1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Đề tài: “sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ” doc

40 1,3K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Trang 1

TIỂU LUẬN

Đề tài " sử dụng và bảo vệ tài nguyên

thiên nhiên"

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

NỘI DUNG 5

I Tài nguyên (resources) 5

1.1 Khái niệm tài nguyên 5

1.2 Khái niệm tài nguyên thiên nhiên 5

1.3 Phân loại tài nguyên 5

II Tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 6

2.1 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh học 6

2.1.1 Tài nguyên sinh học 6

2.1.2 Khai thác và bảo vệ tài nguyên sinh học 8

2.2 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng 8

2.2.1 Tài nguyên rừng 8

2.2.2 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng 13

2.3 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất 16

2.3.1 Tài nguyên đất 16

2.3.2 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất 16

2.4 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước 18

2.4.1 Tài nguyên nước 18

2.4.2 Khai thác và sử dụng tài nguyên nước 19

2.4.3 Các hoạt động quản lý tài nguyên nước 21

2.5 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản 23

2.5.1. Khái niệm về khoáng sản và phân loại 23

2.5.2. Các loại khoáng sản chính ở Việt Nam 24

2.5.3.  Nguồn lợi  từ khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản 25

Trang 3

2.6 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khí hậu 26

2.6.1 Khái niệm về khí hậu 26

2.6.2 Tài nguyên khí hậu 26

2.6.3 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khí hậu 27

2.6.4 Những hành động thiết thực bảo vệ tài nguyên khí hậu 28

2.7 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên biển 29

2.7.1 Tài nguyên biển 29

2.7.2 Khai thác và sử dụng tài nguyên biển 30

2.8 Khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng 30

2.8.1 Năng lượng gió 30

2.8.2 Năng lượng mặt trời 34

2.8.3 Tài nguyên mây và làm mưa nhân tạo 34

2.8.4 Tiềm năng năng lượng biển ở nước ta (theo tính toán củacác nhà khoa học Viện cơ học) 35

2.9 Chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường 36

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quan niệm trước đây cho rằng, môi trường là những yếu tố bao quanh và tácđộng lên con ngừời (cá thể hay cộng đồng) và sinh vật, cách nhìn nhận này làm chongười ta dễ ngộ nhận rằng mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệmột chiều: môi trường tác động tới con người và con người là một trung tâm tiếpnhận những tác động đó Thực ra, mỗi con người lại là một tác nhân tác động tới cácyếu tố chính trong môi trường mà nó đang tồn tại

Trong những năm gần đây, người ta có cái nhìn toàn diện hơn về mối quan hệgiữa con người và môi trường Con người sống trong môi trường không phải chỉ đểtồn tại như một sinh vật mà con người là một sinh vật đặc biệt biết tư duy, nhận thứcđược môi trường và biết tác động ngược lại các yếu tố môi trường để cùng tồn tại vàphát triển Con người sống trong môi trường không phải chỉ như một như một sinhvật, một bộ phận sinh học trong môi trường mà còn là một cá thể trong cộng đồng xãhội con người Con người ở đây vừa có ý nghĩa sinh học vừa có ý nghĩa xã hội học.Chính vì vậy, những vấn đề môi trường không thể giải quyêt bằng các biện pháp lý -hoá - sinh, kỹ thuật học, mà còn phải được xem xét và giải quyết dưới các góc độkhác nhau như kinh tế học, pháp luật, địa lý, kinh tế - xã hội

Để tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội, con người khai thác tài nguyên môitrường để phục vụ cuộc sống, các nguồn tài nguyên được khai thác và sử dụng trênquy mô rộng trong tất cả các ngành nghề để tạo công ăn việc làm Những tác độngcủa các hoạt động sản xuất và tiêu dùng, đặc biệt là tác động của các ngành côngnghiệp không nhỏ đối với môi trường cùng với đà tăng dân số mãnh liệt, tài nguyênmôi trường bị khai thác triệt để, tuỳ tiện đang trở nên cạn kiệt đến mức mức báođộng làm thế cân bằng sinh thái bị vi phạm nghiêm trọng trên diện rộng, trên toànthế giới Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái ngày càng trầm trọng về số lượng vàchất lượng, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra trên quy mô lớn, chất lượng cuộcsống con người bị đe doạ…

Công tác quản lí môi trường của nước ta còn nhiều bất cập, hạn chế Do đó,bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên đã trở thành một vấn đề hết sức quan trọng,một trong những mục tiêu chính nằm trong các chính sách chiến lược của các quốcgia Ngày nay, vấn đề môi trường đã nổi lên như một lĩnh vực kinh tế, được đề cậpđến trong mọi hoạt động của xã hội, trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế

Ở Việt Nam, để thực hiện thắng lợi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,xây dựng đất nước có kinh tế phát triển, tạo nhiều việc làm cho người dân, thì phảihai thác có hiệu quả nguồn lực trong nước, đưa tiến bộ kỹ thuật mới, đặc biệt là các

Trang 5

thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất đồng thời cân phải có những chínhsách nghiên cứu, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

Trên cơ sở thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài: “sử dụng và bảo vệ tài nguyên

thiên nhiên ” làm đề tài tiểu luận Hy vọng đề tài này sẽ giúp cho tôi hiểu thêm về

vai trò to lớn của việc nghiên cứu sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong phát triểnkinh tế và xã hội của chúng ta hiện nay

Trang 6

NỘI DUNGI Tài nguyên (resources)

1.1 Khái niệm tài nguyên

Tài nguyên là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hìnhthành và phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người Các dạng vật chấtnày cung cấp nguyên-nhiên vật liệu, hỗ trợ và phục phụ cho các nhu cầu phát triểnkinh tế, xã hội của con người

1.2 Khái niệm tài nguyên thiên nhiên

TNTN là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành và tồn tại trongtự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống

1.3 Phân loại tài nguyên

Người ta phân loại tài nguyên như sau:

Theo quan hệ với con người: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội Theo phương thức và khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo, tài nguyên không

tái tạo

Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài

nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnhquan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin

Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai loại: tài nguyên tái tạo và tài

nguyên không tái tạo

Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v ) là tài nguyên có thể tự duytrì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý Tuy nhiên,nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạođược Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá,bạc màu, xói mòn v.v

Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặcbiến đổi sau quá trình sử dụng Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thểcạn kiệt sau khi khai thác Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêudiệt của các loài sinh vật quý hiếm

Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên tái tạo đặc

biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội,tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi giá trị củanhiều loại tài nguyên Nhiều tài nguyên cạn kiệt trở nên quý hiếm; nhiều loại tàinguyên giá trị cao trước đây nay trở thành phổ biến, giá rẻ do tìm được phương pháp

Trang 7

chế biến hiệu quả hơn, hoặc được thay thế bằng loại khác Vai trò và giá trị của tàinguyên thông tin, văn hoá lịch sử đang tăng lên

II Tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên2.1 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh học

2.1.1 Tài nguyên sinh học

2.1.1.1 Tài nguyên sinh học trên thế giới

Tài nguyên sinh học hay đa dạng sinh học là tất cả các loài động vật, thực vậtvà vi sinh vật sống hoang dại, tự nhiên trong rừng, trong đất và trong các vực nước.Sự phát sinh và phát triển của chúng trên trái đất đã đóng góp cho sự tiến hóa củasinh quyển, đồng thời lại là nguồn sống của con người

Theo tài liệu mới nhất thì chúng ta đã biết và mô tả 1,74 triệu loài và dự đoánsố loài có thể lên đến 14 triệu loài Trong số 1,7 triệu loài đã

mô tả có 4.000 loài vi khuẩn, 80.000 loài nhân thật (Protista gồm động vật nguyênsinh, tảo), 1.320.000 loài động vật, 70.000 loài nấm và 270.000 loài thực vật

Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới Mặc dù rừng nhiệt đới chỉchiếm 7% diện tích mặt đất và khoảng 2% diện tích bề mặt hành tinh, chúng chứahơn 1/2 loài trên thế giới

Bảng 2.1 Bảng số liệu tài nguyên sinh học thế giới

2.1.1.2 Tài nguyên sinh học ở Việt Nam

Nước ta rất phong phú và đa dạng động thực vật hoang dã đặc trưng cho vùngnhiệt đới gió mùa Theo các tài liệu đã công bố, hệ thực vật nước ta gồm khoảng10.084 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài rêu và 600 loài nấm, trong đócó tới 2.300 loài đã được nhân dân sử dụng làm lương thực, thực phẩm, dược phẩm,làm thức ăn gia súc, lấy gỗ, tinh dầu, các nguyên vật liệu khác hay làm củi đun

Trang 8

Hệ thực vật Việt Nam có độ đặc hữucao Phần lớn số loài đặc hữu này (10%) tậptrung ở bốn khu vực chính: khu vực núi caoHoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi caoNgọc Linh ở miền Trung, cao nguyên LâmViên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở BắcTrung Bộ

Tình trạng hiện nay của một số loài gỗquí như Gõ đỏ, Gụ mật, nhiều loài cây làmthuốc như Hoàng Liên chân gà, Ba kích, Thậm chí có nhiều loài đã trở nên rất hiếm haycó nguy cơ tuyệt chủng như Hoàng đàn, Cẩm lai, Pơ mu,

Khu hệ động vật cũng hết sứcphong phú Hiện đã thống kê được 275loài và phân loài thú, 828 loài chim, 180loài bò sát, 80 loài ếch nhái, khoảng 500loài cá nước ngọt và 2.000 loài cá biểnvà hàng vạn loài động vật không xươngsống ở cạn, ở biển và nước ngọt

Thực vật Thú Chim Bò sát,

lưỡng cư

CáNước ngọt

NướcmặnSố lượng loài đã biết 14.500 300 830 400 550 2000Số lượng loài bị mất dần 500 96 57 62 90Trong đó, số lượng loài có

nguy cơ tuyệt chủng

100 62 29

Động vật giới Việt Nam có nhiều loài là đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu Có rất nhiều loài động vật có giá trịthực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như voi, Tê giác, Bò rừng, Hổ,Báo, Voọc vá, Voọc xám, Trĩ, Sếu, Cò quắm

Trong vùng phụ Đông Dương (phân vùng theo địa lý động vật) có 21 loài khỉthì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài đặc hữu của vùng phụ này Có 49 loàichim đặc hữu cho vùng phụ thì ở Việt Nam có 33 loài, trong đó có 11 loài là đặc hữu

Bảng 2.2 Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật

Hình 2.1 Sao laPseudoryx nghetinhensis

Hình 2.2 Tê giácRhinoceros sondaicus annamiticus

Trang 9

của Việt Nam; trong khi Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Hải Nam mỗi nơi chỉ có 2loài, Lào 1 loài và Campuchia không có loài đặc hữu nào.

