Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH truyền hình cáp huế

85 502 4
Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH truyền hình cáp huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Quang Thành PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Cạnh tranh là xu hướng chung của nền kinh tế. Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải cạnh tranh, coi cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội. Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong mỗi doanh nghiệp là cần thiết, nó giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay, khi đời sống ngày càng tăng cao, nhu cầu được thưởng thức truyền hình chất lượng cao của khách hàng cũng ngày một phát triển. Đáp ứng nhu cầu đó, các dịch vụ truyền hình trả tiền xuất hiện như một xu hướng tất yếu, truyền hình cáp là một trong số đó. Công ty TNHH truyền hình cáp Huế - HTC chịu sự quản lí của Tổng công ty truyền hình cáp TC là công ty có trách nhiệm vận hành, khai thác hệ thống truyền hình cáp tại Huế. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta. Sự kiện này đem lại những tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực lĩnh vực truyền hình. Điều này buộc HTC phải nhận thức các tác động tiềm ẩn, phải đối mặt với áp lực cạnh tranh không chỉ đối với các doanh nghiêp dịch vụ truyền hình trong nước mà còn với cả các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực kinh tế mạnh và đặc biệt là kinh nghiệm trong quản lí. Xu thế tất yếu của hoạt động cạnh tranh đang diễn ra không chỉ trên thị trường trong nước mà còn diễn ra trên toàn cầu, bên cạnh áp lực, thách thức lớn mà HTC phải đối mặt trong thời gian tới khi hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kết WTO cùng với yêu cầu của nhà nước về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, đã đang và sẽ tạo nhiều áp lực, khó khăn đối với HTC đòi hỏi ban lãnh đạo công ty TNHH truyền hình Cáp Huế HTC cũng như tổng công ty truyền hình cáp TC phải thừa nhận được tầm quan trọng của việc cạnh tranh. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: ”Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH truyền hình Cáp Huế” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Quang Thành 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Truyền Hình Cáp Huế trong thời gian tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH truyền hình cáp Huế. Đề xuất định hướng và các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH truyền hình Cáp Huế trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH truyền hình cáp Huế.  Đối tượng khảo sát: Các thuê bao hộ gia đình đang sử dụng dịch vụ của các công ty truyền hình trả tiền.  Phạm vi nghiên cứu • Nội dung: Đề tài tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực dịch vụ truyền hình cáp trong phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế. • Phạm vi không gian: Khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế. • Phạm vi Thời gian - Các thông tin thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2010 – 2012. - Các thông tin sơ cấp định tính thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp các thuê bao hộ gia đình đang sử dụng dịch vụ của các công ty truyền hình trả tiền được thực hiện trong khoảng thời gian từ 21/1/2013 đến 3/5/2013. - Các giải pháp được xây dựng dự kiến áp dụng cho giai đoạn kinh doanh trong 5 năm tới của doanh nghiệp (từ nay đến 2018). 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1 Dữ liệu thứ cấp Sử dụng những tài liệu, thông tin do công ty TNHH Truyền Hình Cáp Huế cung cấp, kết hợp với các dữ liệu thứ cấp khác từ các giáo trình, trang web, … Đề tài thu thập số liệu thứ cấp bao gồm các thông tin liên quan đến các vấn đề lý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Quang Thành luận về năng lực cạnh tranh, thực tiễn truyền hình cáp tại Việt Nam; thông tin về đội ngũ lao động và cơ cấu quản lý tại công ty từ nguồn số liệu tại phòng nhân sự; bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến 2012, danh sách khách hàng tại phòng Kinh doanh công ty TNHH Truyền Hình Cáp Huế. Dựa vào các tài liệu đã công bố như các nghiên cứu khoa học, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, các nguồn thông tin phong phú trên Internet để làm nguồn tài liệu tham khảo trong đề tài này. 4.1.2 Dữ liệu sơ cấp: Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.  Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính dùng kỹ thuật thảo luận nhóm, nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đầu tiên, áp dụng kỹ thuật delphi để phỏng vấn các chuyên gia mà cụ thể ở đây là bộ phận chăm sóc khách hàng, trưởng phòng kinh doanh và giám đốc công ty. Sau đó, dựa trên kết quả của kỹ thuật delphi, sẽ tiến hành thảo luận nhóm tiêu điểm (focus group) bao gồm một số khách hàng trong trường được lựa chọn (mời các nhóm khách hàng từ 8 đến 10 người) và từ đó xác định thông tin cần thu thập, các nội dung cần nghiên cứu và để thiết kế bảng hỏi ở thời kỳ đầu.  Nghiên cứu định lượng Thực hiện bằng cách gửi bảng hỏi đến khách hàng, hướng dẫn để họ điền vào bảng hỏi sau đó sẽ thu lại để tiến hành phân tích. Việc điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện trong khoảng thời gian tháng 1 năm 2013. • Qui mô mẫu Với 27 biến quan sát được xây dựng đánh giá thì để đảm bảo mức ý nghĩa có thể chấp nhận của biến ta nhân 5 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) được quy mô mẫu là 135. • Phương pháp chọn mẫu Phần tử nghiên cứu là những người dân TP Huế đã và đang sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền. Phương pháp chọn mẫu được lựa chọn là phương pháp ngẫu nhiên theo cụm Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Quang Thành Thành phố Huế bao gồm 24 phường 3 xã sau đó chọn xác suất các phường được đưa vào khung mẫu bằng cách bốc thăm, sau khi bốc thăm có danh sách 7 phường (danh sách kèm theo bên dưới ). Tuy nhiên theo phương pháp lấy mẫu theo cụm thì phải điều tra hết tổng số hộ trong 7 phường đã được chọn, song do hạn chế về thời gian và công sức nên khi tiến hành điều tra thì chỉ điều tra thuận tiện theo tỷ lệ. Từ 7 phường, xã được chọn sẽ tiến hành khảo sát khách hàng bằng cách lấy mẫu thuận tiện theo tỷ lệ số hộ trong khung mẫu. Nếu trong trường hợp không thể gặp được đối tượng phỏng vấn vì các lý do sai địa chỉ, sai số điện thoại, không thể liên lạc được thì chuyển đến khách hàng tiếp theo trên danh sách để phỏng vấn thay thế. Trong trường hợp đối tượng không thể trả lời được vì đi vắng thì liên lạc để hẹn gặp vào một thời gian gần nhất. Tiến hành điều tra 200 bảng hỏi sau đó loại ra những bảng hỏi không hợp lệ và thu về được 171 bảng hỏi hợp lệ. Theo Niên giám thống kê năm 2012 của TT Huế phần trăm của từng phường trong khung mẫu cụ thể như sau: Bảng 1: Số hộ dân của các phường trong khung mẫu ĐVT: hộ Phường, xã Tổng số hộ Số hộ điều tra Tổng số hộ Tỷ lệ (%) Vỹ Dạ 4955 16 33 An Cựu 6896 22 38 Phú Hoà 1345 4 18 Phú Cát 2213 7 16 Xuân Phú 3881 12 19 Trường An 4781 15 29 Phước Vĩnh 7340 24 47 Tổng cộng 31411 100 200 (Theo niên giám thống kê TT Huế) •Thang đo: Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (từ 1 đến 5 tương ứng 1- rất không đồng ý (hoặc rất không cần thiết ) đến 5- rất đồng ý (hoặc rất cần thiết). 4.2. Xử lý số liệu Việc kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cùng với các giả thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố, phân tích tương quan, hồi quy, thống kê mô tả …sẽ được tiến hành thông qua phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 16.0. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Quang Thành Từ các kết quả thu thập được sẽ tiến hành đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH truyền hình cáp Huế, những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, thực hiện mục tiêu nghiên cứu của khóa luận. 5. Kết cấu đề tài Đề tài được kết cấu gồm 3 phần: Phần I – Đặt vấn đề Phần II – Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1 – Cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranhnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2 – Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH truyền hình Cáp Huế. Chương 3 – Định hướng và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH truyền hình Cáp Huế. Phần III – Kết luận và kiến nghị Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Quang Thành PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANHNĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là những hoạt động của một cá nhân hay tổ chức hướng đến mục tiêu là giành được những lợi thế có thể đạt được so với các cá nhân, tổ chức khác trong một môi trường nhất định. Cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình bằng cách khuyến khích họ luôn phấn đấu đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng, dịch vụ và giá cả. Cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) định nghĩa: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất. Quan niệm này xác định rõ các chủ thể của cạnh tranh là các chủ thể kinh tế và mục đích của họ là nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”. Theo từ điển Kinh tế kinh doanh Anh – Việt định nghĩa: ”Cạnh tranh là sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng, do đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn, thường là bằng cách bán theo giá cả thấp nhất hay cung cấp một chất lượng hàng hóa tốt nhất”. Quan niệm này khẳng định cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp hoạt động trên cùng một thị trường nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Đồng thời cũng chỉ ra hai phương thức cạnh tranh là hạ thấp giá bán và nâng cao chất lượng của sản phẩm. Theo giáo trình Kinh tế học chính trị Mác – Lênin thì định nghĩa rằng: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Paul Samuelson cho rằng “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường”. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Quang Thành Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp Tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa “Cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Tóm lại, cạnh tranh là khái niệm dùng để chỉ sự ganh đua giữa các cá nhân, tổ chức, cùng hoạt động trong một lĩnh vực, để giành phần hơn (về thị trường, khách hàng, lợi nhuận…) 1 phần thắng về mình. 1.1.2 Các công cụ cạnh tranh 1.1.2.1 Cạnh tranh bằng sản phẩm, dịch vụ  Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ - Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm. Đây có thể nói là một trong những vũ khí cạnh tranh lợi hại nhất trong cuộc chiến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt trên phân đoạn thị trường dành cho giới khách hàng thượng lưu. Sản phẩm có chất lượng tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và là cơ hội để doanh nghiệp giành được ưu thế cho mình. Chất lượng quyết định nhiều tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ. - Chất lượng hoàng hoá cao sẽ gia tăng giá trị cho sản phẩm - Chú trọng gia tăng chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, góp phần kéo dài tuổi thọ và chu kỳ sống của sản phẩm, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng doanh thu bán hàng. - Sản phẩm có chất lượng cao góp phần tạo hình ảnh tốt cho doanh nghiệp trên thị trường và trong tâm trí khách hàng, từ đó gia tăng uy tín cho doanh nghiệp.  Cạnh tranh về bao bì sản phẩm Bao bì vừa có chức năng bảo quản vừa có chức năng tăng thêm giá trị cho hàng hoá. Đặc biệt, trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm và những mặt hàng có giá trị sử dụng cao thì cạnh tranh về bao bì góp phần vào tạo ra lợi thế lớn cho doanh nghiệp. Vì thế, trong xu thế hiện nay, việc thiết kế bao bì phù hợp với đặc tính sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu 1 Đoàn thị hồng vân (2010), Quản trị chuến lược, Nxb thống kê, tr 448 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Quang Thành thẩm mỹ của khách hàng là công cụ cạnh tranh đắc lực cho doanh nghiệp.  Cạnh tranh về nhãn mác, uy tín của sản phẩm, dịch vụ Khi nền kinh tế càng phát triển, mức sống của người dân càng tăng lên, do đó những yêu cầu đối với sản phẩm của khách hàng càng trở nên khắt khe. Họ muốn có những sản phẩm có thương hiệu, có uy tín và tên tuổi. Vì thế tạo được những nhãn mác sản phẩm ấn tượng, tạo được uy tín cho sản phẩm sẽ gia tăng được sức cạnh tranh cho doanh nghiệp khi cạnh tranh bằng sản phẩm, dịch vụ. 1.1.2.2 Cạnh tranh bằng giá cả Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần của doanh nghiệp và khả năng sinh lời của nó. Đồng thời, giá cả còn là công cụ linh hoạt nhất mềm dẻo nhất trong cạnh tranh. Giá cả sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua thoả thuận giữa người bán và người mua. Nó đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, “khách hàng là thượng đế” họ có quyền lựa chọn những gì mà họ cho là tốt nhất, và cùng một loại sản phẩm với chất lượng tương đương nhau, chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá bán thấp hơn, khi đó sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Mặc dù vậy, khi thu nhập của đại bộ phận dân cư đều tăng, khoa học kỹ thuật phát triển thì việc định giá thấp chưa hẳn là giải pháp hữu hiệu, đôi khi còn bị đánh đồng với việc suy giảm chất lượng. Vì vậy, định giá thấp, định giá ngang thị trường hay định giá cao, làm sao sử dụng giá cả như một vũ khí cạnh tranh lợi hại là tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm, từng giai đoạn trong chu kỳ sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường. 1.1.2.3 Cạnh tranh thông qua hoạt động xúc tiến quảng cáo Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì chính sách marketing đóng một vai trò rất quan trọng bởi khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng đang có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm gì, thu thập thông tin thông qua sự phân tích và đánh giá doanh nghiệp sẽ đi đến quyết định sản xuất những gì, kinh doanh những gì mà khách hàng cần, khách hàng có nhu cầu. Trong khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Quang Thành thường sử dụng các chính sách xúc tiến bán hàng thông qua các hình thức quảng cáo, truyền bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Kết thúc quá trình bán hàng, để tạo được uy tín hơn nữa đối với khách hàng, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động dịch vụ trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán. 1.1.2.4 Cạnh tranh qua hệ thống phân phối Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng thị trường nội địa, hệ thống phân phối đang ngày càng đóng vai trò quan trọng. Trong bối cảnh đó, việc doanh nghiệp thiết lập một hệ thống phân phối mạnh và hiệu quả là một trong những yếu tố cơ bản để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho riêng mình. Khi đã có chất lượng tốt, giá cả hợp lý thì thời gian cung cấp nhanh chóng là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Tổ chức mạng lưới phân phối cũng là yếu tố góp phần rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ. Bởi ngày nay, hệ thống phân phối không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng mà nó còn có vai trò thúc đẩy nhu cầu quảng bá sản phẩm, thu thập thông tin khách hàng ., từ đó tạo ra động lực phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. 1.2. Năng lực cạnh tranh 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trong thực tế tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về sức cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh. Đó là bởi cụm từ này là một phạm trù quá lớn để có thể tiếp cận từ mọi khía cạnh, chủ đề cạnh tranh có thể là của các tổ chức, ngành, lĩnh vực, sản phẩm hoặc quốc gia bao gồm các nhân tố ảnh hưởng tới nó như hiệu quả thị trường, như các chính sách, cơ cấu thị trường và nghiệp vụ kinh doanh về thương mại, đầu tư và các qui định. Theo quan điểm tổng hợp của Vanren, E.Martin và R.Westgren: năng lực cạnh tranh của một ngành, một công ty là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trong nước và nước ngoài. Quan điểm của M.Porter: Dựa theo quan điểm quản trị chiến lược được phản ánh trong các cuốn sách của M.Poter, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là năng chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của công ty đó. Với cách tiếp cận này mỗi ngành dù là trong hay ngoài nước năng lực cạnh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Quang Thành tranh được quy định bởi các yếu tố sau: Số lượng các doanh nghiệp mới tham gia, sự có mặt của các sản phẩm thay thế, vị thế của khách hàng, uy tín của nhà cung ứng, tính quyết liệt của đối thủ cạnh tranh. Theo từ điển thuật ngữ chính sách thương mại, năng lực cạnh tranh là “Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế” 2 . Định nghĩa này đã bao quát được năng lực cạnh tranh của các cấp độ nhưng diễn tả đầy đủ cụm từ “cạnh tranh” chưa rõ ràng. Một định nghĩa tương tự trong từ điển thuật ngữ kinh tế học thì năng lực cạnh tranh là: “Khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp” 3 . Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Từ các quan điểm trên ta có thể rút ra khái niệm chung cho năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh ngành là năng lực mà các doanh nghiệp trong ngành có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo một mức lợi nhuận ít nhất là bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ cho các mục tiêu của doanh nghiệp đồng thời thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. 1.2.2 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.2.1 Các yếu tố bên trong Đây là nhóm nhân tố doanh nghiệp có thể kiểm soát được và quyết định sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. a. Khả năng tài chính của doanh nghiệp Để có thể cạnh tranh tốt doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Tiềm 2 Google, Dictionary of trade policy, Center for International Economics Studies, University of Adelaide,1997. 3 Từ điển thuật ngữ kinh tế học, NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội , 2001,tr 349 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân 10 . lực cạnh tranh của công ty TNHH truyền hình cáp Huế. Đề xuất định hướng và các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH truyền. thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2 – Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH truyền hình Cáp Huế. Chương

Ngày đăng: 14/12/2013, 01:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan