1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 9) ppt

10 444 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 274,81 KB

Nội dung

Kiến thức về thuốc sức khỏe (Kỳ 9): Thuốc trị bệnh chậm tiêu cơ năng Chậm tiêu cơ năng là một thuật ngữ dùng để chỉ sự khó chịu ở vùng thượng vị có liên quan đến sự rối loạn của ống tiêu hóa trên, với đặc điểm đau bụng vùng thượng vị tái phát hoặc cảm giác khó chịu vùng bụng trên mà không có tổn thương thực thể như viêm loét hay ung thư dạ dày. Đây là một trong những chẩn đoán thường gặp nếu bệnh nhân được khám xét một cách cẩn thận hợp lý. Tần suất của bệnh lý này tương đối cao (khoảng 20 - 25% dân số), nhưng phần lớn chưa được quan tâm một cách đầy đủ cả ở phía thầy thuốc cũng như bệnh nhân. Nguyên nhân Cho đến nay nguyên nhân cơ chế bệnh sinh của bệnh chậm tiêu cơ năng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, tuy nhiên có một vài yếu tố sau thường được nhắc đến trong bệnh sinh của chậm tiêu cơ năng: rối loạn làm vơi dạ dày, bệnh dạ dày tá tràng không loét, hiệu số điện thế niêm mạc, trào ngược tá tràng dạ dày, Helicobacter Pylori (HP) các loại vi khuẩn khác, yếu tố tâm lý, rối loạn vận động túi mật. Thuốc gây bệnh gan nhiễm mỡ thuốc trị Gan nhiễm mỡ là khi lượng mỡ trong gan lớn hơn 5% trọng lượng của gan trong các tế bào gan chứa các không bào mỡ. Sự dư thừa trong chế độ ăn uống, nhất là ăn uống không hợp lý, quá nhiều thịt, mỡ, sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá . kết hợp với áp lực công việc căng thẳng, các stress kéo dài, cuộc sống làm việc tĩnh tại, ít vận động . cùng với các yếu tố khác như nhiễm virut, độc chất, hay sử dụng thuốc không theo chỉ định đã gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm; nhiều bệnh lý đường tiêu hóa xuất hiện, trong đó bệnh lý gan nhiễm mỡ đang ngày càng có biểu hiện tăng cao ở Việt Nam. Đôi nét về bệnh lý gan nhiễm mỡ Có 4 cơ chế chính gây ra sự tích tụ mỡ trong tế bào gan, đó là do chế độ ăn uống quá nhiều dầu mỡ hoặc các acid béo, đặc biệt là mỡ động vật quá bão hòa hoặc tăng sự phân phối mỡ đến tế bào gan; do tăng sự tổng hợp acid béo ở ty lạp thể hoặc giảm quá trình ôxy hóa mỡ trong tế bào gan; do giảm sự bài xuất tế bào mỡ ra khỏi tế bào gan do sự tăng vận chuyển carbonhydrat đến gan quá nhiều. Dùng thuốc khi bị côn trùng đốt Khi bị côn trùng đốt cần làm sạch vết thương. Nọc các loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp . có thể là chứa chất độc thần kinh hoặc một men gây sưng phồng, kết tập tiểu cầu, huyết khối. Chúng có thể mất dần đi hoặc gây hoại tử hoặc loét. Nọc côn trùng có thể gây triệu chứng toàn thân như sốt, lạnh, nôn, ban da, ngứa, vàng da, co cứng cơ, đau chuột rút, cứng cả một vùng, nhiễm khuẩn. Khi bị côn trùng đốt, cần làm sạch vết thương, chườm đá, có người bôi vôi (ong, kiến đốt). Uống thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol, piroxicam . thuốc kháng histamin H1 làm dịu như phenergan, chlorpheniram, diphenhydramin. Đôi khi phải dùng tới corticosteroid, dapson để cải thiện tổn thương da. Việc dán miếng dán có nitroglycerin lên vết đốt hạn chế được co mạch, tránh hậu quả loét. Khi bị ong, kiến đốt, da phồng lên, rát, đau có thể đến mức sốc phản vệ. Chỉ cần 50 con ong, kiến lửa đốt, bệnh nhân đã có thể bị phù, mệt mỏi, nôn, ù tai, đông máu nội mạch rải rác, tiêu cơ vân, hoại tử ống thận cấp. Cần nhanh chóng đưa cấp cứu tại bệnh viện. Nếu bị vài con đốt thì tránh nặn vết đốt, nhẹ nhàng lấy ngòi, chườm đá, tốt nhất là bôi calamin, kem corticoid như cortibion, hydrocortison, betamethason hoặc dexamethason, kem chống dị ứng như phenergan, kháng histamin H1 làm dịu. Liệu pháp hóa trị với ung thư trực tràng Gần đây, hiểu biết bệnh ung thư đã có một bước đột phá nhờ các tiến bộ về sinh học. Những khám phá sinh học ở mức độ phân tử đã được xem như cơ sở cho một liệu pháp hóa trị mới: Liệu pháp nhắm đích phân tử (moleculaly targeted therapies) hay liệu pháp trúng đích (LPTĐ). LPTĐ là dùng các loại thuốc để khóa sự tăng trưởng lan tràn của ung thư, can thiệp vào các phân tử đặc hiệu trong cơ chế sinh ung thư sự tăng trưởng của khối u. Đa số các liệu pháp này còn ở giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng, hoặc ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng một số thuốc đã được phê chuẩn, đặc biệt do Cơ quan quản lý thuốc thực phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn để tung ra thị trường. LPTĐ được nghiên cứu để dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các liệu pháp khác như hóa trị. Để dùng thuốc chống động kinh hiệu quả Động kinh (ĐK) là cơn phóng điện kịch phát quá mức đồng thời của một quần thể trong vỏ não. Sự phóng điện này được tạo thành do chênh lệch điện thế được hình thành bởi sự mất cân bằng các chất điện giải trong ngoài tế bào thần kinh. Người được coi là bị bệnh ĐK khi có từng cơn đột ngột, ngắn (vài giây đến vài phút), được định hình (các lần xuất hiện sau giống lần xuất hiện đầu tiên), có sự rối loạn bệnh lý trên vỏ não (ở một hoặc nhiều vùng nhất định). Có hai loại: Cơn ĐK cục bộ là sự bùng nổ điện thế động trên vỏ não từ một nhóm thần kinh bệnh lý có vị trí ổn định. Cơn ĐK toàn thể là sự phóng xung điện hổ tương ở ít nhất hai vị trí khác biệt (đồi não vỏ não). Mỗi loại còn chia ra các thể (dạng) nhỏ. Chỉ dùng thuốc khi xác định chắc chắn bị bệnh sau khi khám lâm sàng điện não đồ. Trong thực tế, có thể gặp cơn ĐK có biểu hiện thần kinh nhưng không do não (cơn tetani, cơn nhức đầu Migraine, cơn loạn thần kinh chức năng hysteria, cơn đột quỵ do thiếu ôxy não, hoặc cơn ĐK nhất thời do sốt cao, nhiễm độc thai nghén. Đây không phải là bị bệnh ĐK theo đúng định nghĩa (nói trên). Không tự ý dùng thuốc khi dấu hiệu lâm sàng không rõ hoặc chỉ căn cứ vào điện não đồ. Lưu ý khi sử dụng ceftriaxone Ceftriaxone là một kháng sinh dòng cephalosporin thế hệ thứ ba, nhóm bêta-lactam, có khả năng kháng khuẩn mạnh với phổ rộng nên được dùng trong điều trị các loại nhiễm trùng nặng. Giống như các dòng cephalosporin khác, như penicillin, ceftriaxon là loại thuốc có khả năng gây phản ứng quá mẫn, nặng nhất là sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Tuy nhiên, tỷ lệ gây sốc phản vệ của ceftriaxone tương đối hiếm nhưng đã được các báo cáo ADR (những phản ứng có hại của thuốc) ghi nhận trong các thông báo từ trước của ngành y tế trong nước cũng như quốc tế. Thông tin về các trường hợp tử vong sau sốc phản vệ do dùng ceftriaxone đã khiến cho một số thầy thuốc e ngại khi sử dụng kháng sinh này. Tuy nhiên, ceftriaxone vẫn được sử dụng khá phổ biến ở các bệnh viện do hiệu quả kháng khuẩn tương đối tốt giá cả chấp nhận được. Trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế công bố, cũng như trong danh mục thuốc của nhiều bệnh viện trong cả nước, ceftriaxone vẫn có mặt như là một kháng sinh tốt của nhóm cephalosporin thế hệ 3. Lạm dụng prednisolon - Coi chừng tai biến Prednisolon là một corticoid được sử dụng rất phổ biến điều trị các bệnh về khớp: thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, cơn đau khớp cấp do bệnh Goutte (gút), đau quanh khớp vai . Thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh nên được người bệnh ưa dùng hay lạm dụng, đặc biệt là với người cao tuổi hay bị các bệnh về xương khớp thường dùng liên tục kéo dài. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh nhân sẽ bị lệ thuộc vào thuốc (nếu ngừng dùng thuốc bệnh nhân sẽ bị đau lại, người bải hoải, ăn ngủ không ngon). Bên cạnh những tác dụng điều trị, prednisolon gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như loét dạ dày - tá tràng, mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động, béo phì (do giữ muối nước: mặt ngực béo tròn trong khi tứ chi bị teo nhỏ do teo cơ), gây phù, tăng huyết áp, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm (do ức chế miễn dịch). Nguy hiểm hơn thuốc làm trầm trọng thêm bệnh viêm khớp (đau khớp), gây nhược cơ (do giảm kali), teo cơ, loãng xương, làm xương dễ gãy. Do thuốc có nhiều tác dụng phụ nên không được tự ý sử dụng bừa bãi nhất là ở những người có nguy cơ cao như bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh nhân có rối loạn đông máu, rối loạn chức năng gan thận, phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 13 tuổi . Khi sử dụng prednisolon cần phải kiêng muối, có thể uống thêm dung dịch kali clorid (vì thuốc gây đào thải kali). Trong quá trình điều trị phải theo dõi liên tục người bệnh về thể trọng, lượng nước tiểu, huyết áp, biến đổi tâm thần, dạ dày - tá tràng . để điều chỉnh liều khi cần thiết. Khi dùng liều cao muốn ngừng thuốc phải giảm liều dần dần để cơ thể quen dần với thích ứng tự nhiên. Không được ngừng thuốc đột ngột. . Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 9): Thuốc trị bệnh chậm tiêu cơ năng Chậm tiêu cơ năng là một. Helicobacter Pylori (HP) và các loại vi khuẩn khác, yếu tố tâm lý, rối loạn vận động túi mật. Thuốc gây bệnh gan nhiễm mỡ và thuốc trị Gan nhiễm mỡ là

Ngày đăng: 14/12/2013, 08:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN