Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế cát sông bằng tra đáy nhiệt điện ở trạng thái bão hòa nước khô bề mặt đến cường độ chịu nén và co ngót nội sinh của bê tông

7 10 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế cát sông bằng tra đáy nhiệt điện ở trạng thái bão hòa nước khô bề mặt đến cường độ chịu nén và co ngót nội sinh của bê tông

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, tác giả đã định hướng nghiên cứu tỷ lệ của CBA ở trạng thái bão hòa nước khô bề mặt (CBA (SSD)) thay thế cốt liệu nhỏ tự nhiên (cát sông) lần lượt là 0%, 25%, 50%, 75%, và 100% (về thể tích) để chế tạo bê tông có cường độ B40 (tức M500). Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc sử dụng CBA (SSD) thay thế cốt liệu nhỏ cho cường độ chịu nén và khả năng chịu kéo khi uốn đều cải thiện hơn so với mẫu đối chứng (tức M0); trong đó, tối ưu nhất là mẫu sử dụng 50% CBA (SSD) (mẫu M50) ở chế độ dưỡng hộ kín bằng túi PE. Tất cả các mẫu có chứa CBA (SSD) đều có tổng co ngót nội sinh thấp hơn so với mẫu đối chứng (M0) đến 57 ngày tuổi. Khi so sánh giữa hai chế độ bảo dưỡng bên ngoài bao gồm (1) dưỡng hộ trong nước và (2) dưỡng hộ kín bằng túi PE tại thời điểm 28 ngày tuổi, cường độ chịu nén của bê tông được dưỡng hộ kín bằng túi PE cao hơn; tuy nhiên, không có sự chênh lệch quá lớn về cường độ chịu kéo khi uốn giữa hai chế độ bảo dưỡng ở 28 ngày tuổi. Tất cả các mẫu có chứa CBA (SSD) đều có khối lượng thể tích thấp hơn so với mẫu đối chứng (M0). Đồng thời, hầu hết các mẫu có chứa CBA (SSD) đều có độ hút nước và thể tích lỗ rỗng hở cao hơn so với mẫu đối chứng (M0), ngoại trừ mẫu M50 có độ hút nước và thể tích lỗ rỗng hở tương đương với mẫu đối chứng (M0). Khả năng clo thâm nhập vào mẫu có chứa hàm lượng CBA (SSD) 50% thấp hơn so với mẫu đối chứng (tức M0), cụ thể: với mẫu M50, chiều sâu thâm nhập clo là (1÷1,5) cm; trong khi đó, mẫu M0 là (2,5÷3) cm

Liên hệ mail 123docntc@gmail.com để hỗ trợ nhận tài liệu đầy đủ!

Ngày đăng: 23/06/2021, 16:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan