang 38

đây là vấn đề rất nan giải Điều này được giải thích theo một góc độ nào đó thì chính

là uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Nếu có uy tín tốt thì việc vay nợ hay huy động vốn không phải là khó và tôn kém Nhưng nếu uy tín của doanh nghiệp không

đủ tạo niềm tin cho chủ nợ và cổ đông ưu đãi thì việc huy động thêm nợ và vốn cổ phần ưu đãi khá khó khăn và chi phí sẽ lớn hơn Chính việc huy động này tác động đến mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp và từ đó nó tác động đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Mặt khác, khi một doanh nghiệp có uy tín tốt thì trong quá trình sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ tạo được rất nhiều thuận lợi Ví dụ như trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về sức khỏe tài chính, nhưng với uy tín tốt thì có thể hoãn nợ, thậm chí còn huy động thêm được vốn để khắc phục khó khăn

về tài chính Điều này không những hạn chế được mặt trái của đòn bẩy tài chính mà còn tránh cho doanh nghiệp phải đi đến một kết cục xấu

1.3.2 Các nhân tố khách quan

1.3.2.1 Thị trường tài chính

Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán những công cụ được phát hành bởi những cơ sở tài chính như ngân hàng, Nhà nước hay các trung gian tài chính khác Thị trường tài chính là tổng hòa các quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế Thị trường tài chính cũng là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tài sản tài chính hay các công vốn hoặc vốn Đây cũng là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hôi của một quốc gia Nếu doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính sôi động thì việc huy động vốn sẽ có nhiều thuận lợi Điều này tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính và từ đó tác động tốt đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Giả sử như doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính chưa phát triển thì sẽ khó khăn trong việc huy động nợ, cổ phần ưu đãi và gây nên một tâm lý lo lắng cho các nhà quản lý tài chính trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính

Trang 39

1.3.2.2 Chi phí lãi vay

Đây là nhân tố quang trọng trong việc đến số lượng sử dụng nợ của doanh nghiệp Khi chi phí nợ thấp thì doanh nghiệp sẽ dùng nhiều nợ hơn để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình và khi đó mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ cao lên Ngược lại khi chi phí nợ mà cao thì doanh nghiệp phải giảm việc sử dụng nợ và từ đó sẽ làm cho độ bẩy của đòn bẩy tài chính giảm sút Nếu với cùng một lượng nợ như nhau nhưng chi phí nợ giảm đi thì hiển nhiên thu nhập trước thuế sẽ tăng lên làm cho thu nhập trên cổ phần thường được khuếch đại lớn hơn

1.3.2.3 Chính sách, luật pháp Nhà nước

Trong các chính sách vĩ mô của Nhà nước thì doanh nghiệp luôn bị chi phối bởi chúng Cụ thể là chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu thuế thu nhập doanh nghiệp càng cao thì càng khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ, khi ấy thì doanh nghiệp sẽ có phần tiết kiệm được nhờ là chắn thuế là rất lớn Khi đó sẽ khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ thì cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích doanhn nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn

1.3.2.4 Lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp

Tùy từng lĩnh vực mà mức độ rủi ro doanh nghiệp phải gánh chịu là khác nhau nên mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cũng khác nhau Việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam đã rất phổ biến trong những năm qua Các khoản vay ngân hàng được các doanh nghiệp gia tăng để có thể đầu tư cũng như hoàn thành các công trình kịp tiến độ Còn trên thị trường chứng khoán, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng là nguyên nhân dãn đến hiện tượng biến động mạnh của các chỉ số chứng khoán Nếu thị trường đi xuống, nhà đầu tư sử dụng công cụ này lập tức bán ra khi đã chạm ngưỡng cắt lỗ nhàm giảm thiểu rủi ro Lập tức điều này sẽ làm biến động mạnh hơn, chỉ số tiếp tục đi xuống vì cung lớn hơn cầu Ngược lại, sau khi tạo đáy và đi lên, thị trường cũng sẽ gặp những lực cản mạnh từ những người sử dụng đòn bẩy tài chính (và chưa cắt lỗ khi thị trường đi xuống) Do đó tùy từng lĩnh vực

mà doanh nghiệp tham gia sẽ quyết định việc sử dụng đòn bẩy tài chính như thế nào

để đạt hiệu quả cao nhất

Trang 40

1.3.2.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm, dịch vụ thì khi đó doanh thu

sẽ tăng, làm cho đòn bẩy hoạt động được sử dụng có hiệu quả Từ đó làm cho hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính cũng được nâng lên Trong trường hợp doanh nghiệp

bị ế ẩm thì vốn bị ứ đọng trong khi chi phí tài chính cố định vẫn phải thanh toán, làm tăng chi phí mà cụ thể là chi phí lãi vay và từ đố làm cho thu nhập trước thuế bị giảm sút Hay chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay giảm và điều này là không tốt với hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính

Dưới tác động của đòn bẩy hoạt động, một sự thay dổi trong số lượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, người ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (Degree of Operatig Leverage – DOL) Độ bẩy hoạt động được định nghĩa là phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu)

Ta có công thức tính Độ bẩy hoạt động (DOL) tại mức sản lượng Q (hoặc doanh thu S):

Độ bẩy hoạt động (DOL)= Phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt động

Phần trăm thay đổi sản lượng (hoặc doanh thu)

𝐷𝑂𝐿 = ∆𝐸𝐵𝐼𝑇/𝐸𝐵𝐼𝑇

∆𝑄/𝑄

Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng (hoặc doanh thu) khác nhau Do đó, khi nói đến độ bẩy hoạt động phải chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q, doanh thu S nào đó Chúng ta thực hiện thêm một số biến đổi từ công thức trên để có thể dễ dàng tính DOL theo cách khác:

Lợi nhuận hoạt động:

EBIT = PQ – VQ – F = Q*(P – V) – F

Bởi vì đơn giá P, định phí F và biến phí đơn vị V là cố định nên:

Ngày đăng: 24/06/2021, 22:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Thị Quỳnh Anh, Quách Thị Hải Yến (2014), Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE)
Tác giả: Đặng Thị Quỳnh Anh, Quách Thị Hải Yến
Năm: 2014
2. Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: Tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng – Số 5(40).2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: Tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn
Tác giả: Đoàn Ngọc Phi Anh
Năm: 2010
3. Hồ Đình Bảo (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, kiểm định tại thị trường Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, kiểm định tại thị trường Việt Nam
Tác giả: Hồ Đình Bảo
Năm: 2014
4. Nguyễn Thanh Hiếu (2020), Nhân tố ảnh hưởng tới biến động giá cổ phiếu ở các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 tháng 4/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân tố ảnh hưởng tới biến động giá cổ phiếu ở các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thanh Hiếu
Năm: 2020
5. Nguyễn Thị Tuyết Lan (2019), Cơ cấu vốn mục tiêu cho các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu vốn mục tiêu cho các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Lan
Năm: 2019
6. Võ Minh Long, 2017, Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp: Trường hợp công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSX), Tạp chí Khoa học Đại học Mở TP.HCM, số 53(2) 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp: "Trường hợp công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSX)
7. Trương Đông Lộc &amp; Võ Kiều Trang (2008), Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế, 361(6), 20-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Trương Đông Lộc &amp; Võ Kiều Trang
Năm: 2008
8. Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị, Chính sách &amp; Thị trường Tài chính – Tiền tệ, Số 173 tháng 10/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị
Tác giả: Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng
Năm: 2016
10. Nguyễn Văn Thức (2017), Vai trò và hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp, Truy cập ngày 19/04/2020, từ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/vai-tro-va-hieu-qua-quan-tri-tai-chinh-doanh-nghiep-133907.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò và hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Văn Thức
Năm: 2017
11. Chu Thị Thủy, Nguyễn Thanh Huyền, Ngô Thị Quyên, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính: Nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 215 tháng 5/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính: Nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
12. Trần Hùng Sơn (2011), Đặc điểm doanh nghiệp và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp niêm yết tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm doanh nghiệp và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác giả: Trần Hùng Sơn
Năm: 2011
13. Ngô Văn Toàn, Vũ Bá Thành (2017), Tác động của đòn bẩy lên hiệu quả hoạt động công ty niêm yết tại Việt Nam, Tạp chí Công thương, Số 7 tháng 7/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của đòn bẩy lên hiệu quả hoạt động công ty niêm yết tại Việt Nam
Tác giả: Ngô Văn Toàn, Vũ Bá Thành
Năm: 2017
18. Akhtar, S; Javed, B; Maryam, A and Sadia, H (2012). Relationship between financial leverage and financial performance: Evidence from fuel and energy sector of Pakistan, European Journal of Business and Management 4(11): 7 – 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Relationship between financial leverage and financial performance: Evidence from fuel and energy sector of Pakistan
Tác giả: Akhtar, S; Javed, B; Maryam, A and Sadia, H
Năm: 2012
19. Abor, J. (2005), The effect of capital structure on profitability: An empirical analysis of listed firms in Ghana, The Journal of Risk Finance, 6(5), 438–445 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effect of capital structure on profitability: An empirical analysis of listed firms in Ghana
Tác giả: Abor, J
Năm: 2005
20. Alocock, J; Baum, A; Colley, N and Steiner, E (2013), The role of financial leverage in the performance of private equity real estate funds, The Journal of portfolio management: 99 – 110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The role of financial leverage in the performance of private equity real estate funds
Tác giả: Alocock, J; Baum, A; Colley, N and Steiner, E
Năm: 2013
21. Doing Business 2020 (2020), Comparing Business Regulation in 190 Economies, World Bank Group Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comparing Business Regulation in 190 Economies
Tác giả: Doing Business 2020
Năm: 2020
22. Akintoye, I. R. (2007), Effect of Capital Structure on Firm's Performance: The Nigeria Experience, Journal of Economics, Finance &amp; Administrative Sciences (JEFAS), University of Baltimore, (10), 233-243 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of Capital Structure on Firm's Performance: The Nigeria Experience
Tác giả: Akintoye, I. R
Năm: 2007
25. San, O. T. &amp; Heng, T. B (2011), Capital structure and corporate performance of Malaysian construction sector, International Journal of Humanities and Social Science, 1(2), 28-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Capital structure and corporate performance of Malaysian construction sector
Tác giả: San, O. T. &amp; Heng, T. B
Năm: 2011
14. Lợi ích và bất lợi khi niêm yết, từ https://tinnhanhchungkhoan.vn/loi-ich-va-bat-loi-khi-niem-yet-post71971.html Link
15. Bùi Tuấn Minh (2019), Bài toán khó của doanh nghiệp tư nhân: Niêm yết hay không? , https://tinnhanhchungkhoan.vn/bai-toan-kho-cua-doanh-nghiep-tu-nhan-niem-yet-hay-khong-post227769.html Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

tình hình tài chính, định hướng,  chiến  lược  phát  triển  - NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM
t ình hình tài chính, định hướng, chiến lược phát triển (Trang 47)
2.2.2.1. Tình hình tăng trưởng của ngành Xây dựng Việt Nam - NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM
2.2.2.1. Tình hình tăng trưởng của ngành Xây dựng Việt Nam (Trang 53)
Bảng 2.3.Số lượng Công ty niêm yết trên sàn HOSE sử dụng vốn vay - NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM
Bảng 2.3. Số lượng Công ty niêm yết trên sàn HOSE sử dụng vốn vay (Trang 62)
Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ vay qua các năm - NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM
Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ vay qua các năm (Trang 63)
2.3.1.3. Về độ bẩy tài chính qua các năm - NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM
2.3.1.3. Về độ bẩy tài chính qua các năm (Trang 65)
Bảng 2.6. Bảng thống kê độ bẩy tài chính qua các năm - NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM
Bảng 2.6. Bảng thống kê độ bẩy tài chính qua các năm (Trang 65)
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp khả năng thanh toán lãi vay qua các năm - NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp khả năng thanh toán lãi vay qua các năm (Trang 67)
Bảng 2.8. Bảng thống kê ROA qua các năm - NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM
Bảng 2.8. Bảng thống kê ROA qua các năm (Trang 68)
Bảng 2.9. Bảng thống kê ROE qua các năm - NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM
Bảng 2.9. Bảng thống kê ROE qua các năm (Trang 70)
Bảng 2.10. Bảng thống kê thu nhập trên cổ phần thường qua các năm - NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM
Bảng 2.10. Bảng thống kê thu nhập trên cổ phần thường qua các năm (Trang 71)
Bảng 2.11. Bảng tính hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu - NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM
Bảng 2.11. Bảng tính hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu (Trang 77)
Kiểm định mô hình - NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM
i ểm định mô hình (Trang 79)
Kết luận mô hình: Qua mô hình hồi quy có thể nhận thấy rằng sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ tác động cùng chiều với hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp, mức độ  sử dụng càng lớn thì sữ dẫn đến EPS tăng, song cũng gia tăng rủi ro tài chính trong  doanh nghi - NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM
t luận mô hình: Qua mô hình hồi quy có thể nhận thấy rằng sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ tác động cùng chiều với hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp, mức độ sử dụng càng lớn thì sữ dẫn đến EPS tăng, song cũng gia tăng rủi ro tài chính trong doanh nghi (Trang 80)
Với việc sử dụng số liệu bảng cân đối kế toán và doanh thu của 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019, tác giả sử dụng phương pháp san mũ (Exponential Smoothing)  trong Excel để dự toán như cầu vốn kinh doanh, doanh thu, chi phí trong năm 2020  của Công ty - NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM
i việc sử dụng số liệu bảng cân đối kế toán và doanh thu của 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019, tác giả sử dụng phương pháp san mũ (Exponential Smoothing) trong Excel để dự toán như cầu vốn kinh doanh, doanh thu, chi phí trong năm 2020 của Công ty (Trang 87)
Bảng 3.2. Tính toán EBIT năm 2020 - NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM
Bảng 3.2. Tính toán EBIT năm 2020 (Trang 88)
Bảng 3.4. Tính toán tốc độ tăng trưởng EBIT năm 2020 Chỉ tiêu  2020F 2019  Chênh lệch (%)  - NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ CHỨNG KHOÁN TPHCM
Bảng 3.4. Tính toán tốc độ tăng trưởng EBIT năm 2020 Chỉ tiêu 2020F 2019 Chênh lệch (%) (Trang 90)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w