1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn tại khu du lịch tràng an ninh bình

74 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Để phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, bên cạnh việc giữ gìn những giá trị tự nhiên và văn hóa quý giá, hoạt động này cũng không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực đến môi trường,

Trang 1

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, trường Đại học Lâm nghiệp đã dạy bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể học tập và nghiên cứu tại Nhà trường Em xin chân thành cảm

ơn Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình, khu du lịch sinh thái Tràng

An –Ninh Bình đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em được thực tập tại địa bàn

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, mặc dù bản thân đã rất

cố gắng song do hạn chế về trình độ lý luận, kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận không tránh khỏi thiếu sót Do vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn đọc để khóa luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Khánh Linh

Trang 2

TNMT : Tài nguyên môi trường

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

Nguyễn Khánh Linh i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH iv

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Một số khái niệm liên quan 3

1.2 Ảnh hưởng của hoạt động DLST đến môi trường và con người 8

1.3 Lược sử vấn đề nghiên cứu 9

1.3.1 Trên thế giới 9

1.3.2 Ở Việt Nam 10

1.4 Đặc trưng của ngành du lịch 11

CHƯƠNG 2.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 13

2.1 Điều kiện tự nhiên 13

2.2 Kinh tế xã hội 19

CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU- ĐỐI TƯỢNG- PHẠM VI- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 23

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23

3.3 Nội dung nghiên cứu 23

3.4 Phương pháp nghiên cứu 23

3.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 23

3.4.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp 24

3.4.3 Phương pháp phỏng vấn 25

3.4.4 Phương pháp lập ô tiêu chuẩn 25

3.4.5 Phương pháp xử lí số liệu 26

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

4.1 Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại Tràng An - Ninh Bình 28

4.2.Đánh giá hiện trạng việc thu gom quản lý và xử lý rác thải, rác trên cạn và trên sông ; tác động của việc ô nhiễm lên động thực vật tại nơi nghiên cứu 30

Trang 4

4.2.1 Các nguồn phát sinh từ hoạt động du lịch 30

4.2.2.Tình hình thu gom và xử lý rác thải của hoạt động du lịch 32

4.2.3 Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại Tràng An 40

4.2.4 Tác động của rác thải đến động thực vật tại khu vực nghiên cứu 42

4.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực nghiên cứu 43

4.3.1 Giải pháp pháp lý 43

4.3.2 Nâng cao nhận thức của cộng đồng 45

4.3.3.Giải pháp công nghệ 46

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 47

5.1.Kết luận 47

5.2 Tồn tại 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1.:Kết quả kinh doanh của khu du lịch Tràng An năm 2018 29 Bảng 4.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn của hoạt động du lịch tại Tràng An 31 Bảng 4.3 Các điểm tập kết rác tại Tràng An 33

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 : Bản đồ vị trí Tràng An – Ninh Bình 13

Hình 4.1: Biểu đồ t trọng khách du lịch đến quần thể Tràng An năm 2011 – 2018 28

Hình 4.2 Thành phần chất thải rắn tại Tràng An 31

Hình 4.3 Sơ đồ tổng quan khu du lịch Tràng An 32

Hình 4.4 Quy trình vận hành Bãi chôn lấp 36

Hình 4.5 Quy trình xử lý nước thải tại ô rác số 2 37

Hình 4.6 Quy trình sản xuất phân Compost 38

Hình 4.7 Quy trình xử lý nước thải tại nhà máy chế biến phân Compost 39

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững (Luật Du lịch Việt Nam, 2017)) Để phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, bên cạnh việc giữ gìn những giá trị tự nhiên và văn hóa quý giá, hoạt động này cũng không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực đến môi trường, những mối nguy hại tiềm ẩn không dễ nhận ra trong thời gian ngắn Cụ thể, phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên từ đó dẫn đến sự gia tăng

áp lực của du lịch đến môi trường

Theo Luật Du lịch Việt Nam, các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005)

Khu du lịch Tràng An là một vùng non nước cẩm tú, sơn thủy hữu tình, những khung cảnh thiên nhiên độc đáo từ đá núi, hệ sinh thái, rừng cây, thảm thực vật, hồ đầm và những tuyến du lịch trên sông Tràng An được coi là miền đất của sự linh thiêng với những truyền thuyết mang ý nghĩa đặc thù, đặc biệt là

lễ hội Tràng An diễn ra trong 3 ngày, từ 17 đến 19/3 âm lịch hàng năm để tôn vinh 2 vị thần Quý Minh, Cao Sơn trấn trạch Hoa Lư tứ trấn và các vua đầu Nhà Trần đã lập ra hành cung Vũ Lâm Phần lễ với nhiều nghi thức truyền thống được diễn ra trên sông như: rước nước, rước kiệu và rồng để tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân có công giữ yên bờ cõi, bảo vệ giang sơn Các đoàn rước đi thành đoàn trên những chiếc thuyền, khởi đầu từ bến thuyền Tràng An đoàn đi dọc theo dòng sông Sào Khê rước nước qua hành cung Vũ Lâm, đền Cao Sơn vào đền Suối Tiên và thực hiện các lễ tế tại đây

Trang 8

Lễ hội Tràng An trải qua hành trình trên sông nước qua các hang động hàng nghìn năm kiến tạo địa chất như: Hang Mây dài hơn 1 km, hang Vạng, hang Đại La, hang Vân và các điểm di tích lịch sử đền Trình, đền suối Tiên, phim trường Kong: Skull Island, hành cung Vũ Lâm Phần hội là biểu diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc, các trò chơi dân gian ở hai bên dòng sông trong suốt hành trình rước và thu hút được lượng khách rất đông Tuy nhiên hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ cũng kéo theo những nguy cơ xâm hại lớn về môi trường tài nguyên Những tác động xấu của hoạt động du lịch lên tài nguyên môi trường ngày càng là nỗi lo không chỉ riêng của người dân địa phương Việc phát triển du lịch đặt ra những thách thức lớn khu du lịch Tràng An như: ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ngày càng gia tăng Vấn đề thu gom xử lý rác thải còn nhiều bất cập Việc khai thác tài nguyên một cách bừa bãi, không theo quy hoạch đã làm cho một số lượng tài nguyên bị cạn kiệt, gây ra những thảm họa lớn đến môi trường

Xuất phát từ thực tế và tính cấp thiết của vấn đề, tôi đã tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn tại khu du lịch Tràng An - Ninh Bình” Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp góp phần giảm

thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và xã hội tại địa phương

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Một số khái niệm liên quan

a Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và có giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cưc đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về

mặt kinh tế – xã hội cho cộng đồng địa phương

Nguồn : Tạp chí môi trường

Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), 1994: “Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hoá, dưỡng sức, và nhìn chung là vì những lí do không phải để kiếm sống”

Kể từ khi được nhận ra như một hiện tượng du lịch vào những năm đầu của thập k 80 (1980), du lịch sinh thái đã phát triển nhanh chóng trở thành hiện tượng có tính toàn cầu bởi nó là loại hình du lịch tự nhiên có trách nhiệm bổ trợ cho các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên

Theo Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu thiên nhiên với trách nhiệm góp phần vào công tác bảo tồn môi trường và cải thiện đời sống của người dân địa phương”

Ở Việt Nam, theo các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch thì: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hoá, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”

Trang 10

Như vậy, xét về bản chất, du lịch sinh thái là loại hình du lịch có các đặc trưng sau:

- Hấp dẫn về tự nhiên

- Bền vững về sinh thái

- Cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên thông qua giáo dục và giải thích nhằm phát triển bền vững tài nguyên du lịch

- Cung cấp những lợi ích cho khu vực và địa phương

DLST là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản sau:

Tổ chức thực hiện và phát triển dựa vào những giá trị thiên nhiên và văn hóa bản địa

Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái

Có giáo dục và diễn giải về môi trường

Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng

b Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái

Mọi hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng đều được thực hiện dựa trên những tài nguyên du lịch tự nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử do con người tạo nên và có sự kết hợp của các dịch vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Dựa vào những yếu tố đó để hình thành lên sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng khám phá của khách du lịch, mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội

Bên cạnh những đặc trưng chung của ngành du lịch, DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng bao gồm:

*Tính giáo dục cao về môi trường: DLST hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có cá giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường Hoạt động du lịch gây lên những áp lực lớn đối với môi trường, và DLST được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch và bảo vệ môi trường

*Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành lên những ý thức bảo vệ

Trang 11

các nguồn tài nguyên đó cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững

*Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Sự tham gia của cộng

đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa giá trị nhận thức cho cộng đồng, tăng nguồn thu nhập cho người dân sở tại Điều này cũng tác động ngược trở lại một cách tích cực với hoạt động bảo tồn tài nguyên DLST

DLST cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

*Có hoạt động diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào công tác nỗ lực bảo tồn

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST với các hình thức du lịch tự nhiên khác Cùng một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, các sản phẩm của chúng đều có giá trị, giá trị

sử dụng, được trao đổi mua bán qua các hình thức dịch vụ du lịch Song DLST lại có tính giáo dục và trách nhiệm cao hơn nhiều so với loại hình du lịch tự nhiên DLST phức tạp hơn trên nhiều phương diện: Hướng dẫn an toàn, chi phí bảo hiểm… và đòi hỏi cao hơn về ý thức trách nhiệm của người tổ chức cũng như du khách.Khách du lịch sinh thái sau một chuyến tham quan sẽ có tầm nhìn

và hiểu biết hơn về những đặc tính sinh thái khu vực và văn hóa cộng đồng địa phương Với những hiểu biết đó, thái độ cư sử của du khách sẽ thay đổi được thể hiện bằng nhiều nỗ lực tích cực trong việc bảo tồn và phát triển tự nhiên sinh thái và văn hóa khu vực

*Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái:

Du lịch nói chung và DLST nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và hệ sinh thái khu vực Các tác động tiêu cực của DLST sẽ làm thay đổi

và biến tính hệ sinh thái và môi trường Một số hệ sinh thái và môi trường sống đặc biệt dễ bị tổn thương vì áp lực phát triển DLST, một phần môi trường sống

có chất lượng kém hơn, điều này dẫn đến giảm đi về đa dạng sinh học

Trang 12

Với các loại hình du lịch khác, vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là ưu tiên hàng đầu thì ngược lại DLST coi đây là một nguyên tắc

cơ bản cần tuân thủ bởi:

- Mục tiêu của hoạt động DLST là bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái

- DLST tồn tại được thì nó luôn phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường

và duy trì các hệ sinh thái điển hình Sự hủy hoại hệ sinh thái và sự thoái hóa xuống cấp của môi trường sẽ là những nhân tố dẫn đến sự diệt vong của DLST

c Môi trường du lịch

* Môi trường:

“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan

hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Điều 1, Luật BVMT Việt Nam, 1994) Như vậy khái niệm về môi trường, hiểu một cách rộng còn bao gồm cả tài nguyên trong quá trình phát triển của xã hội

* Môi trường du lịch:

Khái niệm môi trường du lịch theo nghĩa rộng là “Các nhân tố về tự nhiên, kinh tế- xã hội và nhân văn trong đó có hoạt động du lịch tồn tại và phát

triển”.(Nguồn: Phạm Trung Lương – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch)

Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường

Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung quanh Chính vì vậy hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với môi trường hiểu theo nghĩa rộng Các cảnh đẹp của thiên nhiên như núi, sông, biển cả, các giá trị văn hóa như các di tích, công trình kiến trúc hay những đặc điểm

và tình trạng môi trường xung quanh là những tiềm năng và điều kiện cho phát triển du lịch Ngược lại, ở chừng mực nhất định, hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường như việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hóa du

Trang 13

lịch Như vậy, rõ ràng hoạt động du lịch với môi trường có tác động qua lại, tương hộ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường

*DLST với bảo vệ môi trường

Môi trường và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau Môi trường là các thông số đầu vào, tiền đề để phát triển mạnh du lịch, ngược lại thông qua phát triển DLST sẽ giúp môi trường được bảo vệ và nâng cao chất lượng

DLST được xem là công cụ tốt nhất để bảo tồn thiên nhiên, nâng cao chất lượng môi trường, đề cao các giá trị cảnh quan và nhận thức của toàn dân về sự cần thiết phải bảo vệ hệ sinh thái (HST) dễ bị tổn thương, khống chế sự thay đổi của môi trường sinh thái, khắc phục những tài nguyên đang bị hủy hoại

Phát triển DLST đồng nghĩa với bảo vệ môi trường vì DLST tồn tại gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình DLST được xem là công cụ bảo tồn đa dạng sinh học, nếu các hoạt động DLST được thực hiện một cách đúng nghĩa thì sẽ giảm thiểu được các tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học Sở dĩ như vậy là vì bản chất của DLST là loại hình du lịch dựa trên cơ sở các khu vực có tính hấp dẫn cao về tự nhiên và có hỗ trợ cho bảo tồn tự nhiên Bên cạnh đó, việc phát triển DLST còn đặt ra yêu cầu đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện về kinh phí để nâng cáp cơ sở hạ tầng, duy trì và bảo tồn các thắng cảnh, tuyên truyền, vận động người dân địa phương thông qua các dự

án bảo vệ môi trường, ngoài ra, DLST còn tạo cơ hội để du khách ủng hộ tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường

DLST còn tạo động lực quan trọng, khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường và duy trì HST Người dân khi nhận được lợi ích từ hoạt động DLST, họ có thể hỗ trợ ngành du lịch và công tác bảo tồn tốt hơn, bảo vệ các điểm tham quan

Không chỉ dừng lại ở đó DLST còn khuyến khích cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương gồm đường xá, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc…nhờ đó mà ngày càng thu hút khách du lịch và cải thiện môi trường địa phương

Trang 14

Như vậy phát triển DLST ngoài việc thỏa mãn những nhu cầu mong đợi của du khách nó còn duy trì, quản lý tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường và

là “Bí quyết để phát triển bền vững”

