Tài liệu TÍNH CỤ THỂ, HÀM SÚC, SÂU SẮC CỦA HỒ CHÍ MINH QUA CÁC BÀI NÓI CHUYỆN VỚI NHÂN DÂN NGHỆ TĨNH TRONG HAI LẦN VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG CỦA NGƯỜI doc

8 1.1K 0
Tài liệu TÍNH CỤ THỂ, HÀM SÚC, SÂU SẮC CỦA HỒ CHÍ MINH QUA CÁC BÀI NÓI CHUYỆN VỚI NHÂN DÂN NGHỆ TĨNH TRONG HAI LẦN VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG CỦA NGƯỜI doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÍNH CỤ THỂ, HÀM SÚC, SÂU SẮC CỦA HỒ CHÍ MINH QUA CÁC BÀI NÓI CHUYỆN VỚI NHÂN DÂN NGHỆ TĨNH TRONG HAI LẦN VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG CỦA NGƯỜI Ths-GVC Phan Hoàng Minh Khoa Lịch sử-Đại học Vinh Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, người anh hùng giải phóng dân tộc kiệt xuất, nhà văn hóa lớn, tiêu biểu của thế giới. “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sản sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta” 1 . Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa Mac-Lênin, lấy đó làm cơ sở lý luận, đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn truyền thống tốt đẹp, tinh hoa văn hóa của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, hình thành ra tư tưởng của mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, bao gồm vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc, vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa, vấn đề đảng cách mạng, vấn đề về văn hóa cách mạng và đạo đức cách mạng .Toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Hồ Chí Minh là một tấm gương chuẩn mực sáng ngời đạo đức cách mạng. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng phát động, đồng thời nhân kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ Về thăm quê hương Nghệ Tĩnh, trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một nét đặc sắc trong rất nhiều nét đặc biệt thuộc phong cách đạo đức Hồ Chí MinhTính cụ thể, hàm súc, sâu sắc của Hồ Chí Minh qua các bài nói chuyện với nhân dân Nghệ Tĩnh trong hai lần về thăm quê hương của Người . Nét đặc sắc trong những nét đặc biệt ở lãnh tụ Hồ Chí Minh có cội nguồn từ nhận thức sâu sắc, phong phú về đất nước, con người Việt Nam trong cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của Người. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề đạo đức cách mạng không thể tách rời. Đạo đức cách mạng, theo quan điểm và hành động của Người là biết sống vì đồng bào, đồng loại, biết tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của nhân dân. Cho nên trong đạo đức Hồ Chí Minh, quan hệ với nhân dân là một tiêu chuẩn rất quan trọng, không thể thiếu. Điều đó thể hiện ở chỗ coi lợi ích của nhân dân là mục đích tối cao của mọi hành động, việc làm. Điều gì có lợi cho dân, phải hết sức làm, điều gì có hại cho dân, phải hết sức tránh. Lợi ích của dân suy rộng ra là lợi ích của dân tộc, lợi ích chân chính của nhân loại. Như vậy, nhân dân là đối tượng phục vụ của mọi người ở bất cứ cương vị xã hội nào. Từ đó ta thấy, ở phương diện này, đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi phải toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Từ quan niệm đó, Hồ Chí Minh luôn đặt lợi ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân lên trên hết và đã trọn đời phấn đấu hy sinh cho lợi ích đó. Từ những việc lớn lao như dời non lấp bể của cách mạng đến những việc tưởng như nhỏ nhặt, bình dị trong cuộc sống đời thường, Hồ Chí Minh đều nghĩ đến dân, đến nước. Cả cuộc đời, Người chỉ có một ham muốn và ham 1 muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Vì thế mà ngay cả trong cách nói chuyện với nhân dân về những vấn đề dù có hệ trọng, lớn lao đến mấy Hồ Chí Minh cũng diễn đạt một cách ngắn gọn, cụ thể, súc tích, để mọi người dân đều hiểu, đều lĩnh hội được để thực hiện. Người muốn đường lối, chủ trương của Đảng đến được nhân dân bằng con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất. Điều đó đã trở thành phong cách giao tiếp, phong cách truyền đạt đặc biệt ở Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minhngười hơn ai hết hiểu sâu sắc, toàn diện về xã hội Việt Nam dưới ách thống trị tàn bạo của đế quốc thực dân, phong kiến, cũng như tâm tư tình cảm, nhận thức và khát vọng của người dân Việt Nam, mặc dù trước lúc ra đi tìm đường cứu nước Người chưa đến được nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, trừ thời gian lưu học tương đối lâu tại Huế. Người biết rằng, dưới triều Nguyễn, ruộng đất của nhân dân ta bị bọn địa chủ chiếm đoạt, dân phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng, lại thêm nạn cường hào tham nhũng lộng hành làm cho đời sống của người dân khổ cực. Đến khi thực dân Pháp xâm lược với chính sách tận lực vơ vét của chúng, đời sống của nhân dân ta càng thêm điêu đứng, cơ cực trăm đường. Thực dân Pháp còn thi hành chính sách văn hóa ngu dân, giam hãm nhân dân ta trong vòng tối tăm, dốt nát và lạc hậu. Trong hoàn cảnh đó, dân ta mấy ai có cơm no, áo ấm, mấy ai được học hành. Từ sự hiểu biết sâu sắc đó, ngay từ đầu thế kỷ XX, khi truyền bá Chủ nghĩa Mac-Lênin vào nước ta Nguyễn Ái Quốc đã tìm cách diễn đạt phù hợp với khả năng tiếp thu của nhân dân ta bằng hình thức đơn giản, cụ thể, vừa tầm, dễ hiểu, từ đó dần dần nâng lên thành nhận thức đi tới chân lý của thời đại, chứ không cung cấp cho dân ta những nguyên lý, những khái niệm trừu tượng cao siêu. Nhờ vậy quần chúng lao động nước ta buổi đầu tiếp thu Chủ nghĩa Mac- Lênin do Người truyền bá một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu và họ đã tin rằng, làm theo học thuyết đó là cách duy nhất để đạt tới mục tiêu và là ước mơ ngàn đời của họđộc lập dân tộc, người cày có ruộng, xóa bỏ áp bức bóc lột, xây dựng xã hội bình đẳng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Đảng ta vạch đường, chỉ lối cho nhân dân, hướng dẫn nhân dân tiến hành cách mạng cũng bằng những hình thức nhẹ nhàng, đơn giản dễ hiểu, giúp nhân dân thấm nhuần mục đích, nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Nhờ thế mà nhân dân ta đã làm nên thắng lợi vĩ đại cho Cách mạng tháng Tám 1945, tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giành thắng lợi vẻ vang. Từ đó mà toát lên nét độc đáo trong cách “ứng nhân xử thế” của Người trong quá trình lãnh đạo Đảng và nhân dân ta tiến hành cách mạng là cụ thể, hàm súc, dễ hiểu mà sâu sắc. Trong cuộc đời cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã ròng rã 30 năm hoạt động xa Tổ quốc và gần hai mươi năm nữa Người mới chính thức về thăm quê hương theo nghĩa gốc là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Đến 1957, kể từ khi Người rời xa quê hương đã trọn 50 năm. Hai lần về thăm quê vào 1957 và 1961 của Người với những bài nói, bài viết, trong đó những lời khen ngợi, biểu dương, những lời nhắc nhở, phê bình, những lời chỉ bảo, dặncủa Người đã trở thành những lời tâm tình sâu nặng của người Cha, người Bác kính yêu, thân thương trìu mến, là điều 2 phải nghĩ suy, phải trăn trở để thực hiện đối với toàn Đảng bộ và nhân dân quê hương. Điều đó còn trở thành nguồn đề tài, nguồn cảm hứng đối với giới nghệ sỹ cả nước nói chung và Nghệ Tĩnh nói riêng để cho ra những công trình nghiên cứu, những tác phẩm nghệ thuật về Bác với quê hương. Đó là điều hết sức thú vị mà không xa lạ, ngạc nhiên mà không khó hiểu, vì Hồ Chí Minh là sản phẩm của thời đại, là người giàu quốc tế đậm Việt nam từng nét . Người đã bôn ba khắp thế giới, thông thạo nhiều thứ tiếng, am hiểu nhiều nền văn hóa, nhiều phong tục tập quán khác nhau, nhiều mức sống khác nhau của nhiều nước trên thế giới, nhưng không hề quên, không hề đánh mất những nét dáng, những phẩm chất được tạo ra từ một vùng quê khắc khổ, sự gần gũi chan hòa của dân cộng đồng nông nghiệp, mộc mạc, dung dị trong cuộc sống đời thường, đoàn kết chống thiên tai, chống ngoại xâm, để sinh tồn và phát triển. Vì vậy sau bao nhiêu năm xa quê, Người vẫn hết sức gần gũi, thân thương trìu mến với người dân cả trong tình cảm, cử chỉ và lời nói, làm cho mọi người thấy không có sự ngăn cách giữa vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, một người cách mạng với tầm cỡ quốc tế, từ đó mà tiếp thu những lời dạy của Người như lời nhắc nhở ân cần của người Cha, người Bác ruột thịt, gần gũi thân thương, đồng thời là mệnh lệnh của Đảng, của cách mạng một cách thoải mái nghiêm túc, hiệu quả. Trong bài nói chuyện với Hội nghị đại biểu nhân dân Nghệ An ngày 14-6- 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ tự xưng là “một người con của tỉnh nhà” 2 , chỉ từng đó thôi cũng đã toát lên sự cô đọng, hàm súc, chứa đựng tình cảm ruột thịt đậm đà, sâu nặng của một vị chủ tịch nước đối với quê hương. Khi biểu dương những thành tích của nhân dân Nghệ An trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người đưa ra những số liệu rất cụ thể, chi tiết đầy thuyết phục mà những tưởng ở cương vị người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước với muôn việc trọng đại lớn lao làm sao nhớ hết: “ .Trong kháng chiến, tỉnh nhà đã có hơn 8 vạn thanh niên vào bộ đội, hơn 1 vạn 5 ngàn dân quân du kích, hơn 1 triệu dân công phục vụ kháng chiến, trong đó có 96 đơn vị và cá nhân đã có thành tích vẻ vang được Chính phủ khen thưởng. Trong anh hùng quân đội thì tỉnh ta có 8 vị. Đó các đồng chí Chính Lan, Phạm Minh Đức, Nguyễn Quốc trị, Đặng Quang Cầm, Trần Can, Phạm Tư, Nguyễn Thế Như, Đặng đình Hồ. Đấy là những người con ưu tú của nước nhà. Hồi kháng chiến, anh chị em Trường Thi, Bến Thủy vận chuyển rất nhiều máy móc đưa lên chiến khu, phục vụ kháng chiến. Đồng bào nông dân đã cung cấp cho kháng chiến hơn 10 vạn tấn lương thực. Anh em trí thức đã đào tạo hàng ngàn học sinh để cung cấp cho quân đội, huấn luyện thành cán bộ quân sự. Đồng bào công thương cũng đoàn kết tham gia kháng chiến. Do sự đoàn kết ấy và cố gắng ấy mà tỉnh ta đã góp phần xứng đáng vẻ vang trong cuộc kháng chiến thắng lợi .” 3 Chỉ ngần ấy từ, ngần ấy con số thôi, Người đã đã nêu lên những trang sử đáng tự hào của tập thể và cá nhân thuộc mọi ngành, mọi giới của nhân dân Nghệ An trong việc thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh của dân tộc chống đế quốc thực dân pháp thắng lợi. Khi khen ngợi thành tích trong xây dựng hòa bình của nhân dân Nghệ An, Người dẫn ra rất cụ thể: “Đồng bào ta đã khôi phục lại hệ thống nông giang phía 3 Bắc và Nam. Hệ thống nông giang ấy tưới được 4 vạn mẫu tây ruộng .”, khi biểu dương thành tích của chị em phụ nữ , Người nói: “ Trong nông nghiệp, tôi muốn nêu một công trạng của chị em phụ nữ tỉnh ta. Đó là phong trào chăn nuôi gia súc”, Người còn nêu rõ: “ Trong 165 xã đã nuôi thêm được 14.190, trung bình mỗi xã được 86 con. Thế là rất tốt, rất giỏi. Nhưng còn phải cố gắng thêm, bởi vì dân ta ăn thịt lợn nhiều. Thêm mỗi xã 86 con thì còn ít, nhưng bước đầu thế là tốt .Tôi cũng muốn nêu một số cá nhân có thành tích. Chị Trương Thị Tầm ở Nghĩa Đàn một mình nuôi 300 con gà, 4 con lợn. Đồng thời làm ruộng, công tác xã hội, làm tổ trưởng phụ nữ. Đấy là một phụ nữ anh hùng. Anh hùng không phải “đông chinh tây phạt” hoặc cứ làm cái gì kỳ khôi xuất chúng mới là anh ùng. Nuôi được nhiều lợn, nhiều gà, tăng gia sản xuất, tiết kiệm, tham gia công tác xã hội tốt là anh hùng, như thế là chiến sỹ .Tôi dề nghị với đồng bào, khi về, tôi sẽ đề nghị với Chính phủ khen thưởng chị Trương Thị Tầm để khuyến khích chị em khác. Về nông nghiệp thì chúng ta có anh hùng nông nghiệp Hoàng Hanh, có các chiến sĩ Vi Văn Vần, Nguyễn Sĩ Chấp, Kha Thị Bình, Phạm Đào. Nếu trong kháng chiến, chúng ta có những anh hùng thì xây dựng hòa bình, cũng có anh hùng chiến sĩ. Đó là đội tiền phong để xây dựng lại kinh tế nước nhà. Đó cũng là những người con ưu tú làm cho tỉnh nhà vẻ vang” 4 . Như vậy, những điều Hồ Chủ tịch nói với nhân dân lao động vừa ngắn gọn, súc tích, vừa cụ thể vừa bình dị dễ hiểu nhưng vô cùng sâu sắc, bởi qua đó toát lên những tư tưởng lớn của Đảng và Nhà nước ta về sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Từ cách diễn đạt của Người, chúng ta hiểu con người mới xã hội chủ nghĩa là con người bình dị biết yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, biết chiến đấu hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, biết cần lao động sáng tạo, biết làm chủ xã hội, làm chủ bản thân để xây dựng chủ nghĩa xã hội, biết sống theo đạo lý mình vì mọi người, mọi người vì mỗi người để không ngừng làm vẻ vang cho quê hương, đất nước. Nói với thanh thiếu niên về vấn đề học tập, Người chỉ rõ :“ . Mục đích bây giờ không phải như khi trước, học để kiếm bằng, để làm ông thông, ông ký. Bây giờ không còn ông thông, ông ký nữa . Chúng ta bây giờ là học cho tốt để lao động cho tốt . Các cháu biết bây giờ, công nghiệp ta ngày càng phát triển thì người công nhân trình độ văn hóa ngày càng cao. Vì vậy Tổ quốc cần những công nhân có trình độ văn hóa cao . Nông nghiệp cũng đần dần tiến lên, người nông dân cũng cần có trình độ văn hóa. Có như thế thì chúng ta mới đẩy nền kinh tế lạc hậu của chúng ta bây giờ thành nền kinh tế tiền tiến. Chứ không phải là những người học ra để đi làm quan. Sự thực bây giờ chúng ta không có quan nữa. Nếu có là hạng quan liêu” 5 . Những lời tâm tình ngắn gọn đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói lên sự khác nhau căn bản về bản chất của nền văn hóa phong kiến, văn hóa nô dịch dưới chế độ với nền văn hóa dân chủ mới xã hội chủ nghĩa theo 3 nguyên tắc là khoa học, dân tộc và đại chúng, mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang lãnh đạo toàn dân ra sức xây dựng. Qua đó còn toát lên quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng ta là học đi đôi với hành, giáo dục gắn với thực tiễn lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. 4 Phê bình đồng bào ta thiếu ý thức tiết kiệm, Người đưa ra dẫn chứng rất cụ thể và chỉ rõ tác hại của việc không thực hành tiết kiệm: “Không tiết kiệm tức là lãng phí. Đây tôi nói một thí dụ: Trong dịp tết vừa rồi có những huyện giết hơn 400 con trâu, bò- ăn rồi sau không có trâu, bò cày. Như mồng 5 tháng 5 vừa rồi, là ngày Trung Quốc kỷ niệm Khuất Nguyên, một nhà thơ rất gỏi, rất yêu nước . Có xã hôm ấy giết hết 3 trâu, bò. Thế là không tốt. Tôi nghe báo cáo việc nấu rượu, uống rượu, tỉnh nhà cũng tương đối bừa bãi. Những cái đó là có hại đến thuần phong mỹ tục, có hại đến sản xuất, là làm trái với chính sách của Đảng và Chính phủ, mà chính sách của Đảng và Chính phủ là cốt làm lợi cho dân. Ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng và Chính phủ không có lợi ích riêng nào khác. Đồng bào nơi nào đã làm như thế thì nay phải sửa đổi . Tỉnh ta đã có truyền thống và có tiếng là có thuần phong mỹ tục. Chúng ta phải phát triển và giữ gìn thuần phong mỹ tục đó. Đừng để rượu chè, cờ bác, hát xướng lung tung. Phải tăng cuờng ý thức giữ gìn kỷ luật, giữ gìn pháp tắc của Nhà nước”. 6 Như vậy bằng những con số, minh chứng cụ thể và lời nói thân tình mà nghiêm khắc, Hồ Chủ tịch đã thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm cần phải khắc phục của nhân dân ta. Qua đó nhân dân ta hiểu rằng, xây dựng chủ nghĩa xã hội không phải là việc làm cao xa ở đâu, mà là những việc thường ngày trong đời sống sản xuất gắn với ý thức tiết kiệm. Sau Cách mạng tháng Tám, khi Tổ quốc lâm vào cảnh ngàn cân treo sợi tóc, nhân dân ta đã thực hiện chủ trương tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm của Đảng, Nhà nước, nhờ vậy mà từng bước đẩy lùi được nạn đói và làm cho tiềm lực kinh tế vật chất của Nhà nước ta dần dần được nâng lên, góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, giữ vững nền độc lập, chế độ dân chủ nhân dân và chính quyền dân chủ nhân dân. Đồng thời từ những lời nhắc nhở, chỉ bảo của Người, toát lên tinh thần chủ trương của Đảng là cần triệt để bài trừ, xóa bỏ các tệ nạn xã hội do chế độ để lại, nhằm xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, xã hội mới văn minh, để mọi người dân được thực sự sống trong ấm no hạnh phúc. Nói chuyện với Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ Nghệ An ngày 8-12-1961 trong lần thứ hai về thăm quê, khi miền Bắc đang thực hiện kế hoặch 5 năm lần thứ nhất, miền Nam đang đấu tranh chống chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, Người đề cập đến nhiều vấn đề cấp bách, bức thiết do cách mạng đặt ra. Đối với nhân dân miền Bắc lúc này là phải ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội để tạo ra tiềm lực to lớn cho hậu phương, đủ sức chi viên cho tiền tuyến miền Nam đánh Mỹ. Nước ta là nước nông nghiệp, lúc đó vấn đề xây dựng hợp tác xã nông nghiêp được Đảng ta rất quan tâm. Xây dựng thành phần kinh tế tập thể trong nông nghiệp vững mạnh là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra tiềm lực kinh tế cho đất nước và giúp con em nhân dân yên tâm lên đường chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nghệ An cơ bản là một tỉnh nông nghiệp, nên Người nói nhiều đến vấn đề xây dựng hợp tác xã nông nghiệp. Muốn xây dựng hợp tác xã thì vấn đề làm chủ tập thể là một nội dung cực kỳ quan trọng mà cán bộ, đảng viên và người dân cần phải quán triệt để thực hiện. Bằng những câu hỏi cụ thể sát thực với tình hình các địa phương của tỉnh Nghệ An, Người vừa kiểm tra việc bám sát cơ sở của cán bộ, vừa để nắm mức độ nhận thức và năng lực 5 lãnh đạo của cán bộ từ cấp chi bộ đến tỉnh ủy. Sau những câu hỏi của Người là những câu trả lời của cán bộ, hoặc Người tự giải thích ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, chỉ ra phương pháp nhận thức và phương pháp công tác cho cán bộ, đảng viên của Đảng ở quê nhà. Người hỏi: Nhiệm vụ trước mắt của chúng ta, cụ thể ở Nghệ An hiện giờ là gì? Là sản xuất. Muốn sản xuất thì phải làm thế nào? Phải củng cố hợp tác xã. Muốn củng cố hợp tác xã cho tốt thì phải làm thế nào? Phải giáo dục. Giáo dục ai? Giáo dục xã viên hợp tác xã. Ai giáo dục họ? ( “Đảng giáo dục”- mọi người đáp ). Nói Đảng cũng rộng đấy. Nhưng trước hết là ai? Chi bộ. Hễ chi bộ tốt thì hợp tác xã tốt, chi bộ kém thì hợp tác xã kém. Đó là kinh nghiệm chung 7 Nói giáo dục xã hội chủ nghĩa thì rộng quá, mà phải nói giáo dục tinh thần làm chủ. Trước hêt là chi bộ, rồi đến đoàn thanh niên. Chi bộ tốt, Đoàn thanh niên tốt thì tự nhiên giáo dục xã viên tốt. Muốn chi bộ tốt, chi đoàn tốt, đảng ủy, chi ủy địa phương tốt thì làm thế nào? ( “ Dạ, Đảng phải giáo dục”- Mọi gười đáp). Nhưng cụ thể là ai giáo dục? ( “Dạ, Tỉnh ủy”). Đúng, Tỉnh ủy . Hợp tác xã kém là thế nào? Vì chi bộ kém. Mà chi bộ kém, truy nguyên là vì lãnh đạo của Tỉnh ủy. 8 Từ cách nói cụ thể sát thực của Chủ tịch Hồ Chí Minh mỗi người cán bộ của Đảng phải suy ngẫm để hiểu một cách đầy đủ, sâu sắc rằng, dưới chế độ thực dân phong kiến, nhân dân ta chưa hề được hưởng quyền làm chủ làm chủ. Chính vì vậy khát vọng đòi quyền sống, quyền làm chủ của nhân dân là rất chính đáng và ngày càng cháy bỏng. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã đập tan ách thống trị của đế quốc thực dân, phong kiến, giành độc lập, dựng nên chế độ dân chủ nhân dân, người dân lao động Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người chủ của đất nước độc lập tự do, làm chủ chính cuộc đời mình. Nhờ biết phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, Đảng ta đã phát động được quần chúng vùng dậy đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt, xóa bỏ giai cấp bóc lột, từng bước tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật để đi lên chủ nghiã xã hội. Tuy nhiên do chưa nắm vững nguyên tắc làm chủ nên cán bộ và nhân dân ta cũng mắc không ít khuyết điểm, sai lầm trong việc thực hiện đường lối dân chủ của Đảng, như sai lầm trong chỉ đạo thuế nông nghiệp hồi 1952-1953, đánh cả vào bần nông, trung nông. Hoặc khi thành lập hợp tác xã, nhiều nơi chưa phát động đầy đủ tính tự giác, tự nguyện của nông dân, vi phạm nguyên tắc tự nguyện của Đảng trong đường lối hợp tác hóa nông nghiệp. Có nơi nóng vội đưa hợp tác xã bậc thấp lên bậc cao với quy mô lớn khi cơ sở vật chất còn kém, trình độ quản lý của cán bộ còn thấp. Hoặc trong chỉnh đốn tổ chức hồi 1953-1954, do không quán triệt đầy đủ chủ trương của Đảng và nhà nước, Nghệ An đã mắc sai lầm là bắt oan, xử oan một số cán bộ, đảng viên và người dân, gây nên nhiều cảnh oan trái, ảnh hưởng không tốt cho cách mạng. Khi sửa sai về cải cách ruộng đất, Nghệ An trả tự do cho hơn hai ngàn cán bộ, đảng viên và nông dân lao động bị quản chế, tù oan 9 . Những khuyết điếm, sai lầm đó đều do không nắm vững đường lối dân chủ của Đảng. Từ sự phê bình nghiêm khắc và sự chỉ bảo ân cần của Hồ Chủ tịch, cán bộ, nhân dân ta hiểu thêm sâu sắc về bản chất của chế độ dân chủ nhân dân và nguyên tắc thực hiện đường lối dân chủ của Đảng. Dân chủ là phải làm cho nhân dân thấu 6 hiểu đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, phải chăm lo đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân, đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động. Dân chủ là vừa không bảo thủ, trì trệ, vừa không quan liêu, xa rời thực tế, xa rời quần chúng. Dân chủ phải có lãnh đạo, phải có kỷ cương và pháp luật. Vì vậy dân chủ là phải gắn liền quyền lợi và mghĩa vụ. Chỉ biết đòi quyền lợi mà không tự giác làm tròn nghĩa vụ đối với đất nước, với quê hương, với tập thể là chưa đúng. Người phê bình một số địa phương, cá nhân không nạp đầy đủ ngân sách, thuế khóa cho Nhà nước, chỉ muốn thu về cho mình nhiều vật tư, hàng hóa của Nhà nước mà nghĩa vụ nông sản, hàng hóa đối lưu theo hợp đồng thì không chịu làm tròn. Đó thực chất là không thực hiện đúng nguyên tắc làm chủ của Đảng. Ngày 9-12-1961, Bác nói với đồng bào và cán bộ xã Nam Liên: “ Phải củng cố hợp tác xã cho tốt. Muốn hợp tác xã tốt thì phải làm thế nào? Phải nêu cao tinh thần làm chủ: làm chủ xóm làng, làm chủ hợp tác xã, làm chủ đất nước. Nay dân là chủ. Nhưng phải cho ra người chủ, chứ không thể phất phơ được. Mọi người đều có trách nhiệm làm cho dân giàu nước mạnh, quốc phòng vững mạnh. Làm chủ hợp tác xã là thế nào? Là phải coi công việc của hợp tác xã như công việc của mình, chứ không phải làm sao cũng được.” 10 Những lời nói bình dị, mộc mạc, cụ thể, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức cảm hóa sâu sắc, sức cuốn hút lạ thường, sức thẩm thấu và lan tỏa đến kỳ diệu vào tâm trí của mọi người cán bộ, mọi người dân. Qua đó mỗi chúng ta đều có thể tự hiểu, tự kiểm điểm về suy nghĩ, nhận thức và việc làm của mình đã đúng với tinh thần đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hay chưa, để tự điều chỉnh theo đúng những lời căn dặn và mong muốn cùa Người. Làm được như vậy chính là góp phần thực hiện mục đích cao cả của cách mạng do Đảng, Bác Hồ vạch ra và cũng chính là khát vọng của nhân dân ta: xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày bác Hồ kính yêu, vị lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới về thăm quê hương, những bài nói chuyện thật thân tình nồng ấm, thật gần gũi, thật cụ thể, mộc mạc, chân chất tràn đầy lòng nhân ái của Người dành cho đồng bào, cán bộ quê nhà thật súc tích mà chứa đựng những nội dung tư tưởng lớn lao, vẫn toát lên một phong cách đạo đức đặc biệt của vĩ nhân, một tấm gương chuẩn mực, hoàn hảo cho mọi thời đại để chúng ta học tập, noi theo trong cuộc sống và công tác. Chú thích: 1.Trích Điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. 2.Khu di tích Kim Liên: Quê hương trong lòng Bác, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1995, tr 25 3.Sách đ d, tr 26 4.Sách đ d, tr 28 5.Sách đ d, tr 29 6.Sách đ d, tr 31, 36 7 7.Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb. CTQG, Hà Nội, tr. 441, 442 8.Sách đ d, tr 443, 444, 445 9.Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ Tĩnh, Bác Hồ với quê hương Nghệ Tĩnh, Nxb. Nghệ Tĩnh, 1990, tr 312 10.Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1996, tr 453 8 . là Tính cụ thể, hàm súc, sâu sắc của Hồ Chí Minh qua các bài nói chuyện với nhân dân Nghệ Tĩnh trong hai lần về thăm quê hương của Người . Nét đặc sắc trong. TÍNH CỤ THỂ, HÀM SÚC, SÂU SẮC CỦA HỒ CHÍ MINH QUA CÁC BÀI NÓI CHUYỆN VỚI NHÂN DÂN NGHỆ TĨNH TRONG HAI LẦN VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG CỦA NGƯỜI Ths-GVC

Ngày đăng: 14/12/2013, 14:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan