1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y hiện nay

28 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • MỞ ĐẦU

  • 2.1.1.2. Năng lực giảng dạy của giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y

  • CƠ CỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG

  • NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CHO GIẢNG VIÊN

  • LÂM SÀNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HIỆN NAY

  • 3.1. Khái quát về giáo dục và đào tạo ở các trường đại học y hiện nay

  • 3.1.1. Khái quát về sứ mạng, nhiệm vụ của các trường đại học y

  • BIỆN PHÁP VÀ KIỂM NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

  • BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CHO GIẢNG VIÊN

  • LÂM SÀNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HIỆN NAY

    • 4.2.2. Thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất

Nội dung

Luận án với mục tiêu đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho GVLS ở các trường đại học y hiện nay, giúp cho hệ thống năng lực giảng dạy của giáo viên lâm sàng phát triển và hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học y hiện nay.

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong các nhà trường, nhà giáo là một trong những nhân tố  quyết định chất lượng giáo dục. UNESCO đã khẳng định: “Đội ngũ  nhà giáo có vai trị quyết định trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ có  trách nhiệm xây dựng tương lai của nhân loại theo hướng tồn cầu   hóa” [132] Ở nước ta, Đảng và Nhà nước ln quan tâm phát triển nguồn   nhân lực, nhân lực chất lượng cao. Trong đó khẳng định, đội ngũ nhà   giáo là nhân tố quyết định đảm bảo chất lượng giáo dục [2]. Chính  vì vậy, việc bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực cho giảng  viên trường đại học nói chung,  trường  ĐHY nói riêng có ý nghĩa  quan trọng trong q trình đổi mới giáo dục, chuyển từ nền giáo dục  nặng về  truyền thụ  kiến thức sang phát triển năng lực người học;  đào tạo ra những con người chủ  nhân tương lai của đất nước với   những phẩm chất nhân cách và trí tuệ đáp ứng được địi hỏi của sự  nghiệp đổi mới của đất nước, của thời đại. Để đào tạo được nguồn  nhân lực đó địi hỏi phải có đội ngũ nhà giáo có chất lượng tốt đáp  ứng u cầu cung cấp nguồn nhân lực, nhân lực y tế trong giai đoạn  hiện nay Năng lực giảng dạy của nhà giáo có tác động lớn đến việc  học và có ảnh hưởng lâu dài lên thành tích học tập của người học   Nhân cách người học được hình thành và phát triển, khơng chỉ phụ  thuộc vào chương trình học hay sách giáo khoa, cũng khơng chỉ phụ  thuộc vào năng lực, tư  chất của người học mà cịn phụ  thuộc vào  người thầy giáo, ở phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực sư phạm  và đặc điểm lao động của họ  mà khơng có gì thay thế  được. Nhà  giáo mà nghề  nghiệp đối tượng quan hệ  trực tiếp là con người,   nghề  mà cơng cụ  chủ  yếu là nhân cách của chính mình, nghề  tái  sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, nghề địi hỏi tính khoa học,  tính   nghệ   thuật     sáng   tạo   cao,   nghề   lao   động   trí   óc   chun   nghiệp Xuất phát từ vị trí, vai trị của nhà giáo, việc bồi dưỡng năng   lực và quản lý BDNLGD cho giảng viên có ý nghĩa rất quan trọng  nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo  dục được chuẩn hố, đủ  về  số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng   bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm   chất, lối sống, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp Giảng   viên   lâm   sàng       trường   ĐHY    nhà   giáo  làm  nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và điều trị. GVLS trực  tiếp giảng dạy và giáo dục sinh viên y khoa, năng lực giảng dạy   của GVLS là nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo, năng lực  của bác sĩ sau khi ra trường, chất lượng khám, chữa bệnh và thực   hiện các dịch vụ y tế trong giai đoạn hiện nay Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề  quản lý giáo  dục, thời gian qua Ban Giám hiệu các  trường  ĐHY đã rất chú ý  quan   tâm     có   nhiều   chủ   trương,     sách     phát   triển   nguồn  nhân lực,  trong   tập trung  đột  phá  vào BDNLGD  của  GVLS   thơng   qua       sách     tuyển   dụng,   đào   tạo,   quy  hoạch, bổ  nhiệm, thực hiện các chính sách đãi ngộ,  nhằm tạo   động lực, tăng sự  gắn kết và cống hiến của lực lượng này với   Bệnh viện, cơ sở điều trị nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh,  chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ y tế ở các trường ĐHY Tuy nhiên, thực trạng năng lực của GVLS cịn tồn tại khá   nhiều bất cập, hạn chế. Mặc dù GVLS có trình độ  nhất định thể  hiện qua bằng cấp và các chức danh đảm nhiệm, nhưng trình độ  chun mơn, năng lực giải quyết cơng việc thực tế  cịn lúng túng,     chí   có   trường  hợp   biểu    thiếu  tinh   thần   trách   nhiệm     thực     chức   trách,   nhiệm   vụ       Năng   lực   của  GVLS cịn yếu, đặc biệt là năng lực giảng dạy, hướng dẫn thực  hành…Một trong những ngun nhân hạn chế của vấn đề này là do  hoạt động BDNLGD và quản lý hoạt động BDNLGD ở các trường   chưa thực hiện theo  đúng qui trình, cịn mang tính kinh nghiệm,   thiếu cơ sở khoa học; việc kết hợp các phương pháp, hình thức bồi  dưỡng đội ngũ GVLS chưa được phong phú và đa dạng; mặt khác  chủ  thể  chưa tích cực, chủ  động tự  bồi dưỡng để  nâng cao năng  lực của bản thân,  Vấn đề  BDNLGD của GVLS cần phải có sự  thống nhất về nhận thức của các tổ  chức, các lực lượng tham gia  như: Đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trường, giảng viên Qua tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề  tài  luận  án,   nghiên  cứu  sinh  nhận  thấy  nghiên  cứu    bồi   dưỡng   năng lực giảng dạy và quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho   giảng viên ở các trường đại học đã có những nghiên cứu khai thác  ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, đối với năng lực giảng dạy   của GVLS   các trường ĐHY, chưa có nhiều cơng trình nghiên  cứu, quan tâm đề  cập. Vì vậy, cần phải có một nghiên cứu để  khái qt những vấn đề  lý luận và thực tiễn về  năng lực giảng  dạy   đặc   thù,   đặc   điểm   BDNLGD     quản   lý   BDNLGD   của  GVLS ở các trường đại học y hiện nay Do đó, nghiên cứu sinh chọn vấn đề  “Quản lý bồi dưỡng   năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng   các trường ĐHY   hiện nay” làm đề tài nghiên cứu Luận án tiến sĩ 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu phân tích làm rõ cơ  sở  lý luận và thực tiễn về  quản lý BDNLGD cho GVLS, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý  BDNLGD  cho GVLS    các trường ĐHY  hiện nay, giúp cho hệ  thống NLGD của GVLS phát triển và hồn thiện, góp phần nâng  cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường ĐHY hiện nay Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề  tài Luận   án Xây dựng cơ sở  lý luận về  quản lý BDNLGD cho GVLS  ở  các trường ĐHY hiện nay Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng NLGD của GVLS và  quản lý BDNLGD cho GVLS   các trường ĐHY làm cơ  sở  thực  tiễn cho đề xuất các biện pháp quản lý Đề  xuất các biện pháp quản lý BDNLGD cho GVLS   các  trường ĐHY hiện nay Tiến hành khảo nghiệm và thử  nghiệm sư  phạm nhằm chứng   minh tính khoa học, phù hợp, khả thi của các biện pháp đề  xuất trong   thực tiễn 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản lý bồi dưỡng giảng viên ở các trường ĐHY Đối tượng nghiên cứu Quản lý BDNLGD cho GVLS   các trường ĐHY trong bối   cảnh hiện nay Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các biện  pháp quản lý BDNLGD cho GVLS cơ hữu ở các trường ĐHY Phạm vi về  khách thể  khảo sát:  Đề  tài  tập trung khảo sát  thực trạng ở các trường ĐHY điển hình: Trường đại học y Hà Nội,   Học viện Qn y, trường đại học y dược Hải Phịng; trường đại   học y dược Thái Bình Phạm vi về  thời gian: Các số  liệu nghiên cứu sinh sử  dụng  cho quá trình nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp   từ năm 2016 đến nay 4.  Giả thuyết khoa học Nếu chủ  thể  quản lý đề  xuất được các biện pháp quản lý  hoạt   động  BDNLGD  với   hệ   thống các tiêu  chuẩn,  tiêu  chí   đặc  trưng cho GVLS  ở các trường ĐHY phù hợp với yêu cầu đổi mới  giáo dục hiện nay, thì sẽ nâng cao được NLGD cho đội ngũ GVLS,   góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐHY hiện nay 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu Đề  tài nghiên cứu dựa trên cơ  sở  phương pháp luận khoa   học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử;   tư  tưởng Hồ  Chí Minh; các nghị  quyết, chỉ  thị, chủ  trương, chính  sách của Đảng, Nhà nước về  đổi mới giáo dục và quản lý giáo  dục. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài vận dụng các tiếp cận: Hệ  thống­ cấu trúc; lịch sử­ logic; tiếp cận thực tiễn; tiếp cận năng   lực,…để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, cụ thể: Tiếp cận hệ  thống­ cấu trúc:  Các  trường  ĐHY là một bộ  phận của hệ thống giáo dục quốc dân. Do vậy, nghiên cứu về  các   trường ĐHY phải đặt trong hệ thống giáo dục quốc dân, cụ thể là  với nhu cầu phát triển nhân lực của cả nước, chịu sự tác động của   tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Đồng thời, đội ngũ  GVLS chỉ là một bộ phận trong đội ngũ nhà giáo nói chung của các  trường ĐHY nên q trình bồi dưỡng năng lực cho GVLS phải đặt  trong q trình bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên nói chung Tiếp cận lịch sử­ logic: Luận án đã tiếp cận, nghiên cứu để  tổng quan các cơng trình nghiên cứu theo các sự  kiện lịch sử  phát  triển của đối tượng nghiên cứu và khái qt hóa, làm rõ những vấn  đề lý luận về bồi dưỡng năng lực và quản lý bồi dưỡng năng lực Tiếp cận thực tiễn:  Các biện pháp được đề  xuất phải phù  hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay và với yêu cầu  xây dựng đội ngũ giảng viên ở các trường ĐHY Ngoài các tiếp cận xuyên suốt trong nghiên cứu khoa học nêu  trên, việc nghiên cứu đề  xuất các biện pháp quản lý sẽ  vận dụng  các tiếp cận đặc thù cho hoạt động quản lý giáo dục sau: Tiếp cận chức năng quản lý: Sử dụng các chức năng quản lý  trong xác định nội dung quản lý và đề  xuất các biện pháp quản lý  bồi dưỡng năng lực cho GVLS Tiếp cận phát triển nguồn nhân lực : GVLS là thành phần  nguồn nhân lực chủ chốt để thực hiện sứ mạng, mục tiêu đào tạo  của các trường ĐHY Tiếp cận năng lực: Xác định năng lực cần có và các tiêu chí  khung năng lực cụ thể đối với giảng viên. Luận án sử dụng tiếp cận   năng lực để phân tích, đánh giá các năng lực giảng dạy cơ bản của   giảng viên, GVLS làm cơ  sở  cho quản lý BDNL giảng dạy GVLS   trong các trường ĐHY Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái qt, hệ  thống hóa các tài liệu lý luận, sách chun khảo của các tác giả  trong và ngồi nước, các bài báo khoa học về quản lý, quản lý giáo  dục và các tài liệu liên quan đến đề  tài nghiên cứu là cơ  sở  cho  việc đề xuất chương trình bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp GVLS   và các biện pháp quản lý thực hiện chương trình bồi dưỡng đó Phân tích, tổng hợp các chỉ  thị, nghị  quyết về  xây dựng đội   ngũ cán bộ trong tình hình mới và đội ngũ nhà giáo của Đảng, Nhà  nước để làm rõ cơ sở lý luận của các nội dung chỉ đạo có tính hành  chính của các văn bản đó Nghiên cứu các văn bản tổng kết về  bồi dưỡng giảng viên,   phát triển giảng viên ở các trường ĐHY; từ đó rút ra những kết luận  có liên quan đến quản lý bồi dưỡng năng lực cho GVLS. Qua đó, giúp  nghiên cứu sinh khái quát, đánh giá và luận giải các quan điểm, tư  tưởng có liên quan đến đề tài nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp trưng cầu ý kiến: Khảo sát bằng phiếu trưng  cầu ý kiến khoảng 170 giảng viên, cán bộ  QLGD và khoảng 450  sinh  viên.  Phiếu  trưng  cầu  ý kiến đặt  ra  những  câu hỏi  và  các  phương án trả  lời các vấn đề  có liên quan trực tiếp đến vấn đề  nghiên cứu. Từ đó tổng hợp kết quả đối chiếu với thực trạng, tính   khả  thi của các biện pháp mà nghiên cứu sinh đã đề  xuất trong   luận án Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp Tọa đàm, trao đổi với cán bộ  quản lý giáo dục (Ban Giám   hiệu, giảng viên, cán bộ  Phịng đào tạo, Phịng khảo thí và đảm  bảo chất lượng giáo dục) Phương pháp quan sát sư phạm: Tiến hành quan sát trực tiếp  các hoạt động giảng dạy của GVLS, qua đó có nhận xét về  năng  lực giảng dạy của một số GVLS Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Hồi cứu, tổng hợp phân  tích hồ sơ, tài liệu tiêu biểu, thi giảng viên dạy giỏi, các báo cáo tổng  kết của ngành, của các cơ sở đào tạo, biên bản kết luận các hội nghị  liên quan đến bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVLS là các minh chứng về  hoạt động bồi dưỡng và quản lý HĐBD năng lực cho GVLS Phương pháp chuyên gia:  Tiến   hành   trao   đổi   với   cán  bộ  quản   lý,   giảng   viên   có   kinh  nghiệm   lâu  năm   trong  hoạt   động  quản   lý   GD&ĐT,         giảng   viên   có   sáng   kiến,   kinh  nghiệm, xin ý kiến một số  nhà khoa học về  lĩnh vực quản lý  GD&ĐT;  quản lý  kết quả  học tập của sinh viên của các  trường  ĐHY Phương pháp khảo nghiệm: Tiến hành khảo nghiệm các biện  pháp đã đề xuất để khẳng định tính cần thiết, khả thi của các biện pháp   Phương pháp thử nghiệm: Đề  tài tiến hành thử nghiệm một  số biện pháp đã đề xuất để khẳng định thêm một lần nữa tính khả  thi, hiệu quả của các biện pháp đó trong thực tiễn Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu  sản phẩm hoạt động giảng dạy của GVLS cho biết được trình độ  nghiệp vụ, kiến thức, đặc điểm tính cách và khả  năng đạt được,   khả năng phấn đấu của GVLS ở các trường ĐHY Nhóm phương pháp hỗ trợ Phương pháp thống kê tốn học: Sử  dụng tốn thống kê để  xử  lý các số liệu thu thập được trong q trình điều tra thực trạng  bồi dưỡng năng lực và quản lý bồi dưỡng năng lực cho GVLS Phương pháp sử  dụng phần mềm tin học: Sử  dụng phần   mềm tin học để biểu thị các số liệu dưới dạng: Bảng số liệu, biểu   đồ  giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo  độ tin cậy 6. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận của việc quản lý bồi  dưỡng NLGD cho GVLS ở các trường ĐHY hiện nay Đánh giá đúng thực trạng, chỉ  ra những nguyên nhân của  ưu  điểm và hạn chế  trong quản lý BDNLGD cho GVLS   các  trường  ĐHY Đề  xuất và khẳng định tính khả  thi, hiệu quả  của các biện  pháp quản lý bồi dưỡng NLGD cho GVLS ở các trường ĐHY hiện  nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường ĐHY 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả  nghiên cứu của luận án sẽ  đóng góp bổ  xung, cụ  thể  hóa lý luận về  quản lý, quản lý giáo dục nói chung, quản lý   BDNLGD cho GVLS   các trường ĐHY. Những đóng góp đó có  thể xây dựng thành tài liệu tham khảo phục vụ cho cơng tác quản  lý, giảng dạy ở các trường ĐHY hiện nay 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả điều tra khảo sát sẽ cung cấp những nhận định và số liệu  trung thực giúp cho các chủ thể quản lý ở các trường ĐHY nhận rõ, đánh  giá đúng chất lượng, hiệu quả BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY  để có cơ chế chính sách phù hợp tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực  GVLS 8. Kết cấu của luận án Kết  cấu  của luận  án  gồm:  Phần  mở   đầu,  4  chương,  kết   luận, kiến nghị, danh mục các cơng trình khoa học đã cơng bố,  danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.  Tổng  quan các cơng trình nghiên cứu  có  liên  quan   đến đề tài 1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực   cho giáo viên, giảng viên Tiêu   biểu     nước     có     tác   giả:   Tsunesaburo  Makiguchi, Rayja Roy Singh, S. P Sharma, Shakti Ahmed, J.Watson,  A.Pojoux,   F.Skinner,   Harold   Koontz,   Barret     Yoder,   A.Kisel,  E.Ribaraca,   Mc   Pherson,   Wynne,   LT.Ơgơrơnhicơp,   Iu.Kbabanxki,  John Wlutmorre,  đều đề cập đến mục tiêu, nội dung, hình thức tổ  chức và phương pháp bồi dưỡng giáo viên, giảng viên với những   yêu cầu cụ  thể  để  phát triển các NLGD cần thiết cho giáo viên,   giảng viên, hướng tới đạt chuẩn nghề nghiệp   Tiêu biểu   trong nước có các tác giả:  Đặng Quốc Bảo,  Phạm   Minh   Hạc,   Trần   Bá   Hoành,   Nguyễn   Kỳ,   Hà   Thế   Ngữ,  Nguyễn Cảnh Tồn, Bùi Văn Qn, Nguyễn Văn Đệ, Pham Thanh ̣ ̀   Nghi, Tr ̣ ần Bá Hồnh, Nguyễn Duy Hưng, Trần Thị  Bích Hạnh,   Hồng Minh Thao, Ngơ Quang Sơn, Phạm Viết Nhụ,  đã nghiên  cứu đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên,   giảng viên và đề  ra các giải pháp đổi mới nội dung, chương trình  đào tạo, bồi dưỡng.  1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng   năng lực cho giáo viên, giảng viên Tiêu biểu   nước ngồi có các tác giả:  Victor Minichiello,  X.I.Kixegof,   N.V.Kuzmina,   F.N.Gonobolin,  Amy   Mednick,   Peter  Jones, E. Ribaraca, G. Gerlarka, K. Shubept, P.Bohvarop,  đã đề ra  những mục tiêu và giải pháp cụ  thể  quản lý bồi dưỡng  năng lực  cho giáo viên, giảng viên Tiêu   biểu       nước   có     tác   giả:  Lê   Cơng   Triêm,  Nguyễn Đức Vũ, Trần Kiểm, Lê Thị  Bạch Tuyết, Phan Thị Châu,   Nguyễn   Bích   Hạnh,   Nguyêñ   Văn   Đê;̣   Pham ̣   Ngoc̣   Anh,   Trương  Việt Dũng, Trần Tuấn Anh, Hồng Văn Minh, Nguyễn Ngọc Long, … với các cơng trình chun khảo, các luận án tiến sĩ, các bài báo  khoa học đã  nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ  khác nhau,  đều khẳng định vị trí, vai trị quan trọng của việc bồi dưỡng. Trên   sở luận giải lý luận và thực tiễn, đã đề  xuất các giải pháp đa  dạng,   tồn  diện để  quản  lý  bồi  dưỡng  năng lực   cho giáo viên,  giảng viên 1.2. Khái qt kết quả chủ yếu của các cơng trình khoa học  đã cơng bố  và những vấn đề  đặt ra luận án cần tiếp tục giải   1.2.1. Khái qt kết quả nghiên cứu của các cơng trình Một là, những nghiên cứu đều cho rằng bồi dưỡng   ĐNGV  và quản lý bồi dưỡng ĐNGV giữ  vai trị quan trọng, là biện pháp  có hiệu quả nhất để  nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên , yếu  tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo Hai là, để  nâng cao chất lượng GD&ĐT phải bồi dưỡng đội  ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn hố, phù hợp với các chuẩn năng lực   của nghề  nghiệp giảng viên trong đó đặc biệt quan tâm bồi dưỡng  phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống, lương tâm trách nhiệm nghề  nghiệp và trình độ  chun mơn của nhà giáo, đáp  ứng địi hỏi ngày  càng cao của sự nghiệp giáo dục, đào tạo và sự  phát triển khoa học  cơng nghệ Ba là, mỗi cơng trình nghiên cứu căn cứ  vào tình hình, đặc  điểm, nhiệm vụ của nhà trường, địa phương mà đi sâu vào những   vấn   đề   cụ   thể   có   tính   chất   đặc   thù       nhà   trường,   địa  phương. Từ những nghiên cứu, các tác giả đề xuất hệ thống biện   pháp góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu   cầu của cơ  sở  đào tạo, Bộ, Ngành nói riêng và sự  nghiệp giáo  dục đào tạo của đất nước nói chung Bốn là, bồi dưỡng  đội ngũ giảng viên và  quản lý  bồi dưỡng  đội ngũ giảng viên đã được quan tâm ở nhiều góc độ, cung cấp những  khái niệm, các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên  và chủ  thể là hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, những nghiên cứu  này có thể  áp dụng vào việc quản lý bồi dưỡng đội ngũ giảng viên   trong các học viện, trường đại học nói chung và ở  các trường ĐHY   nói riêng.  10 Mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề  cập đến các   biện pháp khác nhau để quản lý bồi dưỡng năng lực cho giảng viên.  Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng  năng lực GVLS   các trường ĐHY. Một vấn đề cấp thiết đặt ra là  căn cứ vào các lý luận bồi dưỡng năng lực và quản lý bồi dưỡng năng  lực cho GVLS,  tìm hiểu thực trạng  GVLS   các trường ĐHY,  đề  xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực cho GVLS góp phần  nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế hiện nay 1.2.2. Những vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết Qua tổng quan các cơng trình nghiên cứu, cho thấy vấn đề quản   lý BDNLGD cho giảng viên đại học, đại học y là vấn đề cấp thiết   Kế thừa kết quả nghiên cứu của các cơng trình liên quan , luận án tiếp  tục nghiên cứu để giải quyết những vấn đề chính, cụ thể sau: Một là, xây dựng các khái niệm cơ bản của đề tài: BDNLGD   GVLS; quản lý BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY Hai là,  xác định mục tiêu, nội dung quản lý  BDNLGD cho  GVLS ở các trường ĐHY hiện nay Ba là, khái quát bối cảnh hiện nay và sự tác động của nó đến  quản lý BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY Bốn là, đánh giá thực trạng BDNLGD  và quản lý BDNLGD  của GVLS ở các trường ĐHY Năm là, đề xuất các biện pháp quản lý BDNLGD cho GVLS   ở các trường ĐHY hiện nay Trên đây là những vấn đề mới và cấp thiết mà nội dung luận  án sẽ  nghiên cứu làm rõ, để  góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ  GVLS ở các trường ĐHY, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo nguồn  nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh và các dịch vụ y tế  hiện nay Kết luận chương 1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có   liên quan đến đề  tài luận án cho thấy, nghiên cứu về  năng lực và  bồi dưỡng năng lực cho giảng viên ở các trường đại học nói chung  đã có nhiều cơng trình được nghiên cứu theo các tiếp cận khác  nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào  nghiên cứu một cách cơ  bản, hệ  thống về  quản lý  BDNLGD cho  14 Phương thức quản lý là cách thức mà các chủ thể quản lý sử  dụng để tác động vào hoạt động của người đi bồi dưỡng và người  được bồi dưỡng 2.2.2. Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy   cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y hiện nay  2.2.2.1. Xây dựng kế  hoạch bồi dưỡng năng lực giảng dạy   cho giảng viên lâm sàng Kế  hoạch bồi dưỡng được xây dựng trên cơ  sở  khảo sát,  phân tích, đánh giá thực trạng năng lực giảng dạy của GVLS, các   nguồn lực, điều kiện hiện có của nhà trường, bộ máy quản lý và lực   lượng bồi dưỡng. Kế hoạch cần phải xác định rõ mục tiêu, nội dung   bồi dưỡng, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, các lực lượng, các   nguồn lực đảm bảo và tiến độ thực hiện bồi dưỡng.  2.2.2.2. Chỉ   đạo thực hiện mục tiêu,  nội  dung bồi  dưỡng   năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung NLGD cho GVLS là quá  trình tác động, gây  ảnh hưởng, liên kết các thành viên trong trường   để  hồn thành nhiệm vụ. Các chủ  thể  quản lý, trực tiếp là Hiệu  trưởng chỉ  đạo việc xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, đảm   bảo cho hoạt động bồi dưỡng  ở các bộ mơn lâm sàng diễn ra đúng  hướng, đảm bảo tiến độ, phối kết hợp ở các lực lượng nhịp nhàng  và đạt hiệu quả.   2.2.2.3. Quản lý chủ  thể  và đối tượng bồi dưỡng năng lực   giảng dạy cho giảng viên lâm sàng Quản lý chủ thể bồi dưỡng bao gồm: Quản lý về  số  lượng,  quản lý về trình độ  nhận thức, kỹ  năng, quản lý hoạt động giảng   dạy của chủ  thể  bồi dưỡng. Quản lý đối tượng bồi dưỡng gồm:  Tổ  chức cho giảng viên nghe giảng trên lớp; chỉ  đạo giảng viên  tham khảo tài liệu; tổ  chức thảo luận (hoạt động nhóm); tổ  chức   giảng viên hoạt động ngoại khóa; chỉ đạo giảng viên hoạt động tự  học; chỉ đạo tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học   2.2.2.4. Chỉ  đạo lựa chọn và sử  dụng   phương pháp, hình   thức bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bồi dưỡng để lựa chọn phương  pháp và hình thức bồi dưỡng phù hợp, chỉ  đạo đổi mới phương  pháp và hình thức bồi dưỡng theo hướng phát triển năng lực và  15 phát huy tính tích cực, chủ động trong tự bồi dưỡng 2.2.2.5.  Quản   lý     điều   kiện   đảm   bảo   hoạt   động   bồi   dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng Để đảm bảo các điều kiện hoạt động bồi dưỡng, các chủ thể  quản lý phải thực hiện tốt việc  đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất kỹ  thuật và phương tiện phục vụ  bồi dưỡng; tổ  chức khai thác trang   thiết bị  hiện có; tổ  chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ  năng sử  dụng phương tiện… Đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi như  kinh phí, phương tiện và thời gian để  giảng viên tham gia các hình  thức bồi dưỡng 2.2.2.6.  Tổ  chức  kiểm tra,  đánh giá  kết   hoạt   động  bồi   dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại   học y Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng, một chức năng quản  lý trong quản lý hoạt động bồi dưỡng để xem xét việc thực hiện mục   tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng, động viên giảng viên nỗ lực hơn nữa trong  bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Kiểm tra, đánh giá hoạt động BDNLGD  cho   GVLS   phải     tiến   hành    cách    xác,   khoa   học,  khách quan và cơng bằng 2.3  Bối cảnh hiện nay và những yêu cầu về  năng lực  giảng   dạy,     quản   lý   bồi   dưỡng     lực   giảng   dạy   cho  giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y 2.3.1. Bối cảnh hiện nay  2.3.1.1. Tình hình hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục, đào   tạo 2.3.1.2. Cách mạng cơng nghiệp lần thứ  tư  tác động tồn   diện đến giáo dục, đào tạo 2.3.2. Những u cầu đặt ra về  năng lực giảng dạy đối   với giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y Thứ nhất, chuẩn hóa về trình độ đặt ra vấn đề đơi m ̉ ơi m ́ ạnh   mẽ mục tiêu, nôi dung, ph ̣ ương pháp đào tạo, đào tạo lại; bồi dưỡng   và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện cua đ ̉ ội ngũ giảng viên theo   yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề  nghiệp Thứ  hai,  yêu cầu cao về  năng lực sư  phạm, đạo đức nghề  16 nghiệp đặt ra vấn đề  cho GVLS   các trường ĐHY phải tích cực   rèn luyện và tích lũy năng lực sư phạm.  2.3.3. Những yêu cầu đặt ra đối với quản lý bồi dưỡng năng   lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y hiện   nay  2.3.3.1. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng ở các   trường đại học y trong bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm   sàng 2.3.3.2  Phân cấp cụ  thể, phát huy tính chủ  động, sáng tạo   của các chủ thể và phù hợp thực tiễn giảng dạy lâm sàng 2.3.3.3. Vận dụng linh hoạt  các phương pháp bồi  dưỡng,   đảm bảo tính khoa học, hiệu quả trong tổ chức bồi dưỡng 2.3.3.4. Kết hợp chặt chẽ  giữa chủ  thể  bồi dưỡng với q   trình tự bồi dưỡng của người học 2.3.3.5. Đáp ứng u cầu chuẩn hóa giáo dục và đào tạo 2.4. Các yếu tố tác động đến quản lý bồi dưỡng năng lực  giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y hiện  2.4.1. Tác động từ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội 2.4.2. Tác động từ u cầu nhiệm vụ  khám chữa bệnh, chăm   sóc sức khỏe cho nhân dân 2.4.3 Tác   động   từ  mục   tiêu,   yêu   cầu   đào   tạo       trường đại học y 2.4.4.  Tác động  từ  phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng   viên lâm sàng 2.4.5. Tác động từ nhu cầu của sinh viên ở các trường đại học   y Kết luận chương 2 Năng lực của GVLS là yếu tố quyết định đến chất lượng giảng  dạy, giúp cho GVLS hồn thành chức trách, nhiệm vụ, góp phần hình   thành phẩm chất nhân cách người thầy thuốc cho sinh viên   các   trường ĐHY. Bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực cho GVLS ở  các trường ĐHY là một chức năng, nhiệm vụ quan trọng của các chủ  thể quản lý, góp phần thực hiện xây dựng đội ngũ giảng viên của các   17 trường ĐHY trong bối cảnh hiện nay. Quản lý BDNLGD cho GVLS ở  các trường ĐHY hiện nay chịu nhiều yếu tố tác động. Do vậy, các chủ  thể quản lý cần phải phát huy những tác động tích cực, hạn chế tiêu   cực, đảm bảo cho hoạt động BDNLGD cho GVLS đạt được mục tiêu  đã được xác định Chương 3 CƠ CỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CHO GIẢNG VIÊN LÂM   SÀNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HIỆN NAY 3.1. Khái quát về giáo dục và đào tạo ở các trường đại học y  hiện nay 3.1.1. Khái qt về sứ mạng, nhiệm vụ của các trường đại   học y Trên cả nước hiện nay có 86 trường ĐHY và cao đẳng y đào  tạo nguồn nhân lực y tế, trong đó có 14 trường (khoa) đại học y.  Sứ  mạng của các  trường  ĐHY là đào tạo nguồn nhân lực  chất lượng cao có trình độ  đại học và trên đại học, bồi dưỡng  nguồn nhân tài cho ngành y tế và quốc gia; cung cấp dịch vụ y tế  và ứng dụng khoa học cơng nghệ phục vụ cơng tác đào tạo, nghiên  cứu khoa học và điều trị người bệnh.  3.1.2. Khái qt về  đặc điểm giáo dục, đào tạo của các   trường đại học y 3.1.2.1. Mục tiêu đào tạo 3.1.2.2. Chương trình đào tạo 3.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng  3.2.1. Mục đích điều tra, khảo sát: Nhằm đánh giá đầy đủ, tồn  diện về thực trạng BDGV lâm sàng và thực trạng quản lý BDGV lâm  sàng ở các trường ĐHY, thơng qua đó làm cơ sở thực tiễn để đề xuất   các biện pháp quản lý BDGV lâm sàng ở các trường ĐHY hiện nay 3.2.2  Nội dung điều tra, khảo sát:  Khảo sát, đánh giá thực  trạng BDGV lâm sàng   các trường  ĐHY;  Khảo sát, đánh giá thực  trạng quản lý BDGV lâm sàng ở các trường ĐHY; Đánh giá chung, rút  ra nguyên nhân của những  ưu  điểm và hạn chế  về  BDGV   lâm  sàng 18 3.2.3  Đối tượng, địa bàn, thời gian điều tra, khảo sát:  640  người, gồm: 420 giảng viên; 220 CBQL của 4 trường ĐHY 3.2.4   Phương   pháp   điều   tra,   khảo   sát    xử   lý   số   liệu:  Nghiên cứu các văn kiện, nghị  quyết, báo cáo tổng kết giáo dục,  đào tạo của các trường ĐHY; Điều tra bằng phiếu hỏi (anket); dự  các giờ  bồi dưỡng;  tổ  chức phỏng vấn sâu,…  Sử  dụng phương  pháp thống kê toán học để xử lý số liệu 3.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng   viên lâm sàng ở các trường đại học y 3.3.1. Thực trạng nhận thức, trách nhiệm của các lực lượng   giáo dục ở các trường đại học y về bồi dưỡng năng lực giảng dạy   cho giảng viên lâm sàng Kết quả  khảo sát cho thấy, đa số  CBQL và GVLS có nhận   thức đúng về vai trị, tầm quan trọng của bồi dưỡng giảng viên; có  ý thức, thái độ  tốt, tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng  GVLS.  3.3.2. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực giảng dạy   cho giảng viên lâm sàng Đa số CBQL, giảng viên đánh giá mức độ thực hiện các nội  dung BDNLGD cho GVLS ở mức độ khá với điểm trung bình  X = 2.54 3.3.3. Thực trạng phương pháp và hình thức bồi dưỡng   năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng Kết quả  khảo sát cho thấy, đa số  CBQL và GVLS đánh giá  phương pháp bồi dưỡng, linh hoạt, hiện đại; hình thức bồi dưỡng phù  hợp 3.3.4. Thực trạng các lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực   giảng dạy cho giảng viên lâm sàng Đa số  ý kiến đánh giá các lực lượng tham gia bồi dưỡng đã  thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhất là giảng viên cốt cán 3.3.5. Thực trạng đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất phục   vụ bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng Các trường ĐHY đã đảm bảo tốt cơ sở vật chất, tài chính và  các điều kiện đảm bảo khác cho bồi dưỡng 3.3.6. Thực trạng kết quả bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho   giảng viên lâm sàng 19 Trong 3 năm học gần đây,  kết quả  bồi dưỡng  đạt khá cao  với tỷ lệ: 26% giỏi; 61,7% khá; 11% trung bình và chỉ có 1,35 yếu,   3.4  Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy  cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y 3.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực   giảng dạy cho giảng viên lâm sàng Thực trạng xây dựng  kế  hoạch  BDNLGD  cho  GVLS  nhận  được đánh giá   mức độ  khá với  điểm  trung bình   X = 2.68. Tuy  nhiên, cịn có ý kiến nhận xét có nơi chưa thật chủ động xây dựng  kế hoạch 3.4.2. Thực trạng chỉ  đạo thực hiện mục tiêu, nội dung   bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng Việc chỉ  đạo thực hiện mục tiêu, nội dung BDGV lâm sàng  được thực hiện ở mức khá với điểm trung bình  X = 2.66. Hạn chế  lớn nhất là các chủ thể quản lý vẫn cịn lúng túng, khó khăn trong  chỉ đạo lựa chọn và xây dựng nội dung bồi dưỡng 3.4.3. Thực trạng quản lý chủ thể và đối tượng bồi dưỡng   năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng Kết quả  khảo sát cho thấy, các trường ĐHY đã quản lý tốt  đội ngũ giảng viên tham gia BDGV nhất là các giảng viên của nhà  trường. Quản lý tốt hoạt động của các đối tượng được bồi dưỡng.  Tuy nhiên, cịn có ý kiến cho rằng chưa có các biện pháp  khắc  phục những biểu hiện thiếu chủ động, tích cực của một bộ  phận   GVLS 3.4.4. Thực  trạng   quản   lý  phương pháp và hình thức bồi   dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng CBQL,   giảng   viên     đánh  giá   không  cao   mức   độ   thực  hiện quản lý phương pháp và hình thức bồi dưỡng. Một số ý kiến   cho     việc     đạo   lựa   chọn   phương   pháp,   hình   thức   bồi  dưỡng ngoại khóa cịn nhiều hạn chế, thiếu sự kiểm tra, chỉ đạo  cụ thể của các cơ quan chức năng.  3.4.5.  Thực  trạng  quản lý các  điều kiện đảm bảo hoạt   động bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng Các trường ĐHY đã quản lý tốt cơ  sở  vật chất kỹ thuật và  các điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng. Tuy nhiên, cịn  20 có ý kiến cho rằng việc tổ  chức bồi dưỡng  ứng dụng cơng nghệ  thơng tin cho CBQL, giảng viên, sinh viên cịn chưa kịp thời và  thường xun 3.4.6.  Thực  tr ng   tổ  chức kiểm tra, đánh giá kết quả  bồi   dưỡng năng lực giảng dạy giảng viên lâm sàng  Các trường ĐHY đã duy trì được nền nếp kiểm tra, đánh giá,   giảng viên sau mỗi đợt bồi dưỡng. Tuy nhiên, cịn có biểu hiện, hạ  thấp u cầu trong kiểm tra, đánh giá, việc xác định nội dung, tiêu  chí đánh giá chưa được xây dựng sát với u cầu về  năng lực của  GVLS 3.5. Thực  trạng  mức độ  tác động của các yếu tố  đến  quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng  ở các trường đại học y Tác động từ  mục tiêu, u cầu đào tạo của các trường  ĐHY  được CBQL, giảng viên đánh giá mức độ  tác động cao nhất với điểm  trung bình X = 2.81. Nội dung: Tác động từ phẩm chất, năng lực của  đội ngũ GVLS được đánh giá có mức độ tác động cao thứ 2 với  X =  3.77. Đa số  cho rằng mục tiêu, yêu cầu đào tạo và phẩm chất, năng  lực của đội ngũ GVLS đã đặt ra những yêu cầu mới đối với việc   xác định mục tiêu, lựa chọ nội dung và phương pháp, hình thức bồi  dưỡng 3.6.1. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động bồi dưỡng   năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng   các trường đại   học y 3.6.1.1.  Ưu điểm:  Đảng  ủy, ban giám hiệu, các cơ  quan chức  năng, CBQL và giảng viên các trường ĐHY đã nhận thức đúng, trách  nhiệm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;  kế  hoạch  bồi dưỡng giảng viên  và hoạt động  bồi dưỡng năng lực cho  GVLS đã được xây dựng thống nhất, triển khai đồng bộ  và kịp thời;  CBQL các cấp đã thực hiện được mục tiêu, nội dung bồi dưỡng năng  lực cho GVLS; CBQL các cấp đã quan tâm chỉ  đạo đổi mới phương   pháp và hình thức bồi dưỡng giảng viên; phát huy được vai trị của các  tổ chức, lực lượng trong bồi dưỡng năng lực cho GVLS ; đại bộ phận  giảng viên ở các trường ĐHY đều tích cực, chủ động, sáng tạo trong  q trình bồi dưỡng;  đã đảm bảo tốt cơ  sở  vật chất kỹ  thuật và  21 phương tiện cho bồi dưỡng; đã thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá  kết quả bồi dưỡng năng lực cho GVLS 3.6.1.2  Hạn   chế:  Nhận   thức,   trách   nhiệm       số  CBQL, giảng viên các trường ĐHY trong việc bồi dưỡng năng lực  cho GVLS cịn hạn chế;  xây dựng kế  hoạch bồi dưỡng năng lực  cho GVLS cịn có những hạn chế, bất cập ;  nội dung bồi dưỡng   năng lực cho GVLS  cịn nhiều bất  cập;  chậm  đổi   phương  pháp và hình thức bồi dưỡng; một bộ phận giảng viên trẻ hoặc cán  bộ nguồn giảng viên chưa nỗ lực trong hoạt động bồi dưỡng.  3.6.2. Nguyên nhân của thực trạng hoạt động bồi dưỡng   năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng   các trường đại   học y 3.6.2.1. Nguyên nhân  ưu điểm:  Có sự  quan tâm đúng mức  của Đảng và Nhà nước và các trường ĐHY; đội ngũ cán bộ  quản   lý, giảng viên các khoa giảng dạy   các trường ĐHY ngày càng  được củng cố, phát triển về số lượng và chất lượng.  3.6.2.2. Ngun nhân hạn chế: Do sự tác động của mặt trái cơ  chế  thị  trường và hội nhập quốc tế; chương trình giáo dục khối  ngành sức khỏe thiếu tính ổn định; tổ chức biên soạn chương trình,   nội dung bồi dưỡng giảng viên; chỉ  đạo đổi mới phương pháp và   hỉnh thức tổ chức bồi dưỡng giảng viên chưa quyết liệt Kết luận chương 3 Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy bồi dưỡng và quản lý  BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY đã đạt được nhiều kết quả  quan trọng, nhưng cũng khơng ít hạn chế khó khăn, địi hỏi phải tìm  ra những biện pháp phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn   chế để BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY đạt mục tiêu đã xác   định Chương 4 BIỆN PHÁP VÀ KIỂM NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN  LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CHO GIẢNG VIÊN LÂM SÀNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HIỆN NAY 4.1. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực giảng dạy  cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y hiện nay 4.1.1. Tổ chức giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm   22 của các lực  lượng  trong bồi  dưỡng năng  lực  giảng dạy  cho  giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y Biện pháp có mục đích nhằm tạo nên sự thống nhất về nhận  thức và hành động của các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ bồi   dưỡng. Để thực hiện biện pháp, cần: Tiến hành qn triệt cho đội  ngũ giảng viên các nghị  quyết, chỉ thị của cấp trên và của ngành y  tế  về  cơng tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo;   tăng cường giáo dục, qn triệt nhiệm vụ chính trị của nhà trường,  tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng,… 4.1.2. Kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng năng lực giảng   dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y Để thực hiện biện pháp này, các chủ  thể  quản lý phải tn  thủ  các bước trong xây dựng kế  hoạch từ  việc khảo sát đánh giá   năng lực giảng dạy của GVLS đến tổ  chức thực hiện. Kế  hoạch   phải đảm bảo tính khoa học và tính khả thi 4.1.3. Tổ  chức thực hiện đổi mới nội dung, hình thức và   phương pháp bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên lâm   sàng ở các trường đại học y Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức BDNLGD cho  GVLS cần phải được quản lý chặt chẽ  theo hướng phát huy tính   tích cực, chủ   động sáng tạo của người  được bồi dưỡng.  Đồng  thời,  phải đảm bảo bám sát  các văn bản quy phạm phát luật quy  định về chuẩn nghề nghiệp của GVLS ở các trường ĐHY 4.1.4  Chỉ   đạo   giảng   viên  chủ   động,   tích  cực,   sáng  tạo   trong tự bồi dưỡng năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới   giáo dục Chỉ  đạo giáo viên chủ  động, tích cực, sáng tạo trong tự  bồi  dưỡng  ln    vấn   đề   mang  tính  chiến   lược,     cơng   việc   vừa  thường xuyên, vừa lâu dài, nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV lâm  sàng. Để tổ chức bồi dưỡng và chỉ đạo tự bồi dưỡng có hiệu quả,  phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của GVLS trong tự xây dựng  kế  hoạch; trong lựa chọn và đổi mới  nội dung, phương pháp và  hình thức bồi dưỡng cho phù hợp với tính đặc thù của GVLS 4.1.5. Tổ  chức sử dụng và bổ  sung hồn thiện cơ  sở  vật   chất, tạo điều kiện mơi trường thuận lợi cho bồi dưỡng năng   lực giảng dạy cho giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y 23 Trước hết các trường ĐHY cần xây dựng mục tiêu, lập kế  hoạch đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện cần   thiết cho bồi dưỡng; tạo bầu khơng khí thân thiện, cởi mở, gắn bó,   giúp đỡ nhau trong bồi dưỡng và tự bồi dưỡng 4.1.6. Chỉ  đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi   dưỡng     lực   giảng   dạy   cho   giảng   viên   lâm   sàng       trường đại học y hiện nay Các trườ ng ĐHY phải tổ  chức ki ểm tra,  đánh giá GVLS   một cách chặt chẽ  sau m ỗi  đợt bồi dưỡ ng   Kiểm tra, đánh giá  phải đảm bảo tính khách quan, tồn diện, lịch sử, cụ  thể; cơng  bằng, dân chủ, cơng khai và đúng quy chế, quy định  để  kịp thời  điều chỉnh, bổ sung các biện pháp thích hợp, đảm bảo thực hiện   có hiệu quả mục tiêu BDNLGD cho GVLS Mối quan hệ giữa các biện pháp Các biện pháp BDNLGD cho GVLS   các trường ĐHY có  mối quan hệ chặt chẽ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất 4.2. Khảo ngiệm các biện pháp đã đề xuất 4.2.1. Khảo nghiệm 4.2.1.1. Mục đích khảo nghiệm:  Nhằm khẳng định tính cần  thiết và tính khả  thi của  các biện pháp, để  từ  đó hồn thiện các  biện pháp cho phù hợp với thực tiễn 4.2.1.2. Đối tượng khảo nghiệm: Tiến hành trưng cầu ý kiến  của 40 cán bộ quản lý, 48 GVLS ở 4 trường ĐHY 4.2.1.3. Cách thức xử lý số liệu: Thực hiện đánh giá các tiêu chí  theo 3 mức độ: Tính cần thiết: Rất cần thiết (3 điểm); cần thiết (2   điểm); khơng cần thiết (1 điểm); tính khả  thi: Rất khả  thi (3 điểm);  khả thi (2 điểm); khơng khả thi (1 điểm) 4.2.1.4. Phân tích kết quả khảo nghiệm Đánh giá về  tính cần thiết:  Các  biện pháp quản lý bồi dưỡng  năng lực cho GVLS   các  tr ườ ng  ĐHY  có mức độ  cần thiết cao  với điểm trung bình  X = 2.66 và tương đối đồng đều Đánh giá về  tính  khả  thi: Các biện pháp có mức độ  khả  thi  với điểm trung bình   X = 2.55,  khoảng cách giữa các giá trị  điểm  trung bình khơng q xa nhau và tương đối đồng đều 24 Đánh giá về tính tương quan giữa tính cần thiết và tính khả  thi của các biện pháp Với hệ số tương quan R = 0.60 cho thấy giữa tính cần thiết  và tính khả thi của các biện pháp có tính tương quan thuận và chặt  chẽ, nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa khả thi Sự  tương quan giữa tính cần thiết và tính khả  thi của các   biện pháp thể hiện ở biểu đồ sau: Biểu đồ: Sự tương quan giữa tính khả thi và tính cần thiết của các biện   pháp 4.2.2. Thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất 4.2.2.1. Những vấn đề chung của thử nghiệm Mục đích thử nghiệm: Thử nghiệm nhằm kiểm tra tính hiệu  quả và tính khả thi của biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực cho   GVLS ở các trường ĐHY trong bối cảnh hiện nay, chứng minh tính  đúng đắn về những đóng góp mới của luận án Giả  thuyết thử  nghiệm:  Chất lượng bồi dưỡng năng lực cho  GVLS phụ  thuộc vào phương pháp bồi dưỡng của các chủ  thể  bồi  dưỡng và chủ thể quản lý bồi dưỡng sử dụng. Nếu các chủ thể bồi  dưỡng đổi mới phương pháp bồi dưỡng năng lực cho GVLS thì chất   lượng, hiệu quả bồi dưỡng được nâng cao, năng lực của GVLS được  nâng lên Nội dung thử  nghiệm: Do điều kiện về  tính pháp lý và thời  gian nghiên cứu, luận án chỉ  thực hiện  thử  nghiệm một nội dung  của biện pháp 3: “Tổ  chức thực hiện đổi mới nội dung, hình thức   và phương pháp BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY”, tập trung  vào đổi mới phương pháp bồi dưỡng năng lực 25 Đối tượng  thử  nghiệm:  Cơ  sở  thử  nghiệm 1: GVLS   Học   viện   Quân   y   Lớp   thử   nghiệm:   GVLSQY1   (40   người);   Lớp   đối   chứng: GVLSQY2 (40 người). Cơ sở thử nghiệm 2: Trường đại học  y Hà Nội. Lớp thử nghiệm: YHN1 (45 người); Lớp đối chứng: YHN2   (45 người) Thời gian thử nghiệm: Đợt 1: Tiến hành thử nghiệm t ại c ơ  sở  1, từ  ngày 22/7/2019 đến ngày 22/10/2019. Đợt 2: Tiến hành  thử   nghiệm   t ại   c   s   2,   t   ngày   22/10/2019   đến   ngày  22/01/2020 4.2.2.2. Tiêu chí và cách thức đo đạc, đánh giá kết quả  thử   nghiệm: Tiêu chí 1: Trình độ y lý của GVLS (kiến thức y khoa) Tiêu chí 2: Trình độ y thuật của GVLS (kỹ năng y khoa) Cách thức đo đạc, đánh giá: Vịng 1: Đo về trình độ y lý của  GVLS: Kiến thức về  chẩn đốn lâm sàng; kiến thức thăm, khám  lâm sàng; kiến thức về điều trị lâm sàng. Vịng 2: Đo về trình độ y   thuật của GVLS: Kỹ năng khám lâm sàng; kỹ năng chẩn đốn lâm   sàng; kỹ năng điều trị lâm sàng Lượng hố các tiêu chí đánh giá theo 4 mức  ứng với thang  điểm 10. Trong từng chỉ báo (item) xây dựng chuẩn và thang đánh  giá theo 5 mức độ: Giỏi 9     10 điểm, Khá 7      t  (với   = 0,05). Điều này cho  thấy sự khác nhau giữa điểm trung bình cộng ( X ) của các lớp thử  nghiệm và lớp đối chứng tương  ứng là có ý nghĩa. Giả  thuyết H0   bị bác bỏ; chứng tỏ sự tác động của thực nghiệm là có ý nghĩa Kết quả phân tích về mặt định tính được đánh giá trên nhiều  nội dung cả  về  thái độ, động cơ, trình độ  thực hiện và vận dụng   các kỹ  năng thăm khám, điều trị  lâm sàng đã khẳng định các biện  pháp đưa ra trong luận án là phù hợp, có khả năng vận dụng chung  trong các trường ĐHY hiện nay Kết luận chương 4 Luận án đề xuất 6 biện pháp quản lý BDNLGD cho GVLS ở  các trường ĐHY. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, tạo thành  một chỉnh thể thống nhất. Để  kiểm chứng các biện pháp, tiến hành  khảo nghiệm các biện pháp và thử  nghiệm  một nội dung của biện  pháp 3: “Tổ chức thực hiện đổi mới nội dung, hình thức và phương   pháp BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY”. Kết quả khảo nghiệm  cho thấy các biện pháp đề  xuất đều được đánh giá cao về  tính cần   thiết và tính khả thi. Kết quả thử nghiệm đã chứng minh biện pháp  đề xuất phù hợp với thực tiễn 27 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho GVLS là một trong những  nhiệm vụ quan trọng của các trường ĐHY hiện nay, được nhiều tác  giả  quan tâm, nghiên cứu   các góc độ, khía cạnh khác nhau.  Thời  gian   qua,    trường  ĐHY     quan   tâm  BDNLGD     quản   lý  BDNLGD cho GVLS. Nhờ  vậy, năng lực giảng dạy GVLS đã được  nâng lên, đáp  ứng u cầu nhiệm vụ  GD&ĐT. Tuy nhiên BDNLGD  cho GVLS   các trường ĐHY hiện nay cịn có những hạn chế, bất  cập. Việc thực hiên mục tiêu BDGV chưa tồn diện, chưa chú trọng  đến việc thúc đẩy hoạt động tự  bồi dưỡng, một số  nội dung bồi   dưỡng chưa cập nhật thực tiễn, phương pháp, hình thức BDGV chưa  được đa dạng  Thực tiễn địi hỏi phải nghiên cứu đề xuất các biện  pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập góp phần nâng cao   chất lượng BDNLGD cho GVLS  ở các trường ĐHY trong bối cảnh  hiện nay Trên những phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn   đề  nghiên cứu, Luận án đã đề  xuất 6 biện pháp quản lý bồi dưỡng  năng lực cho GVLS ở các trường ĐHY, bao gồm: Tổ chức giáo dục,  nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các lực lượng trong bồi dưỡng  năng lực cho GVLS   các trường ĐHY; Kế  hoạch hóa hoạt động   BDNLGD cho GVLS ở các trường ĐHY hiện nay; Tổ chức thực hiện  đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp BDNLGD cho GVLS ở  các trường ĐHY; Chỉ  đạo giảng viên chủ  động, tích cực, sáng tạo  trong tự  BDNLGD đáp  ứng u cầu đổi mới giáo dục; Tổ  chức sử  dụng và bổ sung hồn thiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện mơi trường   thuận lợi cho BDNLGD cho GVLS  ở các trường ĐHY; Chỉ  đạo đổi  mới kiểm tra, đánh giá hoạt động BDNLGD cho GVLS ở các trường  ĐHY hiện nay Các  biện   pháp  mang   tính   tổng   thể,   có   mối   quan   hệ   biện  chứng với nhau. Kết quả khảo nghiệm và thử nghiệm cho thấy các   biện   pháp       cần   thiết,   khả   thi     phù   hợp   với   thực   tiễn   GD&ĐT ở các trường ĐHY hiện nay 2. Kiến nghị 28 Đối với Bộ  Giáo dục và Đào tạo, Bộ  Y tế: Sớm ban hành  chuẩn  GVLS   các trường   ĐHY; quan tâm cấp kinh phí cho bồi   dưỡng; tạo điều kiện cho GVLS   các trường ĐHY được tham  quan học tập   các nước có nền y học phát triển; giao quyền tự  chủ nhiều hơn cho các trường đại học y,… Đối với các trường đại học y: Cụ  thể  hóa các u cầu về  năng lực của GVLS thành các tiêu chí cụ thể  định hướng cho hoạt   động bồi dưỡng; tạo cơ  chế, mơi trường thuận lợi cho các chủ  thể, lực lượng tham gia bồi dưỡng  năng lực cho GVLS; đề cao tính  tự chủ của mỗi cá nhân, tập thể trong quản lý bồi dưỡng  năng lực  cho GVLS; thường xun kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng  năng lực cho GVLS, định hướng, giúp đỡ các chủ thể quản lý giáo  dục cấp dưới thực hiện tốt mục tiêu quản lý đã xác định… Đối với giảng viên lâm sàng: Có ý thức cao về tự học, tự nghiên  cứu. Tích cực và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bồi dưỡng ... CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢNG D? ?Y? ?CHO? ?GIẢNG VIÊN LÂM SÀNG? ?Ở? ?CÁC  TRƯỜNG ĐẠI HỌC? ?Y? ?HIỆN? ?NAY 2.1. Những vấn đề? ?lý? ?luận? ?về? ?bồi? ?dưỡng? ?năng? ?lực? ?giảng? ? d? ?y? ?cho? ?giảng? ?viên? ?lâm? ?sàng? ?ở? ?các? ?trường? ?đại? ?học? ?y? ?hiện? ?nay. .. d? ?y? ?cho? ?giảng? ?viên? ?lâm? ?sàng? ?ở? ?các? ?trường? ?đại? ?học? ?y? ?hiện? ?nay 2.1.1   Giảng   viên   lâm   sàng       lực   giảng   d? ?y     giảng? ?viên? ?lâm? ?sàng? ?ở? ?các? ?trường? ?đại? ?học? ?y 2.1.1.1.? ?Giảng? ?viên? ?lâm? ?sàng? ?ở? ?các? ?trường? ?đại? ?học? ?y Lâm? ?sàng? ?là thuật ngữ... BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢNG D? ?Y? ?CHO? ?GIẢNG VIÊN LÂM SÀNG? ?Ở? ?CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC? ?Y? ?HIỆN? ?NAY 4.1. Biện pháp? ?quản? ?lý? ?bồi? ?dưỡng? ?năng? ?lực? ?giảng? ?d? ?y? ? cho? ?giảng? ?viên? ?lâm? ?sàng? ?ở? ?các? ?trường? ?đại? ?học? ?y? ?hiện? ?nay 4.1.1. Tổ chức? ?giáo? ?dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm

Ngày đăng: 19/06/2021, 11:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w