2.1.2 Khai thác và bảo vệ tài nguyên sinh học

Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước tacũng bị giảm sút rõ rệt Vùng biển Tây Nam, nơi có nguồn hải sản rất lớn thì sảnlượng đánh bắt cá, tôm cũng giảm sút đáng kể Đó là hậu quả của:

- Sự khai thác quá mức - Tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển.Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh học

+ Ban hành “Sách đỏ Việt Nam, Quy định khai thác và bảo vệ tài nguyên

sinh học, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất hợp lý

Bảo vệ đa dạng sinh vật: + Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiênnhiên Năm 1986 cả nước có 87 khu với 7 vườn quốc gia Đến năm 2007 cả nước có30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên và bảo tồn loài - sinh cảnh, 6 khu đượcUNECO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới Ban hành "Sách đỏ ViệtNam": Để bảo vệ nguồn gen động - thực vật quí hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đãcó 360 loài thực vật và 350 loài động vật thuộc loại quí hiếm được đưa vào "Sách đỏViệt Nam" Trong "Sách đỏ Việt Nam" cũng đã qui định danh sách 38 loài cá nướcngọt và 37 loài cá biển, 59 loài động vật không xương sống cần được bảo vệ

+ Để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật, Nhà nước đã ban hànhcác qui định trong khai thác: Cấm khai thác gỗ quí, khai thác gỗ trong rừng cấm,rừng non, gây cháy rừng; Cấm săn bắn động vật trái phép; Cấm dùng chất nổ đánhbắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột; Cấm gây độc hại cho môi trường nước

2.2 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng

2.2.1.1 Tài nguyên rừng trên thế giới.

Hiện nay còn khoảng 38,8 triệu km2 chiếm khoảng 30% bền mặt trái đất.Trong số 38,8 triệu km2 rừng thế giới có 36,92 triệu km2 rừng tự nhiên (95%) và 1,87triệu km2 (5%) rừng trồng

Trang 10

Bảng 2.3 Diện tích một số loại rừng trên thế giới

Diện tích rừng bình quân thế giới trên đầu người là 0,6 ha/người Tuy nhiêncó sự sai khác lớn giữa các quốc gia

Châu Á có có diện tích rừng trên đầu người thấp nhất, trong khi đó Châu Đạidương và Nam Mỹ có một diện tích rừng đáng kể trên đầu người Chỉ có 22 quốc giacó trên 3 ha rừng trên đầu người và cũng chỉ có 5% dân số thế giới sống trong cácquốc gia đó hầu hết là ở Braxil và Liên Xô cũ Trái lại ¾ dân số thế giới sống trongcác quốc gia có diện tích rừng trên đầu người nhỏ hơn 0,5 ha, phần lớn ở các quốcgia có dân số đông như ở Châu Á và Châu Âu (Nguồn FRA 2000)

Hiện nay rừng nhiệt đới chỉ còn khoảng 50% diện tích so với trước đây Đấtrừng giảm tới 38%, từ 115 xuống còn 71 triệu ha Rừng ở Châu Phi giảm 23%, từ901 triệu ha xuống còn 690 triệu ha trong khoảng thời gian từ 1950 đến 1983

Theo FRA 2000 (Forest Resources Assessment 2000) có khoảng 178 triệu harừng trồng chiếm 5% diện tích rừng thế giới Châu Á chiếm tỷ lệ lớn nhất với 62%rừng trồng thế giới 10 quốc gia chiếm tỷ lệ lớn nhất về rừng trồng thế giới là TrungQuốc, Ấn Độ, Liên Bang Nga, Mỹ, Nhật Bản, Indonesia, Brazil, Thái Lan, Ukrainavà Cộng Hoà Iran (chiếm khoảng 80%) Các quốc gia còn lại chiếm khoảng 20%

2.2.1.2 Tài nguyên rừng ở Việt Nam

Nằm trong vùng thuộc khu hệ rừng mưa nhiệt đới, rừng nước ta nổi tiếng vềtài nguyên gỗ, nhất là đặc sản có giá trị Tuy nhiên, Việt Nam cũng có tình trạngchung như những nước đang phát triển khác, diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng.Theo bản đồ rừng của Maurand vào năm 1945 thì nước ta có 14,352 triệu ha rừng,chiếm tỷ lệ 43,8% so với diện tích tự nhiên

Theo số liệu điều tra của viện qui hoạch rừng thì đến năm 1975 còn 9,5 triệuha rừng, chiếm 29,1% diện tích tự nhiên, đến năm 1981 còn 7,4 triệu, chiếm 24%,đến năm 1989 có 9,3 triệu, trong đó có những rừng mới trồng

Bảng 2.4 Diện tích rừng so với diện tích đất tự nhiên ở Việt Nam

STT Khu vực Diện tích đất tự

nhiên (1000 ha)

Diện tích rừng(1000 ha)

Tỷ lệ % diện tíchrừng/đất tự nhiên (%)

Trang 11

2 Trung Bộ 14.754 6580 44,6

(Theo Maurand, 1945)

Các kiểu rừng chính ở Việt Nam

Điều kiện tự nhiên khí hậu và các nhân tố khác đã tạo cho cây rừng sinhtrưởng và phát triển quanh năm, thảm thực vật rừng phong phú đa dạng với nhiềukiểu rừng Theo các nhà Lâm nghiệp, người ta chia ra các kiểu rừng sau : (Báo cáovề hiện trạng môi trường Việt Nam năm 1994, Cục Môi trường)

* Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới

Còn gọi là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới ẩm, kiểu rừng này thường gặptrên các vùng núi cao, dưới 800 m ở phía Bắc, cao trên 1000 m ở phía Nam, là kiểu

rừng hỗn loài thuộc họ quen thuộc ở vùng nhiệt đới như họ Đậu (Papilionoideae), họDầu (Dipterocarpaceae), chúng phát triển tươi tốt thành nhiều tầng với nhiều năm

tuổi khác nhau Ở kiểu rừng này còn có rất nhiều thực vật phụ sinh như phong lan vàcây dây leo thân cỏ (song mây) và thân gỗ

Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới có năng suất sinh học rất cao, và có nhiềuloài gỗ quí Sự thuận lợi về môi trường, phong phú về thức ăn đã tạo ra một quần thểđộng vật phong phú về chủng loại và số lượng

* Rừng khộp

Còn gọi là rừng thưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới rụng lá, thường thấy ở miềnNam tại các vùng có độ cao dưới 1000 m Thành phần gồm cây rụng lá xen lẫn câythường xanh ở mức độ khác nhau

Trên nhiều vùng đất bằng phẳng ở Tây Nguyên thường đọng nước trong mùamưa, và cạn nước trong mùa khô, thêm vào đó lửa rừng tàn phá thường xuất hiệnrừng Khộp nghèo với vài loài cây họ Dầu mọc thưa thớt, sinh trưởng chậm

Trên sườn dốc, nơi có tầng đất sâu hơn hoặc có nước tương đối thuận lợi hơn,nhất là ở vùng đất đỏ bazalt và ven sông suối thường xuất hiện rừng khộp giàu có,thành phần loài phong phú, cây mọc dầy thành nhiều tầng xanh tươi, cho nhiều gỗcứng, gỗ quí với kích thước lớn như : Giáng hương, Trắc, Cẩm lai, Gụ, Mun vànhiều loài gỗ Sao, Dầu

Rừng khộp là nơi tập trung của nhiều loài thú nổi tiếng vùng Châu Á như:Hươu, Nai, Voi, Khỉ, Vượn trong đó có các loài thú quí hiếm của thế giới như Bòxám Cuprey, Tê Giác

Trang 12

Rừng khộp nghèo để tạo thành đồng cỏ chăn nuôi Đất rừng khộp giàu để pháttriển cây công nghiệp, cây lương thực và cây ăn trái Ở rừng này, người ta thườngáp dụng lối canh tác nông lâm kết hợp.

* Rừng lá kim

Ở các vùng cao trên 1000 m ở phía Nam thích hợp với các loài thực vật lá kim(Tùng, Bách, Thông 2 lá, Thông 3 lá) đã tạo nên những cánh rừng bạt ngàn trên caonguyên Lâm Đồng Tùy theo độ cao và chế độ ẩm cụ thể mà rừng thông có thể xenlẫn với cây lá rộng của rừng Khộp hoặc của rừng thường xanh Á nhiệt đới

Rừng thông ở đây cung cấp gỗ xây dựng, gỗ gia dụng, làm bột giấy Nhựathông dùng để chế biến colofan, dầu thông, nhiều loại hóa chất khác nhau là nhữngmặt hàng xuất khẩu có giá trị cao Ở dưới tán rừng thông hoặc xen kẻ với cây côngnghiệp, cây thuốc, cây ăn trái hoặc các đồng cỏ chăn nuôi

Ở các vùng cao trên 1500 m thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn cũng có rừng lákim, nhưng khu vực nhỏ hơn, thường gặp là thông, Pơmu là loại quí

* Rừng thường xanh lá rộng Á nhiệt đới

Thường gặp ở các vùng núi cao trên 800 m ở phía Bắc, phần lớn gồm các cây

hiện diện thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Long Não (Lauraceae), họ Thạch Nam(Ericaceae) và các cây Tre, Nứa (họ Poaceae) thực vật phụ sinh phát triển mạnh,thường là Phong lan (Orchidaceae), ráng đuôi phụng, ráng tổ rồng (Polypodiaceae)và các cây Thảo quả (họ Zingiberaceae) Ở vùng rừng này, người ta thường trồngnhững cây thuốc như: Đỗ Trọng (họ Eucommiaceae), Quế (họ Lauraceae), Nhânsâm (họ Araliaceae)

* Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi

Thành phần thực vật trên núi đá vôi khá phong phú, chủ yếu là rừng thườngxanh, cây rụng lá chiếm tỷ lệ nhỏ Các loài cây đặc hữu của vùng này gồm : Nghiến

(họ Tilliaceae), cây Kim giao (họ Podocarpaceae), cây Trai ly (họ Clusiaceae) là

những loại gỗ quí, thường chúng có đặc điểm chung là ưa Calci, chịu hạn, ít chịuchua Nhiều loài vừa có bộ rễ phát triển sâu, vừa có khả năng kiềm chế thoát nướctrên mặt lá Nhưng cũng có những loài rễ cạn, chúng sinh trưởng nhanh trong mùamưa ẩm và rụng lá vào mùa khô Nơi gần đầu nguồn do hang động đưa nước từ nơikhác đến, nên chúng ta thường gặp cây nhiệt đới thường xanh và Tre, Trúc Rừngnày thích hợp cho các loài vật cần hang động để lẫn trốn thú dữ như: Sơn dương, khỉ,vượn Đây là loại rừng đặc sắc đối với con người vì nơi đây còn giữ lại nhiều nguồngen, quí, có giá trị cao trong nghiên cứu khoa học, rừng quốc gia Cúc Phương đượcthành lập theo kiểu này

* Rừng ngập mặn ở Việt Nam

Trang 13

Việt Nam có bờbiển dài 3200 km với nhiềucửa sông giàu phù sa, nênrừng ngập mặn sinh trưởngtốt, đặc biệt là bán đảo CàMau (tỉnh Cà Mau).

Trước năm 1945, ởCà Mau có trên 150.000 harừng già, cây to cao, trongtổng số 400.000 ha rừngngập mặn của cả nước.Nhưng trong thời gianchiến tranh từ năm 1962 đến 1971, chất độc hóa học của Mỹ đã hủydiệt nhiều khu rừng rộng lớn ở Cà Mauvà huyện Cần Giờ (TP.HCM)

Sau chiến tranh, Bộ LâmNghiệp đã cố gắng phục hồi, có kếhoạch chỉ đạo trồng lại rừng ngập mặn,nhưng do nhiều cơ quan và nhân dânlại phá rừng làm đầm nuôi tôm nêndiện tích rừng ngập mặn bị thu hẹpnhanh chóng

Theo GS Phan NguyênHồng thì rừng ngập mặn ở ViệtNam có khoảng hơn 50 loài cây,phân bố không giống nhau ở cáckhu vực ven biển Có 4 khu vựcchủ yếu như sau :

- Khu vực ven biển ĐôngBắc từ Móng Cái (Quảng Ninh)đến Đồ Sơn (Hải Phòng) Rừngngập mặn phát triển nhờ các đảo che chắn ở phía ngoài Các loài cây chủ yếu là :đước, vẹt, vẹt dìa, sú mấm Do có mùa Đông lạnh nên cây chỉ cao từ 1,5 m đến 7 m

- Khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ từ Đồ Sơn đến Cửa Lạch Trường(Thanh Hóa) Tuy có các bãi bồi rộng, giàu phù sa, nhưng ở đây bãi biển trống trãi,

Hình 2.3 Rừng Sác – Rứng ngập mặn Cần giờ

Hình 2.4 Cháy rừng

Hình 2.5 Chặt phá rừng

Trang 14

không có các đảo che chắn gió nên chỉ có một ít rừng ngập mặn trong các cửa sông,với các loài ưa nước lợ như: bần, vẹt dìa, sú, ô rô Bần có kích thước khá lớn, cao từ8 m đến 12 m, đường kính từ 15 đến 25 cm.

- Khu vực ven biển miền Trung : kéo dài từ Lạch Trường đến Vũng Tàu.Bãi bồi hẹp, ít phù sa do bờ biển dốc, nhiều gió bão nên chỉ có những dãi rừnghẹp ở phía trong các cửa sông, chủ yếu là các cây nhỏ, cây bụi, gồm có đước, đưng,vẹt, sú, mấm

- Khu vực Nam Bộ từ Vũng Tàu đến Hà Tiên :Nơi đây có nhiều bãi bồi rộng, giàu phù sa, do hệ thống sông Đồng Nai, CửuLong cung cấp, ít gió bão nên rừng ngập mặn phát triển tốt, nhất là ở Cà Mau Rừngcó nhiều loài cây như : đước, dưng, vẹt, dà, mấm, dừa nước Chúng ta có các rừngngập mặn ở các tỉnh : Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau và huyệnCần Giờ (TP.HCM) Riêng tỉnh Bến Tre, các rừng ngập mặn ở huyện Bình Đại,Thạnh Phú, sau thời gian chiến tranh, đến nay phần lớn là rừng trồng mới, và mangtính cách rừng phòng hộ môi trường hơn là kinh tế, còn ở rừng ngập mặn Ba Tri cósân chim Mỹ Hòa, khá phong phú về giống loài động vật và thực vật : về thực vật có59 loài, trong đó có 39 loài thực vật trồng và 20 loài hoang dại, tất cả thuộc 33 họ(Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1996), và 84 loài chim thuộc 35 họ (Trần Thanh Tòng,1996)

2.2.2 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng

Thành quả lớn nhất trong lĩnh vực lâm nghiệp đạt được trong những năm vừaqua là vốn rừng được giữ vững và phát triển Tổng diện tích rừng theo kiểm kê côngbố năm 2000 đạt 10,9 triệu ha, tăng 1,8 triệu ha so với năm 1990, tỷ lệ che phủ rừngđã tăng từ 27,7% năm 1990 lên 32,2% năm 2000 và 35,8% năm 2002 Sở dĩ đạt đượckết quả như vậy, một mặt do công tác trồng rừng mới, khoanh nuôi rừng, tái sinhrừng được chú trọng Mặt khác, chủ trương đóng cửa rừng, bảo vệ rừng và phát triểnvốn rừng đã được thực hiện nghiêm túc trên cả nước Thực hiện chủ trương này củaNhà nước, phần lớn các đơn vị lâm trường quốc doanh, các hộ gia đình đã chuyển từkhai thác rừng sang nhiệm vụ trồng, bảo vệ rừng và làm dịch vụ lâm nghiệp Nhiệmvụ khai thác gỗ giảm đến mức tối đa, công tác trồng rừng phát triển Từ năm 1990đến năm 2000 cả nước đã trồng được 1.939 nghìn ha rừng tập trung, bình quân mỗinăm trồng được 176 nghìn ha Trong đó giai đoạn 1990-1995 trồng được 743 nghìnha, bình quân mỗi năm 149 nghìn ha; giai đoạn 1996-2000 trồng 1.096 nghìn ha, mỗinăm trồng 219 nghìn ha

Biểu 2.5 Diện tích rừng trồng tập trung 1990-2000

Trang 15

(1000 ha) (Năm trước 100%)

Nguồn số liệu: Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 1991-2000

Giá trị sản xuất lâm nghiệp từ năm 1991-2000 tăng bình quân mỗi năm 1,2%.Tuy tăng chậm hơn so với các hoạt động kinh tế khác nhưng cơ cấu giá trị sản lượngngành lâm nghiệp những năm qua đã biến đổi theo chiều hướng tích cực Giá trị sảnxuất do hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi, tái sinh và bảo vệ rừng ngày càng lớn.Giá trị lâm sản khai thác từ rừng trồng cũng đã tăng dần trong một số năm gần đây

Trong khoảng 10 năm (1990-2000) sản lượng gỗ khai thác nước ta đạt 29,6triệu m3, bình quân mỗi năm khai thác 2,68 triệu m3 Do chủ trương đóng cửa rừngđã hạn chế được tình trạng chặt phá rừng nên sản lượng củi khai thác những năm gầnđây đã giảm từ 32 triệu ste năm 1990 xuống còn 24 triệu ste năm 2000 Việc khaithác gỗ, củi phục vụ cho nhu cầu thiết yếu như: nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ (xembiểu 3)

Biểu 2.6 Sản lượng gỗ khai thác 1990 - 2000

(1000 tấn)

Chỉ số phát triển(Năm trước 100%)

Trang 16

2000 2050,0 96,6

Nguồn số liệu: Tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam 1991-2000

Tuy nhiên, hiện nay rừng ngập mặn bị tàn phá nhiều để lấy đất làm đầm nuôitôm, hoặc lấy gỗ, củi Rừng đã và đang suy thoái nghiêm trọng, chính nó đã gâyảnh hưởng xấu cho nhân dân khi có thiên tai hoặc khí hậu thay đổi Ở Việt Nam,những nguồn tài nguyên rừng ngập mặn đã được sử dụng bởi nhân dân sống trongvùng biển nhiều thế kỷ không gây ra sự mất cân bằng sinh thái Tuy nhiên trongnhững năm gần đây, sự gia tăng dân số (đặc biệt sự di dân), lợi tức của nhân dân địaphương thấp, và sự phát triển nhanh chóng kinh tế đã gây ra sự khai thác quá mức vàsự phá hoại gây hậu quả cho những khu rừng ngập mặn Vả lại, chính sách của ViệtNam cho sự tái xây dựng kinh tế làm phát triển sự khai thác những nguồn tài nguyênthiên nhiên, dưới chính sách này, sự phát triển nuôi tôm trong những khu vực rừngngập mặn là một trong những chiến lược phát triển quốc gia Chính vì vậy mà thủycanh được xem như một trong những mối đe dọa quan trọng của rừng ngập mặn ViệtNam

Để đảm bảo vai trò của rừng đối với bảo vệ môi trường, theo qui hoạch phảinâng độ che phủ rừng lên 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 - 80% Luật bảo vệ vàphát triển rừng đã được qui định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với3 loại rừng: rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng sản xuất:

+ Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừnghiện có, trồng rừng trên đất trổng, đồi núi trọc

+ Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dang sinh học của các vườnquốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên

+ Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì và phát triển diện tích và chất lượngrừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng Triển khaiLuật bảo vệ - phát triển rừng Nhà nước đã tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảovệ rừng cho người dân Nhiệm vụ trước mắt là qui hoạch và trồng 5,0 triệu ha rừng

Trang 17

đến năm 2010, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng độ che phủ rừng lên 43% và phục hồi lạisự cân bằng môi trường sinh thái

2.3 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất

2.3.2 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất.

2.3.2.1 Hiện trang sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất trên thế giới.

Trong một nghiên cứu gần đây của FAO (Alexandratos, 1995; trongFAO, 1993) ước lượng khoảng 92%

của 1800 triệu ha đất đai của cácquốc gia đang phát triển bao gồmluôn cả Trung Quốc thì có tiềm năngcho cây trồng sử dụng nước trời,nhưng hiện nay vẫn chưa sử dụng hếtvà đúng mục đích, trong đó vùng bánsa mạc Sahara ở Châu phi 44%; Châumỹ lin và vùng Caribê 48% Hai phầnba của 1800 triệu ha này tập trung chủyếu một số nhỏ quốc gia như: 27%Brasil, 9% ở Zaire, và 30% ở 12 nướckhác Một phần của đất tốt này vẫncòn để dành cho rừng hay vùng bảovệ khoảng 45%, và do đó trong các vùng này không thật sự được sử dụng cho nông nghiệp Một phần khác thì lạigặp khó khăn về mặt đất và dạng bậc thềm như khoảng 72% vùng Châu phi bán samạc và vùng Châu mỹ la tinh

Trên 50% của 1800 triệu ha của đất để dành được phân loại ở cấp loại "ẩm",thí dụ như quá ẩm cho hầu hết các loại cây trồng và không thích hợp lắm cho sựđịnh cư của con người, hay còn gọi là "vùng thích nghi kém cho cây trồng" Dođó, khả năng để mỡ rộng diện tích đất đai cho canh tác cây trồng thường bị giớihạn

FAO ước lượng rằng (Yudelman, 1994; trong FAO, 1993), đất nông nghiệp

Bản đồ.1 Bản đồ phân bố các loại đất ở

Việt Nam

Trang 18

có thể mỡ rộng được khoảng 90 triệu ha vào năm 2010, diện tích thu hoạch cótăng lên đến 124 triệu ha do việc thâm canh tăng vụ cây trồng Các vùng đất cókhả năng tưới trong các quốc gia đang phát triển đang được mỡ rộng tăng thêmkhoảng 23,5 triệu ha so với hiện tại là 186 triệu ha.

Như vậy cho thấy rằng trong một tương lai gần đây sẽ giảm đi một cách cóý nghĩa diện đích đất/nông hộ nông thôn Khả năng diện tích đất nông nghiệp trênnông hộ trong các quốc gia đang phát triển được dự phóng bởi FAO cho năm 2010chỉ còn gần phân nữa là 0,4 ha so với cuối thập niên 80 là 0,65 ha, hình ảnh nàycũng cho thấy diện tích này sẽ nhỏ hơn vào những năm 2050 Ngược lại với cácquốc gia đang phát triển, các quốc gia phát triển sẽ có sự gia tăng diện tích đấtnông nghiệp trên đầu người do mức tăng dân số bị đứng chặn lại Điều này sẽ dẫnđến một số đất nông nghiệp sẽ được chuyển sang thành các vùng đất bảo vệ thiênnhiên, hay vùng đất bảo vệ sinh cảnh văn hóa hoặc phục vụ cho các mục đích nghĩngơi của con người (Van de Klundert, et al., 1994; trong FAO, 1993) Tình trạngcủa các quốc gia nằm trong giai đoạn chuyển tiếp thì rất khó mà dự phóng bởi vìnhững tiến trình hiện tại là đang chuyển đổi từ đất đai nông nghiệp thuộc nhà nướcsang quyền sử dụng đất đai tư nhân

Sự ước đoán của FAO thì bị giới hạn theo tỉ lệ thời gian đến năm 2010, khimà sự thay đổi khí hậu toàn cầu được mong ước là ảnh hưởng không đáng kể trongsuốt thời gian này Điều này có thể sẽ khác vào những năm 2050 hoặc sau đó Hậuquả của các mô hình về sự thay đổi của khí hậu thì ở các quốc gia đang phát triểnsẽ bị ảnh hưởng xấu hơn là thuận lợi về mặc an toàn lương thực (Norse vàSombroek, 1995; trong FAO, 1993)

2.3.2.2 Hiện trạng sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi đất ở Việt Nam

- Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất Năm 2005, cả nước có 12,7 triệu ha đấtcó rừng và 9,4 triệu ha đất nông nghiệp, như vậy đất sử dụng trong nông nghiệpchiếm ~ 28,4% diện tích đất tự nhiên, BQ ~ 0,1 ha/người Còn ~ 5,35 triệu ha đấtchưa sử dụng (trong đó 5,0 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng và đất đồng bằngchưa sử dụng ~ 35,0 vạn ha) Do vậy, khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp ởđồng bằng không nhiều, còn ở vùng núi, việc khai hoang làm đất nông nghiệp cầnhết sức thận trọng Gần đây, do chú trọng đẩy mạnh trồng và bảo vệ rừng mà diệntích đất hoang, đồi núi trọc giảm nhiều (1990 còn 10,0 triệu ha, đến 2005 chỉ còn5,35 triệu ha) Tuy nhiên, diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn lớn (cả nước còn 9,3triệu ha đất bị đe dọa sa mạc hóa - 28% diện tích)

Các biện pháp bảo vệ đất:

Trang 19

+ Đối với vùng đồi núi: Để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thểcác biện pháp thủy lợi-canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hồ vẩy cá, trồng câytheo băng Cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp Bảo vệđất gắn với bảo vệ rừng, giữ nguồn nước Thực hiện nghiêm ngặt các qui định về bảovệ rừng, tổ chức định canh cho dân miền núi.

+ Đối với vùng đồng bằng: Do đất nông nghiệp ít, cần có biện pháp quản líchặt và có kế hoạch mở rộng diện tích Đẩy mạnh thâm canh, nâng cao hiệu quả sửdụng đất, cần canh tác hợp lí; Chống bạc màu, glây, nhiễm phèn, nhiễm mặn; Bónphân cải tạo đất thích hợp; Chống ô nhiễm làm thoái hóa đất (do hóa chất, thuốc trừsâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn độc hạicho cây trồng)

2.4 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

2.4.1 Tài nguyên nước.

Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên tráiđất Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạtđộng công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp Nước chiếm 99% trọnglượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người Ðểsản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bộtcần 1.000 tấn nước

Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mangnăng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu,thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên Có thể nói sự sống của conngười và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước

Hình 2.2 Tỉ lệ nước trên bề mặt trái đất

Trang 20

Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, tậptrung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và thạch quyển.94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6%là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ Lượng nước trong khí quyển khoảng0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trêntrái đất Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trêntrái đất 105.000km3/năm Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạtđộng nông nghiệp)

Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú Việt Nam là nướccó lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng 2000 mm/năm, gấp 2,6 lượng mưatrung bình của vùng lục địa trên Thế giới Tổng lượng mưa trên toàn bộ lãnh thổ là650 km3/năm, tạo ra dòng chảy mặt trong vùng nội địa là 324km3/năm Vùng cólượng mưa cao là Bắc Quang 4.000-5.000mm/năm, tiếp đó là vùng núi cao HoàngLiên Sơn, Tiên Yên, Móng Cái, Hoành Sơn, Ðèo Cả, Bảo Lộc, Phú Quốc 3.000-4.000 mm/năm Vùng mưa ít nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận, vào khoảng 600-700 mm/năm

Ngoài dòng chảy phát sinh trong vùng nội địa, hàng năm lãnh thổ Việt Namnhận thêm lưu lượng từ Nam Trung Quốc và Lào, với số lượng khoảng 550 km3 Dovậy, tài nguyên nước mặt và nước ngầm có thể khai thác và sử dụng ở Việt Nam rấtphong phú, khoảng 150 km3 nước mặt một năm và 10 triệu m3 nước ngầm mộtngày Tuy nhiên, do mật độ dân số vào loại cao, nên bình quân lượng nước sinhtrong lãnh thổ trên đầu người là 4200m3/người, vào loại trung bình thấp trên Thếgiới

2.4.2 Khai thác và sử dụng tài nguyên nước

Tài nguyên nước ở nước ta được sử dụng chủ yếu phục vụ sản xuất nôngnghiệp, ngư nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt và thuỷ điện còn các nhu cầu khác sửdụng chưa nhiều:

2.4.2.1 Tài nguyên nước sử dụng cho nông nghiệp

Bao gồm nước tưới cho hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp, cho chăn nuôi và nuôitrồng thủy sản Hiện nay, cả nước có khoảng 80 hệ thống thủy nông lớn, vừa và nhỏ;700 hồ đập lớn và vừa, 3.500 hồ đập nhỏ, 1.000 cống tưới tiêu và 2000 trạm bơmloại lớn Các công trình thủy lợi chủ yếu khai thác tài nguyên nước mặt

Để đảm bảo ổn định và tăng sản lượng lương thực bình quân đầu người, cùngvới việc tăng diện tích đất canh tác, diện tích gieo trồng, thâm canh, tăng vụ, tăngnăng suất thì thuỷ lợi cũng là một biện pháp quan trọng đầu tiên Dự tính đến năm

Ngày đăng: 13/12/2013, 14:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1  Bảng số liệu tài nguyên sinh học thế giới - Tài liệu Đề tài: “sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ” doc
Bảng 2.1 Bảng số liệu tài nguyên sinh học thế giới (Trang 7)
Hình 2.2. Tê giác - Tài liệu Đề tài: “sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ” doc
Hình 2.2. Tê giác (Trang 9)
Bảng 2.3  Diện tích một số loại rừng trên thế giới - Tài liệu Đề tài: “sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ” doc
Bảng 2.3 Diện tích một số loại rừng trên thế giới (Trang 10)
Hình 2.3.  R ng Sác   R ng ng p m n C n gi ừ – ứ ậ ặ ầ ờ - Tài liệu Đề tài: “sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ” doc
Hình 2.3. R ng Sác R ng ng p m n C n gi ừ – ứ ậ ặ ầ ờ (Trang 14)
Hình 2.2  T  l  n ỉ ệ ướ c trên b  m t trái  ề ặ đấ t - Tài liệu Đề tài: “sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ” doc
Hình 2.2 T l n ỉ ệ ướ c trên b m t trái ề ặ đấ t (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w