Vận dụng kiến thức liên môn để làm rõ những tác hại của lũ lụt và đề xuất các giải pháp "Sống chung với lũ" ở địa phương em giúp giảm bớt thiệt hại về người và của.. Phá hủy vật chất: Lụ
Trang 1SỐNG CHUNG VỚI LŨ
I Tình huống cần giải quyết:
Vùng đ t H ng S n là m t huy n th ng xuyên n m trong khu v c đeấ ươ ơ ộ ệ ườ ằ ự
d a c a bão lũ, có nh ng tr n lũ l ch s 2002, 2009, 2010. G n đây nh t là: ọ ủ ữ ậ ị ử ầ ấ
TIN LŨ LỤT THÁNG 10 NĂM 2013 Báo cáo từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Hà Tĩnh cho hay, mưa vừa, mưa to đến rất to trong các ngày 15 và 16/10 đã làm ngập lụt ở 35 xã/thị trấn; và gây thiệt hại nặng nề cho các địa phương miền núi, riêng huyện Hương Sơn đã làm 4.450 nhà dân bị ngập Sơn Kim 1: 150 hộ, Sơn Kim 2: 600
hộ, thị trấn Tây Sơn: 30 hộ, Sơn Lĩnh: 100 hộ, Sơn Giang: 200 hộ, Sơn Quang
30 hộ, Sơn Ninh: 600 hộ, Sơn Thịnh 450 hộ, Sơn Hoà 400 hộ, Sơn Diệm 60
hộ, Sơn Bằng: 500 hộ, Sơn Trung: 1200 hộ, thị trấn Phố Châu: 300 hộ, Sơn Phúc: 10 hộ; trong đó 721 hộ phải sơ tán (Báo Hà Tĩnh ngày 17 tháng 10 năm 2013)
Trang 2Hậu quả lũ quét
Lũ ống tàn phá xã vùng cao
Trang 3Lũ lụt năm 2002 ở Hương Sơn
Trường THPT Nguyễn Khắc Viện, thuộc xã Sơn Bằng (Hương Sơn,
Hà Tĩnh), nước ngập ngang cổng
II Mục tiêu giải quyết tình huống:
Trang 4Vận dụng kiến thức liên môn để làm rõ những tác hại của lũ lụt và đề xuất các giải pháp "Sống chung với lũ" ở địa phương em giúp giảm bớt thiệt hại về người và của
III Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống
- Toán học: Tính toán độ dốc của cầu thang nhà chống lũ
- Địa lí: Sự xói mòn đất, môi trường sinh thái
- Vật lý: Lực đẩy Ác si mét, mặt phẳng nghiêng, sự nổi
- Công nghệ: Gieo trồng cây nông nghiệp, dự trữ thức ăn cho vật nuôi
- Hóa học: Xử lý nước sinh hoạt
- Sinh học: Thay đổi giống cây trồng phù hợp với vùng lũ
- Giáo dục công dân: Tuyên truyền mọi người phòng tránh thiệt hại của lũ gây ra
- Ứng dụng CNTT: Tìm kiếm trên google
IV Giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
1 Khái niệm lũ lụt:
Lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được đê bảo vệ
Lụt có thể xảy ra khi mực nước sông dâng cao do lũ lớn làm tràn ngập và phá hủy các công trình, nhà cửa
Lũ quét được hình thành khi một khối lượng nước khổng lồ được mang đến bởi những cơn mưa dông, bão hay bão nhiệt Nó cũng có thể được hình thành khi đập bị vỡ hay xả lũ đập một cách vội vàng với khối lượng xả hàng ngàn mét khối/giây (số lượng để tạo thành lũ quét còn tùy vào độ rộng và độ dốc
của con sông bên dưới đập)
Trang 5Lũ quét có thể xuất hiện trên diện rộng nhưng diện tích lũ quét càng rộng thì mức tàn phá sẽ càng kém do khối lượng nước bị phân tỏa ra chứ không tập trung gây thiệt hại
Lũ quét không xuất hiện ở khu vực đồng bằng hay có sông lớn Vì ở khu vực đồng bằng không có độ dốc cho nước chảy hoặc rất ít khiến cho nước từ cao
đổ xuống bị mất tốc độ chỉ có thể gây ngập chứ không cuốn được bất cứ thứ gì Còn ở khu vực có sông lớn cũng giống như ở đồng bằng con sông sẽ nhận và điều tiết lượng nước này nếu quá nhiều thì sông sẽ tràn bờ gây ra những đợt lũ thông thường chứ không tạo thành lũ quét vì nước di chuyển với tốc độ chậm hơn nhiều so với lũ quét
Lũ ống là hiện tượng thiên nhiên xảy ra trong mùa mưa và chỉ có ở miền núi Do địa hình trên bề mặt trái đất không bằng phẳng, ở miền núi có nhiều dãy đồi núi đan xen và kéo dài; giữa chúng là các thung lũng gắn liền với các khe, suối, sông nhỏ Tại những vị trí khe suối, sông nhỏ chảy qua hai bên sườn đồi núi thung lũng bị khép lại làm cho đường tiêu thoát nước bị hẹp dần và co thắt ở
1 điểm, đó là nơi thường sinh ra lũ ống Khi mưa ở thượng nguồn lớn, nước đổ
về nhiều; điểm co thắt không tiêu nước kịp làm cho nước dâng nhanh ở phía trên
và tạo dòng chảy xiết ở phía dưới eo co thắt sẽ sinh ra lũ ống Lũ ống gây nguy hại cả cho phía trên và phía dưới eo co thắt Phía trên bị nước ngập và dâng lên nhanh Phía dưới nước chảy xiết và sức tàn phá rất lớn
2 Hậu quả của lũ lụt:
2.1 Hậu quả đến cuộc sống con người và vật nuôi:
Ảnh hưởng đến nước sinh hoạt nói riêng và nguồn nước nói chung: Nước
bị ô nhiễm do nước mang theo các chất thải từ cống, rãnh, ao hồ tràn lên đường phố, nhà, khu vực các vòi nước công cộng, Gây khan hiếm nước uống và nhiều tình trạng khác
Trang 6Gây thương vong: Người và động vật bị chết đuối hoặc bị thượng do tai nan ngập nước gây ra
Gây bệnh cho người và động vật: Do vệ sinh kém, do các bệnh truyền nhiễm dựa vào nước để phán tán Trong điều kiện ấy, bệnh dịch dễ dàng nảy sinh
và lây lan, bởi đa số dịch bệnh đều truyền qua đường nước nhanh hơn là qua không khí, chẳng hạn như dịch tả, đau mắt đỏ…
2.2 Hậu quả thiệt hại về kinh tế:
Thiệt hại trong nông nghiệp: Gây ngập các khu vực trồng trọt nên có thể làm giảm năng suất, là nguyên nhân gây ra mất mùa, gây khan hiếm lương thực Nhiều loài thực vật không có khả năng chịu úng bị chết
Gây khó khăn cho nền kinh tế: Giảm "tức thời" các hoạt động du lịch, chi phí cho tái xây dựng, đồng thời đẩy mạnh việc tăng giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm…
Phá hủy vật chất: Lụt có thể làm hại, gây hư hỏng hay sập đổ hoàn toàn các công trình giao thông như cầu, cống, đường tàu, hệ thống thoát nước, nhà cửa…
3 Các giải pháp để "sống chung với lũ":
3.1 Nâng cao khả năng tự phòng chống lũ, lụt:
Nâng cao khả năng tự phòng chống lũ, lụt của từng hộ gia đình, nhất là nâng cao điều kiện an toàn nhà ở trong khu vực thường xuyên có lũ, lụt theo hướng: Đối với các hộ gia đình có điều kiện về kinh tế thì hướng dẫn, vận động
để các hộ dân xây dựng nhà ở cao tầng có sàn ở vượt mức ngập lụt; đối với các
hộ nghèo thì Nhà nước có chính sách hỗ trợ, kết hợp với các nguồn vốn huy động khác để các hộ dân xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo gian nhà ở kiên cố hoặc chòi phòng tránh lũ, lụt Xây dựng các nhà cộng đồng và tiến hành cải tạo, nâng cấp các công trình công cộng đã có như: trụ sở cơ quan, trường học, trạm y
Trang 7tế có chiều cao vượt mức ngập lụt để làm nơi tạm trú cho người dân khi có lũ, lụt
Nhà chòi tránh lũ
Nhà chòi cần được tính toán thiết kế cầu thang theo nguyên tắc của mặt phẳng nghiêng để giảm lực đẩy vật lên khi lũ cần kéo dài chiều dài và ngược lại, mặt cầu thang cần có độ nhám để tăng ma sát vì bão lũ kèm theo mưa nên cầu thang
dễ trơn, trượt Tùy theo mục đích của từng gia đình cần vận dụng công thức mặt
nghiêng, P là trọng lượng của vật, h là chiều cao, l là chiều dài của mặt phẳng nghiêng)
3.2 Kịp thời di chuyển các vật nặng, gia súc đến vùng cao hơn, kê gác các vật dụng.
Kê gác vật dụng
Di chuyển gia súc
Khi kê gác vật dụng lên các vật dụng khác như bàn, ghế, dường tủ cần chú ý đến lực đẩy Ác si mét khi vật chìm trong nước
Trang 83.3 Dự trữ lương thực, thực phẩm, các vật dựng cần thiết cho sinh hoạt trong những ngày lũ:
- Về người: Cần dự trữ các lương thực, thực phẩm như: Gạo, mì tôm, cá khô, rau cũ (có thể dự trữ lâu) ; các vật dụng cần thiết như: chăn, nước uống, đèn pin, băng cứu thương, radio để đảm bảo người dân không bị đói, rét trong những ngày lũ chưa rút
-Các vật dụng cần thiết cho con người trong ngày lũ
- Về gia súc: Vào vụ mùa hằng năm bà con nông dân thường thu gom rơm,
rạ phơi khô đưa về bảo quản trên chạn hoặc chất thành từng cây rơm to, cao đến mùa mưa lũ vừa có thức ăn cho gia súc, vừa được dùng làm vật liệu che phủ cho cây để vừa giữ ẩm cho gia súc, vừa bảo vệ môi trường Ngoài ra, bà con còn nghiền các loại lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn… để dự trữ trong những ngày lũ
Trang 9Nông dân đang thu gom rơm
Rơm, rạ được chất thành cây để bảo quản
Trang 10- Về gia cầm: Người dân thường chuẩn bị các vật dụng như bu,
chuồng lưu động (vừa nhỏ, gon) để tiện di chuyển và tránh rét
Chuồng nuôi gia cầm 3.4 Sử dụng các phương tiện hợp lý để di chuyển trong vùng lũ:
- Thuyền ba ván: Đây là phương tiện rất thuận lợi để di chuyển trong vùng
lũ có dòng chảy xiết Thuyền làm bằng gỗ nên đảm bảo nhẹ, độ nổi lớn Di chuyển linh hoạt Thuyền này có ưu thế hơn thuyền tôn là nếu không may bị lật thì thuyền vẫn nổi và là nơi để người ta bám vào
- Bè: Người dân thường kết bè bằng nhiều vật liệu nổi như: Tre nứa, cây chuối, can nhựa, săm ô tô, Bè di chuyển chậm, không di chuyển thuận lợi trong vùng lũ xiết
Bè Thuyền ba ván
3.5 Kịp thời khắc phục hậu quả ngay khi lũ rút:
Trang 11- Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm
vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ
- Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất như Cloramin B hoặc viên Aquatabs hoặc những hóa chất khác được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt
Vệ sinh sau lũ
- Nên dùng thêm giếng khoan và trước khi lũ đến lấy nilon, dây cao su buộc kín để sau lũ có thể lấy được nước trong ngay
3.6 Nhanh chóng ổn định sản xuất sau lũ:
Trang 12- Lũ khi xuất hiện có thể quét sạch thảm thực vật cũ dành chỗ cho thảm thực vật mới mọc lên Cũng như mang các chất màu mỡ từ trên cao xuống thấp bồi đắp cho thảm thực vật sống dưới thấp và đổ vào các con sông lớn để sau khi
lũ lụt sẽ tạo ra một lớp phù sa mới giúp cho thảm thực vật mọc tốt tươi hơn với lượng dinh dưỡng mới
- Để ổn định sớm sản xuất sau lũ người dân thường trồng các cây rau màu ngắn ngày như các loại rau, đậu…
