Tài liệu Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 3) doc

8 412 1
Tài liệu Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 3) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hỏi đáp về thuốc sức khỏe (Kỳ 3) Bệnh thủy đậu - Dùng thuốc gì? Con trai tôi bị thuỷ đậu. Cháu rất ngứa ngáy. Tôi phải làm gì để cháu nhanh khỏi bệnh thuỷ đậu? Biểu hiện của thủy đậu trên da. Thủy đậu do virus Varicella zoster gây ra. Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm là trẻ em 5-11 tuổi nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn. 90% đối tượng chưa chủng ngừa thủy đậu có khả năng mắc bệnh. Điều này có nghĩa là một người chưa được chủng ngừa thủy đậu nếu tiếp xúc với người mang mầm bệnh hoặc bệnh nhân thủy đậu thì hầu như chắc chắn sẽ bị lây bệnh. Bệnh tiên phát thể hiện chủ yếu: nổi mụn mọng nước, sốt, khó chịu. Bệnh lành tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Cũng có khi gặp ở người lớn, khi đó bệnh nặng và có khả năng gây tử vong ở người suy giảm miễn dịch: biến chứng thường gặp như bội nhiễm vi khuẩn ở ngoài da, viêm phổi, bệnh về hệ thần kinh như viêm não, mất điều hoà não. Hội chứng Reye, thường kèm với bệnh nhiễm virut ở trẻ em, cũng có thể là nguyên nhân của viêm não ở bệnh nhân thuỷ đậu. Bệnh ở phụ nữ mang thai ít khi dẫn đến hội chứng thủy đậu ở thai nhi, nhưng nếu bệnh xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ có thể gây thuỷ đậu ở trẻ sinh ra. Chăm sóc: những bệnh nhân thủy đậu thường khỏe mạnh, việc điều trị triệu chứng là chính: hạ nhiệt, giảm đau, trị ngứa. Dùng thuốc kháng khuẩn khi có bội nhiễm. Việc dùng thuốc kháng virut không còn là vấn đề tranh cãi. Tuy nhiên việc dùng aciclovir theo đường uống có thể làm bệnh giảm nhẹ chóng khỏi hơn nếu dùng thuốc trong vòng 24 giờ kể từ lúc bệnh khởi phát. Liệu pháp này cũng có ích đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc bệnh đã có biến chứng. Nếu bệnh là nghiêm trọng thì cần dùng aciclovir theo đường tiêm tĩnh mạch. Dùng aciclovir không phòng được sự lây nhiễm. Các globulin miễn dịch đặc hiệu với thủy đậu có thể dự phòng cho những người có nguy cơ lây nhiễm thủy đậu, như những người suy giảm miễn dịch, những người được ghép cơ quan, phụ nữ mang thai những người dùng corticosteroid (ở liều điều trị trong vòng 3 tháng trước đó). Bạn nên cho cháu tiêm vaccin phòng virut thủy đậu trước mùa dịch. Có phải do dùng thuốc kéo dài? Tôi năm nay 32 tuổi, thường xuyên bị hắt hơi, sổ mũi mỗi khi thay đổi thời tiết. Tôi đi khám được chẩn đoán là viêm mũi dị ứng. Tôi nhỏ mũi bằng chlopheniramin thấy đỡ ngạt mũi rất nhanh, vì thế tôi thường xuyên sử dụng nó. Nhưng gần đây tôi thường xuyên bị mệt mỏi chóng mặt ăn kém. Xin cho biết, đó có phải do tác dụng phụ của chlopheniramin không? Hoàng Như Nguyệt (Bắc Giang) Chlopheniramin là thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1, thuộc nhóm alkylamin. Cũng như các thuốc kháng histamin thế hệ 1 khác, nó dễ dàng hấp thu qua đường tiêu hóa, sau 15 - 30 phút đã có tác dụng. Thuốc được phân bố khắp các tổ chức của cơ thể kể cả thần kinh trung ương vì dễ qua hàng rào máu não (đây là điểm khác biệt cơ bản giữa thế hệ 1 thế hệ 2), được chuyển hóa ở gan thành các chất không có hoạt tính thải trừ qua thận. Dùng thuốc nhỏ mũi kéo dài sẽ có nhiều bất lợi. Tác dụng chủ yếu của thuốc là làm co mạch tăng tính thấm thành mạch của histamin trên mao mạch nên làm giảm hoặc mất các phản ứng viêm dị ứng, do đó sẽ giảm phù nề giảm ngứa. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng làm giảm các cơn co thắt cơ trơn đường tiêu hóa nên sẽ làm giảm đau bụng do dị ứng thức ăn, thuốc gây ức chế sự bài tiết nước bọt, nước mắt đặc biệt vì qua được hàng rào máu não nên thuốc có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, gây an thần. Vì vậy, thuốc chủ yếu được sử dụng với mục đích chống dị ứng, đó là các trường hợp như viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, ban da, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, phù mạch; các trường hợp do côn trùng cắn, các tình trạng ngứa do dị ứng. Ngoài ra, thuốc còn có thể dùng trong các trường hợp khác như cảm cúm, chống say tàu xe Tuy nhiên khi sử dụng thuốc sẽ gặp các tác dụng không mong muốn, trong đó đáng chú ý tác dụng phụ hay gặp nhất là hiện tượng buồn ngủ, mệt mỏi, điều này gây nguy hiểm cho người làm việc trên cao, người tham gia giao thông hoặc người làm việc cần tỉnh táo. Ngoài ra, thuốc còn gây đau đầu, căng ngực, hồi