1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kế toán-Kiểm toán: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh

104 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình tài chính Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh giai đoạn 2016-2018. Từ đó đưa ra những nhận xét tổng quan về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của Công ty, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh góp phần cải thiện tình hình tài chính của Công ty.

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU PHÚC THỊNH

Trần Thị Bích Ngọc

Khóa học 2016 – 2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU PHÚC THỊNH

Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc Giáo viên hướng dẫn:

Niên khóa: 2016-2020

Hu ế, 01/2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòngcảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Huế, nhất là các thầy cô trongKhoa Kế toán- Kiểm toán đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy chu đáo trong thời gian thựchiện đề tài khóa luận Và đặc biệt là em xin cảm ơn Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền -giáo viên trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em để có thểhoàn thành tốt nhất đề tài khóa luận này.

Em cũng xin bày tỏ sự biết ơn trân trọng nhất đến Ban lãnh đạo và các Anh chịlàm việc tại phòng kế toán của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh đãtạo điều kiện thuận lợi nhất cho em thực tập, tìm hiểu làm quen với công việc thực tế,cung cấp thông tin cũng như số liệu cần thiết Qúa trình thực tập tại Công ty đã giúp

em vận dụng những kiến thức đã học tại trường vào những tình huống thực tế diễn ratại Công ty, giúp nâng cao kỹ năng xử lý các vấn đề phát sinh Đồng thời cũng là cơhội để em học hỏi thêm kinh nghiệm, tích lũy nhiều bài học, trang bị những kỹ năngcần thiết giúp ích cho công việc sau này của em

Sau khi hoàn thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này, mặc dù bản thân đã cốgắng rất nhiều nhưng vì kiến thức cũng như thời gian còn hạn chế nên bài báo cáo nàykhông tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những góp ý nhận xét từ quýthầy cô cũng như quý Công ty

Cuối cùng, Em xin chúc quý thầy cô Khoa Kế toán - Kiểm toán cũng như Banlãnh đạo, anh chị tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh nhiều sứckhỏe, thành công trong cuộc sống

Em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện:

Trần Thị Bích Ngọc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ v

DANH MỤC SƠ ĐỒ vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Các phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu khóa luận 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5

1.1 Tổng quan về báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp5 1.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan: 5

1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài chính 6

1.1.2.1 Vai trò của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 6

1.1.2.2 Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 7

1.1.3 Các nguồn thông tin sử dụng cho phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 7

1.1.3.1 Báo cáo tài chính 7

1.1.3.2 Các nguồn thông tin khác 9

1.1.4 Các phương pháp trong phân tích tình hình tài chính 10

1.1.4.1.Phương pháp so sánh: 10

1.1.4.2 Phương pháp loại trừ: 10

1.1.4.3 Phương pháp Dupont: 10 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

1.2.1.1.Phân tích bảng cân đối kế toán 11

1.2.1.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 13

1.2.1.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 14

1.2.2 Phân tích các chỉ số tài chính 15

1.2.2.1 Phân tích tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 15

1.2.1.2 Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 18

1.2.2.3 Chỉ số về khả năng sinh lời 22

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU PHÚC THỊNH 25

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh.25 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 25

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh 26

2.1.2.1 Chức năng 26

2.1.2.2 Nhiệm vụ 26

2.1.2.3 Ngành nghề kinh doanh 27

2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 27

2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 28

2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty : 29

2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty: 29

2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 32

2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 32

2.1.5.2 Chức năng của từng bộ phận trong bộ máy kế toán 32

2.1.5.3.Tổ chức vận dụng chế độ kế toán:……… ……33

2.1.6 Đội ngũ nhân viên: 35

2.1.6.1.Phân loại theo trình độ……… 37

2.1.6.2.Phân loại theo giới tính ……….……… 38

2.1.6.3 Phân loại theo tính chất công việc……… 38

2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh 40

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

2.2.1.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 54

2.2.1.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 58

2.2.2 Phân tích các chỉ số tài chính 63

2.2.2.1 Phân tích tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn… 62

2.2.2.2 Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 69

2.2.2.3 Chỉ số về khả năng sinh lời 75

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU PHÚC THỊNH 82

3.1 Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty 82

3.1.1 Những điểm mạnh về tình hình tài chính tại Công ty 82

3.1.1.1 Về cơ cấu Tài Sản, Nguồn Vốn của Công ty 82

3.1.1.2 Về Kết Quả Hoạt Động Kinh doanh: 82

3.1.1.3 Tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: 83

3.1.1.4 Hiệu quả quản lý và sử dụng Tài Sản 84

3.1.1.5 Chỉ số về khả năng sinh lời 84

3.1.2 Những điểm yếu về tình hình tài chính 84

3.1.2.1 Về Khả năng thanh toán tức thời và Khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn: 84 3.1.2.2 Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 85

3.1.2.3 Chỉ số khả năng sinh lời 85

3.1.2.4 Công tác lưu trữ dữ liệu: 86

3.2 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty: 86

3.2.2.1 Về Khả năng thanh toán tức thời và Khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn 86 3.2.2.2 Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 86

3.2.2.3 Chỉ số khả năng sinh lời 87

3.2.2.4 Công tác lưu trữ dữ liệu: 89

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

1 Kết Luận 90

2 Kiến Nghị 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

Bảng 2.1 Tình hình lao động của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh

trong giai đoạn 2016-2018 37

Bảng 2.2 Bảng cơ cấu tài sản của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh

trong giai đoạn 2016- 2018 41

Bảng 2.3 Biến động tài sản của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh 44

trong giai đoạn 2016- 2018 .44Bảng 2.4 Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu PhúcThịnh trong giai đoạn 2016 - 2018 .47Bảng 2.5 Biến động nguồn vốn của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh

trong giai đoạn 2016 - 2018 50

Bảng 2.6 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH chế biến gỗ xuấtkhẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016-2018 .55Bảng 2.7 Lưu chuyển tiền tệ của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh

trong giai đoạn 2016- 2018 59

Bảng 2.8 Tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công

ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016 -2018 .65Bảng 2.9 Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của Công ty TNHH chế biến gỗ xuấtkhẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2017- 2018 .70Bảng 2.10 Bảng khả năng sinh lời của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu PhúcThịnh trong giai đoạn 2017- 2018 .76Bảng 2.11 Sự biến động của ROA giai đoạn 2017-2018 78Bảng 2.12 Sự biến động của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giai đoạn

2017-2018 80

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

Biểu đồ 2.1 Tỉ trọng về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của Công ty TNHH chếbiến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh giai đoạn 2016-2018 42Biểu đồ 2.2 Biểu đồ cơ cấu và biến động tài sản của Công ty TNHH chế biến gỗ xuấtkhẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016 -2018 .45Biểu đồ 2.3 Tỉ trọng về nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu của Công ty TNHH chế biến gỗxuất khẩu Phúc Thịnh giai đoạn 2016-2018 48Biểu đồ 2.4 Biểu đồ cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của Công ty TNHH chế biến

gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016- 2018 .51

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu

Phúc Thịnh 29

Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh 32

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính 35

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

BCTC : Báo Cáo Tài Chính

CĐKT : Cân Đối Kế ToánHTK : Hàng Tồn KhoKQKD : Kết Quả Kinh DoanhLCTT : Lưu Chuyển Tiền TệLNTT : Lợi Nhuận Trước ThuếNDH : Nợ Dài Hạn

NNH : Nợ Ngắn HạnNPT : Nợ Phải TrảSXKD : Sản Xuất Kinh DoanhTMBCTC : Thuyết Minh Báo Cáo Tài ChínhTNHH : Trách Nhiệm Hữu Hạn

TSCĐ : Tài Sản Cố ĐịnhTSDH : Tài Sản Dài HạnTSNH : Tài Sản Ngắn Hạn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Việc hội nhập vào nền kinh tế Thế Giới đã tạo điều kiện cho rất nhiều Công ty ởViệt Nam được thành lập, dẫn đến có nhiều cạnh tranh khốc liệt hơn trên thị trường

Đây được đánh giá là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các Công ty Trước cơ

hội cũng như thách thức đó, Công ty và các nhà đầu tư hướng sự quan tâm nhiều đến

năng lực tài chính-yếu tố chi phối các quyết định đầu tư ở hiện tại và tương lai của các

Công ty Các Công ty muốn cạnh tranh với đối thủ thì cần hiểu rõ thực trạng tại chínhCông ty của họ Công ty nào có nguồn lực tài chính mạnh sẽ là Công ty đi đầu, cónhiều những cơ hội để phát triển và ngược lại những Công ty có nguồn lực tài chínhyếu kém sẽ gặp rất nhiều khó khăn trên chính con đường kinh doanh của Công ty đó,

điều này đã nhấn mạnh thêm sự quan trọng của vấn đề này

Để đưa ra quyết định kinh tế hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn của mỗi Công

ty, đòi hỏi sự quản lý tốt về tiềm lực tài chính - sức khỏe trong mỗi Công ty nên cácnhà quản trị trong mỗi Công ty cần sử dụng đến các báo cáo tài chính nhằm định

hướng và đưa ra những chiến lược phát triển cho Công ty của mình Việc chỉ đọc báocáo tài chính đơn thuần, xem những con số ghi trên chúng không thể cho những người

sử dụng báo cáo tài chính cái nhìn tốt nhất, khách quan nhất về sự biến động của tìnhhình tài chính cũng như mức độ hoạt động hiệu quả của Công ty đó Những người sửdụng báo cáo tài chính cần thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính bằngnhững phương pháp cụ thể, khác nhau để có cái nhìn tốt Vì vậy có thể thấy được vaitrò quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của mỗi Công ty trong thời buổingày nay

Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của mỗi Công ty trong mỗi năm sẽgiúp tìm ra những điểm mạnh và những điểm yếu của quá trình hoạt động kinh doanh,

đánh giá cũng như định hướng được tiềm năng và hiệu quả sản xuất kinh doanh,

những rủi ro và khó khăn có thể gặp phải của mỗi Công ty Từ đó biết được nguyên

nhân để đưa ra những quyết định hợp lý nhằm nâng cao chất lương hiệu quả quản lýTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

sản xuất kinh doanh cho Công ty Ngoài ra thì sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường

ngày nay để tìm được chỗ đứng trên thị trường đang là bài toán khó của các Công ty,

để tìm ra lời giải cho bài toán này không phải là điều đơn giản, các Công ty cần tiếnhành phân tích đánh giá cho được tiềm năng, năng lực bên trong cũng như bên ngoài

Công ty, đánh giá thị trường, đồng thời tìm ra giải pháp giúp tối thiểu hóa chi phí vàtối đa hóa lợi nhuận tạo ra giá cả cạnh tranh hơn trên thị trường Để làm tốt các hoạt

động này sẽ phải thực hiện thông qua phân tích tình hình tài chính rồi đưa ra giải pháp

cụ thể giúp Công ty phát trển, tìm được chỗ đứng trên thị trường

Trong quá trình thực tập thực tế tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu PhúcThịnh Tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính, dựatrên những kiến thức có được kết hợp với những thông tin thu thập được Tôi quyết

định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất

khẩu Phúc Thịnh” để làm đề tài khóa luận của mình.

2 Mục tiêu của đề tài

2.1 M ục tiêu tổng quát

Tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình tài chính Công ty TNHH chế biến gỗxuất khẩu Phúc Thịnh giai đoạn 2016-2018 Từ đó đưa ra những nhận xét tổng quan vềtình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của Công ty, đồng thời đề xuất một số giảipháp nhằm khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh góp phần cải thiệntình hình tài chính của Công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh

doanh của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh dựa trên những dữ liệucung cấp từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưuchuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính

3.2 Ph ạm vi nghiên cứu

-Về không gian: Đề tài được nghiên cứu cụ thể tại Công ty TNHH chế biến gỗ

xuất khẩu Phúc Thịnh

-Về thời gian: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất

khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016-2018

4 Các phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu và sử dụng tài liệu là việc làm rấtquan trọng Tài liệu nghiên cứu có thể trong nước và ngoài nước Nghiên cứu tài liệu

là tìm đọc những tài liệu thích hợp, có ích cho đề tài nghiên cứu để từ đó chọn ranhững thông tin nào là cần thiết để làm đề tài

-Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu trên Báo cáo tài chính của Công

ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh

-Phương pháp so sánh: Phương pháp này sẽ so sánh chỉ tiêu đang nghiên cứu với

một chỉ tiêu gốc tức là lấy chỉ tiêu đang nghiên cứu so với chỉ tiêu ở kì gốc, từ đó đưa

ra cách nhìn nhận về vấn đề đó Phương pháp so sánh có thể được tiến hành theo chiềudọc hoặc so sánh theo chiều ngang là tùy vào từng chỉ tiêu đang nghiên cứu Cụ thể:

So sánh theo chiều dọc là việc tính tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể qua đóthấy được tầm quan trọng của từng chỉ tiêu đang nghiên cứu trong tổng thể rồi đưa ra

đánh giá nhận xét So sánh theo chiều ngang là so sánh để thấy được sự biến động của

chỉ tiêu, thấy được ảnh hưởng của chỉ tiêu đó trên báo cáo tài chính để rồi đưa ra cáchnhìn nhận về vấn đề

-Ngoài ra, còn dùng các phương pháp: thống kê, mô tả bằng bảng biểu và biểu đồ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

5 Kết cấu khóa luận

Đề tài gồm 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Những vấn đề lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu

Phúc Thịnh

Chương 3: Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến gỗ

xuất khẩu Phúc Thịnh

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1.Tổng quan về báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.1.1.Các khái ni ệm cơ bản liên quan:

Tình hình tài chính của Công ty phản ánh nguồn lực kinh tế( tài sản ) và nguồnhình thành tài sản( nguồn vốn ), tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh haytình hình về luồng tiền luân chuyển thường được thể hiện thông qua những số liệu trên

báo cáo tài chính (Nguyễn Năng Phúc,2013 ).

Phân tích tình hình tài chính Công ty là một hệ thống các phương pháp nhằm

đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong một

thời gian hoạt động nhất định, trên cơ sở đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra

các quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh (Nguyễn Năng Phúc,2013).

Báo cáo tài chính được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin vềtình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp Báo cáo tài chínhnhững báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng

như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Nói theo một

cách khác thì báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời vàthực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm (chủ doanh nghiệp nhà

đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…) Theo luật của cơ quan

thuế thì tất cả doanh nghiệp trực thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập

và trình bày báo cáo tài chính năm Còn đối với các Công ty hay tổng Công ty có các

đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính năm thì còn phải thực hiện báo cáo tài chính

tổng hợp hay báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tàichính của các đơn vị trực thuộc Đối với các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và cácdoanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thì sao? Các doanh nghiệp nàyngoài báo cáo tài chính năm phải lập thì các doanh nghiệp này phải lập thêm báo cáo

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

tài chính giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý 4) dạng đầy đủ Riêng đối với TổngCông ty trực thuộc Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trựcthuộc phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất.

1.1.2 Vai trò, nhi ệm vụ của việc phân tích tình hình tài chính

1.1.2.1 Vai trò của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc làm có vai trò quan trọng đốivới những người sử dụng chúng, cụ thể:

a)Về phía các đối tượng bên trong Công ty:

- Các nhà quản trị trong Công ty sẽ phân tích tình hình tài chính nội bộ, công việcnày khác với phân tích tài chính do nhà phân tích bên ngoài Công ty tiến hành.Vì cácnhà quản trị bên trong Công ty có nhiều thông tin và hiểu rõ về Công ty hơn nên đây

được xem là lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt hơn Các nhà quản trị bên trong

Công ty sử dụng thông tin này vào nhiều việc vì họ quan tâm đến nhiều mục tiêu khác

nhau như cách thức nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, cách tạo thêmcông ăn việc làm cho người lao động, cách làm giảm chi phí thấp nhất mà vẫn thân

thiện với môi trường phù hợp với quy định pháp luật hiện hành trong việc xử lý nướcthải Nhưng trước hết vẫn là việc trả lãi cho các chủ nợ và thanh toán nợ cho kháchhàng của Công ty là việc làm đầu tiên của các nhà quản trị trong Công ty quan tâmThông tin sau khi phân tích sẽ giúp các nhà quản trị đánh giá được tình hình tài chính

từ đó có thể đưa ra các tham mưu quyết định rồi lên kế hoạch để thực hiện

- Đối với công nhân viên, người lao động của Công ty: người lao động có nhucầu biết được thông tin cơ bản về tình hình Công ty bởi vì nó liên quan đến quyền lợi

và trách nhiệm, đến công việc hiện tại và tương lai của họ

b)Về phía các đối tượng bên ngoài Công ty :

- Đối với các nhà đầu tư vào Công ty là những người sử dụng thông tin phân tích

để đề ra quyết định đầu tư vào Công ty này hay Công ty khác Vì mối quan tâm của

những người này là khả năng hoàn vốn của việc đầu tư, mức sinh lời của việc đầu tư,

tỷ lệ rủi ro có thể gặp phải khi quyết định đầu tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

- Đối với các chủ cho vay: cần thông tin về tiền và các tài sản có thể chuyển đổithành tiền, khả năng thanh toán tức thời của Công ty đó, rủi ro của việc cho Công ty

này vay có cao hơn lợi nhuận đem lại cho họ thông tin này giúp họ biết được khảnăng trả nợ của Công ty đối với họ để đề ra quyết định hợp lý Thử lấy ví dụ là chúng

ta là người cho vay thì điều đầu tiên chúng ta chú ý cũng sẽ là số vốn chủ sở hữu, nếu

như ta thấy không chắc chắn khoản cho vay của mình sẽ được thanh toán thì trongtrường hợp Công ty đó gặp phải rủi ro sẽ không có số vốn để đảm bảo cho chúng ta,đồng thời ta cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của Công ty vì đó chính là cơ sở của

việc hoàn trả vốn và lãi vay cho chúng ta sau này

1.1.2.2 Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhiệm vụ của việc tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là căn cứvào những số liệu tại Công ty, dùng chúng để phân tích về thực trạng, triển vọng củahoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh rồi từ đó chỉ ra những điểm mạnh, những

điểm yếu của các chỉ tiêu tài chính để xác định nguyên nhân đề ra giải pháp thích hợp

1.1.3 Các ngu ồn thông tin sử dụng cho phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.1.3.1 Báo cáo tài chính

Phân tích tình hình tài chính cần sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính Hiệnnay thì hệ thống Báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các Công ty, thuộc mọi thànhphần kinh tế trong cả nước Việt Nam bao gồm 04 biểu mẫu báo cáo sau đây:

- Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01-DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03-DN

- Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DN

a) Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộgiá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời

điểm nhất định (cuối ngày cuối quý, cuối năm) (Nguyễn Năng Phúc, 2013).

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

Các chỉ tiêu cũng được mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý

trên máy vi tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm Căn cứ bảng cân đối

kế toán người sử dụng có thể nhận xét, đánh giá tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốncủa mỗi Công ty

Bảng cân đối kế toán gồm hai phần: Tài sản và Nguồn vốn Bảng cân đối kế toánthể hiện được phương trình kế toán cơ bản là:

Tổng Tài Sản = Tổng Nguồn Vốn.

b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm

lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp cho một năm kế toán nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh (hoạt

động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính) và hoạt động khác (Nguyễn Năng Phúc, 2013).

Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 18 chỉ tiêu, báo cáo sẽ được chi tiết cho cáchoạt động kinh doanh chính trong mỗi Công ty Hiểu cách khác báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh là phương tiện giúp trình bày kết quả kinh doanh, thực trạng hoạtđộng kinh doanh của mỗi Công ty

c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình

thành và sử dụng dòng tiền trong kỳ kế toán của mỗi Công ty Bảng báo cáo lưuchuyển tiền tệ cung cấp thông tin về dòng tiền của Công ty giúp cho những người sửdụng thông tin có cơ sở để đánh giá về khả năng tạo ra dòng tiền và trình bày việc sửdụng những dòng tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

như thế nào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia làm ba loại hoạt động kinh doanh:

dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư, dòng tiền từ hoạt

Trang 19

thu, chi phí của Công ty xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh Thông qua dòngtiền này để đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty, khả năngtrang trải các khoản chi phí trong kỳ của mỗi Công ty.

- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: đây là dòng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư

tài chính, mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý các tài sản dài hạn Hoạt động đầu

tư thường là hoạt động có dòng tiền vào ra ít hơn hoạt động kinh doanh

- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: đây là dòng tiền thu vào và chi ra có liên quan

đến hoạt động tài chính của mỗi Công ty: tiền thu lãi từ việc cho vay, thu từ lãi tiền

gửi, tiền chi cho tiền trả nợ các khoản vay, trả lại vốn, cổ tức cho các chủ sở hữu

d) Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là loại báo cáo được sử dụng để trình bày nhữnggiải trình bằng lời về những số liệu trong các báo cáo trước đó Thuyết minh báo cáotài chính là mô tả mang tính tường thuật, phân tích chi tiết các thông tin về số liệu đã

được trình bày trong các báo cáo tài chính khác (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quảkinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ) Thuyết minh báo cáo tài chính cũng cung cấp

các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể hiện hành.Thuyết minh báo cáo tài chính có thể trình bày những thông tin khác nếu Công ty xétthấy thông tin trình bày đó là thực sự cần thiết cho việc làm thể hiện sự trung thực hợp

lý của các báo cáo tài chính của Công ty

Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài chính mà cácbáo cáo tài chính khác không thể trình bày được, những thông tin này sẽ được trìnhbày cụ thể hơn, chi tiết hơn về các con số trên các bảng trước đó Thuyết minh báo cáotài chính cho biết được chế độ kế toán đang áp dụng tại Công ty để từ đó mà kiểm traviệc chấp hành các quy định về thể lệ, chế độ kế toán, phương pháp mà Công ty đăng

ký áp dụng

1.1.3.2 Các nguồn thông tin khác

Ngoài sử dụng thông tin từ các báo cáo tài chính của Công ty là quan trọng thì

người phân tích cần có thêm những nguồn thông tin khác nữa để việc ra quyết địnhđược chính xác hơn Các thông tin cần thêm cho sự phân tích tình hình tài chính có thểđược sử dụng là: chế độ chính sách tại địa bàn hoạt động, chính sách của nhà nước,Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

trình độ phát triển khoa học công nghệ, trình độ quản lý, tay nghề của công nhân viên

1.1.4 Các phương pháp trong phân tích tình hình tài chính

1.1.4.1.Phương pháp so sánh:

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích báo cáo tài

chính Phương pháp so sánh dựa vào các số liệu tài chính đem so sánh các năm vớinhau nhằm so sánh số kỳ này với số kỳ trước của cùng một chỉ tiêu để xem sự chênhlệch, xu hướng biến động tăng giảm của các chỉ tiêu đó Việc so sánh các chỉ tiêutrong các báo cáo tài chính cần lựa chọn chỉ tiêu kỳ gốc hợp lý, phương pháp tính toán,thời gian tính toán, nội dung kinh tế cũng như đơn vị tính hợp lý đồng thời cần giữ

gốc so sánh cố định để kết quả so sánh được chính xác hơn (Hoàng Thị Kim Thoa,2014)

1.1.4.2 Phương pháp loại trừ:

Phương pháp loại trừ nhằm xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của mộtnhân tố nghiên cứu đến chỉ tiêu cần phân tích Khi sử dụng phương pháp này để xác

định ảnh hưởng của nhân tố đang nghiên cứu cần loại trừ sự ảnh hưởng của các nhân

tố còn lại (Hoàng Thị Kim Thoa,2014) Trong thực tế phương pháp loại trừ được biểu

hiện giữa hai dạng khác nhau là: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp sốchênh lệch:

-Phương pháp thay thế liên hoàn: phương pháp này là thay thế lần lượt từng nhân

tố từ giá trị gốc sang kì phân tích rồi từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó

đến chỉ tiêu cần phân tích, các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên ở kì gốcsau đó so sánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của nghiên cứutrước khi thay thế nhân tố đó, chênh lệch trị số trước và sau khi phân tích nhân tố

chính là ảnh hưởng của nhân tố đó đến sự biến động của chỉ tiêu

-Phương pháp số chênh lệch: phương pháp này sử dụng để xác định mức độ ảnh

hưởng của một nhân tố này đến nhân tố khác, ta tính chênh lệch về giá trị ở kỳ phân

tích so với kỳ gốc của nhân tố đó

1.1.4.3 Phương pháp Dupont:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Mô hình phân tích tài chính Dupont được phát minh bởi F.Donaldson Brown và

được ứng dụng đầu tiên tại Công ty hóa học khổng lồ Dupont, vì vậy, mà nó được gọi

là phương pháp Dupont Phương pháp này sử dụng kĩ thuật để phân tích khả năng sinh

lời của Công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả, phân tích mối liên hệ giữa các chỉ

tiêu tài chính Phương pháp này giúp các nhà quản trị có thể đánh giá đầy đủ và khách

quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

Bản chất của phương pháp là tách một chỉ số tổng hợp thành nhiều tích số có mốiquan hệ với nhau, từ đó có thể phân tích ảnh hưởng của các chỉ số thành phần với chỉ

số tổng hợp, là cơ sở cho việc đề ra những chính sách phù hợp và hiệu quả nhằm nângcao khả năng sinh lời Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phân tích: chỉ số lợinhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROA= Tỷ suất LN trên DT x Số vòng quay tổng tài sản ROE= Tỷ suất LN trên DT x Số vòng quay tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính

Từ mô hình phân tích trên cho thấy để nâng cao khả năng sinh lời của một đồngtài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng thì các nhà quản trị phải nghiên cứu và xem xét

đến những biện pháp gì cho việc nâng cao không ngừng khả năng sinh lời trong quá

trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp (Nguyễn Năng Phúc,2013)

Nhìn chung thì việc phân tích tình hình tài chính thường sử dụng kết hợp nhiều

phương pháp phân tích khác nhau thay vì sử dụng riêng lẻ một phương pháp Điều này

sẽ giúp kết quả phân tích được khách quan, chính xác và cung cấp cho người sử dụnglượng thông tin tổng quan và bao quát hơn

1.2 Nội dung phân tích tình hình tài chính

1.2.1 Phân tích báo cáo tài chính:

1.2.1.1.Phân tích bảng cân đối kế toán

a) Phân tích cơ cấu và sự biến động của các khoản mục tài sản

Phân tích cơ cấu và sự biến động của khoản mục tài sản là việc sử dụng số liệu

trên bảng cân đối kế toán (cụ thể là phần tài sản của bảng cân đối kế toán trong báo

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

cáo tài chính của Công ty) tiến hành so sánh số liệu ở kỳ phân tích so với số liệu ở kỳgốc, xong tính chênh lệch về giá trị về tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trong phầntài sản qua các năm Chênh lệch tăng, chênh lệch giảm về giá trị, tỷ trọng của các chỉ

tiêu con như vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tài sản dài hạn, hàng tồn kho, đầu tư

tài chính ngắn hạn rồi đưa ra đánh giá về tình hình biến động của các khoản mụctrong tài sản đó trong hiện tại so với năm gốc trong quá khứ như thế nào để từ đó dự

đoán tiềm năng tài chính những năm sắp đến của Công ty đó

So sánh tổng số tài sản cuối năm so với tổng tài sản đầu năm, tỷ trọng các khoảnmục tài sản trong tổng số tài sản, chênh lệch biến động tăng, biến động giảm củachúng nhận xét thay đổi này có phù hợp với hướng kinh doanh của Công ty haykhông Nếu phù hợp thì là một dấu hiệu tốt, ngược lại thì là dấu hiệu xấu cần tìm ranguyên nhân, điều này còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người phân tích

các thông tin được cung cấp thêm có thể đưa ra đánh giá nhân xét tốt hay xấu về sự

biến động rồi đề ra hướng giải quyết

Mức chênh lệch

giá trị của khoản mục

ự ế độ ủ ℎả ụ = 100% ứ ℎê ℎ ệ ℎ á ị ủ ℎả ụá ị ℎả ụ ỳ ốTính toán để thấy sự thay đổi bất thường của chỉ tiêu nào đó sẽ giúp cho người sử

dụng nắm bắt được để từ đó tìm hiểu nguyên nhân đề ra giải pháp khắc phục

b) Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

= Giá trị khoản mục kỳ phân tích - Giá trị khoản mục kỳ gốc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

Việc phân tích cơ cấu và sự biến động của các khoản mục trong nguồn vốn củaCông ty cần sử dụng các số liệu của khoản mục nguồn vốn trên bảng cân đối kế toántrong báo cáo tài chính của Công ty rồi tính chênh lệch các khoản mục nguồn vốn quacác thời kì để có cái nhìn tổng quan về cơ cấu nguồn vốn của Công ty Nguồn vốn củaCông ty: vốn vay, vốn chủ sở hữu và vốn đi chiếm dụng thông qua nợ phải trả từ đó

đánh giá được mức độ độc lập về tài chính của Công ty Việc xác định tỷ trọng củatừng khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của Công ty giúp nhận định được

việc sử dụng các khoản mục trong nguồn vốn có hợp lý hay không Tùy từng trường

hợp cụ thể mà đi sâu phân tích cụ thể từng khoản mục trong cơ cấu nguồn vốn của

Công ty để có kết luận chính xác hơn về tình hình nguồn vốn để đưa ra các quyết định

hợp lý, kịp thời trong thời gian quản lý nguồn vốn của Công ty

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn Tổng số nguồn vốn

Sự thay đổi về giá trị tỷ trọng của nguồn vốn của Công ty qua các thời kỳ, phântích biến động các khoản mục trong nguồn vốn giúp người phân tích có thể đánh giá

sự thay đổi này là tốt hay là xấu trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó có phù hợpvới việc nâng cao năng lực tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị

trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh và có phù hợp với các chiến lược cũng như

kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty hay không

Mức tăng giảm của khoản mục = Giá trị khoản mục kỳ phân tích - Giá trị khoản mục kỳ gốc

Sự biến động

của khoản mục

1.2.1.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là loại báo cáo về tình hình doanh thu,tình hình chi phí cũng như tình hình lợi nhuận của Công ty trong một thời kỳ nào đó (

thường chọn là năm, quý hoặc tháng) Do đó, đặc điểm chung của báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh là cung cấp dữ liệu mang tính thời kỳ về tình hình doanh thu, chi phí

và lợi nhuận của Công ty

Trang 24

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp các thông tin về tổng doanh thubán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi gộp bán hàng, doanhthu hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý Công ty, lãithuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, các khoản thu nhập và chi phí khác đểtạo lợi nhuận khác ta dựa vào những thông tin đó để tính được tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế, tính toán ra được lợi nhuận sau thuế thu nhập của mỗi Công ty, tốc độtăng giảm của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sự thay đổi của

khoản mục doanh thu bán hàng của Công ty trong thời gian phân tích khi chịu tác độngbởi nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như sự thay đổi của môi trường kinh doanh, thịhiếu và nhu cầu của thị trường, số lượng bán, giá bán

Mức tăng giảm của chỉ tiêu= Chỉ tiêu kỳ phân tích - Chỉ tiêu kỳ gốc

ỷ ệ ă ả ủ ℎỉ ê = 100% ứ ă ả ủ ℎỉ ê

ℎỉ ê ỳ ố

Phân tích kết quả kinh doanh là phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu trên Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh Khi đó cho biết sự tác động của các chỉ tiêu vànguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận phân tích về mặt định lượng

1.2.1.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ là việc làm quan trọng vì Báo cáo lưu

chuyển tiền tệ là loại báo cáo cho biết sự lưu chuyển của dòng tiền trong thời gianphân tích Tiền là một yếu tố quan trọng không thể thiếu của mỗi Công ty, tiền hỗ trợmọi hoạt động của Công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau Nếu như Công ty có nhiềutiền thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn là việc thiếu hụt tiền, Công ty sẽ đối diện với

không ít khó khăn Vì vậy, việc tìm hiểu về sự lưu chuyển của dòng tiền của Công ty

và đánh giá về mức độ hợp lí của sự dòng tiền vào và dòng tiền ra này là điều vô cùng

quan trọng

Việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần thực hiện so sánh theo chiều ngang

và so sánh theo chiều dọc đối với các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, so sánh

số liệu của kỳ phân tích so với số liệu kỳ gốc, từ đó đưa ra những nhận định phù hợp

So sánh theo chiều ngang là phương pháp so sánh bằng cách tính toán mức biến động

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

và tỷ lệ biến động của các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa số liệu kỳphân tích so với số liệu kỳ gốc So sánh theo chiều dọc là phương pháp tính toán tỷ lệphần trăm của các chỉ tiêu bộ phận so với tổng số để phản ánh mối quan hệ của chỉtiêu bộ phận so với tổng thể.

Khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong mối liên hệ với các hoạt động khác cầntiến hành việc so sánh sự dịch chuyển vào ra của dòng tiền của từng hoạt động để xác định

sự biến động của dòng tiền lưu chuyển của từng loại hoạt động cụ thể của Công ty

Ta có:

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư + Lưu chuyển tiền thuần tự hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền = Tổng số tiền thu vào - Tổng số tiền chi ra

Nếu như kết quả này có giá trị dương thì điều này cho thấy Công ty đủ khả năngthanh toán ngược lại nếu như lưu chuyển tiền thuần trong kỳ có giá trị âm thì Công tykhông thể huy động được các nguồn tiền từ bên ngoài hoặc huy động không đủ đáp

ứng nhu cầu sử dụng tiền mặt của Công ty, đây là tình trạng không tốt nên tránh của

mỗi Công ty

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của Công ty thì được bảo

đảm bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, hệ số này phản ánh khả năng đáp ứng được

các khoản nợ ngắn hạn của Công ty trong một chu kỳ kinh doanh, càng cao thì càngtốt

Nếu hệ số này nhỏ hơn 1: các khoản nợ ngắn hạn của Công ty không có khả năng

được đảm bảo, nên cố gắng cải thiện ở những năm tới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

Nếu hệ số này bằng 1: cho thấy tình hình tài chính của Công ty là bình thường vàCông ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Nếu hệ số này lớn hơn 1: cho thấy nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo bằngtài sản ngắn hạn, được đánh giá là tốt

b) Khả Năng Thanh Toán Nhanh

Công thức:

Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn − Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: nhằm dùng để đánh giá khả năng thanh toán tức thời của các khoản nợ

ngắn hạn, hiểu cách khác: khả năng huy động tài sản lưu động (sau khi đã loại trừ giátrị hàng tồn kho của Công ty) của một Công ty dùng để thanh toán ngay các khoản nợngắn hạn

Nếu hệ số này nhỏ hơn 1: Công ty không đảm bảo được khả năng thanh toánnhanh Tình hình này Công ty cần chú trọng xem xét

Nếu hệ số này bằng1: điều này cho thấy Công ty đảm bảo được khả năng thanhtoán nhanh

Nếu hệ số này lớn hơn 1: Khi hệ số này cao hơn 1 thể hiện khả năng thanh toánnhanh của Công ty tốt nhưng nếu quá cao sẽ là một biểu hiện không tốt khi đánh giá

về khả năng sinh lời

c) Khả Năng Thanh Toán Tức Thời

Công thức:

Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: cho biết tình hình lượng tiền và tương đương tiền hiện có trong Công ty

có thể thanh toán được bao nhiêu nợ ngắn hạn Khi chỉ tiêu này càng lớn thì khả năngthanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của Công ty càng cao

Nếu hệ số này nhỏ hơn 1: Công ty không bảo đảm khả năng thanh toán tức thời,tiền và khoản tương đương tiền trong Công ty không đủ để thanh toán các khoản nợ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

ngắn hạn.

Nếu hệ số này bằng 1: Công ty bảo đảm được khả năng thanh toán tức thời

Nếu hệ số này lớn hơn 1: Công ty thừa khả năng thanh toán tức thời, khả năngthanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của Công ty càng cao

d) Hệ Số Thanh Toán Của Tài Sản Ngắn Hạn:

Công thức:

Hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn = Tiền và tương đương tiền

Tài sản ngắn hạn

Ý nghĩa: Là cho biết tốc độ chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu

hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn có nghĩa là trong một đồng tài sản ngắn hạn màCông ty tạo ra thì có bao nhiêu đồng là tiền và tương đương tiền

Nếu chỉ tiêu này mà càng cao chứng tỏ tốc độ chuyển đổi thành tiền của tài sảnngắn hạn thành vốn bằng tiền càng nhanh, cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền củaCông ty càng tốt nếu hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn tăng lên qua các năm thì

được đánh giá là tốt, tình hình tài chính của Công ty tiến triển hơn

e) Chất Lượng Của Tài Sản Ngắn Hạn:

Vì có mối quan hệ mật thiết với khả năng thanh toán nhanh của Công ty nên chất

lượng của tài sản ngắn hạn được đưa vào hệ thống chỉ số thanh toán ngắn hạn Khi mà

tỷ số này càng thấp chứng tỏ chất lượng hay khả năng thanh toán nhanh của Công tycàng cao và ngược lại khi mà tỷ số này càng cao chứng tỏ chất lượng hay khả năngthanh toán nhanh của Công ty càng thấp

Chỉ số này càng thấp cho thấy lượng hàng tồn kho trong Công ty càng thấp vàkhả năng thanh toán nhanh của Công ty càng cao Công ty không nên duy trì hệ số này

ở mức độ quá thấp cần theo dõi ở mức vừa phải để đảm bảo tình hình tài chính cho

Công ty luôn được kiểm soát

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

f) Số Lần Hoàn Trả Lãi Vay Ngắn Hạn:

Công thức:

Số lần hoàn trả lãi vay = EBIT

Tài sản ngắn hạn

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn vay của Công ty.

Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1: chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty yếu kém

đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay mà Công ty đã vay trước đó

Nếu hệ số này bằng 1: Công ty có thể đáp ứng được việc thanh toán lãi vay

Nếu hệ số này lớn hơn 1: Công ty có khả năng trả lãi vay

1.2.1.2.Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản

a) Số Vòng Quay Của Tài Sản TAT:

Công thức:

Số vòng quay của tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này có nghĩa là cứ bình quân đầu tư 1 đồng tài sản vào hoạt

động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, hệ số này

càng cao thì càng tốt

b) Suất Hao Phí Của Tài Sản So Với Doanh Thu Thuần:

Công thức:

Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần = Tổng tài sản bình quân

Doanh thu thuần

Ý nghĩa: Đối với chỉ tiêu suất hao phí của tài sản so với doanh thu thì lại có ý

nghĩa ngược lại với chỉ tiêu số vòng quay của tài sản Chỉ tiêu này càng thấp thì càngtốt đối với Công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

c) Số Vòng Quay Của Hàng Tồn Kho:

Công thức:

Số vòng quay của hàng tồn kho= Giá vốn hàng vốn

Hàng tồn kho bình quân

Ý nghĩa: Chỉ số này có nghĩa là số lần bình quân mà hàng hóa tồn kho luân

chuyển trong kì Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy Công ty bánhàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp, mức độ luânchuyển liên tục, nhanh chóng của hàng tồn kho trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa Công ty

Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì lúc đó lượng hàng dự trữ trongkho không nhiều, khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì khó cung cấp đủ hàng chokhách hàng, tùy vào đặc thù kinh doanh của mỗi Công ty sẽ có chỉ số phù hợp hơn,

thông thường thì chỉ số này thường cao vào dịp xuất hàng hóa, dịp dự trữ hàng cho lễ

Ý nghĩa: là thời gian để hàng tồn kho chuyển đổi thành tiền, số ngày mà lượng

hàng tồn kho chuyển đổi thành hàng xuất bán trong kỳ kinh doanh của Công ty

e) Số Vòng Quay Các Khoản Phải Thu:

Công thức:

Số vòng quay các khoản phải thu= Các khoản phải thu bình quân Doanh thu thuần

Ý nghĩa: Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà

Công ty áp dụng đối với các khách hàng

Nếu hệ số này càng thấp thì Công ty có thể đang đối mặt với tình trạng bị chiếmdụng vốn cao, làm giảm sự chủ động của Công ty trong việc tài trợ nguồn vốn lưu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

động trong sản xuất.

Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của Công ty càng nhanh, khả

năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao

Công ty cần xem xét để duy trì chỉ số này ở một số nhất định, vừa cân đối đượckhả năng tài chính của Công ty, vừa có thể thu hút được các khách hàng đến với Công

ty mình

f) Kỳ Thu Tiền Bình Quân (DOS):

Công thức:

Kỳ thu tiền bình quân = 360

Số vòng quay các khoản phải thu

Ý nghĩa: cho biết Công ty mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản

phải thu của mình, phản ảnh khả năng thu hồi nợ của Công ty

Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ Công ty chuyển đổi các khoản này càng nhanh, sốngày thu hồi nợ của Công ty ít, số ngày Công ty bị chiếm dụng vốn cũng giảm đi

Và ngược lại hệ số này càng cao chứng tỏ Công ty chuyển đổi các khoản này

càng chậm, số ngày thu hồi nợ của Công ty cao, số ngày Công ty bị chiếm dụng vốncũng cao

g) Số Vòng Luân Chuyển Các Khoản Phải Trả:

Công thức:

Số vòng luân chuyển các khoản phải trả = Giá vốn hàng bán + Tăng (giảm) HTK

Số dư bình quân các khoản phải trả

Ý nghĩa: cho biết khả năng chiếm dụng vốn của Công ty đối với nhà cung cấp.

Chỉ số nói lên trong kỳ các khoản phải trả quay được bao nhiêu vòng

Số vòng luân chuyển các khoản phải trả càng thấp càng tốt vì lúc này số dư nợphải trả sẽ cao, khi đó Công ty sẽ chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp, chi phí sửdụng vốn của Công ty thấp từ đó lợi nhuận của Công ty sẽ tăng và ngược lại Tuy

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

nhiên khi chỉ số này quá thấp thì không tốt thì dễ đẩy Công ty rơi vào tình mất khả

năng thanh toán, có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp

h) Kỳ Luân Chuyển Khoản Phải Trả:

Công thức:

Thời gian quay vòng của khoản phải trả = Thời gian của kỳ phân tích

Số vòng luân chuyển các khoản phải trả

Ý nghĩa: Đây là chỉ số ngược lại so với số vòng luân chuyển các khoản phải trả,

cho biết thời gian cần thiết để các khoản phải trả của Công ty quay được 1 vòng

k) Sức Sản Xuất Của Tài Sản Dài Hạn:

Công thức:

Sức sản xuất của tài sản dài hạn= Doanh thu thuần

Tổng tài sản dài hạn bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh bình quân 1 đồng tài sản dài hạn sử dụng trong kỳ

tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu

Khi sức sản xuất của tài sản dài hạn càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sảndài hạn càng cao và ngược lại khi sức sản xuất của tài sản dài hạn càng nhỏ chứng tỏhiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng thấp

l) Sức Sản Xuất Của Tài Sản Cố Định: (Hsx)

Công thức:

Hsx = Doanh thu thuần

Tổng tài sản cố định bình quân

Ý nghĩa: Sức sản xuất của tài sản cố định thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cố

định của một Công ty, cho biết bình quân cứ mỗi một đồng giá trị tài sản cố định đầu

tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần

Sức sản xuất của tài sản cố định càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố

định càng cao

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Và ngược lại sức sản xuất của tài sản cố định càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sửdụng tài sản cố định càng thấp, sức sản xuất từ tài sản cố định của Công ty không đượctốt.

1.2.2.3.Chỉ số về khả năng sinh lời

a) Đòn Bẩy Tài Chính (FLM):

Đòn bẩy tài chính= 100 Tổng tài sản bình quân

Vốn chủ sở hữu bình quân

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu Hệ số

đòn bẩy tài chính sử dụng các chỉ tiêu bình quân vì có thể số liệu tổng tài sản và vốn

chủ sở hữu tại thời điểm cuối kỳ không phải là con số đại diện nên nó không phản ánh

đúng thực chất những thay đổi cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cả

Ý nghĩa: Tỷ số này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được bao nhiêu

đồng lợi nhuận sau thuế

Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớnthì lợi nhuận thu được càng cao

Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là Công ty kinh doanh thua lỗ

c) Lợi Nhuận Gộp Biên (Lợi Nhuận Hoạt Động Biên, Tỷ Lệ Lãi Gộp):

Công thức:

ợ ℎậ ộ ê = 100% ợ ℎậ ộ ừ ℎ ℎ ℎầ à Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu

d) Khả Năng Sinh Lời Cơ Bản (BEF):

Công thức:

= 100%

ổ à ả ì ℎ â

Ý nghĩa: Chỉ số này là một trong những chỉ số để đánh giá về khả năng sinh lời

của Công ty nhưng không xét đến sự ảnh hưởng của thuế và chi phí lãi vay

Tỷ số mang giá trị dương càng cao thì chứng tỏ Công ty kinh doanh càng có lãi.Khi tỷ số mang giá trị âm là Công ty kinh doanh thua lỗ

e) Tỷ Suất Lợi Nhuận Trên Tài Sản Cố Định:

Công thức:

ỷ ấ ợ ℎậ ê à ả ố đị ℎ= 100% ổ à ả ố đị ℎ ì ℎ âợ ℎậ ℎế

Ý nghĩa: Chỉ số này thể hiện mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định tại

Công ty, cứ 100 đồng tài sản cố định sử dụng trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồnglợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định tại Công ty càngtốt và ngược lại

Nếu hệ số này thấp: hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty thấp, cần được chútrọng hơn

f) Tỷ Suất Sinh Lời Của Tài Sản (ROA):

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

Công thức:

ỷ ấ ℎ ờ ủ à ả = 100% ổ à ả ì ℎ âợ ℎậ ℎế

Ý nghĩa: thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất

kinh doanh của Công ty, cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quátrình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Khi ROAcàng cao càng thể hiện hiệu quả của việc sử dụng tài sản và ngược lại

g) Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROE:

Công thức:

ỷ ấ ℎ ờ ê ố ℎủ ở ℎữ = 100% ố ℎủ ở ℎữ ì ℎ âợ ℎậ ℎế

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nói lên bình quân cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào

hoạt động kinh doanh thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra Đây là chỉ

số quan trọng nhất để đánh giá tổng quát được tình hình tài chính của Công ty, thước

đo về năng lực của một Công ty trong việc tối đa hóa lợi nhuận từ mỗi đồng vốn đầu

tư Công ty đạt được ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh càng mạnh vì thôngthường, tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ Công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổđông và càng có khả năng huy động thêm vốn ở trên thị trường tài chính để đầu tư

kinh doanh và ngược lại

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

TNHH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU PHÚC THỊNH

2.1.Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh

2.1.1.L ịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Nhận định được tiềm sản xuất gỗ dăm và thấy được sự thuận lợi của vùng đất

Phong Điền - Thừa Thiên Huế, khi ở đây có nguồn nhân công giá trẻ đông đảo, có

nguồn nguyên liệu dồi dào, địa bàn thuận lợi, con người thân thiện nên Công tyTNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh đã được thành lập theo giấy chứng nhận

đăng ký kinh doanh số 3301573803 ngày 26/11/2015

Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo luật Công ty, Điều lệ Công

ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan Công ty TNHH chế biến gỗ xuấtkhẩu Phúc Thịnh có vốn góp điều lệ: 25.000.000.000( Hai mươi lăm tỷ đồng )

Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh cung cấp chế biến dăm gỗ,nguyên liệu này sẽ được dùng làm nguyên liệu giấy chủ yếu là xuất khẩu sang các thị

trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan

Văn phòng Công ty đóng tại địa bàn Km 23, Quốc lộ 1A, Xã Phong An, HuyệnPhong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích 54.000 m2

Sau khi có quyết định đầu tư, Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh

đã thực hiện xây dựng với nhiều hạng mục công trình: văn phòng, nhà xưởng, kho, bãi

chứa gỗ nguyên liệu, bãi chứa gỗ dăm khô và các công trình phụ trợ khác Vị trí khu

đất xây dựng nhà máy rất thuận lợi cho việc thông thương xuất nhập khẩu hàng hóa.Đặc biệt trong năm 2017 Công ty đã thực hiện đầu tư kho chứa gỗ dăm tại Cảng

Chân Mây với công suất 40.000 tấn/lượt trên diện tích 5,5 ha nhằm đáp ứng tiến độthời gian xuất hàng

Tên tiếng Việt: CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU PHÚC THỊNH

Tên tiếng Anh: PHUC THINH EXPORT WOOD PRODUCTS PROCESSING CO LTD

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Trụ sở chính: Km 23 Quốc lộ 1A, Xã Phong An, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa ThiênHuế

Mã số thuế: 3301573803

Giám đốc: Phạm Quang Hồng

Điện thoại: 0981811357

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3301573803

2.1.2 Ch ức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh

2.1.2.1.Chức năng

Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh với chức năng chính là chếbiến dăm gỗ làm nguyên liệu giấy xuất khẩu qua các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc,Trung Quốc, Đài Loan

2.1.2.2 Nhiệm vụ

Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh sẽ tận dụng mọi nguồn lựchiện có để tiến hành sản xuất, khai thác thêm những tiềm năng để phục vụ tốt cho quátrình sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty đã, đang và sẽ từng ngày cải thiện đờisống vật chất tinh thần cho người lao động trong Công ty Công ty sẽ cố gắng áp dụng

đầu tư kĩ thuật tiên tiến, khoa học công nghệ để có thể tiến hành sản xuất cung cấp

nguyên liệu kịp thời cho thị trường

Thực thiện tốt các nghĩa vụ nhà nước giao cho, công tác an toàn lao động trongquá trình sản xuất kinh doanh luôn cũng luôn được chú trọng và xem trọng vì sức khỏecủa công nhân viên là sức khỏe của Công ty

Luôn coi trọng ý thức trách nhiệm của Công ty đối với cộng đồng và bảo vệ môi

trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn dựa trên tiêu chí hài hòa lợi

ích Công ty với cộng đồng xã hội, bảo vệ môi trường Trong ngắn hạn có thể nhiệm vụnày không quan trọng nhưng xét trong dài hạn thì đây là nhiệm vụ quan trọng thể hiệntrách nhiệm của Công ty với môi trường sống

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

2.1.2.3 Ngành nghề kinh doanh

- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: Kinh doanh

mua bán lâm sản, gỗ, nông sản có nguồn gốc hợp pháp trồng rừng và chăm sóc rừng

- Vận tải hàng hóa đường bộ

- Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệutết bện Chi tiết: Chế biến lâm sản, gỗ, nông sản có nguồn gốc hợp pháp

Công ty TNHH Chế biến gỗ Xuất khẩu Phúc Thịnh cam kết mang đến cho khách hàng

sự hài lòng tối đa bằng các sản phẩm gỗ dăm chất lượng cao với giá thành hợp lý nhất

2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh sản xuất kinh doanh theonhững ngành nghề đã đăng kí, thực hiện các kế hoạch đã đề ra, từng bước cải thiệnchất lượng cuộc sống cho đội ngũ nhân viên, người lao động Áp dụng khoa học côngnghệ, kĩ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh, trình độ nhân công luôn

được nâng cao

Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh được tổ chức dưới hình thứcCông ty TNHH có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng

Hiện tại, Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh có đồng chủ sở hữugồm 3 thành viên:

STT Tên Thành viên Giá trị phần vốn góp

(VNĐ)

Tỷ lệ vốn góp ( %)

Trang 38

+ Trên 28,6 mm: chấp nhận tối đa 5%.

+ Từ 4,8mm – 28,6mm: không ít hơn 92%

+ Dưới 4,8mm: chấp nhận tối đa 3%

+Vỏ cây: chấp nhận tối đa 0,5%

+ Vỏ cây và gỗ mục: chấp nhận tối đa 1%

*Tiêu chí kinh doanh:

- Giao hàng nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của khách hàng

- Phương thức thanh toán đa dạng

2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh là một đơn vị kinh doanh độclập, ngày càng phát triển, có chỗ đứng trên thị trường Để giúp Công ty ngày càng phát

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

triển thì cơ cấu tổ chức của Công ty phải hợp lý phát huy được tính chủ động, sáng tạocủa mỗi công nhân viên trong Công ty.

2.1.4.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty :

Ghi chú:

- Quan hệ trực tuyến:

- Quan hệ chức năng:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty

TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh

2.1.4.2.Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty:

QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

P KẾ TOÁN TÀI VỤ

P.MẪU P.CÂN P.TỔ CHỨC

HÀNH CHÍNH

P BẢO VỆ

TỔ CƠ

TỔ SẢN XUẤT

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của Công ty, điều hành, ra quyết định

để các cấp dưới thực hiện theo Là người quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm về mọi

mặt của hoạt động sản xuát kinh doanh cũng như hiệu quả kinh tế Giám đốc sẽ xâydựng các chiến lược kinh doanh, xây dựng các kế hoạch và phương án hoạt động trongtừng giai đoạn cụ thể của Công ty Tổ chức và quản lý các nguồn lực để thực hiện cácmục tiêu kinh doanh, điều hành tổng thể các bộ phận trong Công ty

Phó giám đốc: là người giúp đỡ giám đốc về từng mặt công tác do giám đốc

phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những quyết định của mình Phó

giám đốc được quyền thay giám đốc giải quyết những công việc theo giấy uỷ quyền

của giám đốc và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với giám đốc, chủ

động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công

Phòng tổ chức hành chính: phòng này sẽ có nhiệm vụ theo dõi, tổ chức, bổ

nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng kỷ luật nhân viên và tổ chức các hoạt động khác ngoàihoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm tuyển và đào tạo đội ngũ nhân viên, chịu tráchnhiệm quản lý hồ sơ sổ sách, con dấu của Công ty, theo dõi các phòng ban, nhân sựthực hiện đúng nhiệm vụ được giao Thường xuyên theo dõi và xem xét năng lực lao

động của mỗi bộ phận trong Công ty để từ đó kiến nghị cho giám đốc về việc tổ chức,

sắp xếp và bố trí nhân sự một cách hợp lý

Phòng kế toán - tài vụ: Có nhiệm vụ quản lý tài chính trong vấn đề thu chi hàng

ngày của Công ty để nắm bắt dòng tiền lưu chuyển ra sao, giữa khoản thu vào và chi

ra có phù hợp hay không, kết hợp với các bộ phận chức năng trong việc xây dựng kếhoạch tài chính của đơn vị, đề xuất các phương pháp và giám sát các kế hoạch đó chặtchẽ và góp phần làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận để tạo vốn thực hiện các hợp đồngkinh tế, xuất nhập hàng hóa, đôn đốc thu hồi công nợ Các bộ phận kế toán theo dõicác nghiệp vụ phát sinh trong ngày, lập các sổ và cuối kỳ kết chuyển sổ sách, báo cáokết quả kinh doanh đồng thời thực hiện các nghĩa vụ khai báo thuế, nộp thuế, mở tàikhoản ngân hàng để tạo thuận lợi trong việc thanh toán trong và ngoài nước, tiến hànhcác thủ tục vay vốn ngân hàng, ký kết các hợp đồng tín dụng

Phòng mẫu: đây là phòng có nhiệm vụ đặc thù, phải tiến hành kiểm tra, lấy mẫu

nguyên liệu( gỗ )để tính tỷ lệ độ ẩm, xét chất lượng gỗ của từng khu vực, khoanh vùng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 23/06/2021, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w