1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu thập chứng cứ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

87 20 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Định hướng nghiên cứu Mã số 60380104 Người hướng dẫn khoa học: TS Võ Thị Kim Oanh Học viên: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: Cao học Luật Hình Sự, Khóa 26 TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Thu thập chứng cứ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” là công trình do chính tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng dưới sự hướng dẫn của TS Võ Thị Kim Oanh Mọi kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khác được sử dụng trong luận văn này đều được giữ nguyên ý tưởng và trích dẫn đầy đủ nguồn theo đúng quy định Nội dung của luận văn không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu nào Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của đề tài Tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS 2003 : Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 BLTTHS 2015 : Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 CQ THTT : cơ quan tiến hành tố tụng CQĐT : Cơ quan điều tra ĐTV : Điều tra viên KSV : Kiểm sát viên TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao THTT : tiến hành tố tụng TTHS : Tố tụng hình sự VAHS : Vụ án hình sự VKS : Viện kiểm sát VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA 7 1.1 Khái niệm chung về thu thập chứng cứ của người bào chữa 7 1.1.1 Khái niệm thu thập chứng cứ của người bào chữa 7 1.1.2 Đặc điểm thu thập chứng cứ của người bào chữa 10 1.1.3 Ý nghĩa của việc thu thập chứng cứ của người bào chữa 11 1.2 Cơ sở của việc quy định về thu thập chứng cứ của người bào chữa 14 1.3 Lịch sử hình thành và phát triển quy định về thu thập chứng cứ của người bào chữa 16 1.3.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 có hiệu lực thi hành 16 1.3.2 Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2015 17 1.4 Quy định của một số nước về thu thập chứng cứ của người bào chữa 19 1.4.1 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 19 1.4.2 Cộng hòa liên bang Đức 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 26 2.1 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thu thập chứng cứ của người bào chữa 26 2.2 Thực tiễn thu thập chứng cứ của người bào chữa 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 55 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA 56 3.1 Nhu cầu nâng cao hiệu quả thu thập chứng cứ của người bào chữa 56 3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu thập chứng cứ của người bào chữa 59 3.2.1 Giải pháp về pháp luật 59 3.2.2 Các giải pháp khác 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 73 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Chứng cứ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan trong các vụ án hình sự Nhưng trên thực tế các tài liệu được coi là chứng cứ trong việc giải quyết vụ án hình sự đều do các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trực tiếp thu thập và đánh giá, còn các tài liệu do người bào chữa cho bị can, bị cáo cung cấp thì rất ít khi được sử dụng làm chứng cứ trong việc giải quyết vụ án Điều này dẫn đến một thực trạng rất nhiều trường hợp người bào chữa không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình vì lý do những chứng cứ mà người bào chữa cung cấp không được các CQTHTT, người THTT xem xét, thẩm định để làm căn cứ tài liệu trong hồ sơ vụ án Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cần phải có cơ chế đảm bảo cho việc thu thập chứng cứ của người bào chữa trong vụ án hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu của tinh thần cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay là nâng cao hiệu quả của hoạt động tranh tụng Điều này được thể hiện rõ tại Nghi quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lực cải cách tư pháp đến năm 2020 “Khi xét xử Toà án phải đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ khách quan Việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, những người có quyền và lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định” “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” 1 Như vậy, nếu chúng ta tạo được sự bình đẳng hơn nữa giữa bên tiến hành tố tụng và bên tham gia tố tụng trong việc thực hiện quyền đưa ra chứng cứ để tạo thành đối trọng thì việc giải quyết vụ án có thể nhanh chóng và kịp thời hơn, hạn chế oan sai trong tố tụng hình sự và vai trò của người bào chữa trong tố tụng mới 1Tiểu mục 2.2,mục 2, phần II Nghị quyết 49 – NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 2 được coi trọng Nắm được điều này và vận dụng tinh thần của cải cách tư pháp trong việc sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2015 chúng ta đã có quy định về việc người bào chữa được quyền thu thập chứng cứ cũng như quy định các biện pháp mà người bào chữa được tiến hành để thu thập chứng cứ Việc sửa đổi này đã thể hiện một bước tiến vượt bậc trong việc hiện thực hóa tinh thần của nghị quyết về cải cách tư pháp vào từng quy định cụ thể, từng bước thực hiện mục tiêu xây dựng nền tư pháp ngày càng dân chủ và tiến bộ Tuy nhiên, quy định này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: chưa có quy định rõ về trình tự thủ tục tiến hành thu thập chứng cứ của người bào chữa, chưa có biểu mẫu riêng dành cho việc thu thập chứng cứ của người bào chữa; Chưa quy định về trách nhiệm của các CQTHTT, người THTT khi người bào chữa có yêu cầu thu thập chứng cứ cũng như trách nhiệm của những cá nhân, cơ quan, tổ chức khi không cung cấp các tài liệu mà người bào chữa yêu cầu,…Khiến cho người bào chữa gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện việc thu thập chứng cứ trên thực tế Vì vậy, nghiên cứu về thu thập chứng cứ của người bào chữa là một yêu cầu bức thiết được đặt ra hiện nay để trả lời cho câu hỏi làm sao khiến cho việc thu thập chứng cứ của người bào chữa được thực hiện một cách có hiệu quả trên thực tế nhằm đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp là nâng cao tính tranh tụng trong hoạt động xét xử VAHS Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thu thập chứng cứ của người bào chữa theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ luật học của mình 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Để giải quyết vụ án hình sự một cách nhanh chóng, công bằng, đúng người đúng tội đòi hỏi chúng ta cần phải thu thập đầy đủ các chứng cứ cũng như đánh giá và sử dụng các chứng cứ đó một cách đầy đủ, công tâm và đúng pháp luật Với lý do đó, việc nghiên cứu về thu thập chứng cứ của người bào chữa cũng nhận được sự quan tâm nhất định của một số tác giả Các nghiên cứu này có thể chia làm ba loại: - Các sách giáo trình, sách bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự được sử dụng trong việc đào tạo của các trường luật, các viện nghiên cứu Những tài liệu này chủ yếu giải thích các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khái niệm chứng cứ, các thuộc tính của chứng cứ, các nguồn của chứng cứ và đưa ra những phân tích sơ bộ về quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ Phần lớn là những kiến thức cơ bản được trích dẫn từ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; 3 - Các sách chuyên khảo, tham khảo Các sách viết chuyên về thu thập chứng cứ của người bào chữa gần như không có, chỉ có những cuốn sách viết chung về chứng cứ hoặc chế định bào chữa nói chung như: + Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Th.s Nguyễn Văn Cừ, NXB tư pháp, 2005; + Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự, TS Đỗ Văn Đương, NXB tư pháp, 2006 +Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, TS Trần Quang Tiệp, NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 2009; +Những điểm mới về chế định bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, TS Luật sư Phan Trung Hoài, NXB Chính trị quốc gia – sự thật, 2016 Những sách chuyên khảo này chủ yếu giải thích chứng cứ, nguồn chứng cứ và quá trình chứng minh vụ án hình sự, các quy định chung về người bào chữa Nội dung nghiên cứu chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa cũng như trình tự thủ tục và các biện pháp người bào chữa được thực hiện để thu thập chứng cứ Chủ yếu viết theo hướng bao quát tất cả các vấn đề liên quan đến chứng cứ và người bào chữa - Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo: + Bài viết: Khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự: Nhìn từ góc độ lịch sử và luật so sánh, Nguyễn Văn Du, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11, 2005 Bài viết này khái quát chứng cứ trong lịch sử tư pháp hình sự và khía cạnh pháp lý của chứng cứ ở dưới góc độ so sánh luật giữa hệ thống pháp luật khác nhau Có giá trị tham khảo để tiếp cận đúng xu hướng phát triển hệ thống pháp luật chứng cứ, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới + Bài viết: Một số ý kiến về chứng cứ trong vụ án hình sự, Nguyễn Văn Bốn, Tạp chí Kiểm sát, số 17, 2004; Một số vấn đề lý luận về phương pháp thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự, TS Trần Quang Tiệp, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5, 2007; Về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự, TS Trần Quang Tiệp, Tạp chí Kiểm sát, số 18&20, 2008; Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong tố tụng hình sự, PGS.TS Hoàng 4 Thị Minh Sơn, Tạp chí Luật học, số 7, 2008; Các bài viết chủ yếu đi vào phân tích quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nói chung không đi vào nghiên cứu cụ thể vấn đề thu thập chứng cứ của chủ thể là người bào chữa cũng như chưa đánh giá được những điểm còn hạn chế trong việc quy định về thu thập chứng cứ của chủ thể này Hiện nay, chưa có một luận văn thạc sỹ nào nghiên cứu chuyên sâu về việc “thu thập chứng cứ của người bào chữa” theo BLTTHS năm 2015, luận văn này sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn đề về “thu thập chứng cứ của người bào chữa” dựa trên việc phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận, cũng như thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật liên quan Đồng thời, cũng đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc áp dụng các quy định pháp luật về thu thập chứng cứ của người bào chữa góp phần quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng thể hiện được bản chất nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng 3 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về thu thập chứng cứ của người bào chữa và đi đến đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc thu thập chứng cứ của người bào chữa trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, luận văn qua đó góp phần hoàn thiện nhận thức của các CQTHTT, người THTT về vai trò của người bào chữa trong VAHS, trong đó có vai trò thu thập chứng cứ, để từ đó vận dụng và áp dụng các quy định của pháp luật một cách đúng đắn nhất, không gây khó khăn cho người bào chữa khi thu thập chứng cứ Bên cạnh đó, cũng giúp cho người bào chữa nhận thức một cách đầy đủ về các quyền, các biện pháp mà mình được áp dụng khi thu thập chứng cứ cũng như những điểm còn yếu kém, thiếu sót để từ đó khắc phục nó một cách tốt nhất, góp phần nâng cao hiệu quả của việc thu thập chứng cứ trên thực tiễn Đồng thời, luận văn này sẽ giúp cho người đọc nhận thức đầy đủ về các vấn đề liên quan đến thu thập chứng cứ của người bào chữa Luận văn có thể là tài liệu nghiên cứu và ứng dụng cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố, người bào chữa trong việc giải quyết vụ án hình sự, góp phần đảm bảo tính khách quan, công bằng trong việc điều tra, truy tố và xét xử Đồng thời, cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên luật cũng như những người nghiên cứu pháp luật và 67 cung cấp Có thể sẽ bị áp dụng các chế tài như cảnh cáo, phạt tiền, cưỡng chế thi hành, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, mức xử phạt tùy vào mức độ vi phạm sẽ có các chế tài tương ứng 3.2.2 Các giải pháp khác Để các quy định về thu thập chứng cứ của người bào chữa được áp dụng một cách có hiệu quả trên thực tiễn thì ngoài việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, chúng ta cũng cần phải kết hợp với việc hoàn thiện các yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến việc áp dụng các quy định về thu thập chứng cứ của người bào chữa Cụ thể ở đây là những người tiến hành tố tụng, người bào chữa cũng như các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác Thứ nhất, Nâng cao năng lực và nhận thức của CQTHTT, người THTT về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa cũng như vai trò của người bào chữa trong VAHS Muốn nâng cao được hiệu quả thu thập chứng cứ của người bào chữa thì trước hết cần phải thay đổi những nhận thức chưa đúng đắn của người THTT về vai trò, vị trí của người bào chữa Phải nhìn nhận sự tham gia của người bào chữa là yếu tố khách quan để vụ án được giải quyết một cách đúng đắn Sự có mặt của người bào chữa không gây khó khăn cho các CQTHTT, họ chỉ bác bỏ việc buộc tội thiếu căn cứ chứ không phải “đối thủ” của các CQTHTT Vì vậy, người THTT cần tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện tốt chức năng bào chữa của mình trong đó có quyền thu thập chứng cứ Quy định về thu thập chứng cứ của người hiện nay đã dần được hoàn, thể hiện rõ việc các nhà làm luật đã đánh giá cao vai trò của người bào chữa trong VAHS nhưng nếu chính những người áp dụng pháp luật là các CQTHTT, người THTT không thay đổi tư duy của mình thì luật quy định có đầy đủ đến bao nhiêu cũng không thể phát huy một cách có hiệu quả trên thực tế Do đó, để đảm bảo cho các quy định về thu thập chứng cứ của người bào chữa được hiệu quả vấn đề đầu tiên cần giải quyết ở đây chính là vấn đề con người Muốn hoàn thiện về mặt con người thì cần phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cho những người THTT Nội dung đào tạo, bồi dưỡng là những kiến thức mới về pháp luật, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế Tổ chức các đợt kiểm tra kiến thức chuyên môn, đánh giá trình đồ, từ đó có chế độ tuyên dương, khen thưởng xứng đáng Phát động các phong trào thi đua có ý nghĩa trau dồi về đạo đức, tác phong sống, làm việc nghiêm túc, lành mạnh, coi đâu là cơ sở để xuất bổ nhiệm, miễn 68 nhiệm Khi có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tiễn phong phú thì những người THTT sẽ có thể thay đổi được những nhận thức chưa đúng đắn về vai trò, vị trí của người bào chữa, từ đó có những đánh giá và cái nhìn khách quan hơn về việc tham gia vụ án của người bào chữa, không còn gây khó khăn cho người bào chữa trong việc đăng ký bào chữa, gặp, hỏi người bị buộc tội, tiếp cận hồ sơ vụ án hay hỏi tại phiên tòa nữa Nếu những người THTT tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bào chữa thu thập chứng cứ thì tác giả tin chắc rằng việc tranh tụng tại phiên tòa sẽ được thực hiện một cách hiệu quả và thực chất nhất Thứ hai, tuyên truyền và nâng cao ý thức pháp luật đối với người dân, cơ quan, tổ chức, đoàn thể Tuyên truyền pháp luật là một phương pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về kiến thức pháp luật Điều này một mặt giúp cho họ tự ý thức và tuân thủ pháp luật, tự mình bảo vệ những lợi ích chính đáng của bản thân và lợi ích chung của xã hội, mặt khác giúp các CQTHTT nhanh chóng phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với hành vi phạm tội Do đó, cần thiết phải thay đổi nhận thực của người dân nói chung và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể để họ biết rằng sự tham gia của người bào chữa trong vụ án hình sự là cần thiết và biết rõ được vai trò cũng như quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa để khi người bào chữa có đề nghị thì họ sẽ phối hợp cung cấp một cách nhanh chóng và chính xác nhất Khi họ nhận thức đúng đắn thì sẽ không có chuyện gây khó dễ hoặc từ chối cung cấp khi người bào chữa đề nghị Việc tuyên truyền pháp luật phải được thực hiện một cách nghiêm túc, không qua loa, đại khái, không mang tính hình thức Nhà nước cần có những đầu tư thích đáng cho việc này, có thể tố chức những buổi tuyên truyền, những cuộc thi tìm hiểu về pháp luật những buổi nói chuyện để người dân hiểu biết về các quy định của pháp luật hiện hành cũng như giải đáp những thắc mắc của họ liên quan đến vai trò của người bào chữa trong vụ án hình sự cũng như việc cung cấp các chứng cứ liên quan đến vụ án để họ có được cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn trong việc thực hiện trách nhiệm của mình khi người bào chữa có đề nghị hoặc các CQTHTT, người THTT có yêu cầu, để thực hiện cho đúng đắn và đầy đủ, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng việc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, truyền thông, mạng internet… các chương 69 trình truyền hình như “Chuyện không của riêng ai”, “Tòa tuyên án”; “Tìm hiểu pháp luật” là những minh chứng điển hình Tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng cách niêm yết công khai văn bản quy phạm pháp luật tại trụ sở của các cơ quan quan nhà nước, tổ chức công khai các diễn đàn với các nội dung tìn hiểu pháp luật hay hướng dẫn người dân các bước cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như người thân và lợi ích xã hội trong VAHS Tổ chức các phiên tòa lưu động, phiên tòa giả định để giúp người dân có cái nhìn cơ bản nhất về tố tụng tòa án cũng như biết được phần nào vị trí và vai trò của người bào chữa trong vụ án hình sự để họ có cái nhìn rõ ràng hơn về nhiệm vụ của người bào chữa, từ đó có thể hỗ trợ, giúp đỡ người bào chữa khi có yêu cầu Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, người bào chữa Để đảm bảo việc thu thập chứng cứ được tiến hành một cách hiệu quả và đúng quy định của pháp luật thì trước hết chúng ta phải xây dựng được đội ngũ luật sư và người bào chữa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và kinh nghiệm phong phú, để làm được điều này, tác giả xin đưa ra một số ý kiến như sau: Nâng cao chất lượng đào tạo luật Trước hết phải nâng cao chất lượng đào tạo luật ngay từ bậc đại học Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, bởi vì không có những cử nhân luật vững vàng về kiến thức xã hội, kiến thức khoa học pháp lý, ngoại ngữ… thì thật khó để Học viện Tư pháp có thể đào tạo được luật sư giỏi, luật sư hội nhập quốc tế Thực trạng đào tạo hệ cử nhân luật ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề về chất lượng, nhất là các hệ đào tạo tại chức, vừa học vừa làm, chất lượng tuyển sinh đầu vào rất thấp, đội ngũ giảng viên có chỗ, có nơi chưa đảm bảo yêu cầu …Bên cạnh đó, chương trình đào tạo cử nhân luật chủ yếu là về lý thuyết mà thiếu kỹ năng thực hành, hầu như sinh viên chưa được làm quen với các công việc/nghề nghiệp liên quan đến pháp luật Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo luật là một giải pháp trọng tâm, là giải pháp “gốc” nhằm nâng cao chất lượng cử nhân luật nói chung và chất lượng luật sư nói riêng Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có nghiên cứu đồng bộ, thống nhất về yêu cầu của Nhà nước, của xã hội, của nghề nghiệp đối với công tác đào tạo cử nhân luật và đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp.… 70 trong đó có luật sư Nhằm đảm bảo việc đào tạo cử nhân luật gắn liền với nghề nghiệp, hướng nghiệp; còn đào tạo nghề nghiệp luật sư gắn liền với chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu Nâng cao chất lượng đào tạo luật sư Trong những năm qua công tác đào tạo luật sư đã có nhiều đóng góp thiết thực đáng ghi nhận Qua đó đã góp phần đảm bảo được yêu cầu về tiêu chuẩn, về điều kiện để trở thành luật sư và nâng cao chất lượng luật sư Việt Nam Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy công tác đào tạo luật sư vẫn còn những hạn chế nhất định và cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong đào tạo luật sư Để nâng cao chất lượng đào tạo luật sư, theo quan điểm của tác giả cần có các giải pháp trước mắt và các giải pháp lâu dài Về giải pháp trước mắt: Cần đổi mới chương trình đào tạo luật sư thật sự gắn kết với yêu cầu của thực tiễn, trong đó đặc biệt chú trọng đến khâu tuyển chọn giảng viên cơ hữu, cũng như giảng viên thỉnh giảng Đây là khâu rất quan trọng cần thiết phải nhìn nhận để đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo luật sư Cần thiết phải có cơ chế thu hút những cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao (ít nhất cũng phải có học vị thạc sỹ trở lên), có nhiều năm công tác trong ngành Tư pháp, trong các học viện, các trường… có liên quan đến pháp luật về làm giảng viên cơ hữu đào tạo luật sư Đối với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, cần có chương trình tuyển chọn một cách bài bản để đánh giá được chính xác năng lực giảng dạy cũng như thực tiễn hành nghề luật sư Đề ra yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn đối với giảng viên; công khai và tổ chức kỳ thi tuyển chọn hàng năm, ai đạt yêu cầu thì thực hiện việc ký kết hợp đồng giảng dạy Từ đó sẽ tuyển chọn được những giảng viên thỉnh giảng đạt yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng luật sư Việt Nam Việc đào tạo luật sư cần đi vào nề nếp, chuyên sâu, chú trọng đến kỹ năng hành nghề luật sư Để nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư, theo tác giả cần phải có sự nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo Ví dụ: trong chương trình đào tạo luật sư hiện nay, thời gian dành cho việc tổ chức diễn án khá nhiều Tuy nhiên, việc diễn án này lại do chính các học viên tự thực hiện (các vai diễn như Thẩm phán, kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân, đương sự,…Đều do học viên đóng vai) mà còn thiếu sự dẫn dắt, định hướng tình huống từ phía người đào tạo Do đó, 71 học viên khi thực hiện diễn án hoàn toàn bị động khi thiếu chuyên môn và thực tiễn về vai diễn của mình và tất yếu không thể nào tiếp cận được sát với thực tế kỹ năng của luật sư tại một phiên tòa Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư có thể xem xét mời những Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thầm nhân dân giỏi, có nhiều kinh nghiệm tham gia diễn án và học viên chỉ đóng vai luật sư tham gia phiên toà, khi đó phiên tòa sẽ diễn ra theo định hướng của Chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử và học viên – là các luật sư sẽ tham gia theo tình huống đó Về giải pháp lâu dài: Điều 13 Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định những người được miễn đào tạo nghề luật sư bao gồm các đối tượng sau: “Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật; Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật” Tuy nhiên theo tác giả cần xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư theo hướng giảm thiểu những người được miễn đào tạo nghề luật sư Theo đó những người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên thì không được miễn đào tạo luật sư mà điều kiện được miễn phải có ít nhất từ 5 năm trở lên làm Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên Bởi vì, theo quy định hiện hành thì chỉ cần được bổ nhiệm thẩm phán, KSV, ĐTV thì đương nhiên là “đã” làm công tác này và được miễn đào tạo nghề luật sư mặc dù thời gian công tác, kinh nghiệm không nhiều Bên cạnh đó, tác giả ủng hộ đa số quan điểm cho rằng phải phân loại luật sư theo các chuyên ngành chuyên sâu tương ứng với chứng chỉ hành nghề như luật sư tố tụng, luật sư tư vấn pháp luật, luật sư thương mại - quốc tế,… và việc đào tạo luật sư cũng tuân theo các chứng chỉ hành nghề này Những người được miễn đào tạo thì cấp chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc của họ, ví dụ như đã là thẩm phán thì cấp chứng chỉ hành nghề luật sư tố tụng, còn nếu muốn hành nghề tư vấn pháp luật, thương mại - quốc tế thì phải tham gia khóa đào tạo để được cấp chứng chỉ hành nghề phù hợp hoặc đã là giảng viên chính chuyên ngành luật thương mại – quốc tế thì cấp chứng chỉ hành nghề luật sư thương mại – quốc tế và muốn tham gia tố tụng thì phải tham gia khóa đào tạo để được cấp chứng chỉ hành nghề 72 Đối với việc đào tạo luật sư cũng như vậy, phải đào tạo chuyên sâu theo chứng chỉ hành nghề, được cấp chứng chỉ nào thì hành nghề theo chứng chỉ đó, muốn hoạt động trên tất cả các lĩnh vực bắt buộc phải hội tụ đủ các chứng chỉ hành nghề theo quy định Đối với những người đã là luật sư đang hành nghề thì có cơ chế cho họ đăng ký hành nghề theo một chứng chỉ nhất định, còn các chứng chỉ hành nghề lĩnh vực, chuyên ngành khác thì tạo đều kiện cho họ tham gia kỳ thi kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu về cách xác định, nhận biết chứng cứ và phương pháp thu thập để đảm giá trị chứng minh của chứng cứ cho người bào chữa Xuất phát từ lịch sử tố tụng của nước ta mà người bào chữa từ trước đến nay thường sử dụng hồ sơ “buộc tội” để “gỡ tội” nên năng lực nhận biết chứng cứ cũng như việc thu thập chứng cứ của người bào chữa không cao, dễ dẫn đến vô hiệu hóa các chứng cứ thu thập Vì vậy, muốn đảm bảo hiệu quả của việc thu thập chứng cứ tác giả thiết nghĩ cần phải thường xuyên tổ chức những buổi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến vấn đề chứng cứ, được hướng dẫn bởi những người bào chữa có nhiều kinh nghiệm trong nghề hoặc chính từ những người THTT để người bào chữa được trang bị đầy đủ những kiến thức cũng như kỹ năng thu thập chứng cứ, góp phần bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Việc quy định quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa đã thể hiện được sự quan tâm cũng như sau đánh giá đúng về vai trò và tầm quan trọng của người bào chữa trong vụ án hình sự, thể hiện được tiến bộ vượt bậc trong tư tưởng cũng như trong pháp luật tố tụng hình sự Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có nhiều hạn chế về mặt quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng cần phải được khắc phục để đảm bảo tốt nhất hiệu quả của việc thu thập chứng cứ của người bào chữa, góp phần nâng cao tính tranh tụng trong vụ án hình sự, tuân thủ theo đúng các quy định của BLTTHS năm 2015 và đáp ứng các yêu cầu của cải cách tư pháp, cũng như thực tiễn giải quyết vụ án hình sự Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu thập chứng cứ của người bào chữa như sau: Giải pháp về mặt pháp luật Hoàn thiện các quy định liên quan đến người bào chữa Thứ nhất, quy định hoặc có hướng dẫn rõ ràng và đầy đủ về trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của người bào chữa; Thứ hai, xây dựng hệ thống biểu mẫu dành riêng cho việc thu thập chứng cứ của người bào chữa; Thứ ba, bỏ quy định về thủ tục đăng ký bào chữa Hoàn thiện các quy định liên quan đến các CQTHTT, người THTT Thứ nhất, hướng dẫn hoặc quy định cụ thể các trường hợp bắt buộc phải có sự có mặt của cơ quan đang giải quyết vụ án khi người bào chữa Thứ hai, hướng dẫn hoặc quy định cụ thể người bào chữa được quyền đề nghị các CQTHTT, người THTT hỗ trợ khi người bị hại, người làm chứng, người khác biết về nội dung vụ án không hợp tác Thứ ba, bổ sung quy định về việc CQTHTT, người THTT phải ra thông báo phản hồi về kết quả thu thập chứng cứ cho người bào chữa và quy định chế tài hay cơ chế buộc CQTHTT, người THTT phải thực hiện việc thu thập chứng cứ Thứ tư, Bỏ trách nhiệm chứng minh tội phạm của Tòa án 74 Thứ năm, sửa đổi các quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa theo hướng chỉ các bên tranh tụng (bên buộc tội là VKS và người bị hại; bên bào chữa là người bào chữa, bị cáo) mới tham gia vào thủ tục xét hỏi Hoàn thiện các quy định liên quan đến các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác Quy định rõ chế tài đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức cố ý không cung cấp chứng cứ khi người bào chữa đề nghị mà không có lý do chính đáng Trừ trường hợp chứng cứ, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc trường hợp pháp luật quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải cung cấp Giải pháp thực tiễn Thứ nhất, Nâng cao năng lực và nhận thức của CQTHTT, người THTT về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa và giá trị chứng minh của những chứng cứ do người bào chữa thu thập và cung cấp; Thứ hai, tuyên truyền và nâng cao ý thức pháp luật đối với người dân, cơ quan, tổ chức, đoàn thể Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, người bào chữa 75 KẾT LUẬN Chứng cứ là yếu tố xuyên suốt toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự Là nguyên liệu để các chủ thể trong VAHS thực hiện việc tranh tụng một cách có hiệu quả trên thực tiễn Việc thay đổi của pháp luật cho phép người bào chữa cũng có quyền thu thập chứng cứ để thể hiện quyết tâm nâng cao tính tranh tụng trong VAHS, tạo cơ chế bình đẳng giữa bên “buộc tội” và bên “gỡ tội”, góp phần bảo vệ tối đa quyền của người bị tạm bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo Do đó, việc nghiên cứu về thu thập chứng cứ của người bào chữa đóng một vai trò hết sức quan trọng Luận văn không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một cách đơn thuần các vấn đề liên quan đến chứng cứ và thu thập chứng cứ của người bào chữa như: khái niệm chứng cứ, thu thập chứng cứ, đặc điểm, ý nghĩa, lịch sử hình thành các quy định về thu thập chứng cứ của người bào chữa cũng như so sánh với quy đinh của một số nước trên thế giới mà còn đi sâu vào phân tích những quy định của pháp luật liên quan đến việc thu thập chứng cứ của người bào chữa: các biện pháp thu thập chứng cứ, chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng liên quan đến việc thu thập chứng cứ của người bào chữa, đi tìm nguyên nhân lý giải cho những hạn chế, bất cập đó và đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa các quy định về thu thập chứng cứ của người bào chữa cũng như nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy định này trên thực tiễn Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cũng như thực tiễn hoạt động của mình, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định về thu thập chứng cứ của người bào chữa trong VAHS như sau: Giải pháp về mặt pháp luật Hoàn thiện các quy định liên quan đến người bào chữa Thứ nhất, quy định hoặc có hướng dẫn rõ ràng và đầy đủ về trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của người bào chữa; Thứ hai, xây dựng hệ thống biểu mẫu dành riêng cho việc thu thập chứng cứ của người bào chữa; Thứ ba, bỏ quy định về thủ tục đăng ký bào chữa Hoàn thiện các quy định liên quan đến các CQTHTT, người THTT 76 Thứ nhất, hướng dẫn hoặc quy định cụ thể các trường hợp bắt buộc phải có sự có mặt của cơ quan đang giải quyết vụ án khi người bào chữa Thứ hai, hướng dẫn hoặc quy định cụ thể người bào chữa được quyền đề nghị các CQTHTT, người THTT hỗ trợ khi người bị hại, người làm chứng, người khác biết về nội dung vụ án không hợp tác Thứ ba, bổ sung quy định về việc CQTHTT, người THTT phải ra thông báo phản hồi về kết quả thu thập chứng cứ cho người bào chữa và quy định chế tài hay cơ chế buộc CQTHTT, người THTT phải thực hiện việc thu thập chứng cứ Thứ tư, Bỏ trách nhiệm chứng minh tội phạm của Tòa án Thứ năm, sửa đổi các quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa theo hướng chỉ các bên tranh tụng (bên buộc tội là VKS và người bị hại; bên bào chữa là người bào chữa, bị cáo) mới tham gia vào thủ tục xét hỏi Hoàn thiện các quy định liên quan đến các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác Quy định rõ chế tài đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức cố ý không cung cấp chứng cứ khi người bào chữa đề nghị mà không có lý do chính đáng Trừ trường hợp chứng cứ, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc trường hợp pháp luật quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải cung cấp Giải pháp thực tiễn Thứ nhất, Nâng cao năng lực và nhận thức của CQTHTT, người THTT về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa và giá trị chứng minh của những chứng cứ do người bào chữa thu thập và cung cấp; Thứ hai, tuyên truyền và nâng cao ý thức pháp luật đối với người dân, cơ quan, tổ chức, đoàn thể Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, người bào chữa Nếu thực hiện được đồng bộ tất cả những giải pháp nêu trên chúng ta sẽ thực sực có được một chế định thu thập chứng cứ của người bào chữa hoàn chỉnh, góp phần tạo tiền đề cho việc thực hiện các quy định này một cách có hiệu quả trên thực tế DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1 Hiến pháp 1959; 2 Hiến pháp 1992; 3 Hiến pháp 2013; 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988; 5 Bộ luật tố tụng hình sự 2003; 6 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; 7 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) 8 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; 9 Luật luật sư 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012; 10 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 11 Nghị định 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/ 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư; 12 Thông tư số 10/2014/TT-BTP, ngày 07/4/2014 của Bộ tư pháp quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư 13 Sắc lệnh 46-SL ngày 10/10/1945 về việc quy định tổ chức các đoàn thể luật sư 14 Sắc lệnh 13 ngày 24/01/1946 về cách tổ chức các tòa án và ngạch thẩm phán 15 Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới 16 Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 17 Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 Ban hành quy chế về tạm giam, tạm giữ; 18 Nghị định số 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ; 19 Nghị định số 09/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung chế độ ăn và khám, chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ; 20 Nghị định số 120/2017/NĐ-CP ngày 06/11/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 21 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23/01/2018 quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam; 22 Thông tư 46/2019/TT-BCA ngày 10/10/2019 của Bộ công an, quy định trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố B TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 Nguyễn Ngọc Anh (2009), Bình Luận Khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội; 24 Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài (2018), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, NXB Chính trị quốc gia sự thật; 25 Nguyễn Văn Bốn (2004), “Một số ý kiến về chứng cứ trong vụ án hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 17; 26 Nguyễn Văn Du (2005), “Khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự: Nhìn từ góc độ lịch sử và luật so sánh”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11; 27 Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội, Công văn số 297/CV-BCNĐLS ngày 31/07/2020, về việc xem xét đơn thưa của luật sư đối với Thẩm phán Chu Đức Quế và Hội đồng xét xử vi phạm tố tụng; 28 Đỗ Văn Đương (2006), Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự, NXB.Tư pháp, Hà Nội; 29 E Allun Furnswarth, cuốn “Introduction to the U.S legal system”, Columbia University law, Oceana Publications, New York, year 1963; 30 Nguyễn Ngọc Hòa (1998), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội; 31 Nguyễn Ngọc Hòa, Từ điển giải thích luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội; 32 Học viện chính trị quốc gia (1997), Những nguyên lý cơ bản của triết học MácLênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 33 Phan Trung Hoài (2016), Những điểm mới về chế định bào chữa trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia 34 Võ Minh Kỳ và Võ Hồng Phượng (2018), “Quyền có người bào chữa và quyền im lặng trong phiên tòa tranh tụng”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4 (360) 35 Thẩm phán Vũ Phi Long (2016), “Theo luật mới, quyền vào chữa được bảo vệ tốt hơn”, Báo pháp luật Tp.HCM, (29/06/2016); 36 Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Văn bản số 87/LĐLSVN-BVQLLS ngày 08/04/2020, về việc xem xét chủ tọa phiên tòa có dấu hiệu làm quyền, xâm phạm quyền hành nghề luật sư tại phiên tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên; 37 Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Văn bản số 186/LĐLSVN-BVQLLS ngày 26/06/2020, Về việc giải quyết đơn đề nghị hỗ trợ luật sư được sao chụp hồ sơ vụ án “Giết người; chống người thi hành công vụ”ở Đồng Tâm; 38 Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Văn bản số 288/LĐLSVN-BVQLLS ngày 11/09/2020, về việc chuyển báo cáo của Công ty luật TNHH MTV Thái Hưng, Đoàn luật sư tỉnh Vĩnh Phúc; 39 Montesquieu (2004), bàn về tinh thần pháp luật – người dịch: Hoàng Thanh Đạm, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội; 40 Nhà pháp luật Việt –Pháp (1999), Pháp luật tố tụng dân sự, kỷ yếu hội thảo 41 Nguyễn Thái Phúc (2007), “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam – những cấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 5(42)/2007; 42 Đỗ Ngọc Quang (2016), “Chứng minh và chứng cứ”, trong Những nội dung mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Nguyễn Hòa Bình (chủ biên), Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội 43 Quy tắc Liên bang về Bằng chứng 44 Quy tắc tố tụng hình sự Liên bang 45 Richard S Shine, bài “Mô hình tố tụng hình sự Hoa Kỳ”, tại Hội thảo Mô hình TTHS một số nước trên thế giới- Kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện mô hình TTHS Việt Nam, do Chương trình Đối tác tư pháp và Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức, Hà Nội ngày 15-16 tháng 11/2011; 46 Trường Đại học luật Hà Nội (2002), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam NXB Công an nhân dân; 47 M.X Xtrogovich (1999), Lý luận chứng cứ, NXB khoa học Matxcova; 48 Scott Ciment, “How the 2015 Criminal Procedure Code Changes Vietnam’s Criminal Justice Legal Framework”, Vietnam Law and Legal Forum Magazine, 1 July 2016; 49 Hoàng Thị Minh Sơn (2008), “Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Luật học, số 7; 50 Trần Quang Tiệp (2004), Chế định chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 51 Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong LHS và luật TTHS, Nxb chính trị quốc gia; 52 Trần Quang Tiệp (2008), “Về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 18&20 53 Trường Đại học luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Hồng Đức; 54 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Tập bài giảng Luật tố tụng hình sự, Khoa Luật hành chính - Nhà nước; 55 Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học Đà Nẵng; 56 Viện nhà nước và pháp luật, Trung tâm khoa học xã hội và Nhận văn quốc gia (1994), Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV- thế kỷ XVIII; Tài liệu từ Internet 57 http://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201410/mot-vai-dac-diem-ve-to-tung-hinh-sucua -hoa-ky-295957/; 58 https://nld.com.vn/phap-luat/luat-quy-dinh-ro-nhung-van-bi-lam-kho2018103121 262041.html; 59 https://lsvn.vn/lien-doan-luat-su-viet-nam-kien-nghi-yeu-cau-cua-luat-su-duoc-sao chup-ho-so-vu-an-giet-nguoi-chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu-o-dong-tam.html; 60 https://lsvn.vn/bao-dong-tinh-trang-quyen-hanh-nghe-luat-su-tai-phien-toa-bixam -pham.html; 61 https://thanhnien.vn/thoi-su/dai-an-trustbank-tai-sao-vks-khong-chap-nhan-chiec -usb-la-chung-cu-moi-964936.html; 62 https://vi.wikipedia.org/wiki ... THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA 1.1 Khái niệm chung thu thập chứng người bào chữa 1.1.1 Khái niệm thu thập chứng người bào chữa 1.1.2 Đặc điểm thu thập chứng người bào chữa. .. thu thập chứng người bào chữa 7 CHƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA 1.1 Khái niệm chung thu thập chứng người bào chữa 1.1.1 Khái niệm thu thập chứng người bào chữa. .. CHƯƠNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1 Quy định Bộ luật tố tụng hình năm 2015 thu thập chứng người bào chữa Theo quy định

Ngày đăng: 23/06/2021, 14:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
23. Nguyễn Ngọc Anh (2009), Bình Luận Khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Anh (2009), "Bình Luận Khoa học Bộ luật tố tụng hình sự
Tác giả: Nguyễn Ngọc Anh
Nhà XB: NXB.Chính trị quốc gia
Năm: 2009
24. Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài (2018), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, NXB Chính trị quốc gia sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài (2018), "Bình luận khoa học Bộ luật tố tụnghình sự năm 2015
Tác giả: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia sự thật
Năm: 2018
25. Nguyễn Văn Bốn (2004), “Một số ý kiến về chứng cứ trong vụ án hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Bốn (2004), “Một số ý kiến về chứng cứ trong vụ án hình sự”, "Tạp chí Kiểm sát
Tác giả: Nguyễn Văn Bốn
Năm: 2004
26. Nguyễn Văn Du (2005), “Khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự: Nhìn từ góc độ lịch sử và luật so sánh”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Du (2005), “Khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự: Nhìn từ góc độ lịch sử và luật so sánh”, "Tạp chí Nhà nước và pháp luật
Tác giả: Nguyễn Văn Du
Năm: 2005
28. Đỗ Văn Đương (2006), Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự, NXB.Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Văn Đương (2006), "Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự
Tác giả: Đỗ Văn Đương
Nhà XB: NXB.Tư pháp
Năm: 2006
20. Nghị định số 120/2017/NĐ-CP ngày 06/11/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam Khác
21. Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23/01/2018 quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam Khác
27. Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội, Công văn số 297/CV-BCNĐLS ngày 31/07/2020, về việc xem xét đơn thưa của luật sư đối với Thẩm phán Chu Đức Quế và Hội đồng xét xử vi phạm tố tụng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w