Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
581,5 KB
Nội dung
Nhóm 3 K8 - Lớp bồi dưỡng kiến thức sau đại học BÌNHLUẬNMÔHÌNHTĂNGTRƯỞNGKINHTẾXÉTTHEOYẾUTỐĐẦUVÀOCỦAVIỆTNAMGIAIĐOẠN 2001-2010 Giaiđoạn 2011-2020 được xem là giaiđoạn mang tính bản lề, quyết định sự thành công trong thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp củaViệt Nam, đây cũng là giaiđoạn hội nhập nền kinhtế ngày càng hội nhập sâu sắc với nền kinh tế- tài chính thế giới. Do vậy, mức độ ảnh hưởng của các biến động kinhtế tài chính thế giới đối với nền kinhtếViệtNamtheo dự báo sẽ nhanh hơn, mức độ sâu sắc hơn và đa chiều hơn. Chính vì thế, để đạt được mục tiêu của Chiến lược phát triển kinhtế -xã hội giaiđoạn 2011-2020, cũng như vượt qua thách thức, hình thành một hệ thống tài chính vững mạnh nhằm đảm bảo duy trì tốc độ tăngtrưởng cao, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinhtế vĩ mô, đạt được mục đích đưa ViệtNam cơ bản trở thành nước công nghiệp, ngành tài chính cần có những định hướng lớn, có tính đột phá. Tuy nhiên điều quan trọng là cần phải nhìn nhận lại những thành tựu đã đạt được, cũng như những hạn chế mà nền tài chính quốc gia đã và đang phải đương đầu, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời kết hợp với phân tích bối cảnh kinhtế trong và ngoài nước để đưa ra những giải pháp phát triển. 1. Những thành tựu đạt được trong chiến lược phát triển giaiđoạn 2001-2010 Nhìn lại giaiđoạn 2001-2010 có thể nhận thấy đây là giaiđoạn đánh dấu những chuyển biến sâu sắc trong quá trình mởcửa và hội nhập với nền kinhtế thế giới của nước ta, trong đó nổi bật là việc chính thức trở thành thành viên củaTổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 2007. Đây cũng là giaiđoạn mà nền tài chính quốc gia phải đã phải đối mặt và giải quyết không ít khó khăn do các biến động bất lợi của tình hìnhkinh tế-xã hội trong nước và quốc tế, đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997- 1998 và khủng hoảng kinhtế - tài chính thế giới 2008 . Tốc độ phát triển kinhtế tương đối cao và ổn định, khoảng 7,2%/năm; GDP bình quân đầu người tăng gấp 2 lần năm2001 (nếu tính giá hiện hành thì khoảng 3,4 lần), thu ngân sách, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng khoảng 4 lần, và quan trọng là ViệtNam đã bước đầu thành công trong hội nhập kinhtế quốc tế. Biểu đồ: Tốc độ tăngtrưởng GDP thời kỳ 2000 – 2009 Nguồn: tổng hợp từ niên giám thống kê và báo cáo KH 2009 của Bộ KH &ĐT Nhóm 3 K8 - Lớp bồi dưỡng kiến thức sau đại học Giaiđoạn 2000-2009, nếu không kể 2 năm cuối do ảnh hưởng của khủng hoảng kinhtế toàn cầu, nhìn chung, chúng ta đã duy trì được tốc đô tăngtrưởng nhanh. Nếu tốc độ tăngtrưởngbình quân thời kỳ 2000-2005 là 7,5% , năm 2006 đạt 8,17% thì năm 2007, con số này đã đạt 8,48%, cao hơn năm 2005. Nếu nhìn xa hơn, có thể nói, hai thập kỷ qua, chúng ta có bước tiến khá dài, là năm thứ 27 có tốc độ tăngtrưởngkinhtế liên tục, trong vòng 22 năm đổi mới, tốc độ tăngbình quân 6,8%. Tốc độ tăngtrưởng nói trên thuộc nhóm đầu châu lục và cả trên thế giới. Đây là một yếutố cơ bản để đảm bảo ViệtNam vượt được ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp Cấu trúc tăngtrưởng có dấu hiệu đúng xu thế hơn. Biểu đồ: Tốc độ tăngtrưởngkinhtếtheo ngành thời kỳ 2000- 2009 Nguồn : tính toán từ số liệu niên giám thống kê2005, 2006 và báo cáo thực hiện KH2007 Có thể thấy, tốc độ tăngtrưởng khu vực công nghiệp gần như ổn định trong suốt 7 năm liền, năm 2009, có dấu hiệu khôi phục sau khi bị suy giảm khá nhiều ở năm 2007 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế. Tuy hai năm 2007 và 2009, tốc độ tăngtrưởng bị sụt giảm, nhưng nhìn chung, tốc độ tăngtrưởng ngành dịch vụ có xu hướng gia tăng nhanh hơn cả. Tốc độ tăngtrưởng nông nghiệp có xu hướng giảm khá nhiều theo thời gian. Do có sự thay đổi tích cực trong tốc độ tăngtrưởngkinhtếtheo ngành, nên cơ cấu ngành kinhtế nước ta có dấu hiệu chuyển dịch theo xu thế tích cực, trong đó: tỷ trọng khu vực công nghiệp tăng lên, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm xuống, ngành dịch vụ bắt đầu có dấu hiệu gia tăng tỷ trọng cả theo GDP và lao động. Hiệu quả đầu tư mặc dù thấp những đang có xu hướng tăng lên Biểu đồ: Tỷ lệ đầu tư/GDP và ICOR qua các năm Nhóm 3 K8 - Lớp bồi dưỡng kiến thức sau đại học Nguồn : tính toán từ số liệu niên giám thống kê và báo cáo KH 2008, 2009 của Bộ KH&ĐT Nếu không kể hai năm ảnh hưởng bởi duy thoái kinh tế, thì suất đầu tư tăngtrưởng (hệ số ICOR), phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã từng bước được cải thiện. Nếu trung bình thời kỳ 2001 -2005 ICOR là 5,16, thì năm 2006 giảm xuống còn 5, và năm 2007 giảm xuống còn là 4,76, thấp nhất từ năm 2000 trở lại đây. Nếu sử dụng chỉ tiêu tích lũy tài sản hoặc tích lũy tài sản cố định (∆K) thay cho chỉ tiêu tổng vốn đầu tư phát triển (I) thì hệ số ICOR củaViệtNam còn thấp hơn (năm 2005 là 4,56; 2006 đạt 4,37 còn 2007 là 4,18 ( nguồn: Báo cáo phát triển châu Á 2008). Năng suất lao động có xu hướng tăng cao hơn Bảng: NSLĐ củaViệtnamgiaiđoạn 2000 – 2008 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP (tỷ USD) 31,21 32,49 35,09 39,8 45,36 53,11 61,02 71,26 89,1 95,4 Lao động, (triệu) 37,61 38,57 39,51 40,57 41,57 42,527 43,347 44,2 44,92 45,68 NSLĐ (USD/LĐ) 829,83 842,5 888,0 980,1 1091 1249 1407,8 1611,1 1983,5 2088,4 Tốc độ tăng NSLĐ (%) - 1,52 5,4 5,5 11,2 14,48 12,71 14,44 23,1 5,3 Nguồn: tính toán từ số liệu của tổng cục thống kê Nếu không tính năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinhtế toàn cầu, kể từ 2000 đến nay, tốc độ tăng năng suất củaViệtnam có xu hướng đạt trên 10%/năm. Năm 2009 tốc độ tăngtrưởng năng suất lao động có chậm lại so với năm 2008 nhưng vẫn cao hơn so với mức tăng năng suất lao động bình quân thời kỳ đầu những năm 2000. Kết quả này đã làm tăng phần đóng góp củayếutốtăngtrưởngtheo chiều sâu vào tốc độ tăngtrưởngkinhtếViệt Nam. Nhóm 3 K8 - Lớp bồi dưỡng kiến thức sau đại học 2. Những hạn chế trong môhìnhtăngtrưởng và nguyên nhân Giaiđoạn2001 - 2010, tốc độ tăngtrưởngkinhtếcủaViệtNam đạt 7,25% thấp hơn so với mức 7,57% giaiđoạn 1991 - 2000. Tính bình quân trong cả giaiđoạn 1991 - 2010, tốc độ tăngtrưởngkinhtế đạt gần 7,4%. Như vậy, tố độ tăngtrưởngkinhtếcủaViệtNam trong hơn 20 năm qua thuộc loại cao so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nếu xét dưới góc độ là quy mô và tốc độ tăng trưởng, ViệtNam đã thành công trong duy trì tăngtrưởng trong dài hạn. Tuy nhiên, chất lượng tăngtrưởng còn thấp, với các biểu hiện: Năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn vật chất và năng lượng thấp. Trong giaiđoạn2001 - 2010 đến nay, tốc độ tăng năng suất lao động củaViệtNam đạt trung bình 5,13%, tuy nhiên năng suất lao động tuyệt đối củaViệtNam vẫn ở mức thấp. Năng suất lao động của Trung Quốc gấp trên hai lần Việt Nam; Thái Lan gấp 4,5 lần; Malaysia gấp 12 lần và Hàn Quốc gấp 23,5 lần. Hiệu quả đầu tư thấp là một trong những nút thắt đối với tăngtrưởngkinhtếcủaViệtNam trong thời gian tới. Mặt khác, tỷ lệ giá trị tăngtrưởng trong tổng giá trị sản xuất còn thấp, tốc độ tăngtrưởng GDP thấp hơn nhiều tốc độ gia tăng giá trị sản xuất (GO). Điều này được lý giải bởi chi phí trung gian trong thời gian qua đều tăng cao trong hầu hết tất cả các ngành của nền kinhtế và môhìnhtăngtrưởngcủaViệtNam chủ yếu dựa vào gia công. Tiêu hao năng lượng, nhiên liệu nguyên liệu trong các ngành công nghiệp cao. Theo tính toán của Ngân hàng thế giới, tiêu hao năng lượng (kg OE) trên 1 đơn vị GDP (USD - giá 1995) của Mỹ là 0,29; Nhật là 0,10; Hồng Kông là 0,58; Singapore là 0,26; Ôxtraaylia là 0,27; Trung Quốc 1,43 và ViệtNam là 1,43. Năng lực cạnh tranh của nền kinhtế thấp và hầu như không được cải thiện từ năm2001 đến nay, thậm chí còn bị tụt hạng trong năm 2008, 2009. Tăngtrưởngkinhtế cao trong 10 năm qua đã tác động tích cực đến giảm nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên, hệ số co giãn giảm nghèo đang giảm dần và bất bình đẳng có xu hướng gia tăng mạnh. Mức hưởng lợi từ tăngtrưởngkinhtế giữa các nhóm dân cư còn nhiều bất cập, nhất là với nhóm người nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, mặc dù ở giaiđoạnđầucủa quá trình phát triển ViệtNam đã và đang phải đối đầu với các vấn đề về môi trường nghiêm trọng như suy giảm tài nguyên rừng, tài nguyên nước, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí từ các nhà máy, các hộ gia đình, lạm dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học. Thiệt hại môi trường do các hoạt động kinhtế gây ra ở ViệtNam chiếm khoảng 5,5% GDP hàng năm. Môi trườngkinhtế vĩ môcủaViệtNam có nhiều bất ổn kể từ năm 2008 đến nay. Lãi suất quá cao, lạm phát tăng và đồng tiền luôn mất giá nghiêm trọng. Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có dấu hiệu để vòng xoáy bất ổn này dừng lại. (1) Tăngtrưởngtheo chiều rộng là chủ yếu Biểu đồ: Đóng góp nhân tốvàotăngtrưởng GDP VN Giaiđoạn 1993 – 1997 Giaiđoạn 1998 - 2007 Nhóm 3 K8 - Lớp bồi dưỡng kiến thức sau đại học Biểu đồ trên phản ánh: tỷ trọng đóng góp củayếutố vốn và lao động gấp trên 3 lần so với tỷ trọng đóng góp củayếutố TFP. Tỷ lệ đóng góp khoảng 20% vàotăngtrưởngcủa nhân tổ TFP hiện thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, ví dụ như: Hàn quốc là 32,2%; Đài Loan 35%; Indonesia 28%; Thái Lan 36%. Các nước phát triển tỷ lệ đóng góp của TFP vào kết quả tăngtrưởng thường chiếm cao hơn nhiều, từ 60-75%. Có thể khẳng định rằng, vai trò hạn chế củayếutố TFP đối với tăngtrưởng là một rào cản lớn cho việc nâng cao hiệu quả tăngtrưởngkinh tế, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu năng suất lao động, hiệu quả đầu tư, và nhất là đến khả năng duy trì bức tranh tăngtrưởngkinhtế trong dài hạn cũng như khả năng khai thác triệt để các tiềm năng của đất nước (2) Tăngtrưởng nhờ dốc sức vàođầu tư, không chú ý đến hiệu quả đầu tư. Việtnam đã đạt được con số tích lũy trong GDP cao vào loại nhất trên thế giới (khoảng 40% GDP ttrong nhiều năm liền), bản thân vốn đầu tư lại được sử dụng thiếu cân đối, đầu tư quá mức vàohình thành vốn vật chất, chậm và thiếu đầu tư vào vốn con người và tíên bộ công nghệ, đầu tư nhà nước có xu hướng tăng trong khi hiệu quả lại thấp do được bảo lãnh bằng các chính sách của chính phủ. Tất cả đã làm cho: một mặt, nền kinhtế ngày càng "nóng lên" và đứng trên khía cạnh vĩ mô, nguy cơ bùng nổ lạm phát đang là mối đe dọa gần kề; mặt khác, hiệu quả đầu tư có rất thấp, hiện nay chúng ta đã phải mất tới 4,5-5 đơn vị vốn để tạo ra 1 đơn vị tăng trưởng, trong khi đó Hàn Quốc hay Đài Loan trong thời kỳ tăngtrưởng nhanh (8 %/năm) nhưng đầu tư chỉ đạt 22% GDP. (3) Tăngtrưởng dựa vào khai thác quá mức nguồn vốn tài nguyên hoặc gia công chế biến, mang tính chất chạy đua ngắn hạn với hiệu quả năng lực cạnh tranh tăngtrưởng có biểu hiện giảm sút. Quy mô và tốc độ tăngtrưởng chung của nền kinhtế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giá rẻ, tức làm gia công, lắp ráp. Tăngtrưởngkinhtếcủa VN hiện nay dựa vào tới hơn 70% từ tài nguyên, gồm có: Dầu thô, than đá, các khoáng sản, gỗ, Nhóm 3 K8 - Lớp bồi dưỡng kiến thức sau đại học gạo, thuỷ sản, cao su, cà phê. Một phần khác là dựa vào các sản phẩm phẩm mang tính chất gia công sử dụng nguồn lao động vốn có giá trị rất rẻ mạt, năng suất lao động xã hội còn rất thấp, trình độ khoa học, công nghệ yếu kém, chi phí sản xuất trung gian còn cao và có chiều hướng gia tăng trong những năm cuối. Điều đó thể hiện qua tốc độ tăngtrưởng giá trị sản xuất (GO) nhanh hơn khá nhiều so với tốc độ tăngtrưởng giá trị giá tăng (GDP) Biểu đồ: tốc độ tăngtrưởng GO và GDP giaiđoạn 2001-2009 Nguồn: tổng hợp số liệu từ TCTK Có thể hình dung chúng ta đang thực hiện một môhìnhtăngtrưởng như Nigeria, Brazin, Argentina trong những năm 1970, thoạt đầu là thần kỳ tăngtrưởng trong hàng chục năm liền với môhình thay thế nhập khẩu, dựa vào khai thác tài nguyên, được dẫn dắt bởi các chính sách hướng nội và sự can thiệp trực tiếp mang tính chi phối của nhà nước. Năng lực cạnh tranh yếu, sự tụt hậu củaViệtNam trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh tăngtrưởng toàn cầu là báo hiệu của sự tụt hậu xa hơn và khả năng duy trì tăngtrưởng trong dài hạn của đất nước. b. Những nguyên nhân chủ yếu - Quan điểm chạy đua theo mục tiêu tăngtrưởng nhanh và căn bệnh thành tích trong kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế, yêu cầu tăngtrưởng nhanh đối với nền kinhtế nước ta là mang tính sống còn, chúng ta không thể thoát khỏi tình trạng tụt hậu xa hơn mà hiện nay đang thực sự lâm vào nếu không đẩy tốc độ tăngtrưởng nhanh lên. Với tiềm lực tài chính có hạn, năng lực bộ máy chưa đủ cao, ngay tức thời chính phủ khó có thể đồng thời giải quyết tốt như mong muốn cả hai việc, vừa tập trung để tạo ra và củng cố các cơ sở nền tảngcủatăng trưởng, lại vừa đáp ứng đòi hỏi tăngtrưởng cao. Trong trường hợp này, chúng ta thay vì phải chọn phương án hướng tới mục tiêu tăngtrưởng trong dài Nhóm 3 K8 - Lớp bồi dưỡng kiến thức sau đại học hạn và hiệu qủa ngày cang cao tức là củng cố các cơ sở nền tảngcủatăngtrưởng thì lại đi vào lựa chọn phương án cho tăngtrưởng ngắn hạn. Nhiều nhà kinhtế đã quan niệm rằng chỉ cần đầu tư, nhất là đầu tư vào vốn vật chất ở mức cao sẽ đạt tăngtrưởng như mong đợi. Theo phương án này, chính phủ đã phải căng mình lên với những thách thức ngắn hạn và luôn phải chạy theo nó để đối phó, nhất là tìm kiếm nguồn lực tài chính, sử dụng các chính sách mang tính chất chữa cháy nhắm khuyến khích đầu tư như trợ cấp vốn, ưu đãi lãi suất, bảo lãnh cho vay, bảo hộ sản xuất trong nước, miễn giảm thuế tràn lan, hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, xu hướng tăngđầu tư để đạt thành tích tăngtrưởng cao đã trở thành một căn bệnh nghiêm trọng trong toàn nền kinh tế. Trong các bộ, ngành và các địa phương, trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đầu tư phát triển đang trở thành một cuộc đua tranh quyết liệt. Trong nhiều trường hợp, ẩn sau cuộc chạy đua đó, hành thành một động cơ mạnh mẽ nhất của nó là căn bệnh thành tích mà lợi ích cục bộ giành được từ chiếc bánh đầu tư nhà nước. Chính vì thế, trong những năm qua, cho dù chính phủ và khu vực doanh nghiệp nhà nước đã dốc sức tối đa cho tăngtrưởng , song tốc độ tăngtrưởng mà nền kinhtế đạt được mặc dù đã cao nhưng còn dưới mức tiềm năng và chất lượng tăngtrưởng chậm được cải thiện và sự lãng phí nguồn lực trở thành khá phổ biến. - Những hạn chế về nguồn lực tăngtrưởngtheo chiều sâu Thứ nhất, vốn tài chính hiện đang thiếu xét trên cả 3 nguồn đầu tư. Nguồn vốn nhà nước dựa vào các khoản thu từ ngân sách chưa được cải thiện do ngân sách nhà nước củaViệtNam vẫn còn trong tình trạng bội chi, các doanh nghiệp nhà nược làm ăn chưa thực sự có hiệu quả nên phần dành cho tái đầu tư chưa nhiều. Nguồn vốn của dân cư và doanh nghiệp ngoài nhà nước còn chiếm tỷ trọng thấp, chủ trương xã hội hóa triển khai thực hiện còn rất chậm, vốn nằm trong dân chủ yếu vẫn không dùng để đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù có dấu hiệu khởi sắc những vẫn chưa đạt được mức năm 1996, 1997 và tỷ trọng ngày càng giảm dần trong tổng vốn đầu tư. Năm 1997, FDI chiếm 28% tổng đầu tư xã hội trong khi năm 2005 chỉ còn 14,5%, 2006 đạt 16,2% và năm 2006, 2007, 2008, 2009 cũng không đạt tới con số củanăm 1997. Thứ hai, vốn con người còn nhiều yếutố bất cập: hàng năm số người bước vào tuổi lao động đòi hỏi giải quyết việc làm vẫn tăng khoảng 1 triệu người, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp nếu quy đổi cả thất nghiệp trá hình vẫn ở mức 2 con số, đây là một áp lực lớn cho nền kinhtế trong việc thực thi chiến lược phát triển và áp dụng công nghệ hiện đại; mặt khác lao động thuộc ngành nông – lâm – ngư nghiệp hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2006 là 56,8% và năm 2007 là 55,0%, năm 2008, 2009 vẫn còn trên 51%), cao hơn nhiều so với các nước: Singapore: 0,3%, Philippine: 37,4%. Malaisia: 18,4%, Indonesia: 43% và Thái Lan: 48%, đây là rào cản lớn để thay đổi, chuyển giao công nghệ tiên tiến, để chuyển Nhóm 3 K8 - Lớp bồi dưỡng kiến thức sau đại học dịch cơ cấu ngành kinhtếtheo hướng hiện đại và có hiệu quả. Một rào cản đáng nói nhất về vốn con người là sự bất hợp lý trong cơ cấu lao động nếu xéttheo góc độ chất lượng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo hiện còn rất thấp, mới chỉ đạt 28%, thậm chí không đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra (năm 2005 là 30% và 2010 là 40), lực lượng cán bộ khoa học đầu đàn, đội ngũ doanh nhân giỏi còn rất thiếu là một khó khăn để phát triển các ngành đủ sức cạnh tranh trong hội nhập. Ngay cả đối với lao động đã qua đào tạo thì cơ cấu cũng chưa hợp lý, nếu xét cơ cấu hợp lý theo cấp đào tạo: cử nhân/ trung cấp/ công nhân, chuẩn mực của thế giới là 1/4/10 trong khi đó ở nước ta hiện nay là 1/0,98/3,02, chúng ta đang thiếu hẳn một đội ngũ thợ lành nghề để thực hiện vận hành một nền kinhtế hiện đại. Thứ ba, trình độ khoa học công nghệ hết sức thô sơ và lạc hậu: Trình độ khoa học - công nghệ mặc dù đã được nâng cao lên nhờ sự gia tăngcủa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong nước. Một số ngành đã tiếp thu được với trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới như các ngành bưu chính viễn thông, thăm dò khai thác dầu khí. Tuy nhiên, trình độ công nghệ của nền kinhtế nói chung, kể cả của ngành công nghiệp nói riêng cũng còn rất thấp,Ví dụ, trong ngành cơ khí, thiết bị lạc hậu tới 4 thập kỷ so với mặt bằng thế giới, công nghệ trong ngành sử dụng để sản xuất công cụ, hàng tiêu dùng, máy động học v.v . hầu hết đều ra đời từ trước thập kỷ 80 của thế kỷ trước và có tới 30% có tuổi thọ hơn nửa thế kỷ. Tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao củaViệtnam mới đạt khoảng 20,6%, thấp xa so với con số tương ứng 29,1% của Philippine, 29,7% của Indonesia, 30,8% của Thái lan, 51,1% của Malaysia, 73% của Singapore. - Chính sách đầu tư và những hạn chế trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư. Sự bất hợp lý trong chính sách đầu tư đã gây ra những méo mó trong phân bổ và sử dụng nguồn vốn này. Trong thời gian qua, chúng ta đã quá tập trung vàođầu tư vốn vật chất, trong khi đó đầu tư cho vốn nhân lực, công nghệ và những yếutố nền tảng cho tăng trưởngg dài hạn còn chưa thực sự được coi trọng. Vốn đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, điều tra cơ bản, môi trường hiện nay (thời kỳ 2001-2005) ở nước ta mới chỉ chiếm 0,9%, cho giáo dục đào tạo 3,8%, cho giao thông vận tải và bưu điện là 13,9% so với tổng vốn đầu tư xã hội (không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho thời kỳ này); tỷ lệ vốn đầu tư vào các lĩnh vực này tương ứng năm 2007 là: 1,5%; 4,5%; 12%; năm 2009 tương ứng là: 0,63%; 2,7% và 14,7% trong khi đó vốn đầu tư cho gia tăng tài sản xuất chiếm tới 73,5% thời kỳ 2001-2005 và 70% năm 2009 (nguồn: tính toán từ niên giám thống kê 2005- TCTK và sổ tay KH 2007, 2009). Nếu chỉ tập trung đầu tư vốn vào tài sản, mà ít cải thiện công nghệ và vốn con người thì nguồn tài sản đó cũng không phát huy hết tác dụng và không tăng đóng góp vàotăng trưởng, năng suất lao động bị thấp đi, đầu tư kiểu như hiện nay chỉ có tác dụng tăngtrưởng tức thì, nhưng do không phát huy tác dụng nên tài sản hình Nhóm 3 K8 - Lớp bồi dưỡng kiến thức sau đại học thành không đóng góp vàotăngtrưởng dài hạn. Bài học rút ra từ khủng hoảng tài chính Asean, dẫn đến sự gián đoạn trong tăngtrưởngkinhtế cũng là xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là sự mất cân đối trong đầu tư vào nguồn vốn vật chất so với đầu tư vốn con người và công nghệ. Một bất cập khác trong chính sách là việc sử dụng quá nhiều nguồn vốn đầu tư từ nhà nước. Đầu tư từ nguồn vốn này trong thời gian qua không những chiếm tỷ trọng cao mà còn có phần tăng lên tương đối so với các thành phần khác, hiện nay chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư xã hội, trong số này phần vốn từ ngân sách khoảng gần 50%. Tỷ trọng lớn củađầu tư nhà nước cho thấy sự phụ thuộc củatăngtrưởngvào nguồn vốn này, và điều đó có thể dẫn đến đẩy ngân sách nhà nước vào tình trạng căng thẳng. Đầu tư nhà nước trong thời gian qua vẫn chưa đóng được vai trò tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư khác, mà ngược lại, còn lấn áp các nguồn này, ảnh hưởng tới tính hiệu quả và khả năng mở rông tăngtrưởng trong tương lai. 2. Định hướng tăngtrưởngkinhtếViệtNamgiaiđoạn tới Thời kỳ từ sau 2010 trở đi, ViệtNam bước vào thời kỳ chiến lược mới, triển vọng tăngtrưởngcủa nền kinhtế nước ta được dự báo bằng những con số thực sự lạc quan và có căn cứ, đáng tin cậy, nhưng đó chỉ là một vế cuả bài toán phát triển. Một nền kinhtếtăngtrưởng nhanh không phải luôn đồng nghĩa với một nền kinhtế mạnh, nhất là khi chúng ta đang sống trong một thế giới hội nhập và cạnh tranh khốc liệt. Việc tìm ra quan điểm đúng đắn trong việc lựa chọn môhình và chính sách tăngtrưởng phù hợp cho giaiđoạn hội nhập kinhtế quốc tế là điều quyết định cho phép xác định rõ triển vọng của nền kinh tế, tạo sức hấp dẫn và khả năng duy trì sự phát triển dài hạn. 1. Duy trì tốc độ tăngtrưởng cao vẫn được xem là mục tiêu hàng đầucủa VN sau năm2010Tăngtrưởng cao, tăng liên tục suốt thời gian dài nhưng do xuất phát điểm quá thấp nên thu nhập bình quân đầu người vẫn chỉ tiến từng bước chậm (hiện đứng thứ 7 khu vực, thứ 35 châu Á và 137 trên thế giới). Hơn nữa, dù đã có kết quả khả quan nhưng theo các chuyên gia tính toán, nếu duy trì được tốc độ tăngtrưởng như vừa qua, thu nhập bình quân đầu người củaViệtNam để bằng mức hiện tại của các nước sau đây thì số năm phải phấn đấu là: Indonesia (5 năm); Philippines (8 năm); Thái Lan (20 năm); Malaysia (24 năm); Singapore (40 năm). Đó là phép tính đặt trong trường hợp các nước đó "đứng yên", còn theo quy luật phát triển, khi kinhtế họ cũng tiếp tục tăngtrưởng là cực khó để tính bao nhiêu năm nữa sẽ đuổi kịp. Do đó, dù tăngtrưởng cao và mục tiêu thoát nhóm những nước Nhóm 3 K8 - Lớp