Tài liệu Đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang” doc

68 761 0
Tài liệu Đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang” doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn báo cáo Đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang” 1 MỤC LỤC Cây trồng .19 Cu 24 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Môi trường sống của chúng ta hiện nay đang ngày càng biến đối mạnh mẽ. Các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, hoạt động khai khoáng ngày càng tăng…, là nguyên nhân làm cho môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng, làm cho nhiệt độ trái đất tăng, lỗ thủng tầng ôzôn ngày càng lớn, mưa axít, nghịch đảo nhiệt Ô nhiễm môi trường, trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường đất đang là một vấn đề bức xúc của toàn cầu. Từ trước tới nay người ta thường coi môi trường tự nhiên có khả năng tự làm sạch, tuy nhiên nó cũng chỉ xảy ra ở một ngưỡng nhất định, nếu quá ngưỡng đó thì sẽ gây ra ô nhiễm. Trong quá trình sinh hoạt, sản xuất hầu hết các phế thải đều quay trở lại môi trường đất, nước dưới các hình thức khác nhau. Sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp nói chung đất nông nghiệp ở các làng nghề nói riêng là một trong những hiểm họa cho môi trường đất. Vấn đề ô nhiễm KLN trong đất đang diễn ra phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. 2 Trong môi trường nông nghiệp, đất đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi đất là đối tượng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các hoạt động sản xuất nông nghiệp đều diễn ra trên bề mặt đất, đặc biệt là các hoạt động trồng trọt, đất đóng vai trò là vật mang đối với cây trồng. Đối với Bắc Giang, một tỉnh miền núi có nhiều khó khăn, với phần đa dân số hoạt động trong nông nghiệp thì vai trò của đất càng trở nên quan trọng, quyết định đến thu nhập đời sống của người dân. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp bị suy giảm đáng kể cả về số lượng chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện tượng ô nhiễm từ chất thải của sinh hoạt, của hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang, có diện tích 98,105 ha được xây dựng trên địa bàn 2 xã Hồng Thái Hoàng Ninh thuộc huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang, với sự tập trung nhiều nghành sản xuất như sản xuất thiết bị xây dựng, sản xuất chế biến thực phẩm, tráng mạ kẽm kim loại, sản xuất dây cáp điện, sản phẩm nhựa cao cấp, chế tạo máy hàn điện, sản xuất thiết bị điện điện tử, sản xuất ôxýt kẽm, sản xuất mũ bảo hiểm phụ tùng xe máy, … thì nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp ở 2 xã khu vực xung quanh là rất lớn. Xuất phát từ những yêu cầu khoa học thực tiễn, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Hữu Thành chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang”. 2. Mục đích, yêu cầu phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích - Trên cơ sở nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp nước mặt của khu vực xung quanh khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang, đánh giá mức độ ô nhiễm chúng của đất. 3 - Đề xuất các giải pháp khắc phục 2.2. Yêu cầu Lấy mẫu tại các vùng đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của khu công nghiệp. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sự tích luỹ Pb, Cu, Zn, Cd trong đất nông nghiệp nước mặt xung quanh khu công nghiệp. 