1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta và dân tộc ta

49 5,5K 40
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Như vậy, con đường ĐLDT gắn liền với CNXH là con đường hợp quy luật khách quan của cách mạng nước ta, đáp ứng khát vọng ngàn đời của nhân dân ta là độc lập cho dân tộc; tự do, ấm no, hạn

Trang 1

BÀI 2

ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN

VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ

MỤC TIÊU, LÝ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, DÂN TỘC TA

Trang 2

* Mục đích, yêu cầu của bài:

-Nhận rõ được : Độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội là mục tiêu, lí tưởng nhất quán của Đảng và nhân dân ta.

-Hiểu được nội dung, cơ sở lí luận và thực tiễn của ĐLDT và CNXH.

-Trên cơ sở nhận thức đó, quyết tâm phấn đấu giành thắng lợi cho sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trang 3

* Trong bài này, chúng ta sẽ

nghiên cứu 04 vấn đề cơ bản sau :

I. Độc lập dân tộc ( ĐLDT ) gắn

liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH) - Một sự lựa chọn hợp quy luật, hợp lòng dân.

II. Những đặc trưng cơ bản của

CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng.

Trang 4

III Về con đường đi lên chủ nghĩa

xã hội ở nước ta.

IV Thành tựu to lớn, có ý nghĩa

lịch sử và một số bài học qua hơn 20 năm đổi mới (1986-

2009).

Trang 5

I Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - Một sự lựa chọn hợp quy luật, hợp lòng dân.

1 Sự lựa chọn khách quan của lịch sử

-Vào những năm đầu của thế kỉ XX, trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước ( 5/6/1911 ) Bước ngoặt lớn trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc diễn ra vào tháng 7/ 1920, khi Người đọc

Trang 6

“ Sơ thảo lần thứ nhất những luận

cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”

-Từ đây, Người đã tìm thấy con đường duy nhất đúng đắn để cứu nước, cứu dân Đó

là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, ĐLDT gắn với CNXH, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc …

Trang 9

Cũng từ đây, Người dứt khoát đi theo con đường cách mạng của Lênin, con đường cách mạng vô sản Chính

Người đã khẳng định : “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc , không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản ”

Trang 10

Đường lối cứu nước đúng đắn này từ những năm 30 của thế kỉ XX, khi Bác Hồ và Đảng

ta truyền bá, được cả dân tộc hưởng ứng và

đi theo Đó là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam, của toàn dân tộc Việt Nam.

-Sự lựa chọn này, dựa trên hai căn cứ chủ yếu sau :

Trang 11

+Một là, Cách mạng XHCN tháng 10

Nga năm 1917 thành công, đã mở ra thời đại mới - Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản ( TBCN ) lên CNXH Chính tính chất của thời đại

đã tạo ra khả năng hiện thực cho những dân tộc lạc hậu tiến lên CNXH.

Trang 12

+Hai là, Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới

giải phóng triệt để giai cấp vô sản và nhân dân lao động ( NDLĐ ) khỏi ách

áp bức, bóc lột, bất công, mới đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân và đưa NDLĐ lên vai trò làm chủ xã hội.

Trang 13

Như vậy, con đường ĐLDT gắn liền

với CNXH là con đường hợp quy luật khách quan của cách mạng nước ta, đáp ứng khát vọng ngàn đời của nhân dân ta là độc lập cho dân tộc; tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Trang 14

2 Thực tiễn cách mạng nước ta từ khi có Đảng đã khẳng định : ĐLDT gắn liền với CNXH là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn.

Gần tám thập kỉ qua, Đảng và nhân dân ta luôn kiên định, nắm vững ngọn cờ ĐLDT

và CNXH Nhờ đó, cách mạng nước ta đã giành được những thắng lợi vĩ đại :

Trang 15

-Một là, Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 , và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chế độ thuộc địa, nửa phong kiến bị xóa

bỏ, đã mở ra kỉ nguyên ĐLDT gắn liền với CNXH

Trang 16

-Hai là, Thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ

Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân

cũ và mới; hoàn thành cách mạng DTDC nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, ĐLDT, dân chủ

và tiến bộ xã hội

Trang 19

-Ba là, Thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới, củng cố vững chắc hơn ĐLDT từng bước đưa nước ta lên CNXH.

Đại hội X đã xác định bài học lớn, đặt ở vị

trí hàng đầu trong các bài học là : “Kiên

định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa

Trang 20

II Những đặc trưng cơ bản của CNXH mà

nhân dân ta đang xây dựng.

1 Cương lĩnh năm 1991 được Đại hội VII (6/1991) thông qua chỉ rõ CNXH mà chúng ta đang xây dựng có 6 đặc trưng cơ bản sau :

- “ Do nhân dân lao động làm chủ.

Trang 21

- Có một nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 22

- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm

no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân

- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ

Trang 23

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”.

2 Tổng kết một số vấn đề lí luận và thực tiễn qua 20 năm đổi mới, Đại hội X (4/2006) đã bổ sung, phát triển, nêu lên 8 đặc trưng của chủ

Trang 24

-Một là, xã hội XHCN mà nhân dân ta xây

dựng là một xã hội : Dân giàu, nước

mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh (Đây

là đặc trưng mới mà Cương lĩnh 1991 chưa đề cập).

-Hai là, do nhân dân làm chủ ( CL 1991 nói :

do nhân dân lao động làm chủ ) Nói nhân dân là phù hợp với mục tiêu xây dựng

Trang 25

Nhà nước ta là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, nói nhân dân làm chủ có lợi hơn cho đại đoàn kết, tạo ra sức mạnh đại đoàn kết toàn dân Thực chất nhân dân ở đây là nhân dân lao động, chiếm đại bộ phận dân cư.

Trang 26

-Ba là, có nền kinh tế phát triển cao,

dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Việc

bỏ cụm từ “dựa trên sự công hữu về tư liệu sản xuất” là xuất phát từ thực tế ở nước ta hiện nay tồn tại 3 hình thức sở hữu cơ bản (toàn dân, tập thể, tư nhân).

Trang 27

-Bốn là, có nền văn hóa tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc (đặc trưng

này giống như CL 1991 đã nêu)

-Năm là, con người được giải phóng

khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống

ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện So với CL 1991, có điều

Trang 28

Đây là xuất phát từ bản chất chế độ chúng

ta xây dựng không phải là chế độ bóc lột, nhưng hiện nay, hiện tượng bóc lột thì vẫn còn, do trình độ sản xuất quy định, và còn

có ý nghĩa thúc đẩy kinh tế phát triển

-Sáu là, các dân tộc trong cộng đồng Việt

Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Trang 29

Về cơ bản, giống như CL 1991 đã nêu,

nhưng có bổ sung thêm từ“tương trợ”,

để phù hợp với thực tế phát huy lợi thế phát triển của từng vùng, từng dân tộc.

-Bảy là, có Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS.

Trang 30

Cương lĩnh năm 1991 chưa nói tới việc xây dựng nhà nước pháp quyền Tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kì khóa VII ( 1-

1994 ), Đảng ta chính thức đưa ra khái

niệm “ xây dựng Nhà nước pháp quyền

XHCN ”; các Đại hội VIII, IX, X tiếp tục

khẳng định quan điểm này Đây cũng là

tư tưởng củaHồChíMinh về xây dựngNhànước

Trang 31

-Tám là, có quan hệ hữu nghị và hợp

tác với nhân dân các nước trên thế giới Đặc trưng này giống như CL

1991.

Như vậy, so với Cương lĩnh năm

1991, về số lượng, Đại hội X bổ sung, phát triển thêm 2 đặc trưng (một và

Trang 32

trong 6 đặc trưng nêu trong

Cương lĩnh năm 1991 Đây là

bước phát triển mới của Đảng trong nhận thức lí luận và tổng kết thực tiễn về xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.

Trang 33

III Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

*Đặc điểm cơ bản nhất của nước ta là tiến thẳng lên CNXH không qua chế

độ tư bản chủ nghĩa ( TBCN ) Bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa

Trang 34

*Với điểm xuất phát thấp, thời kì quá độ lên

CNXH ở nước ta tất yếu phải lâu dài,

trải qua nhiều giai đoạn Tổng kết 20

năm đổi mới ( 1986 – 2006 ), Đại hội X đã

bổ sung, cụ thể hóa những phương

hướng (tức con đường đi lên CNXH )

trong Cương lĩnh năm 1991 thành những nội dung mới như sau (có 8 nội dung cơ bản) :

Trang 35

1 Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đây là bước phát triển mới về lí luận của Đảng ta trong quá trình đổi mới Kinh tế thị trường định hướng XHCN được xác định là

mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kì

quá độ lên CNXH Định hướng XHCN trong nền KTTT thể hiện ở 4 đặc trưng

Trang 36

-Mục tiêu phát triển kinh tế là “ dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

-Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở

hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo;

kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân

Trang 37

-Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi

với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục…giải quyết các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh

tế, và theo mức đóng góp vốn cùng với các nguồn lực và thông qua phúc lợi xã hội.

Trang 38

-Phát huy quyền làm chủ xã hội

của nhân dân, bảo đảm vai trò

quản lí, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trang 39

2 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Từ một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa Trong thời đại cách mạng công nghệ hiện nay, công nghiệp hóa phải kết hợp ngay từ đầu với hiện đại

Trang 40

3 Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của

xã hội Để xây dựng xã hội công bằng, dân

chủ, văn minh phải lấy văn hóa làm nền tảng

tinh thần Đại hội X chỉ rõ : “ Tiếp tục phát

triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ”

Trang 41

4 Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc:

Phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu và bản chất của chế độ ta Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Đại đoàn kết toàn dân tộc vừa là nguồn lực chủ yếu để xây dựng đất nước, vừa là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH ở

Trang 42

5 Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

6 Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

7 Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh

8 Chủ động và tích cực hội nhập KT quốc tế

Trang 43

IV Thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử

và một số bài học qua 20 năm đổi mới.

1 Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch

sử :

Đại hội X đã nhận định : “ Hai mươi năm

qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử ” Điều này thể

hiện trên cả 2 mặt : thực tiễn và nhận thức.

Trang 44

a.Về mặt thực tiễn : những kết quả to lớn

-Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt

Trang 45

-Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường.

-Chính trị - xã hội ổn định.

-Quốc phòng và an ninh được giữ vững.

-Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao.

Trang 46

-Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.

b.Về mặt lí luận, nhận thức : Nhận thức về

CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ hơn Hệ thống quan điểm lí luận về công cuộc đổi mới, về xã hội ở nước ta đã hình thành trên những nét cơ bản

Trang 47

2 Một số bài học lớn qua 20 năm đổi mới.

Đại hội X nêu ra 5 bài học cơ bản:

-Một là, trong quá trình đổi mới phải

kiên định mục tiêu ĐLDT và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trang 48

-Hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ, có

kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm thích hợp.

-Ba là, đổi mới phải vì lợi ích của nhân

dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới.

Trang 49

-Bốn là, phát huy cao độ nội lực, đồng thời

ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

-Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức

chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới

hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm

Ngày đăng: 24/10/2013, 10:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt - Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta và dân tộc ta
l à mô hình kinh tế tổng quát trong suốt (Trang 35)
-Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế , trong đó  - Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta và dân tộc ta
h át triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế , trong đó (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w