1.2 Ảnh hưởng của hoạt động DLST đến môi trường và con người

Du lịch mang lại rất nhiều nguồn lợi cho con người, kể cả vật chất lẫn tinh thần như: Mang lại việc làm, thu nhập cho người dân địa phương, tạo môi trường cho con người có thể nghỉ ngơi, giải trí Tuy vậy, hoạt động du lịch ngày càng phát triển nhưng vấn đề quản lý lại chưa chặt chẽ thì những ảnh hưởng tiêu cực của nó ngày càng phát triển nhưng vài hưởng tiêu cực của nó đến môi trường ngày càng rõ rệt

* Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên: Việc hoạt động của du khách càng đông thì việc sử dụng các tài nguyên sẽ lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí, làm nhiễu loạn sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học Lượng du khách tăng nên cần có nhiều phương tiện, chỗ lưu trú, các dịch vụ khác để đáp ứng cho các nhu cầu của khách cũng tăng theo Đây là thiệt hại lớn cho người và điều này khó có thể phục hồi lại được

* Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường văn hóa- xã hội: du lịch tạo ra lượng du khách trong và ngoài nước ngày càng đông gồm nhiều thành phần, nhiều giai cấp và thường rất khác với nếp sống, lối suy nghĩ của người dân địa phương Hoạt động du lịch phát triển, người dân địa phương quan hệ nhiều với khách du lịch sẽ làm thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách, cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, những nghi lễ truyền thống và tổ chức cộng đồng

Sự phát triển du lịch đem lại công ăn việc làm tăng thêm thu nhập cho người dân nhưng phát triển du lịch cũng ảnh hưởng đến việc di cư một lực lượng lao động Nhập cư lao động là một hiện tượng khá phổ biến ở các khu du lịch Lực lượng này nếu không quản lý tốt sẽ là mầm mống của tệ nạn và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội địa phương

Trang 15

1.3 Lược sử vấn đề nghiên cứu

1.3.1 Trên thế giới

Trong vài chục năm gần đây, du lịch trên thế giới phát triển rộ và bắt đầu nảy sinh những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, văn hóa- xã hội và môi trường của lãnh thổ đón khách Vì thế các nhà du lịch thế giới quan tâm nhiều tới việc nghiên cứu những tác động xấu do du lịch gây ra với môi trường và đề xuất một chiến lược phát triển du kịch tới môi trường

Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền vững bắt đầu được đề cập đã có nhiều nhà nghiên cứu khoa học thực hiện nhằm phân tích những ảnh hưởng của du lịch đến sự phát triển bền vững Trọng tâm của các nhà nghiên cứu này nhằm giải thích cho sự cần thiết đảm bảo tính trọn vẹn của môi trường sinh thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững

Về sinh thái, du lịch thiên nhiên sau đó đã để lại những quang cảnh hoang tàn Các loài thú hoang bị quấy nhiễu buộc phải rời bỏ nơi ở hoặc bị tiêu diệt dần, các cánh rừng bị tàn phá để lấy không gian cắm trại, lấy củi đốt hoặc cung cấp hàng lưu niệm Ngày nay có nhiều du khách và chính quyền địa phương nhận thấy tác hại của du lịch thiên nhiên đến giá trị của thiên nhiên và mối quan tâm của nhân dân địa phương Du lịch thiên nhiên càng phát triển thì những rủi

ro nó mang lại cho thiên nhiên và đời sống xã hội càng lớn Việc xác định sức chứa của một khu du lịch vẫn đang là một thách thức lớn đối với những nhà quản lý và lập kế hoạch Xác định giới hạn có thể cảm nhận sự thay đổi môi trường sông gây ra bởi hoạt động du lịch, đảm bảo tính bền vững của khu vực…

Du lịch tự nhiên phát triển đã như một loại hình du lịch đến rồi lại chạy xa vô trách nhiệm Một sự tràn vào của dòng người yêu mến thiên nhiên ở những điểm mới nhất, sau đó lại bỏ rơi sau khi đã khám phá và làm suy thoái (David Western, 1999)

Về kinh tế, các nhà quản lý du lịch, quản lý các khu bảo tồn và chính quyền địa phương đều có chung một điểm là họ thường xuyên tìm kiếm lợi

Trang 16

nhuận kinh tế từ du lịch sinh thái Tuy nhiên, trong trong những vấn đề này họ phải đối diện với hai khái niệm: giá trị kinh tế và lợi ích kinh tế Thực tế cho khách, thiết lập những nguyên tắc chỉ đạo, thiết lập cơ chế giám sát môi trường, quy hoạch du lịch sinh thái và mở rộng sự tham gia của cộng đồng địa phương

và tăng cường vai trò của cơ quan quyền lực với quản lý du lịch sinh thái

1.3.2 Ở Việt Nam

Các công trình nghiên cứu về du lịch được quan tâm nhiều từ thập niên 90 của thế k XX trở lại đây cùng với sự khởi sắc của ngành du lịch nước ta Các công trình nổi bật như: “Đề tài tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” của Viện nghiên cứu phát triển du lịch (1991); “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995- 2010” của Tổng cục du lịch (1994); “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân vùng du lịch Việt Nam”; “Tổ chức lãnh thổ du lịch”; Quy hoạch du lịch Quốc Gia và vùng Nam Những nội dung chính của quy hoạch phát triển du lịch cùng với nhiều công trình khác tập trung nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn của du lịch với quy mô và phạm vi lãnh thổ khác nhau

Trong những năm gần đây, các tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên và xã hội đang là mối quan tâm lớn của nhiều nhà nghiên cứu Điều này cho thấy rằng vấn đề môi trường trong hoạt động du lịch đang ngày càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết Hàng loạt các cuộc hội thảo như: “Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với quỹ Hains Seidel, “Hội thảo về DLST với phát triển bền vững

ở Việt Nam”

Trên thế giới và Việt Nam, cho đến nay nghiên cứu về DLST và ảnh hưởng của DLST đến môi trường, có rất nhiều các công trình, các đề tài đã được thực hiện Chùa Hương là một trong những nơi có vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, cảnh quan thiên nhiên thuận lợi cho sự phát triển DLST Vì vậy mà đề tài

“Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch Tràng An – Ninh Bình thực hiện là thực sự cần thiết

Trang 17

Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường của trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và các trường khác

- Bùi Văn Thương: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến môi trường tự nhiên tại khu du lịch sinht hái Cửu Thác - Tú Sơn - Kim Bôi - Hòa Bình” - Khóa luận tốt nghiệp, ĐHLN, năm 2011 Đề tài đã đưa ra được một

số giải pháp và các mô hình đưa ra chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu, chưa có thời gian kiểm nghiệm tính khả thi

- Nguyễn Thùy Linh: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường tại khu du lịch Yên Tử - Thị xã Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh - Khóa luận tốt nghiệp, ĐHLN, năm 2011 Đề tài nghị hện trạng hoạt động

và ảnh hưởng của du lịch từ đó đề xuất các giải phó giảm theieur tác động Các giải pháp rất có tính thiết thực song không có các dự báo, không có tính thuyết phục