hộp, khó tiêu, khô miệng, khô họng mũi, ăn kém, buồn nôn nôn, có thể gây tiêu chảy. Các tác dụng không mong muốn này không có hoặc rất ít xảy ra ở các thuốc kháng histamin thế hệ 2. Thuốc không được sử dụng cho người mang thai, thời kỳ cho con bú, u xơ tiền liệt tuyến, nhược cơ, tăng nhãn áp. Trường hợp của bạn nhiều khả năng do dùng thuốc kéo dài nên các biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn là do tác dụng không mong muốn của thuốc. Bạn nên đi khám bác sĩ để có chỉ định dùng thuốc an toàn, hợp lý tránh tối đa các tác dụng không mong muốn. Khắc phục tác dụng phụ của betamethason Betamethason là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp chống dị ứng thuốc được dùng phổ biến trong điều trị trong nhiều bệnh như thấp khớp, bệnh colagen, dị ứng, bệnh ngoài da, bệnh nội tiết, bệnh ở mắt, hô hấp, máu, ung thư nhiều bệnh khác có đáp ứng với corticosteroid Tuy nhiên khi dùng thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí nguy hiểm (nếu lạm dụng). Các tác dụng không mong muốn (liên quan cả đến liều thời gian điều trị) bao gồm: các rối loạn về nước điện giải (mất kali, giữ natri, giữ nước), cơ xương (yếu cơ, mất khối lượng cơ, loãng xương, teo da), tiêu hoá (loét dạ dày), da (viêm da dị ứng), thần kinh (tăng áp lực nội sọ lành tính), nội tiết (kinh nguyệt thất thường, phát triển hội chứng dạng Cushing, bộc lộ đái tháo đường tiềm ẩn, tăng nhu cầu insulin hoặc thuốc hạ đường huyết ở người đái tháo đường), mắt (glôcôm, đục thuỷ tinh thể), chuyển hoá tâm thần (trầm cảm nặng) Đa số các tác dụng không mong muốn thường có thể phục hồi hoặc giảm thiểu bằng cách giảm liều, cách này thường ưa dùng hơn là ngừng thuốc. Tuy nhiên, khi dùng thuốc dạng uống sau khi ăn sẽ hạn chế được chứng khó tiêu hoặc kích ứng đường tiêu hoá có thể xảy ra. Người bệnh điều trị kéo dài, ở liều điều trị có thể phải hạn chế dùng natri bổ sung kali trong quá trình điều trị. Vì thuốc làm tăng dị hoá protein có thể cần thiết phải tăng khẩu phần protein trong quá trình điều trị kéo dài. Dùng canxi vitamin D có thể giảm nguy cơ loãng xương do thuốc gây nên trong quá trình điều trị kéo dài. Những người có tiền sử hoặc có yếu tố nguy cơ loét dạ dày phải được chăm sóc bằng thuốc chống loét (thuốc kháng acid, đối kháng thụ thể H2, hoặc ức chế bơm proton). Người bệnh đang dùng thuốc mà bị thiếu máu thì cần nghĩ nguyên nhân co thể do chảy máu dạ dày. Viêm họng mạn tính, dùng thuốc gì? Tôi bị viêm họng mạn tính. Vì thế bệnh thường xuyên bị tái phát. Xin hỏi có thể dùng thuốc điều trị như thế nào? Trần Phú Nhuận (Nam Định) Viêm họng mạn tính là viêm mạn tính niêm mạc họng rất hay gặp. Người bệnh thường cảm thấy khô họng, nóng rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là khi ngủ dậy, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm, đờm dẻo đặc thường tăng lên khi nuốt; Ho nhiều vào ban đêm hay khi lạnh. Khi uống rượu, hút thuốc lá nhiều, nói nhiều, triệu chứng trên càng trở nên rõ rệt. Thường các viêm họng mạn tính sẽ lần lượt qua các giai đoạn xuất tiết, quá phát teo nếu để kéo dài không điều trị. Viêm họng mạn tính do nhiều nguyên nhân gây nên như do các ổ viêm tiềm tàng ở mũi, xoang (viêm xoang sau), viêm amidan; các dị tật ở mũi (dị hình vách ngăn, polýp mũi, thoái hóa cuốn mũi dưới), dị ứng (cơ địa), các kích thích (bụi, hóa chất, thuốc lá, rượu ). Để điều trị nguyên nhân cần giải quyết các yếu tố trên. Ở giai đoạn xuất tiết thuốc điều trị tại chỗ có thể dùng: Súc họng bằng dung dịch kiềm như nước muối nhạt ; Bôi chấm họng bằng glycerin borat 3%, S.M.C (salicylat Na, menthol); Khí dung họng bằng các hydrocortison phối hợp với kháng sinh. Nếu có nhiều nhầy dính ở thành sau họng thì rửa bằng dung dịch borat Na 1% cho hết vẩy, bôi họng khí dung. Đốt điện nóng, cao tần đốt bằng nitơ lỏng hay laser (ở giai đoạn quá phát). Ở giai đoạn teo có thể bôi glycerin iốt 0,5% Để phòng bệnh nên đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi hóa chất; Súc họng hằng ngày bằng dung dịch kiềm ấm hoặc nước muối nâng cao thể trạng bằng các vitamin như A, C . Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 3) Bệnh thủy đậu - Dùng thuốc gì? Con trai tôi bị thuỷ đậu. Cháu rất ngứa ngáy. Tôi phải làm gì để cháu nhanh khỏi. đường uống có thể làm bệnh giảm nhẹ và chóng khỏi hơn nếu dùng thuốc trong vòng 24 giờ kể từ lúc bệnh khởi phát. Liệu pháp này cũng có ích đối với bệnh

Ngày đăng: 26/01/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan