1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mẫu mực của tinh thần độc lập tự cường, đổi mới và sáng tạo

21 1,7K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 160,5 KB

Nội dung

Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mẫu mực của tinh thần độc lập tự cường, đổi mới và sáng tạo.

Trang 1

ĐỀ BÀI:

Trong diễn văn tại lễ kỉ niệm 105 ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “ Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội là mẫu mực của tinh thần độc lập tự cường, đổi mới vàsáng tạo”

Hãy phân tích và chứng minh nhân định trên Liên hệ với thực tế ViệtNam hiện nay

Á, nâng nó lên một tầm cao mới phù hợp với cách mạng Việt Nam Như vậy

tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc vừa là sựkết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại, vừa thể hiện tinh thần độc lập tựchủ, sáng tạo của Người trong việc vân dụng những nguyên lý phổ biến củachủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam và các nước phương Đông,

mà đặc biệt là tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội nóchính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng của dân tộc Chính vì vậy

mà trong diễn văn kỉ niệm 105 ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “ Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lập tự cường, đổimới và sáng tạo”

Qua tư tưởng và cuộc đời hoạt động cách mạng của Người cùng với thực

tế Việt Nam hiện nay ta càng hiểu rõ nhận định trên

Trang 2

Trước khi đề cập tới vấn đề độc lập dân tộc ta phải hiểu được dân tộc làgì? Dân tộc là một vấn đề rộng lớn bao gồm những quan hệ về chính trị,kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng, văn hóa giữa các dân tộc, các nhóm dântộc và bộ tộc C Mác, Ăngghen đã nêu ra các quan điểm cơ bản có tính chấtphương pháp luận để nhận thức và giải quyết những vấn đề về nguồn gốc,bản chất của vấn đề dân tộc, những quan hệ cơ bản của dân tộc, thái độ củagiai cấp công nhân và đảng của nó với vấn đề dân tộc Trên cơ sở nhữngquan điểm này, Lênin đã phát triển thành một hệ thống lí luận toàn diện, sâusắc về vấn đề dân tộc, làm cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính sách củacác đảng kiểu mới về vấn đề dân tộc Khi bàn về sự phát triển của vấn đềdân tộc, Lênin cũng đã đề cập hai xu hướng phát triển của vấn đề dân tộctrong điều kiện của chủ nghĩa tư bản.

- Xu hướng thứ nhất là sự thức tỉnh của ý thức dân tộc, của phong trào đấutranh chống áp bức dân tộc sẽ dẫn tới việc thành lập các quốc gia dân tôcđộc lập

- Xu hướng thứ hai là với việc tăng cường và phát triển các mối quan hệgiữa các dân tộc sẽ dẫn tới việc phá hủy hàng rào ngăn cách dân tộc, thiếtlập sự thống nhất quôc tế của chủ nghĩa tư bản, của đời sống kinh tế, chínhtrị, khoa học…

Xu hướng thứ nhất chiếm ưu thế trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản mới pháttriển, còn xu hướng thứ hai là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản già cỗi sắpchuyển sang xã hội xã hội chủ nghĩa, cả hai xu hướng đều phát triển trongđiều kiện đối kháng giai cấp sâu sắc Chủ nghĩa tư bản và dân tộc tư sảnkhông thể giải quyết được vấn đề dân tộc mà chỉ làm cho mối xung đột dântộc ngày càng tăng lên Chỉ có cách mạng vô sản và chủ nghĩa xã hội trên cơ

sở thủ tiêu áp bức giai cấp áp bức dân tộc, mới tạo điều kiện để thực hiện sựbình đẳng dân tộc và xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc Lênin đã yêucầu các đảng cộng sản phải kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của chủnghĩa dân tộc tư sản và chủ nghĩa sôvanh, giành thắng lợi cho chủ nghĩaquốc tế vô sản

Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh được đề cập ở đây khôngphải là vấn đề dân tộc nói chung Khi chủ nghĩa đế quốc đi xâm chiếm thuộc

Trang 3

địa để mở rộng thị trường, thực hiện sự áp bức về chính trị, bóc lột về kinh

tế, nô dịch về văn hóa với các nước bị xâm chiếm, thì vấn đề dân tộc đã trởthành vấn đề dân tộc thuộc địa Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đềđấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị củanước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thựchiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập Ở thời đại

mà chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một hệ thống thế giới, cách mạng giảiphóng dân tộc đã trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, việc nhânthức và giải quyết vấn đề dân tộc như thế nào có quan hệ tới toàn bộ đườnglối, chiến lược, sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Tư tưởng HồChí Minh về vấn đề dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản được thể hiệntrong những luân điểm cơ bản sau:

a): Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm cuả tất cả cácdân tộc Lịch sử nước ta không ngừng đấu tranh dựng nước và giữ nước.Tinh thần yêu nước luôn luôn đứng ở hàng đầu của bảng giá trị tinh thầntruyền thống Việt Nam Đối với một người dân mất nước, cái quý nhất trênđời là “ độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân” Như Người đã từng nói:cái mà tôi cần nhất trên trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôiđược độc lập….Trên đường tiếp cận chân lý cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìmhiểu như “ Tuyên ngôn độc lập” (1776) của nước Mỹ, “ Tuyên ngôn nhânquyền và dân quyền” (1791) của cách mạng Pháp, và tiếp cận những nhân tố

có giá trị trong hai bản tuyên ngôn bất hủ ấy Người đã khái quát nên chân lýbất di bất dịch về quyền cơ bản cuả các dân tộc: “ Tất cả các dân tộc trên thếgiới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống quyền sống,quyền sung sướng và quyền tự do” Năm 1919, thay mặt cho những ngườiViệt Nam yêu nước, Người gửi đến hội nghị hòa bình ở Vécxây một bảnYêu sách 8 điểm, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam BảnYêu sách từ nội dung với lời lẽ đều rất ôn hòa, chưa đề cập vấn đề “độc lập”hay “tự trị”, mà mới chỉ tập trung vào hai nội dung cơ bản: một là đòi quyềnbình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối vớingười châu Âu, hai là đòi các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dânnhư tự do ngôn luận, báo chí, tự do lập hội, hội họp…Trong điều kiện lịch

sử lúc đó, một người Việt chưa có tên tuổi, giữa sào huyệt của kẻ thù, dám

Trang 4

đưa ra yêu sách về “ quyền cuả các dân tộc ” là một hành động yêu nướcdũng cảm, biết đưa ra những đòi hỏi trong phạm vi cải cách dân chủ là mộthành động tài trí, khôn ngoan Tuy vậy bản “Yêu sách” đã không được cáctrùm đế quốc để ý Trước sự thật ấy Người đã rút ra bài học: “Muốn giảiphóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông vào lực lượng củabản thân mình…” Cách mạng tháng tám thành công, Người thay mặt chínhphủ lâm thời đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, long trọng khẳng định trướcquốc dân đồng bào và trước thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự

do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộcViệt Nam quyết đem tất cả tinh thần và của cải để giữ vững quyền tự do, độclập ấy”

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” không chỉ là tư tưởng mà còn là lẽsống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh Đó là lí do chiến đấu, lànguồn sức mạnh làm lên chiến thắng của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự

do của Việt Nam, đồng thời cũng là nguồn động viên lớn đối với các dân tộc

bị áp bức trên toàn thế giới

b): Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc chủ nghĩayêu nước với chủ nghĩa quốc tế Các cuộc vân động yêu nước chống Phápcuối thế kỉ XX đều được dẫn dắt bởi hệ ý thức phong kiến hoặc tư sản Chủnghĩa yêu nước khi đó vẫn chủ yếu dừng lại ở chủ nghĩa yêu nước truyềnthống Đến Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc được tiếnhành dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, giành độc lập dân tộc đểtiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấpđược đặt ra Đây là một vấn đề lý luận quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn tolớn trong thời đại cách mạng vô sản Vấn đề dân tộc luôn luôn được giảiquyết trên lập trường và theo quan điểm của một giai cấp nhất định và trongmột giai đoạn lịch sử nhất định Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác –Lênin nhấn mạnh rằng: chỉ đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và cáchmạng vô sản mới giải quyết được đúng đắn vấn đề dân tộc Trong “Tuyênngôn của Đảng Cộng sản”, Mác và Ăngghen đã đề cập mối quan hệ giai cấp

và dân tộc: cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm lật đổ ách thống trị củagiai cấp tư sản, ở giai đoạn đầu của nó là mang tính chất dân tộc, vì “Phongtrào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối

Trang 5

đại đa số” Vì vậy, “ cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản , dù về mặt nội dungkhông phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấutranh dân tộc” Từ đó, Mác kêu gọi: “giai cấp vô sản mỗi nước trước hếtphải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, tuyhoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu” Tuy nhiên ởthời đại đó, các ông không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc vì về cơ bản vấn

đề dân tộc ở Tây Âu đã được giải quyết trong cách mạng tư sản, nhất là cácông chưa có điều kiện bàn nhiều về vấn đề dân tộc thuộc địa Đúng nhưLênin đã nhận xét, đối với Mác so với vấn đề giai cấp vô sản thì vấn đề dântộc chỉ là một vấn đề thứ yếu thôi Đến thời đại Lênin, chủ nghĩa đế quốc đãtrở thành một hệ thống thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thànhmột bộ phận của cách máng vô sản, Lênin mới có cơ sở thực tiễn để pháttriển vấn đề dân tộc thành một hệ thống lý luận, được gọi là học thuyết vềcách mạng thuộc địa Theo Lênin, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ởchính quốc sẽ không thể giành được thắng lợi nếu nó không biết liên minhvới cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa Người đã bổ sungkhẩu hiệu của Mác thành “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức,đoàn kết lại” Tóm lại, Mác, Ăngghen, Lênin đã nêu ra những quan điểm cơbản về mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, tạo

cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược của các Đảng Cộng sản về vấn đềdân tộc và thuộc địa Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu và mục tiêu của cáchmạng vô sản ở châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giaicấp, vẫn “đặt hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc

và chung cho toàn thể giai cấp vô sản” Điều đó hoàn toàn đúng với đòi hỏicủa thực tiễn cách mạng vô sản Tây Âu đang đặt ra lúc bấy giờ

Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước, đang tìm đường cứu nước, đếnvới chủ nghĩa Mác – Lênin đã tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộcmình theo con đường của cách mạng vô sản, tức là đã tiếp thu lý luận về giaicấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lênin Khi viết rằng: “sựnghiệp của người bản xứ gắn mật thiết với sự nghiệp vô sản của toàn thếgiới, mỗi khi chủ nghĩa cộng sản giành được chút ít thắng lợi trong mộtnước nào đó…thì đó càng là thắng lợi cả cho người An Nam”., tức là Người

đã nhân thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa dân tộc và giai cấp trong cách

Trang 6

mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản Nhưng tiếp thu

lý luận Mác - Lênin lại phải biết vận dụng sáng tạo lý luận ấy vào việc giảiquyết nhiệm vụ cụ thể của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, phùhợp với đặc điểm lịch sử - xã hội của các nước phương Đông Việc xử lýmối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp đặt ra cho các Đảng Cộng sản ở châu

Âu và châu Á có khác nhau: khi Mác – Ăngghen viết “Tuyên ngôn của ĐảngCộng sản” là lúc mà đối kháng giai cấp trong thời đại tư sản ở châu Âu đãđơn giản hóa “Xã hội ngày càng chia thành ha phe lớn thù địch với nhau,hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản”

Vì vậy, các ông nói nhiều hơn về đấu tranh giai cấp và cách mạng vô sản.Khi ấy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa tư bản đã được mở rộng, nhưng cáccuộc đấu tranh giành độc lập chưa phát triển mạnh, chưa có ảnh hưởng đến

sự tồn tại và suy vong của chủ nghĩa tư bản Trung tâm cách mạng thế giớivẫn ở châu Âu, vận mệnh của loài người vẫn được coi là phụ thuộc vàothắng lợi của cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển Do

đó, tương lai của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa cũng được nhìnnhận trong sự phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc.Trái lại vấn đề đặt ra trước mắt cho các nước thuộc địa phương Đông khôngphải là làm ngay một cuộc cách mạng vô sản, mà trước hết là phải đấu tranhgiành lại độc lập cho dân tộc rồi mới có địa bàn để tiến lên cách mạng làm

xã hội chủ nghĩa Yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dântộc không cho phép ỷ lại, ngồi chờ thắng lợi của cách mạng vô sản ở châu

Âu để được trả lại nền độc lập cho các dân tộc thuộc địa Từ thực tiễn đóNguyễn Ái Quốc đã tiến hành đấu tranh phê phán quan điểm sai trái của một

số Đảng Cộng sản Tây Âu trong cách nhìn nhận , đánh giá về vai trò, vị trí,cũng như tương lai của cách mạng thuộc địa và đi đến luận điểm: Các dântộc thuộc địa phải dựa vào sức mạnh của chính mình, đồng thời biết tranhthủ sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới đểtrước hết phải đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, rồi từ thắng lợi củacách mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa vàđóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới Qua đó có thểkhẳng định: ngay từ khi trở thành người cộng sản, Hồ Chí Minh đã thực hiện

Trang 7

được sự kết hợp đúng đắn dân tộc với giai cấp, chủ nghĩa yêu nước với chủnghĩa quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn của đấtnước Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc viết: ở các nước thuộc địa, “chủ nghĩadân tộc là một động lực lớn của đất nước” Khái niệm chủ nghĩa dân tộc màNguyễn Ái Quốc dùng ở đây, như Mác nói, “không phải theo nghĩa như giaicấp tư sản hiểu Chủ nghĩa dân tộc bản xứ mà Người nói ở đây chính là chủnghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân Việt Nam đãđược hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, vốn là một động lực tinh thần vôgiá trong các cuộc đấu tranh chông ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, nókhác về bản chất so với chủ nghĩa dân tộc sôvanh, vị kỷ của giai cấp tư sản

đã bị lịch sử lên án Theo phân tích của Người, do kinh tế còn lạc hậu nên sựphân hóa giai cấp ở Đông Dương chưa triệt để, cuộc đấu tranh giai cấp ở đâykhông diễn ra giống như ở phương Tây Người khằng định :Đối với các dântộc thuộc địa ở phương Đông, “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đấtnước” Theo Người trong cách mạng giải phóng dân tộc, “người ta sẽ khôngthể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại,

và duy nhất của đời sống xã hội của họ” Từ đó Người đã kiến nghị vềCương lĩnh hoạt động của Quốc tế Cộng sản: “Phát động chủ nghĩa dân tộcbản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản… Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắnglợi nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế” Qua đó

có thể nhận thấy: xuất phát từ vị trí của người dân mất nước, từ chuyềnthống dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cao sức mạnh củachủ nghĩa là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, coi đó làđộng lực lớn mà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy, không đểngọn cờ dân tộc rơi vào tay giai cấp nào khác, phải nhận thức và giải quyếtvấn đề dân tộc trên lập trường của giai cấp vô sản, kết hợp chủ nghĩa dân tộcvới chủ nghĩa quốc tế

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắccủa Hồ Chí Minh Bởi lẽ, Người đã vượt qua giới hạn của những nhà yêunước đương thời và phát hiện ra con đường cứu dân, cứu nước Chúng ta tựhào với lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ để giữ vữngđộc lập dân tộc của dân tộc ta Khi nước nhà bị bọn xâm lược giầy xéo thì

Trang 8

dân tộc không có khát vọng nào cao hơn là giành độc lập dân tộc Nhưngchúng ta vẫn biết là không phải bất cứ lúc nào những người con yêu nướccủa dân tộc cũng tìm thấy cho mình con đường cứu dân, cứu nước đúng đắn.Thực tiễn khi thực dân Pháp xâm lược nước ta cho đến những năm đầu củathế kỷ XX cho thấy, nhân dân ta, các thế hệ nối tiếp nhau đứng lên, mongđánh đuổi thực dân Pháp, giành lại non sông đất nước Song do chưa cóđường lối đúng đắn như con đường “Tây du” và “Đông du” của các cụ Phankhởi xướng, do ngọn cờ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, nên các phong trào,các cuộc khởi nghĩa yêu nước lần lượt thất bại, quần chúng cách mạng bịdìm trong biển máu Sự thể đau lòng đến nỗi nhà yêu nước Phan Bội Châubuông lời: “Trăm lần thất bại chưa có một lần thành công” Sinh ra trongcảnh nước mất, nhà tan, người thanh niên Nguyễn Tất Thành sau nhiều trăntrở đã ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911 Sau hơn 10 năm lăn lộn, quanhiều nước để tìm tòi và thử nghiệm, Người đã đến với Chủ nghĩa Mác -Lênin, đến với tư tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại Người chorằng phải học tập cách mạng Nga, khi được tiếp xúc: “Bản luận cương vềvấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Người đã sung sướng nói to lên:

“Hởi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây làcon đường giải phóng chúng ta!” Vậy là, từ lòng yêu nước, thương dân thúcgiục Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân thì đến với Cách mạng thángMười và chủ nghĩa Lê-nin, Người đã tìm thấy ở đó con đường cứu nước,cứu dân và giải phóng lao động và quả quyết: “Muốn cứu nước và giảiphóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắccủa Hồ Chí Minh còn thể hiện ở tư duy sáng tạo độc đáo của Người đối vớiChủ nghĩa Mác – Lênin về tiến trình, logic phát triển của cách mạng vô sản

ở Việt Nam Lựa chọn con đường cách mạng vô sản là sự thống nhất giữađiều kiện khách quan với nhận thức và hoạt động chủ quan của Hồ ChíMinh Đó là sự gặp gỡ của thời đại và Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là đónggóp to lớn nhất của Người với thời đại, đặc biệt là đối với các nước thuộcđịa và phụ thuộc Đi theo con đường cách mạng vô sản, cách mạng giảiphóng dân tộc khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, giải phóng quầnchúng lao động khỏi áp bức bóc lột và đi đến mục tiêu cao cả của chủ nghĩa

Trang 9

cộng sản là giải phóng con người Thực hiện thắng lợi mục tiêu ấy thuộc về

sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam Độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội diễn ra trong suốt quá trình cách mạng, ở mỗi giai đoạncủa cách mạng; thống nhất ở mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài Bởi vì,đối với một dân tộc đã phải trải qua một ngàn năm đô hộ của phong kiếnphương Bắc và gần một trăm năm dưới gót sắt của chủ nghĩa thực dân thìkhát vọng cao nhất và trực tiếp nhất là giành độc lập dân tộc, giải phóng dântộc Nhưng để có độc lập thực sự cho dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội

Vì vậy, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội Độc lập dân tộc

là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội làmục tiêu, lý tưởng, là điều kiện đảm bảo cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúccho nhân dân, là nhân tố đảm bảo vững chắc của nền độc lập dân tộc HồChủ Tịch đã từng nói : “Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởnghạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Và “Dân chỉ biết rõgiá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” Như thếnghĩa là cách mạng Việt Nam phải hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp, giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột vàbất công, tiến tới một xã hội “trong đó sự phát triển tự do của mỗi người làđiều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” Chính vì vậy, trong

“Chính cương vắn tắt”, Người chủ trương tiến hành tư sản dân quyền cáchmạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản Tư sản dân quyền cáchmạng và thổ địa cách mạng hay là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân vàngay trong cách mạng ấy, Người cũng xác định cần phải giải quyết hai nộidung cơ bản đó là : độc lập dân tộc và dân chủ nhân dân Trong đó độc lậpdân tộc là nhu cầu bức thiết cần phải tập trung sức lực giải quyết Bởi mâuthuẫn giữa đế quốc xâm lược với nhân dân ta mà đông đảo là công nhân vànông dân là mâu thuẫn bao trùm lên tất cả, còn phong kiến chỉ là tay sai vàchịu sự chi phối của thực dân đế quốc Mâu thuẫn này nổi lên sâu sắc, gaygắt, đòi hỏi phải giải quyết Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta,nhiệm vụ giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai đã là sự nghiệpnổi lên hàng đầu của nhân dân Việt Nam, cách mạng Việt Nam Đặt lênhàng đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc không có nghĩa là coi nhẹ vấn đề giaicấp, coi nhẹ chủ nghĩa xã hội Trái lại, Người luôn quan niệm độc lập dân

Trang 10

tộc là mục tiêu trước tiên phải giành được để tiến lên chủ nghĩa xã hội Tuytrong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhất là ở giai đoạn đấu tranhgiành chính quyền, chủ nghĩa xã hội mới chỉ là mục tiêu, nhưng nó chỉ rõphương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam – một cuộc cách mạng dogiai cấp công nhân Việt Nam thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộngsản lãnh đạo Chính vì vậy, sau mỗi bước thắng lợi của cách mạng giảiphóng dân tộc, Người luôn quan tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xâydựng lực lượng cách mạng đi đôi với củng cố chính quyền cách mạng.Đường lối vừa kháng chiến, vừa kiến quốc thực sự đóng vai trò to lớn vào sựnghiệp giải phóng dân tộc và tạo lập chế độ mới trong cách mạng dân tộcdân chủ nhân dân Đường lối đó là cơ sở cho tiến hành đồng thời hai nhiệm

vụ chiến lược cách mạng, cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam vàcách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975, cũng như thựchiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốctrên phạm vi cả nước hiện nay

Tư tưởng của Người còn sâu sắc ở chỗ, độc lập dân tộc không chỉ là khẩuhiệu mà phải độc lập thực sự, phải gắn liền với thống nhất tổ quốc Độc lậpbao giờ cũng gắn liền với tự do dân chủ và ấm no hạnh phúc của nhân dân,nhất là đối với một nước thuộc địa, nửa phong kiến có trên 90% là nông dân.Dân chủ trước hết lúc này là phải giành lại ruộng đất cho dân cày và xácđịnh quyền làm chủ của nông dân trên đồng ruộng của họ Độc lập dân tộc

và dân chủ là hai mục tiêu cơ bản, hai nội dung lớn mà cách mạng dân tộcdân chủ nhân dân phải thực hiện Hai nội dung đó quan hệ chặt chẽ và thúcđẩy nhau, song trước hết cần tập trung vào độc lập dân tộc vì nó giải quyếtmâu thuẫn chủ yếu giữa toàn thể nhân dân ta với đế quốc xâm lược Giảiquyết mâu thuẫn này cũng là thực hiện được hai mâu thuẫn cơ bản của xãhội thuộc địa nửa phong kiến Và như thế, rõ ràng, tư tưởng Hồ Chí Minh vềcon đường cách mạng Việt Nam là tư tưởng cách mạng không ngừng, là sựthống nhất giữa độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Vì vậy, chủnghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủnhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, sau khi đã căn bản thực hiện thắng lợicác mục tiêu trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Đó là sự lựa chọncủa Hồ Chí Minh, của nhân dân Việt Nam và của chính lịch sử cách mạng

Ngày đăng: 13/11/2012, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w