- Lý Thị Ngọc Nga: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch SaPa - Tỉnh Lào Cai” Khóa luận tốt nghiệp, năm 2015 Đề tài nghiên cứu các ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường Đối tượng điều tra tương đối rộng, các biện pháp đưa ra chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu mang tính chất định tính

Trang 18

lợi ích đem lại cho du khách trong việc hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên lạ, các truyền thống văn hoá lịch sử

Những đặc trưng cơ bản của ngành du lịch bao gồm:

• Tính đa ngành:

Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng khai thác phục vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo ) Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hoá )

• Tính đa thành phần:

Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần du khách, những người phục

vụ du lịch, các cộng đồng nhân dân trong khu du lịch, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tham gia vào các hoạt động du lịch

• Tính đa mục tiêu:

Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch

sử văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của du khách và người tham gia hoạt động dịch vụ, mở rộng sự giao lưu văn hoá, kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội

du lịch)

• Tính chi phí:

Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các khách du lịch là hưởng thu sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền

Trang 19

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI,

TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Hình 2.1 : Bản đồ vị trí Tràng An – Ninh Bình

Khu du lịch Tràng An nằm về phía Đông Bắc tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội hơn 90 km về phía nam, gần trục đường sắt Bắc Nam, cách quốc lộ 1A gần 10km, phía bắc giáp Gia Viễn, phía tây giáp Nho Quan, phía nam giáp Tam Cốc – Bích Động, phía đông giáp quốc lộ 1A và được chia làm 4 khu chức năng chính: Khu bảo tồn đặc biệt (khu cố đô Hoa Lư), khu trung tâm, khu hang động, khu tâm linh núi chùa Bái Đính Toàn khu có 47 hạng mục di tích lịch sử với nhiều hang động chạy dài khoảng 20 km theo hướng Bắc - Nam Đây là một vị trí địa lý rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch của khu du lịch Tràng An

Khu du lịch Tràng An nằm trong tỉnh Ninh Bình, đây là một tỉnh có đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A đi qua, có du lịch rất phát triển với các điểm

du lịch hấp dẫn như: Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, nhà thờ

đá Phát Diệm Nổi bật trong khu du lịch Tràng An là điểm du lịch Cố đô Hoa

Lư với hai đền chính: Đền Đinh, Đền Lê là một điểm du lịch hấp dẫn, nổi tiếng

Trang 20

Tất cả những yếu tố thuận lợi trên làm tiền đề đảm bảo sự phát triển du lịch của khu du lịch Tràng An trong tương lai

b) Địa hình, địa mạo

Tràng An là khu du lịch có đị hình chủ yếu là núi rừng, thung lũng và hang động Địa hình được chí làm 2 vùng rõ rệt: Vùng đồng bằng và vùng núi

+Vùng đồng bằng: Có diện tích không nhiều, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai khá màu mỡ nhưng lại xen kẽ nhiều vùng núi thấp trũng do đó chỉ

có thể canh tác một vụ lúa

+Vùng núi: Bao gồm những dải núi đá vôi, chủ yếu nằm ở phía Tây Nam của huyện Hoa Lư và Đông Bắc của huyện Gia Viễn Địa hình phức tạp, có nhiều hang động, núi xen kẽ với đầm lầy, ruộng trũng ven núi

Hang động được coi là tài nguyên thiên nhiên vô giá của khu du lịch Tràng An Hệ thống hang động trong khu vực này khá đa dạng, tạo nên cảnh đẹp đặc sắc Hang động nơi đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú mà mỗi hang động lại gắn với những gián trị lịch sử, văn hóa , tín ngưỡng riêng Một bộ phận hang động nơi đây được coi là cửa phật, tiêu biểu là động Bái Đính: Động gồm

2 hang nằm ở hai bên- đó là hang Sáng và hang Tối Hang Sáng (động Sáng) thờ phật nằm ở phía bên phải, có chiều cao là 2m, dài 25m, rộng 15m, hang tương đối bằng phẳng Đối diện với động Sáng là động Tối Động tối cao và rộng hơn nhiều so với động Sáng, gồm 7 hang (còn gọi là 7 buồng) Động được công nhận

là : “Di tích lịch sử – văn hóa Nam chùa Bái Đính”

Nằm trên độ cao 40-60m, có một hang được gọi là động Người Xưa (Tràng An) Đây là một hang Karst khá đặc biệt của khối núi đá vôi này Cửa hang nằm ở phần cao, song phía trong hang lại phát triển theo chiều sâu, lòng hang sâu gần 100m so với cửa Hệ thống nhũ đá ở đây còn khá nguyên vẹn với nhiều hình thù độc đáo khác nhau, có những chuỗi nhũ đá dài hàng chục mét chạy từ đỉnh xuống sát đáy của động Động Người Xưa còn có nhiều ngăn thông với nhau qua một máng sỏi cuộn lớn, có thể là dấu tích của một con suối ngầm Đặc biệt ở ngay mái đá trước cửa động là một đống vỏ ốc cao hàng mét đã hóa

Trang 21

thạch-di tích về sự sống của người tiền sử Ngày nay động vẫn được các nhà khoa học nghiên cứu và khám phá

Ngoài ra khu du lịch Tràng An còn có một hệ thống các hang động xuyên thủy rất đẹp và rất hấp dẫn du khách Trên đường đi tham quan hang động Tràng

An, du khách còn bắt gặp nhiều cảnh quan đặc sắc do thiên nhiên tạo ra với nhiều hình dạng khác nhau chẳng hạn như hòn ông Trạng-kiểu địa hình “Hạ Long trên cạn”, kiểu địa hình này được hình thành trên các trầm tích có độ phân lớp khác nhau Các lớp dày hơn thường tạo địa hình karst với những đỉnh cao, đôi nơi lại có hình lưỡi mác độc đáo được ví như rừng đá, nhưng lại có nơi tạo nên các khối đá cao vút như hòn Bút Tháp Các đá vôi có phân lớp mỏng tạo nên một địa hình với các vỉa đá chồng xếp lên nhau như hình tập sách (hòn Tập Sách)

Như vậy địa hình của khu vực Tràng An rất thuận lợi cho việc phát triển

du lịch Tại đây có tới hơn 100 hang động với tổng chiều dài là gần 20 km, xen

kẽ là những dãy núi đá vôi nhiều thung lũng Với đặc điểm này thiên nhiên ưu đãi cho Tràng An một cảnh quan đẹp, hấp dẫn với những dãy núi đá vôi trùng điệp, bao quanh các thung lũng là những hồ nước nối tiếp nhau vừa hùng vĩ vừa nên thơ

c) Địa chất, thổ nhưỡng

Khu vực Tràng An được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi hình cánh cung giữa vùng chiêm trũng ngập nước đã trải qua thời gian dài biến đổi địa chất tạo thành Các nhà địa chất khẳng định khu Tràng An xưa là một vùng biển cổ, qua quá trình vận động địa chất mà kiến tạo nên Những khe nứt sinh ra do sự vận động đó dần dần hình thành các dòng chảy trong hang động đá vôi Khu sinh thái hang động Tràng An như một "bảo tàng địa chất ngoài trời" Sự hình thành hang động karst: Nguyên nhân ban đầu phải tính đến là sự hoạt động trồi lên của các khối xâm nhập núi lửa trẻ hơn đá vôi Các khối cùng với việc nâng các lớp

đá vôi lên cao như ngày nay còn làm phát sinh động đất,đứt gãy và núi lửa Tại giao điểm của các đứt gãy hoặc các đới đứt gãy lớn, núi lửa phun lên sẽ làm biến chất đá vôi, biến đá vôi thành vôi sống (CaO) dễ hoà tan trong nước, đồng thời

Trang 22

mang vào các đứt gãy, khe nứt của đá vôi dăm, cuội, dung nham núi lửa và nước ngầm Dung nham này trong môi trường nước sẽ bị biến thành bùn, sét - kaolin mềm nhão dễ bị nước cuốn trôi hoặc lắng chìm vào các khe nứt, lỗ hổng do mật

độ nặng hơn đá vôi từ 0,3 - 0,4 g/cm3 Nước đã đóng vai trò dọn dẹp lòng hang, các thung lũng giữa núi đá vôi (cuốn trôi vôi sống, bùn, sét - kaolin) và tạo thành các thạch nhũ cho chúng ta thấy như ngày nay

d) Khí hậu

Khu du lịch Tràng An có khí hậu nằm trong vùng khí hậu Ninh Bình Khí hậu là một phần quan trọng của môi trường tự nhiên, và rất quan trọng đối với thời vụ du lịch Khí hậu Ninh Bình khá thuận lợi cho hoạt động du lịch

Khí hậu của vùng thuộc tiểu khí hậu sông Hồng, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam và một mùa đông lạnh nhưng vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu ven biển và rừng núi

Thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4;mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10 Theo số liệu của TCVN 4088-85, Trạm khí tượng thủy văn Ninh Bình khí hậu của vùng có những đặc trưng sau:

- Nhiệt độ không khí:Nhiệt độ trung bình hàng năm là:23,50C

Nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối là: 5,50C Nhiệt độ cực đại tuyệt đối là:41,50

C Tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 29,30C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,90

C Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.646giờ; số giờ nắng trung bình mỗi tháng là:117,3giờ, Tháng 6 cao nhất với 187,4 giờ Tháng 2 thấp nhất với 24,3 giờ

Tổng nhiệt độ trung bình cả năm là hơn 85000C Có tới 8-9 tháng trong năm có nhiệt độ trung bình trên 200

C

- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 85% và có sự chênh lệch không nhiều giữa các tháng trong năm Tháng 2 cao nhất với độ ẩm không khí là 89%, tháng 11 có độ ẩm không khí thấp nhất là 75%

Trang 23

- Lượng mưa trung bình năm là 1.781mm, tháng 9 cao nhất với 816mm, tháng 1 thấp nhất là 8,5mm Lượng mưa tập trung vào các tháng 5,6,7,8,9,10 và chiếm từ 86%-91% tổng lượng mưa hàng năm

- Hướng gió chính thịnh hành trong năm:

+ Mùa Đông: Có hướng gió chính là hướng Bắc và hướng Đông Bắc +Mùa Hè có hướng Nam và hướng Đông Nam

Tốc độ gió trung bình : 2,3m/s, tốc độ gió cực đại xảy ra khi có bão là 45m/s

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt như:

+ Bão: Do nằm trong khu vực có bão và áp thấp nhiệt đới trực tiếp đổ bộ vào

Bão thường gây mưa lớn trên toàn khu vực thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10, chủ yếu tập trung vào các tháng 7,8,9 Vào mùa mưa (tháng 7) nước dâng cao gây cản trở cho hoạt động tham quan hang động

+ Giông: Thường xuất hiện vào mùa hạ, đôi khi kèm theo lốc

e) Tài nguyên nước

Khu du lịch Tràng An nằm Trong hệ thống các sông dày đặc như: Sông Đáy, Sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Sào Khê, Sông Vân Sàng, sông Vạc, song Chanh, sông Hệ Dưỡng…Hầu hết các sông đều đổ ra sông Hoàng Long và sông Đáy rồi chảy ra cửa Đáy, cửa Vạc Trong đó sông Hoàng Long là tiêu biểu nhất

Trong khu hang động Tràng An không có sông, chỉ có một số thung có lạch nhỏ dân có thể đi thuyền vào để trồng lúa, còn đa số các thung còn hoang hóa và nhiều lau cỏ mọc

Sông Hoàng Long không chỉ gắn liền với truyền thuyết Rồng vàng cứu Đinh Bộ Lĩnh từ thuở hàn vi mà sông Hoàng Long còn có giá trị là “bức tường thành thiên nhiên nước” bảo vệ kinh đô Hoa Lư xưa, lại vừa là đường giao thông thủy tương đối thuận tiện Từ sông Hoàng Long có hai hướng là hai đường thủy rất quan trọng Đó là hướng đi về phía Đông : Đi theo sông Hoàng Long đến ngã

ba Gián Khẩu, gặp sông Đáy-xuôi theo sông Đáy rồi đổ ra biển; hướng thứ 2 là

Trang 24

hướng đi về phía tây: theo sông Hoàng Long-ngược lên phía bắc và tây bắc sẽ đến sông Bôi, và sông Lạng của tỉnh Hòa Bình Như vậy có thể nói : Sông hoàng Long vừa là cảng sông vừa là đầu mối giao thông thủy quan trọng nhất của kinh

đô Hoa Lư xưa Xưa kia các xứ giả của phong kiến Trung Quốc muốn đến kinh

đô Hoa Lư, hay các xứ giả của ta muốn sang Trung Quốc thì đều phải vào, ra từ sông Hoàng Long Không những thế, sông Hoàng Long còn gắn liền với mốc lịch sử to lớn của dân tộc- đó là cuộc dời đô của vua Lý Thái Tổ vào năm 1010

Trong khu hang động Tràng An thì không có sông mà chỉ có các thung (hồ lớn), có lạch nhỏ Tại đây có tới 30 thung (hồ lớn), trong đó thung rộng nhất

là thung Đền Trần có diện tích là 2214.600m2, thấp nhất là thung Sáng có diện tích là 15.400m2 Hiện nay có một số thung trước là vùng trồng lúa của cư dân, nay đã được nạo vét bùn trở thành một vùng sinh thái ngập nước, thuận lợi cho việc chèo thuyền đưa du khách tham quan quần thể hang động Tràng An

Tuy nhiên vào mùa mưa, nước tại khu du lịch Tràng An dâng cao, còn mùa khô lại thiếu nước Đây là một hạn chế về thủy văn của khu du lịch Tràng

An Để khắc phục hạn chế trên, có một dự án xây dựng các trạm bơm, cụm cống

và đập nhằm tiêu nước từ khu hang động ra các con sông nằm trong khu vực này vào mùa mưa và lấy nước từ sông cung cấp cho hệ thống giao thông thủy vào mùa khô nhằm giữ nước cho hệ thống giao thông này

f) Tài nguyên sinh vật

Khu du lịch Tràng An có hai hệ sinh thái chính là: Hệ sinh thái trên đá vôi

và hệ sinh thái thủy vực (trên các thung) Ở đây sự đa dạng sinh học là yếu tố chủ yếu cấu thành hai hệ sinh thái này

*Hệ sinh thái trên núi đá vôi:

Trang 25

+ Thảm thực vật bao gồm:

Trảng cây bụi thứ sinh trên núi đá vôi: Trước đây khi chưa bị khai thác thì trên núi đá vôi có rừng kín xanh nhiệt đới ẩm cây lá rộng với các loài cây gỗ điển hình như: Nghiến, Trai, Đinh hương, Lát hoa…nhưng quá trình sói mòn đất xảy ra quá mạnh, các cây gỗ lớn bị triệt hạ nên hiện tại chỉ là các trảng cây bụi hiện tại cao từ 2m-4m, độ che phủ khoảng từ 30-40%

Trảng cây bụi thứ sinh trên đất dày, ẩm phân bố rải rác khắp các khu vực

ở các chân núi hoặc cây bụi gần hồ gồm các loài như cỏ Lào, lau, lách, cỏ Trấu,

2.2 Kinh tế xã hội

*Kinh tế

Năm 2018 có nhiều thuận lợi, song còn nhiều khó khăn, thách thức; thời tiết, thiên tai diễn biến khó lường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn…Nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã nỗ lực phấn đấu, giành được nhiều kết quả quan trọng và tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế tăng trưởng khá và chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; cơ sở hạ tầng được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; công tác xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; quốc phòng được tăng cường; công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được tập trung chỉ

Trang 26

đạo đạt kết quả tốt; công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp có chuyển biến tích cực Cơ bản các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm cả năm là 20.282ha, đạt 94,43%

kế hoạch ; tổng sản lượng lương thực quy thóc ước đạt 75.340 tấn (lúa 67.614 tấn, ngô 7.726 tấn; giảm 4.673 tấn so với năm 2017), đạt 94,175% kế hoạch năm; giá trị bình quân đạt 94,35 triệu đồng/1 ha canh tác (tăng 4,23 triệu đồng/1

ha so với năm 2017) Công tác bảo vệ thực vật được quan tâm chỉ đạo, không có thiệt hại lớn do sâu bệnh gây ra Chủ động thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp

Là một vùng thiên nhiên kỳ thú, rừng núi nguyên sơ với diện tích hơn 12.000 ha, Quần thể danh thắng Tràng An trở thành Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển ngành du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ nông nghiệp sang dịch vụ, giải quyết công

ăn việc làm, nâng cao thu nhập người dân địa phương

Năm 2017, khách du lịch đến Ninh Bình đạt trên 7 triệu lượt, tăng hơn 8%

so với năm 2016 Trong đó, khách nội địa là hơn 6,15 triệu lượt, tăng 7% so với năm 2016, khách quốc tế 850.000 lượt, tăng trên 20%

Doanh thu từ du lịch đạt hơn 2,5 nghìn t đồng, tăng 43% so với năm

2016, riêng Quần thể danh thắng Tràng An đón trên 6 triệu lượt khách

*Xã hội

Tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền mừng Đảng, mừng xuân, k niệm 1050 nhà nước Đại Cồ Việt, các ngày lễ lớn của dân tộc và các sự kiện phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, hướng về cơ sở Tăng cường kiểm tra các dịch vụ văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" tiếp tục được đẩy mạnh, việc cưới, việc tang và lễ hội được thực hiện đúng quy định Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao diễn ra sôi nổi và đạt nhiều thành tích cao; tổ chức thành công Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2018 Xây dựng mới 22 nhà văn hóa thôn, 03 Nhà văn

Trang 27

hóa xã; tổ chức kiểm tra, công nhận, công nhận lại 18 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; 61 khu dân cư văn hóa 03 năm liên tục 2016-2018 (trong đó 22 cơ quan, đơn vị, khu dân cư công nhận lần đầu); 03 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới năm 2018

Tràng An là hệ thống phòng thủ phía Nam của kinh thành Hoa Lư nên nơi đây còn nhiều đền phủ, dấu tích của các quan lại triều Đinh và Nhà Trần sau này Tại đây còn khá nhiều di tích lịch sử nằm sâu trong rừng mà du khách sẽ gặp trên chặng đường hành hương tiêu biểu như:

Đền Trình là nơi thờ 4 công thần Nhà Đinh là 2 vị Tả Thanh Trù và 2 vị Hữu Thanh Trù Đương triều họ là Giám sát Đại tướng quân cai quản kho vàng, két bạc của vua Tương truyền, khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, triều đình rối ren, họ đã mang giấu Đinh Toàn tại đây để tránh sự truy bắt của Lê Hoàn Khi Thái hậu Dương Vân Nga trao mũ áo long bào nhường ngôi vua cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, các ông đã không khuất phục và tuẫn tiết tại khu vực này, nhân dân đã xây dựng ngôi Phủ bên sườn núi để thờ các ông

Đền Tứ Trụ nằm cạnh đền Trình, là di tích thờ 4 vị đại thần Nhà Đinh gồm Tể tướng Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Thái sư Lưu Cơ và Thượng thư Trịnh Tú

Sách Đại Nam Quốc sử Diễn ca cũng như thơ ca dân gian thường nói đến

Tứ trụ "Bặc, Điền, Cơ, Tú" tức là bốn người trụ cột của triều Nhà Đinh Tứ trụ

là 4 vị quan thân cận, cùng quê hương và cùng tuổi với Đinh Tiên Hoàng Đế, từng giúp vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước Các vị đại thần Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ hiện được thờ ở rất nhiều nơi, đặc biệt là vùng Hà Nam - Nam Định - Ninh Bình

Phủ Khống nằm trên một dải đất hẹp, lưng tựa vào hang Khống, bên phải

là dãy núi đá dựng đứng, trước mặt là thung lủng nước mênh mông Phủ Khống

là nơi thờ 7 vị quan trung thần triều Đinh, gắn với các truyền thuyết khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, 7 vị quan trong triều đình mang nhiều quan tài chôn theo các hướng rồi cùng tự sát để giữ kín những bí mật về ngôi mộ thật Một vị tướng trấn giữ thành nam vô cùng cảm kích trước nghĩa khí của 7 vị trung thần

Trang 28

liền lập bát nhang thờ cúng ở đây Sau khi vị tướng này mất, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và trồng cây thị ngay trước cửa Phủ để tưởng nhớ các bậc trung thần Cây thị nghìn năm tuổi mà quả có hai loại: 1 tròn và 1 dẹt

Hang Ba Giọt có nhiều nhũ đá với đủ màu sắc xuất hiện Có loại gọi là cây bụt mọc xuyên từ trần ngược xuống Điểm đặc biệt là các nhũ đá ở hang Ba Giọt không khô như những hang trước mà ướt đẫm và tiếp tục biến hình, hình thành nên những hình dáng, sắc thái mới

Hang Sính, hang Si và hang Ba Giọt gắn liền với truyền thuyết một câu chuyện tình buồn Xưa có chàng công tử yêu tha thiết một nàng công nương Khi chàng gánh sính lễ đến hang Sính để cầu hôn thì nàng đã bị cống nạp cho nước láng giềng Chàng sang hang Ba giọt tắm gội, sau đó ôm khối tình riêng trầm mình ở hang Si

Tương truyền ai đi qua hang Ba Giọt mà đón được ba giọt nước từ nhũ đá nhỏ vào lòng bàn tay sẽ may mắn trong cuộc đời và hạnh phúc trong tình yêu

Trang 29

CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU- ĐỐI TƯỢNG- PHẠM VI- NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Góp phần nâng cao chất lượng môi trường cho khu du lịch sinh thái Tràng An- Ninh Bình

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá được hiện trạng hoạt động du lịch và việc thu gom quản lý, xử

lý rác thải, rác trên sông và động thực vật tại khu vực nghiên cứu

+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực nghiên cứu

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: rác thải trên cạn, rác thải trên sông, thực vật tại

nơi nghiên cứu và các loài động vật hiện đang có

- Phạm vi nghiên cứu: Khu du lịch Tràng An – Ninh Bình

3.3 Nội dung nghiên cứu

1: Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại Tràng An- Ninh Bình

2: Đánh giá hiện trạng việc thu gom quản lý và xử lý rác thải, rác trên cạn

và trên sông ; tác động của việc ô nhiễm lên động thực vật tại nơi nghiên cứu

3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực nghiên cứu

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu

Các số liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn: Ban quản lý khu du lịch Tràng An, các đề tài nghiên cứu khoa học, tạp chí, tài liệu có liên quan đến

đề tài Trên cơ sở đó chọn lọc, cập nhật thông tin tiến hành đánh giá và xử lý các vấn đề phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài Kế thừa tài liệu: điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, số liệu báo cáo lượng khách, doanh thu h àng năm,…

Trang 30

3.4.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

 Tuyến 2 : từ bến thuyền trung tâm → hang Lấm →đền thánh Cao Sơn → hang Vạng→ hang thánh trượt → đền suối Tiên → hang Đại dừng thuyền vào

thăm Hành cung vũ lâm → phim trường Kong→ →trở về bến thuyền

 Tuyến 3: từ bến thuyền trung tâm → Đền trình→ hang Đột→hang Vân→ đền Suối Tiên→ Núi Địa Linh → hang Đại → Hành Cung Vũ Lâm →

phim trường Kong →trở về điểm xuất phát

- Tác giả tiến hành điều tra thực địa trên tuyến du lịch tiêu biểu là nhằm nắm được đặc trưng lãnh thổ một cách rõ ràng, đánh giá được các tác động của hoạt động du lịch đến với môi trường tại khu vực thông qua:

Quan sát trực tiếp: trong quá trình điều tra, tác giả quan sát cảnh quan thiên nhiên nhìn nhận tại thực tế những vấn đề bất cập hiện nay và ghi chép lại đồng thời chụp ảnh để có dẫn chứng cụ thể

Việc khảo sát thực địa giúp nắm rõ tình hình thực tế tại KDL, từ đó có được những thông tin chính xác và cụ thể nhất, định hình được vấn đề thực tế cần thực hiện để đưa ra những đề xuất phù hợp nhất

Các khu vực dịch vụ du lịch

- các hoạt động của

du khách, phương tiện vận chuyển…

- các yếu tố môi trường

- các yếu tố động vật, thực vật…

- Đánh giá sơ bộ hiện trạng KDL về môi trường, hoạt động du lịch qua đó xác định các vấn đề còn tồn tại

- So sánh độ tin cậy các thông tin từ tài liệu

- Làm cơ sở, tài liệu cho đề tài

Trang 31

Phỏng vấn thông qua trao đổi trò chuyện có những câu hỏi mở

Phỏng vấn trên cơ sở phác thảo các ý tưởng cơ bản

Phỏng vấn bằng phiếu điều tra với hệ thống những câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở

+ Mẫu điều tra là khác nhau đối với các đối tượng khác nhau:

Khách trong nước: 25 phiếu

Khách nước ngoài: 10 phiếu

Người dân địa phương: 30 phiếu

Ban quản lý KDL : 5 phiếu

+ Thời gian điều tra: đề tài tiến hành điều tra trong thời gian từ 25/3/2019 đến 31/3/2019 thực tế tại khu vực Tràng An, các quầy dịch vụ, địa bàn dân cư, mẫu biểu điều tra ở phần phụ lục

3.4.4 Phương pháp lập ô tiêu chuẩn

Dựa vào điều tra thực địa đánh giá tác động của khu du lịch tới cảnh quan, động vật và thực vật tại mỗi điểm Lập 6 ô tiêu chuẩn với diện tích mỗi ô 400m2 tại các điểm phía bên trên và bên dưới khu du lịch vị trí đối xứng nhau qua trục đường chính

Trang 32

3.4.5 Phương pháp xử lí số liệu

- Dựa vào số du khách, số dân và t lệ gia tăng dân số hàng năm của địa phương tính lượng chất thải rắn sinh hoạt hiện tại và ước tính khối lượng phát sinh đến năm 2025

Công thức tính sau: ( 1)

Trong đó:

t: Số dân năm cần tính (người)

0: Số dân của năm được tính làm gốc (người)

r: t lệ gia tăng dân số (tham khảo số liệu)

t: Hiệu số giữa năm cần tính và năm lấy làm gốc (năm)

Để dự báo khối lượng CTRSH phát sinh đến năm 2025 thì áp dụng công thức sau: Lượng CTRSH phát sinh trong một năm

Trong đó:

sh: Khối lượng CTRSH phát sinh trong một năm (tấn)

g: Là hệ số phát sinh CTRSH (kg/người/ngày)

t: Số dân của năm cần tính (người)

 Công thức tính lượng rác thải phát sinh bình quân đầu người:

Trong đó:

R là lượng thải phát sinh đầu người (tấn/ ngày)

A là số dân (triệu người)

M là khối lượng CTR bình quân đầu người (kg/người/ngày)

 Khối lượng RTSH (tấn/ngày) = (Mức phát sinh bình quân * Dân số trong năm) / 1000

Trang 33

 Hệ số phát sinh rác = Khối lượng rác cân được/ Số khẩu trong gia đình

 Công thức tính dân số tương lai:

Trong đó:

Nt: Dân số tương lai (người)

N0: Dân số hiện tại (người)

r: T lệ gia tăng dân số tự nhiên

t: Số năm trong thời gian dự báo

k: T lệ gia tăng dân số (%)

(Nguồn: VOER - Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam)

Sau khi thu thập được thông tin, các thông tin sẽ được phân tích lựa chọn

và có kế thừa, so sánh đánh giá kết quả để tìm ra giải pháp thích hợp cho công Căn cứ chính để đề xuất giải pháp là dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài

từ đó đưa quản lý chất thải rắnsinh hoạt

Để góp phần nâng cao tính hiệu quả và thực tiễn của các giải pháp, tham khảo các giải pháp quản lý khác từ những đề tài đi trước nghiên cứu về chất thải rắn sinh hoạt và một số báo cáo môi trường tỉnh Hòa Bình, những điều luật, thông tư, nghị định về giải pháp quản lý của nhà nước và các bên liên quan nhằm nâng cao môi trường sống cho cộng đồng

Trang 34

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại Tràng An - Ninh Bình

Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của du lịch tâm linh ở Việt Nam nói chung và ở Ninh Bình nói riêng, số lượng du khách đến với Ninh Bình ngày một tăng, chiếm một t lệ lớn trong cơ cấu khách du lịch đến Ninh Bình là khách du lịch đến với quần thể Tràng An

Đơn vị: triệu lượt

Nguồn: Tổng hợp từ các số liệu thống kê

Hình 4.1: Biểu đồ t tr ng khách du lịch đến qu n thể Tràng An năm 2011 – 2018

Năm 2011, con số thống kê của Sở du lịch Ninh Bình ghi nhận là 1,98 triệu lượt khách chọn Tràng An làm điểm đến, chiếm 60,8% tổng lượng khách của tỉnh Và đến năm 2012, trong khoảng 3,75 triệu lượt khách đến Ninh Bình (tăng 15,6% so với năm 2011) thì lượng khách đến Tràng An tiếp tục tăng thêm lên đến 2,13 triệu lượt Đây thực sự là con số ấn tượng Đặc biệt, trong năm

2013, số lượng khách du lịch đến với quần thể Tràng An nói riêng cũng như số lượng khách du lịch đến với tỉnh Ninh Bình nói chung có sự tăng trưởng mạnh với t trọng khách đến quần thể chùa Tràng An chiếm 61,8% số lượng khách đến Ninh Bình Năm 2014, Quần thể Tràng An được chọn là nơi tổ chức Đại lễ phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2014 do vậy mà lượng khách đến với Tràng An chiếm tới 76,02 lượng khách của tỉnh Cũng vì lý dó đó, năm 2015 lượng khách đến Tràng An chiếm 58,4% lượng khách du lịch của tỉnh giảm đi một lượng

Trang 35

nhỏ Tuy nhiên tính đến tháng 10/2016 lượng khách đến với Tràng An đạt 67,1% lượng khách của tỉnh

Tràng An với thế mạnh to lớn về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa nên

đã thu hút số lượng du khách ngày càng gia tăng Kết quả thống kê số lượng du khách đến Tràng An trong năm 2018 được thể hiện trong bảng sau

Bảng 4.1.:Kết quả kinh doanh của khu du lịch Tràng An năm 2018

Nguồn: Thông tin văn hóa Tràng An 2018

Tháng 05 năm 2018, toàn tỉnh ước đón 629.197 lượt khách tham quan

du lịch, đạt con số nhiều nhất trong năm, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2017 Trong đó, khách nội địa: 558.806 lượt khách, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2017; khách quốc tế: 70.391 lượt khách, đạt 100% so với cùng kỳ năm 2017; khách lưu trú qua đêm: 47.924 lượt khách, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2017 Doanh thu ước đạt: 242,941 t đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2017

Số liệu mô tả trên cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng 350.000 lượt du khách đến Tràng An, thời điểm có nhiều du khách là các dịp lễ tết đặc biệt là dịp lễ 30/4 Khách du lịch đến với Tràng An có kháchtrong nước và ngoài nước Tuy nhiên số lượng khách trong nước chiếm t lệ cao hơn so với khách nước ngoài Khách nước ngoài chủ yếu gồm các quốc tịch như: Trung, Nhật, Pháp, Thái Lan, Mỹ, Singapo, c, Hàn Quốc, Lào Thời gian lưu trú của khách du lịch chủ yếu là hai ngày, rất ít khách đi về trong ngày Hoạt động du lịch phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ khác, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú

Trang 36

4.2.Đánh giá hiện trạng việc thu gom quản lý và xử lý rác thải, rác trên cạn

và trên sông ; tác động của việc ô nhiễm lên động thực vật tại nơi nghiên cứu

4.2.1 ác ngu n phát sinh từ hoạt động du lịch

Nhằm nâng cao ý thức cho du khách, tại mỗi địa điểm vui chơi, đều có những biển báo cấm hoặc tuyên truyền không vứt rác bừa bãi Dễ dàng để nhận thấy ở đây, cứ cách 20-30m lại có một thùng rác đặt ngay ngắn, có nắp đậy sạch

sẽ Để giảm bớt rác tự phát trong khuôn viên khu sinh thái, mặt khác các thùng rác này thường được bố trí ngăn tiện lợi cho công tác phân loại rác tại nguồn của du khách và người dân địa phương

Rác thải luôn là thách thức lớn đối với các khu du lịch nói chung và Tràng An nói riêng Tại Tràng An, chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như: các khu dịch vụ nghỉ dưới hình thức nhà nghỉ cộng đồng, du khách đến đây sẽ ngủ nghỉ tại chính ngôi nhà mà người dân sinh sống ăn uống, các quầy bán hàng dọc đường, hoạt động sinh hoạt của người dân địa phương, và hoạt động sinh hoạt của du khách

Ngày thường địa phương thu gom rác 2 ngày/lần với lượng rác thải khoảng 80 tấn/tháng Vào mùa lễ hội, địa phương chỉ đạo đơn vị thu gom rác bố trí thu gom rác 1 ngày/lần Có tháng lượng rác tăng đột biến, đơn vị thu gom phải bố trí 35 chuyến xe với lượng rác thải trên 100 tấn/tháng Lượng rác thải sinh hoạt tăng lên, đặc biệt là tại các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống Xã hiện có khoảng 70 nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, mỗi ngày phục vụ hàng nghìn lượt khách

Trước tình trạng, người dân và khách du lịch xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hình ảnh của Quần thể danh thắng Tràng An, UBND xã đã chỉ đạo đơn vị thu gom rác thải tăng cường lao động và bố trí tăng thêm chuyến để thường xuyên dọn dẹp và thu gom, tập kết rác thải tại bãi trung chuyển tránh tình trạng rác thải chất thành đống hai bên đường Tuy nhiên, do lượng rác tăng đột biến, một số nơi vẫn còn tình trạng tồn đọng rác thải Bên cạnh đó, một số bộ phận người dân và du khách thiếu ý thức bảo vệ môi trường

đã vứt rác bừa bãi

Trang 37

Bảng 4.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn của hoạt động du lịch tại Tràng An

STT Nguồn phát sinh của hoạt động du lịch Lượng rác

Nguồn: Số liệu điều tra,2019

Số liệu trình bày trong bảng 4.2 cho thấy, lượng chất thải rắn từ hoạt động du lịch chiếm phần lớn tổng lượng chất thải rắn của toàn bộ khu vực Đây

là nguồn gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước, đất và không khí nếu chất thải rắn không được thu gom và xử lý hiệu quả

* Thành phần chất thải rắn

Do nguồn phát sinh chất thải rắn là các hoạt động sinh hoạt của du khách và người dân địa phương nên thành phần rất đa dạng, song chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy

Hình 4.2 Thành ph n chất thải rắn tại Tràng An

Ngày đăng: 23/06/2021, 17:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w