LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm Nghiệp, để gắn bó công tác nghiên cứu Khoa học với thực tiễn, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu Khoa học, đư
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm Nghiệp, để gắn bó công tác nghiên cứu Khoa học với thực tiễn, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu Khoa học, được sự nhất trí của nhà trường, của khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường và sự hướng dẫn của thầy giáo TS.Đồng Thanh Hải, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ Đánh giá tình trạng, phân bố và giá trị của khu hệ Bò sát, Ếch nhái tại khu bảo tồn thiên nhiên Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn cùng các thầy trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường Đến nay, khóa luận đã hoàn thành, nhân dịp này tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn, các thầy cô trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tân Phượng, Hạt kiểm lâm, bạn cùng nhóm thực tập và nhân dân xã Tân Phượng đã giúp đỡ tôi thực hiên đề tài này
Do bước đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, tôi rất mong nhận được sự quan tâm nhận xét của toàn toàn thể các thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Phạm Văn Trang
Trang 2MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1 LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU BÒ SÁT, ẾCH NHÁI Ở VIỆT NAM 3
1.1 Phân loại Bò sát, Ếch nhái ở nước ta 3
1.2 Một số công trình nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái ở nước ta 5
1.3 Một số đóng góp khác cho nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái 6
1.4 Vai trò của các loài Ếch nhái 7
1.5 Những phát hiện mới về Ếch nhái ở Việt Nam 7
1.6 Hiện trạng bảo tồn các loài Ếch nhái ở Việt Nam 8
PHẦN 2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 9
2.1 Điều kiện tự nhiên 9
2.1.1 Vị trí địa lý 9
2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng 9
2.1.3 Thời tiết, khí hậu 10
2.1.4 Thủy văn 10
2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 11
2.2.1 Dân số, lao động và dân tộc 11
2.2.2 Kinh tế 11
2.2.3 Y tế, giáo dục 12
2.2.4 Cơ sở hạ tầng 12
2.3 Đánh giá một số thuận lợi và khó khăn của khu vực 13
2.3.1 Thuận lợi 13
2.3.2 Khó khăn 13
PHẦN 3 MỤC ĐÍCH - NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Mục đích 14
3.2 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 14
3.3 Nội dung nghiên cứu 14
3.4 Công tác chuẩn bị và điều tra sơ thám khu vực nghiên cứu 15
3.4.1 Chuẩn bị 15
Trang 33.4.2 Điều tra sơ thám 15
3.5 Phương pháp nghiên cứu 16
3.5.1 Điều tra thành phần loài Bò sát , Ếch nhái Khu bảo tồn thiên nhiên Tân Phượng –Lục Yên – Yên Bái 16
3.5.2 Phương pháp điều tra sự phân bố của Bò sát, Êch nhái theo sinh cảnh 18 3.5.3 Đánh giá các mối đe dọa đến khu hệ Bò sát, Ếch nhái KBTTN Tân Phượng - Yên Bái 20
3.6 Phương pháp xử lý số liệu 21
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 22
4.1 Thành phần loài 22
4.1.1 Xác định thành phần loài 22
4.1.2 Đa dạng về phân loại học 30
4.2.Phân bố của Bò sát theo sinh cảnh 32
4.2.1 Phân bố 34
4.3 Giá trị và tình trạng các loài Bò sát, Ếch nhái trong khu bảo tồn 37
4.3.1 Xác định mối đe dọa tới Bò sát, Ếch nhái 41
4.4 Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái ở khu bảo tồn 45
4.4.1 Hiện trạng công tác quản lý bảo tồn Bò sát, Ếch nhái ở khu bảo tồn thiên nhiên Tân Phượng 45
4.4.2 Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn Bò sát, Ếch nhái ở đây 46
PHẦN 5 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 48
5.1 Kết luận 48
5.2 Tồn tại 48
5.3 Kiến nghị 49
Trang 4Một số từ viết tắt
KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên CP: Chính phủ
IUCN: Sách đỏ Thế giới Cites: Công ƣớc về buôn bán động vật hoang dã Quốc tế SĐVN: Sách đỏ Việt Nam
NĐ: Nghị định SC: Sinh cảnh STT: Số thứ tự TL: Tài liệu QS: Quan sát MV: Mẫu vật PV: Phỏng vấn NXB: Nhà xuất bản
Trang 5TRƯỜNG: ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHOA: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
- -
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1 Tên khóa luận: “Đánh giá tình trạng, phân bố và giá trị của khu hệ Bò sát, Ếch nhái tại khu bảo tồn thiên nhiên Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”
2 Giáo viên hướng dẫn: TS Đồng Thanh Hải
3 Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Trang
Mục tiêu xác định thành phần loài Bò sát, Ếch nhái, đánh giá đa dạng về phân loại học của Bò sát, Ếch nhái trong khu vực nghiên cứu, xác định sự phân bố
của Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh, xác định giá trị và tình trạng các loài Bò sát, Ếch nhái trong khu bảo tồn Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp quản lý
bảo tồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái ở khu vực nghiên cứu
Đề tài thực hiện bao gồm những nội dung sau:
Điều tra thành phần loài Bò sát, Ếch nhái tại khu vực nghiên cứu
Nghiên cứu phân bố của loài Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh
Đánh giá khai thác và sử dụng các loài Bò sát, Ếch nhái tại địa phương
Đánh giá các mối đe dọa đến khu hệ Bò sát, Ếch nhái tại khu vực nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn khu hệ Bò sát, Ếch nhái của khu vực nghiên cứu
Để thực hiện nội dung trên, đề tài sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp điều tra ngoại nghiệp:
Phương pháp kế thừa tài liệu
Phương pháp điều tra theo tuyến
Trang 63 bộ Khu vực nghiên cứu có 5 dạng sinh vật chính Trong đó sinh cảnh vực
nước có số loài phát hiện nhiều nhất (13 loài) chiếm 19.7% tiếp theo là sinh cảnh làng bản nương rẫy (12 loài) chiếm 18.18% Sinh cảnh rừng thứ sinh và rừng trồng, sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá là 2 sinh cảnh có số loài ít nhất (2 loài) chiếm 3% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu
Tài nguyên Bò sát, Êch nhái của khu vực bảo tồn vẫn bị đe dọa bởi các hoạt động: Săn bắn, khai tác gỗ, củi và lâm sẳn ngoài gỗ, làm nương rẫy, chăn thả gia súc
Đề tài đã đưa ra một số giải pháp trong công tác bảo tồn: Nâng cao nhận thức và năng lực công tác; giải pháp kỹ thuật; giải pháp về kinh tế - xã
hội; giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư; tăng cường
công tác thực thi pháp luật
Trang 74.2 Thành phần các loài Ếch nhái ghi nhận tại KBTTN Tân
Phƣợng, huyện Lục Yên, Yên Bái
26
4.3 So sánh thành phần phân loại Bò sát Ếch nhái của KBTTN Tân
phƣợng – Lục Yên – Yên Bái so với toàn quốc
29
4.4 So sánh thành phần phân loại Bò sát Ếch nhái của KBTTN Tân
phƣợng – Lục Yên – Yên Bái so với KBTTN Thần xa – Phƣợng
Hoàng – Tỉnh Thái Nguyên
29
4.5 Đánh giá về mức độ đa dạng trong khu bảo tồn 30 4.6 Phân bố của Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh 33 4.7 Giá trị tài nguyên và tình trạng các loài Bò sát, Ếch nhái 37 4.8 Tổng hợp các mối đe dọa trên tuyến điều tra 44
Danh mục các biểu đồ
4.1 Mức độ phong phú về số loài của từng họ Bò sát 31 4.2 Mức độ phong phú về số loài của mỗi họ Ếch nhái 32
Trang 8Danh mục các bản đồ
4.1 Mối đe dọa Bò sát, Ếch nhái theo tuyến điều tra 45
Danh mục các hình ảnh
4.2 Sinh cảnh rừng thứ sinh và rừng trồng 35 4.3 Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi cây gỗ nhỏ và tre nứa 35
Trang 91
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bò sát, Ếch nhái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên động vật, chúng có giá trị cao về nhiều mặt bên cạnh các tại nguyên thú, chim và cá Trong các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân văn ở mọi miền của nước ta nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái có vai trò quan trọng trong cuộc sống xã hội đặc biệt là cộng đồng miền núi Theo thống kê, nước ta có 369 loài Bò sát thuộc 24 họ 3 bộ và 176 loài Ếch nhái thuộc 10 họ 3 bộ (Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường, 2008) Con số này theo đánh giá sẽ tiếp tục tăng lên
Bò sát, Ếch nhái có môi trường sống đa dạng, đa số các loài Bò sát, Ếch nhái là ưa ẩm thường phân bố ở các ao, hồ, sông, suối hay đầm lầy Việc phân
bố này phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm sinh thái của từng loài Tuy nhiên, khi môi trường sống thay đổi như mất rừng, nguồn nước dần bị cạn kiệt,… sẽ làm thay đổi nơi sống của nhiều loài và sẽ kéo theo sự thay đổi về phân bố của các loài Bò sát, Ếch nhái
Trong cuộc sống hàng ngày Bò sát, Ếch nhái giúp con người tiêu diệt các loài côn trùng gây hại cho Nông – Lâm Nghiệp và tiêu diệt những vật chủ trung gian mang mầm bệnh lây truyền cho con người và gia súc Nhiều loài
Bò sát, Ếch nhái là nguồn thực phẩm có giá trị và ưa thích của nhân dân ta như: Các loài Trăn, Rắn, Baba, Ếch nhái,… Nhiều loài còn là nguyên liệu để bào chế các loài thuốc quý hiếm phục vụ cho đời sống con người Trong các phòng thí nghiệm Bò sát, Ếch nhái còn được sử dụng cho mục đích nghiên cứu Vấn đề nóng bỏng hiện nay là nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung
và nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái nói riêng đang bị suy giảm mạnh Nhiều loài đã trở nên rất hiếm, thậm chí một số loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng Chính vì vậy việc bảo vệ các loài Bò sát và Ếch nhái là rất cần thiết
Khu bảo tồn thiên nhiên Tân Phượng nằm trên địa bàn xã Tân Phượng thuộc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là một Khu bảo tồn mới được thành lập
Trang 102
Tuy đây là một Khu bảo tồn mới nhưng có nhiều tiềm năng về đa dạng sinh học về cả động vật và thực vật Theo thống kê, Khu bảo tồn có 66 loài Bò sát, Ếch nhái, trong đó lớp Bò sát 42 loài thuộc 11 họ 2 bộ, lớp Ếch nhái 24 loài thuộc 8 họ 3 bộ Trong số 66 loài trên có 6 loài có tên trong nghị định 32, 30 loài trong Sách đỏ Việt Nam, 8 loài trong IUCN và 4 loài trong Công ước Cites (2010)
Mặc dù Bò sát, Ếch nhái có ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra đa dạng sinh học cho khu vực, tuy nhiên do có quá ít tài liệu cũng như công trình nghiên cứu về chúng Bên cạnh đó, hiện đang có những tác động của người dân địa phương làm ảnh hưởng và suy giảm về số lượng loài Bò sát, Ếch nhái
ở đây Chính vì vậy tôi đã thực hiện đề tài:
“Đánh giá tình trạng, phân bố và giá trị của khu hệ Bò sát,Ếch nhái tại khu bảo tồn thiên nhiên Tân Phượng- huyện Lục Yên – Yên Bái”
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá thành phần loài Bò sát, Ếch nhái của khu vực đánh giá tính đa dạng sinh học, xác định mật độ, sự phân bố của các loài theo sinh cảnh, xác định được giá trị tài nguyên, công tác tổ chức quản lý
từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp quản lý bảo vệ và kinh doanh rừng một cách hợp lý, đạt hiệu qủa kinh tế cao, tạo ra sự phát triển bền vững
Trang 113
PHẦN 1 LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU BÒ SÁT, ẾCH NHÁI Ở VIỆT NAM 1.1 Phân loại Bò sát, Ếch nhái ở nước ta
Ở nước ta Bò sát, Ếch nhái phân bố ở hầu khắp các vùng, địa hình và sinh cảnh Chúng không những giữ vai trò bảo vệ trong hệ sinh thái mà còn có giá trị đối với đời sống con người Vì vậy mà từ lâu con người đã chú ý đến những loài Bò sát, Ếch nhái nhằm sử dụng chúng phục vụ đời sống của mình
Từ thế kỷ XIV danh y Tuệ Tĩnh đã chú ý đến các nguồn gốc từ động vật và đã thống kê được 16 vị thuốc Bò sát, Ếch nhái
Trong thời kỳ pháp thuộc, nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái có các công trình của một số người nước ngoài như: Frushstorfer, Tirant, Delonstal, Morin đáng chú ý nhất trong thời kỳ dương đã thống kê và mô tả được 177 loài và loài phụ thằn lằn, 245 loài và loài phụ rắn, 44 loài và loài phụ rùa, 171 loài và loài phụ Ếch nhái này là công trình nghiên cứu của Bourret R và cộng sự từ năm 1924 đến 1994 ở mức thu thập tiêu bản, thống kê và phân loại Kết quả được công bố chung cho cả vùng Đông Nam Á
Thời kỳ sau Cách mạng tháng tám và nhất là từ sau khi hòa bình lập lại (1954) đến nay nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái dần được đẩy mạnh Đến năm
1962 Đào Văn Tiến lại công bố tiếp 2 loài Bò sát mới: Trăn đất (python molutus) và Ba Ba Gai (palea steindachneri)
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác như:
Năm 1960 đoàn thực tập thiên nhiên của trường Đại học sư phạm II đã tiến hành nghiên cứu ở Đồn vàng (Thanh Sơn – Phú Thọ) Kết quả đã thống kê được 7 loại thằn lằn, 6 loài rắn Cùng năm 1960 ở Vĩnh Mốc (Vĩnh Linh – Quảng trị ) đã nghiên cứu và thống kê được 3 loài Rắn, 2 loài Thằn lằn
Năm 1961 đoàn nghiên cứu động vật khoa sinh vật trường Đại học Tổng Hợp
Hà Nội đã tham gia nghiên cứu ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) Kết quả thu được 325 mẫu Ếch nhái, 19 mẫu Bò sát Năm 1962 đoàn lại tiến hành điều tra ở vùng núi Ba
Vì (Hà Tây cũ) và đã thống kê được 8 loài Ếch nhái, 14 loài Bò sát
Trang 124
Trong những năm 1970, 1971, 1972 đoàn thực tập thiên nhiên khoa sinh vật trường Đại Học Sư Phạm II – Hà Nội kết hợp với trường cấp II – Tam Đảo đã tiến hành nghiên cứu ở khu vực Tam Đảo và đã thống kê được 19 loài Rắn, 3 loài Thằn lằn, 4 loài Rùa , 5 loài Ếch nhái
Về sinh thái học của Bò sát, Ếch nhái có các công trình nghên cứu: Cá cóc
Tam Đảo (paramesotriton delustali), Thạch sùng (Hemidactylus vietnamensis)
của Đào Văn Tiến, Ếch đồng (Rana rugulosa) của Đào Văn Tiến và Lê Vũ
Khôi, Ếch cây chân đen (Rhacophorus nigropalmatus), rắn Hổ mang (Naja
naja) của Trần Kiên Sinh học Tắc kè (Gekkogecko) trong điều kiện nuôi nhốt
của Đỗ Tất Lợi và sinh thái học Tắc kè trong điều kiện nuôi và ngoài thiên nhiên của Nguyễn Văn Sáng
Nhìn chung công tác nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái từ năm 1954 đến nay ngày càng được quan tâm Những năm gần đây, từ nghiên cứu khu hệ đã chuyển dần sang nghiên cứu sinh thái, sinh học một số loài có giá trị kinh tế Tuy nhiên nghiên cứu về mối quan hệ giữa thảm thực vật, các yếu tố địa hình với tính đa dạng loài và phân bố của Bò sát, Ếch nhái làm cơ sở khoa học cho việc quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên Bò sát, Ếch nhái còn chưa được quan tâm đúng mực
Quan điểm về phân loại Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các tác giả (bảng 1.1) Chẳng hạn Nguyễn Văn Sáng
và Hồ Thu Cúc (1996) đã thống kê ở Việt Nam có 285 loài Bò sát và 82 loài Ếch nhái Đến năm 2005, hai tác giả trên cùng Nguyễn Quảng Trường đã bổ sung thêm 38 loài Bò sát và 80 loài Ếch nhái nâng số Bò sát được phát hiện lên thành 296 loài và 162 loài Ếch nhái; Đây là kết quả nghiên cứu Ếch nhái,
Bò sát ở nhiều vùng khác nhau, nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa trên lãnh thổ Việt Nam Không dừng lại ở đó, ba năm sau khi công bố 458 loài Bò sát, Ếch nhái được xác định, ba tác giả này lại tiếp tục công bố thêm 84 loài mới
và tổng hợp đầy đủ được 396 loài Bò sát và 176 loài Ếch nhái thuộc 6 bộ và
34 họ trong danh lục Bò sát, Ếch nhái Việt Nam 2008
Trang 135
Có thể nói, nghiên cứu về thành phần loài Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam được nhiều tác giả quan tâm Kể từ năm 1996 đến nay, số loài mới được biết đến ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, đây còn là lĩnh vực hứa hẹn
sẽ mang lại thành công cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đến nó
Bảng 1.1 Tổng quan về phân loại Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam
theo thời gian
Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (2008)
Mặc dù có nhiều quan điểm phân loại như vậy nhưng trong luận văn này, tôi sử dụng hệ thống phân loại theo Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (2008) làm cơ sở phân loại vì đây là hệ thống phân loại cập nhật đầy đủ và chi tiết hơn cả
1.2 Một số công trình nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái ở nước ta
Từ năm 1997 đến nay có nhiều công trình lớn nhỏ nghiên cứu về Bò sát, Ếch nhái tại nhiều địa phương trong cả nước Chẳng hạn như: Nghiên cứu
ở khu vực Đông Bắc Việt Nam của Nguyễn Quảng Trường và Hồ Thu Cúc trên 11 tỉnh suốt từ năm 1997 đến năm 2003; nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng
và Hoàng Thị Nghiệp từ năm 2004 đến năm 2006 ở tỉnh Đồng Tháp; các tác giả Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng, Trần Thanh Tùng và Ngô Cao Thắng với 20 chuyến khảo sát từ tháng 2/2005 đến tháng 12/2006 trên 3 tỉnh Bắc
Trang 146
Giang, Hải Dương và Quảng Ninh; hay báo cáo khoa học về kết quả nghiên cứu thành phần Bò sát, Ếch nhái ở phía Tây tỉnh Đăk Nông của Ngô Đắc Chứng và Trần Hậu Khanh…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp rất nhiều thông tin về thành phần loài Bò sát, Ếch nhái ở khu vực nghiên cứu cũng như những đóng góp loài mới cho khoa học (Nghiên cứu của Nguyễn Quảng Trường và
Hồ Thu Cúc ở vùng Đông Bắc Việt Nam) Tuy nhiên, hầu hết các công trình trên đầu chưa đề cập sâu tới phương pháp nghiên cứu Mặc dù phương pháp nghiên cứu được giới thiệu nhưng sẽ hạn chế rất nhiều cho những ai đang quan tâm trên lĩnh vực này vì không nắm được các tác giả điều tra nghiên cứu như thế nào
Ngoài ra, sự phân bố của Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh được các tác giả đề cập đến khác nhau trên các vùng Nghiên cứu của Nguyễn Quảng Trường và Hồ Thu Cúc ở vùng Đông Bắc và nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng
và Trần Hậu Khanh nghiên cứu ở phía Tây tỉnh Đắc Nông không đề cập tới vấn đề này Nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định phân bố của chúng trong khu vực để phục vụ cho công tác bảo tồn Bò sát, Ếch nhái khi môi trường sống của chúng bị tác động
1.3 Một số đóng góp khác cho nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái
Năm 2007, viện khoa học công nghệ đã phối hợp với các cơ quan hữu quan xuất bản tập “ Phân bộ rắn” trong tập “ Động vật chí Việt Nam” Ngô Thái Lan đã xác định mùa sinh sản của Thạch sùng đuôi sần (Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836) ở Vĩnh Phúc
Trong suốt từ năm 1999 trở lại đây, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về
Bò sát, Ếch nhái ở các vùng trong cả nước như đề tài nghiên cứu đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ của Trịnh Đinh Hoàng năm 2000 Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình của Nguyễn Quang Huy năm 2001 Tuy nhiên, các
Trang 157
đề tài này chỉ dừng lại ở xác định thành phần loài dựa trên cơ sở kề thừa số liệu các công trình trước đó, chưa có sự sáng tạo trong phương pháp điều tra nên kết quả thu nhận được không tạo ra những khám phá mới trong khu vực nghiên cứu
Nhìn chung công tác nghiên cứu Bò Sát, Ếch nhái từ năm 1954 đến nay ngày càng được quan tâm Những năm gần đây, từ nghiên cứu sinh thái, sinh học một số loài có giá trị kinh tế Lê Vũ Khôi, 2007 đã chỉ ra rằng Bò sát, Ếch nhái có ý nghĩa quan trọng trong quần xã sinh vật, nhất là ở miền nhiệt đới Chúng bắt nhiều loài sâu bệnh hại cây trồng, côn trùng…hại nông nghiệp; bên cạnh đó chúng còn là thức ăn cho nhiều loài động vật khác như chim, thú và
cả bò sát lớn, chúng là mắt xích trong thành phần hệ sinh thái Ngoài ra, Bò sát, Ếch nhái còn là nguồn thực phẩm, làm nguồn dược liệu, là các mặt hàng
có giá trị cho con người (Lê Vũ Khôi, 2007 Động vật học có xương sông NXB Giáo Dục, trang 174 và 217, 218) Giá trị kinh tế, sinh thái, bảo tồn của
Bò sát, Ếch nhái còn đề cập tới trong sách đỏ Việt Nam 2007 từ trang 219 đến trang 262
1.4 Vai trò của các loài Ếch nhái
Ếch nhái được coi là vật chỉ thị môi trường vì nòng nọc của chúng chỉ phát triển được ở môi trường không hoặc ít bị ô nhiễm Ếch nhái cũng là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên, đảm bảo sự cân bằng sinh thái Đối với con người, Ếch nhái được sử dụng cho nhiều mục đích: tôn giáo, làm thực phẩm, vật nuôi làm cảnh và làm dược liệu Ở Việt Nam một loài Ếch nhái được nuôi để lấy thịt (Ếch đồng, Ngoé), làm cảnh (Cá cóc, Ếch cây) và làm dược liệu (Cóc, Cá cóc)
1.5 Những phát hiện mới về Ếch nhái ở Việt Nam
Chỉ riêng trong năm 2009 đã có 3 loài mới cho khoa học và 1 loài ghi nhận mới được phát hiện ở Việt Nam Các loài mới cho khoa học gồm Cóc
mày ap-li-bai Leptolalax applebyi phát hiện ở núi Ngọc Linh (tỉnh Quảng Nam), Ếch bám đá hoa Odorrana geminata phát hiện ở núi Tây Côn Lĩnh
Trang 168
(tỉnh Hà Giang) và Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng), và Ếch cây sần đỏ
Theloderma lateriticum phát hiện ở vùng núi Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai) Cóc mày vân nam Leptobrachium promust0ache, một loài trước đây chỉ biết phân
bố ở Trung Quốc, cũng lần đầu tiên ghi nhận ở vùng núi cao thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam
1.6 Hiện trạng bảo tồn các loài Ếch nhái ở Việt Nam
Trong số 181 loài Ếch nhái hiện biết ở Việt Nam, có loài Cá cóc bụng hoa (hay Cá cóc tam đảo) được luật pháp bảo vệ - ghi trong Nghị Định 32 của Chính phủ (2006); 13 loài bị đe doạ cấp quốc gia - ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); và 31 loài bị đe doạ cấp toàn cầu - ghi trong Danh lục Đỏ của IUCN (2010) Theo tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI) thì Việt Nam nằm trong khu vực điểm nóng về đa dạng sinh học của thế giới, chính vì vậy sự đa dạng về các loài Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam cũng rất cao với hơn 560 loài đã biết Sự
đa dạng về các loài Ếch nhái ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục được khám phá nhưng các quần thể Ếch nhái trong tự nhiên cũng đang đứng trước những thách thức rất lớn như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, suy thoái sinh cảnh rừng tự nhiên, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước, cũng như các hoạt động khai thác không bền vững Bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam nói chung và các loài Ếch nhái nói riêng đòi hỏi nhưng nỗ lực và đầu tư rất lớn từ các cấp quản lý cũng như sự quan tâm của cộng đồng
Trang 179
PHẦN 2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Lục Yên là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái, cách thành phố Yên Bái 93 km và cách thủ đô Hà Nội 270 km, có tọa độ địa lý:
Từ 21055’30’’ đến 22002’30’’ vĩ độ Bắc
Từ 104030’ đến 104053’30’’ kinh độ Đông
Phía Đông: Giáp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Phía Tây: Giáp huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Phía Nam: Giáp huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Phía Bắc: Giáp huyện Bắc Quang và Quang Bình, tỉnh Hà Giang;
huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 80.919,03 ha bằng 11,7 % diện tích tự nhiên của tỉnh; gồm 24 đơn vị hành chính xã và thị trấn Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Yên Thế
2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng
2.1.2.1 Địa hình
Huyện Lục yên bị chia cắt bởi hai dãy núi chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo ra các thung lũng, bồn địa bằng phẳng là nơi dân cư tập trung sản xuất và sinh sống từ lâu đời
Phía hữu ngạn sông Chảy là dãy núi Con Voi chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam có độ cao trung bình 250 – 350 m, đỉnh cao nhất là 1.148 m, đỉnh tròn, sườn thoai thoải, độ dốc trung bình 25 – 350 Địa hình bị chia cắt tạo thành những thung lũng nhỏ và các khe suối
Phía tả ngạn sông Chảy là dãy núi đá lớn chạy dọc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam có độ cao trung bình 935m, đỉnh cao nhất 1.035m, đỉnh ngọn sườn núi bị cắt xẻ, có độ dốc 700
trở lên, hầu hết vùng núi đá có rừng tự
Trang 1810
nhiên, hiện tại độ che phủ rừng còn 42,6 % diện tích
Vùng đất thấp bằng phẳng được xen kẽ giữa hai dãy núi và triền sông Chảy là những khu tập trung dân cư sinh sống bằng sản xuất nông lâm nghiệp
Vùng hồ Thác Bà được hình thành từ năm 1970 sau khi xây dựng nhà máy thủy điện, với tổng diện tích mặt nước thuộc 11 xã vùng hồ huyện Lục Yên là 4.560,5 ha
2.1.2.2 Thổ nhưỡng
Đất đai tương đối đa dạng và phong phú, song chủ yếu là đất Feranit màu đỏ vàng phát triển trên đá mẹ Gnai, đá sét và đá biến chất, tầng dày đất trên 50 cm
2.1.3 Thời tiết, khí hậu
2.1.3.1 Thời tiết
Nhiệt độ trung bình năm: Từ 22 – 240c, cao nhất 39 – 410c và thấp nhất
4 – 50c; thời gian chiếu sáng ngày giao động từ 10 – 12 giờ
Trang 1911
2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1 Dân số, lao động và dân tộc
Huyện Lục Yên có 16 dân tộc chung sống Trong đó, dân tộc Tày chiếm 53,3% , Kinh 21,2%, Nùng 10,4%, còn lại là các dân tộc Dao, Mường, Thái, Cao Lan, Dáy, Ngái, Pa Cô, Pa Dí, Xá, Tu Dí, Lô Lô, H’mông
Dân số toàn huyện là 105.104 người (năm 2008), mật độ dân số là 130 người/km2 Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 58.850 người chiếm 56% tổng số dân của khu vực Số người có khả năng lao động thực là 57.680 người chiếm 98% tổng số lao động Lao động trong khu vực nông thôn là chủ yếu với 52.777 người chiếm 91,5% còn lao động khu vực thành thị 4.903 người chiếm 8,5%
Trình độ lao động nhìn chung còn thấp, lực lượng lao động phân bố không đồng đều do sự phát triển của các ngành kinh tế, chủ yếu lực lượng lao động nông nghiệp chiếm 90%, còn lại 10% lao động thuộc các ngành kinh tế khác
Đồng bào các dân tộc đã ổn định định canh, định cư song trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng nhưng ít nhiều đã có tập quán và kinh nghiệm sản xuất nông lâm nghiệp
2.2.2 Kinh tế
Về nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 15.325,5 ha Trong đó, nhóm cây lương thực có hạt đạt 10.147 ha, nhóm cây màu lương thực 1.843 ha, nhóm cây thực phẩm 1.150,5 ha.Sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ nghành theo hướng tích cực, nâng cao năng xuất, chất lượng hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực
Về lâm nghiệp: Trong những năm qua huyện Lục Yên đã làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, duy trì và phát triển vốn rừng trên địa bàn Hàng năm trồng mới rừng đạt trên 1.300 ha đưa tỉ lệ tàn che 40% năm 2000 lên 62,2% năm 2008
Trang 2012
2.2.3 Y tế, giáo dục
2.2.3.1 Y tế
Năm 2009 tuyến huyện gồm 01 bệnh viện đa khoa và 02 phòng khám
đa khoa khu vực, tuyến xã 23/24 xã có trạm y tế xã Tổng số giường bệnh toàn huyện 227 giường
Công tác thường trực cấp cứu, khám chữa bệnh tại bệnh viện và các phòng khám khu vực đã được chú trọng, cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp 100% các trạm y tế xã tổ chức khám bệnh bảo hiểm y tế cho người có thẻ bảo hiểm và trẻ em dưới 6 tuổi
3.2.3.2 Giáo dục và đào tạo
Năm 2010 toàn huyện có 79 trường và 2 trung tâm, tăng 21trường so với năm 2005 Trong đó, trường mầm non: 23 trường, trường phổ thông: 56 trường
Hệ thống giáo dục tiếp tục được củng cố và hoàn thiện Ngành giáo dục luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng dạy và học, công tác xã hội hóa giáo dục được triển khai thực hiện, đã huy động được nhiều nguồn lực đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục tại địa bàn
2.2.4 Cơ sở hạ tầng
2.2.4.1 Hệ thống giao thông
Hiện 24/24 xã, thị trấn có đường giao thông đến trung tâm xã; hệ thống giao thông liên thôn, bản được các xã tích cực triển khai thực hiện, tuy nhiên hiện tại vẫn còn rất nhiều khó khăn Trên địa bàn huyện Lục Yên có hai hệ thống đường chính là đường bộ và đường thủy
2.2.4.2 Hệ thống điện
Năm 1992 huyện Lục Yên mới có điện lưới Quốc gia, đến năm 2008 đã
có 24/24 xã, thị trấn có điện lưới Quốc gia được xây dựng bằng nguồn vốn
WB, vốn ngành điện, vốn chương trình 135, vốn JBIC và vốn đầu tư của các doanh nghiệp
Trang 21ha (chiếm trên 72,5% tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó rừng tự nhiên trên 36.957 ha, hàng năm trên địa bàn huyện trồng mới rừng đạt bình quân trên 1.900 ha
Ngoài ra, Lục Yên có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng với nhiều loại có trữ lượng lớn; các cảnh quan sinh thái đẹp gắn với các hang động, đền chùa có thể hình thành các tua du lịch văn hóa, sinh thái kết hợp với tua du lịch vùng Hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái
Về nguồn nhân lực, Lục yên có dân số trên 100 ngàn người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, về chất lượng nguồn lao động của huyện trong những năm gần đây cũng được nâng lên
2.3.2 Khó khăn
Về địa hình: Lục Yên có diện tích rộng, chia cắt bởi nhiều đồi núi với
độ dốc lớn, thiên tai bão lốc, mưa lũ thường xảy ra ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện
Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư từ giai đoạn trước hiện đã xuống cấp, giao thông nông thôn, làng bản vẫn còn nhiều khó khăn đặc biệt là trong mùa
mũ lũ
Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp bị hạn chế về nguồn vốn đầu tư, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý, thị trường tiêu thụ, khả năng vận chuyển hàng hóa
Trình độ dân trí đã được nâng lên song phong tục, tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa
Trang 223.2 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
Đối tượng:
Các loại Bò sát, Ếch nhái tại khu bảo tồn thiên nhiên Tân Phượng – Lục Yên – Yên Bái
Cộng đồng đân cư trong khu vực nghiên cứu
Khu bảo tồn thiên nhiên Tân Phượng – Huyện Lục Yên – Yên Bái Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ ngày 14/2/2011 đến ngày 13/5/2011 Nội dung công việc được chia thành các giai đoạn
1 Thu thập, phân tích tài liệu và hoàn thiện đề cương
nghiên cứu
14/02/2011 đến 25/02/2011
2 Khảo sát thực địa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tân
Phượng –Lục Yên – Yên Bái, đợt 1
25/02/2011 đến 15/03/2011
3 Khảo sát thực địa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tân
Phượng –Lục Yên – Yên Bái, đợt 2
16/03/2011 đến 10/04/2011
4 Xử lý sồ liệu hoàn thiện luận văn
11/04/2011 đến 13/05/2011
3.3 Nội dung nghiên cứu
Điều tra thành phần loài Bò sát, Ếch nhái tại khu vực nghiên cứu
Nghiên cứu phân bố của loài Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh
Trang 23Thu thập và tìm hiểu các tài liệu có liên quan
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu
Sơ bộ nghiên cứu khu điều tra thông qua bản đố địa hình và hiện trạng tài nguyên của khu vực
Sơ bộ nghiên cứu khu vực điều tra thông qua bản đồ địa hình khu vực Thu thập tài liệu khí hậu thủy văn, địa chất, tình hình dân sinh kinh tế
có ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên của khu vực
Chuẩn bị Khóa định loại Bò sát, Ếch nhái của Đào Văn Tiến, danh lục
Bò sát, Ếch nhái Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường và
Hồ Thu Cúc (2005) Danh lục Đỏ của IUCN (2010), Sách Đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 32 của chính phủ (2006), và các phụ lục của công ước CITES (2006) được sử dụng để đánh giá tình trạng của các loài được ghi nhận được Ngoài ra còn chuẩn bị một bộ ảnh màu về các loài Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam
3.4.2 Điều tra sơ thám
Tiền hành đi thực địa ở khu vực nghiên cứu, xác định khu vực nghiên cứu trên bản đồ, tiến hành đồng thời với việc phỏng vấn để nắm bắt sơ bộ được tình hình khu vực nghiên cứu như: Phân bố tài nguyên, điều kiện địa hình từ đó xác định được tuyến điều tra sao cho tính khả thi là cao nhất
Trang 2416
3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Điều tra thành phần loài Bò sát , Ếch nhái Khu bảo tồn thiên nhiên Tân Phượng –Lục Yên – Yên Bái
3.5.1.1 Phương pháp phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn:
Các cán bộ kỹ thuật, Ban quản lý KBTTN Tân Phượng –Lục Yên – Yên Bái và người dân địa phương được lựa chọn đẻ phỏng vấn, thợ săn hay những người thường xuyên đi rừng tìm kiếm cây thuốc
Mục đích phỏng vấn:
Phỏng vấn được thực hiện trước, giữa và sau nghiên cứu thực địa nhằm thu thập và làm rõ những thông tin liên quan đến tình trạng quần thể Bò sát, Ếch nhái cũng như những tác động của người dân lên quần thể này tai KBTTN Tân Phượng – Lục Yên – Yên Bái
Nội dung phỏng vấn:
Đối với các cán bộ kỹ thuật, ban quản lý KBT tiến hành trao đổi và nhờ
họ cung cấp cho những thông tin về: Đặc điểm khu vực nghiên cứu; thành phần các loài Bò sát, Ếch nhái; mùa bắt gặp và thời gian bắt gặp chúng trong khu bảo tồn; số vụ vi phạm săn bắt Bò sát, Ếch nhái quý hiếm của người dân; Tình hình chặt phá rừng hiện nay
Đối với thợ săn và người dân địa phương tiến hành phát phiếu câu hỏi dưới dạng định hướng và bán định hướng
3.5.1.2 Điều tra theo tuyến
Mục đích: Tuyến điều tra được lập để xác định các loài Bò sát, Ếch nhái trong khu vực nghiên cứu: Xác đinh các mối đe dọa tới Bò sát, Ếch nhái ở khu vực Nguyên tắc lập tuyến:
Tuyến điều tra được lập dựa vào bản đồ địa hình, thảm thực vật và khảo sát thực tế của khu vực điều tra
Tuyến thiết kế ưu tiên nơi dễ dàng tiếp cận dễ nhận biết như từ hệ thống đường lớn đường mòn sẵn có hoặc gần các con suối, khu vực có độ ẩm
Trang 2517
cao Song tuyến điều tra không được trùng với đường hay sông suối
Mỗi tuyến dài 1km, bề rộng của tuyến là 4m
Điều tra trên tuyến
Xuất phát từ điểm đầu tuyến đã được đánh dấu di chuyển với tốc độ 1km/h Trong quá trình di chuyển quan sát về hai bên tuyến, mỗi bên quan sát vào 2m
Khi di chuyển chú ý quan sát cẩn thận, lắng nghe tiếng kêu, di chuyển của con vật
Khi phát hiện con vật tiến hành dùng vợt hoặc dùng tay (tùy theo loại) bắt lại ngay con vật đựơc bắt lại dùng chỉ buộc chân có gắn một miếng kim loại đã đục lỗ đánh dấu (bằng vỏ lon bia) rồi cho vào túi đựng Những mẫu định loại được ngay, chỉ lấy một mẫu còn mẫu chưa đinh loại được thu về sau
đó đinh loại thông qua các chỉ tiêu đo đếm của khóa định loại Đào Văn Tiến (1981) Khi di chuyển trên tuyến gặp nhiều loại giống nhau, chỉ bắt một mẫu
và đánh dấu số lượng loài bắt được
Để tăng thêm hiệu quả bắt gặp, khi di chuyển trên tuyến dùng gậy sua nhẹ vào các bụi cây, bớt cỏ trên tuyến sẽ tăng khả năng phát hiện loài nhiều hơn
Tiến hành điều tra vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày (Sáng từ 7h- 10h, chiều từ 14h- 17h, tối 19h- 21h Mẫu quan sát và bắt được trên mỗi tuyến ghi vào biểu 0.3)
Đầu tuyến điều tra được đánh dấu bằng các vật liệu không bị phai mờ do mưa gió như cột băng nilon đỏ lên cành cây, viết sơn đỏ lên cây gỗ, phiến đá tảng…
Biểu điều tra của từng ngày để riêng để khi xử lý số liệu dễ dàng hơn
Trang 2618
Sơ đồ bố trí tuyến điều tra
* Bảo quản mẫu thu được trên thực địa
Bò sát ,Ếch nhái bắt được cho vào túi vải buộc chặt miệng lại, không đựng
quá nhiều mẫu vào trong 1 túi đặc biệt là những cá thể có kích thước khác
nhau
Sau một lần khảo sát song trở về làm chết bằng cồn 900 Đối với những cá thể có kích thước cơ thể lớn thì tiến hành mổ bụng lấy hết nội tạng và rửa sạch bằng nước sau đó rửa lại bằng nước cồn 900
Sau đó mẫu được đưa váo ngâm trong dung dịch cồn 900
Các mẫu được bảo quản cẩn thận, chuyển về phòng bảo tàng của nhà trường
và được thầy giáo hướng dẫn kiểm định lại
3.5.2 Phương pháp điều tra sự phân bố của Bò sát, Êch nhái theo sinh cảnh
Xác định các sinh cảnh trong khu vực điều tra
Sinh cảnh được phân chia dựa vào hiện trạng rừng quan sát bằng mắt thường kết hợp với bản đồ địa hình và hiện trạng ở khu vực điều tra để xác định các dạng sinh cảnh khác nhau
Kết quả sơ thám cho thấy khu bảo tồn có địa hình rất phức tạp và hiểm trở Tôi đã xác định được các dạng sinh cảnh sau
Sinh cảnh làng bản nương rẫy (SC1)
Trang 2719
Sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá (SC5)
Lập các tuyến điều tra trên sinh cảnh
Mỗi sinh cảnh tôi đã lập 1 tuyến điều tra có độ dài và kích thước tương đối như nhau (1- 1.5km) để so sánh mức độ đa dạng giữa các sinh cảnh Các tuyến điều tra đựoc lập như sau:
Bảng 3.4: Tổng hợp số tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu
Xuất phát Tọa độ kết thúc
Chiều dài (km)
Dạng sinh cảnh đi qua Tuyến 01 0459600N
2460420E
0459160N 2459620E
1.5
Sinh cảnh 1
Tuyến 02
0461230N 2462300E
0461010N 2463530E 1.5 Sinh cảnh 2
Tuyến 03
0461230N 2464230E
0461130N
Tuyến 04
0460840N 2462030E
0459940N 2463070E 1.2 Sinh cảnh 4
Tuyến 05
0458230N 2461730E
0458130N
Ngoài ra để đảm bảo cho công tác điều tra chính xác hơn đối với sự phân bố của Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh tôi còn điều tra thêm một tuyến sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá Do ở những khu vực này đia hình khó khăn và phức tạp có thể điều tra trên một tuyến chưa đủ để đưa ra kết quả chính xác nhất.Vì vậy tôi đã điều tra thêm một tuyến điều tra còn lại có tọa độ lần lượt như sau
Tuyến 6: Điểm xuất phát 0459680N/2463880E và điểm kết thúc là 0459500N/2464560E
Các loài Bò sát, Êch nhái quan sát được ghi vào biểu 3.5
Trang 2820
3.5.3 Đánh giá các mối đe dọa đến khu hệ Bò sát, Ếch nhái KBTTN Tân Phượng - Yên Bái
Đánh giá các tác động của dân cư lên sinh cảnh như: Sử dụng các nguồn tài
nguyên chăn thả gia súc gia cầm, sự di dân cư, phong tục tập quán của dân tộc Tôi đã tiến hành phỏng vấn các cán bộ quản lý của KBT, người dân địa phương, thợ săn, chính quyền địa phương để có những nhận định về công tác quản lý tài nguyên nói chung và tài nguyên Bò sát, Ếch nhái nói riêng ở khu vực Bên cạnh đó, tôi tiến hành đánh giá qua điều tra khảo sát để có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề Các thông tin thu thập được ghi vào bảng 3.3
Bản đồ 3.1 Tuyến điều tra Bò sát, Ếch nhái
Trang 2921
3.6 Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả thu được phân tích và xử lý theo từng nội dung nghiên cứu, trong quá trình phân tích và xử lý số liệu tôi đã sử dụng toán thống kê và một số phần mếm như Excel, Photoshop và MapInfo
Sử dụng Excel để sử lý số liệu điều tra
Các tuyến đi dùng phần mềm MapInfo để sử lý
Ảnh về các loài chụp được và sinh cảnh dùng Photoshop để chỉnh sửa
Trang 3022
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1 Thành phần loài
4.1.1 Xác định thành phần loài
a) Danh lục Bò sát, Êch nhái tại khu bảo tồn thiên nhiên Tân Phượng
Trên cơ sở thông tin thu được từ các nguồn: điều tra, thu mẫu vật ngoài thực địa, quan sát, phỏng vấn người dân địa phương, khóa định lọai Bò sát, Ếch nhái Việt Nam, các tài liệu khác Kết quả được trình bày ở bảng 4.1
Bảng 4.1 Thành phần các loài Bò sát ghi nhận tại KBTTN Tân Phượng,
huyện Lục Yên, Yên Bái
TT
Trang 3123
TT
14 Rắn nhiều đai Cyclophiops
Trang 3224
TT
8.Họ Rắn lục Viperidae
Trang 3325
TT
9.Họ Rùa đầu to Platysternidae
37 Rùa đầu to Platysternon
10.Họ Rùa đầm Geoemydidae
39 Rùa sa nhân Cuora mouhotii
11.Họ Ba ba Trionychidae
Trang 3426
Bảng 4.2 Thành phần các loài Ếch nhái ghi nhận tại KBTTN Tân
Phƣợng, huyện Lục Yên, Yên Bái
TT
Tên Việt Nam Tên khoa học QS MV PV TL Lóp Ếch nhái AMPHIBIA
I.Bộ không đuôi ANURA
Trang 3527
TT
Tên Việt Nam Tên khoa học QS MV PV TL Lóp Ếch nhái AMPHIBIA
4.Họ Nhái bầu Microhylidae
15 Nhái bầu hây môn Microhyla heymonsi + + + +
17 Nhái bầu bút lơ Microhyla butleri + + + +
II Bộ có đuôi CAUDATA
Trang 3628
TT
Tên Việt Nam Tên khoa học QS MV PV TL Lóp Ếch nhái AMPHIBIA
8 Họ Ếch giun Ichthyophiidae
Tên tiếng Việt và tên Latinh theo Nguyễn Văn Sáng et al (2009)
QS: Phát hiện trong khi điều tra ngoài thực địa, (bao gồm phát hiện qua quan sát) DV: Ghi nhận qua dấu vết để lại ngoài thực địa
PV: Ghi nhận qua phỏng vấn
MV: Ghi nhận qua mẫu vật thu được
TL: Nguồn thông tin thu thập được từ các tài liệu điều tra trước
Tổng hợp: Kết quả cho thấy, khu bảo tồn thiên nhiên Tân Phượng có tổng số 66 loài
Bò sát, Ếch nhái thuộc 2 lớp 5 bộ 19 họ Cụ thể, Lớp Bò sát có 2 bộ 11 họ 42 loài Lớp Ếch nhái có 3 bộ 8 họ 24 loài
Trong tổng số 66 loài Bò sát, Ếch nhái; số loài quan sát trực tiếp là 19 loài chiếm 28.78% tổng số loài trong khu vực, mẫu vật thu được là 12 loài chiếm 18.18% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu, qua phỏng vấn được 52 loài chiếm 78,78% và qua tài liệu thu được 66 loài, chiếm 100%
Bộ có số họ nhiều nhất là bộ có vẩy 36 loài chiếm 54.54% tổng số loài ghi nhận được Các họ có số loài nhiều nhất là: Họ có nhiều loài nhất là họ Rắn nước (Colubridae) với 15 loài chiếm 22.72% Họ Ếch nhái: 7 loài chiếm 10.6%
Khi điều tra do điều kiện thời tiết có nhiều ngày mưa rét, diện tích khu vực nghiên cứu rộng, thời gian hạn chế, địa hình phức tạp Vì vậy chúng tôi mới chỉ thu được một số mẫu vật Bò sát, Ếch nhái có tên trong danh mục các loài Bò sát, Ếch nhái ở đây, mà chưa thu được thêm được loài mới trong lần điều ta lần này
Trang 3729
Qua các nguồn thông tin, tôi tiền hành so sánh thành phần loài Bò sát, Ếch nhái của KBTTN Tân Phượng so với toàn quốc
Biểu 4.3 So sánh thành phần phân loại Bò sát Ếch nhái của KBTTN
Tân phượng – Lục Yên – Yên Bái so với toàn quốc
Tên
nhóm
Bò sát Ếch nhái Bò sát Ếch nhái Bò sát Ếch nhái
KBTTN Thấn Xa Phượng Hoàng
24 loài chiếm 14,81% tổng số loài Ếch nhái của cả nước Về số họ đã điều tra được
11 họ Bò sát chiếm 47,82% số họ Bò sát của toàn quốc, Ếch nhái với 8 họ chiếm 88,88% tổng số họ trên toàn quốc
So sánh với KBTTN Thàn Xa, Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên thì số lượng
Bò sát, Ếch nhái ở đây đa dạng hơn hẳn về thành phần loài cũng như số Họ, số Bộ
Bò sát, Ếch nhái (66 >45, 19 >16, 5 >3)