1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kế toán-Tài chính: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế

146 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN từ đó nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần năng cao công tác kế toán thuế tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ

GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG

THỪA THIÊN HUẾ

ĐOÀN THỊ KIM CHI

Niên khóa : 2016 - 2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ

GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG

THỪA THIÊN HUẾ

Họ và tên sinh viên:

Đoàn Thị Kim Chi

Trang 3

Lời Cảm Ơn

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô trường Đại họcKinh tế - Đại học Huế, Quý thầy cô trong khoa Kế toán – Tài chính đã tận tình dạybảo, truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi, đó là hành trang,những món quà quý báu mà thầy cô đã dành cho tôi trong suốt quá trình học tập trêngiảng đường đại học Đặc biệt, để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình, tôixin chân thành cảm ơn Th.S Trần Thị Thanh Nhàn – Cô giáo trực tiếp hướng dẫn tôi,người đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoànthành khóa luận này

Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú, anh chịtrong Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã hướng dẫn, giúp đỡ,tạo điều kiện, cung cấp tài liệu cần thiết trong quá trình thực tập tại Công ty và vàtạo cơ hội cho tôi có thể tìm hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của gia đình và bạn

bè, đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luậntốt nghiệp

Mặc dù, trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã có nhiều cố gắng, đã bám sát nộidung và phương pháp nghiên cứu song do kiến thức và năng lực bản thân còn hạnchế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót nhấtđịnh Kính mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của thầy cô và các bạn đểkhóa luận được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 4 năm 2020 Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Kim Chi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình biến động lao động của Công ty từ năm 2017 - 2019 45

Bảng 2.2 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2017-2019 46

Bảng 2.3 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2017-2019 48

Biểu 2.1: Hóa đơn Giá trị gia tăng đầu vào số 0000479 58

Biểu 2.2: Phiếu nhập kho 59

Biểu 2.3: Trích sổ chi tiết TK 1331 60

Biểu 2.4: Trích sổ cái TK 1331 61

Biểu 2.5: Chứng từ ghi sổ 62

Biểu 2.6 Trích bảng kê HĐ, chứng từ mua vào tháng 11/2019 63

Biểu 2.7: Trích hóa đơn Giá trị gia tăng số 0001906 71

Biểu 2.8: Trích sổ chi tiết TK 33311 72

Biểu 2.9: Trích sổ cái TK 33311 73

Biểu 2.10: Chứng từ ghi sổ 74

Biểu 2.11: Trích Bảng kê HĐ, chứng từ HHDV bán ra tháng 11/2019 75

Biểu 2.12: Trích tờ khai thuế giá trị gia tăng 77

Biểu 2.13: Sổ chi tiết tài khoản 3334 85

Biểu 2.14: Sổ cái tài khoản 3334 86

Biểu 2.15: Sổ chi tiết tài khoản 8211 87

Biểu 2.16: Sổ cái tài khoản 8211 88

Biểu 2.17: Trích tờ khai Thuế TNDN năm 2019 94 Biểu 2.18: Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 96Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, LƯU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với HHDV mua

vào trong nước 28

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào đối với HHDV nhập khẩu 29

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu ra 30

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành 33

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 35

Sơ đồ 2.1 - Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP bê tông và xây dựng TT Huế 38

Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông 41

và Xây dựng Thừa Thiên Huế 41

Sơ đồ 2.3 - Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức kế toán máy 43

Lưu đồ 2.1: Lưu đồ chứng từ của quá trình mua hàng 56

Lưu đồ 2.2: Lưu đồ chứng từ của quá trình bán hàng 69

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN I DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT II DANH MỤC BẢNG, BIỂU III DANH MỤC SƠ ĐỒ, LƯU ĐỒ IV

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I.1 Lý do chọn đề tài 1

I.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

I.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

I.4 Phương pháp nghiên cứu 3

I.5 Kết cấu đề tài 5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 7

1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Đặc điểm của thuế 7

1.1.3 Chức năng, vai trò của thuế 8

1.1.4 Thuế GTGT và thuế TNDN 9

1.1.4.1 Thuế GTGT 9

1.1.4.2 Thuế TNDN 17

1.1.5 Nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 26

1.1.5.1 Nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT 26

1.1.5.2 Nhiệm vụ của kế toán TNDN 26

1.2 Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 26

1.2.1 Kế toán thuế GTGT 26

1.2.2 Kế toán thuế TNDN 31

1.2.3 Tổ chức sổ sách kế toán 33 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ

THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA

THIÊN HUẾ 36

2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 36

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 36 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 36

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh 37

2.1.3.1 Chức năng 37

2.1.3.2 Nhiệm vụ 37

2.1.3.3 Các lĩnh vực hoạt động 37

2.1.4 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý 37

2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 37

2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 38

2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 41

2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 41

2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận 41

2.1.5.3 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 43

2.1.6 Phân tích năng lực kinh doanh của công ty (lao động, tài sản - nguồn vốn, kết quả kinh doanh) 45

2.1.6.1 Tình hình lao động giai đoạn 2017 -2019 45

2.1.6.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2017 -2019 46

2.1.6.3 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017- 2019 48

2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 50

2.2.1 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT 50

2.2.1.1 Đặc điểm tổ chức công tác thuế GTGT 50

2.2.1.2 Chứng từ sử dụng 51

2.2.1.3 Tài khoản sử dụng 51

2.2.1.4 Sổ kế toán sử dụng 51 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

2.2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế TNDN 81

2.2.2.1 Đặc điểm tổ chức công tác thuế TNDN 81

2.2.2.2 Chứng từ sử dụng 82

2.2.2.3 Tài khoản sử dụng 82

2.2.2.4 Số kế toán sử dụng 82

2.2.2.5 Thực trạng kế toán thuế TNDN 83

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 99

3.1 Nhận xét, đánh giá công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 99

3.1.1 Ưu điểm 99

3.1.2 Nhược điểm 100

3.2 Nhận xét, đánh giá công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 100

3.2.1 Ưu điểm 100

3.2.2 Nhược điểm 102

3.3 Một số giải pháp góp phần nâng cao công tác kế toán thuế tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 103

3.3.1 Một số giải pháp chung đối với công tác kế toán 103

3.3.2 Giải pháp góp phần nâng cao công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 103

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105

1.1 Kết luận 105

1.2 Kiến nghị 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

I.1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, con đường đổimới đã và đang phát huy hiệu quả, nền kinh tế đất nước ngày một phát triển đi lên.Một trong những nguyên nhân góp phần quan trọng vào thắng lợi đó là việc sử dụngcông cụ chính sách thuế của Nhà nước Ngày nay với xu thế toàn cầu hoá kinh tế quốc

tế, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực là một vấn đề bức thiết mang tính khách quanđối với tất cả các quốc gia Vì vậy vai trò của thuế ngày nay không chỉ dừng ở chỗđảm bảo nguồn thu cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, mà nó còn phải đảm bảo vaitrò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế quốc gia ngày một phát triển

Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước mà còn là sự phản ánh rõnét đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc định hướng phát triển chotừng ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm được ưu đãi, đồng thời, hạn chế đầu tư sản xuấtđối với những ngành nghề Nhà nước chủ trương thu hẹp Tuy nhiên, có tác động hạnchế hay khuyến khích của thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng chỉgiới hạn trong từng giai đoạn, từng thời điểm Do đó để phù hợp với tình hình thựctiễn trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Nhà nước đã hết sức linh độngtrong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về thuế

Ở nước ta, hệ thống thuế đã được cải tiến một cách đồng bộ nhằm đáp ứng đượcnhững đòi hỏi của nền kinh tế, phù hợp với sự vận động và phát triển của kinh tế thịtrường ở nước ta, Luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN được thông qua tại kỳ họp thứ

11 Quốc hội khóa IX ngày 10/5/1997 và chính thức áp dụng từ ngày 1/1/1999 thay choLuật thuế doanh thu, thuế lợi tức trước đây Trong những năm qua, Nhà nước ta đãkhông ngừng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hai sắc thuế này Việc sửa đổi cácchính sách thuế có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp

Từ khi ra đời cho đến nay thuế GTGT cũng như thuế TNDN luôn chiếm vị tríquan trọng trong hệ thống thuế Từ khi chúng ta áp dụng luật thuế GTGT, thuế TNDN

đã có nhiều tác động tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế như: Đảm bảo nguồn thu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tưnước ngoài, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tổ chức công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN là rất cần thiết đối với mỗidoanh nghiệp Tổ chức công tác kế toán thuế GTGT giúp các doanh nghiệp tính ra sốthuế GTGT phải nộp cho nhà nước để các doanh nghiệp làm tròn nghĩa vụ đối vớingân sách Nhà nước Bên cạnh đó, tổ chức công tác thanh toán thuế GTGT, thuếTNDN giúp doanh nghiệp xác định được số thuế GTGT, thuế TNDN được hoàn lạihay được miễn giảm nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp

Tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế thuế GTGT và thuếTNDN là hai sắc thuế phát sinh chủ yếu và thường xuyên, hằng năm đóng góp rất lớnvào nguồn ngân sách Nhà nước Do đó, tổ chức công tác kế toán thuế GTGT và thuếTNDN trở nên rất cần thiết đối với doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và mong muốn hệ thống lại kiến thức

đã được học về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN, trong quá trình tìm hiểu và thựctập tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế tôi đã quyết định chọn

đề tài “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠICÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ ” để thựchiện nghiên cứu và làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình

I.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN từ đó nhằm

đề xuất một số giải pháp góp phần năng cao công tác kế toán thuế tại Công ty Cổ phần

Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế

Khóa luận được thực hiện nhằm hướng đến ba mục tiêu sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thuế GTGT và thuế TNDN để làmkhung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

- Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổphần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.

- Đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao công tác kế toánthuế tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế

I.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác kế toán thuế GTGT vàthuế TNDN tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế

I.4 Phương pháp nghiên cứu

Để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu, tôi đã phải áp dụng hai phương phápnghiên cứu chủ yếu, cụ thể:

- Phương pháp thu thập số liệu và các tài liệu liên quan: Phương pháp này được

sử dụng để thu thập số liệu về tình hình lao động, bảng CĐKT, báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh của Công ty từ năm 2017-2019; các chứng từ liên quan đến nghiệp vụphát sinh: Hợp đồng, hóa đơn GTGT mua vào, phiếu nhập kho, phiếu kế toán (đối với

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

HHDV mua vào); hóa đơn GTGT bán ra, biên bản nghiệm thu, phiếu giao nhận ốngcống (đối với HHDV bán ra) Và các chứng từ khác liên quan đến công tác thuế GTGT:bảng kê HHDV bán ra và mua vào, tờ khai thuế GTGT, giấy nộp tiền; thuế TNDN: tờkhai quyết toán thuế TNDN, phụ lục kết quả hoạt động kinh doanh, giấy nộp tiền; sổsách: sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 1331, 33311, 8211, 3334 và chứng từ ghi sổ.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài: Tham khảo tại thư viện trường Đại học Kinh tế Huế

(đề tài nghiên cứu “Thực trạng công tác kế toán giá trị gia tăng và thu nhập doanhnghiệp tại Công ty TNHH Ngọc Anh” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh và “Thựctrạng kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần

Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế ” của tác giả Nguyễn Thị Nhãn); văn bản Pháp luật (Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, Luật thuế số 31/2013/QH13, Luật thuế số 71/2014/QH13; Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, Luật thuế số 32/2013/QH13), các Thông tư (về thuế GTGT: Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC,

Thông tư 26/2015/TT-BTC; về thuế TNDN: Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư96/2015/TT-BTC),… Từ đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế GTGT và thuế TNDN

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này dùng để thu thập thông tin

về tình hình doanh nghiệp, về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN cũng như làm

rõ mọi thắc mắc trong quá trình thực tập tại đơn vị thông qua việc trao đổi với toàn bộ

kế toán tại Công ty, đặc biệt là kế toán tổng hợp phụ trách về kế toán thuế Phương phápnày được thực hiện thường xuyên và trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị

- Phương pháp quan sát: Là quá trình quan sát và ghi chép lại những công việc

mà kế toán Công ty thực hiện như: Cập nhật chứng từ vào phần mềm, đối chiếu sắpxếp chứng từ trong quá trình làm việc, cách kê khai và nộp thuế trên phần mềm

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động

kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích Cụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

thể, so sánh tình hình lao động, tài sản - nguồn vốn, kết quả hoạt động SXKD qua banăm từ 2017-2019.

- Phương pháp chứng từ kế toán: Thu thập các bằng chứng kế toán để chứng

minh cho các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra tại doanh nghiệp, ghi nhận, hạch toán theocác tài khoản đối ứng vào sổ kế toán có liên quan từ đó đối chiếu giữa sổ kế toán vàchứng từ cũng như phân tích, xử lý số liệu sử dụng trong phần công tác kế toán thuếGTGT và thuế TNDN

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích tách biệt từng quy trình kế toán

thuế GTGT và thuế TNDN để nhìn nhận từng vấn đề được chi tiết và rõ ràng hơn Từ

đó làm căn cứ tổng hợp lại, rút ra các nhận định làm cơ sở đưa ra kết luận, đánh giá vềcông tác kế toán thuế tại đơn vị

I.5 Kết cấu đề tài

Ngoài mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, tài liệutham khảo, phụ lục thì kết cấu đề tài gồm có ba phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công

ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty

Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế

Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao công tác kế toán thuế tại Công ty

Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế

Phần III: Kết luận và kiến nghị

I.6 Tổng hợp các đề tài liên quan

Để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu hai

đề tài cùng lĩnh vực như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

Đề tài 1: “Thực trạng công tác kế toán giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệptại Công ty TNHH Ngọc Anh” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh – Trường đại họcKinh tế Huế.

Đề tài 2: “Thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệptại Công ty Cổ phần xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn ThịNhãn – Trường đại học Kinh tế Huế

Hai đề tài trên đã trình bày đầy đủ nội dung các phần, các thông tin, nội dung cầnthiết của một đề tài nghiên cứu Tuy nhiên, theo đánh giá chủ quan của cá nhân tôi thìhai đề tài vẫn còn những thiếu sót nhất định, chưa khai thác sâu vấn đề cần nghiên cứu

+ Chưa trình bày các bước mà kế toán tại đơn vị nhập liệu trên phần mềm kếtoán, kê khai thuế trên phần mềm HTKK và nộp thuế như thế nào

+ Không có trình bày phần lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tại Công ty.Hiểu và nhận thấy được những thiếu sót của các đề tài mà tôi đã nghiên cứu nênvới đề tài thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần

Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế tôi đã khắc phục các nhược điểm trên và bổsung đầy đủ các nội dung để đi sâu làm rõ thực trạng kế toán thuế tại đơn vị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ

XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 1.1.Những vấn đề cơ bản về thuế

1.1.1 Khái niệm

Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổchức) có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bảnpháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếpcho đối tượng nộp thuế

(Trích từ TS Lê Quang Cường & TS Nguyễn Kim Quyến (1976), giáo trình Thuế 1) 1.1.2 Đặc điểm của thuế

Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước: Tính bắt

buộc của thuế thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế thì buộc phải chuyển giao mộtphần tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, nếu không thựchiện thì sẽ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết Còn đối với cơ quan thuthuế buộc phải thực hiện việc thu thuế đối với mọi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ là nhưnhau mà không được có sự ưu tiên với bất kì người nộp thuế nào

Thứ hai, thuế gắn với quyền lực nhà nước: Để thuế phát huy vai trò của mình đối

với xã hội thì Nhà nước đã pháp luật hóa thuế thành hệ thống pháp luật, từ đó buộcmọi cá nhân phải tuân thủ Chỉ gắn với yếu tố quyền lực thì thuế mới đảm bảo hoànthành nhiệm vụ tạo nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước

Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp: Thuế là khoản bắt

buộc mà người nộp thuế phải nộp cho Nhà nước khi có những điều kiện nhất định Khinộp thuế người nộp sẽ không được nhận lại một số tiền tương đương với khoản thuế đãnộp mà chỉ nhận được những lợi ích không thể xác định dưới dạng vật chất như: yên

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

bình xã hội, sự phát triển kinh tế… đó là tính không hoàn trả trực tiếp của thuế Số tiềnthuế phải nộp không phụ thuộc vào mức độ hưởng lợi ích của người nộp thuế.

1.1.3 Chức năng, vai trò của thuế

a Chức năng

- Chức năng phân phối và phân phối lại: Là chức năng cơ bản đặc thù của thuế.

Nhà nước dùng tiền thu từ thuế để tái đầu tư và phân phối thu nhập trong toàn xã hội

- Chức năng điều tiết nền kinh tế: Thuế là một công cụ của chính sách kinh tế có

thể đóng vai trò khuyến khích, hạn chế hoặc ổn định Thực hiện chức năng điều chỉnhcủa thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắnđối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế, xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuếphải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế

b Vai trò

Thứ nhất, thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước:

Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, để huy động tập trung nguồn lực tài chínhđáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của Nhà nước thì vai trò quan trọng này thuộc về thuế Thuếluôn được coi là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước

Thứ hai, thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường:

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có khả năng sử dụng chính sách thuế điều tiết

vĩ mô nền kinh tế Điều đó xuất phát từ chức năng điều tiết của thuế, lợi ích xã hội,Nhà nước có thể tăng thuế hoặc giảm thuế đối với thu nhập của các tầng lớp dân cư vàvới doanh nghiệp để kích thích hoặc hạn chế sự phát triển của các lĩnh vực các ngànhnghề khác nhau của nền kinh tế Việc điều chỉnh chính sách thuế cũng góp phần hìnhthành cơ cấu ngành hợp lý theo yêu cầu phát triển nền kinh tế trong từng giai đoạn

Thứ ba, thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối: Trong các chính sách, vai trò của thuế, Nhà nước đã xác định đối tượng

điều tiết khác nhau với các mức thuế suất và chế độ ưu đãi khác nhau Sự bình đẳngcủa chính sách thuế sẽ tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội làm ăn có hiệuquả, có năng suất cao phải được thu nhập cao hơn Vai trò phân phối lại của thuế được

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

thực hiện thông qua việc Nhà nước sử dụng tiền thuế để sản xuất ra HHDV công phục

vụ tiêu dùng chung cho toàn xã hội Ngoài ra Nhà nước còn sử dụng một phần tiềnthuế để trợ cấp, thực hiện điều hòa thu nhập xã hội

Thứ tư, ngoài những vai trò của thuế nêu trên thuế còn có vai trò là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh: Thông qua khai báo thuế

của các doanh nghiệp, thông qua công tác kiểm tra kiểm soát của cơ quan thuế, có thểkiểm tra kiểm soát và nắm được thực trạng các hoạt động SXKD của các doanhnghiệp, từ đó có thể phát hiện ra những vấn đề gian lận thương mại, trốn thuế, khaibáo sai với tình hình SXKD trong thực tế, góp phần chấn chỉnh các hoạt động SXKD

và nâng cao vai trò giám sát hoạt động SXKD trong xã hội của cơ quan thuế

1.1.4 Thuế GTGT và thuế TNDN

1.1.4.1 Thuế GTGT

a Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế GTGT

 Khái ni ệm

Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của giá trị hàng hoá, dịch

vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

(Trích từ Điều 2 của luật số 13/2008/QH12 ban hành ngày 03/06/2008)

Thứ nhất, đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được

sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam

Thứ hai, thuế GTGT có căn cứ tính thuế là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa,dịch vụ trong các khâu của quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Thứ ba, thuế GTGT có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu hết các HHDVđược tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam

Thứ tư, thuế GTGT có tính chất lũy thoái

Thứ năm, thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

 Vai trò

Thuế GTGT đóng vai trò rất quan trọng trong lưu thông hàng hóa và quản lý kinh

tế Nhà nước, góp phần thúc đấy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế nước nhà trênthị trường quốc tế Cụ thể như sau :

+ Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùngHHDV chịu thuế GTGT

+ Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của NSNN: Thuế GTGT tạo ra đượcnguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN, chiếm tỷ trọng ổn định

+ Thuế GTGT không trùng lắp: Do chỉ tính dựa trên phần giá trị tăng thêm củaHHDV, không tính vào phần giá trị đã chịu thuế GTGT ở các khâu trước đó

+ Thuế GTGT giúp khuyến khích xuất khẩu: HHDV thông qua thuế suất 0%doanh nghiệp xuất khẩu HHDV không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà cònđược hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước đó nên có tác dụng giảm chiphí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu

có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế

+ Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ vàthanh toán qua Ngân hàng: Tạo điều kiện chống thất thu thuế do việc khấu trừ thuếGTGT thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào thúc đẩy DN hạch toán đầy đủ thuếGTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào và thực hiện tốt chế độ hóa đơn chứng từ, hạchtoán kế toán

b Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho SXKD và tiêu dùng

ở Việt Nam, trừ đối tượng không chịu thuế

Đối tượng không chịu thuế: Theo Điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC đã sửa đổi

bổ sung theo Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, Điều 4 Thông tư 151/2014/TT-BTC,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC, Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-BTC có 26 nhómhàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT (xem phụ lục số 01)

Tổ chức, cá nhân SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là CSKD) và tổchức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) làđối tượng nộp thuế GTGT

b Căn cứ và phương pháp tính thuế

+ Giá tính thuế: Theo điều 7 Luật thuế số 13/2008/QH12 bổ sung sửa đổi một số

điều từ Luật thuế số 31/2013/QH13, hướng dẫn cụ thể tại Thông tư BTC (xem phụ lục số 02)

219//2013/TT-+ Thuế suất: Theo điều 8 Luật 13/2008/QH12 và một số sửa đổi bổ sung từ Luật

31/2013/QH13 và Luật số 71/2014/QH13 (hiệu lực từ 01/01/2015) và Luật số106/2016/QH13 (xem phụ lục số 03)

Phương pháp tính thuế GTGT có hai phương pháp cụ thể như sau:

 Phương pháp khấu trừ

+ Đối tượng áp dụng: Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với CSKD thựchiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán,hóa đơn, chứng từ bao gồm:

a) CSKD đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch

vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theoquy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộpthuế theo phương pháp tính trực tiếp

b) CSKD đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhânkinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạtđộng tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương phápkhấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

+ Cách tính:

Số thuế GTGT = Số thuế GTGT - Số thuế GTGT đầu vào

(Trích Khoản 5, Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC)

Trong đó:

Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi

trên hóa đơn GTGT

Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT muahàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụchịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩuhoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tàichính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam

và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam

 Phương pháp trực tiếp:

Đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý:

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằngGTGT nhân với thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác

vàng bạc, đá quý.

 Đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác :

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được xácđịnh bằng số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x tỷ lệ %

+ Đối tượng áp dụng:

 Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mứcTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phươngpháp khấu trừ.

 Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp

dụng phương pháp khấu trừ

 Hộ, cá nhân kinh doanh

 Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư

và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóađơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cungcấp HHDV để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí

 Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợpđăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt độngnhư sau:

 Phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%

 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 5%

 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyênvật liệu là 3%

 Hoạt động kinh doanh khác là 2%

c Đăng ký, kê khai, nộp thuế và hoàn thuế

CSKD kể cả chi nhánh của hàng trực thuộc CSKD chính phải đăng ký nộp thuếvới Cục thuế hoặc Chi cục thuế về địa điểm, ngành nghề kinh doanh, lao động, tiềnvốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan khác theo mẫu đăng ký nộp thuế và hướngdẫn của cơ quan thuế CSKD nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT,nếu thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán thì tự nguyện đăng ký ápdụng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì cơ quan thuế sẽ xem xét giảiquyết để thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

- Đối với cơ sở mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất là 10 ngày

kể từ ngày cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Các CSKD đã đăng ký nộp thuế nếu có thay đổi ngành nghề kinh doanh, sápnhập, giải thể, hợp nhất, chia, tách có tổ chức cửa hàng, chi nhánh, phải đăng ký bổsung với cơ quan thuế chậm nhất là năm (05) ngày trước khi có sự thay đổi đó

- Cơ sở hoạt động sản xuất ở một địa phương này nhưng có trụ sở, văn phònggiao dịch làm thủ tục bán hàng ở một địa phương khác thì cơ sở bán hàng cũng phảiđăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế địa phương nơi bán hàng

- Những CSKD thương nghiệp, dịch vụ có chi nhánh cửa hàng ở các địa phươngkhác nhau thì từng chi nhánh, cửa hàng phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địaphương nơi đặt chi nhánh, cửa hàng

- Cơ sở xây dựng phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đóngtrụ sở, đồng thời phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương nơi xây dựng công trình

- Cơ sở thực hiện cơ chế khoán cho tập thể cá nhân kinh doanh theo phương thức

tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh thì tập thể cá nhân phải trực tiếp đăng ký,

kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế nơi kinh doanh

- Về việc cấp mã cho đối tượng nộp thuế: Các CSKD đã thực hiện nộp thuế với

cơ quan thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế cho CSKD theo chế độ quyđịnh về việc cấp mã số cho đối tượng nộp thuế

 Kê khai

 Thời điểm khai thuế

Thuế GTGT là loại thuế kê khai theo tháng trừ các trường hợp sau đây:

• Khai thuế GTGT theo quý áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổngdoanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trởxuống Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việckhai thuế GTGT được thực hiện theo quý Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì

từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo thánghay theo quý.

• Khai thuế GTGT tạm tính theo từng lần phát sinh đối với hoạt động kinh doanhxây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh

• Khai thuế GTGT theo từng lần phát sinh đối với thuế GTGT theo phương pháptrực tiếp trên doanh số của người kinh doanh không thường xuyên

 Hồ sơ khai thuế GTGT

- Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Tờ khai thuế GTGT mẫu số01/GTGT (Chỉ cần nộp tờ khai, không cần nộp các phụ lục kèm theo (Theo điều 5 luật

số 71/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015))

- Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Tờ khai thuế GTGT mẫu số04/GTGT (nếu DN kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý thì theo tờ khai thuế GTGTmẫu số 03/GTGT)

 Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT:

- Kê khai thuế GTGT theo quý: Chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo

- Kê khai thuế GTGT theo tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo

Người nhập khẩu thì nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu theo từng lần nhậpkhẩu, thời hạn nộp theo thời hạn nộp thuế nhập khẩu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

 Hoàn thu ế

- CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT

đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng)

hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo

- CSKD mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu

khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ mộtnăm trở lên thì được hoàn thuế của HHDV sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừtrường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này Trường hợp, nếu số thuế GTGT

lũy kế của HHDV mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoànthuế GTGT

theo quy định của pháp luật về đầu tư Trường hợp dự án đầu tư không thuộc đốitượng được phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư thì phải có phương án đầu

tư được người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư phê duyệt

trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hànghoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưađược khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý;trường hợp trong tháng, quý số thuế GTGT đầu vào của HHDV xuất khẩu chưa đượckhấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo

- CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGTkhi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giảithể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu

vào chưa được khấu trừ hết

- Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợphát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ

nhân đạo

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặcgiấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối vớihàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh Việc hoàn thuế GTGTthực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa củangười nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theokhi xuất cảnh.

- Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyềntheo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế màCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

- Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định củapháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sửdụng được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên chứng từthanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT

1.1.4.2 Thuế TNDN

a) Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN

 Khái ni ệm

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, còn gọi là thuế thu nhập công

ty hay thuế lợi tức ở nhiều quốc gia Đối tượng của thuế TNDN là thu nhập của tổchức kinh doanh (doanh nghiệp) được xác định trên cơ sở doanh thu sau khi trừ đi cácchi phí cố liên quan đến việc hình thành doanh thu đó

(Trích từ TS Lê Quang Cường & TS Nguyễn Kim Quyến (1976), giáo trình Thuế 1)

Thứ nhất, thuế TNDN là thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế trong kì củacác doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tưthuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu thuế

Thứ hai, thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của các CSKD nên nó phụthuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanhnghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN.

 Vai trò

 Là nguồn thu quan trọng của NSNN Các chủ thể hoạt động SXKD, dịch vụngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho NSNNthông qua thuế TNDN ngày càng dồi dào

 Là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thunhập, đảm bảo công bằng xã hội Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làmcông cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng gópcủa các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý

Là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy SXKD phát triểntheo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước

Là một trong công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năngđiều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định

b) Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế

Thuế TNDN là loại thuế trực thu nên đối tượng nộp thuế cũng chính là đối tượngchịu thuế Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN 2008 và Khoản 1 Điều 1 Luậtthuế TNDN sửa đổi năm 2013 thì đối tượng nộp thuế TNDN (xem phụ lục số 04)

c) Căn cứ và phương pháp tính thuế

 Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất

- Trường hợp DN nếu có trích quỹ phát triển KHCN thì thuế TNDN phải nộpđược xác định như sau:

Thuế TNDN = Thu nhập - Phần trích lập x Thuế suất

(Trích từ Điều 3 của Thông tư 78/2014/TT-BTC)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Theo Điều 10 TT 78/2014-TT/BTC quy định về quỹ KHCN như sau:

- DN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được tríchtối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế TNDN để lập Quỹ pháttriển KHCN của DN DN tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển KHCN theo quyđịnh trước khi tính thuế TNDN

- Trong thời hạn năm năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát KHCN không được

sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì DN phảinộp NSNN phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sửdụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế TNDN đó

 Thuế suất:

- Thuế suất thuế TNDN là 20 %

- Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khítại Việt Nam từ 32% đến 50% Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữlượng mỏ DN có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quýhiếm khác gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài Chính để trình Thủ tướng Chính phủquyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh

- Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí

và tài nguyên quý hiếm (bạch kim, vàng bạc, thiếc, đá quý,…) áp dụng thuế suất 50%.+ Trường hợp các mỏ có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điềukiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN banhành kèm theo Nghị định này áp dụng thuế suất thuế TNDN là 40%

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

tính thuế năm tiếp theo (đối với DN mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó.

b Phương pháp tính thuế TNDN

Thuế TNDN = Thu nhập - Phần trích lập x Thuế suất

(Trích từ Điều 3 của Thông tư 78/2014/TT-BTC) Thu nhập tính thuế

Thu nhập = Thu nhập _ Thu nhập được _ Các khoản lỗ được kết

(Trích từ Khoản 1 Điều 4 của Thông tư 78/2014/TT-BTC) Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập = Doanh _ Chi phí hợp lý + Các khoản thu

(Trích từ Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 78/2014/TT-BTC)

 Doanh thu tính thu ế TNDN

- Là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ, bao gồm cảtrợ giá, phụ thu, phụ trội mà CSKD được hưởng không phân biệt đã thu tiền hay chưathu tiền, cụ thể:

- Nếu CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì DT không bao gồmthuế GTGT

- Nếu cơ sở nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì DT là khoản đã baogồm thuế GTGT

- Trường hợp DN có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trướccho nhiều năm thì DT để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trướchoặc được xác định theo DT trả tiền một lần Trường hợp doanh nghiệp đang trong thờigian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuếTNDN phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

 Thời điểm xác định DT tính thuế:

- Đối với hoạt động bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền

sử dụng hàng hoá cho người mua

- Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch

vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ

+ Trường hợp thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểmdịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định DT tính thuế được tính theo thời điểm lậphoá đơn cung ứng dịch vụ

 Chi phí h ợp lý được trừ và chi phí không được trừ

 Điều kiện để xác định khoản chi được trừ:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của DN; khoản chithực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của DN theo quy định của Pháp luật

+ Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của Pháp luật

+ Đối với hoá đơn mua HHDV từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên(giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùngtiền mặt

 Các khoản chi không được trừ:

+ Các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện được trừ khi xác định thu nhậpchịu thuế, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả khángkhác không được bồi thường

+ Khoản trích khấu hao TSCĐ không đúng quy định của Pháp luật

+ Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải

là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do ngânhàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay

+ Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng,hàng hóa đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đãđược Nhà nước ban hành định mức

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

+ Chi phí của DN mua hàng hóa không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thumua hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số78/2014/TT-BTC nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho ngườibán hàng, cung cấp dịch vụ.

+ Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ chứng từ

+ Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong cáctrường hợp sau:

Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động đãhạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng thực tế không chi trả hoặc không cóchứng từ thanh toán theo quy định của Pháp luật

Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người laođộng không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại các hồ sơtheo quy định của Pháp luật

Tiền lương, tiền công của chủ DN tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên, thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hộiđồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành SXKD

+ Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn,chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05(năm) triệu đồng/người/năm

+ Chi phụ cấp tàu xe nghỉ phép không đúng quy định của Bộ Luật Lao động.+ Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính

+ Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế, thuế GTGT đầu vào củaTSCĐ là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định không được khấu trừ ThuếTNDN trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế TNDN của nhà thầu nước ngoài màtheo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu,nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN Thuế thu nhập cá

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiềncông trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân.

+ Và một số khoản chi phí không được trừ khác

 Các kho ản thu nhập khác:

Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thunhập này không thuộc các ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh có trong đăng

ký kinh doanh của DN (Điều 7, Thông tư 78/2014/TT-BTC)

 Thu nh ập được miễn thuế:

Thu nhập được miễn thuế TNDN bao gồm các trường hợp sau đây theo quy địnhtại điều 8 thông tư 78/2014/TT- BTC và điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổsung một số nội dung tại Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT – BTC:

+ Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sảnxuất muối của hợp tác xã Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nôngnghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế -

xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

+ Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.+ Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ; thu nhập từ DT bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ

DT bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam Thờigian miễn thuế tối đa không quá một (01) năm, kể từ ngày bắt đầu có DT bán sảnphẩm theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, sản xuất thửnghiệm hoặc sản xuất theo công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam

+ Thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp có số laođộng là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV bình quântrong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm củadoanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

+ Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, ngườikhuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đangcai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS Trường hợp cơ sở dạy nghề

có cả đối tượng khác thì phần thu nhập được miễn thuế được xác định tương ứng với

tỷ lệ học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, ngườinhiễm HIV/AIDS trong tổng số học viên

+ Và một số khoản thu nhập khác

 Các kho ản lỗ được kết chuyển:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 7 Thông tư96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 78/2014/TT-BTC thì:

- Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưabao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang

- DN sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thunhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo Thờigian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ

- DN tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạmnộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm

d) Đăng ký, kê khai, quyết toán và nộp thuế

- CSKD có trách nhiệm đăng ký thuế TNDN cùng với việc đăng ký thuế GTGT

- Các đơn vị trực thuộc CSKD phải đăng ký với cơ quan thuế tại địa phương nơiđóng trụ sở

- Các đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc CSKD có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế vàquyết toán thuế riêng

 Kê khai

- Khai tạm tính theo quý, không cần nộp tờ khai tạm tính

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

- Khai theo từng lần phát sinh chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.

- Khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thựchiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình DN, giải thể, chấm dứt hoạt động

 Quy ết toán

- DN khai quyết toán thuế TNDN tại nơi có trụ sở chính, số thuế TNDN còn phảinộp được xác định bằng số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán trừ đi số đã nộp tạinơi có trụ sở chính và tạm nộp tại nơi có các CSKD phụ thuộc

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNDN theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 củaquý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế nămchậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính

- Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN gồm :

+ Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN

+ Báo cáo tài chính năm

- Cuối năm, nếu tổng số thuế tạm nộp trong kỳ thấp hơn số thuế TNDN phải nộp

từ 20% trở lên thì DN phải nộp thêm số thuế chênh lệch, đồng thời phải nộp tiền chậmnộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

theo quyết toán Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đếnngày thực nộp số thuế còn thiếu so với quyết toán.

Trường hợp số thuế tạm nộp trong kỳ thấp hơn số thuế TNDN phải nộp dưới20% mà DN chậm nộp so với quy định thì tính tiền nộp chậm kể từ ngày hết thời hạnnộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với quyết toán

1.1.5 Nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT và thuế TNDN

1.1.5.1 Nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT

Theo dõi thuế GTGT đầu vào, đầu ra phát sinh trong tháng, việc theo dõi haikhoản thu này điều phải căn cứ vào hóa đơn GTGT

Lập Bảng kê hàng tháng bao gồm Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào vàBảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV bán ra và căn cứ để lập là hóa đơn GTGT

Kê khai thuế phải nộp hằng tháng và lập tờ khai thuế GTGT

Ghi sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 133, tài khoản 3331 và lập báo cáo thuế

1.1.5.2 Nhiệm vụ của kế toán TNDN

Kế toán phải tập hợp doanh thu, chi phí hợp lý các khoản thu nhập khác, trong

kỳ để từ đó tính ra thu nhập chịu thuế và tính ra số thuế phải nộp cho ngân sách Nhànước Sau đó tiến hành ghi sổ chi tiết và sổ cái TK 3334, TK 8211 và lập báo cáo thuế.Như vậy, công tác kế toán thuế giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ nộpthuế cho Nhà nước, tránh việc bị truy thu thuế hay bị xử phạt vì nộp thuế chậm Đồngthời giúp Nhà nước nhanh chóng trong việc bổ sung ngân sách từ việc thu thuế, cungcấp nguồn vốn kịp thời cho các hoạt động kinh tế xã hội phát triển Đất nước

1.2 Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN

1.2.1 Kế toán thuế GTGT

Tại thực tế Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế áp dụngphương pháp kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên phần cơ sở lý luậntôi chỉ tập trung trình bày phương pháp này

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

1.2.1.1.Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

a Kế toán thuế GTGT đầu vào

• Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTKT 3LL)

• Bảng phân bổ khấu trừ thuế GTGT tháng (mẫu 01-4A/GTGT)

• Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu

• Giấy báo nợ và giấy báo có của ngân hàng

• Tờ khai thuế GTGT( mẫu 01/GTGT)

• Phiếu gắn trừ công nợ

• Sổ theo dõi thuế GTGT

(Theo thông tư 26/2015/TT-BTC về thuế GTGT , bãi bỏ bảng kê HHDV mua vào)

-Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Số dư: Số thuế GTGT đầu vào còn được

khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được

hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả

- Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vàokhông được khấu trừ

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa muavào nhưng đã trả lại, được giảm giá

- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoànlại

TK này có hai TK cấp 2:

+ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ:

+ TK 1332 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của tài sản cố định

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

 S ổ sách kế toán

- Sổ chi tiết tài khoản 133 Thuế GTGT được khấu trừ

- Sổ cái tài khoản 133 Thuế GTGT được khấu trừ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với HHDV

mua vào trong nước

Giải thích:

(1) Mua hàng hóa, nguyên liệu, tài sản cố định

(2) Mua dùng ngay cho các chi phí phát sinh khác phục vụ cho hoạt động SXKD(3) Mua hàng gửi đi bán không qua kho

(4) Cuối kỳ kết chuyển số thuế GTGT không được khấu trừ

621, 627, 641

333

1

(6)(3)

Trang 38

- Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTKT 3 LL).

- Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV bán ra (Mẫu 01 – 1/GTGT) Lập nhưngkhông gửi cho cơ quan thuế

- Phiếu xuất kho

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

Trang 39

- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý.

Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ

SDCK: số thuế GTGT đã nộp thừa vào

NSNN

Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ

- Sổ chi tiết tài khoản 3331 Thuế GTGT phải nộp

- Sổ cái tài khoản 33331 Thuế GTGT phải nộp

111, 112Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

1.2.2.1 Kế toán thuế TNDN hiện hành

Theo VAS 17, “Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thuhồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành”

Để theo dõi, hạch toán thuế TNDN kế toán phải sự dụng các chứng từ sau:

- Tờ khai quyết toán thuế TNDN

- Tờ khai điều chỉnh thuế TNDN

- Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước

- Các chứng từ liên quan khác

 Tài kho ản sử dụng:

- TK 3334 – Thuế TNDN

- TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 22/06/2021, 10:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w