bồi dưỡng kiến thức sau đại học nghèo nhất thế giới sắp vượt qua nhưng nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinhtế vẫn là nguy cơ lớn. Không gì khác, buộc chúng ta phải đẩy nhanh tốc độ tăngtrưởngkinh tế. 2. Thay đổi tư duy về môhìnhtăng trưởng, từ đó có sự thay đổi trong cách tiếp cận hệ chính sách và giải pháp giải quyết vấn đề. Trước hết và đóng vai trò quyết định là có một tư duy đúng về môhìnhtăngtrưởngkinhtế cần hướng tới. Cốt lõi của tư duy này là: giải quyết vấn đề tốc độ tăngtrưởng phải trên nền tảnggiải quyết vấn đề chất lượng tăng trưởng. Theo đó, trong dài hạn, cần chấm dứt quan điểm phải đạt được tốc độ tăngtrưởng nhanh với mọi giá theomôhìnhtăngtrưởng nhờ khai thác chiều rộng, tăngtrưởng nhờ dốc sức vàotăng khối lượng vốn đầu tư và vào khai thác tài nguyên; chuyển dần sang môhình sang môhìnhtăngtrưởng dựa vào hiệu quả và bền vững, tập trung nhiều hơn, quyết liệt hơn vào mục tiêu chất lượng dài hạn. Cụ thể là, cần chú trọng nâng cao hiệu quả đầu tư, hướng vào các điểm cực tăngtrưởng dài hạn của nền kinhtế trên cơ sở nguyên lý phân phối nguồn lực đóng vai trò quyết định, tuân theo quy luật tự do cạnh tranh lành mạnh. Từ những tư duy về môhìnhtăngtrưởngkinhtế hợp lý, thực hiện đẩy mạnh cải cách thể chế, chú trọng tạo lập những cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh củng cố các cơ sở tăngtrưỏng dài hạn. Tuy nhiên cũng cần phải xác định rõ lộ trình cho việc thực hiện chuyển đổi môhìnhtăng trưởng, trước mắt, một sự kết hợp theo kiểu " lưỡng nan" trong điều kiện chúng ta đồng thời phải thực hiện của 2 nhiệm vụ tăngtrưởng nhanh và tăngtrưởng hướng về chất lượng trở nên hợp lý hơn và trong quá trình đó hướng dần sự phát triển theo đúng quy luật của nó. 3. Nâng cao hiệu quả tăngtrưởng trên cơ sở tái cấu trúc tăng trưởng. ViệtNam là một quốc gia đang phát triển có nhiều lợi thế về tài nguyên và nguồn lao động, tuy vậy, những dấu hiệu của lợi thế ấy cũng đang có biểu hiện giảm sút dần; mặt khác khi đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế, sức ép của cạnh tranh quốc tế buộc chúng ta phải quan tâm đến hiệu quả củatăng trưởng, hiệu quả của các hoạt động kinh tế, nếu không sẽ luôn luôn gặp bất lợi, chịu thua thiệt trong các mối quan hệ thương mại, và cuối cùng sẽ bị thất bại trên các đấutrường quốc tế, thậm chí trên cả chính sân nhà. Cần phải nâng cao hiệu quả tăng trưởng, chuyển hướng hoạt động của nền kinhtếtheo các khía cạnh chiều sâu của sự phát triển, cụ thể là: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ, tăng cường ảnh hưởng của nhân tố TFP, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, hướng hoạt động của nền kinhtếtheo các ngành, các lĩnh vực tạo nhiều giá trị gia tăng, giảm chi phí trung gian, chủ động sản xuất và xuất khẩu các sản . sau đại học BÌNH LUẬN MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ XÉT THEO YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 Giai đoạn 2011-2020 được xem là giai đoạn mang. 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 7,25% thấp hơn so với mức 7,57% giai đoạn 1991 - 2000. Tính bình quân trong cả giai đoạn 1991 - 2010, tốc