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Thực trạng môi trường Việt Nam Cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới, Việt Nam đang đối đầu với những vấn đề gay cấn do tài nguyên thiên nhiên bị thoái hóa sự xuống cấp của chất lượng môi trường. Sự chuyển đổi từ một nền kinh tế sản xuất tập trung sang một nền kinh tế hướng theo thị trường đã đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh, nhưng đồng thời nước ta cũng đang phải đối đầu với một số vấn đề nghiêm trọng, trong đó có vấn đề môi trường. 1.1. Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm. Đất bị ô nhiễm có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh, hoặc các tác nhân gây ô nhiễm: Do chất thải sinh hoạt, do hoạt động công nghiệp, do hoạt động nông nghiệp, do chất độc hoá học . Ô nhiễm đất sẽ làm đảo lộn cân bằng sinh thái, suy giảm các chất dinh dưỡng phá huỷ cấu trúc của đất, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm đất: 1.1.1. Ô nhiễm do chất thải công nghiệp Trong quá trình phát triển, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã đang gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải sinh hoạt gây ra. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp (KCN) trọng điểm ở thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m 3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD 5 (nhu cầu ôxy 5 sinh hoá), 1789 tấn COD (nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho kim loại nặng (KLN) [2]. Về ô nhiễm không khí, chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng 190.000 tấn dầu diezel. Như vậy đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO 2 , 4500 tấn NO 2 , 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO 2 , 13200 tấn Hydrocacbon 156 tấn Aldehyt. Tại Hà Nội, vào nhưng năm 1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (TCCP) khoảng 2 - 4 lần; xung quanh các nhà máy thuộc KCN Minh Khai – Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét nồng độ bụi cũng cao hơn TCCP 2-3 lần. Cũng tại KCN Thượng Đình, kết quả đo đạc các năm 1997-1998 cho thấy nồng độ SO 2 trong không khí vượt TCCP 2 - 4 lần[2]. Nhìn chung, tại thành phố Hồ Chí Minh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm 2010, nếu tất cả 74 KCN đều sử dụng hết diện tích, thì sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức lớn gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại .[2]. Các chất thải công nghiệp có thể ở dạng lỏng, khí hoặc rắn, có thể là chất vô cơ, hữu cơ, xà phòng, thuốc nhuộm, kiềm hay axít, …Đặc biệt nguy hiểm là các KLN như chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), asen (As), … 1.1.2. Ô nhiễm do phân hoá học Theo Báo cáo Hiện trạng Môi trường (BCHTMT) Việt Nam năm 2005, ở Việt Nam, 80% phân hoá học dành cho lúa, lượng NPK bón còn thấp. Năm 2000 toàn bộ phân bón cả nước qui ra đơn vị dinh dưỡng nguyên chất là 211.000 tấn, đến năm 2005 dự kiến khoảng 2.708.000 tấn. Nếu tính trên mỗi ha: Năm 2000 tổng lượng NPK đã bón là 171,5 kg/ha (tỷ lệ N: P 2 O 5 : K 2 O = 1 : 6 0,38 : 0,31); bình quân năm từ 2001 – 2003 đã bón 172,6 kg/ha (tỷ lệ N: P 2 O 5 : K 2 O = 1 : 0,55 : 0,36); dự kiến giai đoạn 2004 – 2005 bón khoảng hơn 300 kg/ha (tỷ lệ N: P 2 O 5 : K 2 O = 1 : 0,58 : 0,37) so với bình quân thế giới còn thấp. Lượng phân bón bình quân sử dụng cho 1 ha gieo trồng rất thấp, đặc biệt ở vùng trung du miền núi (khoảng 80 – 90 kg/ha), thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc, Nhật Bản Trung Quốc. Tuy chưa gây ra những tác động ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhưng việc bón phân vô cơ đơn độc, liên tục đã ảnh hưởng tới sự chua hoá ở tầng đất canh tác. Một số vùng sử dụng đạm nhiều có liên quan tới sự tích luỹ NO 3 - trong nước[3]. 1.1.3. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật Việc lạm dụng hoá chất thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp, canh tác không đúng kỹ thuật đang gây ô nhiễm suy thoái nhiều vùng đất trên phạm vi cả nước. Kết quả quan trắc cho thấy, một số vùng đất nông nghiệp bị ô nhiễm như là ở vùng rau thành phố Hồ Chí Minh, hàm lượng CO tầng đất mặt dao động từ 9,9 - 15 mg/kg, vượt ngưỡng cho phép về an toàn nông phẩm; Crom (Cr) tầng đất mặt đạt 23 - 59 mg/kg, vượt ngưỡng an toàn; vùng rau Hóc Môn hàm lượng chì (Pb) trong tầng đất mặt đạt 89 mg/kg, vượt ngưỡng cho phép; vùng Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội) bị phú dưỡng nitơ (NH4 dao động từ 30,29 - 102,2 mgN/kg; NO3 6,49 - 7,7 mgN/kg). ở gần Nhà máy Phân lân Văn Điển có sự phú dưỡng phốt pho, các KLN như Cd, Cu, Pb Zn đều xấp xỉ vượt ngưỡng cho phép [3]. Đa số các hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) phân huỷ trong nước rất chậm (từ 6 - 24 tháng), tạo ra dư lượng đáng kể ở trong đất. Trung bình có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun đã rớt xuống đất lôi cuốn vào chu trình đất - cây - động vật - người. Theo Lichtenstein (1961), 1 năm sau khi phun, DDT còn 80%, Lindan còn 60%, Aldrin còn 20%; sau 3 năm DDT 7 còn 50%, Aldrin còn 5%. Clo hữu cơ tồn tại trong đất từ 4 - 15 năm, cacbonat từ 1 - 2 năm[3]. 1.1.4. Ô nhiễm do chất độc hoá học Theo thống kê của chính phủ Mỹ, gần 50% diện tích rừng đất canh tác ở miền Nam Việt Nam đã bị rải chất độc hoá học từ 1 lần trở lên. Mỹ đã sử dụng 72 triệu lít chất làm rụng lá diệt cỏ có nồng độ cao, trong đó chất độc màu da cam có chứa dioxin chiếm 60%, chất trắng chiếm 13% chất xanh chiếm 27%. Cùng với 15 triệu tấn bom đạn cũng được thả xuống đã huỷ diệt hàng triệu ha rừng đất trồng trọt, nhiễm độc nhiều nguồn nước, gây tổn hại nghiêm trọng về số lượng chủng loại các sinh vật, về chế độ khí hậu thuỷ văn dòng chảy, đặc biệt gây hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ con người[3]. 1.2. Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm nước ven bờ ngày càng trở nên rõ rệt ở Việt Nam. Hạ lưu các con sông chính có chất lượng nước xấu, trong khi đó các ao, hồ, kênh mương nội thị thì đang nhanh chóng biến thành các bể chứa nước thải. Các tầng chứa nước dưới đất cũng có dấu hiệu ô nhiễm nhiễm mặn ở một vài nơi. Nước ven bờ cũng bị ô nhiễm do các nguồn ô nhiễm trên đất liền, các hoạt động xây dựng cảng, sự cố tràn dầu xói lở bờ biển. 1.2.1. Ô nhiễm nguồn nước mặt Nhìn chung chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt, nhưng vùng hạ lưu phần lớn đã bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng. Nguyên nhân là do nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải sinh hoạt không được xử lý đã đang thải trực tiếp ra các dòng sông. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4 + , tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. 8 Mạng quan trắc môi trường quốc gia đã tiến hành quan trắc ở 4 con sông chảy qua các khu đô thị chính của Việt Nam là sông Hồng (Hà Nội), sông Cấm (Hải Phòng), sông Hương (Huế) sông Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh). Kết quả cho thấy, giá trị đo được của 2 thông số ô nhiễm cơ bản là amôni (NH 4 + ) BOD dao động khá nhiều vượt mức TCCP về chất lượng nước loại A của Việt Nam một vài lần[3]. Tình trạng ô nhiễm càng trở nên trầm trọng hơn vào mùa khô, khi mà các dòng chảy sông ngòi hạ thấp. Ngày càng có nhiều các kênh, ngòi, mương ao hồ ở nội đô trở thành nơi chứa nước thải công nghiệp sinh hoạt. Hầu hết các hồ ở Hà Nội có lượng BOD rất cao. Tương tự, 4 sông nhỏ ở nội đô Hà Nội 5 con kênh ở thành phố Hồ Chí Minh có nồng độ DO rất thấp (0 - 2 mg/l), nồng độ BOD ở mức cao (50 - 200 mg/l)[4]. Một số điểm cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm KLN, coliform, HCBVTV, …Chỉ số coliform (MPN/100ml) tại một số sông lớn cũng đã vượt tiêu chuẩn cho phép loại A từ 1,5 – 6 lần [3]. 1.2.2. Ô nhiễm nguồn nước ngầm Nước ngầm là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, nông nghiệp công nghiệp. Chất lượng nước ngầm vẫn còn tốt, tuy vậy nhiều nơi đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Một nghiên cứu ở Hà Nội đã cảnh báo về tình hình ô nhiễm amôni trong nước ngầm ở phía Nam Hà Nội. Nồng độ amôni trong nước đã qua xử lý của 3 nhà máy nước cao hơn TCCP 2 - 8 lần. Các nhà khoa học ước tính với mức khai thác 700.000 m 3 /ngày như hiện nay sẽ dẫn đến nguy cơ hạ thấp mực nước ngầm kéo theo sự lún mặt đất hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ngầm sẽ phổ biến ở Hà Nội. Việc hạ thấp mực nước ngầm đã làm tăng sự xâm nhập của nước mặn, nước thải sinh hoạt nước thải công nghiệp, thậm chí gây ra lún đất. Ở vùng đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH), nồng độ nhiễm mặn cao hơn 3% đã thâm 9 nhập vào sâu hơn 60 km trong đất liền kéo đến tận phía Bắc Hải Dương Nam tỉnh Nam Định. Ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nước bị nhiễm mặn đã được ghi nhận trên một nửa diện tích cả vùng[4]. Suy thoái ô nhiễm nước ngầm xảy ra mạnh mẽ ở các khu vực đô thị, nhất là ở các thành phố lớn, các KCN, khu trồng cây công nghiệp cần nhiều nước sinh hoạt nước tưới. Ở vùng đồi núi, mặc dù mức độ ô nhiễm về nguồn nước còn chưa đáng lo ngại, nhưng đang có xu thế giảm dần trữ lượng hạ thấp mực nước ngầm do mất rừng. 1.2.3. Ô nhiễm nước biển ven biển Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (cao nhất là vùng ĐBSH ĐBSCL), nitrat, nitrit, coliform (chủ yếu là khu vực ĐBSCL), dầu kim loại kẽm. Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm rất lớn đến các vùng biển ven bờ, khoảng 30% hàng hoá cập tại các bến cảng là dầu. Các hoạt động khai thác ngoài khơi cũng tăng lên hàng năm. Từ năm 1996 đến năm 2002, sản xuất dầu thô tăng từ 8,8 lên 17 triệu tấn/năm. Mỗi năm có khoảng 772.000 tấn dầu bị rò rỉ ra vùng biển Đông từ các hoạt động khai thác dầu. Trong giai đoạn 1995 - 2002 có ít nhất 35 vụ tràn dầu lớn đã xảy ra trên biển. Uớc tính có khoảng 92.000 tấn dầu từ các sự cố tràn dầu này chảy ra môi trường biển ven biển[4]. 2. Nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng 2.1. Nghiên cứu kim loại nặng trên thế giới Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, KLN có nguồn gốc phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đất, thông thường hàm lượng kim loại hình thành trong đá macma lớn hơn trong các đá trầm tích (bảng 2.1). Sự phát thải của các nguyên tố KLN vào môi trường do hoạt động của con người (khai khoáng, công nghiệp, giao thông .) lớn hơn rất nhiều lần so với hoạt động của các quá trình tự nhiên (núi lửa, động đất, sạt lở .), đặc biệt là Pb, Zn, Cu. (bảng 2.2) 10 [...]... nghiệp xung quanh khu công nghiệp 1.4 Xác định pH, hàm lượng tổng số của Pb, Cu, Zn, trong nước mặt xung quanh khu công nghiệp 1.5 Đánh giá mức độ ô nhiễm Pb, Cu, Zn, trong đất nông nghiệp nước mặt xung quanh khu công nghiệp Đình Trám 1.6 Đề xuất một số biện pháp khắc phục ô nhiễm Pb, Cu, Zn, trong đất nước 2 Phương pháp nghiên cứu 2.1 Điều tra số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu tại các phòng ban... NGHIÊN CỨU 1 Nội dung nghiên cứu 1.1 Điều tra tình hình sản xuất xử lý môi trường của khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang 1.2 Xác định một số tính chất cơ bản của đất nghiên cứu - Thành phần cơ giới đất - pH đất - Hàm lượng chất hữu cơ trong đất (OM) - Dung tích trao đổi cation của đất (CEC) 1.3 Xác định hàm lượng tổng số dễ tiêu của các kim loại Pb, Cu, Zn, trong đất nông nghiệp xung quanh khu. .. nhiễm đất các nguồn nước mặt trong khu vực Hàm lượng Zn Pb trong đất chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải đã cao gấp 3 đến 10 lần so với vùng đối chứng Các KLN trong đất đã thể hiện xu thế tích luỹ cao ở các khu vực chịu ảnh hưởng của nước thải từ làng nghề Trong đó sự tích luỹ Pb, Zn Fe là rất đáng chú ý Hàm lượng Zn Pb đã ở mức báo động trong đất sản xuất nông nghiệp 25 26 PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ... Yên khu công nghiệp Đình Trám 2.2 Lấy mẫu đất lấy mẫu nước - Lấy mẫu đất mặt của đất sản xuất nông nghiệp có độ sâu khoảng 0 – 20 cm, theo tiêu chuẩn TCVN 5297 - 1995 - Lấy mẫu nước theo tiêu chuẩn TCVN 5944 – 1995 tiêu chuẩn TCVN 5996 – 1995 27 2.3 Phương pháp phân tích mẫu đất - Phân tích thành phần cơ giới đất: Phương pháp ống hút Robinson - Xác định pHH20 đất: Chiết đất theo tỷ lệ đất/ nước. .. được tích lũy (bảng 2.10) Hàm lượng Pb trong bụi không khí vào mùa khô khá cao (246 µg/m3), cao gấp đôi so với mùa mưa Hàm lượng các kim loại nặng khác như As, Cu, Mn tích luỹ trong đất cũng khá lớn theo tiêu chuẩn về hàm lượng các kim loại trong đấttrong không khí đã cho chúng ta thấy cần có sự cảnh báo về môi trường Bảng 2.10 Hàm lượng của các nguyên tố kim loại nặng trong bụi không khí một... nước mặt theo TCVN 5945 – 2005 2.7 Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 29 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở địa bàn khu công nghiệp Đình Trám 1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Khu công nghiệp Đình Trám có quy mô 98,105 ha, được xây dựng trên địa bàn 2 xã Hồng Thái Hoàng Ninh thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Ranh giới khu công nghiệp: - Phía Đông giáp khu. .. - 3,12 mg/kg với đất Bắc Kạn, từ 1,97 - 4,45 mg/kg với đất Thái Nguyên; hàm lượng As dao động từ 1,25 - 2,98 mg/kg ở đất Bắc Kạn từ 1,88 - 5,12 mg/kg ở đất Thái 21 Nguyên Hàm lượng các nguyên tố này trong đất càng lớn đối với các vùng gần đô thị, khu công nghiệp khu dân cư tập trung 2.2.2 Ô nhiễm KLN do hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, con người... Yên nói chung nằm trong vùng tương đối thấp so với địa hình tỉnh Bắc Giang vì địa hình của Bắc Giang thấp dần từ Bắc xuống Nam từ Tây sang Đông Khu công nghiệp Đình Trám - tỉnh Bắc Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, nơi tiếp giáp giữa vùng đồng bằng đồi núi thấp với độ cao trung bình 5,2 m so với mực nước biển Theo Báo cáo địa chất, công trình KCN Đình Trám gồm các lớp đất theo thứ tự từ... phố Bắc Giang đã có nhà máy nước công suất 20.000 m 3/ngày đêm do Chính phủ Australia tài trợ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Bắc Giang các vùng lân cận mới chỉ sử dụng 50 – 60% công suất thiết kế KCN Đình Trám sử dụng nước từ nhà máy này để cấp nước sinh hoạt sản xuất 2 Hiện trạng môi trường của KCN Đình Trám 2.1 Ô nhiễm do nước thải Nguồn gây ô nhiễm nước của KCN gồm 3 nguồn chính: Nước. .. gây nên sự ô nhiễm trên là do nước thải sinh hoạt, nước thải của các sông nhánh không được xử lý với lượng nước độc hại khoảng 600.000 m3/ngày với chất thải của khoảng 20.000 cơ sở sản xuất công nghiệp tác nhân ô nhiễm phân tán do các cơ sở công nghiệp nhỏ tiểu thủ công đều trực tiếp hoặc gián tiếp thải nước vào các dòng chảy kênh rạch Nhìn chung, đất ở vùng ngoại vi thành phố Hà Nội thành . văn báo cáo Đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang” 1 MỤC. Trên cơ sở nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt của khu vực xung quanh khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang, đánh giá

Ngày đăng: 13/12/2013, 14:15

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1. Hàm lượng của một số kim loại nặng trong một số loại đất đỏ                                                                                                        Đơn vị: mg/kg - Tài liệu Đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang” doc

Bảng 2.1..

Hàm lượng của một số kim loại nặng trong một số loại đất đỏ Đơn vị: mg/kg Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 2.5. Nồng độ thường thấy của cỏc KLN trong một số loại chế phẩm nụng nghiệp - Tài liệu Đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang” doc

Bảng 2.5..

Nồng độ thường thấy của cỏc KLN trong một số loại chế phẩm nụng nghiệp Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 2.7. Hàm lượng KLN ở tầng đất mặt trong một số loại đất ở Việt Nam - Tài liệu Đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang” doc

Bảng 2.7..

Hàm lượng KLN ở tầng đất mặt trong một số loại đất ở Việt Nam Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 2.8. Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất nụng nghiệp ở một số vựng của Việt Nam (mg/kg) - Tài liệu Đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang” doc

Bảng 2.8..

Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất nụng nghiệp ở một số vựng của Việt Nam (mg/kg) Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 4.4. Nồng độ cỏc chấ tụ nhiễm trong nước thải sinh hoạt KCN (mg/l) - Tài liệu Đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang” doc

Bảng 4.4..

Nồng độ cỏc chấ tụ nhiễm trong nước thải sinh hoạt KCN (mg/l) Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 4.8. Thụng tin chung về mẫu nước nghiờn cứu - Tài liệu Đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang” doc

Bảng 4.8..

Thụng tin chung về mẫu nước nghiờn cứu Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 4.9. Một số tớnh chất lý, hoỏ học của đất nghiờn cứu - Tài liệu Đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang” doc

Bảng 4.9..

Một số tớnh chất lý, hoỏ học của đất nghiờn cứu Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 4.10. Hàm lượng Cu, Pb, Zn tổng số trong đất nụng nghiệp khu vực nghiờn cứu - Tài liệu Đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang” doc

Bảng 4.10..

Hàm lượng Cu, Pb, Zn tổng số trong đất nụng nghiệp khu vực nghiờn cứu Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 4.11. Hàm lượng Cu, Pb, Zn dễ tiờu trong đất nghiờn cứu Mẫu - Tài liệu Đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang” doc

Bảng 4.11..

Hàm lượng Cu, Pb, Zn dễ tiờu trong đất nghiờn cứu Mẫu Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 4.13. Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong nước mặt khu vực nghiờn cứu - Tài liệu Đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang” doc

Bảng 4.13..

Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong nước mặt khu vực nghiờn cứu Xem tại trang 51 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan