1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra tình hình sản xuất và áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất bưởi đại minh theo chuẩn VietGAP ở xã đại minh, huyện yên bình, tỉnh yên bái

82 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

  • KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

    • 2.1.1. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới

    • 2.1.2. Tìm hiểu về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên thế giới

    • 2.4.1. Đặc điểm giống bưởi Đại Minh

    • 2.4.2. Một số yêu cầu ngoại cảnh

    • 2.4.3. Kỹ thuật trồng

    • 3.4.4. Một số biện pháp chăm sóc khác

    • 2.4.5. Một số loại sâu bệnh hại chính

    • 2.4.6. Thu hoạch và bảo quản

    • 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

    • 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

    • 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

    • 3.3.2. Phương pháp tiếp cận

    • 3.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu

    • 3.3.4.1. Công cụ xử lý số liệu và thông tin

    • 3.3.4.2. Phân tích thông tin

    • 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

    • 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

    • 4.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên của xã Đại Minh đến hoạt động sản xuất bưởi

    • 4.2.1. Thực trạng phát triển sản xuất bưởi Đại Minh ở xã Đại Minh

    • e) Tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV trên bưởi ở xã Đại Minh

    • 4.3.1. Tổ chức đào tạo tập huấn sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP

    • 4.3.2. Các quy trình kỹ thuật áp dụng

    • 4.3.3. Nhật ký chăm sóc bưởi

    • 4.3.4. Tổ chức tập huấn chứng nhận GAP đánh giá

    • 4.4.2. Nhãn hiệu logo của sản phẩm

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÀNG THỊ DỞ Tên đề tài: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ÁP DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT SẢN XUẤT BƯỞI ĐẠI MINH THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP Ở XÃ ĐẠI MINH HU

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VÀNG THỊ DỞ

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ÁP DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT SẢN XUẤT BƯỞI ĐẠI MINH THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP Ở XÃ ĐẠI

MINH HUYỆN YÊN BÌNH TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo Ngành

: Chính quy : Khoa học cây trồng

Thái Nguyên, năm 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ÁP DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT SẢN XUẤT BƯỞI ĐẠI MINH THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP Ở XÃ ĐẠI

MINH HUYỆN YÊN BÌNH TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thái Nguyên, năm 2020 VÀNG THỊ DỞ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn tớitoàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm đã truyền đạt cho em những kiếnthức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo T.S Phạm Văn Ngọc đã tận tìnhgiúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốtnghiệp

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Nông học đã truyềnđạt cho em những kiến thức và giúp đỡ em trong suốt 4 năm Đại Học

Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã Đại Minh và tập thểlãnh đạo, cán bộ các phòng ban chuyên môn của UBND xã đã tạo điều kiện thuận lợicho em trong thời gian 5 tháng nghiên cứu đề tài

Cháu xin gửi lời cảm ơn đến gia đình bác Hứa Minh Sơn đã tạo điều cho cháu

ăn ở và động viên cháu để hoàn thành sớm quá trình nghiên cứu đề tài của mình.Cuối cùng cháu xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể bà con, cô bác tại xã Đại Minh

đã giúp đỡ cháu trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp

Trong quá trình thực tập, vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vàokiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên khóa luận không tránh khỏi sai sót.Kính mong nhận được sự góp ý nhận xét của thầy cô để giúp cho kiến thức của emngày càng hoàn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công việc sau này

Em xin chân thành cảm ơn.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020

Sinh viên

Vàng Thị Dở

3

Trang 4

4

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

• ' •

TỪ

ASEANGAP : Bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trong cả quá trình

sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đối với rau quả tươi ở các nước trong khu vực ASEAN

FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

FDA : Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ

GAP/GHP : Chương trình kiểm tra /chứng nhận để xác minh rằng các

trang trại sử dụng thực hành nông nghiệp tốt và/hoặc thực hành xử lý tốt

GLOBALGAP :Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

HACCP : Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Trang 6

PTNT : Phát triển nông thôn

TCCS : Tiêu chuẩn cơ sở

TCTS : Tổng cục thủy sản

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

UTZ : Chương trình chứng nhận toàn cầu đảm bảo sản xuất một

cách có trách nhiệmVIETGAP : Các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho

các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam

6

Trang 7

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bưởi Đại Minh là đặc sản của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, trong nhữngnăm qua giống bưởi Đại Minh được mở rộng diện tích ở 26 xã và thị trấn, tổng diệntích 350 ha, nhưng tập trung chủ yếu ở xã Đại Minh 150 ha Sản lượng bưởi ĐạiMinh mỗi năm trên 9.000 tấn, mang lại thu nhập cho người dân khoảng 90 tỷ đồng.Nhiều hộ trồng bưởi có thu nhập từ 400-800 triệu đồng mỗi năm Bưởi Đại Minh đã

có mặt trong một số siêu thị ở Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc, nhiều năm không

đủ quả bán vì nhu cầu cung cấp cho các hội nghị lớn trong nước và quốc tế Tuynhiên hiện nay bưởi Đại Minh chưa có cơ sở và nhà vườn nào được cấp chứng nhậnVietGAP, do vậy giá trị quả bưởi còn thấp

UBND tỉnh Yên Bái đã thông qua đề án “Phát triển cây ăn quả tỉnh Yên Báigiai đoạn 2016-2020” theo đó diện tích quy hoạch, trồng mới bưởi, quýt Văn Chấn1.100 ha, Lục Yên là 400 ha, Trấn Yên 150 ha, Yên Bình 200 ha phấn đấu trồngmới 2.300 ha cam, quýt, bưởi; giữ vững vùng cây có múi hơn 4.000 ha; phấn đấuđưa diện tích cây ăn quả của tỉnh lên 9.000 ha Diện tích và sản lượng bưởi thì ngàycàng tăng lên Tuy nhiên, diện tích cây ăn quả thường dựa vào quỹ đất của kinh tế

hộ, trồng theo kinh nghiệm hoặc nhu cầu tự phát của từng chủ hộ, nên mức độ tậptrung, sản lượng chưa cao, chưa xây dựng được cơ sở chế biến trái cây hay bảo quảnđơn giản mà thường bán ngay nên sau thu hoạch giá trị thương phẩm thấp, trong khiđầu ra chỉ trông chờ vào thương lái nên về lâu dài là mối lo lắng của người dân Vìkhi cung vượt cầu thì người trồng bưởi rất dễ bị ép giá, giá cả sản phẩm bưởi đượcquyết định từ phía các thương lái, có một sợi dây vô hình đã liên kết các thương láivới nhau nên họ kiểm soát hoàn toàn giá cả sản phẩm bưởi Nông dân (người sảnxuất) hoàn toàn bị động trong việc quyết định giá cả của sản phẩm mình làm ra Bêncạnh đó, thiếu thông tin thị trường do chưa có một cơ quan chuyên trách nào tại địaphương cập nhật, phổ biến các thông tin thị trường như giá cả, sản lượng xuất, nhậpkhẩu cho người sản xuất Chính vì vậy người sản xuất luôn bị động khi tham gia vào

7

Trang 8

thị trường Bên cạnh đó chưa có kênh phân phối chính thức nên có những thương láihám lợi mua bưởi ở vùng khác trộn lẫn với bưởi Đại Minh để bán, từ đó làm ảnhhưởng đến chất lượng, uy tín thương hiệu bưởi Đại Minh Do đó, một trong số nhữngyếu tố quan trọng trong phát triển vùng bưởi chất lượng ở Yên Bái là đầu ra sảnphẩm và được sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị.

Việc xây dựng vùng sản xuất bưởi chất lượng là điều kiện quan trọng để nângcao giá trị quả bưởi, tạo hướng phát triển bền vững Vì vậy, việc xây dựng thươnghiệu cho cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng cần phải tiến hành song songvới việc sản xuất theo quy trình VietGAP để khai thác lợi thế so sánh về sản xuất cây

ăn quả ở Yên Bái

Những năm gần đây, sản xuất theo chuỗi với hình thức hợp đồng tiêu thụnông sản giữa nông dân, hợp tác xã với doanh nghiệp ngày càng phát triển Phát triểnliên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân thông qua mô hình hợp tác xã để tổ chứcsản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản đang là một yêu cầu của thực tiễn ngành nôngnghiệp, nhằm khắc phục tình trạng “được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa” đã diễn

ra nhiều năm nay Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Điều tra tình hình sản xuất và áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất bưởi Đại Minh theo chuẩn VietGAP

ở xã Đại Minh huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá tình hình sản xuất bưởi Đại Minh để từ đó áp dụng tiến bộ kỹ thuậtsản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Đại Minh huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái

3 Yêu cầu của đề tài

- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở xã Đại Minh ảnh hưởngđến sản xuất và kinh doanh bưởi Đại Minh

- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ bưởi Đại Minh ở xã Đại Minh

- Các bước tiến hành sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Đại Minh.-Kết quả thiết kế tem truy xuất nguồn gốc sản xuất bưởi

4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

4.1 Ý nghĩa khoa học

8

Trang 9

Qua thực hiện đề tài nắm được các kiến thức thực tế thông qua việc nghiêm cáctài liệu có sẵn và kiến thức mô hình, thực hiện đề tài giúp cho em củng cố đượcnhững kiến thức chuyên môn, vận dụng các kiến thức đã học áp dụng vào thực tế sảnxuất Tự thiết lập được kế hoạch qua các hoạt động thực tế Em có cơ hội tiếp cậntham gia các hoạt động sản xuất, tìm hiểu về quy trình sản xuất từ đó rút ra nhiềukinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và em có ý thức tự lập, tự chịu trách nhiệmtrong lĩnh vực sản xuất sau này.

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Từ kết quả của đề tài giúp vận dụng tốt quy trình sản xuất theo chuẩn VietGAP trên các đối tượng cây trồng khác, đưa ra các giải phát thích hợp để áp dụng vào thực tế sản xuất đối với từng địa phương Khuyến cáo với người sản xuất về các tiêu chuẩn chất lượng đối với nông nghiệp và xu hướng phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam

9

Trang 10

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới

2.1.1 Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới

Cây ăn quả có múi là loại cây ăn quả nhiệt đới, được trồng phổ biến ở cácvùng nhiệt đới Bưởi được trồng nhiều tại các vùng lục địa như là: Châu Mỹ, ĐịaTrung Hải và châu Á Trong đó châu Á là vùng trồng bưởi với diện tích lớn nhất hiệnnay, theo số liệu của FAO năm 2018 tổng diện tích trồng bưởi đạt 243.394 ha, năngsuất đạt 28.1888 tấn/ha và sản lượng đạt 6.860.971 tấn, được trồng tập trung ở khuvực Đông Á và Đông Nam Á

Bảng 2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi của thế giới từ năm 2018

2009-Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)

Trang 11

Diện tích bưởi của thế giới năm 2009 đạt 317.350 ha đến năm 2018 đạt

373.375 ha tăng 56.025 ha, trong đó năm 2018 với diện tích lớn nhất so các năm trướcđó

Năng suất năm 2009 đạt 23,71 tấn/ha đến năm 2018 đạt 25,08 tấn/ha tăng 1,37 tấn/ha, trong đó năm 2017 là năm có năng suất lớn nhất đạt 26,95 tấn/ha và năm 2010

là năm có năng suất thấp nhất 23,65 ha/năm

Sản lượng bưởi năm 2009 đạt 7.527.065 tấn và đến năm 2018 đạt 9.374.739 tấn tăng 1.847.674 tấn đạt sản lượng cao nhất

2.1.2 Tìm hiểu về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên thế giới

GAP là viết đầu của 3 từ tiếng Anh (Good Agriculture Practices) dịch sangtiếng Việt là thực hành nông nghiệp tốt Thực hành nông nghiệp tốt (GoodAgricultcure Practices ) là những nguyên tắt được thiết lập nhằm đảm bảo một môitrường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa chất độc sinhhọc (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lựa thuốc BVTV, kim loạinặng, hàng lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đếnkhi sử dụng (Ban biên tập FOSI)[9]

GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng dấtđai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồngruộng và vận chuyển sản phẩm, nhằm mục đích đảm bảo: An toàn cho thực phẩm; Antoàn cho người sản xuất; bảo vệ môi trường; Truy nguyên nguồn gốc sản phẩm (Banbiên tập FOSI) [9]

a) Nguồn gốc ra đời của GAP

Khái niệm GAP được ra đời từ năm 1997, theo sáng kiếm của những người bán

lẻ Châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group) Nhằm để giải quyết mối quan hệbình đảng cũng như trách nhiệm cần thực hiện, giữa người sản xuất sản phẩm nôngnghiệp và khách hàng của họ

Từ ngày 7/9/2007, hệ thống EurepGAP của Châu Âu được nâng lên thànhGLOBALGAP Là tiêu chuẩn quy trình sản xuất cảu tổ chức, doanh nghiệp làm ra sảnphẩm được áp dụng cho rau, cây ăn quả, động vật, gia súc, thủy sản Chứng chỉ đó bao

Trang 12

trùm một chuỗi quy trình sản xuất xuyên suốt từ nguồn giống, gieo hạt giống cho đếnkhi thành phẩm, đua sản phẩm ra khỏi nông trại và được lưu thông trên thị trường.

Các tiêu chuẩn chung của GAP là: An toàn thực phẩm; an toàn cho môi trường;Sức khỏe và an sinh xã hội; Sự an toàn của người lao động; truy nguyên nguồn gốc sản phẩm

b) GAP của khu vực Châu Á- ASEANGAP

ASEANGAP được thành lập bởi Hiệp Hội ASEAN,10 nước thành viên củaASEAN cam kết gia tăng chất lượng của sản phẩm rau và trái cây Từ yêu cầu đố cácnước thành viên đẫ bắt đầu giới thiệu những quy định về đảm bảo chất lượng mà nôngdân phải tuân thủ Hiện nay, một vài nước thành viên nhận ra cần thiết phải có hệthống đảm bảo chất lượng (QA:Quality Assurance) nên đã phát triển chúng như:

- Malaysia giới thiệu hệ thống kiểm soát chất lượng SALM(The FarmerAccreditation Scheme of Malaysia)

- Ở Philippine giải quyết hệ thống đảm bảo chất lượng dựa trên những quy định

về thực phẩm an toàn của Chính phủ

- Ở Singapore thì cách tiếp cận khác ở chỗ họ phát triển hệ thống đảm bảo chấtlượng và an toàn thực phẩm (QA) từ Indonesia - nhà cung cấp chủ yếu sảnphẩm cho họ

Những thống đảm bảo chất lượng này đã bao trùm những khía cạnh mà tiêuchuẩn GAP yêu cầu Từ đó các nước thành viên đã quan tâm đến một hệ thống QA mởrộng cho cho khối ASIAN dựa trên yêu cầu An toàn thực phẩm Những quy định đượcchuẩn đoán ở mức độ chung nhất cho khu vực ASIAN được gọi là ASIANGAP nó làmột tiêu chuẩn hài hòa phù hợp với các nước thành viên đến năm 2020 (TS Cao VănHùng và cộng sự, 2008) [2]

c) GAPFAO

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) sử dụng GAP như một tập hợpcác nguyên tắc áp dụng cho các quá trình sản xuất nông nghiệp và sau sản xuất, nhằmtạo ra thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm an toàn và hợp vệ sinh,đồng thời có tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường GAP có thể áp dụng cho

Trang 13

một số các hệ thống canh tác và ở các quy mô khác nhau Chúng được áp dụng thôngqua các phương pháp nông nghiệp bền vững.

d) Chương trình GAP/GHP của Bộ Nông nghiệp Mỹ

Bộ Nông nghiệp Mỹ hiện đang duy trì một chương trình kiểm tra và chứngnhận để xác minh rằng các trang trại sử dụng thực hành nông nghiệp tốt hoặc thựchành xử lý tốt Đây là một chương trình tình nguyện được triển khai bởi những ngườitrồng và đóng gói nông sản nhằm đáp ứng yêu cầu của những nhà bán lẻ và chế biếnnông sản Chương trình được được triển khai năm 2002 sau khi Bộ Nông nghiệp NewJerey Kiến nghị Bộ Nông nghiệp Mỹ tiến hành một cuộc kiểm tra dựa trên chươngtrình xác minh phù hợp với hướng dẫn để giảm thiểu vi khuẩn nguy hại đối với antoàn thực phẩm, hoa quả và rau tươi, năm 1998 của FDA

e) GAP tại một số nước

ThaiGAP (Q-GAP) là quy trình thực hành nông nghiệp tốt tại Thái Lan, do

Chính phủ ban hành trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế Bên cạnh đó, Chính phủ TháiLan đã xây dựng, giới thiệu chương trình chứng nhận chất lượng và an toàn thựcphẩm “Q”, xây dựng logo “Q” cho tất cả các nông sản (cây trồng, vật nuôi và thủysản)

Cục Nông nghiệp của Thái Lan là đơn vị cấp các loại chứng nhận bao gồmQGAP, Q xưởng đóng gói, Q cửa hàng Có 3 mức chứng nhận gồm: mức dư lượngthuốc bảo vệ thực vật an toàn; mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và không

có dịch hại; và mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, sạch dịch hại và chấtlượng cao hơn

Tám nội dung cần thực hiện để đạt tiêu chuẩn QGAP: nguồn nước, địa điểmnuôi trồng, sử dụng các loại hóa chất nguy hiểm trong nông nghiệp, kho chứa sảnphẩm và vận chuyển trên đồng ruộng, ghi chép số liệu, sản xuất sản phẩm sạch sâubệnh, quản lý chất lượng nông sản, thu hoạch và xử lý thu hoạch

Những cơ sở có sản phẩm đạt được từ điểm 1 đến 5 là mức "mức dư lượngthuốc bảo vệ thực vật an toàn"; từ 1 đến 6 là đạt "mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

an toàn và không có dịch hại"; và đạt 8 nội dung nêu trên là đạt mức "dư lượng thuốc

Trang 14

bảo vệ thực vật an toàn, sạch dịch hại và chất lượng cao hơn".

JGAP (Japan Good Agricultural Practices) là quy trình thực hành sản xuất

nông nghiệp tốt tại Nhật Bản Bộ tiêu chuẩn JGAP được xây dựng vào năm 2007 vớihơn 130 tiêu chí kiểm soát đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng đầu thế giới, đượccông nhận là bộ chuẩn đạt chất lượng tương đương tham chiếu với GlobalGAP

Hệ thống JGAP bao gổm cả việc quản lý/kiểm soát các mối nguy trong sảnxuất bảo đảm an toàn thực phẩm, bền vững về môi trường và bảo vệ người lao động.JGAP giúp người tiêu dùng hưởng các sản phẩm nông nghiệp an toàn đã được bảolãnh bởi các cơ quan thanh tra độc lập; hệ thống JGAP sẽ kiểm soát được các sảnphẩm nhập ngoại không đảm bảo chất lượng; không phát sinh chi phí cho cả ngườibán và mua Sản phẩm đạt JGAP khi xuất khẩu có thể đối chiếu với các hệ tiêu chuẩnkhác trên thế giới để khẳng định sự tương thích của hệ thống này với các hệ GAP củacác nước

VIETGAP: (viết tắt của các từ tiếng anh Vietnamese Good Agricultural Practices) thực hiện nông nghiệp tốt tại Việt Nam, là các quy định về thực hành sản

xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở ViệtNam; bao gồmnhững nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thuhoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảophúc lợi xã hôi, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường vàtruy xuất nguồn gốc sản phẩm (Th.S Đỗ Hồng Khanh và cộng sự, 2013) [13]

Tháng 11/2007, một nhóm cán bộ thuộc Hội làm vườn, Vụ Khoa học, Cụctrồng trọt, cục BVTV tham quan, khảo sát chương trình GAP của Malaysia, tổ chứcQuốc tế Control Union (Hà Lan) đóng tại Malaysia Trên cơ sở đó, đoàn trình BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn những kiến nghị về tổ chức triển khai chươngtrình EurepGAP trên rau quả, chăn nuôi thú y và thủy sản ở Việt nam Ngày 28 tháng

1, năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình thực hànhsản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn Ngày 5/7/2011, Bộ Nông nghiệp

và PTNT đã ban hành Quyết định số 1503/QĐ-TCTS-NTTS về Quy phạm thực hànhnuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (Nguyễn Hiền ,2019) [12]

Trang 15

Như vậy, VietGAP được biên soạn chủ yếu dựa trên luật pháp Việt Nam Bêncạnh đó, nhiều cơ quan, nhiều công ty, HTX tiến hành nghiên cứu xây dựng sản phẩmcủa mình có thương hiệu theo tiêu chuẩn GlobalGap để hòa nhập với thị trường Quốctế.VietGAP dựa trên 4 tiêu chí đánh giá: Kỹ thuật trồng trọt; An toàn thực phẩm; Môitrường làm việc; Truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.

Bốn tiêu chuẩn này là tập hợp dựa trên những nguyên tắc, trình tự, thủ tụchướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng caochất lượng sản phẩm, đảm bảo lợi ích mọi người, sức khỏe người sản xuất và người

tiêu dùng, giữ vệ sinh môi trường và đính chính nguồn gốc sản phẩm Tiêu chuẩn VietGAP chính là áp dụng các biện pháp kỹ thuật để sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm

sạch và an toàn, đặc biệt là các sản phẩm về rau, quả tươi.Tiêu chuẩn VietGAP có thểhiểu đơn giản qua các nội dung chính:

1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

2 Giống và gốc ghép

3 Quản lý đất và gía thể

4 Phân bón và chất phụ gia

5 Nước tưới

6 Hoá chất (gồm phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật)

7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

8 Quản lý và xử lý hoá chất

9 An toàn lao động

10 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

11 Kiểm tra nội bộ

12 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

* Một số kết quả đã đạt được khi tiến hành sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VIETGAP tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Thực hiện Chỉ thị số 4136/CT-BNN-TT ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về phong trào thi đua áp dụng Thực hành nôngnghiệp tốt (VietGAP), trong thời gian qua nhiều địa phương đã tổ chức triển khai

Trang 16

tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ nông dân áp dụng VietGAP hoặc GAP khác, bước đầuhình thành cách thức sản xuất mới hướng tới chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP),truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội chongười lao động; góp phần quảng bá, nâng cao thương hiệu nông sản Việt Nam (Bùi BáBổng, 2012) [1].

Đến năm 2011 tổng diện tích cây trồng sản xuất theo VietGAP hoặc GAP khácđạt trên 75 nghìn ha Cụ thể khoảng 15 nghìn ha rau, quả, chè, lúa sản xuất theoVietGAP hoặc hướng VietGAP; trên 60 nghìn ha cà phê, ca cao được chứng nhận 4C,UTZ Certified; gần 2 nghìn ha chè được chứng nhận Rain Forest và trên 500 ha đượcchứng nhận GlobalGAP, Sản xuất theo GAP đang từng bước gắn với thị trường, cóhiệu quả Cụ thể như trên 5.000 ha/15.000 ha thanh long của Bình Thuận được chứngnhận VietGAP, trong đó hơn 500 ha được doanh nghiệp Mỹ kiểm tra thực địa và hợpđồng thu mua; hơn 3.500 ha vải thiều của Bắc Giang sản xuất an toàn theo hướngVietGAP được thương lái chọn mua với giá cao hơn; đặc biệt hàng chục nghìn ha càphê, ca cao, chè chứng nhận 4C, UTZ Certified, Rain Forest được Công ty thu mua,chế biến bao tiêu với giá cao hơn sản phẩm không được chứng nhận Thực tiễn chothấy, yếu tố hạn chế lớn nhất hiện nay đối với áp dụng GAP là thị trường tiêu thụ Dothị trường xuất khẩu không ổn định, trong khi thị trường trong nước chưa minh bạchgiữa sản phẩm an toàn được chứng nhận và sản phẩm không rõ nguồn gốc, dẫn đếnmột số cơ sở đạt chứng nhận VietGAP hoặc GlobalGAP nhưng bán sản phẩm với giánhư sản phẩm bình thường, nên một số nông dân quay lại với cách sản xuất truyềnthống như một số báo chí đưa tin gần đây (Bùi Bá Bổng, 2012) [1]

2.2 Tổng quan tình hình sản xuất và xuất khẩu bưởi ở Việt Nam

Ở Việt Nam có rất nhiều thứ bưởi với màu tép đa dạng (màu trắng, màu hồng,vàng hoặc đỏ) với vị chua khác nhau (chua ngọt, ngọt, ngọt thanh, dôn dốt) Nhữnggiống bưởi nổi tiếng như: Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Đại Minh (Đại Minh- YênBình-Yên Bái), Phúc Trạch (Hà Tĩnh), Thanh Trà (Huế), Biên Hoà (Nam Bộ), bưởiNăm roi ( Vĩnh Long ), (Trần Như Ý và cộng sự, 2000) [8]

Bưởi là một trong những cây trồng chủ lực của nước ta, hiện nay diện tích bưởi

Trang 17

ở nước ta ngày một tăng hình thành các vùng thâm canh với diện tích lớn Bưởi cótính thích nghi rộng với điều kiện khí hậu tại Việt Nam và bưởi được ở hầu hết cácvùng sản xuất của nước ta Ở nước ta có có ba vùng trồng bưởi chính như: Đồng bằngSông Cửu long, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Trung du và Miền Bắc Bộ.

Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi của Việt Nam từ năm 2018

ha Năng suất bưởi cao đạt trên 100 tạ/ha, năng suất cao nhất là 121,46 tạ /ha vào năm

2017 sau đó giảm còn 76,14 tạ/ha vào năm 2018, năng suất bưởi năm 2018 giảmmạnh có thể do diện tích bưởi non, trồng mới, gặp điều kiện thời tiết bất thuận sâu hạikhiến cho năng suất bưởi giảm mạnh mặc dù năm 2018 là năm có diện tích bưởi lớnnhất

Sản lượng bưởi tăng đều qua các năm, năm 2009 sản lượng bưởi đạt 381.458tấn đến năm 2018 đạt 657.660 tấn và tăng 276.202 tấn

Bưởi cũng như các mặt hàng cây trồng khác, đẩy mạnh việc sản xuất và tiêuthụ là các phương hướng phát triển bền vững hiện nay Theo số liệu FAO (bảng 2.3)

Trang 18

năm 2010 Việt Nam xuất khẩu 2193 tấn bưởi đạt 2066 (1000USD), nhìn chung sảnlượng xuất khẩu bưởi của nước ta những năm gần đây không ổn định, do thị trườngxuất khẩu khắc khe về nguồn gốc sản phẩm, bưởi của Việt Nam không được nhiều thịtrường biết đến Sản xuất bưởi tự phát với quy mô nhỏ, chưa dẩy mạnh sản xuất hànghoá để xuất khẩu Sản lượng xuất khẩu từ năm 2010-2017 tăng 3571 tấn, giá trị xuấtkhẩu tăng 1848 (1000USD), năm 2013 là năm có sản lượng bưởi xuất khẩu thấp nhất

1029 tấn với giá trị 935 (1000USD)

Bảng 2.3 Sản lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu bưởi của nước ta từ năm

so với năm 2016 Xuất khẩu loại trái cây này cũng ghi nhận bước tiến vượt bậc khi cómặt ở hầu hết thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Canada và các nước Trung Đông.Nhiều thị trường tiềm năng khác có thể xuất khẩu bưởi như: Singapore, Nhật Bản,Nga” (Ban thời sự VTV 15/08/2018)[10]

2.3 Tinh hình sản xuất, tiêu thụ và áp dụng VietGAP trên cây ăn quả và cây bưởi tại tỉnh Yên Bái

Theo Nguyễn Thơm (2017) [15] diện tích cây ăn quả có múi phân bố rộngkhắp trên địa bàn tỉnh và hình thành các vùng sản xuất mang tính đặc thù tại VănChấn, Lục Yên và Yên Bình Trồng với diện tích và quy mô lớn theo hướng hàng hoá,thị trường mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây Vùng bưởi các xã vùng ngoài

Trang 19

huyện Văn Chấn, vùng nhãn thuộc cánh đồng Mường Lò, vùng bưởi Hán Đà, ĐạiMinh (huyện Yên Bình), bưởi sành, hồng không hạt huyện Lục Yên là những minhchứng rõ nhất.

Các loại cây ăn quả có múi có chất lượng cao đáp ứng thị hiếu người tiêu dùngtrong và ngoài tỉnh Bên cạnh một số giống cây quả đặc sản như bưởi sành, hồngkhông hạt Lục Yên, bưởi Đại Minh, một số địa phương bước đầu sử dụng giống cây

ăn quả tiến bộ kỹ thuật được tuyển chọn từ các vườn giống cam, quýt, nhãn, thanhlong chất lượng tốt vào trồng, đầu tư thâm canh theo quy trình Hiệu quả kinh tế từtrồng cây ăn quả không ai có thể phủ nhận được Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể,việc phát triển cây ăn quả vẫn còn nhiều bất cập

Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhân dânphát triển cây ăn quả, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung Quá trình này đã thiếtthực chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp mà cây ăn quả có múi được xác định

là nhóm cây trồng chủ lực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, cho thunhập cao, thúc đẩy hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thựchiện xây dựng nông thôn mới

Diện tích và sản lượng cây ăn quả có múi của tỉnh Yên Bái liên tục tăng trong

5 năm gần đây với con số cụ thể: 1.131 ha, hơn 4.202 tấn của năm 2013 thì đến năm

2017 là 2.846 ha, gần 7.000 tấn Diện tích cây ăn quả có múi tập trung chủ yếu ở cáchuyện: Văn Chấn trên 1.300 ha, Yên Bình 653,63 ha, Lục Yên 464,70 ha, Trấn Yên333,94 ha

Các sản phẩm cam Đường canh Văn Chấn, bưởi Đại Minh, cam sành Lục Yên

đã và đang được người tiêu dùng ưa chuộng Thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậucùng với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất bên cạnh hỗ trợ về cơ chế, chínhsách của địa phương đã dần đưa diện tích vùng cây ăn quả có múi rộng mở, tạo nhiềuviệc làm cho lao động, ổn định và nâng cao thu nhập cho dân cư khu vực nông thôn

Việc sản xuất này chủ yếu thực hiện theo quy mô hộ gia đình trên cơ sở quỹđất và năng lực lao động của các hộ Ngoài ra, đã có một số mô hình hộ gia đình,nhóm hộ góp đất, vay vốn sản xuất theo quy mô trang trại, ứng dụng tốt các quy trình

Trang 20

tiến bộ kỹ thuật, tạo ra vùng sản phẩm hàng hóa tập trung Ở những vùng trọng điểmcây ăn quả có múi, không ít gia đình đã thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu vàkhông ít nông hộ đã trở thành tỷ phú ngay trên đồng đất quê hương.

Đến nay, sản phẩm "Cam Văn Chấn”, "Bưởi Đại Minh”, "Cam Lục Yên” đãđược Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệutập thể Sự định danh này rộng mở thêm cánh cửa để các sản phẩm cây ăn quả có múiYên Bái có cơ hội vươn xa hơn nữa, vượt ra ngoài thị trường trong tỉnh để đến vớinhững thị trường rộng lớn hơn nhưng cũng nhiều đòi hỏi hơn, khắt khe hơn

Văn Chấn đang ở vị trí dẫn đầu về diện tích cây ăn quả cũng như cây ăn quả cómúi của tỉnh Yên Bái Sản phẩm chủ yếu của huyện với cam, quýt tại địa bàn trọngđiểm là 8 xã, 1 thị trấn vùng ngoài Năm 2015, UBND huyện xây dựng Đề án pháttriển vùng cam, quýt ở các xã, thị trấn vùng ngoài với mục tiêu trồng mới hơn 1.400

ha cam, quýt các loại, đến năm 2020 sẽ đạt tổng diện tích cam từ 2.500 ha trở lên, diệntích vườn sản xuất hàng hóa theo chuẩn VietGAP có 2.000 ha, giá trị sản xuất đạt 200

- 250 triệu đồng/ha, đảm bảo giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động địa phương

Phát triển bền vững vùng cây ăn quả có múi, địa phương đã trồng đa dạng cácgiống cam để rải đều thời gian thu hoạch của vùng sản xuất, giảm áp lực cung cầutrong một thời gian ngắn như: giống chín sớm CS1, BH; giống chín chính vụ Xã Đoài,cam sành, Đường canh; giống chín muộn V2 Xác định nhãn hiệu tập thể "Cam VănChấn” mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, Văn Chấn đã cùng Lục Yên đi đầuthực hiện mô hình trồng cam an toàn VietGAP với diện tích 6,4 ha tại xã ThượngBằng La trong năm 2015 Ngày 30/8/2017, Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ Cam antoàn Văn Chấn thành lập với 12 thành viên

Đây chính là đơn vị đầu tiên vào giữa tháng 11/2017 đưa sản phẩm "Cam VănChấn” vào hệ thống siêu thị VinMart và VinMart+ tại Hà Nội của Tập đoàn VinGroupsau khi huyện phối hợp với các doanh nghiệp Hiện nay, huyện Văn Chấn và Lục Yênđang triển khai thực hiện Đề tài khoa học cấp tỉnh "Xây dựng mô hình liên kết sảnxuất cam theo chuỗi giá trị và đạt tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Văn Chấn và Lục Yên,tỉnh Yên Bái” từ tháng 7/2017 đến tháng 3/2020 Yên Bái đặt ra mục tiêu đến năm

Trang 21

2020 sẽ hình thành các vùng cây ăn quả có múi trên 4.000 ha, nâng tổng diện tích cây

ăn quả lên trên 9.000 ha, tổng giá trị sản phẩm cây ăn quả các loại phấn đấu đạt trên

Đáng quan tâm khi diện tích, sản lượng cây ăn quả có múi ngày càng tăngnhưng chỉ trông chờ thương lái mua bán buôn chiếm 65% sản lượng như hiện nay thìthị trường tiêu thụ rất khó khăn, chưa kể các tỉnh xung quanh Y ên Bái đều có sảnphẩm tương tự Tại diễn đàn Khuyến nông & Nông nghiệp tổ chức tại Yên Bái tháng10/2017 về Chuyên đề "Giải pháp phát triển cây ăn quả có múi theo hướng an toàn vàbền vững”, Tiến sĩ Trần Văn Khởi - Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốcgia khẳng định: "Yên Bái không phải ngoại lệ với xu thế tất yếu là cần phải xây dựngcác mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị nhằm giảm chi phí sản xuất, tănglợi nhuận cùng với thực hiện sản xuất hàng hóa theo chuẩn VietGAP, đẩy mạnh hoạtđộng quảng bá, xúc tiến thương mại để phát triển bền vững cây ăn quả có múi”(Nguyễn Thơm, 2017) [15]

2.4 Quy trình sản xuất bưởi Đại Minh theo tiểu chuẩn VietGAP

2.4.1 Đặc điểm giống bưởi Đại Minh

Giống có nguồn gốc từ bưởi thôn Khả Lĩnh xã Đại Minh huyện Yên Bình tỉnhYên Bái Giống có quả tròn, vỏ quả nhẵn, khi chín màu vàng cam; khối lượng trungbình từ 0,8 - 1kg; tỷ lệ phần ăn được từ 55 - 60%; số hạt trung bình khoảng 50 - 70hạt; múi và vách múi dễ tách rời nhau Thịt quả màu vàng, ăn giòn, ngọt, độ brix 12-14 % Với vườn cây từ 7 tuổi trở nên, năng suất đạt từ 25 - 28 tấn/ha trong điều kiệnchăm sóc trung bình Thời gian thu hoạch muộn hơn bưởi Diễn, thường đầu tháng 11hàng năm Hiện tại, cây bưởi Đại Minh được trồng ở khá nhiều vùng huyện Yên Bình

Trang 22

tỉnh Yên Bái và huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.

2.4.2 Một số yêu cầu ngoại cảnh

* Yêu cầu về nhiệt độ

Nhiệt độ bình quân năm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây bưởi là

12 - 390C Nhiệt độ thấp nhất gây chết là - 8 đến - 110C, bưởi có thể chống chịu đượckhi nhiệt độ lên đến 480C Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng của bưởi là 23 -

290C Những vùng có nhiệt độ bình quân năm trên 200C và tổng tích ôn từ 2.500 3.5000C đều có thể trồng được bưởi

-* Yêu cầu về nước và chế độ ẩm

Lượng mưa trung bình năm thích hợp cho trồng bưởi là 1.250 - 1.850 mm.Bưởi yêu cầu lượng mưa phân bố đều trong năm hơn lượng mưa lớn nhưng tập trungvào một số ít tháng Bưởi cần nhiều nước ở thời kỳ bật mầm, phân hoá mầm hoa, rahoa và quả phát triển Bưởi không chịu được úng, ẩm độ đất thích hợp là 70 - 80%

* Yêu cầu về đất đai

Vùng trồng bưởi phải đất phải có tầng canh tác dày ít nhất 0,6 - 1m; thành phần

cơ giới nhẹ đến trung bình, đất tơi xốp, thông thoáng và thoát nước tốt Đất phải giầumùn, hàm lượng các chất dinh dưỡng phải đạt mức trung bình trở lên (hàm lượng mùn

từ 2 3%; N tổng số: 0,1 0,15%; P2O5 dễ tiêu từ 5 7mg/100g; K2O dễ tiêu từ 7 10mg/100g; Ca, Mg: 3 - 4mg/100g) PH KCL đất thích hợp nhất cho trồng bưởi là từ5,5 - 6,0 song cũng có thể trồng được bưởi khi pH KCl từ 4,0 - 8,5 nhưng phải có biệnpháp cải tạo đất

-* Yêu cầu về ánh sáng

Cường độ ánh sáng thích hợp cho trồng bưởi là 10.000 - 15.000 Lux (tươngứng với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều) Cần bố trí mật độ trồng dày hợp lý

có được ánh sáng tán xạ, tránh được giám quả

* Yêu cầu về các yếu tố khác

Vùng trồng bưởi thích hợp cần tránh những vùng có độ dốc lớn (trên 150 độ),đất nhiễm phèn, mặn, những vùng có sương muối, gió bão, đất có các chất gây hại

Trang 23

2.4.3 Kỹ thuật trồng

a) Tiêu chuẩn giống trồng

Cây giống phải được nhân từ cây mẹ đầu dòng tuyển chọn và phải đạt tiêuchuẩn ngành 10 TCN - 2001, cụ thể: cây giống sản xuất bằng phương pháp ghép phảiđược tạo hình cơ bản trong vườn ươm, có ít nhất 2 cành cấp 1 và không nhiều quá 3cành Đường kính cành ghép cách điểm ghép đạt từ 0,5 - 0,7 cm; dài từ 50 cm trở lên;

có bộ lá xanh tốt, không sâu, bệnh

b) Chọn đất trồng và chuẩn bị đất trồn

* Chọn đất: có tầng dầy từ 1 m trở lên, kết cấu xốp để giữ mầu, và thoát nướctốt, giàu mùn Độ dốc của đất từ 3 - 200 độ (tốt nhất là 3 - 80 độ)

* Chuẩn bị đất trồng

Bao gồm: phát quang, san mặt bằng; thiết kế vườn trồng; đào hố; bón phân lót

và lấp hố; các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu nước,

- Phát quang và san ủi mặt bằng

Đối với những đồi rừng chuyển sang trồng cây ăn quả nói chung và trồng bưởiđều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặtphẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ dàng Trừ những nơi đất quá dốc (

từ khoảng 100 độ trở lên ) sẽ áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, nghĩa là chỉ phátquang, dãy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề sau đó thiết kế và đào hố trồng cây, còn

ở những nơi đất không quá dốc hoặc bằng, sau khi phát quang, san ủi sơ bộ có thểdùng cày máy hoặc cày trâu cày bừa một lượt để vừa sạch cỏ vừa tạo cho bề mặt vườntơi xốp ngăn được sự bốc hơi nước của vườn sau khi bị phát quang

- Thiết kế vườn trồng

+ Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng mộtcách phù hợp Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 - 50 độ nên bố trí cây theo kiểuhình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu) Đất có độ dốc từ 5 -

100 độ phải trồng cây theo đường đồng mức, khoảng cách của hàng cây là khoảngcách của đường đồng mức Ở độ dốc 8 - 100 độ nên thiết kế đường đồng mức theokiểu bậc thang đơn giản, dưới 80 độ có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên

Trang 24

100 độ phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.

+ Đối với vườn diện tích nhỏ dưới 1 ha không cần phải thiết kế đường giaothông, song với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 - 10 ha cần phải phân thành từng lônhỏ có diện tích từ 0,5 ha đến 1 ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vậnchuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đấtdốc cần phải bố trí đường lên, xuống và đường liên đồi Độ dốc của đường lên đồikhông quá 100 độ

+ Bố trí mật độ, khoảng cách

Mật độ trồng phụ thuộc vào và khả năng đầu tư thâm canh Thông thường đốivới bưởi Đại Minh trồng với khoảng cách 5m x 4m (tương ứng với 500 cây/ ha) Đốivới những vùng đất tốt hoặc có điều kiện đầu tư thâm canh và áp dụng các biện phápđốn tỉa hàng năm có thể bố trí mật độ dày hơn (600 cây/ha)

Ở những vùng đất dốc, hàng cây được bố trí theo đường đồng mức và khoảngcách giữa 2 đường đồng mức là khoảng cách giữa 2 hình chiếu của cây Khoảng cáchcây được xác định như nhau trên cùng một đường đồng mức, đường đồng mức dàihơn thì có số cây nhiều hơn

- Đào hố trồng và bón lót

+ Kích thước hố rộng 0,8 - 1 m sâu 0,8 - 1 m Đất xấu cần đào rộng hơn

+ Bón phân lót cho 1 hố:

Bót lót cho mỗi hố 30 - 50 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 - 7 kg phân vi sinh) +

1 kg supelân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6 - 6,5) Toàn bộlượng phân lót trên được trộn đều với tầng đất mặt và lấp hố Lượng đất lấp hố caohơn bề mặt hố từ 7 - 10 cm, dùng cọc thiết kế vườn đánh dấu tâm hố Hố cần phảichuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng

Trang 25

bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2- 3 cm Không được lấp quá sâu, trồng xong phải tưới ngay

và dùng cỏ mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10- 15 cm để tránh sâu bệnh xâm nhập)

* Chăm sóc sau khi trồng

- Tưới nước

Thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ

và phục hồi Sau đó tuỳ thời tiết nắng mưa để chống hạn hoặc chống úng cho cây.Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước

Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của đất,lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định, phương pháp tưới có thể là tưới bề mặthoặc tưới nhỏ giọt, mỗi lần bón phân cần phải tưới nước để phân có thể hoà tan tạođiều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn

- Cắt tỉa tạo hình

+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hànhngay từ khi trồng Để có được dạng hình hợp lý (hình bán cầu), cần thực hiện theo cácbước sau:

Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 - 50 cm, cần bấm ngọn để tạocành cấp 1 Chỉ để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng Các cànhcấp 1 này thường chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 - 10 cm trên thân chính

và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 450 - 600 để khung tán đều và thoáng

Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 - 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2.Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ vàhướng

Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho nhữngnăm sau Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo cáchướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt

+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả

Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả Cắt tỉa tất cả cáccành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1 (nếu

số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối Đối với cành thu, cắt

Trang 26

bỏ những cành yếu, mọc quá dày.

Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm:Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán,những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình

Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hèmọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình

Trang 27

Trong thời kỳ cho quả, lượng phân bón được thiết lập dựa trên năng suất của

vụ trước Có thể tham khảo bảng hướng dẫn sau:

- Thời vụ bón: Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong năm

+ Lần 1: Bón thúc hoa: (tháng 2): 40% đạm urê + 30% kaliclorua

+ Lần 2: Bón thúc quả: (tháng 4 - 5): 20% đạm urê + 30% kaliclorua

+ Lần 3: Bón sau thu hoạch: (tháng 11 - 12): 100% phân hữu cơ + 100% phânlân + 40% đạm urê, 40% kaliclorua

- Cách bón:

Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặtrãnh rộng 30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm Hoặc cóthể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần cònlại

Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu củatán cách xa gốc 20 - 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân Khi trời khô hạn cầnhoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất vàtưới nước

3.4.4 Một số biện pháp chăm sóc khác

* Biện pháp kích thích ra hoa

Phân hữu Đạm Năm

trồng cơ (kg)

(gam/câ y)

Lượng bón mỗi cây:

Lân supe Kaliclo rua Vôi ( g am) ( g am) (k g )

Năng suất thu hoạch

(g/câ y ) ( g /câ y ) ( g /câ y )

Trang 28

Khoanh vỏ: vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi lá đã thành thục, chọn nhữngcây sinh trưởng khoẻ, lá xanh đen tiến hành khoanh vỏ Khoanh toàn bộ số cành cấp

1 Phương pháp là dùng dao sắc khoanh bỏ hết lớp vỏ đến phần gỗ với chiều rộng vếtkhoanh 0,2 - 0,3 cm theo hình xoắn ốc 1,5 - 2 vòng, tuyệt đối không dùng liềm, cưa

Xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho vết khoanh

* Biện pháp tăng khả năng đậu quả

+ Trước khi nở hoa: dùng các loại phân bón lá: Atonic, Mastrer - Grow, kíchphát tố thiên nông (theo chỉ dẫn trên bao bì) phun 2 lần, lần 1 khi mới xuất hiện nụ,lần 2 cách lần 1 là 15 ngày

+ Sau khi đậu quả: khi quả non có đường kính 1 2 cm, phun Atonic, Mastrer Grow, kích phát tố thiên nông 2 - 3 lần với nồng độ chỉ dẫn, các lần phun cách nhau

-10 - 15 ngày

2.4.5 Một số loại sâu bệnh hại chính

* Sâu hại Bưởi

• Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citriella):

- Đặc điểm gây hại: Phá hoại ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3 - 4 năm đầumới trồng Trên cây tập trung phá hoại thời kỳ lộc non, nhất là lộc xuân Trưởng thành

đẻ trứng vào búp lá non, sâu non nở ra ăn lớp biều bì lá, tạo thành đường ngoằn ngèo,

có phủ sáp trắng, lá xoăn lại, cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim.Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm (mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 10)

- Phòng trừ: Phun thuốc diệt sâu 1 - 2 lần cho mỗi đợt lộc non bằng: Decis2,5EC 0,1 - 0,15%; Trebon 0,1 - 0,15%; Polytrin 50EC 0,1 - 0,2%

• Sâu đục thân (Chelidonium argentatum), đục cành (Nadezhdiella cantori):

- Đặc điểm gây hại: Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cànhchính Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớpphân mùn cưa đùn ra

- Phòng trừ:

+ Bắt diệt trưởng thành (Xén tóc)

+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non+ Sau thu hoạch (tháng 11 - 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng

Trang 29

+ Phun các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND0,2% sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

• Nhện hại:

- Đặc điểm gây hại:

+ Nhện đỏ (Panonychus citri): Phát sinh quanh năm hại lá là chính, chủ yếuvào vụ đông xuân Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ởdưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn trênmặt lá thấy những vùng tròn lá bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện và hơi phồnglên nhăn nheo

+ Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus): Phát sinh chủ yếu ở trong nhữngthời kỳ khô hạn kéo dài và ít ánh sáng (trời âm u hoặc cây bị che bóng bởi các câykhác) Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu vàng sáng ởdưới mặt lá

- Phòng trừ: Để chống nhện (nhện đỏ và nhện trắng) dùng thuốc Comite, Ortus50EC, Pegasus 250 pha nồng độ 0,1 - 0,2% phun ướt cả mặt dưới lá và phun lúc câyđang ra lộc non để phòng Nếu đã bị nhện phá hại phải phun kép 2 - 3 lần, mỗi lầncách nhau 5 - 7 ngày bằng những thuốc trên hoặc phố trộn 2 loại với nhau hoặc vớidầu khoáng trừ sâu

• Rệp hại: Chủ yếu hại trên các lá non, cành non, lá bị xoắn rộp lên, rệp tiếtnước nhờn khiến lá bị muội đen

- Đặc điểm gây hại:

+ Rệp cam: Chủ yếu gây hại trên các cành non, lá non Lá bị xoăn, rộp lên Rệptiết ra chất nhờn (gọi là sương mật) hấp dẫn kiến và nấm muội đen

+ Rệp sáp (Planococcus citri): Trên mình phủ 1 lớp bông hoặc sáp màu trắng,hình gậy, hình vảy ốc, có thể màu hồng hoặc màu xám nâu Những vườn cam hoặccây cam ở gần ruộng mía thường hay bị từ mía lan sang

- Phòng trừ: Dùng Sherpa 25EC hoặc Trebon pha với nồng độ 0,1 - 0,2% phun

1 - 2 lần ở thời kì lá non Khi xuất hiện rệp, muốn trị có hiệu quả cần pha thêm vàothuốc 1 ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuốc dễthấm

Trang 30

* Bệnh hại bưởi

• Bệnh loét (Xanthomonas campestris)

Đặc điểm gây hại: Bệnh gây hại ở thời kì vườn ươm và cây mới trồng 1 - 3năm, ở thời kỳ cây cho thu hoạch bệnh gây hại cả trên lá bánh tẻ, cành, quả non Trên

lá thấy xuất hiện các vết bệnh không định hình, mới mầu xanh vàng, sau chuyển thànhmàu nâu xung quanh có quầng vàng Gặp điều kiện ẩm ướt gây thối rụng lá, gặp điềukiện khô gây khô giòn vết bệnh làm giảm quang hợp Gây hại nặng trong điều kiệnnóng, ẩm (vụ xuân hè)

• Bệnh sẹo (Ensinoe fawcetti Bit et Jenk)

Triệu chứng gây hại: Vết bệnh thường có mầu nâu nhạt nhô lên khỏi bề mặt lá

Có thể lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, gồ ghề.Nếu bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi giống như ghẻ lở, màuvàng hoặc nâu Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết Bệnh đặc biệt gây hại nặngtrong điều kiện nống và ẩm ( vụ xuân hè)

- Phòng trừ:

+ Cắt bỏ lá bệnh, thu gom đem tiêu huỷ

+ Phun thuốc: Boocđo 1 - 2% hoặc thuốc Kasuran 0,2%

- Cách pha thuốc boocđô (pha cho 1bình 10 lít):

+ Dùng 0,1 kg Sunfat đồng + 0,2 kg vôi đã tôi (nồng độ 1/100), nếu nồng độ2% thì lượng sunfat đồng và vôi tăng gấp đôi

+ Lấy 7 lít nước pha với đồng sunfat, 3 lít còn lại pha với vôi, lọc bỏ cặn bã,sau đó lấy dung dịch đồng loãng đổ vào nước vôi đặc vừa đổ vừa quấy cho tan đều sẽđược dung dịch boocđô

• Bệnh chảy gôm (Phytophthora citriphora)

- Đặc điểm gây hại:

Bệnh thường phát sinh ở phần sát gốc cây cách mặt đất khoảng 20 - 30 cm trởxuống cổ rễ và rễ

Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị những vết nứt và chảynhựa (gôm) Bóc lớp vỏ ra, ở phần gỗ bị hại có màu xám và nhìn thấy những mạch sợiđen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ

Trang 31

Bệnh nặng lớp vỏ bị hại thối rữa (giống như bị dội nước sôi) và tuột khỏi thâncây, phần gỗ bên trong có màu đen xám Nếu tất cả xung quanh phần cổ rễ bị hại, cây

có thể bị chết ngay, còn bị một phần thì cây bị vàng úa, sinh trưởng kém, bới sâuxuống đất có thể thấy nhiều rẽ cũng bị thối

- Phòng trừ:

Đẽo sạch lớp vỏ và phần gỗ bị bệnh, dùng Boocđô 2% phun trên cây và quéttrực tiếp vào chỗ bị hại, nếu bệnh đã lan xuống rễ phải đào chặt bỏ những rễ bị bệnhrồi xử lý bằng boocđô

Có thể dùng các loại thuốc khác như Aliette 80NP, Benlat C nồng độ 0,2 0,3% để phun và xử lý vết bệnh

-• Bệnh Greening:

- Đặc điểm gây hại: Cây có múi nói chung và bưởi nói riêng có thể nhiễm bệnhGreening vào bất kỳ giai đoạn nào từ thời kỳ vườn ươm tới khi cây 10 năm tuổi Tuynhiên, bưởi ít nhiễm bệnh Greening hơn các giống cam quýt khác Triệu chứng chothấy: trước khi những lá non trở thành mầu xanh thì trở nên vàng, cứng lại và mấtmầu Mô giữa các gân lá chuyển xanh vàng hoặc hơi vàng và có đường vân Đầu tiêncác đọt và lá non bị bệnh sâu đó có thể biểu hiện trên cả tán Cùng thời gian đó láxanh và lá già chuyển xang mầu vàng từ sống lá và gân lá Các lá bị nhiễm bệnh cóthể bị rụng sớm, trong một vài tháng hoặc và năm tất cả các cành cây bị khô đi và tànlụi

- Phòng trừ:

+ Sử dụng cây giống sạch bệnh

+ Trồng sen ổi để xua đuổi rày chổng cánh

+ Phun thuốc phòng trừ môi giới truyền bệnh (Rầy chổng cánh)

+ Cắt bỏ tất cả các cành bị bệnh đem đốt

+ Bón phân cân đối tăng sức đề kháng và chống chịu của cây

• Các bệnh do virus và viroid: Trên bưởi còn 2 loại bệnh khá nguy hiểm gâyhại: bệnh vàng lá (do virus Tristeza gây hạ) và bệnh Exocortis (do viroids gây hại).Các bệnh này không chữa trị được bằng các loại thuốc hoá học như trên mà phảiphòng trị bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, bắt đầu từ khâu nhân giống sạch bệnh

Trang 32

tới các kỹ thuật canh tác, vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ môi giới truyền bệnh vv

2.4.6 Thu hoạch và bảo quản

- Thời điểm thu hoạch: Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu xanh chuyểnxang màu vàng

- Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh khi thu hái: Thu hoạch quả vào những ngày trờitạnh ráo, thu hoạch vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thu hoạch vào giữa trưahoặc trời quá nóng

- Kỹ thuật thu hái: Cần phải có thang chuyên sử dụng cho thu hoạch quả và sửdụng kéo để cắt chùm quả sau đó lau sạch, phân loại, cho vào thùng hoặc sọt tre có lótgiấy hoặc xốp, để nơi thoáng mát và đem đi tiêu thụ

Trang 33

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Giống bưởi Đại Minh và các hộ trồng bưởi Đại Minh theo tiêu chuẩn VietGAP

ở xã Đại Minh huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng sản xuất bưởi, các yếu tố ảnh hưởng đếnsản xuất bưởi an toàn theo VietGAP từ đó đưa ra mô hình phát triển sản xuấtbưởi an toàn theo VietGAP

- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Đại Minh huyệnYên Bình tỉnh Yên Bái

- Thời gian nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu từ 07/2019 - 12/ 2019

3.2.Nội dung nghiên cứu

- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở xã Đại Minh ảnh hưởng đến sảnxuất và kinh doanh bưởi Đại Minh

- Đánh giá thực trạng sản xuất bưởi ở xã Đại Minh

- Các bước tiến hành sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Đại Minh

- Thiết kế tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm bưởi

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.3 Ì.Ì Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp

* Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA):

Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội ở

xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

- Hiện trạng trồng trọt và tình hình quản lý trồng bưởi của xã, nguồn cung cấp sốliệu có sẵn lưu trữ tại các bộ phận chức năng của chính quyền: UBND xã, HTXsản xuất bưởi, thư viện, sách báo, internet

Trang 34

Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các phương pháp điều tra: điều tra trựctiếp hoặc gián tiếp các hộ trồng bưởi, cán bộ chuyên ngành tại xã, đại diện các tổ sảnxuất bưởi VietGap trong mẫu đã chọn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, thông qua cácbước:

- Đánh giá có sự tham gia (Pariciptory Rapid Appraisals - PRA) triển khai với hộtrồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, hộ trồng tự do và một số hộ tiêu thụ bưởitrong tổng số hộ điều tra, thông qua thảo luận Lấy ý kiến của các hộ, nhấnmạnh ý kiến về sản phẩm bưởi đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và quytrình sản xuất VietGAP

- Phỏng vấn (bằng phiếu điều tra hoặc thảo luận nhóm):

+ Các phiếu câu hỏi dùng để điều tra các hộ trong lĩnh vực trồng trọt Các hộnông được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên trong danh sách các hộ sản xuấtbưởi Đại Minh theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Đại Minh

+ Nội dung điều tra: Diện tích, năng suất, các quy trình sản xuất đang áp dụng,tập huấn khuyến nông, quy trình bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, các quan điểm,nguyện vọng của người dân, cán, đại diện các tổ nhóm

• Quan sát trực tiếp mô hình sản xuất bưởi Đại Minh theo tiêu chuẩn VietGAP và

mô trường xung quanh nhằm quan sát, chụp hình, nắm bắt và thu thập thông tin

về sản xuất bưởi và hình thức áp dụng tiến bộ kỹ thuật tại địa bàn nghiên cứu

3.3.I.2 Phương pháp chọn hộ điều tra kết hợp chọn hộ đối chứng

Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 6 thôn LàngCần, Cầu Mơ, Khả Lĩnh, Minh Thân, Đại Thân, Phai Tung chọn ngẫu nhiên mỗi thôn 6

hộ trồng bưởi theo các tiêu chuẩn VietGAP hiện tại đang áp dụng và 6 hộ trồng bưởithường theo tập quán, thói quen, chi tiết mẫu nghiên cứu tại bảng:

Bảng 3.1 Mẫu nghiên cứu

Chỉ tiêu Làng

Cần

Minh Thân

Phai Tung

Cầu Mơ

Khả Lĩnh

Đại Thân

Trang 35

3.3.1.3 Các bước tiến hành sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP

Phương pháp thu thập số liệu: tham gia trực tiếp các buổi tập huấn kỹ thuật làm

mô hình cùng với cán bộ kỹ thuật, tham gia các buổi chuyển giao kỹ thuật làm môhình, tham gia tập huấn cùng với cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân ghi chépnhật ký sản xuất, tham gia hướng dẫn nông dân đánh giá nội bộ và cùng thực hiện cáccông việc đánh giá đánh giá nội bộ với người Từ các buổi tập huấn cùng với cán bộkhuyến nông thu thập tài liệu, nghi chép, chụp hình, lựa chọn các thông tin phù hợp vớinội dung nghiên cứu của đề tài

Các nội dung phân tích về chất lượng quả bưởi và chất lượng môi trường(đất,nước) cùng với cán bộ kỹ thuật tiến hành lấy mẫu, phân loại mẫu, lựa chọn mẫu, từ kếtquả phân tích mẫu của cán bộ kỹ thuật đưa ra kết quả và lựa chọn các thông tin phùhợp với nghiên cứu của đề tài

3.3.1.4 Phương pháp thiết kế tem truy xuất nguồn gốc

Thu thập thông tin từ hợp tác xã quản lý và thiết kế tem truy suất nguồn gốc,dựa vào các tài liệu sẵn có, các quy trình được hợp tác xã triển khai tiến hành thu thậpthông tin và phân tích thông liên quan đến đề tài tại địa bàn

3.3.2. Phương pháp tiếp cận

*Tiếp cận hệ thống: Cách tiếp cận này cho phép đề tài đánh giá được tổng quátnhất thực trạng phát triển sản xuất bưởi theo các tiêu chuẩn an toàn, tiếp cận từ yêu cầucủa cơ quan quản lý, tiếp cận nguyện vọng của người trồng bưởi, yêu cầu về tiêu chuẩn

an toàn của thị trường tiêu thụ từ đó có thể đưa ra hệ thống giải pháp đúng, đủ, phù hợpvới thực tiễn phát triển sản xuất bưởi VietGAP và có thể áp dụng được vào thực tiễnphát triển sản xuất bưởi an toàn bền vững

* Tiếp cận có sự tham gia: Tiếp cận có sự tham gia giúp cho đề tài tìm hiểu, đánhgiá thực trạng sản xuất, nhu cầu nguyện vọng của các bên liên quan Sự đánh giá

Trang 36

chéo giữa các cán bộ, người trồng bưởi, người tiêu dùng và các nhà nghiên cứu

về thực trạng phát triển sản xuất cũng như dự báo tương lai giúp nghiên cứu có

sự đánh giá đúng dắn nhất vấn đề phát triển sản xuất bưởi an toàn theo VietGAP.Bên cạnh đó sự đánh giá của người trồng, chăm sóc, thu hoạch, đến người tiêudùng về thực trạng, và kỳ vọng giúp đề tài đánh giá được đúng thực trạng phát triển sảnxuất bưởi an toàn và có giải pháp tốt hơn

3.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu

3.3.3.1 Các chỉ tiêu đánh năng suất, sản lượng và chi phí trung gian sản xuất bưởi

* Chỉ tiêu về năng suất bưởi

Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi nó đánh giá được thực trạng sản xuấtbưởi an toàn theo VietGAP của địa phương hay cơ sở sản xuất kinh doanh Như vậy,tìm hiểu được năng suất thực tế của cây bưởi, bưởi an toàn theo VietGAP, thông qua đó

có biện pháp đầu tư thích hợp tăng năng suất bưởi

Năng suất bưởi (N) là khối lượng quả bưởi thu được trên 1 ha, trong một chu kỳsản xuất nhất định

Công thức : N = y

Trong đó: N: là năng suất bưởi

Q: là sản lượng bưởiS: là diện tích bưởi

* Chỉ tiêu về sản lượng bưởi

Sản lượng luôn là chỉ tiêu để xem xét, nó có vai trò khá quan trọng trong việcphản ánh về mặt lượng của quá trình phát triển sản xuất bưởi

Sản lượng cây trồng (Q) là toàn bộ khối lượng sản phẩm thu được của từng loạicây trồng trên toàn bộ quy mô diện tích nghiên cứu nào đó trong một chu kì sản xuấtnào đó

Công thức: Q = N.S

Trong đó: Q: là sản lượng cây trồng

N: năng suất cá biệt

* Chi phí trung gian

Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ sản xuất Trong quá trình

Trang 37

sản xuất bưởi, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí như: phân bón, thuốc trừsâu, công lao động, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu.

3.3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá khác về sản phẩm và chất lượng

* Giá cả và giá thành sản phẩm quả bưởi

- Giá thành sản xuất bưởi: gồm giá các nguyên vật liệu như phân bón, thuốc trừsâu, công lao động để sản xuất bưởi

- Giá thị trường: giá bán lẻ tại vườn, giá bán buôn của chủ hộ sản xuất khi thuhoạch bưởi

* Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng bưởi phụ thuật vào hai yếu tố

- Hình thức quả: quả không dị dạng, vỏ chín điều đúng màu đặc chưng của giốngbưởi

- Chất lượng: hàm lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng có trongquả ở mức cho phép

3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thông tin

3.3.4.1 Công cụ xử lý số liệu và thông tin

Số liệu thu thập được sẽ được xử lý trên Excel

3.3.4.2 Phân tích thông tin

Sử dụng các công cụ như: Thảo luận chung để phân tích thực trạng phát triểnsản xuất bưởi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đại Minh

Phương pháp thống kê miêu tả, thống kê kinh tế được dùng để phân tích số liệu

về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, diện tích đất đai, khí hậu, tình hình sản xuấtkinh doanh, diện tích bưởi, năng suất, sản lượng, các tiêu chuẩn an toàn, cũng như tỷ lệcác hộ sẽ sản xuất bưởi an toàn tuân thủ VietGAP

Phương pháp so sánh được sử dụng phân tích sự khác biệt giữa các hộ trồngbưởi theo VietGAP và các hộ trồng truyền thống, giữa các vùng, giữa các hộ về diệntích năng suất sản lượng cũng như các yếu tố an toàn của bưởi theo tiêu chuẩnVietGAP

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả điều tra điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Đại Minh

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Trang 38

Đại Minh là một xã vùng thấp, nằm ở phía Đông nam huyện Yên Bình, có quốc

lộ 37 chạy qua, có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.231,35 ha, trong đó đất trồng lúa là:130,06 ha, đất trồng cây lâu năm 323,62 ha, đất trồng cây lâm nghiệp 641,02 ha, cònlại là đất sử dụng khác

- Vị trí địa lý:

- Phía đông giáp sông chảy (giáp tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ)

- Phía tây giáp Hồ Thác Bà ( xã Thinh Hưng và Xã Bằng Luân)

- Phia nam giáp xã Bằng Luân - huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ

- Phía bắc giáp xã Hán Đà - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái

Dân số hiện có 980 hộ với 3.558 nhân khẩu, trong đó 98% là dân tộc kinh Xã

có 6 thôn, Đảng bộ xã có 9 chi bộ trong đó có 6 chi bộ thôn, 02 chi bộ trường học,01chi bộ trạm y tế Trên địa bàn xã 01 họ giáo Đồng Danh với số dân theo công giáo là 91

hộ (413 khẩu) Xã có Đình làng Khả Lĩnh, Chùa Nổi Đồng Nếp, Đền Cửa Ngòi đãđược cấp Bằng di tích lịch sử cấp Tỉnh

Đại Minh là một xã miền núi nằm về phía đông nam của huyện Yên bình, trungtâm xã Đại Minh cách trung tâm huyện Yên Bình 18 km theo Quốc lộ 37 và Quốc lộ70

Với vị trí địa lý và giao thông như vậy xã Đại Minh có điều kiện thuận lợi đểgiao lưu với các xã lân cận và có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trênđịa bàn theo hướng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp kết hợp dịch vụ, thương mại,thuận lợi cho việc buôn bán bưởi và ngành trồng bưởi phát triển

- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C; nhiệt độ tối

Trang 39

thiểu trung bình là 200C Số giờ nắng trong năm từ 1.400 đến 1.700 giờ.

- Chế độ mưa, độ ẩm: Lượng mưa trung bình trong năm 1.800 mm/năm Độ ẩmtrung bình theo tháng biến thiên từ 78% đến 86% Sương mù bình quân từ 20 đến 30ngày trong 1 năm, sươmg muối xuất hiện ít

4.1.1.4 Thủy văn

Sông Chảy chảy từ địa phận xã Hán Đà theo hướng Bắc Nam với chiều dài chảyqua địa phận xã Đại Minh là 3 km Ngoài ra còn có các suối nước nhỏ như suối Mơchảy từ xã Bằng Luân Huyên Đoan Hùng

Một số hồ với dung lượng chứa nước nhỏ, cung cấp nước tưới chừng 10 đến 30

ha mỗi đập

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất:

Tổng diện tích trong địa giới hành chính là 1.231,35 ha

- Đất nông nghiệp có: 1.141,54 ha

- Đất phi nông nghiệp có: 85,75 ha

* Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt: có hệ thống sông Chảy chẩy qua với chiều dài 3 km và suối

Mơ chảy từ xã Bằng luân về

+ Nguồn nước ngầm: Độ sâu từ 7-10m là nguồn nước ngầm rất quý hiếm đãđược nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để phục vụ ăn uống,

Trang 40

sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.

* Tài nguyên rừng: Diện tích rừng của xã Đại Minh hiện nay là: 641,10 ha,

trong đó 100% rừng sản xuất

* Tài nguyên nhân văn:

Dân số xã Đại Minh là 3.558 nhân khẩu, 980 hộ được phân thành 6 thôn Theo

số liệu thống kê của UBND xã, trên địa bàn xã Đại Minh có 5 dân tộc anh em sinhsống: Kinh, Tày, Dao, Mường, Sán Dìu trong đó dân tộc Kinh chiếm 98%; dân tộc Tàychiếm 0,80%; Dân tộc Dao chiếm 0,48%, Mường 0,39%; dân tộc Sán Dìu chiếm0,33%

Về lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động (Tính đến 31/12/2016) là1.440 người Tỷ lệ lao động trên địa bàn là 40,5% Chủ yếu lao động tập trung tronglĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thương mại dịch vụ

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của xã Đại Minh về sản xuất bưởi:

- Với vị trí địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng phát triển đây là điều kiện thuân lợi

để xã Đại Minh giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh thành, thuận lợi cho việc buônbán bưởi và các mặt hàng nông sản khác

- Khí hậu, thủy văn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh tế của ngườidân Đặc biệt khí hậu, thuỷ văn, điều kiện đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi để pháttriển vùng trồng bưởi và từ đó tạo nên vùng bưởi đặc sản Đại Minh mà vùng kháckhông có

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011- 2015 đạt 17,39 %, trong đó:

+ Khu vực kinh tế nông nghiệp đạt 51,8%;

+ Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng đạt 17,6%;

+ Khu vực kinh tế dịch vụ đạt 30,6%

GDP bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2017 - 2020 ước tính hàng năm đạt trên 10%,trong đó cơ cấu kinh tế đến năm 2020:

Ngày đăng: 23/06/2021, 14:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w