1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Sáng kiến kinh nghiệm) sử dụng trò chơi trong dạy học tiếng anh lớp 10

18 109 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng trò chơi trong dạy học tiếng Anh lớp 10
Tác giả Nguyễn Thị Hoa
Trường học Trường THPT Ngô Gia Tự
Chuyên ngành Tiếng Anh
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2020
Thành phố Vĩnh Phúc
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Để thực hiện thành công một tiết dạy tiếng Anh, việc sử dụng phương pháp mới trong dạy học là một vấn đề rất được quan tâm và việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo hứng

Trang 1

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

-BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

Sử dụng trò chơi trong dạy học tiếng Anh

lớp 10

Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hoa

Mã đăng kí sáng kiến: 61.03

Vĩnh Phúc, năm 2020

Trang 2

MỤC LỤC

Mục lục Trang 1

1 Lời giới thiệu Trang 2

2 Tên sáng kiến Trang 3

3 Tác giả sáng kiến Trang 3

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Trang 3

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Trang 3

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Trang 3

7 Mô tả bản chất của sáng kiến Trang 3

7.1 Cơ sở lí luận Trang 3 7.2 Cơ sở thực tiễn Trang 4 7.3 Thực trạng và Giải pháp thực hiện .Trang 5

7.3.1 Thực trạng .Trang 5 7.3.2 Giải pháp thực hiện Trang 6

8 Những thông tin cần được bảo mật Trang 15

9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Trang 15

10 Đánh giá lợi ích thu được tham gia áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Trang 15

10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Trang 16

11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử Trang

16

Tài liệu tham khảo Trang 17

Trang 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Trong thời đại hội nhập toàn cầu đã cho thấy ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là công cụ không thể thiếu đối với con người trong thế kỷ 21 Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới, nó đóng một vai trò không thể thiếu trong giao tiếp hay nghiên cứu trên mọi lĩnh vực Chính vì vậy việc dạy và học tiếng Anh ngày càng trở nên cấp thiết, nó trở thành môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục ở các cấp học và là môn thi bắt buộc trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở đất nước ta

Tuy nhiên đây là một môn học khá khó dạy và khó học, là một môn có đặc trưng rất riêng biệt so với các môn học khác, đòi hỏi cả người dạy và người học đều phải cố gắng tìm ra các phương pháp dạy – học hữu hiệu cho riêng mình Học sinh thấy môn học khó nên sinh ra tâm lý sợ hãi môn học và thấy chán với tiết học tiếng Anh Vậy, dạy và học như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất cho môn học quan trọng này? Đó là một câu hỏi rất lớn được đặt ra cho cả những người học và những người dạy bộ môn tiếng Anh

Trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng đã xác định

lộ trình đổi mới trong giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ mới Thứ nhất, phải “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế” Thứ hai, phải “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất

là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân” Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới giáo dục ở tất cả các môn học, các cấp học Giống như các môn học khác, bộ môn tiếng Anh đã và đang trên con đường đổi mới phương pháp giảng dạy và ít nhiều cũng đã thu được những thành quả nhất định Để thực hiện thành công một tiết dạy tiếng Anh, việc sử dụng phương pháp mới trong dạy học

là một vấn đề rất được quan tâm và việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng phương pháp mới vào nâng cao chất lượng giảng dạy môn học

Với kinh nghiệm giảng dạy bộ môn tiếng Anh trong chương trình giáo dục bậc THPT, bản thân tôi nhận thấy rõ những khó khăn trong việc nâng cao

Trang 4

chất lượng dạy và học tiếng Anh và sự cần thiết phải tạo hứng thú cho người học Trong bài nghiên cứu này tôi xin đưa ra một số trò chơi có thể áp dụng trong tiết dạy tiếng Anh lớp 10 để tạo một tiết học hiệu quả

2 Tên sáng kiến:

Sử dụng trò chơi trong dạy học tiếng Anh lớp 10.

3 Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Hoa

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Trung học phổ thông Ngô Gia Tự – Lập Thạch – Vĩnh Phúc

- Số điện thoại: 0973.451.811.