- Kinh nghiệm của người nông dân là sau khi lũ lụt chính vụ vừa rút (cuối tháng 10 hàng năm) thì có thể xuống giống các loại rau lấy quả (cà chua, mướp đắng, đậu cô ve, bầu, bí ngồi ) Lúc đầu ươm giống rau nên chọn vùng đất cao ráo và có làm lưới che để tránh mưa gió Sau khi cây giống đã phát triển cứng cáp (khoảng sau 15 ngày gieo hạt) thì đưa cây giống ra trồng đại trà
3.7 Tuyên truyền về phòng chống lụt bão, lũ quét, nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó với thiên tai
- Tuyên truyền các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống lụt, bão: Luật Đê điều, Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão,…
- Tuyên truyền quan điểm chỉ đạo trong công tác phòng, chống lụt, bão của Huyện Hương Sơn là chủ động phòng, chống, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, có hiệu quả trong mọi tình huống có thể xảy ra; tuyên truyền kế hoạch, phương án phòng, chống lụt, bão, úng ngập, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương, cơ quan, đơn vị Chú trọng tuyên truyền các trọng điểm và vị trí xung yếu trên các tuyến đê, các điểm thường xuyên xảy ra úng ngập cục bộ ở địa phương, đơn vị
- Tuyên truyền, phổ biến về các loại hình thiên tai, những kiến thức cơ bản, phổ biến kinh nghiệm về phòng, chống lụt, bão, úng ngập; về tính chất, diễn biến bất thường của mưa, lũ, bão; vận động, tổ chức hướng dẫn cho nhân dân
Trang 13những biện pháp chủ động chuẩn bị, tự tổ chức phòng, chống lụt, bão úng ngập, giảm nhẹ thiên tai của địa phương theo phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm kịp thời xử lý các sự cố do lụt, bão gây ra ngay từ giờ đầu
- Tuyên truyền trách nhiệm của chính quyền, huyện, xã trong công tác quản lý và bảo vệ đê điều Kết hợp tuyên truyền với phát hiện kịp thời, kiên quyết vận động, ngăn chặn và tham mưu xử lý có hiệu quả ngay tại cơ sở những hành vi vi phạm Luật Đê điều, Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão, Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi,… từ khi mới phát sinh; đặc biệt là những địa phương, cơ quan, đơn vị ở ven đê
- Biểu dương và giới thiệu những kinh nghiệm của những địa phương, đơn
vị làm tốt công tác tuyên truyền và tổ chức tốt việc củng cố đê điều, xây dựng cơ
sở hạ tầng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão, úng ngập,…; đồng thời, phê phán những đơn vị, địa phương làm chưa tốt nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, lụt, bão, úng ngập
Tuyên truyền cho nhân dân cách phòng chống lũ lụt
Trang 14V Ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề:
Lũ lụt là hiện tượng tự nhiên không thể tránh được, trong những năm gần đây do biến đổi khí hậu, chặt phá rừng, xả lũ thủy điện nên tình hình lũ lụt rất bất thường với những nội dung trong chủ đề về "Sống chung với lũ" em nghĩ rằng
sẽ giúp phần nào giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra về người và của Quê em là vùng lũ sâu nhất của huyện Hương Sơn với kinh nghiệm phòng chống trên nên trong những đợt lũ lớn như 2002, 2009, 2010, 2013 không có thiệt hại về người cũng như tài sản lớn./