1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tieu luan lich su dia phuong tinh Binh Duong

37 37 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Điều đặc biệt là việc xác định năm xây dựng ngôi đình có rất nhiều ý kiến không thống nhất với nhau và được các vị bô lão trong đình truy tập lại năm xây dựng đình cho chính xác Dựa theo[r]

(1)Trường Đại Học Thủ Dầu Một Khoa Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn … … Huỳnh Tấn Lập Tiểu luận học phần lịch sử địa phương ĐÌNH TÂN TRẠCH Sinh viên thực hiện: Huỳnh Tấn Lập Nghành: sư phạm lịch sử Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Kim Ánh Bình dương ngày tháng 11năm 20 (2) Trường Đại Học Thủ Dầu Một Khoa Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn … … Huỳnh Tấn Lập Tiểu luận học phần lịch sử địa phương ĐÌNH TÂN TRẠCH Sinh viên thực hiện: Huỳnh Tấn Lập Nghành: sư phạm lịch sử Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Kim Ánh Bình dương ngày tháng 11năm 20 (3) Nhận xét giảng viên MỤC LỤC (4) Mở đầu Chương khái quát sơ lược xã Bạch Đằng _9 1.1 vị trí địa lí _9 1.2 khí hậu _9 1.3 Thổ nhưỡng Chương Quá trình hình thành và trùng tu đình Tân Trạch _10 2.1 Quá trình hình thành _10 2.2 Quá trình trùng tu đình Tân Trạch 17 Chương kiến trúc và việc thờ phụng đình Tân Trạch 20 3.1 Kiến trúc đình _20 3.2 Thờ phụng đình Tân Trạch 25 Chương Sơ lược lễ hội đình _34 Kết Luận 36 Tài liệu tham khảo 36 Lời cảm ơn (5) Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường cùng quý thầy cô đã tổ chức cho tôi tiếp cận học phần lịch sử địa phương để tôi thấy tầm quan trọng việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử địa phương nơi chính mình sinh để càng ngày càng yêu quê hương đất nước mình Tôi xin chân thành cảm ơn cô th.s Nguyễn Thị Kim Ánh đã giảng dạy em học phần này và đã giúp em phương pháp để em hoàn thành bài tiểu luận đình Tân Trạch này Tôi xin chân thành cám ơn giúp đở cán ủy ban nhân dân xã Tân Trạch, trưởng làng Tân Trạch bác sáu GIÀU , trưởng ban Qúy Tế bác sáu Nhánh, bác giữ đình kiêm luôn tổ chức các việc lễ hội đình bác ba THUỂ đã giúp đở quá trình hoàn thành bài tiểu luận Mở đầu (6) Lý chọn đề tài Tôi sinh và lớn lên trên mảnh đất Tân Uyên, huyện lị tỉnh Bình Dương có lịch sử 300 năm với vị trí nằm phía đông tỉnh Bình Dương Huyện Tân Uyên có 22 đơn vị hành chính, gồm: 19 xã: Tân Định, Bình Mỹ, Tân Bình, Tân Lập, Tân Thành, Đất Cuốc, Hiếu Liêm, Lạc An, Vĩnh Tân, Hội Nghĩa, Tân Mỹ, Tân Hiệp, Khánh Bình, Phú Chánh, Thường Tân, Bạch Đằng, Tân Vĩnh Hiệp, Thạnh Phước, Thạnh Hội, thị trấn: Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái Hòa Trong đó có cù lao là lá phổi Tân uyên là Cù lao rùa và cù lao Bạch Đằng Tân Uyên đặc biệt là nơi có các di khảo cổ học là di khảo cổ cù lao Rùa , Vườn Dũ, Gò Đá, Phú Chánh.Bạch Đằng tự hào là nơi có nhiều đình, miễu Bình Dương đình Tân Trạch, Điều Hòa, Bình Hưng…và còn ngôi đình khác cù lao Bạch Đằng Vì tôi là dân vùng đất Tân Uyên anh hùng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với các anh hùng liệt sĩ đây.Với chiến khu D gắn liền với vị thi tướng rừng xanh Huỳnh Văn Nghệ Từ các điều lý thú trên tôi muốn tìm hiểu vùng đất mà tôi đã sinh văn hóa, người đây với kiến thức và trình độ sinh viên năm đại học chuyên nghành sử tôi xin tìm hiểu và viết bài tiểu luận nhỏ ngôi đình trên cù lao Bạch Đằng quê hương tôi Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa giúp địa phương có chính sách phù hợp đề bảo tồn và tu bổ di tích lịch sử địa phương chúng ta (7) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tìm hiểu lịch sử hình thành , kiến trúc cách bố trí việc thờ phụng đình và tìm hiểu lễ hội tiêu biểu đình Phạm vi nghiên cứu là ngôi đình Tân Trạch cù lao Bạch Đằng từ hình thành và qua thời gian trùng tu thời Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các thư tịch cổ viết đình Tân Trạch Lịch sử đình Tân Trạch ban quý tế đình Tân Trạch hoàn thành 8/2003 Bản danh sách câu đối Việt -Nho các vị khách đến viến thăm và tham dự lễ xuân kỳ đình viết tặng đình Nguồn tư liệu Nguồn sử liệu thành văn từ bảo tàng và các thư tịch cổ đình Nguồn sử liệu điền dã từ chuyến thực tế đình Tân Trạch và đình Tân Trạch Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử, phương pháp logic để tổng hợp khái quát nét đình Tân Trạch và quá trình hình thành đình và kế thừa đề tài nghiên cứu lịch sử trước đó Đóng góp đề tài Khái quát tổng thể quá trình hình thành ,trùng tu và bố trí ngôi đình Tân Trạch và lòng biết ơn các vị anh hùng liệt sĩ kháng chiến chống Pháp và Mỹ (8) Bố cục đề tài Chương Khái quát sơ lược xã Bạch Đằng Chương Quá trình hình thành và trùng tu đình Tân Trạch Chương Kiến trúc và việc thờ phụng đình Tân Trạch Chương Sơ lược lễ hội đình (9) Chương khái quát sơ lược xã Bạch Đằng 1.1 vị trí địa lí Bạch Đằng là xã thuộc Tân Uyên sông Đồng Nai bao bọc gọi là Cù Lao qua quá trình hình thành và bị chia cắt vị trí hành chính nên cù lao Bạch Đằng là xã có nhiều đình các xã Tân Uyên nói riêng và Bình Dương nói chung Bạch Đằng có đình đình Tân Trạch, An Chữ, Điều Hòa, Bình Hưng,Thạnh Phước và còn ngôi đình khác Bạch Đằng có ngôi nhà cổ là nhà ông Đỗ Cao Thứa( Thạnh Phước, Bạch Đằng, Tân Uyên ) và nhà ông Nguyễn Văn Đằng(Thạnh Phước, Bạch Đằng, Tân Uyên) Ngoài còn có di tích khảo cổ cù lao này 1.2 khí hậu Cù lao Bạch Đằng bao bọc sông đồng nai có khí hậu mát mẻ là lá phổi huyện Tân Uyên Cù lao có khí hậu nhiệt đới thích hợp cho việc trồng lúa nước và các loại cây ăn 1.3 Thổ nhưỡng Là vùng bình nguyên trẻ bị phong hóa mạnh khí hậu và theo các quy luật địa lý địa hình trở nên phẳng chịu ảnh hưởng dáng đất móng đá vừa phù sa sông Đồng Nai bồi đắp Vì khí hậu và điều kiện nên Bạch Đằng thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày và cây ăn đặc biệt là bưởi Bạch Đằng là tiếng (10) Chương Quá trình hình thành và trùng tu đình Tân Trạch 2.1 Quá trình hình thành Ấp Tân Trạch xưa thuộc tỉnh Biên Hòa Theo địa bạ thời Minh Mạng ( lập năm 1836-1837) thôn Tân Trạch thuộc Chánh Mỹ Trung, thuộc Phước Chánh với số thông tin sau: “ Tân Trạch thôn xứ Bồ Lao Tân Trạch Đông giáp địa phận thôn Điều Hòa, có lập cột gỗ làm giới Tây giáp hai thôn Bình Chữ, Tân Trúc, có rạch nhỏ làm giới, lại giáp thôn Bình Chữ Trung, có lập cột gỗ làm giới Nam giáp sông lớn lấy dòng sông làm giới Bắc giáp địa phận thôn Bình Hưng, có lập cột gỗ làm giới Thực canh ruộng đất: 91 mẫu sào 12 thước tấc Điền tô điền: 64 mẫu sào và tấc ( 43 sở và các sư chùa Phước Điền thôn Bình Hưng đồng canh sào thước tấc) Đất trồng dâu mía là 27 mẫu 12 thước tấc Dân cư thổ mẫu sào Mộ địa khoãnh Rừng chằm khoãnh Năm 1837 vua Minh Mạng đặt thêm huyện Phước Tuy thuộc tỉnh Biên Hòa Năm 1838 đặt thêm huyện Phước Bình Năm 1840 gộp thêm 81 sách đồng bào thượng vào tỉnh (11) Năm 1851 bỏ hai huyện Phước Bình và Long Khánh cho quy phủ Phước Long và Phước Tuy kiêm nhiếp Huyện Ngãi An nhập Bình An( THỦ DẦU MỘT) kiêm nhiếp Năm 1859 quân Pháp công Gia Định 1862 triều đình ký hòa ước ký với Pháp cắt tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho giặc, đó có tỉnh Biên Hòa Năm 1863 pháp chia lại các đơn vị hành chính tỉnh Biên Hòa lúc Biên Hòa chia làm hạt Năm 1874 triều Nguyễn cắt nốt tỉnh miền Tây cho Pháp Năm 1876 Pháp chia Biên Hòa thành hạt ; hạt Thủ Dầu Một, hạt Biên Hòa và Hạt Bà Rịa Tân Trạch thuộc tổng Chánh Mỹ Trung thuộc Biên Hòa Sau đó đổi Hạt thành Tỉnh phân chia ranh giới này kéo dài tới năm 1945 cách mạng thánh tám thành công và ký kết hiệp định Gionevo Năm 1917 địa bàn tỉnh Biên Hòa chia làm tỉnh nhỏ tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hòa ,Bà Rịa làng Tân Trạch thuộc tổng Chánh Mỹ Trung Và Tân Trạch thuộc xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Cùng với quá trình khai hoang lập ấp từ cuối kỷ XVI làng xã Bình Dương hình thành và ngôi đình làng xây dựng Đình trước hết là nơi thờ cúng Thành Hoàng –vị thần giữ gìn và cai quản làng xóm đồng thời đình còn là nơi diễn các sinh hoạt chung cộng đồng làng hội họp, lễ hội…ở Nam Bộ nói chung và Bình (12) Dương nói riêng vào thời nhà Nguyễn đình còn là trụ sở hành chính làng nên đình có thể xem là trung tâm chính trị, văn hóa làng với tầm quan trọng đó nên đình xây dựng vị trí trung tâm, cao ráo, thoáng mát, thuận lợi giao thông thủy Đình Tân Trạch xây dựng năm Giáp Dần có diện tích 414,4m2 Đây là nơi ghi dấu vùng đất có quá trình phát triển lâu dài công trình kiến trúc cố gỗ quý và có kích thước lớn ngày Khoảng năm 1853 trước âm mưu xâm lược Đông Dương thực dân pháp vua Tự Đức ban hành hàng loạt sắc phong thần cho các đình làng chủ yếu là Nam Bộ nhằm khẳng định chủ quyền dân tộc (13) Sắc thần Đình Tân Trạch Nguồn:công văn trung tâm bảo tồn di tích cố Đô Huế gởi ban hội Qúy tế đình Tân Trạch (14) (15) Vào ngày 30-12-2009 ban Quý tế đình Tân Trạch có nhận công văn trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế sau: Nguồn: tài liệu này trưởng ban Quý tế cung cấp (16) Mẫu sắc ấn thần phục chế: Nguồn: mẫu sắc ấn thần phục chế đình Tân Trạch từ trưởng ban Qúy tế bác Sáu Nhánh cung cấp 2.2 Quá trình trùng tu đình Tân Trạch (17) Điều đặc biệt là việc xác định năm xây dựng ngôi đình có nhiều ý kiến không thống với và các vị bô lão đình truy tập lại năm xây dựng đình cho chính xác Dựa theo tài liệu lịch sử đình thần Tân Trạch ban Qúy tế đình thần Tân Trạch hoàn thành 8/2003 quá trình trùng tu đã không thống năm xây dựng ngôi đình nên đề nghị truy tầm lại năm xây dựng cho chính xác đại ý việc trùng tu và truy tầm lại diễn sau: Lúc Ban nghi lễ điều hành sữa đình gồm ông Nguyễn Văn Báu làm trưởng ban,thư ký là ông Giáo Sanh, thủ quỹ là ông Út Ngà cùng các vị phó ban và ủy viên ban đã nhờ ông giáo Thọ- chùa Huệ Lâm định nghĩa chứng minh câu: GIÁP DẦN NIÊN KIẾT NGOẠT LƯƠNG THỜI LẠP TRỤ (năm tháng ngày tốt dựng cột) TRONG THU TRUNG HƯỜN KIẾT NHỰT THƯỢNG LƯƠNG ĐẠI KIẾT LỢI (tháng năm mùa thu ngày tốt thượng lương đại kiết lợi) Ông nói: “ đình xây dựng năm Giáp Dần-nay 52 năm, nhằm năm 1914 dương lịch Lúc ban nghi lễ không quan tâm năm xây dựng nên trùng tu tôn tạo lại ngôi đình hoàn tất, tổ chức lễ khánh thành ông Lê Văn Sanh viết diễn văn khai mạc theo lời ông Giáo Thọ để năm xây dựng là năm giáp dần nhằm năm 1914 dương lịch đây là lần trùng tu ngôi đình lần thứ 1966 Nhưng vào tháng năm quý mùi (2003) ban Qúy tế cùng nhân dân ấp Tân Trạch thấy ngôi đình xuống cấp ( hư xếp rong, mè, ngói… cần tôn tạo lại Do đó đã làm đơn xin chính quyền xã Bạch Đằng cho (18) phép tổ chức quyên góp nhân dân ấp và mạnh thường quân ngoài ấp cùng đóng góp sữa chữa lại ngôi đình Các vị ban Quý tế bàn bạc niên đại xây dựng ngôi Đình không thống năm xây dựng ngôi đình nên đề nghị truy tầm lại Sau bao nhiêu ngày truy tầm hỏi thăm các bô lão và Ban Qúy tế các đình Bình Hưng , Điều Hòa và An Chữ…nên có nhiều tư liệu chứng minh niên đại ngôi đình : Ông HUỲNH VĂN TỬU 155 tuổi xóm Gò Ba Động là ông ngoại ông DƯƠNG VĂN THƯƠNG ngụ Điều Hòa Ông thương nói “năm 1938 lệ Kỳ Yên đình thần ông ngoại là Hương Lễ lo lễ nhạc cho Đình Thần Tân Trạch Lệ kỳ yên năm 1943 ông nội Lê Cao Lập là ông Cả Lê Văn Ngẫu làm chánh bái còn ba ông Lê Kim Ngà là xã trưởng đứng chánh tế, bồi tế là hai ông Võ Văn Sớm và ông Nguyễn Văn Giàu Bốn ông này là Ban Hội Tề làng Mỹ Quới sát nhập ba làng : Điều Hòa, Tân Trạch, An Chữ vào năm 1928 ( năm Mậu Thìn) Nếu tính số tuổi các ông vào thời điểm này (2003) thì: Ông Lê Văn Ngẫu: 121 tuổi Ông Lê KimTuấn:113 tuổi Ông Võ Văn Sớm: 112 tuổi Ông Nguyễn Văn Giàu 110 tuổi Như đình phải xây trước tuổi bốn ông Để truy tìm niên đại ngôi đình nghĩa câu Nho trên cây xuyên chứng tỏ năm xây dựng là năm giáp dần Nếu tính đến năm 2003 là 90 năm , Giáp Dần trước là 150 năm.Chứng minh là có cụ trên (19) 100 tuổi nói lại cho chấu nghe là đình này cất trước lâu Chúng tôi nhân dân ấp TânTrạch tự hào và vinh hạnh còn ngôi Đình cổ xưa cù lao Bạch Đằng Còn ngôi Đình ấp khác đã bị thiêu cháy đã xây dựng lại không còn nguyên gốc Chúng tôi còn truy tìm hỏi lại các ban Qúy Tế các đình cù lao có đình Bình Hưng có sắc phong vua Tự Đức vào năm 1867 còn sắc phong đình thần Tân Trạch còn lưu giữ chữ đã bị nhòa không còn đọc được.Căn các kiện trên cùng Cù Lao nên việc xây dựng đình thần không cách nhiều các chức sắc làng đề nghị huyện và phủ xin sắc phong cùng lần cho nhiều đình thần tỉnh Như đình thần Tân Trạch xây dựng vào năm giáp Dần 1854 nay- năm 2003 là 150 năm Cấu trúc đình thần xây dựng lúc đầu là 54 cột vì thời gian lâu không tu bổ phần vì giặc pháp đóng đồn Đình 1945 nên giàn cột phía ngoài đã bị hư 22 cây Đến năm 1966 tình hình chiến tranh tạm ổn nhân dân ấp Tân Trạch kẻ ít người nhiều đóng góp tiền và công sức trùng tu lại ngôi Đình 22 cây cột vòng ngoài bị hư thay cột gạch có lan can Còn bên tiền sảnh chánh điện và hậu sảnh 32 cây cột gõ đen hoành từ 1.5m-1.6m người ôm không giáp tay, các dầu xuyên,trính , kèo chạm trổ phù điêu rồng phụng còn nguyên gốc đây là lần tu sữa lần Nay hoàn thành công tu sữa chúng tôi chiêm bái linh thần và bùi ngùi xúc động tưởng nhớ đến công sức xây dựng tiền nhân dòng họ ấp Tân Trạch đã bỏ bao mồ hôi tiền xây dựng nên ngôi Đình vĩ đại tồn đế ngày hôm (20) Chương kiến trúc và việc thờ phụng đình Tân Trạch 3.1 Kiến trúc đình Đình Tân Trạch xây dựng dạng quần thể nhiều ngôi nhà ghép lại gồm Tiền điện làm theo kiểu giang,2 chái nằm phía ngoài, Chánh tẩm ( chánh điện) là ngôi nhà vuông phía sau là nhà hậu Ảnh cổng đình Ảnh sân đình và tiền điện (21) Trước đình có bình phong biểu đạt mong ước làng Tân Trạch hòa hợp âm dương, mưa thuận gió hòa,an bình, ấm no,hạnh phúc Ảnh bình phong đình Tân Trạch Nguồn: từ thực tế đình Tân Trạch (22) Ở bên phải sân đình có miễu thờ Cửu Thiên Huyền Nữ và bàn thờ sơn thần thổ địa Ở bên trái sân đình có miễu thờ ngũ hành nương và bàn thờ thần Nông Trong Tiền sảnh là số lượng cột gỗ gõ quý người ôm không giáp tay Đây là gỗ quý và lớn các đình Bình Dương Ở hai bên Tiền sảnh có hai bàn thờ các anh hùng liệt sĩ bên phải là anh hùng chống Mỹ và bên trái là bàn thờ anh hùng chống Pháp Trong Chánh điện là bàn thờ thành hoàng Bổn Cảnh và các vị thần khác Ảnh chánh điện (23) Nhà hậu phía sau có thờ Tiền Bối và Hậu Bối và nhà ăn là nơi phục vụ, nấu nướng đình các lễ hội Ở chánh Điện và ngoài tiền Điện trên các liễn và các cây cột có các câu đối hay là các câu giáo lý nho giáo khuyên răn người hay là các câu chữ hán nói nguồn gốc xây dựng đình (24) Trong Bản danh sách câu đối Việt -Nho các vị khách Phú Cường đến viến thăm và tham dự lễ Xuân kỳ đình viết tặng đình có các câu văn chữ nho sau: 3.2 Thờ phụng đình Tân Trạch (25) Trong hầu hết các ngôi đình Bình Dương thờ thành Hoàng là vị thần giữ gìn và cai quản làng xóm Thành hoàng xuất phát từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; và ghép chung lại thành từ dùng để vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành Nhà văn Sơn Nam cho biết thêm: Ông thần đình làng gọi là thần Thành hoàng, cai quản khu vực khung thành Thoạt tiên là thần ngự trị nơi thị tứ, sau áp dụng (cả) nơi thôn xóm, (vì) có điếm canh bố trí bao quanh Cũng theo Sơn Nam, thần Thành hoàng, theo thông lệ, thờ thần đàn ông, vì khí Dương đem sức mạnh cho muôn loài, muôn vật Và gọi ông Thần hoàng là sai nghĩa, vì cái tên này là thứ nghi lễ đốt tờ giấy vàng, tức sắc phong nhà vua tặng cho cha mẹ, ông bà đã qua đời quan chức cao cấp thời phong kiến; và tục này Nam Bộ không có Bởi vậy, trích lại đoạn viết tục "thờ thần" sách "Việt Nam phong tục" Phan Kế Bính, nhà văn Sơn Nam sách "Thuần phong mỹ tục Việt Nam" đã sửa từ "Thần hoàng" "Thành hoàng" cốt để người đọc không còn lầm lẫn hai thứ Tuy nhiên, xét sách Việt Nam phong tục, lễ Thần hoàng xếp vào mục Phong tục gia tộc; còn việc thờ phụng Thần hoàng xếp vào mục Phong tục hương đảng, thì rõ là tác giả sách đã đó là hai thứ khác Điểm đáng chú ý khác nữa, vì là vùng đất mới, nên Nam Bộ nhiều đình làng, thần có tên là Bổn cảnh Thành hoàng hay Thành hoàng Bổn cảnh (神隍本境) Theo sách "Minh Mạng chính yếu", thứ 12, năm Minh Mạng thứ 20 (1839), thì nhà vua đã chuẩn y lời tâu Bộ Lễ xin hạ lệnh cho các địa phương lập thêm thần vị Bổn cảnh Đây là chức vụ mới, lúc trước không phổ biến Lê Phục Thiện, người dịch sách trên chú giải: Thành hoàng là vị thần coi khu vực nào Bổn cảnh là cõi đất nơi mình thờ Nhà văn Sơn Nam cho biết đây là dạng viên chức vua ủy quyền trừu tượng, nhiều trường hợp, không (26) phải là người lịch sử xương thịt Do vậy, đa phần không có tượng mà thờ chữ "thần"và thường có mỹ hiệu chung chung là "Quảng hậu, chính trực, đôn ngưng" (tức rộng rãi, thẳng, tích tụ) Và đình Tân Trạch giống hầu hết các đình Bạch Đằng vị thần mà đình thờ chính là Thần Hoàng Bổn Cảnh.Trong chánh điện không có thờ ảnh mà thờ chữ THẦN Ở hai bên chữ thần có thờ TẢ BAN nằm phía trái và HỮU BAN nằm phía phải TẢ BAN và HỮU BAN nguyên là các vị thần hầu cận thành Hoàng (27) Bàn thờ TẢ BAN Bàn thờ HỮU BAN Khi vừa bước vào chánh điện hai bên là bàn thờ TIỀN HIỀN VÀ HẬU HIỀN TIỀN HIỀN VÀ HẬU HIỀN là người có công lớn làng xã việc khai khẩn đất đai, xây dựng xóm ấp, mở mang đường xá, xây trường lập chợ… (28) Bàn thờ HẬU HIỀN Bàn thờTIỀN HIỀN Nhà hậu Đình có thờ các hệ đã sức chăm nom và giữ đình là bàn thờ Tiền Bối và Hậu Bối (29) Bàn thờ tiền Bối Bàn thờ hậu Bối Phía ngoài Tiền Điện là hai bàn thờ các anh hùng liệt sĩ thời chống Mỹ và chống Pháp Các anh hùng liệt sĩ này là dân ấp Tân Trạch anh hùng liệt sĩ Huỳnh Văn Lũy hy sinh kháng chiến chống MỸ và đã vinh dự lấy tên Anh để đặt tên cho đường Huỳnh Văn Lũy( phường Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) (30) Danh sách liệt sĩ chống Pháp (31) Danh sách liệt sĩ chống Mỹ Ở phần sân đình bên phải sân đình có thờ Cửu Thiên Huyền Nữ và sơn thần thổ địa Cửu Thiên Huyền Nữ là tiên nữ toàn tài cầm, kỳ, thi, họa và ngọc Hoàng thượng đế giao cho cai quản chín tầng mây Trong lúc canh giữ trời Cửu Thiên Huyền Nữ thường xuống hạ giới giúp đỡ phụ nữ làm các nghề đan lát, may vá, thêu thùa…đồng thời trừng trị tà ma,bảo vệ làng xóm, đặc biệt là bảo vệ nữ giới và trở thành thần độ (32) mạng cho phái nữ cho nên Cửu Thiên Huyền Nữ nhân dân lao động thờ phụng từ khắp nơi từ đền miếu đến tư gia Tại Tân Uyên có ngôi miếu thờ nữ thần Cửu Thiên Huyền Nữ năm Cửu Thiên Huyền Nữ thỉnh dự lễ xây chầu Đại Bội Sơn thần là vị thần cai quản làng xóm, phù hộ cho việc làm ăn người dân thuận xuôi gió Thổ địa là vị thần đất nhà, ngăn chặn ma quỷ xâm nhập quấy nhiễu Thổ Địa là vị thần thể việc sung mãn, thịnh vượng với nét mặt vui tươi, thân hình cường tráng bụng bự.Thổ địa còn là thân no đủ, vui vẻ, hào phóng, sẵn sàng giúp đỡ người Bàn thờ sơn thần thổ địa Miễu thờ Cửu Thiên Huyền Nữ Bên trái sân đình có miễu thờ Ngũ Hành Nương Nương và bàn thờ Thần Nông Ngũ Hành Nương Nương là nữ thần bao gồm: Kim Đức Thánh Phi, Mộc Đức Thánh Phi, Thủy Đức Thánh Phi, Hỏa Đức Thánh Phi, Thổ (33) Đức Thánh Phi Năm vị nữ thần này tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ Lễ cúng Ngũ Hành thường tổ chức vào lẽ Khai sơn đầu năm Thần Nông là vị vua lịch sử Trung Quốc là người có công việc dạy dân cày cấy và chưa bệnh các loại thảo dược nên nhân dân suy tôn là tiên Nông và coi ông là tổ sư nghành Đông y.Tín ngưỡng thờ thần Nông gắn liền với cư dân nông nghiệp lúa nước Bàn thờ Thần Nông Miễu thờ Ngũ Hành Nương Nương Chương Sơ lược lễ hội đình (34) Đình Tân Trạch là ngôi đình cổ với lối kiến trúc mang đậm sắc văn hóa tinh thần cư dân Nam Bộ với nhiều lễ hội năm Lễ Xuân Kỳ là lễ tổ chức vào mùa xuân đây là lễ bắt đầu vụ làm ăn , vụ mùa cư dân trồng lúa nước Lễ Kỳ Yên đình Tân Trạch tổ chức theo nghi thức giống hầu hết nghi thức cúng lễ Kỳ Yên các đình Bạch Đằng các đình khác theo lệ 2-3 năm tổ chức lễ Kỳ Yên lần theo lời kể bác giữ đình thì Đình Tân Trạch năm tổ chức lễ Kỳ Yên lần vào tháng năm Chương trình lễ Kỳ Yên có các Lễ sau: -Lễ Kỳ Yên diễn với hồi trống, chiêng, nhạc, lễ để khai mạc thượng Kỳ và sau đó là lễ Thỉnh sắc thần -Lễ thỉnh sắc thần tổ chức cách trang trọng rầm rộ vì sắc thần coi là biểu tượng mối liên hệ không thể tách rời làng với nhà nước Đi đầu có cờ lệnh và lá cờ lớn thêu bốn chữ” Thần ân bảo hộ” hai bên có lễ và các trượng nghi kèm theo hai bảng ghi chữ“Tĩnh túc” Cuối cùng là “ Long đình” bên có hộp sắc thần Lễ rước sắc thần có tiếng chiêng, trống,nhạc,pháo có có múa lân, múa rồng -Sau lễ rước Sắc thần là lễ túc Yết nhằm nghênh chào và mắt các thần Lễ đoàn tạ ơn thần, lễ tế tạ Tiền Hiền và Hậu Hiền -Kế đến là tiết mục khai chầu gồm các nghi thức tẩy uế, thử trống và đánh hồi trống để khai tràng và kèm theo các lời chúc hay nhằm cầu mong điều tốt lành -Tiết mục Đại bội là chương trình văn nghệ hát bội -Tôn vương là hình thức mượn tình tiết phần kết vỡ tuồng đã chọn có nội dung tôn vương (35) -Cuối cùng là tiết mục hồi chầu vừa mang ý nghĩa chúc tụng và chuẩn bị kết thúc lễ Kỳ Yên vói nghi thức hồi Sắc hay Đưa Sắc Ngoài các lễ trên năm Đình Tân Trạch còn tổ chức lễ cúng ngày 27-7 nhằm tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ là dân làng Và vào tháng chạp năm đình có tổ chức lễ cúng Đình Tân Trạch vinh dự công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh Kết Luận (36) Qua các chương bài tiểu luận ta thấy vùng cù lao BẠCH ĐẰNG quá trình hình thành vị trí tên gọi hành chính có thay đổi bề dày văn hóa lịch sử cư dân quanh vùng không thay đổi là cái nôi văn hóa vùng với kiến trúc ngôi đình cổ mang đậm nét văn hóa sinh hoạt cư dân trồng lúa nước với các lễ hội truyền thống còn nguyên vẹn Đình Tân Trạch đã chứng kiến kháng chiến anh hùng chiến sĩ cộng sản Việt Nam nói chung và người oai hùng vùng đất cù lao Bạch Đằng kháng chiến trường kì chống thực dân pháp và Đế quốc Mỹ Đình là nơi bảo tồn văn hóa tinh thần và lối kiến trúc đặc trưng cư dân Bình Dương Trong quá trình phát triển và tồn hòa nhập với kinh tế thị trường cộng với du nhập văn hóa phươngTây văn hóa Việt Nam không tránh khỏi pha trộn với văn hóa phương Tây chúng ta phải biết tiếp thu có chọn lọc và bảo tồn văn hóa riêng biệt mang đậm sắc chúng ta Đình Tân Trạch còn là nơi các nhà làm phim chọn làm bối cảnh cho các bội phim cổ tích hay là phim lịch sử tạo điều kiện cho việc phát triển và giới thiệu Đình Tân Trạch cho người dân ngoài tỉnh và du khách nước ngoài biết đến Đình Tân Trạch Với bài tiểu luận này tôi mong chính quyền địa phương cần quan tâm và có chính sách phù hợp bảo tồn và phát triển văn hóa tinh thần và vật chất tỉnh nhà Tài liệu tham khảo (37) Lịch sử đình Tân Trạch ban quý tế đình Tân Trạch hoàn thành 8/2003 2,Bản danh sách câu đối Việt -Nho các vị khách Phường Phú Cường đến viến thăm và tham dự lễ xuân kỳ đình viết tặng đình Th.s Nguyễn Thị Kim Ánh- Lịch sử- văn hóa vùng đất Bình Dương từ đầu kỷ XVII đến kỷ XIX Địa chí Bình Dương tập 4- nhà xuất chính trị Quốc Gia Công văn Trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế gởi cho Ban Quý Tế Đình Tân Trạch và sắc phong Đình Tân Trạch (38)

Ngày đăng: 18/06/2021, 11:54

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w