- Email: nguyenthihoa.gvtrieuthai@vinhphuc.edu.vn

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

- Sử dụng trò chơi trong giảng dạy tiếng Anh lớp 10 góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh để từ đó có thể tiến hành một tiết dạy có hiệu quả và học sinh được thực hành kĩ năng giao tiếp

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 20/08/ 2018 đến 20/5/2019

7 Mô tả bản chất của sáng kiến:

- Về nội dung của sáng kiến:

7.1 Cơ sở lí luận

Từ khi bắt đầu thực hiện việc cải cách giáo dục, phương pháp dạy học đã

có nhiều sự thay đổi Luật Giáo dục đã quy định tại điều 24.2 “Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng kỹ năng tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, nhằm tác động tới tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”

Việc lấy học sinh là trung tâm của quá trình dạy - học đã được áp dụng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập Có rất nhiều phương pháp dạy học mới đã được các thầy cô sử dụng cho học sinh như làm việc theo cặp, theo nhóm để luyện tập cũng như thảo luận để khám phá tìm tòi

Trang 5

tìm ra một vấn đề trong học tập Và việc áp dụng các trò chơi trong giảng dạy cũng đã được không ít thầy cô thực hiện

Kể từ năm 2008 Bộ giáo dục đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trên phạm vi cả nước Từ đó, nhằm xây dựng

một bầu không khí vui vẻ trong lớp học, trong công tác giảng dạy nói chung và giảng dạy bộ môn tiếng Anh nói riêng, các thầy cô đã rất tích cực trong việc kết hợp các trò chơi trong quá trình giảng dạy của mình

Trong chương trình tiếng Anh hiện nay, ngoài việc nắm được các kiến thức ngữ pháp, học sinh còn cần phát triển được các kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) Việc áp dụng các trò chơi trong dạy học góp phần tạo hứng thú cho học sinh Các trò chơi ngôn ngữ giúp cho tiết học sinh động hơn, hấp dẫn hơn và thực tế hơn Đây chính là nền tảng để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh

7.2 Cơ sở thực tiễn

Giờ học tiếng Anh sẽ khô khan, học sinh cảm thấy mệt mỏi, khó tiếp thu kiến thức nếu giờ học không được tổ chức một cách linh hoạt và sôi động Vì vậy việc lồng ghép các trò chơi ngôn ngữ vào giờ học tiếng Anh là rất cần thiết Các trò chơi được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích sẽ thúc đẩy sự tiếp thu của người học, giúp tiết học thành công hơn

Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh rất hứng thú với các trò chơi Những trò chơi không đơn thuần chỉ mang tính chất giải trí mà nó còn là cơ hội cho các

em học sinh được thể hiện khả năng của mình, được giao tiếp, được ôn lại kiến thức đã học mà được mở rộng tri thức Cũng thông qua các trò chơi này, giáo viên có thể kiểm tra kiến thức của học sinh và truyền tải kiến thức mới một cách

tự nhiên, không gò bó, không nặng nề và không gây áp lực cho người học

Tổ chức các trò chơi ghi điểm, phân loại thắng thua giữa các cá nhân, các

tổ, nhóm học sinh tạo không khí thi đua lành mạnh, giúp học sinh phát triển kĩ năng làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, nhóm Cũng từ đó người học có thói quen sử dụng ngoại ngữ một cách tích cực, không sợ hãi, né tránh

Trên thực tế tôi cũng đã áp dụng khá nhiều trò chơi ngôn ngữ trong các tiết học Các em học sinh rất hứng thú và tích cực với các hoạt động này Chúng giúp các em dễ học và dễ nhớ kiến thức hơn, từ đó các em hào hứng với môn học hơn

Trang 6

7.3 Thực trạng và Giải pháp thực hiện.

7.3.1 Thực trạng.

Tiếng Anh đã trở thành một môn học chính như các môn văn hóa khác Tuy nhiên nó vẫn là một môn học khó và không phải học sinh nào cũng có năng khiếu để tiếp thu nó một cách dễ dàng Đặc biệt là học sinh ở vùng núi, vùng nông thôn, các em không có môi trường giao tiếp tiếng Anh, tỷ lệ học yếu tiếng Anh là rất cao

Theo chương trình sách giáo khoa mới và phương pháp dạy học mới, đã

có nhiều học sinh yêu thích môn học nhưng chủ yếu là học sinh khá giỏi Đối tượng học sinh yếu còn nhiều, các em chưa nắm chắc kiến thức, chưa có phương pháp học phù hợp, học một cách thụ động Các em ngại thực hành trên lớp, sợ nói tiếng Anh, không làm bài tập về nhà, thụ động, chờ đợi kết quả của bạn mình đưa ra Thực tế này cho thấy đối tượng học sinh này không yêu thích môn học

Một số học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém, thiếu ý thức học tập, thiếu kiên nhẫn Nhiều em nhận thức chưa đúng về môn học, chưa hiểu hết tầm quan trọng của môn học trong thời kỳ hội nhập quốc tế chính vì vậy mà các em chưa nghiêm túc và cố gắng trong học tập

Đầu năm học 2018-2019 tôi nhận dạy hai lớp 10A5, và 10A6 Qua thực tế điều tra tôi thu được kết quả như sau:

Số

lượng

học

sinh

được

điều

tra

Mức độ yêu thích môn tiếng Anh Học lực môn tiếng Anh

Rất

thích

thường

Ghét/

S

S

S

S

S

S

S

S

57,

18

21,

65,

12, 2

Trang 7

7.3.2 Giải pháp thực hiện

Trong qúa trình giảng dạy, tôi luôn cố gắng tìm biện pháp để nâng cao chất lượng môn học, cố gắng lồng ghép các trò chơi ngôn ngữ trong các tiết học, tạo cho các em không khí thoải mái trong giờ học Tôi luôn xem đây là phương pháp dạy học mới thay thế cho những phương pháp cũ nhàm chán

Các trò chơi ngôn ngữ thực chất là các cuộc thi giữa các cá nhân, nhóm học sinh, nó đòi hỏi các em phải cạnh tranh, tư duy, đưa ra quyết định Chính vì vậy nó giúp các em linh hoạt hơn, nỗ lực hơn trong việc vận dụng các kiến thức

đã học một cách tự nhiên, không gò bó, không ép buộc Nó tạo bầu không khí vui vẻ trong lớp học, giúp các em hứng thú học tập hơn

Tôi đã áp dụng phương pháp dạy học mới này trong quá trình giảng dạy của mình và đã thu được kết quả khả quan Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm này nhằm giúp nâng cao chất lượng môn học, giúp các em học sinh đặc biệt là học sinh lớp 10 hứng thú và say mê học tập với môn học tiếng Anh

MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG TIẾT HỌC

Tùy vào từng nội dung, mục đích của bài học, tùy vào từng trình độ của học sinh mà chúng ta áp dụng các trò chơi khác nhau cho từng giai đoạn của tiết học khác nhau Việc áp dụng linh hoạt các trò chơi này sẽ giúp các em hứng thú học tập, chủ động lĩnh hội kiến thức, giúp tiết học thành công hơn Sau đây, tôi xin giới thiệu một số trò chơi cụ thể được áp dụng trong chương trình tiếng Anh lớp 10

a Car racing (Đua xe):

Đây là một trò chơi rất hay và hữu ích, giúp học sinh ôn luyện từ vựng hiệu quả Giáo viên có thể làm trên bảng hoặc chuẩn bị ở bảng phụ Kẻ ba đường thẳng để tạo ra hai đường đua song song và chia đường đua thành những ô chữ nhật bằng nhau (Học sinh có thể thực hiện trên giấy nháp) để chơi được lâu tùy theo thời gian cho phép bạn có thể kẻ thêm nhiều đường đua khác nhau

Ví dụ: Sau khi học hết Unit 1: FAMILY LIFE, giáo viên sử dụng trò chơi này để củng cố từ vựng của học sinh (từ mở đầu là từ vựng trong bài)

Ban đầu hai “tay đua” (ví dụ số 1 ghi “homemaker” còn số 2 ghi “wife”) sau đó bốc thăm đi trước sẽ ghi từ có chữ cái đầu của mình là chữ cái cuối của

từ của đối thủ, như ví dụ trên nếu II đi trước sẽ ghi từ có chữ “R” ở đầu (ví dụ

“rubbish” vào ô tiếp theo của mình vì ở trên từ “homemaker” có chữ cuối là

Trang 8

“r”, tương tự đến lượt I đi thì ghi từ “equal” , đến lượt II đi “laudry” (equal – laudry), đến lượt I đi “household” (rubbish – household) lần lượt như vậy trò chơi sẽ tạo thành hai chuỗi dích dắc, đan xen Cuộc đua sẽ kết thúc khi một tay đua bị “nổ lốp” tức là ghi sai từ, hay hết xăng (không tìm được từ tiếp theo nữa) Trò chơi này giáo viên có thể làm trọng tài, cho điểm và chia lớp thành hai đội đua với nhau hoặc hai cá nhân ở hai bên, hoặc một nam, một nữ Giáo viên có thể áp dụng trò chơi này khi bắt đầu hoặc kết thúc bài dạy hoặc để củng

cố trong các bài ôn tập.

Racer

I

homemaker equal household youth egg know study

Racer

II

wife rubbish laudry divide housework groceries washing-up

b Guessing word (Đoán chữ)

Đây là trò chơi giống như trong chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” tức là đoán chữ trong ô chữ nhưng hơi khác một chút Yêu cầu trò chơi này tối thiểu

có hai người chơi Người chủ trò (giáo viên hoặc một học sinh) lấy một cái tên hoặc từ theo một chủ đề cho trước rồi viết lên bảng hoặc ra giấy một số ô vuông tương ứng với số chữ cái của cái tên đó hoặc từ đó, người chơi sẽ đoán mỗi lần một chữ cái, nếu chữ cái đó có trong ô chữ thì chủ trò sẽ viết chữ cái ấy vào đúng vị trí Ai tìm ra tên thì người đó thắng Ngược lại sau năm lần đoán sai (Số lần là do người chủ trò và người chơi quy định) mà chưa tìm ra thì người chơi sẽ thua Có thể hai hay nhiều học sinh làm chủ trò thay nhau Ai thắng nhiều lần thì

sẽ thắng trong cuộc

Ví dụ: Tiết đầu tiên UNIT 7- CULTURAL DIVERSITY

Giáo viên làm chủ trò Giáo viên cho biết ô chữ mà hai học sinh chơi là một ô chữ gồm chín chữ cái, đây là từ thể hiện sự tồn tại của nhiều vật, nhiều yếu tố, nhiều hình thức khác nhau Giáo viên ghi chín ô chữ lên bảng.

Trang 9

Chẳng hạn người chơi I đoán trước là chữ “B” người chủ trò nói là không có chữ “B”, như vậy thì người thứ hai sẽ đến lượt, người thứ II đoán chữ

“E” người chủ trò nói có chữ “E” và viết vào đúng vị trí đúng trong ô chữ

E

Người II lại được tiếp tục đoán, nếu đoán đúng người chủ trò sẽ làm như trên, nếu đoán sai thì người I lại được đoán Cứ như thế cho đến khi tìm ra từ Trong trường hợp một trong hai người chơi đã biết chắc chắn đó là từ gì thì có thể nói với người chủ trò ngay và giành chiến thắng Còn nếu đoán sai cả từ sẽ

bị loại khỏi cuộc chơi và người còn lại sẽ tiếp tục đoán Nếu như cả hai cùng không đoán ra thì sẽ nhờ “cổ động viên” đoán ra từ đó Đây là một trò chơi rất vui và bổ ích, học sinh sẽ rất thích thú vì nó vừa gần gũi với các em vừa phát huy khả năng tư duy của chúng

c Slap the board (Vỗ bảng)

Giáo viên viết một số từ tiếng Anh lên bảng (có thể là từ mới hoặc từ cần luyện âm) Gọi hai nhóm lên bảng, mỗi nhóm từ bốn đến năm học sinh, yêu cầu hai nhóm đứng cách bảng một khoảng bằng nhau Giáo viên đọc to từ tiếng Anh bất kỳ trên bảng (hoặc từ tiếng Việt tương ứng) Lần lượt học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, tìm và vỗ vào từ được đọc Đội nào có nhiều người vỗ được vào

từ được gọi nhanh hơn sẽ là đội thắng cuộc

Ví dụ: Kiểm tra từ vựng UNIT 9- PRESERVING THE ENVIRONMENT

d Kim’s game

Chia lớp ra thành các nhóm Cho học sinh xem xét đồ vật, tranh vẽ, hoặc các từ trong một khoảng thời gian ngắn Yêu cầu học sinh không được viết mà chỉ ghi nhớ Cất các đồ vật, tranh vẽ, hoặc xóa từ đi Gọi đại diện các nhóm lên

forest

global waring

preserve protect

pollut e

Trang 10

bảng viết lại tên các đồ vật, tranh vẽ hoặc các từ vừa xem Nhóm nào nhớ được nhiều nhất thì thắng

Ví dụ: Để warm up phần SPEAKING của UNIT 5- INVENTIONS, cho học sinh quan sát hình ảnh về các phát minh hiện đại Sau đó cất hình ảnh đi và yêu cầu học sinh nhắc lại tên các phát minh vừa xem Nhóm nào nhớ được nhiều hơn sẽ thắng cuộc.

e Chinese whisper

Trò chơi này giúp giáo viên kiểm tra các mẫu câu, giúp rèn luyện kỹ năng nghe

và nói cho học sinh

Giáo viên chuẩn bị một số câu cần kiểm tra; chia lớp thành 2 nhóm Mỗi nhóm gồm 5 em xếp thành một hàng dọc Giáo viên gọi 2 em đứng đầu mỗi nhóm lên trên bảng và nói thì thầm một câu nào đó vào tai 2 bạn Sau khi nghe rõ câu nói của giáo viên, 2 học sinh này chạy về nhóm của mình và thì thầm vào tai bạn thứ hai, bạn này sau khi nghe được câu nói của bạn thứ nhất thì lại thì thầm với

Ngày đăng: 15/06/2021, 13:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w