1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tại sao Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh

7 1,6K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 29,14 KB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Mối quan hệ và những điều kiện đảm bảo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn tất yếu của cách mạng VN; ddwwocj chúng minh qua cấc thời kỳ lịch sử Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trong giai đoạn hiện nay

Trang 1

NỘI DUNG

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ

nghĩa xã hội 1.1 Khái quát quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

1.1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

- Độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thực sự, tức là các quyền dân tộc

cơ bản phải được đảm bảo; dân tộc đó phải có quyền tự quyết trên tất cả các lĩnh vực đối nội và đối ngoại

- Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng của dân tộc Mỗi công dân có quyền được hưởng tự do, độc lập; đồng thời, phải có trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng

và bảo về quyền độc lập thiêng liêng của mình

- Độc lập dân tộc phải gắn liền với hòa bình Đất nước và con người không thể có độc lập thực sự khi đất nước còn có sự xâm lược hoặc lệ thuộc vào nước khác

- Độc lập dân tộc phải đi tới tự do hạnh phúc của nhân dân

1.1.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.

- Đặc trưng bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

+ Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ

+ Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật

+ Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người

+ Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức

- Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

+ Về chế độ chính trị: Xây dựng chế độ chính trị phải do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân

+ Về kinh tế: Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công - nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến trên cơ sở sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất

+ Về văn hóa: phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến của thế giới Văn hóa phải gắn liền với lao động sản xuất

+ Về quan hệ xã hội: Xây dựng cho được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người Xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, thống nhất hai mặt “đức” và

“tài”

- Động lực của chủ nghĩa xã hội: kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh

quốc tế, sức mạnh thời đại tạo thành sức mạnh tổng hợp

Trang 2

+ Nội lực: con người; kinh tế; văn hóa, khoa học, giáo dục Trong đó, con người là động lực quan trọng nhất và quyết định

+ Ngoại lực: sức mạnh của thời đại, đoàn kết quốc tế; những thành tựu khoa học- kĩ thuật

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội 1.2.1 Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở tiền đề

để tiến lên chủ nghĩa xã hội

Việt Nam có hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa Trong cách mạng dân tộc dân chủ có hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, trong đó giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm

vụ dân chủ được thực hiện từng bước và phục tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc Vì thế, ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ thì độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước mắt, cấp bách

- Độc lập dân tộc là tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội: Độc lập dân tộc là

mục tiêu trực tiếp, trước hết trong cách mạng dân tộc dân chủ, cũng là khởi điểm của con đường cách mạng Việt Nam nên thực hiện độc lập dân tộc là quá trình tạo tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội, cụ thể là:

+ Về chính trị: Xác định và xây dựng các yếu tố của hệ thống chính trị

do giai cấp công nhân lãnh đạo

+ Về kinh tế: Bước đầu xây dựng được các cơ sở kinh tế mang tính chất

xã hội chủ nghĩa, từng bước cải thiện đời sống nhân dân

+ Về văn hoá, xã hội: Ngay trong cách mạng dân tộc dân chủ, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản do Người sáng lập đã đưa ra đường lối xây dựng nền vãn hóa mới, nền văn hóa cách mạng, và giải quyết những vấn đề xã hội trên nền tảng của chủ nghĩa Mác- Lênin

1.2.2 Chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để

- Chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu của dân tộc độc lập: Về lý

luận, độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội thể hiện mối quan hệ giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu cuối cùng Lô-gíc lịch sử khách quan cho thấy: thực hiện mục tiêu trước mắt là điều kiện tiên quyết để đi tới mục tiêu cuối cùng và chỉ thực hiện được mục tiêu cuối cùng thì mục tiêu trước mắt mới củng cố vững chắc một cách hoàn toàn, triệt để

- Chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất có thể giải phóng triệt để dân tộc

khỏi thân phận nô lệ, bất công xã hội, bất bình đẳng giai cấp, đói nghèo và ngu dốt, giải phóng triệt để con người, đem lại tự do hạnh phúc cho toàn dân

- Chủ nghĩa xã hội là cơ sở để củng cố và giữ vững độc lập dân tộc:

Trang 3

+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là xây dựng tiềm lực phát triển của dân tộc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; tiềm lực vật chất

kỹ thuật của dân tộc càng mạnh, đất nước càng có điều kiện củng cố độc lập của mình, tăng cường khả năng phòng thủ

+ Chủ nghĩa xã hội lớn mạnh sẽ là bệ đỡ của hoà bình thế giới, hạn chế và ngăn chặn các cuộc chiến tranh đế quốc, chiến tranh xâm lược, xoá bỏ tình trạng dân tộc này đi áp bức dân tộc khác

1.3 Những điều kiện đảm bảo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

- Xác lập, tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Cộng sản.

Đây là điều kiện cơ bản Đảng phải trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, trí tuệ, bản lĩnh; phải thực hiện xây dựng Đảng về mọi mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó công tác cán bộ bao giờ cũng là vấn

đề cốt tử

- Xây dựng, củng cố và tăng cường khối liên minh giai cấp công nhân, nông dân và trí thức làm nền tảng khối đại đoàn kết dân tộc Công - nông là gốc, là

chủ lực của cách mạng, các giai tầng, cá nhân yêu nước là bầu bạn của cách mạng, tất cả tập hợp lại thành Mặt trận dân tộc thống nhất Mặt trận đó được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới liên hệ chặt chẽ với nhau.

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong lịch sử, trong thời kỳ hoà bình, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều không tách rời sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế

Ba nhân tố nêu trên gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn cách mạng Việt Nam

2.1 Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn tất yếu của cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm: Tiến lên chủ nghĩa xã hội

là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản Bởi:

- Điều này phù hợp với quy luật tiến hóa trong quá trình phát triển của

xã hội loài người: công xã nguyên thủy- chiếm hữu nô lệ- nhà nước phong kiến- chủ nghĩa tư bản- chủ nghĩa xã hội.

- Phù hợp với mục tiêu và khát vọng của toàn dân tộc: nhà nước độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

Trang 4

- Từ thực tiễn lịch sử, sự thất bại của các cuộc đấu tranh tiêu biểu như phong trào Cần Vương, Phan Bội Châu, ta có thể thấy rằng chỉ có con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mới

có thể giải phóng dân tộc, đảm bảo vững chắc trọn vẹn độc lập dân tộc.

- Thế kỉ XIX, các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp đều bị thất bại vì chưa có một đường lối kháng chiến đúng đắn; lãnh đạo khởi nghĩa là các sĩ phu văn thân với ý thức hệ phong kiến mang nặng tư tưởng tôn quân: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám

- Sang đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân ta chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản: phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội Các phong trào này chưa lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dân, tư tưởng dân chủ tư sản chưa có cơ sở xã hội vững chắc nên cũng chỉ rộ lên được một thời gian ngắn rồi lần lượt bị đàn áp và thất bại

- Quá trình ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba nhiều nơi trên thế giới, Hồ Chí Minh đã chứng kiến, học hỏi và rút ra bài học từ cách mạng của các nước, làm

cơ sở cho sự lựa chọn con đường cách mạng của mình

- Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga có tác động không nhỏ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh Đến khi đọc được Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin vào tháng 7 năm 1920, Người đã tìm thấy con đường duy nhất đúng đắn để cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, con đường cách mạng vô sản

- Đó là con đường giải phóng dân tộc một cách triệt để, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Đó là kết quả tất yếu quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh Đây là sự lựa chọn duy nhất đúng, phù hợp với đòi hỏi và nguyện vọng của dân tộc, nhân dân Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới

- Các sự kiện trong những năm 1930, 1945, 1954, 1975, 1986 đã trở thành những cột mốc lịch sử quan trọng cho sự lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội ở nước ta Nó minh chứng con đường cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản chân chính lãnh đạo tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một tất yếu

2.2 Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam

2.2.1.Thời kỳ 1930-1945

- Xác định tính chất cách mạng Việt Nam: giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp,

Trang 5

nhân dân lao động, với toàn thể dân tộc bị nô lệ dưới ách đế quốc Pháp và tay sai của chúng

- Xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng Việt Nam “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”

- Xác định đối tượng của cuộc đấu tranh là đế quốc xâm lược, phong kiến tay sai, tầng lớp tư sản và địa chủ chống lại độc lập dân tộc

- Xác định rõ lực lượng cách mạng là toàn thể nhân dân, trong đó nòng cốt là liên minh công - nông

- Xác định đúng đắn cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, có mối quan hệ khăng khít với cách mạng vô sản “chính quốc”, có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản

“chính quốc", tác động tích cực tới cách mạng “chính quốc"

Thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945 đã mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

2.2.2 Thời kỳ 1945-1954:

- Tiếp tục bổ sung, phát triển những quan điểm lý luận về con đường cách mạng Việt Nam

- Thực hiện “kháng chiến và kiến quốc”

- Giải quyết những khó khăn về đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội: nạn đói; nạn dốt; tổ chức tổng tuyển cử, xóa bỏ hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới, đạo đức cách mạng; cắt giảm thuế quan; thực hiện tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết

2.2.3 Thời kỳ 1954-1975

- Tập trung xây dựng và chỉ đạo đường lối tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

- Tiếp tục hoàn thiện lý luận cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội

Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời Biến đau thương thành hành động cách mạng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quán triệt sâu sắc quan điểm của Người tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc Thông qua chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh, sự nghiệp cách mạng đó đã giành thắng lợi trọn vẹn vào ngày 30-4-1975

2.3 Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay

Trang 6

2.3.1 Lý do ph i kiên đ nh m c tiêu đ c l p dân t c g n li n v i ch ải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ ịnh mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ ục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ ộc lập dân tộc gắn liền với chủ ập dân tộc gắn liền với chủ ộc lập dân tộc gắn liền với chủ ắn liền với chủ ền với chủ ới chủ ủ nghĩa xã h i ộc lập dân tộc gắn liền với chủ

- Độc lập dân tộc chỉ triệt để, hoàn thiện khi xây dựng thành quốc gia cường thịnh, khi không còn nguy cơ xâm lược Điều đó chỉ đạt được khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta và cơ bản trên toàn thế giới

- Tình hình thế giới, khu vực hiện nay diễn biến phức tạp, khó lường; những yếu tố bên trong, bên ngoài đang tồn tại đan xen, vừa tạo cơ hội, vừa làm phát sinh thách thức mới.

- Đổi mới dễ dẫn tới ngộ nhận về con đường, mục tiêu cách mạng, nên phải khẳng định rõ giá trị mục tiêu đã chọn, con đường phải đi Đổi mới nhưng dứt khoát không đổi mới mục tiêu.

2.3.2 Tình hình trong n ưới chủ c và th gi i trong giai đo n hi n nay ế giới trong giai đoạn hiện nay ới chủ ạn hiện nay ện nay

- Trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là mầm mống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không thể xem thường.

- Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa cả Liên Xô và các nước Đông Âu tác động trực tiếp làm lung lay lòng tin vào chủ nghĩa xã hội.

- Chủ nghĩa tư bản vẫn phát triển mạnh về kinh tế và quân sự, đang làm mưa làm gió trong đời sống kinh tế và chính trị thế giới.

- Chiến tranh lạnh kết thúc nhưng chiến tranh dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố diễn ra ở nhiều nơi, đấu tranh dân tộc và giai cấp vẫn diễn ra phức tạp và gay gắt

- Về văn hóa - xã hội, tiêu cực của sự bùng nổ thông tin trên mạng Internet, “xâm lăng văn hóa” từ các nước đế quốc.

- Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; nguy cơ chiến tranh cục bộ vẫn còn.

- Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường hoạt động chống phá trên tất cả các lĩnh vực, thực hiện “diễn biến hòa bình” phức tạp, khó lường.

2.3.3 Yêu c u c a kiên đ nh m c tiêu đ c l p dân t c g n li n v i ch ầu của kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ ủ ịnh mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ ục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ ộc lập dân tộc gắn liền với chủ ập dân tộc gắn liền với chủ ộc lập dân tộc gắn liền với chủ ắn liền với chủ ền với chủ ới chủ ủ nghĩa xã h i ộc lập dân tộc gắn liền với chủ

- Kiên định mục tiêu phải kiên cường, bất khuất vượt qua những giai đoạn, thử thách khó khăn.

- Kiên định mục tiêu phải gắn liền với nâng cao tri thức và hoạt động thực tiễn hướng tới mục tiêu.

- Kiên định mục tiêu phải đi liền với đổi mới, kiên định trong đổi mới, để đổi mới đúng đắn và hiệu quả cao.

- Kiên định mục tiêu phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trang 7

2.3.4 Th c hi n kiên đ nh m c tiêu đ c l p dân t c g n li n v i ch ực hiện kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ ện nay ịnh mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ ục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ ộc lập dân tộc gắn liền với chủ ập dân tộc gắn liền với chủ ộc lập dân tộc gắn liền với chủ ắn liền với chủ ền với chủ ới chủ ủ nghĩa xã h i trong s nghi p đ i m i đ t n ộc lập dân tộc gắn liền với chủ ực hiện kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ ện nay ổi mới đất nước hiện nay ới chủ ất nước hiện nay ưới chủ c hi n nay ện nay

- Thường xuyên nắm vững và thực hiện có hiệu quả hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; coi trọng kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh và đối ngoại.

- Lấy phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa, xã hội là nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh là nhiệm

vụ trọng yếu, thường xuyên.

- Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế thế giới là tất yếu; hợp tác quốc tế cần phát huy tinh thần độc lập, tự chủ bảo đảm vừa kiên định nguyên tắc chiến lược, vừa linh hoạt, sáng tạo trong những giải pháp tổ chức thực hiện

- Biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để gia tăng nguồn lực phát triển quốc gia; biết kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

- Tăng cường thực hiện công tác tư tưởng, xây dựng niềm tin vững vàng vào mục tiêu.

Ngày đăng: 17/05/2017, 14:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w