1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch cộng đồng bền vững từ góc nhìn lý thuyết các bên liên quan -nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Bắc Việt Nam

201 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 7,37 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Hiện nay, du lịch đang được nhiều quốc gia lựa chọn để đầu tư và phát triển như là một ngành kinh tế mũi nhọn vì có khả năng đóng góp lớn vào cơ cấu GDP, mang lại những giá trị là thu nhập từ việc khai thác giá trị tài nguyên và tạo nhiều việc làm cho xã hội. Phát triển du lịch bền vững là chủ đề được quan tâm trong các nghiên cứu gần đây trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, cách tiếp cận phát triển du lịch bền vững gắn liền với khái niệm “phát triển bền vững” do Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) đưa ra vào năm 1987 dựa trên 3 trụ cột chính là kinh tế - xã hội - môi trường. Về mặt thực tiễn, ngành du lịch luôn được đề cập đến như một ngành “công nghiệp không khói” trong khi lĩnh vực này vẫn chứa đựng cả những tác động tích cực và tiêu cực đối với kinh tế và cộng đồng địa phương cũng như môi trường tự nhiên và xã hội Byrd (2007). Trên thế giới, từ những năm 1990, đã có những nghiên cứu áp dụng các lý thuyết về phát triển du lịch bền vững. Những nghiên cứu này nhấn mạnh, nếu chiến lược phát triển du lịch không được hoạch định một cách hợp lý và đúng đắn sẽ tàn phá các nguồn tài nguyên (kinh tế, xã hội và môi trường), đây vốn là nền móng cho sự tồn tại và phát triển của các cộng đồng địa phương (McCool và Moisey, 2008; Inskeep, 1991), từ đó những hình thức phát triển du lịch mới phù hợp đã được đề xuất phát triển, hình thức này có cân nhắc đến các yếu tố và nguyên tắc của phát triển bền vững. Các nghiên cứu về du lịch bền vững được các tác giả thực hiện có xu hướng xoay quanh ba trụ cột phát triển bền vững, đó là phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Trên thực tế, việc đảm bảo cân đối ba trụ cột trên là mục tiêu và kết quả của phát triển bền vững. Làm thế nào để đạt được mục tiêu đó vẫn còn là câu hỏi chưa được trả lời thống nhất, các nghiên cứu vẫn chưa làm rõ các nhóm hoạt động cần thiết và vai trò của các bên trong việc hướng tới mục tiêu trên. Trong nhiều năm, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng, phát triển du lịch chỉ có thể đạt được bền vững khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia có lợi ích liên quan. Tuy nhiên, luôn có những trở ngại trong mối quan hệ này vì tồn tại sự khác biệt về cách tiếp cận và nhận thức, thậm chí còn có sự xung đột về mặt lợi ích giữa họ (Markwick, 2000; Ioannides, 1995). Trong lĩnh vực du lịch, rào cản của sự hợp tác hay sự xung đột giữa các bên thường được cho là bởi những nguyên nhân sau: (i) Các quyết định về du lịch trong quy hoạch và phát triển chiến lược thường được xuất phát từ cấp trên áp đặt xuống cấp dưới (top-down), do đó đôi khi không phản ánh đúnglợi ích và ý muốn của cộng đồng người dân địa phương; (ii) Các quyết định thường được hình thành và thể hiện lợi ích của một số nhóm nhất định, do vậy thường không phản ảnh đúng lợi ích chung của đa số bên liên quan; (iii) Một số bên liên quan có năng lực hoặc nhận thức có phần hạn chế thường không được tham vấn, thậm chí bị đưa ra ngoài trong suốt quá trình ra quyết định mặc dù họ là những người đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực thi các quyết định đó. Nghiên cứu các bên liên quan là một chủ đề quan trọng thu hút được sự quan tâm, tuy nhiên nó vẫn là một “hộp đen” đối với giới nghiên cứu học thuật. Làm sao để chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và du khách đều hành động hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững vẫn là câu hỏi khó, chưa có lời giải cụ thể, chính xác cho các nhà nghiên cứu và quản lý. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm góp phần trả lời câu hỏi về vai trò và hành động của các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Du lịch cộng đồng là mô hình du lịch được phát triển hướng đến phát triển du lịch bền vững với sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương vào hoạt động du lịch nhằm mục tiêu giảm nghèo và phát triển cộng đồng. Bản chất của Du lịch cộng đồng là tạo ra một ngành du lịch mà cộng đồng có thể kiểm soát được sự phát triển du lịch, tham gia xây dựng sản phẩm du lịch, là nhà cung cấp tài nguyên và nguồn nhân lực con người cho du lịch (Muhanna, 2007). Bắt đầu từ những năm cuối của thập niên 90, DLCĐ đã có mặt tại Việt Nam. Sau hơn 20 năm phát triển, hình thức du lịch này đã giúp người dân đạt được nhiều thành tựu kinh tế đáng kể (Đỗ Nguyễn Đệ, 2008). Trong đó, khu vực Tây Bắc Việt Nam là nơi được đánh giá hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để thu hút và phát triển thành công mô hình du lịch cộng đồng (Thành Chí, 2020). Tuy nhiên cũng giống như nhiều mô hình du lịch khác, các mô hình du lịch cộng đồng tại khu vực Tây Bắc đang xuất hiện ngày càng nhiều các dấu hiệu thiếu bền vững (Vũ Hà, 2017). Thực tiễn quản lý cũng như các nghiên cứu chưa thực sự làm rõ vai trò của các bên và các nhóm hành động cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của du lịch cộng đồng. Chính vì các lý do trên, tác giả đã thực hiện luận án với đề tài “Phát triển du lịch cộng đồng bền vững từ góc nhìn lý thuyết các bên liên quan: Nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Bắc Việt Nam”.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

HÀ NỘI, NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH VẼ viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ viii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN 1

1.1 Lý do lựa chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Cách tiếp cận nghiên cứu 4

1.5 Những đóng góp mới của luận án 5

1.6 Cấu trúc của luận án 6

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

2.1 Tổng quan nghiên cứu 7

2.1.1 Phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững 7

2.1.2 Du lịch cộng đồng 15

2.1.3 Các hoạt động hướng tới phát triển du lịch cộng đồng bền vững 19

2.2 Cơ sở lý thuyết 22

2.2.1 Lý thuyết các bên liên quan 22

2.2.2 Lý thuyết các bên liên quan với phát triển du lịch bền vững 24

2.3 Khoảng trống nghiên cứu 36

2.4 Khung phân tích các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững 37

Trang 3

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC TÌNH HUỐNG NGHIÊN

CỨU 40

3.1 Phương pháp nghiên cứu 40

3.1.1 Địa bàn nghiên cứu 40

3.1.2 Thiết kế nghiên cứu 44

3.1.3 Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu 46

3.2 Các tình huống nghiên cứu tại Tây Bắc 55

3.2.1 Du lịch cộng đồng ở bản Lác 55

3.2.2 Du lịch cộng đồng ở Mai Hịch 62

3.2.3 Du lịch cộng đồng ở Tả Van 68

3.2.4 Du lịch cộng đồng ở bản Nậm Đăm 74

Tiểu kết chương 3 82

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 83

4.1 Các hoạt động chính để phát triển du lịch cộng đồng bền vững 83

4.1.1 Sáng tạo giá trị 85

4.1.2 Chia sẻ giá trị 88

4.1.3 Hoạt động bảo tồn nguồn gốc giá trị 92

4.2 Vai trò của các bên liên quan trong các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng bền vững 95

4.2.1 Chính quyền địa phương 95

4.2.2 Doanh nghiệp 100

4.2.3 Cộng đồng địa phương 104

4.2.4 Tổ chức phi Chính phủ (NGOs) 109

4.3 Vai trò hoạt động của các bên liên quan và sự tác động đến mức độ bền vững của điểm đến 113

Tiểu kết chương 4 121

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 122

5.1 Luận bàn kết quả nghiên cứu 122

5.1.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 122

5.1.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu 126

5.2 Ý nghĩa nghiên cứu 128

Trang 4

5.2.1 Về lý thuyết 128

5.2.2 Về thực tiễn 129

5.3 Một số đề xuất, khuyến nghị về phát triển và và nâng cao tính bền vững tại điểm đến cho mô hình du lịch cộng đồng 131

5.3.1 Đối với chính quyền địa phương 131

5.3.2 Đối với cộng đồng địa phương 136

5.3.3 Đối với doanh nghiệp 140

5.3.4 Đối với tổ chức NGOs 142

5.4 Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 144

5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu 144

5.4.2 Một số hướng nghiên cứu trong tương lai 145

KẾT LUẬN 146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO 148

PHỤ LỤC 163

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới

OCOP Mỗi làng một sản phẩm (One Commune One Product)

PTDLBV Phát triển du lịch bền vững

TNCS HCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

UNEP Chương trình Môi trường Liên Hợp quốcc

UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp quốc

WCED Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu về các bên liên quan và vai trò của các bên trong

hoạt động chính của phát triển du lịch 32

Bảng 3.1: Số lượng các đối tượng phỏng vấn 48

Bảng 3.2: Bảng điểm trung bình một số tiêu chí của các tình huống nghiên cứu 55

Bảng 3.3: Các giá trị văn hoá truyền thống nổi bật của Bản Lác 59

Bảng 3.4: Tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của điểm đến Bản Lác 60

Bảng 3.5: Các giá trị văn hoá truyền thống nổi bật của Mai Hịch 65

Bảng 3.6: Tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của điểm đến Mai Hịch 67

Bảng 3.7: Các giá trị văn hoá truyền thống nổi bật của Tả Van 72

Bảng 3.8: Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển DLBV Tả Van 73

Bảng 3.9: Các giá trị văn hoá truyền thống nổi bật của Nậm Đăm 79

Bảng 3.10: Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển DLBV Nậm Đăm 80

Bảng 3.11: Thống kê các nội dung phát triển du lịch cộng đồng bền vững trong các điểm đến nghiên cứu 81

Bảng 4.1: Tổng hợp những hoạt động sáng tạo giá trị điển hình ở các tình huống nghiên cứu 87

Bảng 4.2: Tổng hợp những biểu hiện chính trong hoạt động chia sẻ giá trị ở các tình huống nghiên cứu 90

Bảng 4.3: Tổng hợp những biểu hiện của hoạt động bảo tồn nguồn gốc giá trị ở các tình huống 94

Bảng 4.4: Tổng hợp những hoạt động của chính quyền địa phương trong quá trình phát triển du lịch bền vững 97

Bảng 4.5: Tổng hợp những hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình phát triển du lịch bền vững 102

Bảng 4.6: Tổng hợp những hoạt động của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch bền vững 106

Bảng 4.7: Tổng hợp những hoạt động của NGOs trong quá trình phát triển du lịch bền vững 111

Bảng 4.8: Tổng hợp những điểm mạnh và hạn chế của các bên liên quan trong quá trình phát triển du lịch bền vững 119

Bảng 5.1: Tổng hợp những hoạt động chính của các bên liên quan trong quá trình phát triển du lịch bền vững 124

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Mô hình ba trụ cột phát triển bền vững 8

Hình 2.2: Mô hình phát triển du lịch bền vững 13

Hình 2.3: Các bên liên quan trong phát triển du lịch bền vững 24

Hình 2.4: Mối quan hệ giữa các bên liên quan và phát triển điểm đến DLBV 26

Hình 2.5: Mối liên hệ giữa các bên liên quan tham gia hoạt động du lịch 27

Hình 2.6: Khung phân tích các bên liên quan trong phát triển DLBV 38

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 45

Hình 4.1: Các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng bền vững 83

Hình 5.1: Mô hình các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững 130

Hình 5.2: Một số đề xuất với Chính quyền địa phương 136

Hình 5.3: Một số đề xuất với Cộng đồng địa phương 139

Hình 5.4 Một số đề xuất với Doanh nghiệp 142

Hình 5.5 Một số đề xuất với NGOs 143

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 3.1: Vòng đời các điểm du lịch nghiên cứu 44

Biểu đồ 3.1: Biến động lượng du khách đến Bản Lác, giai đoạn 2013-2019 57

Biểu đồ 3.2: Doanh thu từ du lịch ở Bản Lác giai đoạn 2013-2019 58

Biểu đồ 3.3: Biến động lượng du khách đến Mai Hịch, giai đoạn 2013-2019 64

Biểu đồ 3.4: Doanh thu từ du lịch ở CBT Mai Hịch giai đoạn 2013-2019 64

Biểu đồ 3.5: Biến động lượng du khách đến Tả Van, giai đoạn 2013-2019 70

Biểu đồ 3.6: Doanh thu từ du lịch ở Tả Van giai đoạn 2013-2019 70

Biểu đồ 3.7: Biến động lượng du khách đến Nậm Đăm giai đoạn 2013-2019 77

Biểu đồ 3.8: Doanh thu từ du lịch ở Nậm Đăm giai đoạn 2013-2019 78

Trang 8

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN

1.1 Lý do lựa chọn đề tài

Hiện nay, du lịch đang được nhiều quốc gia lựa chọn để đầu tư và phát triển như

là một ngành kinh tế mũi nhọn vì có khả năng đóng góp lớn vào cơ cấu GDP, mang lại những giá trị là thu nhập từ việc khai thác giá trị tài nguyên và tạo nhiều việc làm cho

xã hội Phát triển du lịch bền vững là chủ đề được quan tâm trong các nghiên cứu gần đây trên cả phương diện lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận, cách tiếp cận phát triển du lịch bền vững gắn liền với khái niệm “phát triển bền vững” do Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) đưa ra vào năm 1987 dựa trên 3 trụ cột chính là kinh tế -

xã hội - môi trường Về mặt thực tiễn, ngành du lịch luôn được đề cập đến như một ngành “công nghiệp không khói” trong khi lĩnh vực này vẫn chứa đựng cả những tác động tích cực và tiêu cực đối với kinh tế và cộng đồng địa phương cũng như môi trường

tự nhiên và xã hội Byrd (2007) Trên thế giới, từ những năm 1990, đã có những nghiên cứu áp dụng các lý thuyết về phát triển du lịch bền vững Những nghiên cứu này nhấn mạnh, nếu chiến lược phát triển du lịch không được hoạch định một cách hợp lý và đúng đắn sẽ tàn phá các nguồn tài nguyên (kinh tế, xã hội và môi trường), đây vốn là nền móng cho sự tồn tại và phát triển của các cộng đồng địa phương (McCool và Moisey, 2008; Inskeep, 1991), từ đó những hình thức phát triển du lịch mới phù hợp đã được đề xuất phát triển, hình thức này có cân nhắc đến các yếu tố và nguyên tắc của phát triển bền vững Các nghiên cứu về du lịch bền vững được các tác giả thực hiện có xu hướng xoay quanh ba trụ cột phát triển bền vững, đó là phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo

vệ môi trường Trên thực tế, việc đảm bảo cân đối ba trụ cột trên là mục tiêu và kết quả của phát triển bền vững Làm thế nào để đạt được mục tiêu đó vẫn còn là câu hỏi chưa được trả lời thống nhất, các nghiên cứu vẫn chưa làm rõ các nhóm hoạt động cần thiết

và vai trò của các bên trong việc hướng tới mục tiêu trên

Trong nhiều năm, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng, phát triển

du lịch chỉ có thể đạt được bền vững khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia

có lợi ích liên quan Tuy nhiên, luôn có những trở ngại trong mối quan hệ này vì tồn tại

sự khác biệt về cách tiếp cận và nhận thức, thậm chí còn có sự xung đột về mặt lợi ích giữa họ (Markwick, 2000; Ioannides, 1995) Trong lĩnh vực du lịch, rào cản của sự hợp tác hay sự xung đột giữa các bên thường được cho là bởi những nguyên nhân sau: (i) Các quyết định về du lịch trong quy hoạch và phát triển chiến lược thường được xuất phát từ cấp trên áp đặt xuống cấp dưới (top-down), do đó đôi khi không phản ánh đúng

Trang 9

lợi ích và ý muốn của cộng đồng người dân địa phương; (ii) Các quyết định thường được hình thành và thể hiện lợi ích của một số nhóm nhất định, do vậy thường không phản ảnh đúng lợi ích chung của đa số bên liên quan; (iii) Một số bên liên quan có năng lực hoặc nhận thức có phần hạn chế thường không được tham vấn, thậm chí bị đưa

ra ngoài trong suốt quá trình ra quyết định mặc dù họ là những người đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực thi các quyết định đó Nghiên cứu các bên liên quan

là một chủ đề quan trọng thu hút được sự quan tâm, tuy nhiên nó vẫn là một “hộp đen” đối với giới nghiên cứu học thuật Làm sao để chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và du khách đều hành động hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững vẫn là câu hỏi khó, chưa có lời giải cụ thể, chính xác cho các nhà nghiên cứu và quản lý

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm góp phần trả lời câu hỏi về vai trò và hành động của các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững Du lịch cộng đồng là mô hình du lịch được phát triển hướng đến phát triển du lịch bền vững với sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương vào hoạt động du lịch nhằm mục tiêu giảm nghèo và phát triển cộng đồng Bản chất của Du lịch cộng đồng là tạo ra một ngành du lịch mà cộng đồng có thể kiểm soát được sự phát triển du lịch, tham gia xây dựng sản phẩm du lịch, là nhà cung cấp tài nguyên và nguồn nhân lực con người cho du lịch (Muhanna, 2007)

Bắt đầu từ những năm cuối của thập niên 90, DLCĐ đã có mặt tại Việt Nam Sau hơn 20 năm phát triển, hình thức du lịch này đã giúp người dân đạt được nhiều thành tựu kinh tế đáng kể (Đỗ Nguyễn Đệ, 2008) Trong đó, khu vực Tây Bắc Việt Nam là nơi được đánh giá hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để thu hút và phát triển thành công mô hình du lịch cộng đồng (Thành Chí, 2020) Tuy nhiên cũng giống như nhiều mô hình du lịch khác, các mô hình du lịch cộng đồng tại khu vực Tây Bắc đang xuất hiện ngày càng nhiều các dấu hiệu thiếu bền vững (Vũ Hà, 2017) Thực tiễn quản lý cũng như các nghiên cứu chưa thực sự làm rõ vai trò của các bên và các nhóm hành động cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của du lịch cộng đồng Chính vì các lý do trên, tác giả

đã thực hiện luận án với đề tài “Phát triển du lịch cộng đồng bền vững từ góc nhìn lý

thuyết các bên liên quan: Nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Bắc Việt Nam”

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án tập trung vào việc xác định vai trò các bên liên quan và các hoạt động chính được thực hiện hướng tới phát triển du lịch bền

Trang 10

vững tại các điểm du lịch cộng đồng ở khu vực Tây Bắc, Việt Nam Theo đó, một số nội dung cần phải làm rõ như:

- Nhận diện các hoạt động chính được thực hiện để các điểm du lịch cộng đồng phát triển bền vững

- Xác định các bên liên quan, vai trò của từng bên và đánh giá mức độ tác động của mỗi bên đến sự phát triển bền vững của các điểm du lịch cộng đồng

- Xác định các khía cạnh thiếu bền vững, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch cộng đồng

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được 3 mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, luận án tập trung trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu chính sau đây:

1 Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực Tây Bắc dựa trên các khía cạnh kinh tế

- xã hội - môi trường được thực hiện như thế nào? Những hoạt động nào được thực hiện thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển bền vững?

2 Các bên liên quan chính bao gồm những chủ thể nào? Vai trò của mỗi bên và hoạt động của mỗi bên đã thực hiện trong quá trình phát triển bền vững của các điểm du lịch cộng đồng là gì?

3 Đâu là những khía cạnh thiếu bền vững trong các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng là gì? Cần phải làm gì để phát triển và nâng cao tính bền vững tại điểm đến cho mô hình du lịch cộng đồng trong tương lai?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là vai trò của các bên liên quan và phát triển du lịch cộng đồng bền vững

Trang 11

1.4 Cách tiếp cận nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để khám phá và mang lại sự hiểu biết sâu sắc hơn về phát triển du lịch bền vững, các hoạt động hướng tới sự phát triển du lịch bền vững của các bên liên quan tại các điểm du lịch cộng đồng ở miền núi Tây Bắc Việt Nam

Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, tác giả xác định

khoảng trống, câu hỏi nghiên cứu và phát triển khung phân tích của luận án Dựa trên kết qủa đó, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp nghiên cứu chính để thực hiện luận án

Giai đoạn 2: Khảo sát thực địa lần 1

Đây là cuộc khảo sát thực địa thí điểm được thực hiện vào tháng 12/2016 Cuộc khảo sát này nhằm hiểu rõ hơn các vấn đề trong nội hàm câu hỏi nghiên cứu, trong đó chú trọng tới câu hỏi phỏng vấn, đối tượng và kỹ thuật phỏng vấn; thể loại và các cách tìm kiếm tài liệu thứ cấp Sau giai đoạn này, tác giả đã có những thay đổi và điều chỉnh kịp thời để thu nhập tài liệu tốt hơn trong các đợt khảo sát chính thức tiếp theo

Giai đoạn 3: Khảo sát thực địa lần 2, 3 và 4

Đây là giai đoạn khảo sát thực địa chính thức tại huyện Sa Pa (tỉnh Lào cai, tháng 2/2017), Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang, tháng 4/2017) và huyện Mai Châu (tỉnh Hoà Bình, tháng 4/2018) Các chuyến đi này, tác giả kết hợp thu thập dữ liệu thực địa và dữ liệu thứ cấp từ các cá nhân, tổ chức và đơn vị liên quan phục vụ nghiên cứu sau này

Giai đoạn 4: Tổng hợp dữ liệu, mô tả các tình huống

Dựa trên kết quả thu được từ giai đoạn 3, tác giả thực hiện tổng hợp, phân tích

sơ bộ và lựa chọn 4 tình huống nghiên cứu chính thức, đó là Bản Lác, Mai Hịch (huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình), xã Tả Van (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), xã Nậm Đăm (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) Nội dung chi tiết về quá trình phát triển du lịch và sự tham gia của các bên liên quan tại mỗi điểm đến vào quá trình phát triển du lịch bền vững được tác giả tổng hợp và xây dựng thành từng tình huống nghiên cứu riêng biệt Trong giai đoạn này, tác giả có sử dụng thêm kết quả khảo sát khách du lịch tại các điểm nghiên cứu để tăng thêm tính thuyết phục trong quá trình đánh giá mức độ bền vững của mỗi điểm đến, phục vụ quá trình phân tích ở giai đoạn 5

Trang 12

Giai đoạn 5: Phân tích, hoàn thành luận án

Giai đoạn này tác giả tiến hành phân tích theo khung phân tích đã được xây dựng

ở giai đoạn 1 dựa trên dữ liệu tương ứng được tổng hợp ở giai đoạn 4 Kết quả thu được phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đề ra, từ đó tác giả khuyến nghị một số giải pháp thực hiện cho các bên liên quan trong lộ trình đạt được sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững trong tương lai

Quy trình nghiên cứu được trình bày chi tiết tại mục 3.1.2 của Chương 3

1.5 Những đóng góp mới của luận án

Luận án đã có những đóng góp mới về chủ đề phát triển du lịch bền vững trên cả

2 phương diện lý luận và thực tiễn, cụ thể:

Đóng góp về mặt lý luận:

Đề tài luận án là một trong những đề tài đầu tiên thực hiện nghiên cứu định tính

về vai trò và các hoạt động các bên liên quan thực hiện để thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng bền vững tại Việt Nam Những đóng góp mới của đề tài được thể hiện ở các điểm sau đây:

Thứ nhất, từ tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước đây

chủ yếu sử dụng cách tiếp cận dựa trên các khía cạnh phát triển bền vững đơn lẻ để phân tích về phát triển du lịch bền vững Ngoài ra, các nghiên cứu thường chỉ tập trung phân tích mục tiêu phát triển bền vững là đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, ổn định

xã hội và bảo vệ môi trường mà chưa chỉ rõ các nhóm hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu trên Luận án đánh giá sự bền vững của điểm đến, coi sự gắn kết và cân bằng của các khía cạnh phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường) là mục tiêu, từ đó đi sâu và xác định ba nhóm hoạt động chính để đạt được phát triển du lịch cộng đồng bền vững, đó là sáng tạo giá trị, chia sẻ giá trị và bảo tồn nguồn gốc giá trị

Thứ hai, luận án chỉ ra rằng, để phát triển du lịch cộng đồng bền vững cần có sự

tham gia hiệu quả của các bên liên quan Sử dụng lý thuyết các bên liên quan, luận án

đã xác định có 4 bên liên quan chính tham gia vào quá trình sáng tạo giá trị, chia sẻ giá trị và bảo tồn nguồn gốc giá trị, bao gồm: chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương, và trong một số trường hợp bao gồm cả các tổ chức phi Chính phủ (NGOs) Ngoài ra, luận án còn xác định được vai trò, sự tác động của từng bên liên quan thể hiện trong các nhóm hoạt động đến mức độ bền vững của điểm đến

Trang 13

Đóng góp về mặt thực tiễn:

Dựa vào các nghiên cứu tình huống về du lịch cộng đồng ở khu vực Tây Bắc, luận án đã có đóng góp sâu sắc về thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và miền núi Tây Bắc nói riêng Cụ thể:

Thứ nhất, các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng bền vững được chia thành

ba nhóm chính: i) Các hoạt động sáng tạo giá trị; ii) Các hoạt động chia sẻ giá trị; và iii) Các hoạt động bảo tồn nguồn gốc giá trị Ba nhóm hoạt động này tương tác chặt chẽ với nhau để tạo nên sự phát triển bền vững Trong đó, hoạt động sáng tạo giá trị hướng nhiều vào mục tiêu phát triển, còn hoạt động chia sẻ giá trị và bảo tồn nguồn gốc giá trị thúc đẩy sự phát triển bền vững

Thứ hai, tại 4 điểm nghiên cứu Bản Lác, Mai Hịch, Tả Van, Nậm Đăm, vai trò

của các bên liên quan được thể hiện rất rõ trong cả ba nhóm hoạt động ở trên, đồng thời nghiên cứu đã chỉ ra sự đóng góp, mức độ tham gia cụ thể của từng bên, sự gắn kết giữa các bên trong mỗi giai đoạn phát triển Mức độ tham gia và hiệu quả hoạt động của các bên rất khác nhau trong các tình huống nghiên cứu khác nhau

Thứ ba, để phát triển và nâng cao mức bền vững tại điểm đến du lịch cộng đồng,

luận án đã đề xuất một số khuyến nghị đối với các bên liên quan trong các hoạt động chính phát triển du lịch cộng đồng bền vững Trong đó, (i) Chính quyền địa phương đóng vai trò chủ yếu trong xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch; đưa ra chính sách, tạo hành lang kết nối cho các bên cùng tham gia hoạt động du dịch; (ii) Doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt cho sáng tạo giá trị như đề xuất ý tưởng, thiết lập mạng lưới hợp tác và tham gia các hoạt động đầu tư phát triển du lịch; (iii) Cộng đồng địa phương đóng vai trò tham gia tích cực trong cả 3 hoạt động chính, tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, xây dựng và thực hiện hương ước để duy trì và bảo tồn nguồn gốc giá trị, gắn liền hoạt động du lịch với phát triển nguồn nhân lực địa phương; (iv) NGOs đóng vai trò kết nối, kích hoạt các hoạt động du lịch ban đầu, thiết lập mạng lưới hoạt động giữa các bên và khuyến khích hướng dẫn người dân tham gia du lịch

1.6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mục lục và các bảng danh mục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 5 chương, bao gồm:

Chương 1: Giới thiệu chung về luận án

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các tình huống nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận, khuyến nghị và đề xuất

Trang 14

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Mục tiêu của chương này nhằm tìm hiểu các khái niệm, nội hàm của phát triển

du lịch bền vững và phát triển du lịch cộng đồng bền vững Dựa trên cơ sở lý thuyết các bên liên quan, nghiên cứu đề xuất “khung phân tích các bên liên quan trong phát triển

Brundtland): “Phát triển bền vững là đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh

hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai” (WCED, 1987: 43)

Khái niệm này tiếp tục được thảo luận bổ sung tại Chương trình Nghị sự 21 hay còn gọi là Agenda 21 để thống nhất kế hoạch hành động và các nguyên tắc cơ bản vì sự phát triển bền vững với 8 nội dung chính được coi là các “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” Khái niệm phát triển bền vững tiếp tục được phát triển vượt ra khỏi ý nghĩa ban đầu thuộc lĩnh vực sinh thái, mà được được xác định là một quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh

tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, khái niệm được khẳng định tại Hội nghị

Rio-92 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại hội nghị Johnannesburg năm 2002

Theo quan điểm này, tại Việt Nam, Luật bảo vệ môi trường 2014 và dự thảo sửa đổi năm 2020 (trang 2) đã thống nhất khái niệm phát triển bền vững là “phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”

Từ các quan điểm ở trên, phát triển bền vững tập trung có nội hàm tập trung vào

ba trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thiết lập các nguyên tắc của hội nhập và phát triển Mối quan hệ giữa ba trụ cột được thể hiện bằng sơ đồ sau:

Trang 15

Hình 2.1: Mô hình ba trụ cột phát triển bền vững

Nguồn: UNCED (1992)

Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, phát triển bền vững được hiểu

là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường

2.1.1.2 Phát triển du lịch bền vững

Lịch sử phát triển và khái niệm

Du lịch cũng giống như các ngành công nghiệp khác, mang tính động thay đổi theo tiến trình lịch sử và tiếp cận gần với xu hướng phát triển toàn cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Cùng với khái niệm “Du lịch mềm - Soft tourism” (Krippendorf, 1982) còn có một loạt các thuật ngữ liên quan khác quan tâm tới yếu tố môi trường như “Du lịch tự nhiên” (Durst và Ingram, 1998), “Du lịch có trách nhiệm” (Wheeler, 1991; UNWTO, 1989), “Du lịch sinh thái” (Boo, 1990) và “Du lịch xanh” (Bramwell, 1991) Các loại hình du lịch này được đại diện bởi khái niệm “Du lịch thay thế - Alternative Tourism” - một sự thay thế cho sự phát triển của du lịch đại chúng (Butler, 1999; Clarke, 1997) Tất cả các loại hình này đều có điểm chung là quan tâm chính tới du lịch quy mô nhỏ, cùng áp dụng, quảng bá sẽ về một hình ảnh điểm đến xanh

và sạch (Butler, 1999); dự định hoặc tuyên bố sẽ mang lại lợi ích cho người dân địa phương, bảo tồn môi trường và đối xử với văn hóa bản địa một cách nhạy cảm, và hỗ trợ xóa đói giảm nghèo (Cater, 1993; DfID, 1999; Krippendorf, 1982; Weaver, 1998; Wheeller, 1991)

Du lịch thay thế có thể được coi là một hình thức sớm công nhận và áp dụng các

lý tưởng bền vững (Weaver, 2006) và một số hình thức của du lịch thay thế được một

Trang 16

số người coi là đồng nghĩa với du lịch bền vững (Lane, 1994) Do vậy, du lịch bền vững lần đầu tiên được mô tả là một cực đối nghịch với du lịch đại chúng Du lịch bền vững được coi là hoạt động ở quy mô nhỏ trong khi du lịch đại chúng hoạt động ở quy mô lớn, không bền vững (Clarke, 1997; Hardy và Beeton, 2001a; Swarbrooke, 2000)

Tuy nhiên, ở góc độ nào đó không tồn tại sự đối lập về mặt khái niệm giữa du lịch bền vững và du lịch đại chúng Vì ở quy mô phát triển liên tục, khái niệm “mức độ bền vững” tồn tại giữa 2 thái cực bền vững - không bền vững Do vậy, tính bền vững chỉ được coi là một mục tiêu hướng tới chứ không phải là điểm cuối phải xác định Và

du lịch bền vững được xem là một mục tiêu, sẽ áp dụng cho tất cả các hình thức du lịch bất kể quy mô lớn hay nhỏ (Clarke, 1997; Hardy và Beeton, 2001a; Swarbrooke, 2000)

Trong hơn hai thập kỷ qua, nhiều tác giả cho rằng vẫn chưa tìm được sự đồng nhất trong bản chất, mục tiêu và khả năng ứng dụng của du lịch bền vững Do vậy, cũng không xác định được định nghĩa du lịch bền vững nào là phổ biến hay duy nhất “Phát triển du lịch bền vững, nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường, đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, thúc đẩy công bằng hiện tại và giữa các thế hệ và cải thiện chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người” Đây là khái niệm chung về du lịch bền vững được lần đầu tiên sử dụng vào đầu những năm 1990 khi một số tác giả nhận thức được tiềm năng

to lớn của ngành du lịch trong việc tạo ra cả chi phí và lợi ích như (Bull, 1992; D’Amore, 1992; Inskeep, 1991; Lane, 1991; Manning, 1991; Pigram, 1990; Dearden, 1991; Zurick, 1992) Inskeep (1991:495) tiếp tục định nghĩa này, ông cho rằng "phát triển du lịch bền vững là nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người, thúc đẩy sự công bằng trong hiện tại và giữa các thế hệ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người” Còn McKercher (1993) lại cho rằng, khi du lịch đạt được bền vững thì tài nguyên văn hóa - môi trường, xã hội và kinh tế của một khu vực

sẽ được duy trì mãi mãi

Chú ý hơn tới yếu tố môi trường, Butler (1993) nhận định: “phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định và sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng của môi trường với con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài” Quan điểm này cũng đồng thời nhận được sự đồng thuận khá cao của các tác giả khác như Murphy (1998), Mowforth và I (2003) Trong báo cáo “Tương lai của chúng ta - Our Common Future” của Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển: “Hoạt động phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ của tài nguyênnguyên” (WCED, 1987:43)

Trang 17

Tổng quan hơn, năm 1996, Tổ chức Du lịch Thế giới đã định nghĩa: “Du lịch có tính đến các tác động kinh tế, xã hội và môi trường hiện tại và tương lai, giải quyết các nhu cầu của du khách, của ngành công nghiệp, môi trường và cộng đồng địa phương” (UNWTO, 1996) Tại Việt Nam, Luật Du lịch năm 2017 cho rằng, “phát triển du lịch bền vững được hiểu là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế -

xã hội - môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai” (Luật du lịch Việt Nam, 2017, p:2)

Như vậy, khái niệm du lịch bền vững có nhiều giai đoạn phát triển, sau nhiều nghiên cứu và thảo luận, Tổ chức du lịch thế giới năm 1998 đã chính thức thông qua khái niệm du lịch bền vững và được công nhận rộng rãi bởi cộng đồng các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và thực thi; được áp dụng rộng rãi và được sử dụng làm khuôn mẫu cho các chương trình phát triển du lịch bền vững đa dạng nhất Trong phạm vi nghiên

cứu của luận án, tác giả cũng thống nhất sử dụng khái niệm này, đó là “Việc phát triển

các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế - xã hội, thẩm mĩ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người” (UNWTO, 1998)

Mục tiêu phát triển du lịch bền vững

Du lịch bền vững nói chung có mục tiêu chung là tối ưu các lợi ích kinh tế, xã hội cho người dân địa phương và gia tăng trải nghiệm của du khách cũng như bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Để tập trung phát triển, nhiều chuyên gia du lịch đã biết áp dụng các nguyên tắc của phát triển bền vững vào quá trình sản xuất sản phẩm du lịch, các chương trình xúc tiến, quảng bá và cung cấp dịch vụ cho du khách Du lịch bền vững còn là một công cụ có thể tăng cường cơ hội phát triển cộng đồng (George và Henthorne, 2007) Ngoài ra, du lịch là một ngành kinh tế có tương đối ít rào cản khi tham gia Nhờ

có du lịch, kinh tế được phát triển thuận lợi, các khía cạnh văn hoá – xã hội và môi trường được đặt ở vị trọng tâm và quan trọng ngang nhau trong quá trình phát triển, từ

đó xây dựng được các cơ hội phát triển tiềm năng để xóa đói giảm nghèo (Weaver, 2006) Theo Inskeep (1991) thì du lịch phát triển bền vững cần phải tập trung vào năm mục tiêu chính, còn UNWTO (1998) khẳng định rằng cần phải giải quyết được sáu mục tiêu chính Trong cuốn “Làm cho du lịch bền vững hơn - sách hướng dẫn cho các nhà làm chính sách/Making Tourism More Sustainable - A Guide for Policy Makers” do Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc và Tổ chức Du lịch Thế giới xuất bản năm

Trang 18

2005 đã nêu lên 12 mục tiêu của du lịch bền vững (UNEP và UNWTO, 2005) Các mục tiêu này quan trọng ngang nhau, không mục tiêu nào được đề cao hơn cả, trong đó nhấn mạnh tới khả năng tăng trưởng kinh tế cho cộng đồng địa phương, tăng thu nhập và giảm nghèo cho người dân; đảm bảo công bằng xã hội, phong phú về văn hoá, tăng khả năng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và duy trì sự đa dạng sinh học trong tự nhiên

Nguyên tắc và mô hình phát triển du lịch bền vững

Trong nhiều năm trở lại đây, một loạt các nguyên tắc và hướng dẫn cụ thể hơn

về phát triển du lịch bền vững đã được nghiên cứu, phát triển Các nguyên tắc đã đạt được mức độ đồng thuận đáng kể trong giới học giả, được cắt nghĩa và giải thích rõ ràng trong quá trình áp dụng vào thực tế UNWTO (2004), UNEP và UNWTO (2005) tuyên

bố rằng, trong thực tiễn nếu các nguyên tắc áp dụng được trong phát triển và quản lý du lịch bền vững thì sẽ áp dụng được cho tất cả các loại hình du lịch ở mọi điểm đến

D’Amore (1983) cho rằng, du lịch muốn phát triển được bền vững phải tuân thủ

9 nguyên tắc, trong đó nhấn mạnh tới việc người dân phải tự ý thức được tầm quan trọng của du lịch, phải có sự phối hợp công - tư trong triển khai thực hiện, cộng đồng dân cư địa phương phải được tham gia và phải giải quyết được các xung đột có khả năng xảy

ra trước khi triển khai các hoạt động phát triển du lịch Năm 1998, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới tuyên bố, để phát triển du lịch bền vững cần có 10 nguyên tắc, chủ yếu tập trung vào: sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển xã hội, bảo tồn văn hoá, lồng ghép các nội dung phát triển du lịch vào chiến lược phát triển chung của điểm đến, địa phương Và đặc biệt là cho phép người dân địa phương được tham gia vào việc hoạch định chính sách, thực thi và giám sát quá trình phát triển du lịch (IUCN, 2008)

Phát triển du lịch bền vững là một nội dung của phát triển bền vững, đây là định hướng đang được thúc đẩy trên toàn thế giới như một mục tiêu phát triển trong tương

lai của con người Do vậy, để phát triển du lịch bền vững, UNWTO (2004) và UNEP và

UNWTO (2005) đã đề ra 5 nguyên tắc để tập trung phát triển, đó là sử dụng tối ưu tài nguyên và bảo vệ môi trường; tôn trọng và bảo tồn tính chân thực của văn hoá, xã hội cộng đồng; đảm bảo các hoạt động kinh tế dài hạn, khả thi, công bằng cho các bên liên quan; phải có sự tham gia của tất cả các bên liên quan; và duy trì mức độ hài lòng cao của du khách

Trang 19

mang lại lợi ích kinh tế ổn định, công bằng cho cộng đồng địa phương và các bên liên quan khác; (ii) Về văn hóa - xã hội, du lịch bền vững gìn giữ và bảo vệ thay cho các hoạt động gây tiêu cực đến văn hoá cộng đồng và cấu trúc xã hội; (iii) Về môi trường,

du lịch bền vững giảm tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường, không làm hại nguồn lợi tự nhiên và tích cực bảo vệ môi trường

Tổ chức Du lịch Thế giới chỉ ra các tiêu chí của du lịch bền vững: (i) Về kinh tế,

du lịch bền vững đảm bảo hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh

tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp, cơ hội thu lợi nhuận ổn định, cung cấp các dịch vụ xã hội

và đóng góp vào xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương; (ii) Về xã hội và văn hóa, phát triển du lịch găn liền với tôn trọng tính vốn có của cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng, đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ văn hóa; (iii) Về môi trường, phát triển du lịch trong điều kiện đảm bảo

sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên

Niyaz Kamilevich và cộng sự (2016) cho rằng phát triển du lịch bền vững là mục tiêu hướng tới của ngành du lịch vì sẽ giúp cải thiện cán cân thanh toán, tiếp cận các nguồn đầu tư mới, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm và các tiện ích công cộng cũng như các dịch vụ khác Sự phát triển du lịch bền vững được xem như một mô hình

đa ngành, bao gồm nhiều vấn đề như chính trị, phát triển kinh tế, vấn đề môi trường, các yếu tố xã hội, cấu trúc của hệ thống du lịch quốc tế (Holcomb và cộng sự, 2007) Tuy nhiên, việc xuất hiện các vấn đề môi trường và thương mại hóa quá mức cấu trúc của hệ thống du lịch quốc tế là những vấn đề trở ngại để thực hiện du lịch bền vững

Theo Swarbrooke (1999), phát triển du lịch bền vững có thể được chia thành ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường Khía cạnh kinh tế bao gồm dòng tiền được truyền vào cộng đồng địa phương và lợi nhuận doanh nghiệp địa phương thu được từ hoạt động du lịch Khía cạnh xã hội bao gồm các hành động nội bộ và tương tác giữa khách đến và cộng đồng Khía cạnh môi trường bao gồm các hoạt động bảo tồn môi trường tự nhiên, môi trường nông nghiệp trong cộng đồng

Hall và cộng sự (1997) đã đưa ra mô hình các nguyên tắc và giá trị của du lịch bền vững bao gồm 3 mục tiêu chính như sau: (i) Mục tiêu kinh tế - xã hội: tạo được sự gắn kết lợi ích cộng đồng dựa trên nền tảng kinh tế; (ii) Mục tiêu xã hội - môi trường: tạo được sự công bằng và công tác bảo tồn; (iii) Mục tiêu kinh tế - môi trường: tạo sự

Trang 20

hoà hợp giữa kinh tế và môi trường Trạng thái cuối cùng là điểm giao nhau của kinh tế

- xã hội - môi trường là trạng thái đạt được sự bền vững cốt lõi trong phát triển du lịch Tác giả cho rằng 3 mục tiêu này luôn được tương tác với nhau một cách chắc chắn và

có vai trò ngang bằng nhau thì mới được coi là du lịch bền vững

Hình 2.2: Mô hình phát triển du lịch bền vững

Nguồn: Hall và cộng sự (1997)

Đồng tình với quan điểm này, Swarbrooke (2000) cũng cho rằng phát triển du lịch bền vững được dựa trên ba khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường và được công nhận giá trị ngang nhau, phải có mối quan hệ tương tác giữa chúng thì mới đạt được sự bền vững trong phát triển du lịch Hoặc cả ba chiều đóng góp như nhau cho sự phát triển Müller (1994) Còn với Wight (1997), phần quan trọng của du lịch bền vững là nhóm các giá trị tiền ẩn trong việc kết hợp hài hòa của mục tiêu kinh xã hội và văn hóa

Như vậy, về cơ bản, nhiều tác giả cho rằng cả 3 khía cạnh đóng vai trò cân bằng như nhau trong phát triển du lịch bền vững nhưng một số lại cho rằng có sự khác biệt

Ví dụ như, Hunter (1997) không đồng ý với ý tưởng cân bằng và coi đó là lý tưởng và phi thực tế Ông gợi ý rằng phát triển du lịch gồm 4 khía cạnh Đó là (1) mệnh lệnh du lịch - phát triển du lịch và đáp ứng nhu cầu của du khách và ngành du lịch; (2) Sản phẩm

du lịch dẫn đầu - sản phẩm du lịch được ưu tiên hơn tất cả các mối quan tâm khác; (3)

Ưu tiên quan tâm môi trường - cần phải ưu tiên môi trường trong phát triển, tất cả các khía cạnh khác chỉ là thứ yếu; (4) Du lịch tân cổ điển - không khuyến khích phát triển

du lịch ồ ạt ở các khu du lịch sinh thái trên đất liền

Trang 21

Như vậy, phát triển bền vững được thể hiện ở nhiều quan điểm khác nhau, song nhìn chung hầu hết các tác giả đều thống nhất ở các nội dung: Phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà, chặt chẽ giữa ba mặt của sự phát triển, đó là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không gây trở ngại đến khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của các thế hệ trong tương lai

Để phát triển du lịch bền vững thì mỗi khía cạnh cần phải được công nhận như nhau, mối quan hệ tương tác giữa cả ba khía cạnh phải được thừa nhận (Swarbrooke, 1999), các yếu tố xã hội cần phải được tính đến trong phân bổ nguồn lực (Stein và cộng

sự, 1999) Tuy nhiên, trong thực tế, các nghiên cứu về du lịch bền vững chỉ tập trung chủ yếu ở khía cạnh kinh tế và môi trường (Garrod và Fyall, 1998; Ioannides, 1995; Markwick, 2000; McCool, 1995), khía cạnh xã hội ít được đề cập đến nhiều vì đây là một khía cạnh phức tạp, khó phân tích và diễn giải một cách hiệu quả

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững được thực hiện dựa trên kinh nghiệm phát triển thực tiễn và tiếp thu kết quả nghiên cứu của quốc tế gắn với điều kiện thực tế của Việt Nam Phạm Trung Lương (2002) đã thực hiện tổng quan, hệ thống hoá các khái niệm cơ bản về phát triển du lịch bền vững như khái niệm, nguyên tắc phát triển, dấu hiệu nhận biết, các mô hình phát triển và kinh nghiệm phát triển của một số nước trên thế giới và thực trạng phát triển du lịch của Việt Nam Lê Chí Công (2014) dựa trên các yếu tố như mục tiêu, đối tượng, nguồn lực, phương pháp tiếp cận, mức độ kiểm soát để thực hiện so sánh giữa phát triển du lịch không bền vững và bền vững, từ đó, tác giả nhấn mạnh cần phải xây dựng một cách toàn diện về phát triển du lịch bền vững Nguyễn Minh Tuấn và cộng sự (2019) cho biết, để phát triển du lịch bền vững thì 3 mục tiêu (1) phát triển hiệu quả kinh tế, (2) phát triển hài hoà xã hội và (3) bảo vệ môi trường sinh thái cần phải được đồng thời thực hiện

Nguyễn Tư Lương (2016) đã nêu được nội hàm khái niệm, vai trò của phát triển

du lịch bền vững trên 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của tỉnh Nghệ An, nhưng chưa đề cập được đến các hoạt động chính của phát triển du lịch bền vững cũng như chưa dự báo được các vấn đề có liên quan trong dài hạn như liên kết với các địa phương Nguyễn Đức Tuy (2014) cũng mới nêu được nội hàm khái niệm, các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững và đề cập được đến vấn đề liên kết, hợp tác vùng trong phát triển du lịch bền vững tại khu vực Tây Nguyên Trần Tiến Dũng (2006) đề cập đến tác động, các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, các chỉ số đánh gía bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng nhưng chưa được nghiên cứu sâu về vai trò của các bên liên quan tác động đến phát triển du lịch bền vững Nguyễn Mạnh Cường (2015) đã đề cập đến vai trò của các bên liên quan, trong đó phân tích sâu vai trò của chính quyền địa phương cấp

Trang 22

tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình Đồng thời, nghiên cứu còn chỉ ra

sự cần thiết trong phối hợp giữa các bên liên quan như tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp, chính quyền các cấp Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về các loại hình phát triển du lịch bền vững tại địa phương, cụ thể là nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Mai và Nguyễn Thị

Bé Ba (2013) về phát triển du lịch bền vững ở Phú Quốc và Dương Hoàng Hương (2017)

về phát triển du lịch bền vững ở Phú Thọ

2.1.2 Du lịch cộng đồng

Lịch sử phát triển và khái niệm

Thuật ngữ du lịch dựa vào cộng đồng (Community Based Tourism - CBT) xuất hiện vào giữa những năm 70 khi mà chính phủ các nước và một số học giả tạo ra mối liên hệ giữa du lịch và giảm nghèo ở các nước đang phát triển đặc biệt thông qua các chiến lược như du lịch bền vững (Ashley và Mitchell, 2009) Các phong trào du lịch bền vững và sự ra đời của các sản phẩm du lịch sinh thái, quy mô nhỏ được cho là giải pháp thay thế cho loại hình du lịch đại chúng không bền vững, mở đường cho sự phát triển của du lịch cộng đồng và đây thường là công cụ do các NGOs thiết lập nhằm giải quyết các vấn đề xã hội (Pawson và cộng sự, 2017)

Trên phạm vi quốc tế, có nhiều thuật ngữ mô tả hoạt động du lịch này, như “Du lịch cộng đồng (Community Tourism - CT)”, “Du lịch dựa vào cộng đồng (Community Based Tourism - CBT)”, “Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community Based Ecotourism - CBET)” và “Sự tham gia của cộng đồng trong du lịch (Community Participation in Tourism - CPT)” Tại Việt Nam, Tổng cục Du lịch năm 2017 xác định

là “Du lịch cộng đồng (Community Tourism - CT)” Và tác giả cũng thống nhất sử dụng thuật ngữ “Du lịch cộng đồng - Community Tourism” trong toàn luận án khi trình bày đến loại hình du lịch này

Khái niệm du lịch cộng đồng đã được đề cập bởi nhiều tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới Tổ chức Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đưa ra khái niệm rất cơ bản: “Du lịch cộng đồng là loại hình

du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương” (Pachamama, 2019)

Đề cập tới vai trò của cộng đồng, Hall (1996) cho rằng: “Du lịch cộng đồng là hình thức

du lịch trong đó tập trung vào sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc lập kế hoạch và duy trì sự phát triển du lịch nhằm tạo ra một ngành công nghiệp bền vững hơn” Và "Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch, trong đó cộng đồng địa phương được tham gia quản lý, có quyền kiểm soát đáng kể quá trình phát triển và lợi ích kinh

Trang 23

tế từ du lịch phần lớn đọng lại trong cộng đồng”, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF, 2001: 2)

Đề cập tới mục tiêu phát triển, Choi và Sirakaya (2006) đề xuất khái niệm du lịch cộng đồng bền vững Họ cho rằng, du lịch cộng đồng để đạt được bền vững cần chú trọng đến mục tiêu tối đa hoá lợi ích kinh tế, ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư

và bảo vệ các nguồn tài nguyên hữu hình, vô hình của cộng đồng và cung cấp trải nghiệm giáo dục chất lượng cao cho du khách

Du lịch cộng đồng có vai trò rất quan trọng với người nghèo, Tổ chức mạng lưới

du lịch cộng đồng vì người nghèo đã nêu: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch

bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng Các sáng kiến của du lịch cộng đồng nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng Các sáng kiến của du lịch cộng đồng còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các

di sản thiên nhiên”

Đối với công tác bảo tồn môi trường tự nhiên và nhân văn, tác giả Võ Quế (2006)

cho rằng, “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch, trong đó cộng

đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch; tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường văn hoá; được hưởng quyền lợi về vật chất, tinh thần

từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên”

Luật Du lịch năm 2017 chỉ rõ, du lịch cộng đồng “là loại hình du lịch được phát

triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi” Như vậy, theo mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của luận

án, du lịch cộng đồng được hiểu là “là loại hình du lịch được phát triển trên nền tảng

các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi, đồng thời chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương”

Trang 24

Sự tham gia của cộng đồng địa phương được xem là yếu tố trung tâm trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững (Timothy và Tosun, 2003) Swarbrooke (1999) cho rằng cộng đồng địa phương nên tham gia tích cực vào việc lập kế hoạch, quản lý và các hoạt động khác có liên quan trong quá trình phát triển du lịch tại địa phương Theo quan điểm này, cộng đồng địa phương cần được thúc đẩy tham gia vì sẽ (i) hỗ trợ cho quá trình ra quyết định phù hợp hơn, gia tăng động lực phát triển kinh tế cho địa phương (Hall, 1999), (ii) gắn chặt trách nhiệm của địa phương với các hoạt động bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, (iii) gia tăng sự hài lòng của du khách khi có sự tham gia của người dân trong các hoạt động du lịch với niềm tự hào, nhiệt huyết (Hall, 1999)

Cộng đồng địa phương cần được tham gia với vai trò là bên liên quan tham gia tích cực, nơi văn hóa và di sản địa phương đang được thiết lập trong hoạt động du lịch cộng đồng (Milne và Ewing, 2004) Sự tham gia của cộng đồng cũng đảm bảo tính dân chủ vì những người địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất từ du lịch được tiếp cận, sử dụng giá trị địa phương đối với việc phát triển du lịch trong giới hạn cho phép (Swarbrooke, 1999; Pavlovich, 2001) Tosun (2000a) đã cho rằng, sự tham gia của cộng đồng địa phương là một mô hình phù hợp với các điểm du lịch có mức độ phát triển khác nhau Mô hình này cho phép người dân được tham gia vào quá trình chia sẻ lợi ích, xác định loại hình du lịch và quy mô phát triển du lịch của địa phương Sự tham gia của cộng đồng không chỉ thể hiện qua các quá trình lập kế hoạch, mà còn hướng đến việc đạt lợi ích chung, trong đó có sự tham gia của các bên vào một hoạt động và mang lại hiệu quả cao Arai và Pedlar (2003) Đồng quan điểm đó, Wilson và Baldassare (1996) cho rằng, việc có sự tham gia tích cực của người dân địa phương đã cung cấp cho các bên nhận thức về việc sống trong một cộng đồng thống nhất và chia sẻ cùng một mục tiêu chung Bên cạnh sự tham gia tích cực của người dân địa phương, tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) cho rằng còn có sự hợp tác chặt chẽ của bên liên quan như các tổ chức,

cá nhân trong và ngoài nước, của chính quyền địa phương các cấp, trong đó phần lớn lợi nhuận thu được từ du lịch được dành cho phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm chất lượng cao của du khách

Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương gắn liền với đặc điểm riêng của mỗi điểm đến Arnstein (1969) cho rằng, người dân được tham gia ở 3 mức độ: ít tham gia, tham gia và tham gia hiệu quả Tại mức “ít tham gia”, cộng đồng địa phương chỉ giữ vai trò được tiếp cận và tham gia ở giai đoạn được các bên liên quan chỉ định, từ đó

có thể được đào tạo, hiểu biết thêm về du lịch cộng đồng Ở mức “tham gia”, cộng đồng địa phương được cung cấp thông tin, được ưu tiên trong các quyết định về phát triển du lịch và được tham vấn về một số vấn đề liên quan Ở mức độ cao nhất “tham gia hiệu

Trang 25

quả”, cộng đồng địa phương có quyền lực, chủ động hoàn toàn trong xây dựng các quan

hệ đối tác và cùng với các bên liên quan đưa ra quyết định then chốt về phát triển du lịch tại địa phương Pretty (1995) đề xuất hai mức độ tham gia của cộng đồng địa phương, đó là tham gia thụ động và tham gia chủ động Ở mức độ cao nhất, cộng đồng địa phương tham gia có tính mức độ ảnh hưởng đến các tổ chức bên ngoài, đến các nguồn lực địa phương vì người dân được phép đưa ra các sáng kiến một cách độc lập trong quá trình thực hiện

Du lịch cộng đồng được xem là sự phối hợp thực hiện của các bên liên quan, là công cụ phát triển được thực hiện bởi một nhóm bên trong và bên ngoài, tuy nhiên, cộng đồng địa phương thường bị loại ra khỏi giai đoạn đầu lập kế hoạch du lịch vì tính dễ bị tổn thương và thiếu kinh nghiệm thực tiễn Do vậy, cộng đồng cần phải đóng vai trò kiểm soát du lịch, đây là chìa khóa để thực hiện thành công du lịch cộng đồng (Buccus

và cộng sự, 2008; Manyara và Jones, 2007)

Cộng đồng địa phương tham gia tích cực sẽ được nhận lợi ích nhất định, lợi ích này được tạo ra từ quá trình phát triển du lịch, quá trình đó bao gồm sự hoà nhập của người dân địa phương, sự ra quyết định trong khai thác vào bảo tồn tài nguyên du lịch

Bên cạnh các điểm tích cực, sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển

du lịch cũng có những hạn chế Một trong số những hạn chế được nhắc đến bao gồm: vấn

đề thiếu chuyên môn và đào tạo của các cơ quan quản lý quy hoạch du lịch; thiếu kinh phí, thiếu sự quan tâm hoặc cam kết của các bên liên quan; có sự cạnh tranh trong sử dụng các nguồn lực; thiếu kế hoạch dài hạn hoặc chiến lược và thiếu sự thống nhất về các cấu trúc, quy trình cụ thể (Butler, 1999; Milne, 1998; Selin và Beason, 1991; Timothy, 2002)

Sản phẩm phù hợp với mô hình phát triển du lịch cộng đồng thường đi kèm với việc sử dụng tài nguyên phi tự nhiên như di sản văn hoá, văn hoá truyền thống Tài nguyên này cần phải được bảo vệ, bảo tồn, tạo nên môi trường sống lành mạnh cho cư dân, giúp giảm ô nhiễm môi trường từ đó mang lại lợi ích cho xã hội địa phương Như vậy, du lịch cộng đồng giúp bảo tồn các tài sản văn hóa thông qua việc định giá chúng

về mặt tài sản du lịch (Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2016)

Nghiên cứu về du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc

Các nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng hướng tới bền vững tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây nói chung đều cho rằng, cộng đồng địa phương cần được trao quyền trong các hoạt động quản lý du lịch để có thể mang lại sự thịnh vượng cho nguời dân Khả năng thích ứng của cộng đồng địa phương được thể hiện rõ trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng ở vùng này, ví dụ được thể hiện qua việc tham

Trang 26

gia, truyền tải bản sắc (quan hệ và ảnh hưởng) của cộng đồng người Thái trong mối giao lưu đa văn hoá với các dân tộc khác ở vùng Tây Bắc, từ đó, phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái, đảm bảo phát triển bền vững trong mối quan hệ với các cộng đồng cùng sinh sống trong vùng (Phạm Văn Lợi, 2017) Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế xã hội của một số tỉnh Tây Bắc còn thấp, còn gặp nhiều khó khăn thì việc tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch còn gặp nhiều hạn chế, từ đó có ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương trong phát triển

du lịch bền vững Trong quá trình phát triển, du lịch cộng đồng phát triển không chỉ liên quan đến sự mối quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp và cộng đồng để mang lại lợi ích cho cả hai bên, mà còn liên quan đến sự hỗ trợ của người dân trong và ngoài cộng đồng đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Dựa trên tinh thần đó, các doanh nghiệp sẽ cam kết hỗ trợ phát triển cho các dự án của cộng đồng địa phương (Trần Thị Bích Hằng, 2015) Từ đó sẽ xác lập cho du lịch cộng đồng phát triển theo hướng bền vững dựa trên điều kiện tự nhiên và các di sản phù hợp của vùng Tây Bắc mang tính đặc thù gắn với bảo tồn các giá trị di sản và xóa đói giảm nghèo của địa phương (Tô Ngọc Thanh, 2016)

2.1.3 Các hoạt động hướng tới phát triển du lịch cộng đồng bền vững

Các thuật ngữ sáng tạo giá trị, chia sẻ giá trị, và bảo tồn nguồn gốc giá trị chưa được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về du lịch bền vững Tuy nhiên, nội dung và

ý nghĩa đã từng được đề cập ở một số nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực liên quan, ví dụ như tinh thần doanh nhân (entrepreneurship), phát triển bền vững, hay phát triển du lịch Các tác giả có thể sử dụng các thuật ngữ gần với các thuật ngữ trên Do vậy, phần này tác giả sẽ tổng quan một số nghiên cứu có sử dụng các thuật ngữ có ý nghĩa gần với các thuật ngữ ở trên

2.1.3.1 Sáng tạo giá trị

Sáng tạo giá trị là khái niệm đã được đề cập đến trong các nghiên cứu về phát triển nói chung và phát triển du lịch hướng tới bền vững trước đây nhưng thể hiện ở các khía cạnh và nội dung khác nhau Cụ thể,

Bowman và Ambrosini (2000) cho rằng, sáng tạo giá trị là những đề xuất mới được khách hàng đánh giá cao và trao đổi dưới hình thức đầu tư và sử dụng dịch vụ Sáng tạo giá trị còn được biểu hiện thông qua các hoạt động giới thiệu sản phẩm mới hoặc phương thức sản xuất mới, tạo ra thị trường mới và khám phá các nguồn cung cấp mới (Schumpeter, 1934) Sáng tạo giá trị là kết quả hoặc lợi ích khách hàng cảm nhận liên quan đến tổng chi phí đã sử dụng, thể hiện năng lực của sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu hoặc cung cấp lợi ích cho khách hàng trong quá trình sử dụng (Baier, 1966)

Trang 27

Sáng tạo giá trị trong phát triển du lịch được biểu hiện qua việc gia tăng số lượt khách đến, thời gian lưu trú và chi tiêu bình quân của khách du lịch; từ đó dẫn đến tăng tổng chi tiêu của du khách tại điểm đến hay tăng doanh thu từ hoạt động du lịch cho địa phương (Ceron và Dubois, 2003) Trọng tâm của sáng tạo giá trị trong phát triển du lịch

là để đảm bảo các hoạt động phát triển du lịch dựa trên mục tiêu phát triển của cộng đồng, lợi ích chính của sản phẩm du lịch đảm bảo tính bền vững lâu dài (Timmer và Juma, 2005) Sáng tạo giá trị của hoạt động du lịch còn biểu hiện qua việc quy hoạch phát triển du lịch theo khu vực, mở rộng thị trường cho du lịch và tăng trưởng số lượng khách qua các năm (Kelly và Moles, 2000); (Ying và Zhou, 2007)

Sự phát triển du lịch gắn liền với hoạt động sáng tạo giá trị trong phát triển du lịch được ghi nhận trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương để tăng cường cơ hội việc làm, đa dạng hóa các nguồn thu nhập cho người dân và giảm bớt sự di cư tìm việc làm (Naipinit và Maneenetr, 2010; Schneider và Vaught, 1993) Sự đa dạng về văn hóa trong cộng đồng là một thách thức đối với giao tiếp và hợp tác, nhưng nó giúp tăng chất lượng và cải tạo chất lượng của sản phẩm du lịch (Cottrell và cộng sự, 2007; Suntikul và cộng sự, 2010)

Sáng tạo giá trị của hoạt động du lịch bền vững dựa trên việc sử dụng các nguồn lực hiện có để tạo ra một sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng và hướng đến phát triển cộng đồng (Choi và Sirakaya, 2005) Một số nghiên cứu cho rằng, số lượng khách tăng

sẽ làm tăng lưu lượng và hao mòn môi trường, điều này sẽ ảnh hưởng đến tiện nghi môi trường sống cho cư dân, cũng như trải nghiệm du lịch (Johnston và Tyrrell, 2007) Đối với du lịch cộng đồng, sự thay đổi là không thể tránh khỏi khi có sự thúc đẩy từ phát triển du lịch, hoạt động sáng tạo giá trị được duy trì và mục tiêu phát triển tiếp tục hỗ trợ đảm bảo tính bền vững của hoạt động du lịch (Shaw và Ismail, 2006)

2.1.3.2 Chia sẻ giá trị

Trong các nghiên cứu về phát triển du lịch hướng tới bền vững, hoạt động chia

sẻ giá trị thường đề cập đến sự tham gia của các bên liên quan và phân bổ lợi ích đạt được từ quá trình phát triển và duy trì hoạt động du lịch Như vậy, chia sẻ giá trị gắn liền với sự tham gia trong các hoạt động sáng tạo giá trị - hay nói cách khác là chia sẻ công việc và trách nhiệm trong phát triển du lịch bền vững

George và Henthorne (2007) cho rằng, chia sẻ giá trị trong phát triển du lịch là hoạt động gắn kết cộng đồng và chia sẻ nguồn thu từ hoạt động du lịch cho các bên liên quan Sự chia sẻ giá trị của cộng đồng rất quan trọng và là một phần của sự bền vững trong phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao sản phẩm du lịch Sự gắn kết và chia sẻ giá

Trang 28

trị cũng giảm thiểu rủi ro về tác động tiêu cực đến việc thực hiện du lịch cộng đồng (Briedenhann và Wickens, 2004)

Việc triển khai hoạt động chia sẻ giá trị từ du lịch cộng đồng nhằm sử dụng cách tiếp cận từ dưới lên, xuất phát từ việc phân chia trách nhiệm và phân bổ lợi ích từ hoạt động du lịch, tạo điều kiện cho cộng đồng kiểm soát du lịch (Ayala-carcedo và González-Barros, 2005) Thực tế cho thấy rằng các tổ chức phi chính phủ hoặc chính quyền địa phương thường chiếm vị trí quan trọng và định hướng việc phân chia trách nhiệm các bên liên quan đối với các điểm du lịch cộng đồng nhỏ (Arthur và Mensah, 2006; Byrd và Gustke, 2007) Lợi ích kinh tế thu được từ du lịch sẽ được sử dụng để đóng góp và tái tạo sản phẩm, để đạt được các mục tiêu phát triển bằng hành động tăng thu nhập cho cộng đồng (Arthur và Mensah, 2006; Byrd và Gustke, 2007)

Phát triển du lịch cung cấp cơ hội cho lợi ích kinh tế nhờ bổ sung thu nhập chính cho người tham gia du lịch (Kusakabe, 2006) Lợi thế của việc thực hiện du lịch cộng đồng bao gồm lập kế hoạch và quảng cáo du lịch khu vực tốt hơn Ngoài ra, vai trò của chính quyền địa phương cho phép các cộng đồng được hưởng lợi từ việc tiếp cận các nguồn lực tự nhiên

và phân chia lợi ích công bằng hơn, bên cạnh những thách thức về kỹ năng người lao động

và nguồn lực hạn chế (Carbone, 2005; Tak-chuen, 2005; Van Fossen và Lafferty, 2001)

Du lịch đã cung cấp cơ hội gia tăng cho giáo dục, tăng nhận thức trong cộng đồng, thông qua trao đổi văn hóa, tương tác với khách du lịch và văn hóa của các bên liên quan (Suntikul và cộng sự, 2010) Du lịch đã mang lại lợi ích cho người dân địa phương trong việc đa dạng hóa các lựa chọn sinh kế và xóa đói giảm nghèo ở các nước nghèo (Nicolau, 2008) Lợi ích này được thể hiện thông qua bốn lĩnh vực chính: lợi nhuận kiếm được và phân phối cho các bên có liên quan; thu và nộp thuế, tiền lương và việc làm được tạo ra; và mua vật tư và nguyên liệu sản vật địa phương

2.1.3.3 Hoạt động bảo tồn nguồn tài nguyên tạo ra giá trị

Phát triển du lịch gắn liền với hoạt động bảo tồn nguồn tài nguyên tạo ra giá trị được đề cập đến trong một số nghiên cứu trước đây, trong đó, bảo tồn được xác định trên 2 khía cạnh là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn tài nguyên văn hóa

Choi và Sirakaya (2005) xác định các thành phần chính của du lịch bền vững là nhu cầu cung cấp một số lợi ích từ du lịch không gây hại cho hệ thống xã hội, văn hóa

và sinh thái Bảo tồn nguồn tài nguyên tạo ra giá trị trong phát triển du lịch là hoạt động gắn kết giữa phát triển du lịch với trách nhiệm bảo tồn tài nguyên tự nhiên, bảo tồn môi trường, duy trì sự thịnh vượng của người dân địa phương (Amanda L Stronza và cộng

sự, 2019) Bảo tồn nguồn gốc giá trị cho hoạt động du lịch là sự hợp nhất của du lịch

Trang 29

sinh thái, du lịch cộng đồng, theo đó các hoạt động khai thác tài nguyên để phát triển du lịch gắn liền với hoạt động gìn giữ, tái tạo trên nền tảng các giá trị vốn có (Cousins và cộng sự, 2009)

Phát triển du lịch là một công cụ quan trọng để bảo tồn văn hóa và tập quán truyền thống thể hiện qua sự hiện diện của các khía cạnh văn hóa độc đáo trong quá trình phát triển du lịch và đời sống hàng ngày của người dân địa phương (Mbaiwa, 2004) Giá trị kinh tế liên quan đến việc bảo tồn các tài sản văn hóa này làm tăng giá trị của cộng đồng, trao quyền cho cộng đồng, cho phép cộng đồng tương tác với các bên liên quan trong các hoạt động du lịch (Mbaiwa, 2011; Ruiz-Ballesteros và Hernández-Ramírez, 2010)

Du lịch góp phần bảo vệ và tôn tạo môi trường; Lợi tức thu được trong các hoạt động

du lịch (thuế, phí, khoản hỗ trợ, ) sẽ được tái đầu tư, sử dụng để cho công tác bảo vệ môi trường và cải thiện cơ sở vật chất du lịch (UNEP, 1999)

Hoạt động bảo tồn nguồn tài nguyên tạo ra giá trị hướng đến việc ưu tiên bảo vệ môi trường trong sự phát triển của du lịch cộng đồng (Gilmore và Simmons, 2007) Môi trường đại diện cho một phần lớn của văn hóa, của giá trị và niềm tự hào được gán cho tài sản văn hóa, là giống nhau đối với tài sản môi trường Việc bảo tồn môi trường, bảo

vệ tài nguyên thiên nhiên là trung tâm của văn hóa cộng đồng cũng như sự bền vững của du lịch (Binns và Nel, 2002; Gössling và cộng sự, 2004) Lợi ích của phát triển du lịch cộng đồng đối với bảo tồn môi trường và văn hóa có tác động tích cực đến tính bền vững của sản phẩm du lịch, cũng như mang lại lợi ích cho cộng đồng Trường hợp cộng đồng sử dụng các tài nguyên tự nhiên và văn hóa truyền thống cho du lịch, việc bảo tồn các tài sản này là bảo vệ tài nguyên của cộng đồng cũng như bảo vệ sản phẩm du lịch

và nâng cao niềm tự hào cộng đồng (Mbaiwa, 2011; Liu, 2012) Vai trò của nhận thức

về hoạt động du lịch và bảo tồn nguồn gốc giá trị có ảnh hưởng một cách ý nghĩa đối với nhận thức về du lịch, vì các cá nhân sử dụng sự kết hợp giữa kinh nghiệm tích cực

và tiêu cực cá nhân và hiểu biết về du lịch để thể hiện thái độ chung đối với du lịch (Suntikul và cộng sự, 2010)

2.2 Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Lý thuyết các bên liên quan

Lý thuyết các bên liên quan được áp dụng trong phát triển du lịch bền vững thông qua việc xác định các bên liên quan và vai trò của các bên trong phát triển du lịch Cụ

thể như sau

Trang 30

Lý thuyết các bên liên quan bắt đầu sử dụng vào thế kỷ 19, xuất phát từ tài liệu kinh doanh và quản lý do Viện nghiên cứu Stanford (SRI) giới thiệu vào năm 1963, cho rằng bên liên quan là bất kỳ cá nhân hay nhóm nào mà nếu không có sự hỗ trợ của họ thì tổ chức sẽ không thể tồn tại “Một bên liên quan là bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi thành tích của các mục tiêu của tổ chức” Freeman (984:30-31) cũng đồng với quan điểm đó Lý thuyết các bên liên quan đã được hình thành để sử dụng cho việc giải thích và hướng dẫn cấu trúc hoạt động của một tổ chức, bao gồm chủ sở hữu, chủ lao động, khách hàng, nhà cung cấp, người cho vay và xã hội (Donaldson và Preston, 1995) Donaldson và Preston (1995) làm rõ quan điểm đó, ông cho rằng, để được xác định là một bên liên quan, nhóm hoặc cá nhân phải có lợi ích hợp pháp trong tổ chức Khái niệm các bên liên quan được các nhà nghiên cứu đồng thuận chung ở mức cao, tuy nhiên vẫn có nhiều định nghĩa khác nhau bởi các tác giả khác nhau Năm 2004, Freeman và cộng sự đã tiếp tục sửa đổi khái niệm phù hợp với thực tiễn cho rằng “bên liên quan là những nhóm người quan trọng đối với sự tồn tại và thành công của tổ chức”

Lý thuyết này được đưa vào nghiên cứu, mô tả các tình huống và ý tưởng hiện

có về trách nhiệm, đạo đức, mà còn khuyến nghị thái độ, cấu trúc và cùng nhau quản lý các bên liên quan Donaldson và Preston (1995) cho rằng lý thuyết các bên liên quan bao gồm ba khía cạnh: (1) Khía cạnh mô tả/thực nghiệm nhằm mô tả sự hình thành và mối quan hệ của bên liên quan với tổ chức hoặc cơ quan bên ngoài; (2) Khía cạnh công

cụ nhằm dự đoán kết quả đạt được nếu xây dựng được các nhiệm vụ cụ thể; (3) Khía cạnh quy phạm cho rằng các bên liên quan có giá trị nội tại trong quá trình hoạt động, cần phải được tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược và là yếu tố nền tảng, cốt lõi của lý thuyết các bên liên quan Từ ba khía cạnh này cho thấy, các bên liên quan không cần phải được tham gia như nhau trong quá trình ra quyết định nhưng đòi hỏi phải được xác định lợi ích và giá trị của từng bên (Donaldson và Preston, 1995) Việc không xác định được lợi ích của bất kỳ bên nào trong các bên liên quan cũng có thể dẫn đến sự thất bại của quy trình quản lý (Clarkson, 1995) Lý thuyết cũng chỉ rõ, đánh giá sự tham gia thành công của các bên liên quan cần phải dựa trên 5 yếu tố: công bằng, hiệu quả, kiến thức, khôn ngoan và ổn định (Nicodemus, 2004; Susskind và Cruikshank, 1987) Trong

đó, sự công bằng là chủ quan đối với mỗi bên liên quan, tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh, tính hiệu quả có thể quan trọng hơn sự công bằng hoặc ngược lại (Susskind và Cruikshank, 1987) Bổ sung cho điều đó, Nicodemus (2004) cho rằng, nên tạo điều kiện cho các bên liên quan có cùng trình độ hiểu biết về các chủ đề khác nhau được tham gia, khi đó quyết định đưa ra dựa trên trí tuệ tập thể các bên liên quan sẽ công bằng và hiệu quả hơn

Trang 31

2.2.2 Lý thuyết các bên liên quan với phát triển du lịch bền vững

Lý thuyết về các bên liên quan đã được sử dụng rộng rãi trong du lịch khi các bên liên quan phụ thuộc vào nhau và khả năng của họ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của điểm đến du lịch (Jamal, 1995; Jamal và Getz, 1995) Du lịch phát triển luôn đi kèm với nhóm các bên liên quan phức tạp, có mối quan tâm và suy nghĩ khác nhau nên lý thuyết các bên liên quan được xem như là công cụ được chấp nhận trong quản lý và quá trình hoạch định chính sách phát triển du lịch Báo cáo Brudtland cũng đồng ý với vấn đề đó

Inskeep (1991) cũng cho rằng, các bên liên quan quan tâm hoặc bị ảnh hưởng bởi các hoạt động du lịch trong cộng đồng thì nên tham gia vào quá trình quản lý hệ thống

du lịch chung Tuy nhiên, các bên liên quan thường có quan điểm khác nhau vì họ có mối quan tâm về lợi ích khác nhau, lợi ích này thay đổi theo thời gian, do vậy các nhà lập kế hoạch nên xem xét lợi ích của tất cả các bên và có những đánh giá đầy đủ về họ trước khi tiến hành những nỗ lực phát triển du lịch (Sautter E.T & Leisen B, 1999)

Mô hình dưới đây sẽ chỉ rõ hơn về các bên liên quan trong phát triển du lịch bền vững

Hình 2.3: Các bên liên quan trong phát triển du lịch bền vững

Nguồn: Sautter E.T & Leisen B (1999)

Trong phát triển du lịch bền vững, tất cả các mục tiêu đều có tầm quan trọng như nhau, nếu lợi ích một người không được đáp ứng, tính bền vững của sự phát triển sẽ gặp nguy hiểm Mặt khác, sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình phát triển là một trong những yêu cầu cần thiết để đạt được sự bền vững trong du lịch Sự tham gia thể hiện ở sự hiểu biết và khả năng chấp nhận của họ về các chủ đề nhất định (Faulkner, 2003) Việc xác định được sự tham gia của các bên liên quan sẽ hỗ trợ các nhà quản lý

Phát triển du lịch bền vững

Khách du lịch

Nhà hoạch định chính sách

Các điểm đến cạnh tranh khác

Các doanh nghiệp Các tổ chức xã

hội

Tổ chức bảo vệ môi trường

Cơ quan quy hoạch và phát triển du lịch

Chính quyền địa phương Ban quản lý cao điểm du lịch

Doanh nghiệp

du lịch

Trang 32

ra quyết định kế hoạch nào sẽ thực hiện và xác định được các rào cản tiềm năng đối với

sự phát triển theo kế hoạch (Hunt L & Haider W, 2001; Manning E T & Dougherty

D, 2000)

Thực tế cho thấy, các bên liên quan tham gia ở một số cấp độ, phổ biến nhất là

sự tham gia vào việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch riêng lẻ; tiếp đến là tham gia vào hoạch định chính sách, lập kế hoạch, định hướng chiến lược phát triển du lịch khu vực và điểm đến Sự hợp tác ngang - dọc giữa các bên liên quan là cấp độ tham gia tiếp theo Cấp

độ cao nhất là sự hợp tác giữa các bên liên quan trong sự phối hợp giữa các cơ quan quản

lý nhà nước và các tổ chức quản lý điểm đến để tạo thành một mạng lưới chiến lược, trong

đó mỗi bên liên quan có thể phát huy vai trò của mình để đạt được lợi ích riêng của họ,

mà không xung đột với nhau, không xung đột với mục tiêu chung của điểm đến

Về vấn đề này, năm 2006, Tổ chức Du lịch Thế giới đặt ra vấn đề và nhận được

sự đồng thuận cao: “Sự phát triển của du lịch bền vững đòi hỏi sự tham gia có hiểu biết

của tất cả các bên liên quan, cũng như sự lãnh đạo chính trị mạnh mẽ để đảm bảo sự tham gia rộng rãi xây dựng sự đồng thuận giữa các bên Để đạt được du lịch bền vững đòi hỏi một quá trình liên tục, phải theo dõi liên tục các tác động, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và / hoặc khắc phục bất cứ khi nào cần thiết” (UNTWO, 2006)

2.2.2.1 Vai trò của việc quản lý các bên liên quan

Markwich (2000) đã chứng minh được sự cần thiết phải quản lý các bên liên quan, ông cho rằng xung đột được nảy sinh từ nhóm các bên liên quan quan tâm đến chi phí, lợi ích phát triển khác nhau Sự tham gia của các bên liên quan đã trở nên ngày càng quan trọng hơn trong các cuộc thảo luận về du lịch bền vững, đặc biệt là cộng đồng địa phương Ioannides (1995) đã chứng minh được rằng, vấn đề sẽ phát sinh nếu cộng đồng địa phương không được tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch phát triển du lịch Sự phát triển không thể đạt được sự bền vững nếu có sự áp đặt, bỏ qua sự tham gia và lợi ích của cư dân bản địa Do đó, chìa khoá trong phối hợp hiệu quả giữa cộng đồng địa phương và các nhà lập kế hoạch là thông qua giáo dục kết hợp hai chiều trên - dưới

Các bên liên quan sau khi đã xác định được vai trò cụ thể thì có thể tiến hành phân công hoặc xác định trách nhiệm đối với từng công việc Trong thực tế triển khai,

có sự khác biệt về nhu cầu, kỳ vọng về sự phát triển du lịch tại điểm đến nên đã làm tăng làm xung đột giữa các bên liên quan Sự xung đột này có thể là điều bất lợi cho khả năng cạnh tranh của điểm đến, do vậy rất cần thiết phải quản lý các bên liên quan

để giải quyết hoặc giảm xung đột và cân bằng quyền lực giữa các bên liên quan (Theobald, 2005)

Trang 33

2.2.2.2 Xác định các bên liên quan trong phát triển du lịch bền vững

Freeman (1984) cũng cho rằng để thực hiện lý thuyết về các bên liên quan, cần phải đánh giá đầy đủ tất cả những người hoặc nhóm người có lợi ích trong việc lập kế hoạch, xử lý, giao hàng hoặc kết quả của sản phẩm hoặc dịch vụ Như vậy, việc xác định các bên liên quan và lợi ích quan tâm của họ là nhiệm vụ đầu tiên trong quy trình dẫn tới đạt được sự phát triển bền vững đó

UNWTO (2007) đưa ra mô hình VICE nhằm giải thích mối quan hệ giữa các bên liên quan và điểm đến phát triển điểm đến bền vững, các bên liên quan bao gồm: (i) Khách du lịch, (ii) Các tổ chức tham gia vào hoạt động du lịch và (iii) cộng đồng địa phương Các bên liên quan này mong muốn đạt được lợi ích và hợp tác hướng các hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch tới việc tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá bản địa

Hình 2.4: Mối quan hệ giữa các bên liên quan và phát triển điểm đến DLBV

Trang 34

Hình 2.5: Mối liên hệ giữa các bên liên quan tham gia hoạt động du lịch

Nguồn: Trần Thị Minh Hoà (2013)

Swarbrooke J (2001) đã chia các bên liên quan trong phát triển du lịch bền vững thành 5 nhóm chính, bao gồm chính phủ, khách du lịch, cộng đồng địa phương, cơ sở kinh doanh du lịch và các lĩnh vực khác Trong nghiên cứu của Kim (2013) xác định có

7 nhóm liên quan chính: nhóm chính quyền (chính phủ, chính quyền các cấp); người dân địa phương; các công ty du lịch; NGOs; cơ quan truyền thông; các hộ kinh doanh địa phương và các chuyên gia Tương tự, Burcin và cộng sự (2012) cũng chỉ ra có 7 nhóm liên quan chính trong phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng bao gồm: Chính phủ, chính quyền địa phương, NGOs, hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp địa phương, trường đại học và các tổ chức giáo dục tương đương, các phương tiện truyền thông và cảnh sát

Ngoài ra, các bên liên quan tiếp tục được nghiên cứu xác định theo nhóm giữa các bên liên quan chính và phụ Các bên liên quan chính là nhóm có mối quan hệ chính thức hoặc hợp đồng với một tổ chức (Clarkson, 1995; Freeman, 1984), bao gồm các cổ đông hoặc chủ sở hữu, nhà quản lý, nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp (Savage và cộng sự, 1991; Hill và Jones, 1992) Các bên liên quan phụ là nhóm có mối quan hệ thứ cấp (Carrol, 1993; Carroll và Buchholtz, 2014), bao gồm các NGOs, các nhà hoạt động du lịch, cộng đồng, các phương tiện truyền thông và chính quyền công (Garriga và Melé, 2004) Tương tự với quan điểm đó, Ellis (2014) đã chỉ ra có các bên liên quan bên ngoài và các bên liên quan bên trong Các bên liên quan bên trong bao gồm: các NGOs (hỗ trợ trực tiếp), du khách, các tổ chức hoạt động du lịch tại địa phương, cộng đồng và chính quyền địa phương Các bên liên quan bên ngoài được hiểu

là các cơ quan không trực tiếp tác động đến du lịch bao gồm: các NGOs, các tổ chức siêu quốc gia, các lý thuyết học thuật phục vụ cho nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững và chính phủ

Trang 35

Từ các phân tích ở trên, tác giả nhận thấy có năm bên liên quan chính được nhiều tác giả nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững, đó là: Chính quyền địa phương, Doanh nghiệp, Cộng đồng địa phương, Tổ chức chính trị và NGOs, Khách du lịch

Mỗi bên liên quan là một thành phần quan trọng của điểm đến du lịch Sự tham gia của các bên liên quan hiệu quả sẽ làm giảm các xung đột tiềm ẩn giữa khách du lịch

và cộng đồng địa phương Tuy nhiên, kết quả từ bảng trên cho thấy, nhóm các bên liên quan chính là khác nhau theo quan điểm của từng tác giả và mục tiêu hoạt động riêng của từng tổ chức Các bên liên quan chính không phải tất cả đều có cùng mối quan tâm, cùng mức độ tham gia mà mỗi bên có mối quan tâm riêng, khác nhau Mỗi bên liên quan mặc dù đều đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch nhưng một số bên liên quan lại có vai trò quan trọng hơn trong mỗi nhóm hoạt động nhất định (Dabphet và cộng sự, 2012) Như vậy, hiệu quả của hoạt động du lịch cũng như khả năng phát triển bền vững tại một điểm đến phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ giữa các bên liên quan

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu bốn bên liên quan chính có vai trò quan trọng trong việc tác động đến quá trình phát triển du lịch bền vững, bao gồm: Chính quyền địa phương, Doanh nghiệp, Cộng đồng địa phương và NGOs Khách du lịch cũng là một bên liên quan chính có vai trò quan trọng, quyết định

sự phát triển, tồn vong của điểm đến Tuy nhiên đối tượng, số lượng và hành vi của khách du lịch phụ thuộc cơ bản vào hoạt động của bốn bên liên quan trên Nói cách khác, số lượng, đối tượng, hành vi của khách du lịch là kết quả của quá trình quản lý du lịch bền vững của các bên liên quan ở trên Do đó, trong nghiên cứu này tác giả chỉ chú trọng vào vai trò phản hồi của khách du lịch và tiến hành khảo sát khách du lịch để thu nhận đánh giá của họ về chất lượng và sự bền vững của điểm đến

2.2.2.3 Các bên liên quan chính và các hoạt động phát triển du lịch bền vững

• Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch bền vững, gắn kết các hoạt động phát triển du lịch với các mục tiêu của xã hội và tối đa hóa lợi ích cộng đồng (Murphy, 1985) Chính quyền địa phương tham gia vào hoạt động phát triển du lịch từ các cấp tỉnh, huyện, xã, đồng thời định hướng và hỗ trợ tư vấn cho cộng đồng thành lập Ban quản lý du lịch cộng đồng nhằm điều tiết các hoạt động du lịch, gắn kết lợi ích và giảm thiểu tiêu cực trong toàn bộ quá trình phát triển du lịch

Vai trò của chính quyền địa phương tham gia phát triển du lịch trong hoạt động sáng tạo giá trị thông qua nhiều hoạt động như xây dựng quy hoạch, điều tiết, cung cấp

và bảo trì cơ sở hạ tầng, tài chính; xây dựng năng lực thể chế, kiểm soát phát triển và

Trang 36

kiểm soát lưu lượng khách du lịch và tạo ra các khu vực được bảo vệ (De Oliveira, 2003) (Ryan, 2002) Vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch giúp định hướng chiến lược tại điểm đến và làm cho ngành phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn; cụ thể: (1) Tạo ra bối cảnh và kích thích hành động để đảm bảo du lịch được phát triển bền vững hơn trong tương lai (Brokaj, 2014); (2) Điều phối chương trình nghị sự phát triển bền vững điểm đến; (3) Xây dựng và cung cấp môi trường mà ở đó cho phép và khuyến khích khu vực tư nhân, cộng đồng địa phương, khách du lịch và các bên liên quan khác thực hiện các hoạt động đáp ứng các vấn đề bền vững; (3) Giữ vai trò tiên phong trong phát triển du lịch bền vững (Bramwell và Lane, 2011) Các tổ chức chính quyền tham gia phát triển du lịch thông qua việc hợp nhất quy hoạch, nghiên cứu về những ảnh hưởng của môi trường, văn hoá và kinh tế; xây dựng các tiêu chuẩn và quy tắc cho việc đánh giá tác động môi trường và văn hoá; giám sát và kiểm soát các hoạt động du lịch trong hiện tại và tương lai (IUCN, 1998)

Đối với hoạt động chia sẻ giá trị, sự tham gia của chính quyền địa phương được thể hiện ở những lợi ích do du lịch mang lại từ việc đa dạng hóa các lựa chọn sinh kế và xóa đói giảm nghèo tại địa phương (Nicolau, 2008) và đặc biệt, các ý tưởng và kế hoạch thực hiện hoạt động du lịch cần phải dựa trên sự cân nhắc lợi ích của tất cả các bên liên quan (Meethan, 2001) thì quá trình thực hiện du lịch bền vững mới thành công

Vai trò của chính quyền địa phương tham gia phát triển du lịch trong hoạt động bảo tồn nguồn gốc giá trị thông qua nhiều hoạt động: chính quyền tham gia vào quản lý phát triển du lịch nhằm cân bằng giá trị sử dụng của nguồn tài nguyên và thực hiện tốt công tác bảo tồn, nếu phát triển du lịch không được kiểm soát thì có thể làm suy yếu và phá hủy các tài nguyên vốn là nền tảng của nó (Briassoulis, 2002; De Oliveira, 2003)

Sự tham gia của chính quyền địa phương là trung tâm của sự phát triển bền vững, giúp định hướng chiến lược và quá trình triển được mạnh mẽ, bền vững hơn cho điểm đến (Southgate C & Sharpley R, 2002) Chính quyền địa phương lập ra các tiêu chuẩn cho thiết kế và xây dựng để đảm bảo cho các dự án du lịch phát triển sẽ phù hợp với văn hoá địa phương và môi trường tự nhiên; giúp công nhận di sản tại điểm đến và thực thi được các quy định ngăn ngừa buôn bán bất hợp pháp cổ vật hoặc các sản phẩm thủ công dân gian Chính quyền địa phương lập nên các ban tư vấn về du lịch, gồm có đại diện của người dân địa phương, ngành du lịch và các tổ chức phi Chính phủ (IUCN, 1998)

• Doanh nghiệp

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, doanh nghiệp được đề cập để phân tích

là các doanh nghiệp du lịch Đây là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, vận

Trang 37

chuyển, lưu trú, ăn uống… Doanh nghiệp du lịch đóng vai trò kết nối các bên liên quan trong hoạt động du lịch, là cầu nối giữa khách du lịch với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại địa phương, có đóng góp lớn về mặt kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương Doanh nghiệp du lịch thực hiện cung cấp dịch vụ du lịch đến tận tay người tiêu dùng hay mang khách du lịch đến với sản phẩm du lịch (Spenceley và Rozga, 2007)

Vai trò của doanh nghiệp du lịch tham gia phát triển du lịch trong hoạt động sáng tạo giá trị được biểu hiện thông qua nhiều hoạt động Doanh nghiệp du lịch có kiến thức

và kinh nghiệm về quản lý du lịch, tham gia vào quá trình lập kế hoạch, phát triển du lịch và xây dựng sản phẩm mới, do vậy doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong quản lý điểm đến (Hardy và Beeton, 2001b; Leiper, 1995)

Vai trò của doanh nghiệp du lịch tham gia phát triển du lịch trong hoạt động chia

sẻ giá trị thông qua việc doanh nghiệp thường quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về sự ảnh hưởng trực tiếp của khách du lịch đến hoạt động kinh doanh như sản phẩm du lịch, tiếp thị, doanh thu và sự hài lòng (Hardy và Beeton, 2001b; Leiper, 1995) Mức độ tham gia của doanh nghiệp du lịch vào việc chia sẻ lợi ích thông qua việc: (i) Tạo việc làm tại địa phương - cung cấp cơ hội việc làm đặc biệt cho người dân địa phương (Chok và Macbeth, 2007; Scheyvens, 2007; Zhao và Ritchie, 2007); (ii) Nâng cao năng lực cho người dân địa phương - trao quyền cho người dân địa phương tiếp cận các lợi ích du lịch thông qua việc cung cấp các cơ hội kinh nghiệm làm việc, đào tạo, tư vấn, cho vay hoặc viện trợ để cho phép người dân địa phương làm việc cho du lịch hoặc đầu tư vào du lịch như các doanh nhân địa phương (Tosun, 2000b; Zhao và Ritchie, 2007); và (iii) Chia sẻ lợi nhuận du lịch với cộng đồng địa phương - sử dụng một phần thu nhập từ kinh doanh

để hỗ trợ các sáng kiến cộng đồng, kết hợp với khách du lịch hỗ trợ các doanh nghiệp,

tổ chức từ thiện hoặc tổ chức sự kiện tại địa phương (Ashley et al, 2001; Ashley và Roe, 2003; Ashley và Haysom, 2005; Meyer, 2007)

Vai trò của doanh nghiệp du lịch tham gia phát triển du lịch trong hoạt động bảo tồn nguồn gốc giá trị thông qua những đóng góp cho địa phương từ hoạt động

du lịch tại điểm đến, củng cố và đảm bảo uy tín, thương hiệu; tăng cường sự chắc chắn trong các hoạt động này bằng việc tuân thủ theo quy định, giảm thiểu áp lực lên chính quyền và hiểu biết sâu sắc về xu hướng phát triển du lịch bền vững (Dwyer và Kemp, 2004)

• Cộng đồng địa phương

Trong phát triển du lịch cộng đồng thì cộng đồng địa phương giữ vai trò trung tâm trong các hoạt động du lịch Hoạt động du lịch được diễn ra trong cộng đồng, có ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực) tới các thành viên nên cộng đồng địa phương được xem

Trang 38

là thành phần đảm bảo sự phát triển du lịch trở nên bền vững (Cole, 2006; Zhao và Ritchie, 2007)

Vai trò của cộng đồng địa phương trong các hoạt động sáng tạo giá trị được thể hiện thông qua nhiều hoạt động như tiếp nhận và làm mới nơi cư trú, tham gia vào các hoạt động, quản lý du lịch ở những ngành nghề và vị trí thích hợp để hình thành nên sản phẩm du lịch (Macbeth và cộng sự, 2002) Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình phát triển du lịch tại các điểm đến khác nhau với mức độ phát triển khác nhau, bao gồm cả việc chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch và xác định loại hình, quy mô phát triển du lịch bền vững tại địa phương (Tosun, 2006)

Đối với các hoạt động chia sẻ giá trị, cộng đồng địa phương thể hiện thông qua các hoạt động như tham gia trực tiếp vào các hoạt động như cho thuê đất, làm thuê cho các doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ như thực phẩm, hướng dẫn viên, Sự giao lưu không chính thức của cộng đồng địa phương với du khách còn giúp gia tăng trải nghiệm cho du khách, mang lại cho du khách cảm giác về sự an toàn và hiếu khách (Machlis G.E and Burch W.R.J, 1983; Canestrelli, 1991) Sự tham gia của cộng đồng địa phương giúp đạt được sự công bằng trong phân phối lợi ích, dân chủ hơn trong quá trình ra quyết định và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng địa phương (Brohman, 1996)

Cộng đồng địa phương tham gia phát triển du lịch trong hoạt động bảo tồn nguồn gốc giá trị thông qua nhiều hoạt động như gìn giữ nếp nhà ở với kiến trúc truyền thống

để thu hút được du khách một cách tự nhiên, sự hiểu biết về văn hóa truyền thống và cuộc sống của người dân địa phương là những hợp phần chính của trải nghiệm và giáo dục du khách (Machlis G.E and Burch W.R.J, 1983; Canestrelli, 1991) Cộng đồng địa phương đóng vai trò chính trong việc bảo tồn tài nguyên du lịch, cung cấp kiến thức và thông tin địa phương có giá trị cho du khách (Amir và cộng sự, 2015)

• Các tổ chức phi chính phủ (NGOs)

NGOs đóng vai trò là đơn vị tài trợ và hỗ trợ các hoạt động du lịch, đặc biệt là quá trình sáng tạo giá trị và chia sẻ lợi ích cho các bên liên quan trong phát triển du lịch bền vững Tuy nhiên, không phải cộng đồng nào cũng có sự tham gia của các NGOs

NGOs tham gia phát triển du lịch trong hoạt động sáng tạo giá trị thông qua nhiều hoạt động như hỗ trợ và trao quyền cho cộng đồng địa phương bằng cách cung cấp việc làm, đào tạo các kỹ năng và trao quyền sở hữu nhà đất thông qua các dự án cộng đồng

và bảo tồn (Jafari, 2000) NGOs tham gia trong ban tư vấn du lịch bền vững ở các cấp, chủ động đánh giá kế hoạch phát triển cho một vùng hay một điểm đến cụ thể và sử dụng các phương án khác nhau Khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương

Trang 39

và các bên trong việc thu thập dữ liệu và tham gia các hoạt động phát triển du lịch bền vững (IUCN, 1998)

Vai trò của NGOs tham gia phát triển du lịch trong hoạt động chia sẻ giá trị thông qua nhiều hoạt động như giảm khoảng cách giữa đỉnh và đáy của xã hội bằng cách gia tăng cách tiếp cận và thực hành du lịch bền vững khu vực (Fisher, 1993) Sự tham gia của NGOs định hướng phát triển du lịch tập trung vào các vấn đề về sức khỏe và xóa đói giảm nghèo của người dân địa phương (Jafari, 2000)

Vai trò của NGOs tham gia phát triển du lịch trong các hoạt động bảo tồn nguồn gốc giá trị được thể hiện thông qua nhiều hoạt động như giảm thiểu và giám sát các tác động của phát triển du lịch đến môi trường và văn hoá địa phương; giám sát sự tham gia bình đẳng trong phát triển du lịch địa phương và các tác động của các ngành kinh tế khác tới du lịch bền vững và giám sát việc thực hiện cam kết của chính quyền và ngành

du lịch về phát triển du lịch bền vững (IUCN, 1998) NGOs còn cung cấp các diễn đàn

để thảo luận, cung cấp các phương tiện truyền thông, giáo dục cộng đồng về phát triển

du lịch bền vững và bảo tồn tài nguyên tại điểm đến (Jafari, 2000)

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu về các bên liên quan và vai trò của các bên

trong hoạt động chính của phát triển du lịch

Nội dung các hoạt động chính của các bên trong các

hoạt động phát triển du lịch Nguồn dẫn chứng

Định hướng chiến lược phát triển du lịch tại điểm đến và duy trì phát triển mạnh mẽ, bền vững

Brokaj (2014), Bramwell

và Lane (2011)

Hợp nhất quy hoạch phát triển gắn với môi trường, văn

Chia sẻ giá trị

Đa dạng hóa các lựa chọn sinh kế và xóa đói giảm nghèo

Phân phối hoạt động và lợi ích của tất cả các bên liên quan Meethan (2001)

Bảo tồn nguồn gốc giá trị

Cân bằng giá trị sử dụng của nguồn tài nguyên và thực hiện tốt công tác bảo tồn

Briassoulis (2002); De Oliveira (2003) Chiến lược phát triển du lịch theo định hướng phát triển

bền vững

Southgate và Sharpley

(2002)

Trang 40

Nội dung các hoạt động chính của các bên trong các

hoạt động phát triển du lịch Nguồn dẫn chứng

Lập ra các tiêu chuẩn về văn hoá địa phương và môi trường tự nhiên, công nhận di sản tại điểm đến… IUCN (1998)

Thành lập ban tư vấn về du lịch, gồm có đại diện của người dân địa phương, ngành du lịch, các tổ chức phi Chính phủ IUCN (1998)

Chia sẻ giá trị

Tạo việc làm tại địa phương - cung cấp cơ hội việc làm đặc biệt cho người dân địa phương

Chok và Macbeth (2007); Scheyvens (2007); Zhao

và Ritchie (2007)

Nâng cao năng lực và trao quyền cho người dân địa phương; đào tạo, tư vấn, cho vay hoặc viện trợ cho người dân địa phương

Tosun (2000); Zhao và Ritchie (2007)

Chia sẻ lợi nhuận du lịch với cộng đồng địa phương; hỗ trợ các sáng kiến cộng đồng, tài trợ sự kiện…

Ashley et al (2001); Ashley và Roe (2003); Ashley và Haysom (2005); Meyer (2007) Quan tâm đến sản phẩm du lịch, tiếp thị, doanh thu và

sự hài lòng của khách du lịch

Hardy & Beeton (2001)

Bảo tồn nguồn gốc giá trị

Đóng góp và đảm bảo uy tín, thương hiệu cho địa phương từ hoạt động du lịch

Tiếp nhận tham gia hoạt động du lịch và làm mới nơi cư trú Macbeth và cộng sự (2002)

Chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch và xác định loại hình, quy mô phát triển du lịch bền vững Tosun (2006)

Chia sẻ giá trị

Cho thuê đất, nhân lực, cung cấp dịch vụ như thức ăn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ,

Machlis và Burch (1983); Canestrelli và Costa (1991)

Ngày đăng: 17/06/2021, 10:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w