Phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh huế

47 584 1
Phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời C m nả Ơ Thực tập tốt nghiệp là hội tốt để tôi thể tổng hợp, vận dụng các kiến thức tích luỹ được trên giảng đường đại học vào trong thực tiễn và những tiếp xúc bước đầu trước khi bắt đầu công việc chính thức sau khi ra trường. Để hoàn thành tốt kì thực tập này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân là sự giúp đỡ của nhiều người. Đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu, quý thầy trường Đại học Kinh Tế Huế đã tạo điều kiện và truyền đạt cho tôi những kiến thức bố ích trong suốt 4 năm trên giảng đường Đại học. Trong đợt thực tập lần này, tôi đặc biệt cám ơn thầy giáo Nguyễn Hữu Thuỷ đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi thể hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các chú, anh chị, các bạn cùng thực tập ở ngân hàng Navibank chi nhánh Huế đã tận tình giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để tôi thể hoàn thành tốt đợt thực tập lần này. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Huế, tháng 5 năm 201 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Tống Mục lục Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NAVIBANK : Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại CIC : Trung tâm thông tin tín dụng TCTD : Tổ chức tín dụng TD : Tín dụng QHKH : Quan hệ khách hàng TCHC : Tổ chức hành chính TCKT : Tổ chức kinh tế TCKTXH : Tổ chức kinh tế xã hội TrĐ : Triệu đồng DSCV : Doanh số cho vay TSĐB : Tài sản đảm bảo DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Trang Hình 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng .11 Hình 1.2 Quy trình quản trị rủi ro .18 Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP Nam Việt- Chi nhánh Huế .29 Hình 1.4 Biểu đồ cấu tổng dư nợ theo kì hạn năm 2010 44 Hình 1.5: Biểu đồ nợ quá hạn theo đối tượng khách hàng năm 2012 .51 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 cấu lao động .31 Bảng 2.2 Tình hình tài sản của ngân hàng 33 Bảng 2.4 Kết quả cho vay qua 3 năm (2010-2012) 37 Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm(2010-2012) 39 Bảng 2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay và thu nợ .41 Bảng 2.7 Phân tích tình hình dư nợ theo theo kì hạn 43 Bảng 2.8 Phân tích tình hình dư nợ theo tài sản đảm bảo .45 Bảng 2.9 Bảng phân loại nợ .46 Bảng 2.10 Phân tích các chỉ số nợ 48 Bảng 2.11 Phân tích nợ quá hạn theo đối tượng khách hàng .50 Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thuỷ PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động của các ngân hàng nói riêng, gặp rủi ro là điều rất khó tránh khỏi, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh khó khăn và đầy biến động như hiện nay. Các doanh nghiệp tuỳ theo lĩnh vực hoạt động thể gặp một số rủi ro khác nhau như rủi ro về tài sản, rủi ro về nhân sự, rủi ro hợp đồng, rủi ro về tỷ giá…Nhưng đối với các ngân hàng, một loại rủi ro phổ biến là rủi ro tín dụng. Ở các ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất nhưng là hoạt động nguy gặp rủi ro cao nhất và rủi ro tín dụngngân hàng thường liên quan tới các chỉ số như nợ quá hạn, nợ xấu… Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng, làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng. Theo báo cáo của ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 30/09/2012 tổng nợ xấu của toàn ngành ngân hàng là 8,82%. Nợ xấu tăng cao đã ảnh hưởng lớn hoạt động của cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Nhận thức được tác động to lớn của rủi ro tín dụng, các ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt nói riêng đang thực hiện nhiều biện pháp, tích cực xây dựng và áp dụng nhiều mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại để thể đánh giá, đo lường và kiểm soát hiệu quả rủi ro về tín dụng. Đối với ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Huế, là chi nhánh ngân hàng các phòng giao dịch tập trung chủ yếu trong địa bàn thành phố Huế với môi trường kinh doanh tương đối ổn định nên cũng ít gặp rủi ro về tín dụng nhưng điều này không thể làm Ban giám đốc và cán bộ tín dụng của ngân hàng chủ quan. Bởi khi điều kiện kinh tế ở Thừa Thiên Huế phát triển, các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng, từ đó hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũng thay đổi theo hướng quy mô lớn hơn, phức tạp hơn, kèm theo đó nguy gặp rủi ro tín dụng cũng cao hơn. Đứng truớc bối cảnh này, đòi hỏi ngân hàng Navibank chi nhánh Huế phải những chiến lược kinh doanh đúng đắn, đặc biệt SVTH: Nguyễn Văn Tống 1 Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thuỷ là trong hoạt động tín dụng để thể hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro về tín dụng, làm tăng chất lượng tín dụng và uy tín của ngân hàng đồng thời tạo được lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Trong thời gian thực tập tại ngân hàng Navibank chi nhánh Huế, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với ngân hàng Navibank chi nhánh Huế và với mong muốn tìm hiểu thực tế công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nên em quyết định chọn đề tài:” Phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh Huế” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống các vấn đề lí thuyết về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và các biện pháp trong quản trị rủi ro tín dụng. - Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thông qua các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng. - Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Navibank chi nhánh Huế như tổ chức bộ máy thực hiện, các giải pháp đang được ngân hàng triển khai thực hiện để giảm thiểu rủi ro tín dụng. - Trên sở phân tích thực trạng, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. 3. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với các lí thuyết kinh tế về ngân hàng, hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng. - Đề tài cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên các báo cáo tài chính do ngân hàng cung cấp, tiến hành tổng hợp các số liệu về tình hình hoạt động, tính toán các chỉ số tài chính và các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng. Sau đó tiến hành phân tích các chỉ số này để thấy mức độ biến động qua mỗi năm thông qua các số tương đối và số tuyệt đối. - Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nhân viên trong ngân hàng, đặc biệt là các anh chị trong phòng quan hệ khách hàng để thu thập một số thông tin liên quan đến hoạt động cho vay, các biện pháp để giảm thiểu khả năng SVTH: Nguyễn Văn Tống 2 Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thuỷ gặp rủi ro tín dụng. - Thu thập các số liệu thứ cấp: Các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh do ngân hàng cung cấp, các trang web, các bài báo, tạp chí, các giáo trình, các luận văn… 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lí luận về rủi ro, tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, các biện pháp để nhận dạng và kiểm soát rủi ro tín dụng. Đề tài cũng tập trung nghiên cứu thông qua việc áp dụng các chỉ số tài chính trong phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh Huế - Thời gian: Tình hình và kết quả hoạt động của ngân hàng Navibank chi nhánh Huế trong ba năm ( 2010 - 2012). Thời gian thực tập là từ 20/1 đến 11/5/ 2013. 5. Kết cấu luận văn Đề tài gồm các phần chính: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về vần đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Navibank chi nhánh Huế Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Navibank chi nhánh Huế Phần 3: Kết luận và kiến nghị SVTH: Nguyễn Văn Tống 3 Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thuỷ PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 1.1.1.1 Khái niệm, bản chất của tín dụng ngân hàng Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ chữ latinh là Credo (tin tưởng – tín nhiệm). Nhưng trong quan hệ tài chính hoặc cuộc sống, tuỳ theo góc độ nhìn nhận của mỗi người mà tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. - Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ, tín dụng là sự chuyển dịch quỹ cho vay từ người cho vay sang người đi vay. - Xét trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên sở hoàn trả. - Tín dụng ở nghĩa hẹp được hiểu như một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, xét ở góc độ tín dụng là một chức năng bản của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên sở hoàn trả và các đặc trưng sau: - Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản, động sản). - Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người SVTH: Nguyễn Văn Tống 4 Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thuỷ đi vay sử dụng phải dựa trên sở lòng tin và phải tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức bản trong quản trị tín dụng. - Bên đi vay phải hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay sau khi hết thời hạn sử dụng thỏa thuận. Thông thường giá trị được hoàn trả lớn hơn giá trị lúc cho vay và phần lớn hơn này là lợi tức. Các ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ giá khác và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng trong các hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất nên đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng của ngân hàng Navibank Huế dưới hình thức cho vay. 1.1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng Tùy mục tiêu nghiên cứu, mục tiêu của quản trị mà người ta chia tín dụng ngân hàng dưới hình thức cho vay thành các loại khác nhau.  Xét theo mục đích: Tín dụng ngân hàng gồm: - Cho vay kinh doanh bất động sản: Gồm các khoản cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà cửa, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. - Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. - Cho vay nông nghiệp: Loại cho vay nhằm hỗ trợ nông dân trong sản xuất như cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu. - Cho vay các định chế tài chính: Bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các công ty tài chính khác. - Cho vay cá nhân: Là loại để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. SVTH: Nguyễn Văn Tống 5 Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thuỷ - Cho thuê: Cho thuê các định chế tài chính bao gồm hai loại cho thuê vận hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản, trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị.  Xét theo thời hạn: - Cho vay ngắn hạn: Là loại vay thời hạn đến 12 tháng. - Cho vay trung hạn: Là loại vay thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm - Cho vay dài hạn: Là loại vay thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa thể lên đến 20-30 năm tùy thuộc vào dự án và giấy phép đầu tư. Một số trường hợp cá biệt thể lên tới 40 năm.  Xét theo tài sản đảm bảo (TSĐB): - Cho vay không đảm bảo: Là loại cho vay không tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cấp tín dụng chủ yếu dựa vào mức độ tín nhiệm và uy tín của khách hàng; năng lực tài chính của khách hàng, phương án vay hiệu quả và khả thi. - Cho vay đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên sở các tài sản đảm bảo như thế chấp, cầm cố bằng tài sản của khách hàng; hoặc phải sự bảo lãnh cầm cố, thế chấp bằng tài sản của người thứ ba; hay cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.  Căn cứ vào phương thức hoàn trả: - Cho vay thời hạn: Là loại cho vay thỏa thuận thời hạn cụ thể trong hợp đồng. - Cho vay không thời hạn: Là loại cho vay mà ngân hàng thể yêu cầu người đi vay trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.  Căn cứ vào xuất xứ tín dụng: - Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. - Cho vay gián tiếp: Là khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. 1.1.1.3 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng - Tài khoản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng gồm hai hình thức là cho vay ( bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản). - Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả. Điều này nghĩa là người đi vay phải trả tiền gốc và lãi cho người cho vay( ngân hàng) khi đến hạn theo hợp đồng tín dụng. SVTH: Nguyễn Văn Tống 6

Ngày đăng: 14/12/2013, 01:26

Hình ảnh liên quan

     -  Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Navibank chi nhánh Huế như tổ chức bộ máy thực hiện, các giải pháp đang được ngân hàng triển khai thực hiện để giảm thiểu rủi ro tín dụng. - Phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh huế

h.

ân tích và đánh giá tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Navibank chi nhánh Huế như tổ chức bộ máy thực hiện, các giải pháp đang được ngân hàng triển khai thực hiện để giảm thiểu rủi ro tín dụng Xem tại trang 6 của tài liệu.
2. Mục tiêu nghiên cứu  - Phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh huế

2..

Mục tiêu nghiên cứu Xem tại trang 6 của tài liệu.
4.    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1  Đối tượng nghiên cứu - Phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh huế

4..

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Xem tại trang 7 của tài liệu.
-  Thời gian: Tình hình và kết quả hoạt động của ngân hàng Navibank chi nhánh Huế trong ba năm ( 2010 - 2012) - Phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh huế

h.

ời gian: Tình hình và kết quả hoạt động của ngân hàng Navibank chi nhánh Huế trong ba năm ( 2010 - 2012) Xem tại trang 7 của tài liệu.
-  Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản, động sản). - Phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh huế

i.

sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản, động sản) Xem tại trang 8 của tài liệu.
1.1.1.2  Phân loại tín dụng ngân hàng - Phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh huế

1.1.1.2.

Phân loại tín dụng ngân hàng Xem tại trang 9 của tài liệu.
     Các ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước - Phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh huế

c.

ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Xem tại trang 9 của tài liệu.
 -  Tài khoản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng gồm hai hình thức là cho vay ( bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản). - Phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh huế

i.

khoản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng gồm hai hình thức là cho vay ( bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản) Xem tại trang 10 của tài liệu.
                                        Hình 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng - Phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh huế

Hình 1.1.

Phân loại rủi ro tín dụng Xem tại trang 15 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan